Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHOVAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG

3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước

Hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng nó là một hoạt động kinh tế phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Thực hiện thành công mục tiêu đó Nhà nước ta thời gian qua cũng đã có những cải cách về chính sách thương mại, chính sách thuế... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động này. Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra một cách ổn định, tăng trưởng, Nhà nước cần phải thường xuyên có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Tạo điều kiện tốt nhất để các cơ quan, bộ ngành kiên quan đến hoạt động này hoạt động một cách thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cải cách cơ chế làm việc còn nhiều bất cập như hiện nay. Khi có những chính sách mới thì nhanh chóng công bố công khai, kíp thời kèm theo những văn bản hướng dẫn để đảm bảo việc thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị có liên quan. Đặc biệt chú trọng đến công tác cập nhật đánh giá và dự báo các biến động thị trường để có những điều chỉnh về cơ cấu, giá cả, số lượng xuất nhập khẩu đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không rơi vào thế bị động, bị thua lỗ vì không có thông tin.

Việc xác định cơ cấu mặt hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu vừa đảm bảo khai thác được lợi thế trong nước vừa đảm bảo mang lại nguồn thu không chỉ cho doanh nghiệp mà còn góp phần bổ sung vào ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ là rất quan trọng. Các Ngân hàng khi cho vay cũng phải trên cơ sở nắm vững chính sách của Nhà nước về các loại mặt hàng, số lượng, thị trường tiêu thụ mới quyết định xem phương án đó có hiệu quả như doanh nghiệp đã dự kiến hay không, từ đó mới quyết định mức cho vay và mức lãi tương ứng.

Nhà nước cũng nhanh chóng hoàn chỉnh và đã vào áp dụng các luật mới về hoạt động thương mại, tài chính ngân hàng, xây dựng các kế hoạch phát triển dài hạn cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể dựa trên những kết

quả đã đạt được cũng như phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế.

Để chuẩn bị cho lộ trình tham gia hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và tựhc hiện các cam kết song phương và đa phương, chúng ta phải có những chiến lược, bước đi cụ thể cho từng giai đoạn nhất định. Muốn vậy, Nhà nước phải đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện rõ rang để đảm bảo vừa đúng thời hạn vừa đạt được hiệu quả cao nhất không chỉ nhằm rút ngắn thời gian thực hiện mà quan trọng hơn là đảm bảo một sự chuẩn bị tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế nước ta trước khi bước vào giai đoạn phát triển mới.

Đối với hoạt động Ngân hàng, việc Nhà nước thực hiện thí điểm dự án cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh có thể xem là một bước đột phá trong chính sách quản lý vĩ mô đối với hoạt động ngân hàng tài chính. Điều đó thể hiện rõ quyết tâm của chúng ta phải tiến hành đổi mới để chuẩn bị cho việc thực hiện các chiến lược dài hạn đã đề ra cho ngành ngân hàng trong tiến trình thực hiện chính sách mở cửa chuẩn bị cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đăngr tại Việt Nam. Có thể nó trong vòng 4 năm tới sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, do đó đòi hỏi các ngân hàng phải có sự chuẩn bị từ bây giờ,thì mới có khả năng tồn tại và phát triển trong tương lai. Thực hiện được điều đó ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân các ngân hàng cũng phải tự đổi mới bằng chính năng lực của mình để đủ sức cạnh tranh, giữ vững thị phần trong nước và hướng tới mở rộng ra thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội nói riêng. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng hiện nay là làm sao phát huy được những thế mạnh hiện có đồng thời phải có chiến lược cụ thể cho thời gian sắp tới để không bị tụt hậu trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Muốn làm được điều đó không chỉ phụ thuộc vào năng lực của chi nhánh mà còn cần sự hỗ trợ cả về mặt tài chính cũng như về mặt quản lý đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm điều hành và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay xuất nhập khẩu nói riêng ngân hàng cần đặt ra những kế hoạch cụ thể để có thể sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Việc mở rộng cho vay xuất nhập khẩu phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, có sự kết hợp giữa các phòng chuyên môn để đánh giá và thực hiện việc cho vay với thời gian ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất.

Thực tế hoạt độngcho vay xuất nhập khẩu đã được phản ánh một cách khá chi tiết trong bài viết này, tuy nhiên do thời gian và kinh nghiện còn hạn chế nên không tránh khỏ những sai xót, người viết mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w