CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHOVAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thay mặt chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách, chiến lược điều hành mọi hoạt động tài chính ngân hàng. Điểm yếu lớn nhất của hệ thống luật Việt Nam nói chung và hệ thống luật Ngân hàng nói riêng là tính bất ổn định, chồng chéo, đôi khi không thống nhất đã gây nhiều khó khăn trong qua trình triển khai thực hiện và áp dụng vào thực tế. Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc tham gia các tổ chức tài chính tiền tệ và sẵn sàng cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại quốc tế, thì việc hình thành một cơ chế quản lý mang tính vĩ mô, ổn định cần phải được xây dựng để phù hợp với thực tế. Đối với hoạt động cho vay xuất nhập khẩu bao gồm cả cho vay nội tệ và cho vay ngoại tệ chịu tác động trực tiếp bởi cơ chế quản lý ngoại hối theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại phải đảm bảo một tỷ lệ dự trữ nhất định và các doanh nghịêp có nguồn thu, chi ngoại tệ khi thanh toán qua ngân hàng phải được theo dõi chặt chẽ nên đôi khi tạo ra tâm lý e ngại cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại để nâng cao tính tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng mình. Thường xuyên có những chương trình đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ bao cấp nhằm giúp các Ngân hàng cấp dưới luôn cập nhật được công nghệ mới cũng như ứng dụng chúng vào thực tế một cách hiệu quả