Chiến lược phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 28)

Chiến lược phát triển của ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá, dự báo biến động thực tiễn, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ phải đưa ra các chiến lược phát triển khác nhau điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ của mình, các chính sách ưu đãi với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng khu vực ngành nghề, từng loại hình dịch vụ nhất định một cách thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo đà cho sự phát triển, ngược lại,nó sẽ trở thành rào cản cho việc thích ứng với những biến động thị trường từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Vi vậy, để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay xuất nhập khẩu nói riêng đảm bảo luôn ổn định, an toàn và tăng trưởng đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải đề ra được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, vận hàn một cách trôi chảy và luôn điều chỉnh để phù hợp với những biến đọng bất thường.

Hoạt động kinh doang trong nền kinh tế thị trường với xu hướng phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế quốc tế trong đó hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trò trung tâm, các ngân hàng thương mại không thể không quan tâm đến mảng thị trường các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ khi Đảng thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế với chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa có khả năng tự sản xuất nó đã trở thành động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt

động ngoại thương. Trước thực tế, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp còn nhỏ bé như hiện nay thì việc nhận được các khoản vay từ ngân hàng là sự hỗ trợ rất quan trọng để bổ sung phần vốn còn thiếu hụt. Ngược lại, hệ thống ngân hàng không phải không nhận thấy những lợi ích mà học có thể thu được từ hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu có thực sự được mở rộng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của ngân hàng. Nếu một ngân hàng coi trọng cho vay xuất nhập khẩu, có định hướng, chính sách cho vay cụ thể nhằm tạo điều kiện đối với lĩnh vực này tất yếu nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng quy mô cho vay. Ngược lại, khi ngân hàng chỉ quan tâm đến các ngành kinh tế khác, còn tâm lý e ngại rủi ro khi cho vay xuất nhập khẩu thì chắc chắn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn khi có nhu cầu vay vốn. Hoạt động ngoại thương có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, bất cứ doanh nghiệp nào có đủ khả năng và được cấp giấy phép hoạt động xuất nhập khẩu của Bộ thương mại cũng có quyền tham gia hoạt động này, vì vậy việc mở rộng cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực này cũng bao hàm một chính sách mở rộng cho vay đến mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố nên những doanh nào có khả năng đánh giá thị trường, nhanh nhạy với những biến động xảy ra thì mới có cơ hội tồn tại và phát triển, mà điều này đôi khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm tốt hơn doanh ngiệp nhà nước. Như vậy, việc mở rộng cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng chỉ có kết quả tốt khi có sự kết hợp với nhiều chính sách khác vừa có lợi cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh ổn định và có hiệu quả.

1.3.1.2Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng

Đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu là phải tuân thủ các chuẩn mực mang tính quốc tế cho nên một ngân hàng thương mại dù quy mô lớn đến đâu, phát triển ở mức nào cũng phải thường

xuyên quan tâm hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên mình.

Thực tế cho thấy các ngân hàng hàng năm phải chi một khoản vốn rất lớn cho trang thiết bị hệ thống máy tính, đổi mới, nâng cấp các thiết bị viễn thông, cập nhật các chương trình xử lý dữ liệu cũng như các công nghệ ngân hàng hiện đại khác nhờ đó mới đảm bảo sự thông suốt của các hoạt động nghiệp vụ.

Do môi trường làm việc là các hoạt động thương mại quốc tế có biến động nhanh chóng, quy trình nghiệp vụ phức tạp, các phương tiện tài chính quy định chặt chẽ đến từng chi tiết dưới ngôn ngữ nước ngoài ( chủ yếu là tiếng Anh và Pháp ), cho nên yêu cầu bắt buộc với cán bộ tín dụng khi thẩm định một món vay liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu là phải am hiểu về luật lệ quốc tế và thông thạo ngôn ngữ để xem xét tính hợp lệ của các bản hợp đồng ngoại viết bằng tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, khả năng làm chủ được máy móc hiện đại, giỏi về chuyên môn, cập nhật các thông tin về những biến động thị trường của đội ngũ cán bộ giúp họ đánh gía tính khả thi của dự án từ đó ra quyết định có cho vay hay không. Chỉ có như vậy thì ngân hàng mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với mục đích tìm đén ngân hàng không chỉ muốn được cho vay mà còn muốn nhận được những lời tư vấn giúp đỡ của cán bộ ngân hàng để tránh rủi rôch cả ngân hàng và doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có khả năng phân tích thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin để có thể tư vấn cho khách hàng là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiện mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với nghiệp vụ cho vay xuất nhập khẩu đòi hỏi người cán bộ tín dụng ngoài khả năng thẩm định phương án kinh doanh chính xác, kiểm tra tính hợp lệ của các điều khoản trong hợp đồng ngoại kết hơp với phân tích hợp đồng tiêu thụ trong nước còn phải nắm bắt sự biến động các mặt hàng trên thị trường từ đó đi đến quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh đó, phải có sự kết hợp giữa cán bộ phòng tín dụng với cán bộ phòng thanh toán

quốc tế để kịp thời giải quyết những phát sinh xảy ra, nhanh chóng giúp khách hàng giải quyết vấn đề khó khăn hạn chế tổn thất tối đa cho khách hàng đông fthời tạo thêm uy tín của ngân hàng với khách hàng.

Yếu tố con người bao giờ cũng giữ vị trí trọng yếu với mọi hoạt động kinh tế và hoạt động ngân hàng hiện nay đòi hỏi người cán bộ phải hội đủ các tố chất về đạo đức, chuyên môn mới phục vụ khách hàng một cách chu đáo, có hiệu quả. Chiến lược mở rộng cho vay xuất nhập khẩu chỉ được đề ra và đạt được kết quả như mong muốn phải xuất phát từ năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ nếu không nó sẽ trở nên quá tải, gây áp lực cho người cán bộ tín dụng khi đó mục tiêu đề ra chẳng những không thực hiên được mà có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng.

1.3.2 Các yếu tố khách quan

Hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh tế khác bao giờ cũng chịu tác động của yếu tố thị trường như: hệ thống luật pháp, chính sách vĩ mô của nhà nước, cơ chế điều hành của các bộ ngành trực tiếp quản lý.... Vì vậy, trong từng giai đoạn khác nhau sự thay đổi yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương và tất yếu tác động đến chính sách cho vay của ngân hàng với hoạt động này. Trong đó, hai yếu tố có tác động mạnh nhất là chính sách thương mại của Nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 25 - 28)