Xây dựng chính sách chovay xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHOVAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG

3.2.6 Xây dựng chính sách chovay xuất nhập khẩu

Như phần thực trạng đã phân tích, hiện nay các hình thức cho vay phục vụ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng còn đơn giản, đối với cho vay nhập khẩu chủ yếu là cho vay mở L/C, cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập, còn cho vay xuát khẩu thì có hình thức cho vay ngắn hạn để doanh nghiệp thu mua hàng xuất. Vấn đề đặt ra ở đây không phải muốn mở rộng cho vay xuất nhập thì nhất thiết phải đa dạng hoá các hình thức cho vay mà điều quan trọng hơn là vẫn duy trì những hình thức như vậy nhưng quy mô của nó ngày càng tăng, hiệu quả tốt hơn.

Thứ nhất, đối với các khách hàng truyền thống, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Ngân hàng có thể có những ưu đãi về mức ký quỹ, đơn giản hoá các thủ tục nhất là đối với cho vay từng lần, có thể áp dụng nhiều mức lãi suất theo hiệu quả của từng phương án nhập khẩu.

Thứ hai, tăng cường công tác ngoại giao với các Ngân hàng bạn đẻ cùng tham gia đồng tài trợ cho các phương án nhập khẩu giá trị lớn.

Thứ ba, tìm kiếm các dự án của chính phủ ký kết với các chính phủ hay Ngân hàng nước ngoài trong việc hỗ trợ nhập khẩu theo hình thức chuyển giao công nghệ, trợ giúp về mặt kỹ thuật để đóng vai trò là trung gian thanh toán bổ sung nguồn ngoại tệ phục vụ các món vay nhập khẩu quy mô nhỏ hơn.

• Đối với cho vay xuất khẩu

Thứ nhất, có thể phát triển hình thức cho vay bằng cách tạm ứng cho người xuất khẩu. Với tư cách là Ngân hàng phục vụ cho doanh ngiệp xuất khẩu, trong những tình huống nhà xuất khẩu gặp khó khăn sau khi xuát hàng mà chưa thuđược tiền nhưng lại phát sinh nhu cầu về vốn trong kinh doanh thì Ngân hàng có thể tạm ứng cho nhà xuất khẩu dựa vào sự đanh giá tính hiệu quả của phương án trên cở sở thẩm định, xem xét thực tế thị trường của mặt hàng đó cũng như theo dõi diễn biến giá cả thị trường tiêu thụ, tìm hểu khách hàng nhập khẩu từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

Thứ hai, Ngân hàng trên cơ sở nhiều nguồn thông tin nắm bắt được từ các bộ ngành khác nhau có thể biết rõ được những mặt hàng hiện đang được đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, ổn định. Từ những tìm hiểu đó, Ngân hàng có thể tham gia các dự án phục vụ xuất khẩu như cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thông qua nghiệp vụ này Ngân hàng không chỉ góp phần hhõ trợ các doang nghiệp xuất khhẩu trong địa bàn hiện nay đang có nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể tư vấn cho các doanh ngiệp trong việc lựa chọn mặt hàng, thị trường tiêu thụ, nguồn hàng đảm bảo hiệu quả của các phương án kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w