Chính sách thương mại của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 28 - 32)

Trong từng thời kỳ khác nhau mỗi nước sẽ đề ra những chính sách thương mại phù hợp với tình hình thực tế và nó tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Đặc biệt đối với lĩnh vực thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn không chỉ từ những biến động trong nước mà còn chịu tác động mạnh từ những thay đổi của môi trường kinh tế quốc tế. Các công cụ chính sách thương mại thường được sử dụng là:

- Những hạn chế về số lượng nhập khẩu: Những biện pháp như cấp giấy phép nhập khẩu hay cấm nhập khẩu được sử dụng để hạn chế nhập khẩu nhằm bổ sung hay thay thế cho bảo hộ bằng thuế quan, và tạo ra mức độ bảo hộ cao hơn. Những biện pháp như vậy thường nhằm cả hai mục đích: cân bằng cán cân thanh toán và khuyến khích sản xuất công nghiệp trong nước phát triển. Nhưng trong thực tế rất khó thực hiện một cách có hiệu quả, và nhiều lúc lại có hại đối với hiệu quả của ngành công nghiệp.

Việc cấm nhập khẩu hoàn toàn một loại sản phẩm công nghiệp tương tự sản phẩm sản xuất trong nước làm giảm sức cạnh tranh về giá, về chất lượng, về thời hạn cung ứng. Hạn chế số lượng nhập khẩu gây ra nhiều vấn đề phức tạp hơn hạn chế bằng thuế. Trong trường hợp này các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với mạt hàng trong danh sách cấm nhập khẩu của nhà nước, khi đó ngân hàng có thể chuyển hướng sang các doanh nghiệp xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn của họ và phải quan tâm đến những cơ chế ưu đãi của nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu mang lại nguồn thu cho đất nước. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật cao có xu hướng tăng lên để đáp ứng việc sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu trong nước. Vì vậy, chủng loại mặt hàng nhập khẩu giảm đi nhưng giá trị nhập khẩu vẫn có thể tăng lên và cần sự hỗ trợ tài chình nhiều hơn của ngân hàng, do đó việc xem xét mở rộng cho vay của ngân hàng vẫn có thể thực hiện.

- Các chính sách chủ yếu thường được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu là: Trợ cấp cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, miễn một phần hay toàn bộ thuế lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Trợ cấp các khoản vay với lãi suất thấp, miễn một phần hay toàn bộ thuế lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu khó quản lý và có thể bị trả đũa của các nước nhập khẩu. Vì vậy, khuyến khích tín dụng và

miễn thuế thường thích hợp hơn, khi đó các ngân hàng phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách cho vay của mình cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Sự bảo đảm của nhà nước bao giờ cũng có tính an toàn cao nhất cho hạot động ngân hàng, vì vậy lúc này một chính sách mở rộng cho vay xuất khẩu của ngân hàng cần được thực hiện vì nó không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư có hiệu quả.

1.3.2.2Các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ mật thiết với các hình thức mậu dịch của một nước. Tỷ giá hối đoái quá cao, không phản ánh tình hình cán cân thanh toán dài hạn của đất nước, sẽ khuyến khích nhập khẩu, làm cho hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn, vì thế nó luôn luôn đi kèm với mức thuế quan rất cao, hoặc với các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hoặc cả hai biện pháp đó. Ngược lại, một chính sách tỷ giá hối đoái thấp để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp đã có thị trường tieu thụ ổn định có nhu cầu vốn tăng lên và sự hỗ trợ của ngân hàng là rất cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chính sách của nhà nước.

- Chính sách tiền tệ: ổn định tiền tệ là một điều kiện để tăng mạnh dầu tư vào công nghiệp. Tuy nhiên, không nên hy sinh tăng trưởng để đạt được ổn định tuyệt đối của giá cả. Các nhà doanh nghiệp có vẻ phát đạt hki giá cả tăng lên từ từ, nhưng khi tỷ lệ lạm phát gia tăng thi sự rủi ro trong kinh doanh cũng tăng lên, và toàn bộ cơ cấu kinh doanh có thể bị nguy hại. Khi đó buộc phải tiến hành các biện pháp cho phép như: Đánh giá lại vốn cho phù hợp với sự mát giá của đồng tiền nhằm tránh sự xói mòn nó, tỷ giá hối đoái cần giảm xuống thường xuyên, tiền lương và các khoản thanh toán cố

định phải xem xét lại một cách thường xuyên. Nếu không thực hiện các biện pháp đó thì những xí nghiệp công nghiệp được lợi trong giai đoạn đầu của thời kỳ lạm phát do nhận được các khoản vay với lãi suất thấp và có thị trường cung ổn định sẽ đóng cửa. Công cụ lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng có tác đọng đến việc thu hút các khoản tiền tiết kiệm còm tạm thời nhàn rỗi, tạo nguồn vốn cho đầu tư. Do đó để tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất cần xác định lãi suất thích hợp, đảm bảo lãi suất thực tế dương cho người gửi và đảm bảo lợi nhuận so với chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư. Việc xác định tỷ giá lại có tác động điều hoà hoạt động xuất nhập khẩu. Khi giảm giá đồng tiền trong nước sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu sang nước khác rẻ hơn và hàng hoá nhập khẩu vào sẽ đắt hơn, do đó có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, khi tăng giá đồng tiền trong nứoc thì hàng hoá xuất khẩu sang nước khác đắt hơn, hàng hoá nhập khẩu vào trong nước rẻ hơn sẽ tao thuận lợi cho nhập khẩu và kích thích tiêu dùng trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w