1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong hoạt động tái sản xuất của caterpillar và bài học rút ra cho doanh nghiệp việt nam

17 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 67,77 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -o0o - MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP BÀI TẬP LỚN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI SẢN XUẤT CỦA CATERPILLAR VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Lớp tín chỉ: Giảng viên: Nhóm KDO305(GD1-HK1-2223).3 PGS.TS Phan Thị Thu Hiền Hà Nội, tháng 9 năm 2022 STT 1 2 3 4 5 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên MSV Nhiệm vụ Lời mở đầu + Mô tả tình huống + Tổng hợp, căn chỉnh nội dung Phân tích, đánh giá về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Caterpillar Phân tích, đánh giá về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Caterpillar Phân tích, đánh giá về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Caterpillar Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam + Kết luận Mức độ hoàn thành 100% 100% 100% 100% 100% MỤC LỤC I LỜI MỞ ĐẦU 4 II MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 6 III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 8 1 Chủ thể liên quan 8 2 Hành vi xét về khía cạnh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8 3 Đánh giá về hành vi 8 4 Phân tích tác động ảnh hưởng 10 IV BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ 12 V KẾT LUẬN 14 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức cốt lõi, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng người tiêu dùng Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững và có những khách hàng trung thành lựa chọn gắn bó với sản phẩm, dịch vụ bởi những giá trị thiết thực mà họ đóng góp cho cộng đồng thông qua việc mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài: “ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI SẢN XUẤT CỦA CATERPILLAR VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu các kiến thức thực tiễn về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp và đặc biệt là thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty lớn như Caterpillar Bên cạnh đó, chúng em cũng đúc rút ra một số bài học, giải pháp đề xuất tăng cường việc thực hiện trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động tại thị trường Việt Nam nhằm xây dựng một cộng đồng kinh doanh hướng tới phát triển bền vững và đem lại những giá trị tích cực cho nền kinh tế và xã hội Bài báo cáo nghiên cứu của chúng em có nội dung chính gồm 3 chương: Chương I: Tình huống về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Caterpillar Chương II: Phân tích, đánh giá các nội dung về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Caterpillar Chương III: Bài học rút ra cho các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh Bởi kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức Kính mong cô thông cảm và có những phản hồi, ý kiến đóng góp để nhóm có thêm kinh nghiệm cho những bài tập sau Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tập này! MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Caterpillar - công ty đã thống trị thị trường thế giới về thiết bị xây dựng hạng nặng và khai thác mỏ, đã cân nhắc để phát triển các phương pháp cho phép thu hồi những giá 5 trị lớn hơn trong quá trình tái sản xuất Từ đó, công ty đã có thể tăng tỷ suất lợi nhuận trong khi vẫn sản xuất các linh kiện có chất lượng cao nhất bằng cách thay thế các sản phẩm trước khi chúng bị hỏng và xây dựng lại chúng bằng hỗn hợp các bộ phận mới và đã qua sử dụng Thay vì hướng tới việc sử dụng ít vật liệu hơn, Caterpillar đã xem xét việc tạo ra một sản phẩm nhằm mục đích tái sản xuất nhiều lần Hoạt động tái sản xuất của Caterpillar bắt đầu vào năm 1973 và kể từ đó đã phát triển bao gồm 9 địa điểm trên khắp thế giới, sử dụng hơn 3600 nhân viên trong một mô hình kinh doanh tập trung vào phục hồi linh kiện Hoạt động này đã cung cấp cho khách hàng những thiết bị chất lượng giúp giảm chi phí sở hữu và vận hành Để có thể tái sản xuất thì họ phải ngăn chặn trước khi sản phẩm bị hỏng, điều này được giám sát thông qua quy trình bảo trì thường xuyên và đơn giản hóa giữa đại lý và khách hàng, nhưng Caterpillar hiện đang bắt đầu sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thêm dịch vụ “Liên kết sản phẩm” cho các đơn vị Sản phẩm làm lại được tính cho khách hàng một mức giá thấp hơn giá sản phẩm mới, nhưng đồng thời khách hàng phải đặt cọc Khi họ trả lại các thành phần đã sử dụng (được gọi là "lõi"),thì công ty sẽ hoàn lại tiền đặt cọc Điều này làm gia tăng khả năng thu hồi lõi, linh kiện, giảm chi phí tái sản xuất Các sản phẩm tái sản xuất của Caterpillar được làm lại và kiểm tra theo cùng tiêu chuẩn và đôi khi cao hơn - như sản phẩm mới và được bán với giá rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm mới mà cùng một chế độ bảo hành Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính đối với việc thực hành tái sản xuất còn là sự hiểu biết và nhận thức của khách hàng về quy trình và thời hạn Theo ông Matt Bulley: " Mọi người nghĩ rằng nó có nghĩa là đã rửa, sơn, sửa chữa, đồ cũ, v.v Đó là một 6 thách thức để thuyết phục và giáo dục người tiêu dùng rằng họ đang nhận được hiệu suất tương tự với mức chi phí bằng 50-60% chi phí của sản phẩm mới " Vấn đề này tồn tại bên ngoài ngành công nghiệp máy móc hạng nặng và có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng do quan niệm sai lầm rằng việc tái sản xuất dẫn đến chất lượng hoặc hiệu suất kém hơn hoặc thậm chí là rủi ro về an toàn Danh tiếng thương hiệu của Caterpillar và việc cung cấp chế độ bảo hành với sản phẩm giúp khắc phục vấn đề này một cách nào đó, nhưng vẫn còn phổ biến sự hiểu lầm và sử dụng sai thuật ngữ này 7 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1 Chủ thể liên quan - Các chủ thể liên quan ở đây đó là bản thân công ty Caterpillar, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính phủ 2 Hành vi xét về khía cạnh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Caterpillar thực hiện sản xuất những máy móc với các nguyên vật liệu có chất lượng tốt và có thể tái sử dụng nhiều lần thay vì sử dụng ít nguyên vật liệu hơn - Caterpillar thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn tái sản xuất bằng cách thay thế những bộ phận hỏng, kết hợp những linh kiện cũ và mới để xây dựng lại sản phẩm - Cung cấp cho khách hàng dịch vụ theo dõi, bảo trì sản phẩm sát sao trong quá trình sử dụng để theo dõi chặt chẽ hơn trước khi sản phẩm bị hỏng, từ đó thu hồi được lõi sản phẩm và tái sản xuất 3 Đánh giá về hành vi - Dựa trên thuyết vị kỉ: + Việc sản xuất với các nguyên liệu đầu vào tốt giúp cho công ty tạo được hình ảnh, thương hiệu, gia tăng độ uy tín , giúp hình thành mối quan hệ bền lâu với khách hàng, có vị trí trên thị trường cạnh tranh + Tái sản xuất máy móc từ những linh kiện cũ kết hợp mới giúp công ty giảm thiểu chi phí sản xuất, tối ưu việc sử dụng nguyên liệu mới, gia tăng lợi nhuận => Về mặt tổng quát, hoạt động kinh doanh này mang lại lợi ích rất nhiều cho Caterpillar và dựa theo thuyết vị kỉ là nếu chủ thể có được lợi ích thì xã hội, cộng đồng 8 cũng sẽ có được lợi ích vậy nên hành động của Caterpillar có tính đúng đắn, phù hợp với đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội - Dựa trên thuyết vị lợi: Được Đối với doanh nghiệp  Mất Giảm chi phí sản xuất chung do  tối ưu việc sử dụng nguyên liệu đầu vào    Kéo dài vòng đời sản phẩm, tăng  lợi nhuận Chi phí sản xuất sản phẩm ngắn hạn tăng lên do sử dụng nhiều nguyên vật liệu có chất lượng cao Ban đầu khó có thể bán ra được nhiều sản phẩm do giá thành cao Tạo được hình ảnh, thương hiệu tốt, gia tăng độ uy tín Hình thành mối quan hệ lâu dài  cùng khách hàng Tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị trí đứng trên thị trường Đối với khách hàng  Có được sản phẩm chất lượng tốt  Tiết kiệm chi phí sở hữu khi trả lại linh kiện, mua sản phẩm được làm lại với chất lượng đảm bảo, và chế độ bảo hành như sản  phẩm mới Thay đổi quan niệm, hiểu thêm về mô hình kinh tế tuần hoàn và những hoạt động, sản phẩm tái sản xuất 9  Chi phí khi mua sản phẩm mới ban đầu sẽ cao hơn so với các hãng khác cùng ngành  Bị cạnh tranh về thị phần Đối với các hãng cạnh tranh Đối với  Gia tăng ngân sách chính phủ Kết luận - Dựa trên thuyết vị lợi khi thực hiện hành vi kinh doanh này, các bên liên quan đạt được tổng lợi ích lớn hơn tổng thiệt hại khi hành động, vì vậy đây là hành động kinh doanh có đạo đức Dựa trên quy phạm nền tảng tính thiện con người: Hoạt động sản xuất của Caterpillar đã tập trung vào giá trị xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, cụ thể là tập trung bảo vệ môi trường bằng việc tạo ra sản phẩm có thể tái sản xuất nhiều lần, tối ưu việc sử dụng nguyên liệu, đảm bảo nguồn tài nguyên hữu hạn Vì vậy đây là hoạt động kinh doanh có đạo đức 4 Phân tích tác động ảnh hưởng * VỀ KINH TẾ Đối với khách hàng: - Khách hàng được cung cấp những sản phẩm mang lại hiệu suất và độ tin cậy tương tự như sản phẩm mới với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ Tức là họ vẫn được mang lại độ hài lòng và thỏa mãn cao với chất lượng sản phẩm, và tiết kiệm chi phí hơn một cách đáng kể 10 Đối với doanh nghiệp: - Thực hiện việc tái sản xuất giúp Caterpillar tối ưu được nguyên vật liệu sử dụng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận góp phần vào sự phát triển của công ty - Tuy nhiên thì điều này cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cho công ty trong việc nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của khách hàng Công ty có thể bị ảnh hưởng đến doanh số bán hàng do quan niệm sai lầm rằng việc tái sản xuất dẫn đến sản phẩm chất lượng hoặc hiệu suất kém hơn hoặc thậm chí là rủi ro về an toàn Đối với nền kinh tế nói chung: - Tác động tích cực đến việc thay đổi xu hướng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp: áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn - Thúc đẩy công nghệ kỹ thuật phát triển - Hoạt động tái sản xuất của Caterpillar góp phần vào sự khẳng định hiệu quả của mô hình kinh tế tuần hoàn * VỀ XÃ HỘI: - Tạo công ăn việc làm cho người lao động - Góp phần cho sự phát triển bền vững: Việc tái sản xuất sẽ góp phần vào sự phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc tiết kiệm nguồn tài nguyên (Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo có thể tồn tại lâu hơn cho các thế hệ mai sau) * VỀ MÔI TRƯỜNG: - Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên: Thông qua hoạt động tái sản xuất, công ty có thể tái chế hàng triệu linh kiện ở cuối vòng đời sản phẩm của nó giúp kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm thiểu nhu cầu về nguyên liệu thô để sản xuất - Góp phần giải quyết vấn đề khí hậu: Tái sản xuất giúp giảm thiểu chất thải, khí thải nhà kính, làm giảm ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu 11 - Đóng góp cho sự phát triển môi trường bền vững: Luân chuyển sản phẩm và nguyên liệu, và tái tạo thiên nhiên - giữ cho các nguồn tài nguyên không thể tái sinh được lưu thông trong nhiều vòng đời BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải lớn nhất thế giới, song ngành công nghiệp tái chế lại không quá phát triển Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được đề xuất như một bước đệm cho công nghiệp tái chế và kinh tế tuần hoàn Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải rắn thải ra môi trường đứng thứ 4 thế giới, ước tính lên tới khoảng 1,8 triệu tấn/năm, mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đứng thứ 17 toàn cầu Thế nhưng, Việt Nam lại là nước nhập khẩu phế liệu đứng thứ 2 trên thế giới Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn phế liệu các loại Điều này đã "đẩy đến một nghịch lý là phải nhập khẩu phế liệu về để tái sản xuất, tái sử dụng, nhưng trong nước lại bỏ đi nguồn nguyên liệu dồi dào có thể tái chế từ các vật liệu, thêm vào đó là rất nhiều chi phí khác để xử lý số rác thải này BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC VIỆT NAM Phát triển bền vững là một mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi ngày nay, không những vì lợi ích về kinh tế - xã hội mà mô hình này mang lại mà vì đó còn là một vấn đề có lợi ích lâu dài trong tương lai Theo đó, người ta sẽ đạt được sự phát triển ổn định về kinh tế và xã hội trong khi vẫn duy trì được mảng xanh thiên nhiên, phát triển một cách an toàn và thịnh vượng Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tuần hoàn, phát triển năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất công nghiệp bằng rất nhiều định hướng và chỉ đạo đúng đắn 12 Thứ nhất, học hỏi phương pháp tái sản xuất trong nền công nghiệp chế biến máy móc từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới hay các quốc gia đi đầu về sản xuất công nghệ Một mô hình điển hình phân tầng giải pháp xử lý các chất thải công nghiệp theo chiều hướng thuận lợi cho phát triển bền vững như sau: Hạn chế sử dụng vật liệu khó tái chế (Reduce) > Tái sử dụng (Reuse) > Tái chế vật liệu (Recycling) > Thu hồi vật liệu từ chất thải (Recovery) > Xả thải (Disposal) Mô hình này tuy không phải mới, tuy nhiên để áp dụng thành công lại là một công cuộc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, điều chỉnh hợp lý và sự phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức liên quan Thứ hai, giảm thải sử dụng vật liệu, phế liệu khó tái chế trong sản xuất công nghiệp (Reduction/Prevention) sẽ là sự khẳng định về một thời đại mới của những vật liệu thân thiện hơn với môi trường Kết quả đạt được cuối cùng sẽ là hạn chế tối thiểu những đầu tư, chi phí và tác hại của những vật liệu, phế liệu khó tái chế, qua đó cũng giúp cho doanh nghiệp tối ưu được các nguyên vật liệu sử dụng tái chế, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Thứ ba, thu hút vốn đầu tư, nâng cao dây chuyền sản xuất Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất, hiệu suất hoạt động của máy móc đồng thời qua đó chất lượng sản phẩm sẽ được tăng lên nhờ những quy trình, công nghệ máy móc hiện đại Những doanh nghiệp như Caterpillar chính là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng mô hình “kinh tế tuần hoàn” khi tận dụng sản phẩm tái chế, sử dụng vật liệu mới nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng nhất định và giảm thiểu các chi phí cho quá trình xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất của mình Phát triển ngành công nghiệp tái sản xuất nói riêng hay mô hình “kinh tế tuần hoàn” nói chung không chỉ giải quyết nạn ô nhiễm môi trường mà còn mở ra những cơ hội kinh tế hàng tỷ USD, thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo thiết bị tái chế và tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong nước, gia tăng thương hiệu, hình ảnh cho chính doanh nghiệp, hình thành những mối quan hệ gắn kết, lâu bền với chính những người khách hàng 13 KẾT LUẬN Trên khắp thế giới hiện nay, Caterpillar - doanh nghiệp đi đầu trong nền công nghiệp sản xuất máy móc hạng nặng đang thúc đẩy sự thay đổi tích cực, bền vững thông qua các quy trình tiên tiến và đổi mới sản phẩm Là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tái sản xuất, Caterpillar đã đạt được những tiến bộ khả thi khi tìm ra những cách mới để giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các vật liệu mà trước đây đáng lẽ ra phải đổ vào bãi rác Hoạt động kinh doanh tái sản xuất và xây dựng của Caterpillar mang lại rất nhiều những lợi ích bền vững và hoạt động này đã đóng góp một phần hết sức to lớn cho nền kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào sự phát triển bền vững, mở rộng giá trị trong quá trình sản xuất của nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” vẫn còn rất mới mẻ đối với ngành công nghiệp của Việt Nam và hiện nay có rất ít doanh nghiệp áp dụng đồng thời dây chuyền sản xuất và tái sản xuất Việc đẩy mạnh áp dụng kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình kinh tế truyền thống đang tồn tại, giúp cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp tránh được việc lệ thuộc quá mức vào nguồn nguyên liệu và nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu thụ bền vững Học hỏi các phương pháp tái sản xuất trong nền công nghiệp sản xuất và chế tạo máy móc từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới hay những quốc gia phát triển đi đầu về sản xuất các thiết bị, máy móc là việc hết sức cần thiết đối với những doanh nghiệp Việt Nam Những tác động từ mô hình “kinh tế tuần hoàn” cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra những giá trị, cơ hội thuận lợi mới, đáng kể trong nền công nghiệp chế biến, sản xuất máy móc, thiết bị, nâng cao vị thế trên thị trường 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Caterpillar Inc, 2021, Sustainability Report - Caterpillar’s environment social and governance approach [online] Available at: https://s7d2.scene7.com/is/content/Caterpillar/CM20220511-3628c-87ee2 [Acess 2 The Ellen MacArthur Foundation, 2017, The Circular Economy in detail [online] Available at: https://archive.ellenmacarthurfoundation.org/explore/the-circular-economy-in-detail 3 The Ellen MacArthur Foundation, Design and business model considerations for heavy machinery manufacturing: Caterpillar [online] Available at: https://ellenmacarthurfoundation.org/circular-examples/design-and-businessmodelconsiderations-for-heavy-machinery-remanufacturing 4 RIT Golisano Institute Sustainability, 2021, Remanufacturing in a changing world: An interview with John Disharoon of Caterpillar Inc [online] Available at: https://www.rit.edu/sustainabilityinstitute/blog/remanufacturing-changingworldinterview-john-disharoon-caterpillar-inc 5 Tổng cục thống kê, 2021, Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng năm 2021 [online] Available at: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/bao-cao-xu-huong-sanxuatkinh-doanh-nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao-va-xay-dung-quy-i-nam-2021-vadubao-quy-ii-nam-2021/ 6 Caterpillar, 2022, Remanufacturing: Nearly 50 years of providing high-quality equipment with lower owning and operating costs [online] Available at: 15 https://www.caterpillar.com/en/company/sustainability/sustainability report/focusedareas/remanufacturing.html 7 Caterpillar, 2022, Circular Economy: Remanufactured products and rebuilt products [online] Available at: https://www.caterpillar.com/en/company/sustainability/remanufacturing.html 16 ... “ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI SẢN XUẤT CỦA CATERPILLAR VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM? ?? nhằm tìm hiểu kiến thức thực tiễn đạo đức kinh doanh trách nhiệm. .. Tình đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội Caterpillar Chương II: Phân tích, đánh giá nội dung đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội Caterpillar Chương III: Bài học rút cho doanh nghiệp/ tổ chức Việt. .. TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Chủ thể liên quan Hành vi xét khía cạnh đạo đức kinh doanh trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Ngày đăng: 13/10/2022, 11:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tạo được hình ảnh, thương hiệu tốt, gia tăng độ uy tín.  - đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong hoạt động tái sản xuất của  caterpillar và bài học rút ra cho doanh nghiệp việt nam
o được hình ảnh, thương hiệu tốt, gia tăng độ uy tín. (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w