1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông

80 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I

  • 1.2.4. Quy định về quản lý hoá đơn

  • Hoá đơn là chứng từ theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; sử dụng để khấu trừ thuế, hoàn thuế và thanh toán tài chính bảo hành sản phẩm, đăng ký tài sản Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước.

  • 1.2.5. Xử lý vi phạm về hoá đơn

  • * Theo quy định tại tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì khung xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn cụ thể như sau:

  • - Đối với các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; các hành vi vi phạm về quy định đặt in hóa đơn; các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm; đồng thời phải hủy các hóa đơn được in, đặt in hoặc khởi tạo không đúng quy định, các hóa đơn cho, bán hoặc hóa đơn giả. Riêng với trường hợp tự in, in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả còn bị phạt đình chỉ quyền tự in, in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng kể từ khi hành vi bị phát hiện; với trường hợp đặt in hóa đơn giả bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36 tháng kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả.

  • - Đối với các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm ; đồng thời phải hủy

  • các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng, hóa đơn đã mua và chưa lập.

  • - Đối với các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm và phải thực hiện đúng các thủ tục về phát hành hóa đơn theo quy định.

  • - Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000 đồng tùy mức độ vi phạm.

  • - Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 tùy mức độ vi phạm.

  • * Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

  • * Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

  • * Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

  • Trong trường hợp vi phạm hành chính mà dẫn đến các hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thi xử phạt các hành vi đó theo quy định tại Luật Quản lý Thuế.

  • Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố theo quy định của pháp luật.

  • 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoá đơn

  • Hóa đơn ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân; làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của DN và thanh quyết toán của các đơn vị ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng từ đó mà nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, thực tế việc vi phạm về hóa đơn diễn ra khá phổ biến, đa dạng và ngày càng tinh vi hơn khiến cho công tác quản lý hóa đơn cũng ngày càng phức tạp. Do đó, tăng cường quản lý hóa đơn là việc làm hết sức cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà DN đã được trao quyền tự chủ trong việc in hóa đơn.

  • 1.3.1. Tăng cường quản lý hóa đơn xuất phát từ vai trò của hoá đơn

  • Trên thực tế chưa có một công văn hay văn bản nào của ngành thuế nói riêng và ngành tài chính nói chung có một định nghĩa chung nhất về hóa đơn, chứng từ để được mọi người công nhận. Song, nếu xét về vai trò, ý nghĩa của hóa đơn thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng từ này. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ các hoạt động kinh tế được phát sinh liên tục thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa đều sử dụng đến tờ hóa đơn. Theo đó, vai trò của tờ hóa đơn được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau :

  • - Hóa đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một DN, là căn cứ để DN hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh. Từ việc tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trên hóa đơn chứng từ để DN lập ra sản phẩm cuối cùng là Báo cáo tài chính- bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của DN, để từ đó các nhà quản lý của DN có định hướng phát triển hợp lý cho tương lai, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn...;

  • - Hóa đơn là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ và bảo hành hàng hóa. Đứng ở góc độ của DN, hóa đơn như một lời cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấp cũng như chế độ hậu mãi đi kèm. Về phía khách hàng, hóa đơn là căn cứ quan trọng chứng thực quyền được hưởng dịch vụ bảo hành, khuyến mại, dự thưởng...;

  • - Hóa đơn được sử dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho công ty, cơ quan, tập thể... ;

  • - Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và DN thì hóa đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế, nhất là các loại thuế trực thu. Qua đó, góp phần thu đúng thu đủ đảm bảo số thu cho NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các DN. Đồng thời căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra tìm ra các sai phạm về hóa đơn dẫn đến những hành vi gian lận, lừa đảo, trốn thuế để kịp thời xử lý và dăn đe những đối tượng khác, chống thất thu cho NSNN.

  • Có thể thấy, hóa đơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao dịch kinh tế đối với cả người mua, người bán cũng như trong công tác quản lý thuế và quản lý kinh tế của Nhà nước. Bởi vậy hóa đơn chứng từ phải được quản lý nghiêm ngặt .

  • 1.3.2. Xuất phát từ thực trạng tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay

  • - Pháp lệnh kế toán thống kê do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10/5/1988 tại Điều 7 của Pháp lệnh đã quy định nghiêm cấm các hành vi : giả mạo chứng từ, lập sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê sai sự thật; huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định; sử dụng các loại chứng từ, biểu mẫu không hợp lệ. Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng và BTC lần lượt ban hành Quyết định 292 CT ngày 17/11/1988 và Thông tư 58 KT/LB ngày 23/12/1998 về việc quy định lập chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền.

  • Cuộc cải cách thuế bước 1 việc quản lý, sử dụng hoá đơn cũng được Nhà nước rất chú ý, quan tâm, thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các Thông tư và Nghị định liên quan đến hoá đơn chứng từ, đặc biệt được quy định rất chi tiết trong 2 luật thuế : Luật thuế Doanh thu và Luật thuế Lợi tức.

  • - Điểm 2 Điều 10 Luật thuế Doanh thu ghi rõ : Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo yêu cầu của cơ quan Thuế.

  • - Điều 10 Luật thuế Lợi tức ghi rõ : Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định của Nhà nước, cung cấp tài liệu sổ sách kế toán, chứng từ , hoá đơn theo yêu cầu của cơ quan Thuế.

  • - Quyết định số 529 QĐ/TC/TCT ngày 22/12/1992 của BTC vế việc ban hành chế độ quản lý ấn chỉ thuế.

  • - Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp trong đó có quy định 14 mẫu hoá đơn mới và quy định chế độ lập hoá đơn chứng từ thống nhất cho phù hợp chế độ kế toán mới.

  • - Nghị định số 22 CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nhấn mạnh việc xử lý đối với các vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ.

  • Đặc biệt để thực hiện quán triệt Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN được Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 11 thông qua từ ngày 4 đến ngày 10/5/1997 hàng

  • loạt các quy định về hoá đơn chứng từ ra đời :

  • - Luật thuế GTGT có 6/30 điều nói về hoá đơn chứng từ như điều 9, 10,11,12,18, 19 …

  • - Luật thuế TNDN có 34 điều trong đó có 6/34 điều nói về hoá đơn chứng từ như điều 9, 10 ,11, 12,15,16,24…

  • Bắt đầu từ 1/1/1999 BTC phát hành thống nhất trong cả nước 02 loại hoá đơn GTGT để thực hiện luật thuế GTGT : Hoá đơn GTGT ký hiệu : 01 GTKT (đối với các đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng ký hiệu 02 GTTT (áp dụng đối với các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp và đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB).

  • - Thông tư số 128 /1998 / TT - BTC ngày 22/9/1998 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 45/TT/BTC ngày 01/8/1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định 22 ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

  • - Nghị định số 49/1999/ NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ban hành ngày 08/7/1999.

  • - Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

  • - Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

  • Đáng chú ý nhất, việc ra đời Nghị định số 51/2010/NĐ- CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ban hành ngày 14/05/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 là một cải cách mang tính đột phá của lĩnh vực quản lý thuế trong thời gian qua, cho thấy bước tiến mới trong công tác quản lý hóa đơn của ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng. Cùng với Nghị định số 51/2010/NĐ- CP còn có các thông tư hướng dẫn :

  • 2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hà Đông và cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Hà Đông.

  • 2.2. Giới thiệu chung về Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ

  • Công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông do Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ đảm trách.

  • * Về chức năng, nhiệm vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

  • * Về cơ cấu tổ chức: Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ trực tiếp chịu sự quản lý của Chi cục trưởng và gồm có 12 cán bộ, trong đó có 04 cán bộ phụ trách công tác quản lý hoá đơn, ấn chỉ cụ thể gồm: 01 Đội phó- phụ trách chung ; 02 Kế toán ; 01 Thủ kho- đều là những người có trình độ đại học và là Đảng viên ĐCSVN . Do yêu cầu đặt ra đội ấn chỉ luôn trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều các đối tượng, không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức mà cả cá nhân kinh doanh trên địa bàn có nhu cầu mua, sử dụng hóa đơn nên các cán bộ của đội ấn chỉ không những vững chuyên môn, nghiệp vụ, cẩn thận, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Có thể thấy, các cán bộ của đội luôn tận tình và có trách nhiệm trong công việc cũng như luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • * Về trang thiết bị : Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ có 10 máy tính và 03 máy in trong đó bộ phận ấn chỉ có 04 máy tính. Các máy tính được nối mạng nội bộ để phục vụ cho công tác quản lý của Chi cục. Đội có 02 kho để lưu và bảo quản ấn chỉ, trong đó có 01 kho cấp phát và 01 kho lưu chờ hủy. Các trang thiết bị và vật dụng khác như bàn ghế, quạt điện, điều hòa, điện thoại đều được trang bị đầy đủ. Nhìn chung, Chi cục Thuế Hà Đông vừa được xây mới nên hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý của chi cục đều được đầu tư mới đồng bộ và tương đối đầy đủ để hỗ trợ cho các cán bộ trong công tác quản lý thuế nói chung và từng nghiệp vụ cụ thể nói riêng.

  • 2.2.2. Thực trạng công tác cấp, bán hoá đơn

  • Đây là khâu then chốt làm cơ sở cho việc quản lý các đối tượng sử dụng hoá đơn. Vì vậy công tác này cũng được Chi cục Thuế quận Hà Đông đặc biệt chú trọng. Nhìn chung công tác cấp bán hoá đơn đã đáp ứng được tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng hoá đơn của các đối tượng kinh doanh. Tình hình nhận và cấp bán hoá đơn trong 2 năm qua như sau: (Xem biểu 03 về Tình hình nhận và bán hóa đơn tại Chi cục Thuế Hà Đông trong 2 năm 2009-2010)

  • Qua số liệu phản ánh trong biểu 03 ta thấy:

  • Số lượng hóa đơn tồn đầu năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2009. Tuy nhiên con số này vẫn còn cao (số lượng hóa đơn tồn là 62.100 số hóa đơn chiếm 11% số lượng hóa đơn nhập về), xuất phát từ 2 lý do sau: Thứ nhất, do công tác lập kế hoạch cho việc nhập hóa đơn để bán trong kỳ của cán bộ thuế chưa sát với nhu cầu thực tế; Thứ hai, do thực tế các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: nộp báo cáo chậm làm ảnh hưởng tới việc xác định nhu cầu sử dụng hóa đơn kì tiếp theo.

  • Số lượng hóa đơn cấp, bán trong năm 2010 đặc biệt là những tháng cuối năm tăng so với năm 2009. Điều này là phù hợp với nhu cầu sử dụng hóa đơn ngày càng tăng của các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh. Thêm vào đó, việc triển khai Nghị định 51 khiến “cầu” vượt quá “cung” do số lượng nhà in đủ tiêu chuẩn in hóa đơn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu in hóa đơn của DN. Trước tình hình nhiều DN đặt in hóa đơn từ quý IV năm 2010 nhưng tháng 2, tháng 3 năm 2011 mới có hóa đơn sử dụng, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 16988/BTC-TCT ngày 14/12/2010 chỉ đạo: Các Cục Thuế từ nay đến hết ngày 31/12/2010 thực hiện bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành theo số lượng đề nghị của doanh nghiệp, đảm bảo để doanh nghiệp có hóa đơn để sử dụng tối đa đến 31/3. Theo sự chỉ đạo của cấp trên, Chi cục Thuế Hà Đông đã chủ động tăng cường cán bộ ở bộ phận bán ấn chỉ đến hết 31/12/2010 và bố trí bán hóa đơn cả thứ bảy, chủ nhật; thủ tục mua hóa đơn được xử lý nhanh, gọn theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

  • Sang năm 2011, khi Nghị định 51 chính thức có hiệu lực thay thế cho Nghị định 89 thì công tác cấp, bán hóa đơn cũng có sự thay đổi. Theo đó, cơ quan thuế mà cụ thể là Chi cục Thuế Hà Đông chỉ bán hóa đơn do Cục Thuế Hà Nội đặt in cho các đối tượng là: các tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in. Việc cấp hóa đơn lẻ được áp dụng với các tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Do đó số lượng hóa đơn nhập trong năm 2011 sẽ ít hơn trước rất nhiều.

  • Nếu như trong năm 2009 chỉ có 13 DN đăng ký sử dụng hóa đơn tự in thì sang năm 2011 có thêm 1465 doanh nghiệp đặt in ngay từ quý I và sử dụng ngay từ quý II. Còn lại các DN siêu nhỏ phấn đấu đến hết quý IV đặt in 100% và đến 1/1/2012 sẽ có hóa đơn sử dụng. Qua đó có thể thấy công tác triển khai việc thực hiện Nghị định 51 của Chi cục Thuế quận Hà Đông rất kịp thời và hiệu quả, giúp DN không bị rơi vào thế bị động đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị ngừng trệ do thiếu hóa đơn.

  • 2.2.3. Tình hình quản lý sử dụng hoá đơn

  • Ngoài việc kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định về lập hoá đơn chứng từ theo đúng chế độ thì Chi cục Thuế cũng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng các loại hoá đơn này thông qua các bảng kê hoá đơn hàng mua vào và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đây là cơ sở quan trọng để bộ phận bán hoá đơn quyết định số lượng hoá đơn sẽ cấp bán cho đối tượng sử dụng trong các lần bán hoá đơn tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra đối chiếu tờ khai của đơn vị mua bán hàng có liên quan để xác định việc khai báo đúng, sai của đơn vị nhằm xác định số thuế mà các đơn vị phải nộp. Do đó khâu này rất quan trọng đối với công tác quản lý hoá đơn của Chi cục Thuế quận Hà Đông bởi việc sử dụng hoá đơn của đối tượng sử dụng hoá đơn chính là nguồn gốc của tất cả các hành vi vi phạm.

  • Ta hãy cùng nhìn lại tình hình sử dụng hóa đơn của các DN trong 2 năm qua qua bảng số liệu sau:

  • Biểu04: Tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông 2009-2010

  • ĐVT: Số hóa đơn

  • Loại

  • hóa đơn

  • Số sử dụng

  • Số xóa bỏ

  • Năm

  • 2009

  • Năm

  • 2010

  • So sánh

  • Năm

  • 2009

  • Năm

  • 2010

  • So sánh

  • ( % )

  • 01GTKT

  • 281.050

  • 351.550

  • 125,08

  • 46.500

  • 95.150

  • 204,62

  • 02GTTT

  • 95.100

  • 99.200

  • 104,31

  • 15.150

  • 24.550

  • 162,05

  • Bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng hóa đơn DN sử dụng ngày càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về số lượng DN. Thực tế cũng cho thấy các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh và người mua hàng ngày càng ý thức được tầm quan trọng của hóa đơn và việc sử dụng nó.

  • Việc bảo quản hoá đơn của đối tượng sử dụng hoá đơn tại cơ sở cũng được Chi cục Thuế Hà Đông thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh việc tiến hành thông báo quy định về sử dụng, bảo quản hoá đơn đến từng đối tượng sử dụng hoá đơn, Chi cục Thuế cũng thực hiện việc xử phạt nghiêm khắc những vi phạm hành chính đối với các trường hợp không bảo quản lưu giữ hoá đơn theo quy định. Do đó phần lớn đối tượng sử dụng hoá đơn đã có ý thức bảo quản lưu giữ hoá đơn cẩn thận. Nhưng vẫn còn một số ít tổ chức, cá nhân không nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn cũng như có những yếu tố khách quan tác động nên đã vi phạm nguyên tắc ghi chép, bảo quản hoá đơn : không có MST, không có chữ ký của người bán, người mua, hoá đơn bị rách nát... gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoá đơn, thanh quyết toán hoá đơn cũng như xác định tính thuế của Chi cục Thuế Hà Đông.

  • 2.2.4. Tình hình theo dõi mất hoá đơn và xử lý mất hoá đơn

  • Công tác theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý hóa đơn nói chung. Bởi lẽ, việc mất hóa đơn có thể do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn...) nhưng cũng có thể do chủ quan, cố tình mà trong trường hợp này có thể gây ra những thiệt hại cho DN bị mất hóa đơn: bị cơ quan thuế phạt tiền, bản thân DN bị mất đi một chứng từ quan trọng liên quan đến công tác hạch toán kế toán, không được khấu trừ đầu vào (nếu là hóa đơn đầu vào)...Trong khi đó, hóa đơn bị mất có thể đang được một DN khác sử dụng vì mục đích gian lận thuế để trục lợi. Vì vậy, DN và cả cơ quan thuế cần phải sát sao trong việc theo dõi mất hóa đơn, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân và đưa ra hình phạt thích đáng.

  • Biểu 05: Tình hình tổn thất hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông

  • ĐVT: Số hóa đơn

  • Năm

  • Số hóa đơn báo mất

  • 2009

  • 76

  • 2010

  • 70

  • Chi cục Thuế Hà Đông đã triển khai đầy đủ, kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh , đúng chế độ quy định về chế tài xử phạt mất hoá đơn. Chẳng hạn, trường hợp mất 50 số hóa đơn của Đại học Thành Tây, trong đó có 2 số đã sử dụng và 48 số chưa sử dụng, Chi cục Thuế đã tiến hành lập biên bản và phạt tiền là 34 triệu đồng.

  • Cùng với việc thông báo trên toàn quốc về số hoá đơn bị mất, Chi cục Thuế Hà Đông thông báo số hóa đơn đó không còn giá trị sử dụng. Thông qua việc thông báo về số hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kết hợp với kiểm tra phát hiện xử lý đã hạn chế việc lợi dụng hoá đơn không còn giá trị sử dụng để thanh quyết toán tài chính, kê khai trốn thuế. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm chưa đạt được kết quả cao do việc đối chiếu hoá đơn bị mất được thông báo bằng các văn bản nên không mang tính cập nhật, hệ thống. Để công tác xử lý, phát hiện hoá đơn không còn giá trị sử dụng được kịp thời, Chi cục Thuế Hà Đông cũng như ngành Thuế cả nước cần có những biện pháp hiệu quả hơn.

  • 2.2.5. Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hoá đơn

  • 2.2.6. Thực trạng công tác xác minh hoá đơn

  • Công tác xác minh hóa đơn tại Chi cục Thuế Hà Đông do Đội Kiểm tra 3 đảm trách. Hằng năm số lượng hóa đơn nhận xác minh và gửi đi xác minh là khá nhiều so với số lượng cán bộ phụ trách công tác này.( Xem Biểu 06 về Tình hình xác minh hóa đơn tại Chi cục Thuế quận Hà Đông)

  • Với một lượng công việc lớn nhưng do có sự thống nhất phân công công việc cụ thể, sự nỗ lực của bộ phận xác minh hóa đơn, cùng với sự nhắc nhở thường xuyên của lãnh đạo phòng nên công tác xác minh hoá đơn đã thực hiện có hiệu quả cao. Có thể thấy qua số liệu ở biểu 05: Năm 2009, bộ phận xác minh hóa đơn đã phối hợp với bộ phận ấn chỉ và các bộ phận khác liên quan xác minh được 159 số hóa đơn trong số 266 số hóa đơn cần xác minh; đồng thời xác minh được 100% số phiếu đề nghị của các Chi cục Thuế, Cục Thuế bạn, tiến hành phạt và truy thu số thuế tổng cộng là 787.877.064 đồng. Năm 2010, xác minh được 211 số hóa đơn trong số 301 số hóa đơn cần xác minh; đồng thời xác minh được 97,7% số phiếu đề nghị xác minh của các Chi cục Thuế, Cục Thuế bạn; tiến hành phạt và truy thu số thuế tổng cộng là 458.773.534 đồng.

  • Song công tác này vẫn vấp phải những khó khăn khách quan: Do chủ yếu làm thủ công, phải qua nhiều khâu, nhiều bộ phận cho nên để xác minh một số hoá đơn phải tốn khá nhiều thời gian, đôi khi ảnh hưởng đến việc đối chiếu kết quả cũng như công tác hoàn thuế; Các phiếu đề nghị xác minh của các Chi cục, Cục Thuế bạn không thống nhất về mẫu dẫn đến khó khăn cho việc tra tìm MST, nhiều nơi còn ghi nhầm, ghi thiếu các chỉ tiêu cần thiết. Ngoài ra số cán bộ làm nhiệm vụ này chỉ có 2 cán bộ nên với lượng phiếu xác minh lớn như vậy thì khối lượng công việc rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Chi cục Thuế Hà Đông cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này, nhanh chóng nối mạng với các cơ quan thuế khác trên toàn quốc giúp cho việc xác minh được kịp thời, chính xác và đơn giản hơn.

  • 2.2.7. Thực trạng công tác thu hồi và thanh huỷ hoá đơn

  • Nhằm thực hiện thống nhất chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng ban hành phù hợp với các Luật thuế mới, các quy định hiện hành và nhằm thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với việc sử dụng hoá đơn, Tổng cục Thuế đã ban hành các công văn quy định thời hạn sử dụng và hướng dẫn việc thu hồi các loại hoá đơn cũ hoặc hoá đơn của đơn vị giải thể, sát nhập, không có doanh thu trong 1 tháng… Chi cục Thuế quận Hà Đông đã nghiêm túc thực hiện các quy định trên của Tổng Cục Thuế , tiến hành thu hồi các loại hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.

  • 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn đối với các DN trên địa bàn quận Hà Đông.

  • Trong các năm qua, nhìn chung đại bộ phận các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hà Đông nói riêng và cả nước nói chung đều chấp hành nghiêm chỉnh chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên đã có một số doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và hộ kinh doanh đã có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; nghiêm trọng là các hành vi mua, bán hoá đơn bất hợp pháp, lập hoá đơn khống. Đặc biệt một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng việc cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh thủ tục đơn giản, lý lịch nhân thân của chủ doanh nghiệp chưa được xác định đầy đủ, có hàng nghìn doanh nghiệp thành lập nhưng không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ mua hoá đơn để bán kiếm lời rồi bỏ trốn không rõ địa chỉ kinh doanh.

  • Việc quản lý sử dụng hoá đơn gắn với công tác quản lý thu thuế đã đạt được những kết quả, song một bộ phận tổ chức, cá nhân đã lợi dụng những sơ hở trong quản lý hoá đơn để làm sai quy định về kê khai thuế, khấu trừ, hoàn thuế, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung, đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, của các tổ chức kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến kỷ cương tài chính của Nhà nước.

  • 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

  • Có thể nhận thấy trong 2 năm qua, công tác quản lý hóa đơn đối với các DN trên địa bàn quận Hà Đông đã đạt được những kết quả tích cực:

  • - Về việc thực hiện chủ trương, chính sách: Thực hiện quản lý hóa đơn theo đúng chế độ quy định, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn góp phần thu đúng, thu đủ số thuế cho NSNN và cùng với các đội khác trong Chi cục Thuế Hà Đông đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán NSNN đề ra: tổng thu cả năm 2009 toàn quận đạt 5.676.479 triệu đồng đạt 251% dự toán pháp lệnh, so với dự toán phấn đấu đạt 239%, so với thực hiện năm 2008 bằng 301%; Tổng thu cả năm 2010 đạt 2.880.137,8 triệu đồng đạt 178% dự toán, so với thực hiện năm 2009 bằng 51%. Năm 2010, số thu từ các hộ mua hóa đơn lẻ và các đơn vị kinh doanh vãng lai là 23 tỷ 799 triệu đồng.

  • - Về công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn: Nhìn chung Chi cục Thuế quận Hà Đông đã quản lý tốt các đối tượng sử dụng hóa đơn thông qua công tác cấp MST, cấp bán hóa đơn và theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn của DN, quản lý sát doanh thu thực tế phát sinh cũng như mô hình hoạt động, kinh doanh của của các đơn vị; đặc biệt với những đơn vị đã từng có hành vi vi phạm trong sử dụng hóa đơn Chi cục Thuế hết sức lưu tâm khiến các đơn vị đó cũng rất dè chừng, không dám tái phạm. Công tác này đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo số thu cho NSNN, làm trong sạch, lành mạnh hóa nền tài chính .

  • - Về công tác cấp, bán hóa đơn:

  • Trước khi Nghị định 51 có hiệu lực, mặc dù chỉ có bốn cán bộ đảm trách về công tác ấn chỉ, trong khi số lượng DN mua hóa đơn lại rất nhiều, đôi khi quá tải nhưng công tác này đã được các cán bộ thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, đúng quy định; nhờ đó đáp ứng được tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng hóa đơn của các DN trên địa bàn. Các đối tượng đến mua hóa đơn nếu chưa nắm rõ các thủ tục về mua hóa đơn đều được tư vấn kỹ để tránh cho DN phải đi lại nhiều lần, mất thời gian cho cả DN và cơ quan thuế.

  • Đặc biệt, những tháng cuối năm 2010, các cán bộ bộ phận ấn chỉ đã làm việc tích cực, hiệu quả, nhanh chóng theo đúng tinh thần của Công văn Số   5131/TCT-CS đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hóa đơn của các DN chưa kịp có hóa đơn sử dụng vào đúng 1/1/2011.

  • Khi Nghị định 51 chính thức có hiệu lực cũng là lúc giảm bớt gánh nặng trong công tác cấp, bán hóa đơn. Thay vì mất rất nhiều thời gian cho công tác này trong khi có nhiều đối tượng lợi dụng kẽ hở từ việc cấp bán hóa đơn để gian lận thuế như trước kia, giờ đây các cán bộ thuế sẽ có thời gian tập chung cho công tác quản lý sử dụng hóa đơn, xác minh hóa đơn tìm ra những sai phạm đảm bảo lợi ích cho những DN chân chính cũng như lợi ích cho NN trong việc thu đúng thu đủ NSNN.

  • - Về công tác quản lý sử dụng hóa đơn: Chi cục Thuế đã thực hiện theo đúng chế độ quy định về quản lý sử dụng hóa đơn, bao gồm: kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định về lập hóa đơn, theo dõi tình hình sử dụng các loại hóa đơn, dự kiến số lượng hóa đơn cần nhập về cho mỗi kì, bảo quản hóa đơn...

  • - Về công tác theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn: Nhìn chung Chi cục Thuế quận Hà Đông đã cố gắng sát sao trong việc theo dõi mất hóa đơn, chấp hành nghiêm, đúng chế độ về chế tài xử phạt mất hóa đơn. Điển hình như việc xử phạt trường Đại học Thành Tây 34 triệu đồng do làm mất 50 số hóa đơn. Đồng thời tiến hành phối hợp với cơ quan công an tiến hành điều tra tìm ra nguyên nhân để có hình thức xử phạt thích đáng.

  • - Về công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn: Trong những năm qua, Chi cục Thuế Hà Đông đã tiến hành theo dõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý một số những vụ vi phạm về sử dụng hóa đơn, góp phần chống thất thu cho NSNN, răn đe các đối tượng khác.

  • Trong năm 2009 Chi cục đã tiến hành xử lý vi phạm 1 đơn vị với 02 số hóa đơn vi phạm, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 364.224.000 đồng, xử phạt vi phạm hành chính về thuế 132.080.000 đồng, tổng số tiền đã nộp ngân sách là 496.304.000 đồng. Cũng trong năm 2009, Chi cục đã xử lý vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn của 5 DN do các đơn vị chuyển hồ sơ đến với 7 hóa đơn vi phạm, số tiền truy thu và phạt là : 291.573.604 đồng.

  • Trong năm 2010, Chi cục đã phạt một số trường hợp vi phạm chế độ hóa đơn và tiến hành truy thu thuế GTGT và TNDN, tổng số tiền là 458.773.534 đồng, đã nộp NSNN.

  • - Về công tác xác minh hóa đơn: Việc xác minh hóa đơn tại Chi cục được tiến hành nghiêm túc và thận trọng; có sự phối hợp với cơ quan công an trong quá trình xác minh hóa đơn. Năm 2009, Chi cục cũng đã cung cấp hồ sơ cho cơ quan công an xác minh 20 trường hợp.

  • - Về công tác thu hồi và thanh hủy hóa đơn: Đảm bảo thực hiện theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế, không để xảy ra bất kỳ sai sót nào.

  • Có được kết quả như trên là do xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • - Do các chủ trương, chính sách tích cực của Nhà nước kết hợp với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế đã thực sự phát huy được hiệu quả nhất định.

  • Chi cục Thuế đã thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của ngành thuế, của quận ủy, HĐND, UBND quận, tranh thủ sự giúp đỡ của các phòng chức năng của Cục Thuế.

  • - Bản thân lãnh đạo Chi cục cũng đã có sự chỉ đạo nghiêm túc; sự động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt .

  • - Do sự nỗ lực, làm việc một cách khoa học của các cán bộ làm công tác quản lý hóa đơn để hoàn thành tố nhiệm vụ được giao.

  • - Chi cục đã phát động phong trào thi đua , tích cực tuyên truyền chính sách thuế và phí, lệ phí, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện đúng và đầy đủ Pháp luật thuế. Đồng thời, đã phối hợp với đài truyền thanh của quận và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách thuế, trong đó có chính sách về hóa đơn chứng từ...

  • - Mặt khác, Chi cục đã có sự phối hợp thường xuyên với các ngành liên quan như Sở Kế hoạch- Đầu tư, UBND để nắm rõ tình hình của các đơn vị trên địa bàn, nhất là với các DN thành lập mới, sát nhập, chia tách, giải thể.

  • 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

  • Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hóa đơn đối với các DN trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Cụ thể:

  • - Thứ nhất, Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các DN giữa các bộ phận trong cơ quan thuế (bộ phận quản lý ấn chỉ, các bộ phận quản lý thuế) chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng yêu cầu: nhanh, chính xác để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế.

  • - Thứ hai, Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra - kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ, mang tính rời rạc, riêng lẻ, dẫn đến thông tin không được phát hiện kịp thời, số lượng và chất lượng của các cuộc kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao. Vẫn còn những trường hợp vi phạm được che đậy hết sức tinh vi mà cơ quan thuế chưa phát hiện ra.

  • - Thứ ba, Hoạt động thông tin, nối mạng giữa các cơ quan thuế còn hạn chế nên không thể nắm được đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp khi cần thiết. Mặt khác, do công tác xác minh, đối chiếu hoá đơn giữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công (xác minh bằng văn thư), vì vậy không phát hiện kịp thời việc sử dụng các hoá đơn đã thông báo mất, thông báo hết hiệu lực sử dụng, hoá đơn mua bán bất hợp pháp...

  • - Thứ tư, Chương trình kế hoạch kiểm tra chưa được xây dựng và thực hiện tốt, nếu có thì cũng chưa rõ ràng, cụ thể, không có trọng tâm, trọng điểm.

  • - Thứ năm, Lực lượng kiểm tra về thuế tại chi cục còn ít, chất lượng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra, từ đó việc quản lý, kiểm tra khi phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng các biện pháp cho việc điều tra, khai thác sâu hơn để kết luận sai phạm cụ thể, chỉ tiến hành kiểm tra được trên sổ sách, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp do đó hạn chế đến kết quả thanh tra, kiểm tra.

  • - Thứ sáu, Thực tế có rất nhiều DN lợi dụng tờ hóa đơn để được hoàn thuế, được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, do đó công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu các hóa đơn là rất quan trọng. Trong khi hiện tại, công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và công tác kiểm tra tại Chi cục Hà Đông nói riêng được thực hiện chỉ qua một khâu, các biên bản thanh tra, kiểm tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra (xem xét lại) nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, sót nguồn thu hoặc dễ tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp gây thất thu NSNN.

  • - Thứ bảy, Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa sâu, sát với thực tế, nên nhiều DN không nắm rõ những quy định về hóa đơn, chứng từ, dẫn tới nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chậm, không báo mất hóa đơn vì sợ bị phạt, không thực hiện nghiêm việc bảo quản hóa đơn, chứng từ... ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý hóa đơn của Chi cục.

  • - Thứ tám, Do việc Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi của người gửi tiền (chủ tài khoản) nên sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc thực hiện đối chiếu hóa đơn, thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN của đối tượng nộp thuế theo qui định của pháp luật chưa được thực hiện.

  • - Thứ chín, Công tác quản lý hóa đơn của Chi cục còn gặp phải những khó khăn do trên thực tế người mua hàng thông đồng với người bán hàng để mua hóa đơn khống, lập hóa đơn khống, nâng giá hàng cao hơn thực tế để trốn thuế, để được khấu trừ, hoàn thuế, hợp lý hóa các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh toán tài chính trong DN, cơ quan thụ hưởng NSNN.

  • Sau khi Nghị định 51 có hiệu lực, công tác kiểm soát, chống thất thu ngân sách sẽ là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan thuế. Để ngăn chặn các hành vi vi phạm và quản lý, sử dụng hoá đơn, Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn các hành vi vi phạm. Cụ thể:

  • 3.1. Các giải pháp lớn

  • 3.1.1. Về chế độ, chính sách

  • 3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tuyên truyền giáo dục về pháp luật thuế, hoá đơn, chứng từ và chế độ kế toán hộ kinh doanh.

  • Nghị định 51 ra đời đã thu hút không ít sự quan tâm của dư luận do công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách mới được đẩy mạnh. Tuy nhiên, Nghị định mới có đề cập đến 3 hình thức hóa đơn là tự in, đặt in, hóa đơn điện tử nhưng trên thực tế cơ quan thuế hầu như chỉ tập trung tuyên truyền, hỗ trợ đối với loại hóa đơn đặt in nên rất nhiều DN không hiểu về hóa đơn tự in. Phần lớn các DN đều hướng tới việc đặt in hóa đơn mà số lượng nhà in đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ Tài chính về in hóa đơn lại quá ít; nên cung không đủ cầu. Các DN luôn trong tình trạng chờ đợi hóa đơn để sử dụng. Trong khi việc tự in hóa đơn đơn giản hơn nhiều đặt in. Cái khác căn bản của hóa đơn tự in và đặt in là hóa đơn đặt in có số in sẵn; còn hóa đơn tự in thì chưa có số. Hiện nay, các nhà in không có thiết bị nhảy số đang thừa công suất, còn nhà in đủ điều kiện in hóa đơn lại thiếu. Do vậy, DN có thể thiết kế sẵn mẫu hóa đơn của mình với những kết cấu chống giả, logo, địa chỉ... giống như giấy tiêu đề, nhưng để trống ở phần số hóa đơn. Sau đó mang tới các nhà in thừa công suất để in. Khi muốn xuất hóa đơn, chỉ việc bỏ vào máy tự in. Các phần mềm phục vụ cho việc tự in hóa đơn cũng không quá đắt, từ 4 - 6 triệu đồng tùy loại, nên chi phí đầu tư không cao ngay cả với các công ty sử dụng ít hóa đơn. Cũng đã có không ít DN đang làm theo cách này.

  • Qua đó có thể thấy nếu công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế dù được đẩy mạnh nhưng nếu không được tính toán và đầu tư đúng hướng, phổ biến một cách sâu, rộng thì việc thực thi chính sách mới sẽ vẫn vấp phải trở ngại.

  • Việc tuyên truyền giáo dục về pháp luật thuế và chế độ hóa đơn, chứng từ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc đổi mới chính sách thuế, thực thi chính sách mới. Nhưng nó chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi có sự chung tay góp sức, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức để tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế dưới nhiều hình thức khác nhau như: báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng; sách báo, tạp chí; tờ rơi; mở các lớp tập huấn về chính sách mới; giải đáp các thắc mắc thông qua hình thức tổng đài trực tuyến, e mail, giải đáp trực tiếp...

  • Việc tuyên truyền, phổ biến chính thuế trong đó có chính sách về hóa đơn chứng từ không chỉ hướng tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mà còn cần hướng tới người tiêu dùng. Bởi trên thực tế, DN phải nắm rõ các quy định về hóa đơn chứng từ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế, trong khi rất ít người dân chủ động tìm hiểu các chính sách, quy định về hóa đơn. Do đó:

  • 3.1.3. Cải tiến chế độ thanh toán, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, tiến tới áp dụng thanh toán qua Ngân hàng.

  • Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt, do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân chưa giảm cũng như quy mô thanh toán của cá nhân dân cư còn nhỏ, các dịch vụ thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại còn chậm... Trong khi đó, theo các chuyên gia kinh tế, dùng tiền mặt thanh toán dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng, như: tốn kém chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát; không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm; việc dùng tiền mặt sẽ tạo nhiều cơ hội cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế thông qua tờ hóa đơn, cho tham nhũng tiêu cực vì rất khó kiểm soát; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với những người có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân.

  • Việc đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng được xem như một động thái quan trọng giúp minh bạch hóa nền tài chính nước nhà. Việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động kinh tế phát sinh, cũng như tính chính xác, trung thực của các hành vi giao dịch; đồng thời có cơ sở chính xác để đối chiếu hóa đơn, chứng từ. Hiện nay nhiều khoản thanh toán trên 20 triệu phải qua Ngân hàng. Nhưng tiến tới quy định mức thanh toán bắt buộc qua Ngân hàng cần được giảm xuống nữa để hạn chế việc việc thanh toán bằng tiền mặt - vốn là cơ sở cho hành vi lập hóa đơn chênh lệch giữa các liên hoặc lập hóa đơn khống.

  • Để việc thanh toán không dùng tiền mặt được phổ biến và thực sự phát huy được hiệu quả quản lý của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành văn bản pháp lý quy định về thanh toán không dùng tiền mặt với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm (chẳng hạn, cho phép thu phí các giao dịch liên quan đến tiền mặt cao hơn các giao dịch chuyển khoản); hiện đại hóa các hệ thống thanh toán ngân hàng theo hướng tự động hóa; phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong phạm vi toàn quốc và hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng kết nối đến hầu hết các ngân hàng thương mại để hình thành hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn...Đồng thời giữa cơ quan thuế và Ngân hàng phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở kết nối thông tin với nhau phục vụ cho công tác xác minh hóa đơn, cưỡng chế thuế.

  • 3.1.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong cộng đồng DN và trong công tác quản lý thuế .

  • - Thứ nhất, Cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán; kết nối mạng với cơ quan thuế, quy định nguyên tắc khai thác dữ liệu của các tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan quản lý Nhà nước; kết nối thông tin giữa các cơ quan liên quan đảm bảo cho việc quản lý hóa đơn một cách chặt chẽ, nhanh chóng. Cụ thể:

  • + Kết nối thông tin 4 ngành Thuế- Kho bạc Nhà nước- Hải quan- Tài chính.

  • + Xây dựng phần mềm quản lý những thông báo về hóa đơn tự in mà DN gửi lên cơ quan thuế.

  • + Nên ứng dụng CNTT quét mã vạch trên báo cáo thuế để phần mềm có thể lọc được những hóa đơn của DN dù ở các tỉnh khác nhau và kiểm tra luôn “đầu vào”, “đầu ra” của sản phẩm ở các DN đó thông qua mã hàng hóa ghi trên hóa đơn.

  • + Kết nối thông tin đăng ký kinh doanh tại tất cả các tỉnh, thành phố.

  • Qua tổng kết các hành vi vi phạm về hóa đơn và việc thành lập DN ma để mua bán hóa đơn cho thấy đối với các DN đã sử dụng hóa đơn tự in thì ít có vi phạm hơn so với các DN sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế; đến nay chưa phát hiện trường hợp DN ma thành lập để mua bán hóa đơn của các DN khác tự in vì hóa đơn tự in của các DN có các mẫu khác nhau, hình thức khác nhau nên khó bị lợi dụng. Việc trao cho DN quyền tự in hóa đơn, chịu trách nhiệm về hóa đơn của mình là điều cần thiết song cơ chế càng thông thoáng bao nhiêu, các hình thức lợi dụng sử dụng hoá đơn để trục lợi lại có chiều hướng gia tăng, mức độ ngày càng tinh vi hơn, thủ đoạn phức tạp hơn nên cơ quan thuế cũng như những DN chân chính không thể chủ quan.

  • - Thứ ba, Những DN, hộ kinh doanh sử dụng ít hóa đơn có thể đặt in để dùng trong 1 năm, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí và cũng không gây lãng phí. DN không phải thông báo phát hành hết số hóa đơn đó mà chỉ phải thông báo phát hành hóa đơn cho những hóa đơn sẽ sử dụng, khi dùng hết lại thông báo phát hành tiếp. Hoặc có thể kết với với việc sử dụng hóa đơn điện tử.

  • Những trường hợp phát sinh, cần sử dụng hóa đơn lẻ thì có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để mua và sử dụng theo quy định.

  • - Thứ tư, Nhằm giảm thiểu rủi ro, trong giai đoạn đầu các DN nên đặt in hóa đơn. Nếu DN tự in hóa đơn thì trách nhiệm quản lý mẫu hóa đơn sẽ nặng nề hơn; DN có thể chuyển giao phần trách nhiệm này cho các nhà in.

  • 3.4. Các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông.

  • Năm 2011, Chi cục Thuế quận Hà Đông được giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn là 1.323 tỷ 240 triệu đồng tăng 46% so với thực hiện năm 2010. Trong đó, chỉ tiêu Thuế CTN - NQD với dự toán 2011 là 277.240 triệu đồng tăng 120% so với thực hiện năm 2010. Đây là một nhiệm vụ khá nặng nề. Để phát huy thành tích đã đạt được trong năm 2010 và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2011, Chi cụcThuế quận Hà Đông đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch cho năm 2011. Trong đó, phải kể đến các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ, chống thất thu cho NSNN.

  • Với những đặc thù riêng về kinh tế và cơ chế quản lý, cũng như những tồn tại trong công tác quản lý ấn chỉ trên địa bàn quận Hà Đông thì ngoài việc áp dụng đồng thời các biện pháp nêu trên thì Chi cục Thuế quận Hà Đông cần phải tiến hành các biện pháp sau:

  • - Tiến hành xử phạt nghiêm minh hơn nữa đối với các đơn vị sử dụng hoá đơn nhưng không nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và báo cáo thanh quyết toán hoá đơn.

  • - Đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác quản lý đối tượng sử dụng hoá đơn, cũng như khẩn trương chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành kết nối mạng thông tin toàn quốc phục vụ cho công tác đối chiếu, xác minh hoá đơn. Việc kết nối mạng thông tin toàn quốc sẽ giúp cho công tác xác minh hoá đơn được nhanh chóng, chính xác, giải quyết được lượng công việc lớn, giảm thiểu được thời gian cũng như chi phí bưu điện.

  • - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và phối hợp với các ngành, các cấp tuyên truyền pháp luật thuế về hóa đơn, chứng từ một cách sâu, rộng tới người dân.

  • - Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan như bộ phận ấn chỉ, kiểm tra va các bộ phận quản lý thu khác trong công tác quản lý hóa đơn.

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Quản lý hóa đơn phận quan trọng phức tạp quản lý thuế nói chung Cơng tác quản lý hóa đơn có ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế ; chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương lĩnh vực tài ; thúc đẩy cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hạch tốn kinh tế chế độ sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Câu chuyện hóa đơn chứng từ không mẻ lại dư luận quan tâm tốn khơng giấy mực báo giới quan quản lý thuế Vấn đề trở nên nóng hổi, thu hút cá nhân, tổ chức kinh tế Nghị định số 51/2010/NĐ- CP hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thức ban hành ngày 14/05/2010 Nghị định 51 đời thổi luồng gió cơng tác quản lý, sử dụng hóa đơn, làm thay đổi hồn tồn thói quen sử dụng hóa đơn lâu doanh nghiệp phù hợp với xu hướng Tuy nhiên kèm với thuận lợi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp thiết kế, in, phát hành hóa đơn khơng thách thức Thống kê cho thấy, số 500 nghìn DN 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể nay, có trà trộn khơng DN "ma" thành lập để mua bán hóa đơn bất hợp pháp Hằng năm, loại tội phạm làm thất thu khoản tiền thuế lớn Nhà nước Vì vậy, sau Nghị định 51 có hiệu lực, cơng tác kiểm sốt, chống thất thu ngân sách thách thức lớn quan thuế Xuất phát từ thực tế em định sâu tìm hiểu vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn điều kiện vào thực tế công tác quản lý ấn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -1- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp địa bàn quận Hà Đơng Từ em lựa chọn đề tài : ‘‘Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với doanh nghiệp địa bàn quận Hà Đông’’ với mục đích tìm hiểu thực trạng xung quanh vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn địa bàn quận nói riêng nước nói chung, từ kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục tồn quản lý, sử dụng hóa đơn, qua góp phần chống thất thu cho NSNN, lành mạnh hóa tài Đề tài bao gồm chương : Chương I : Lý luận chung hoá đơn quản lý hoá đơn Chương II: Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hố đơn địa bàn quận Hà Đơng Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hoá đơn địa bàn quận Hà Đông Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Vương Thị Thu Hiền toàn cán Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ, đặc biệt cán bộ phận Ấn tận tình giúp đỡ để em hồn thành đề tài Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -2- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN 1.1 Những vấn đề chung hoá đơn 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoá đơn 1.1.1.1 Khái niệm hoá đơn Trước kia, theo Nghị định 89 thì: ‘‘Hố đơn loại chứng từ in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi nghĩa vụ bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ’’ Hiện nay, theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 hóa đơn hiểu sau: Hóa đơn chứng từ người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật Các thuật ngữ pháp lý hóa đơn: - Tạo hóa đơn hoạt động làm hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm : tự in, đặt in, khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật giao dịch điện tử - Lập hóa đơn việc ghi đầy đủ nội dung hóa đơn theo quy định bán hàng hóa, dịch vụ - Hóa đơn hợp pháp hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ hình thức nội dung theo quy định Nghị định 51 Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -3- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Hóa đơn giả hóa đơn in khởi tạo theo mẫu hóa đơn phát hành tổ chức, cá nhân khác in, khởi tạo trùng số ký hiệu hóa đơn - Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hóa đơn in, khởi tạo theo quy định Nghị định 51 chưa hồn thành việc thơng báo phát hành - Hóa đơn hết giá trị sử dụng hóa đơn làm đủ thủ tục phát hành tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; loại hóa đơn bị sau thông báo phát hành, tổ chức, cá nhân phát hành báo với quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn tổ chức, cá nhân ngưng sử dụng MST ( cịn gọi đóng MST ) - Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn tổ chức, cá nhân khác ( trừ hóa đơn quan thuế phát hành ) để lập bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, toán vốn ngân sách - Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn việc lập khống hóa đơn; cho bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập bán hàng hóa, dịch vụ; cho bán hóa đơn lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế tốn vốn ngân sách; lập hóa đơn khơng ghi đầy đủ nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung liên; dùng hóa đơn hàng hóa, dịch vụ để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vịng vận chuyển hàng hóa khâu lưu thơng - Hóa đơn lập khống hóa đơn lập nội dung ghi khơng có thực phần tồn 1.1.1.2.Đặc điểm hố đơn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -4- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Hoá đơn người bán hàng cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền lập Mỗi số hoá đơn lập cho hàng hố, dịch vụ có thuế suất (đối với hoá đơn GTGT) - Hoá đơn phải có tiêu: Tên loại hóa đơn, ký hiệu; họ, tên, địa chỉ, MST (nếu có), tài khoản tốn (nếu có) người mua người bán; tên hàng hố, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; tiền hàng; thuế suất; tiền thuế GTGT (nếu có); tổng số tiền tốn; chữ ký người bán, người mua hàng - Hố đơn phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ tiếng Việt in hoa ( gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y ), kí hiệu gồm chữ năm in hố đơn Đối với hóa đơn tổ chức, cá nhân tự in đặt in ký hiệu hóa đơn có ký tự; hóa đơn Cục Thuế phát hành ký hiệu hóa đơn có ký tự, ký tự đầu ký hiệu mã hóa đơn Cục thuế in, phát hành ( Cục thuế có mã hóa đơn riêng, VD: Cục thuế Hà Nơi 01, Hải Phịng 02, TP Hồ Chí Minh 03…) Hình thức hóa đơn thể thơng qua ký tự: E hóa đơn điện tử; T hóa đơn tự in; P hóa đơn đặt in VD: AA/11E ; AA/12P ; 01AA/11P; 02AB/12P… - Mỗi số hố đơn phải có từ liên trở lên tối đa không liên, in theo chức sử dụng liên Liên : Lưu ; Liên : Giao cho khách hàng Các liên từ thứ trở đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định Trường hợp xuất hàng hố, dịch vụ liên lưu quan Hải quan Đối với loại tem, vé, thẻ có mẫu phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chấp thuận Tổng cục Thuế Cục Thuế tỉnh, thành phố Một số hoạt động kinh doanh : Vận tải Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -5- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp hành khách, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, văn hố nghệ thuật áp dụng loại vé liên giao cho khách hàng phải có cuống lưu, phần kiểm tra, kiểm soát phần cho khách hàng Trường hợp phải Tổng cục Thuế Cục Thuế địa phương định - Số hoá đơn phải ghi dãy số tự nhiên liên tiếp ký hiệu hóa đơn bao gồm chữ số (Trừ trường hợp đặc biệt phải có cơng văn báo cáo xin phép quan Thuế) 1.1.2 Các loại hoá đơn - Hoá đơn giá trị gia tăng - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn xuất - Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm … - Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng khơng; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức nội dung lập theo thông lệ quốc tế quy định pháp luật có liên quan - Các chứng từ in, phát hành, sử dụng quản lý hoá đơn gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý 1.1.3 Hình thức hố đơn - Hoá đơn tự in: hoá đơn tổ chức kinh doanh tự in thiết bị tin học, máy tính tiền loại máy khác bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; - Hố đơn điện tử: tập hợp thơng điệp liệu điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý theo quy định Luật giao dịch điện tử văn hướng dẫn thi hành; Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -6- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Hoá đơn đặt in: hoá đơn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho tổ chức, hộ, cá nhân Các doanh nghiệp đồng thời sử dụng kết hợp hình thức hóa đơn Trong Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử 1.2 Những nội dung chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn 1.2.1 Quy định đối tượng phạm vi áp dụng a) Người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, gồm: - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ Việt Nam bán nước ngoài; - Tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh bán hàng hố, cung ứng dịch vụ Việt Nam sản xuất kinh doanh Việt Nam bán hàng nước ngoài; - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng kinh doanh có bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ Việt Nam b) Tổ chức nhận in hoá đơn c) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ d) Cơ quan quản lý thuế cấp tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành sử dụng hoá đơn 1.2.2 Quy định tạo phát hành hố đơn Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đồng thời sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác ( hóa đơn tự in, đặt in, điện tử ) phải đảm bảo quy định đối tượng tạo hóa đơn điều kiện liên quan theo quy định Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 thông tư liên quan bao gồm Thông tư số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010, Thông tư số Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -7- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 liên quan đến hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ Cụ thể : * Quy định tạo hóa đơn : - Các đối tượng quyền tự in hóa đơn bao gồm: Những DN thành lập theo quy định pháp luật khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; DN có mức vốn điều lệ theo quy định Bộ Tài chính; đơn vị nghiệp cơng lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật tự in hóa đơn kể từ có mã số thuế Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác tự in hóa đơn, có đủ điều kiện sau: Đã cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; khơng bị xử phạt hành vi vi phạm pháp luật thuế theo mức Bộ Tài quy định 365 ngày liên tục tính đến ngày thơng báo phát hành HĐ tự in; có hệ thống thiết bị bảo đảm cho việc in lập HĐ bán hàng hóa, dịch vụ; đơn vị kế tốn theo quy định Luật Kế tốn có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, bảo đảm việc in lập HĐ thực nghiệp vụ kế toán phát sinh Các đối tượng đặt in hóa đơn bao gồm : Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có MST (khơng bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) ; Cục Thuế - Trước tạo hóa đơn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải định áp dụng hình thức hóa đơn với đầy đủ nội dung cần thiết theo quy định gửi cho quan thuế quản lý trực tiếp văn giấy văn điện tử ( khởi tạo hóa đơn điện tử ) chịu trách nhiệm định Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -8- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp Riêng hóa đơn điện tử : người bán có trách nhiệm thơng báo cho người mua định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn hai bên Trường hợp có tổ chức trung gian cung cấp hóa đơn điện tử bên liên quan phải có thỏa thuận yêu cầu kỹ thuật điều kiện bảo đảm tính tồn vẹn, bảo mật liên quan đến hóa đơn điện tử ; định kỳ tháng lần, tổ chức trung gian phải có văn báo cáo quan thuế danh sách DN có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử tổ chức số lượng hóa đơn sử dụng - Đối với hóa đơn tự in : Tổ chức tạo hóa đơn tự in sử dụng phần mềm ứng dụng để in hóa đơn từ thiết bị tin học, máy tính tiền loại máy khác phải đảm bảo yêu cầu bảo mật việc phân quyền cho người sử dụng Việc đánh số thứ tự hóa đơn thực tự động Mỗi liên số hóa đơn in lần, từ lần thứ trở phải thể ( copy) - Đối với hóa đơn đặt in : Đối tượng tạo hóa đơn đặt in tự định mẫu hóa đơn đặt in ký hợp đồng in hóa đơn (được thể văn theo quy định Luật Dân sự) với tổ chức nhận in đủ điều kiện Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm lập báo cáo việc nhận in hóa đơn với đầy đủ nội dung cần thiết cho quan thuế quản lý trực tiếp năm 2lần : lần báo cáo in hóa đơn tháng đầu năm chậm ngày 20/07, lần báo cáo in hóa đơn tháng cuối năm chậm ngày 20/01 năm sau ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thời hạn nộp báo cáo chậm ngày 20 tháng sau tháng ngừng hoạt động ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu lại hoạt động in hóa đơn thời gian báo cáo tính từ bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -9- Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng hết tháng 12 tùy thời điểm bắt đầu + Tổ chức nhận in hóa đơn phải doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh cịn hiệu lực có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm in xuất phẩm xuất phẩm) Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm in hố đơn theo hợp đồng in ký, khơng giao lại toàn khâu q trình in hố đơn cho tổ chức in khác thực hiện ; quản lý, bảo quản phim, kẽm cơng cụ có tính tương tự việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn (nếu muốn sử dụng phim, kẽm để in cho lần sau phải niêm phong lưu giữ); hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng, phim, kẽm cơng cụ có tính tương tự việc tạo hóa đơn đặt in ; lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn; lập báo cáo việc nhận in hoá đơn cho quan thuế quản lý trực tiếp + Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, MST vào tiêu thức ô “ tên, mã số thuế người bán” tờ hóa đơn Nếu có thay đổi địa mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn đặt in thực đóng dấu địa vào bên cạnh tiêu thức địa in để tiếp tục sử dụng + Đối với hóa đơn Cục thuế đặt in, tên Cục thuế in sẵn phía bên trái tờ hóa đơn - Tổ chức, hộ, cá nhân tạo hóa đơn khơng tạo trùng số hóa đơn ký hiệu - Các DN dù tự in hay đặt in in hóa đơn phải tự thiết kế mẫu, phải đảm bảo đầy đủ thơng tin bắt buộc ký hiệu mật để nhận Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 10 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp buộc qua Ngân hàng cần giảm xuống để hạn chế việc việc toán tiền mặt - vốn sở cho hành vi lập hóa đơn chênh lệch liên lập hóa đơn khống Để việc tốn khơng dùng tiền mặt phổ biến thực phát huy hiệu quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành văn pháp lý quy định tốn khơng dùng tiền mặt với chế khuyến khích ngăn cấm (chẳng hạn, cho phép thu phí giao dịch liên quan đến tiền mặt cao giao dịch chuyển khoản); đại hóa hệ thống toán ngân hàng theo hướng tự động hóa; phát triển hệ thống tốn điện tử phạm vi tồn quốc đại hóa hệ thống toán điện tử liên ngân hàng kết nối đến hầu hết ngân hàng thương mại để hình thành hệ thống toán quốc gia thống an toàn Đồng thời quan thuế Ngân hàng phải có phối hợp chặt chẽ sở kết nối thông tin với phục vụ cho công tác xác minh hóa đơn, cưỡng chế thuế Nhìn rộng ra, hoá đơn thành phần giao dịch kinh tế, chừng chưa kiểm soát hữu hiệu phương tiện giao dịch - tốn vấn nạn hoá đơn giả hoá đơn thật giao dịch giả câu chuyện dài tập 3.1.4 Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin cộng đồng DN công tác quản lý thuế - Thứ nhất, Cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán; kết nối mạng với quan thuế, quy định nguyên tắc khai thác liệu tổ chức, cá nhân quan quản lý Nhà nước; kết nối thông tin quan liên quan đảm bảo cho việc quản lý hóa đơn cách chặt chẽ, nhanh chóng Cụ thể: Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 66 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp + Kết nối thông tin ngành Thuế- Kho bạc Nhà nước- Hải quan- Tài + Xây dựng phần mềm quản lý thơng báo hóa đơn tự in mà DN gửi lên quan thuế + Nên ứng dụng CNTT quét mã vạch báo cáo thuế để phần mềm lọc hóa đơn DN dù tỉnh khác kiểm tra “đầu vào”, “đầu ra” sản phẩm DN thơng qua mã hàng hóa ghi hóa đơn + Kết nối thông tin đăng ký kinh doanh tất tỉnh, thành phố Trên thực tế, công tác quản lý hố đơn cịn nhiều khó khăn vướng mắc phần phối hợp quan Thuế cấp gặp trở ngại không gian thời gian Tầm kiểm soát quan thuế gói gọn nội tỉnh, thành Việc liên lạc quan (nhất công tác xác minh hố đơn) chủ yếu thơng qua văn thư dẫn đến thông tin chậm trễ, nhiều khơng xác thời gian xác nhận trả lời hồ sơ hồn thuế có 15 ngày Đặc biệt tình hình hố đơn bất hợp pháp lưu hành nước, hoá đơn giả việc kết nối mạng thơng tin tồn quốc phục vụ việc đối chiếu chéo hố đơn nhằm đảm bảo tính kịp thời, xác kê khai khấu trừ thuế, nộp thuế tổ chức, cá nhân toàn quốc, kết hợp với việc quản lý MST nhằm khắc phục tình trạng đối chiếu thủ công, ngăn chặn hành vi vi phạm, hạn chế tới mức thấp thất NSNN Khuyến khích tiến tới bắt doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thơng tin cơng tác hạch tốn kế tốn, kê khai thuế, quản lý việc sử dụng hoá đơn có điều kiện đối chiếu chéo hố đơn có nghi vấn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 67 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Thứ hai, Xây dựng hệ thống thơng tin người nộp thuế tập trung hình thành kho liệu người nộp thuế Tự động hóa 100% chức quản lý thuế áp dụng phân tích thơng tin lựa chọn người nộp thuế có rủi ro để tiến hành tra thuế Hiện quan thuế xây dựng quy trình quản lý hoá đơn theo hướng kiểm soát rủi ro với quan điểm tăng kiểm tra sau Cụ thể, giao Cục Thuế kiểm tra hoàn thuế với hồ sơ cách chặt chẽ hoá đơn VAT muốn hợp pháp phải có dấu cơng ty 3.1.5 Khuyến khích hình thành doanh nghiệp làm dịch vụ thuế trung gian (T-VAN) Việc ứng dụng công nghệ thông tin sản xuất kinh doanh tất yếu, in hóa đơn, hóa đơn điện tử cần đầu tư bước đầu sử dụng lâu dài tiện lợi Tổng cục Thuế tiếp tục xúc tiến với doanh nghiệp CNTT xây dựng đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tài (VAN), có dịch vụ hóa đơn điện tử (từ khâu khởi tạo, sử dụng, hủy…) để giúp loại hình phát triển mạnh mẽ; đồng thời bước tiến quản lý hóa đơn Việc hình thành doanh nghiệp làm dịch vụ thuế trung gian (T-VAN) giảm tải lớn gánh nặng cho ngành thuế Bộ Tài gấp rút hồn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử thuế, có quy định việc hình thành doanh nghiệp T-VAN để trình ban hành vào cuối năm Theo đó, để nhận giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng giao dịch điện tử lĩnh vực thuế, doanh nghiệp T-VAN phải thoả mãn số điều kiện, doanh nghiệp có Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 68 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp giấy phép hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam; có tối thiểu năm hoạt động lĩnh vực xây dựng giải pháp công nghệ thông tin, phát triển phần mềm; triển khai hệ thống công nghệ thông tin thành công cho tối thiểu 50 doanh nghiệp Thực tế cho thấy công ty có nhu cầu sử dụng hóa đơn lớn, việc lưu trữ hóa đơn vất vả nhiều giấy tờ chiếm diện tích lớn (phải th với giá khơng thấp), đồng thời mang lại rủi ro cháy nổ Mặt khác, với đơn vị có nhu cầu hạn chế hóa đơn (mỗi tháng xuất đến hóa đơn) việc sử dụng hóa đơn điện tử tiết kiệm nhiều Bởi phải đầu tư máy móc, thiết bị đến hàng tỉ đồng để tự in hóa đơn khơng thể, đặt in hóa đơn chi phí cao số lượng in có hạn Việc quan thuế có nhiều bước tiến cải cách thủ tục thuế, đặc biệt phải kể đến việc cải cách sử dụng hóa đơn, cho phép sử dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa Hiện tại, hình thức sử dụng hóa đơn điện tử chưa phổ biến mục tiêu hướng đến ngành Muốn hóa đơn điện tử phát triển buộc phải sử dụng chữ ký số Chữ ký số thông tin kèm liệu nhằm xác định người chủ liệu Khi sử dụng hình thức giao dịch điện tử, người ta không gửi văn giấy mà gửi file điện tử PDF Excel, phải dùng chữ ký số để quan thuế nhận kiểm tra, xác thực tính hợp lệ văn chấp nhận hay không Tuy nhiên, loại hình ứng dụng nên doanh nghiệp cịn e dè về: tính pháp lý, rủi ro giao dịch, gây bút ký, thiếu an tồn, chi phí, cách thức sử dụng Nhưng sau quan thuế, nhà cung cấp giải pháp phần mềm kế toán, chữ ký số giải đáp hướng dẫn DN lại muốn sớm sử dụng hình thức hóa đơn điện tử tính Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 69 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp tiện lợi Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp chủ động giao dịch với thuế, giảm chi phí in ấn, thời gian lại phiền hà khác; cơng tác lưu trữ đảm bảo hơn; hóa đơn khó làm giả có chữ ký số quản lý không DN sử dụng mà nhà cung cấp Theo thống kê Tổng cục Thuế, có 1.500 doanh nghiệp tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu Vĩnh Phúc sử dụng dịch vụ kê khai thuế điện tử quan thuế cung cấp Tính đến hết tháng 8/2010, Tổng cục Thuế nhận gần 30.000 tờ khai thuế điện tử có chữ ký điện tử Theo dự kiến Tổng cục Thuế, đến năm 2011, có tối thiểu 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kê khai thuế điện tử Bộ Tài đặt mục tiêu đến năm 2012 Việt Nam có 350.000 doanh nghiệp sử dụng chữ ký số kê khai thuế qua mạng dịch vụ công 3.2 Các giải pháp khác - Thứ nhất, Các thơng báo phát hành hóa đơn DN quan thuế tổng hợp đưa lên website Tổng cục Thuế Đây nguồn thông tin thức hóa đơn DN tồn quốc để người mua hàng tìm hiểu thực hư đối tác Các hóa đơn tự in khơng đăng ký phát hành khơng có giá trị - Thứ hai, Tăng cường lực lượng làm công tác tra, kiểm tra thuế Trước mắt tập trung kiểm tra doanh nghiệp có số thuế đề nghị khấu trừ hồn thuế lớn có biểu gian lận kê khai thuế, có vi phạm việc quản lý, sử dụng hoá đơn Kiến nghị Nhà nước tăng cường kiểm tra việc sử dụng NSNN khu vực hành nghiệp để ngăn chặn, phát xử lý hành vi vi phạm qui định sử dụng hoá đơn tốn, tốn tài Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 70 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Thứ ba, Cơ quan thuế cần tăng cường kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với ngành, cấp để nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân; đảm bảo cho công tác quản lý hoá đơn, quản lý thuế, chống thất thu cho NSNN, đảm bảo công việc thực nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN Tăng cường kiểm tra khu vực hành chính, nghiệp thụ hưởng NSNN để ngăn chặn, phát xử lý hành vi vi phạm sử dụng hoá đơn toán, tốn tài - Thứ tư, Cần có phối hợp thường xuyên quan thuế quan pháp luật (Cơng an, Viện kiểm sốt) cơng tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạm đối tượng lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe đối tượng khác việc kê khai, thực nghĩa vụ thuế, cho thấy nghiêm minh pháp luật - Thứ năm, Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh Việt Nam nước khác lĩnh vực thuế hạn chế Đó hội để cơng ty đa quốc gia lợi dụng kẽ hở luật để gian lận thuế thơng qua tờ hóa đơn, hóa đơn điện tử Đề xuất Chính phủ ký Hiệp định song phương, đa phương với quốc gia láng giềng có chung biên giới, nước khu vực để tăng cường việc phối hợp, hỗ trợ điều tra, xác minh làm rõ sai phạm hoạt động xuất hàng hố xin hồn thuế - Thứ sáu, Tổ chức thực mở thưởng hoá đơn mua hàng người tiêu dùng cuối để khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu người bán hàng phải lập hoá đơn Đây biện pháp số nước khu vực áp dụng nhằm tăng thu, chống khai man, trốn thuế góp phần giáo dục ý thức chấp hành sách thuế quần chúng nhân dân Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 71 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Thứ bảy, Nên tiến hành cấp phép cho DN hoạt động lĩnh vực in hóa đơn Việc làm giúp DN yên tâm việc lựa chọn nhà in; đồng thời động lực để nhà in nâng cao trách nhiệm, uy tín, chất lượng sản phẩm, không đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết không cấp phép in hóa đơn 3.3 Về phía doanh nghiệp - Thứ nhất, DN tự in, đặt in, phát hành hóa đơn phải ghi ký hiệu nhận dạng mật hóa đơn phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn giả q trình sử dụng thời buổi mà tình hình tội phạm cơng nghệ cao có chiều hướng gia tăng Chẳng hạn: sử dụng giấy đặc biệt, in mực phản quang không màu (khi in lên khơng thấy màu, nhìn thấy rọi đèn cực tím), cơng cụ chống giả (tem chống giả) Giải pháp dùng cơng nghệ in khơng doanh nghiệp sử dụng, chi phí có cao khơng q đắt DN kết hợp việc dùng công nghệ in với việc thiết kế logo riêng, hoa văn, hoạ tiết trang trí bảo mật khó chép, đưa thêm vào ký hiệu, đặc điểm, nét nhận dạng riêng ( phải tinh ý nhận ra) Để tránh trường hợp mẫu hoá đơn xịn, nội dung hoá đơn rởm, bị tấy xoá, sửa chữa (từ thô sơ đến công nghệ cao) DN mã hóa thơng tin hóa đơn mã vạch chiều, sử dụng dãy số kiểm tra (checksum) dùng phương pháp từ điển liệu tùy điều kiện cụ thể DN - Thứ hai, Như biết tượng lập DN để bán hóa đơn xảy nhiều Đó mối lo chung quan quản lý nhà nước DN Vởy DN tự in hóa đơn đủ điều kiện tự in hóa đơn cần xem lực quản lý hóa đơn tự in chưa Nói thẳng quản lý người Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 72 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp hóa đơn giống tiền, quản lý hóa đơn phải chặt quản lý nguồn tiền Để ngăn chặn, điều kiện phải có hợp tác chặt chẽ, đồng quan quản lý Nhà nước DN Bản thân DN phải xây dựng sử dụng hạ tầng CNTT tốt để tự kiểm tra DN làm giả, làm nhái hóa đơn Việc cần làm DN cần xây dựng quy trình quản lý sử dụng hóa đơn cho chặt chẽ, tránh để xảy tình trạng kiểm sốt, gây thiệt hại tài Bên cạnh đó, tự thân DN phải nâng cao trách nhiệm mình, lựa chọn đối tác in tin cậy, có kinh nghiệm in ấn, chống làm giả đối tác in lên thiết kế hóa đơn thiết kế dấu hiệu phát hóa đơn giả DN liên lạc với nhà in lớn nhà in có tên tuổi, có sẵn hàng trăm biểu mẫu hóa đơn, DN việc chọn mẫu, thay đổi số chi tiết tên đơn vị, logo, cỡ chữ được, vừa đỡ thời gian đỡ lo hóa đơn in khơng quy định Qua tổng kết hành vi vi phạm hóa đơn việc thành lập DN ma để mua bán hóa đơn cho thấy DN sử dụng hóa đơn tự in có vi phạm so với DN sử dụng hóa đơn mua quan thuế; đến chưa phát trường hợp DN ma thành lập để mua bán hóa đơn DN khác tự in hóa đơn tự in DN có mẫu khác nhau, hình thức khác nên khó bị lợi dụng Việc trao cho DN quyền tự in hóa đơn, chịu trách nhiệm hóa đơn điều cần thiết song chế thơng thống bao nhiêu, hình thức lợi dụng sử dụng hố đơn để trục lợi lại có chiều hướng gia tăng, mức độ ngày tinh vi hơn, thủ đoạn phức tạp nên quan thuế DN chân khơng thể chủ quan Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 73 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Thứ ba, Những DN, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn đặt in để dùng năm, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí khơng gây lãng phí DN khơng phải thơng báo phát hành hết số hóa đơn mà phải thơng báo phát hành hóa đơn cho hóa đơn sử dụng, dùng hết lại thơng báo phát hành tiếp Hoặc kết với với việc sử dụng hóa đơn điện tử Những trường hợp phát sinh, cần sử dụng hóa đơn lẻ liên hệ trực tiếp với quan thuế để mua sử dụng theo quy định - Thứ tư, Nhằm giảm thiểu rủi ro, giai đoạn đầu DN nên đặt in hóa đơn Nếu DN tự in hóa đơn trách nhiệm quản lý mẫu hóa đơn nặng nề hơn; DN chuyển giao phần trách nhiệm cho nhà in 3.4 Các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý hố đơn địa bàn quận Hà Đơng Năm 2011, Chi cục Thuế quận Hà Đơng giao dự tốn thu ngân sách địa bàn 1.323 tỷ 240 triệu đồng tăng 46% so với thực năm 2010 Trong đó, tiêu Thuế CTN - NQD với dự toán 2011 277.240 triệu đồng tăng 120% so với thực năm 2010 Đây nhiệm vụ nặng nề Để phát huy thành tích đạt năm 2010 phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2011, Chi cụcThuế quận Hà Đông tập trung đạo lập kế hoạch cho năm 2011 Trong đó, phải kể đến biện pháp nhằm tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ, chống thất thu cho NSNN Với đặc thù riêng kinh tế chế quản lý, tồn công tác quản lý ấn địa bàn quận Hà Đơng ngồi việc áp dụng đồng thời biện pháp nêu Chi cục Thuế quận Hà Đông cần phải tiến hành biện pháp sau: Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 74 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp - Cùng với biện pháp phân loại đối tượng đề nghị hoàn thuế GTGT, đề nghị thực việc phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ chấp hành quy định kê khai, nộp thuế để có phân loại quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn Qua có biện pháp quản lý thích hợp, theo hướng: quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân vi phạm; tổ chức, cá nhân thành lập Đối với tổ chức, cá nhân chấp hành tốt không buông lỏng, chủ quan mà cần phải theo dõi thường xuyên - Tiến hành xử phạt nghiêm minh đơn vị sử dụng hoá đơn khơng nộp báo cáo tình hình sử dụng hố đơn báo cáo toán hoá đơn - Đặc biệt việc đẩy mạnh ứng dụng tin học vào cơng tác quản lý đối tượng sử dụng hố đơn, khẩn trương chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành kết nối mạng thơng tin tồn quốc phục vụ cho công tác đối chiếu, xác minh hố đơn Việc kết nối mạng thơng tin tồn quốc giúp cho cơng tác xác minh hố đơn nhanh chóng, xác, giải lượng cơng việc lớn, giảm thiểu thời gian chi phí bưu điện - Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phối hợp với ngành, cấp tuyên truyền pháp luật thuế hóa đơn, chứng từ cách sâu, rộng tới người dân - Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, sau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông báo địa phương nơi doanh nghiệp có văn phịng, chi nhánh, nhà máy sản xuất - Xây dựng chế hậu kiểm để kịp thời phát doanh nghiệp không triển khai dự án, không triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, không Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 75 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp tồn nơi đăng ký địa kinh doanh, thơng báo kịp thời trường hợp có dấu hiệu nghi vấn cho quan liên quan để ngăn chặn - Tăng cường tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định pháp luật - Bố trí đội ngũ, lực lượng cán phù hợp để công việc thực thời gian có hiệu Trong điều kiện nay, với khối lượng cơng việc tương đối lớn địi hỏi phải có đủ đội ngũ cán để đảm nhận Vì kiến nghị Chi cục Thuế Hà Đông thời gian tới cần bố trí bổ sung đội ngũ cán cho phù hợp để đạt hiệu cao công việc Nhất DN trao quyền tự chủ việc in, quản lý, sử dụng hóa đơn cơng tác xác minh hóa đơn trở nên cần thiết, nên tằng cường lực lượng cán phận kiểm tra hóa đơn - Phối hợp chặt chẽ phận liên quan phận ấn chỉ, kiểm tra va phận quản lý thu khác cơng tác quản lý hóa đơn -Giao trách nhiệm rõ ràng , cụ thể cho cán cán phải chịu trách nhiệm hồn tồn q trình theo dõi xử lý sau Do thực tế thời gian trước việc xử lý hành vi vi phạm không giao trực tiếp cho cán nên cịn có tình trạng nề hà, né tránh khơng giải triệt để vụ vi phạm, hồ sơ vụ vi phạm không quy trách nhiệm cụ thể cho Việc thực biện pháp giúp cho cán hiểu vai trò nhiệm vụ vụ vi phạm, đảm bảo cho việc rà sốt, xem xét cẩn thận tình huống, xử lý triệt để vụ vi phạm, đồng thời hạn chế hành vi vi phạm quản lý, sử dụng hoá đơn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 76 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 77 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp KẾT LUẬN Từ thực tế tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn địa bàn quận Hà Đơng, cho thấy cơng tác quản lý hóa đơn chứng từ nhiều bất cập Phần lớn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định, sách hóa đơn chứng từ; song cịn khơng trường hợp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, ln tìm cách kiếm lợi bất từ tờ hóa đơn Chi cục Thuế quận Hà Đông với song trùng lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội quận Hà Đông ln nỗ lực cố gắng hồn thành tốt nhiệm vụ giao Đặc biệt cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ Chi cục Thuế quan tâm việc thực thi nhiều biện pháp; thực tế cho thấy vấn nạn gian lận thuế, trốn thuế từ tờ hóa đơn mà Tuy nhiên, để cơng tác quản lý hóa đơn đạt hiệu cao cần có phối hợp đồng bộ, chặt chẽ cấp ngành, quan quản lý, doanh nghiệp người dân Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức quản lý hố đơn cịn nhiều hạn chế, nên thân em chưa có hiểu biết sâu rộng, toàn diện vấn đề Trong khn khổ luận văn, em cố gắng trình bày cách cô đọng vấn đề chung hóa đơn quản lý hóa đơn; phản ánh thực trạng quản lý hóa đơn địa bàn quận Hà Đơng thơng qua lăng kính khách quan, từ đưa giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn địa bàn quận nói riêng nước nói chung Em hy vọng kiến nghị nêu góp phần nhỏ việc ngăn chặn hành vi vi phạm chế Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 78 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp độ quản lý sử dụng hố đơn hồn thiện chế độ quản lý hoá đơn thời gian tới Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 79 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 Chính phủ hố đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ Thơng tư Bộ Tài số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 Chính phủ hố đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 Bộ Tài Chính việc hướng dẫn khởi tạo,phát hành sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Thơng tư số 13/2011/TT-BTC ngày 82/02/2011 việc sủa đổi, bổ sung điểm a, b Khoản điều Thông tư số 153/2010/TT- BTC Luận văn khóa trước Các website Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 80 - Lớp: CQ45/02.02 LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com ...Luận văn tốt nghiệp địa bàn quận Hà Đơng Từ em lựa chọn đề tài? ?: ‘? ?Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với doanh nghiệp địa bàn quận Hà Đông? ??’ với mục đích tìm hiểu thực... ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐƠNG 2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội địa bàn quận Hà Đông cấu tổ chức máy Chi cục Thuế quận Hà Đông Hà Đông quận Thành phố Hà Nội kể từ ngày 8/5/2009 theo Nghị số 15 Chính phủ Với. .. in hóa đơn địa bàn thuộc quản lý Chi cục Hà Đơng chiếm tỷ trọng nhỏ, có 0,51% Do cơng tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn địa bàn phức tạp Chi cục vừa phải quản lý đối tượng mua hóa đơn vừa quản

Ngày đăng: 12/10/2022, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 01: Tình hình đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông. - (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông
i ểu 01: Tình hình đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 36)
vào và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đây là cơ sở quan trọng để bộ phận bán hoá đơn quyết định số lượng hoá đơn sẽ cấp bán cho đối tượng sử dụng trong các lần bán hoá đơn tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra đối chiếu t - (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông
v ào và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đây là cơ sở quan trọng để bộ phận bán hoá đơn quyết định số lượng hoá đơn sẽ cấp bán cho đối tượng sử dụng trong các lần bán hoá đơn tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra đối chiếu t (Trang 42)
Bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng hóa đơn DN sử dụng ngày càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về số lượng DN - (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông
Bảng s ố liệu trên cho thấy: Số lượng hóa đơn DN sử dụng ngày càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về số lượng DN (Trang 43)
Biểu 07: Tình hình thu hồi và thanh hủy hóa đơn tại Chi cụcThuế quận Hà Đông - (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông
i ểu 07: Tình hình thu hồi và thanh hủy hóa đơn tại Chi cụcThuế quận Hà Đông (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w