1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình

21 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 255,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhậpWTO, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhiều mặt, vì vậy hệ thốngNHTM cũng phải có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt,

kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng để có những đóng góp xứngđáng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nói chung vàquá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vàdân doanh nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình hội nhậpnền kinh tế đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đãgóp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho nhiều lĩnh vực sảnxuất, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.Ngành ngân hàng xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trongviệc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả, phát triển kinh tế, tạo tiền đềquan trọng để nước ta hội nhập thành công vào tổ chức thương mại quốc tếWTO

Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong nhữnghoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủyếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗingân hàng, song rủi ro của nó cũng là rất lớn, rủi ro tín dụng cao quá mức sẽhuỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản Do đó, đứng trướcnhững thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập WTO cũng như hội nhậpkinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM ViệtNam đối với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tíndụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM

Từ thực tế trên, NHNo&PTNT Việt Nam đã nâng cao công nghệ vàtrình độ cho cán bộ, mở rộng màng lưới hoạt động kinh doanh trên toàn quốc,trong đó có Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình Ngay sau khi tái lậptỉnh, ngày 01/04/1992 để phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoánông nghiệp nông thôn trên địa bàn, NHNo&PTNT Ninh Bình đã được thànhlập và đi vào hoạt động Từ đó đến nay NHNo&PTNT Ninh Bình đã khôngngừng cố gắng, nỗ lực hoạt động trở thành ngân hàng có màng lưới rộng lớnnhất tỉnh Ninh Bình gòp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh

Hiện nay, em đang được thực tập tại Trụ sở NHNo&PTNT tỉnh NinhBình, có được cơ hội hiểu rõ hơn hoạt động cũng như tổ chức của ngân hàng,

vì vậy em xin có một số báo cáo khái quát về quá trình hình thành phát triển,tình hình hoạt động kinh doanh, mục tiêu trong năm tới và những thông tin cụthể về tình hình tín dụng tại ngân hàng

Trang 2

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

CỦA TỈNH NINH BÌNH 1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội

Tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 1400 Km2 nằm ở cực nam của đồngbằng Bắc Bộ, từ 19,550 - 20,270 vĩ Bắc, 105,320 - 106,100 kinh Đông, xemgiữa lưu vực Sông Hồng và Sông Mã, nối tiếp giáp và ngăn cách giữa miềnBắc và miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ Phía Bắc và Đông Bắcgiáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và BiểnĐông, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá; và cách Hà Nội 90 Km

Về hành chính, tỉnh Ninh Bình gồm: thành phố Ninh Bình là trung tâm,thị xã Tam Điệp và 6 huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên

Mô, Kim Sơn) được chia thành 125 xã, 11 phường, 6 thị trấn Huyện NhoQuan và Thị xã Tam Điệp là vùng đồi núi, Gia Viễn và Yên Mô là vùng bánsơn địa, thành phố Ninh Bình cùng với Yến Khánh, Kim Sơn thuộc vùng đồngbằng ven biển Diện tích đồng bằng chiếm 1/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Về dân số: 905.795 người, mật độ dân số là 654 người/km2, tổng số laođộng là 505.740 người (số liệu năm 2003)

Về giao thông, đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35Kmvới hai nút giao thông chính là Thành phố Ninh Bình và Thị xã Tam Điệp nốivới các đường liên tỉnh số 10, 12, 59 tạo một màng lưới giao thông đường bộrất có lợi thế

1.2 Tình hình phát triển kinh tế.

Ninh Bình là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng cửa ngõ miền Bắc

và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và vănhóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc

Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc Thế mạnh kinh tế của tỉnh là các ngành côngnghiệp xây dựng và du lịch

Trong những năm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ởmức hai con số, năm 2006 GDP tăng 12,6%, năm 2007 tăng 15%; năm 2005chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/64, năm 2006 vươn lên xếp thứ18/64 và năm 2007 xếp thứ 24/64, đứng thứ 5 miền Bắc Năm 2007 thu ngânsách đạt 1140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu trên 1000 tỷ

Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - Xây dựng: 40%,Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 26%, Dịch vụ: 34% Cụ thể:

+ Công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựngnăm 2007 đạt 20,3% Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 22 khu công nghiệp,cụm công nghiệp với diện tích 880 ha, trong đó có các khu công nghiệp lớnnhư: khu công nghiệp Tam Điệp,Ninh Phúc, Gián Khẩu… với tăng trưởngcông nghiệp khá cao, đặc biệt là các công ty xi măng, vật liệu xây dựng:Vinacansai, Duyên Hà Nghề thủ công truyền thống: thêu ren ở Hoa Lư, dệt

Trang 3

chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh, đan lát mây tre ở GiaViễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân - Hoa Lư.

+ Nông nghiệp: Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đadạng nhiều thành phần Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh:vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như dứa thơm,vùng Kim Sơn trồng cây cói, vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú

+ Dịch vụ: Ninh Bình có vị trí thuận lợi cho phát triển lưu thông hànghóa với các địa phương khác Về du lịch: Ninh Bình có điều kiện phát triển đadạng các loại hình dịch vụ du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thểthao… Với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch được xác định

là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Năm năm qua, tỉnh đã phê duyệt 26 dự

án đầu tư đạt gần 3300 tỷ đồng tập trung vào các khu du lịch trọng điểm: Cố

đô Hoa Lư, khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc giaCúc Phương Năm 2007 vừa qua Ninh Bình thu hút gần 1,5 triệu lượt khách

du lịch về tham quan

Trang 4

PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT NINH BÌNH

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Sau khi tái lập tỉnh, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cũng được tách ra từNHNo&PTNT Hà Nam Ninh vào ngày 01 tháng 4 năm 1992, thành lập và đivào hoạt động nhằm phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn trên địa bàn

Từ đó, NHNo&PTNT đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

+ 01/04/1992 đến 31/12/1995: Thời kỳ đầu tái lập tỉnh

có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản theoquy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ vàquyền lợi với NHNN, chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do cam kếtcủa NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình trong phạm vi ủy quyền Từ đó đến nay,NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thànhtốt các nhiệm vụ được giao và góp phần phát triển kinh tế địa phương, nhất làtrong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

2.2 Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình.

+ Về chức năng nhiệm vụ: NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là NHTMNhà nước, thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tếcủa Nhà nước

+ Về phạm vi hoạt động:

- Huy động vốn dưới các hình thức:

Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiềngửi khác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, để huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thốngđốc NHNN chấp thuận

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổchức tín dụng nước ngoài

Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vón

Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN

Trang 5

2 trên địa bàn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà Nước theoluật định NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình tổ chức hạch toán kinh tế, tự chủ vềtài chính theo phân cấp ủy quyền.

2.2 Mô hình tổ chức, màng lưới

Về màng lưới, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình bao gồm các chi nhánh:Văn phòng tỉnh, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng các huyện thịtrong tỉnh (ngân hàng huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Thị xã Ninh Bình,Tam Điệp, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Sông Vân) NHNo&PTNT tỉnhNinh Bình là tổ chức tín dụng lớn nhất trong 6 hệ thống ngân hàng và quấy tíndụng trên địa bàn tỉnh, thể hiện: có mạng lưới rộng khắp các huyện thị trongtỉnh với 36 điểm giao dịch chiếm 45,56% tổng số điểm giao dịch trong tỉnh,nguồn vốn huy động chiếm thị phần 48,99%, dư nợ tiền vay chiếm thị phần43% và số khách hàng tín nhiệm có giao dịch thường xuyên với ngân hàng là82,997%, uy tín của NHno&PTNT tỉnh Ninh Bình ngày càng được nâng cao

Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnhNinh Binh được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Trang 6

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình:

Mỗi phòng có một chức năng, nhiệm vụ riêng tạo thành một tổng thểchung thống nhất phối hợp giải quyết các công việc Sau đây là nhiệm vụ cụthể các phòng ở Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình:

+ Phòng tín dụng:

- Ngiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại kháchhàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mởrộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuấtkhẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục kháchhàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

- Thẩm định và đề suất cho vay các dự án kinh tế theo phân cấp ủyquyền

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trêntheo phân cấp ủy quyền

- Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnước, nước ngoài Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ,

bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệmtrong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề suất giám đốccho phép nhân rộng

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề hướng khắc phục

Ban giám đốc

Phòng

TCHC

Phòng kế toán

Phòng tín dụng

Phòng kế hoạch

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng kho quỹ

Phòng

vi tính

Phòng kiểm soát

Trang 7

- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.

+ Phòng tổ chức hành chính: có hai chức năng là quản lý hành chính vàtham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quyhoạch đào tạo và đề bạt cán bộ

+ Phòng kế toán: Có các chức năng:

- Hạch toán kế toán, lưu trữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theopháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộtài chính và NHNo&PTNT Việt Nam quy định

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xử lý các nhiệm vụ củaphòng có chất lượng và hiệu quả

- Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán của ngân hàng

+ Phòng kế hoạch:

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chínhsách, chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vảo thực tiễn kinhdoanh của ngân hàng liên quan đến nhiệm vụ của ngành

- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tìnhhình hoạt động kinh doanh

- Thực hiện công tác nguồn vốn giúp việc và thực hiện một số nhiệm

vụ khác do Ban giám đốc giao

+ Phòng thanh toán quốc tế: tham mưu cho Ban giám đốc những biệnpháp nâng cao hiệu qua và chất lượng trong công tác thanh toán quốc tế, kinhdoanh dịch vụ ngân hàng, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài

+ Phòng ngân quỹ:

- Quản lý trực tiếp và bảo quản Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán,các ngoại tệ, chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp,cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNo&PTNThiện hành

- Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao cóhiệu quả

+ Phòng kiểm soát: là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ,chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc, có chức năng tham mưucho Giám đốc trong quản lý và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng

+ Phòng vi tính: là phòng mới được thành lập nhằm lưu trữ số liệu,quản lý về thông tin, cập nhật công nghệ cho ngân hàng

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các chi nhánh của các NHTM khácnhư: ngân hàng công thương, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu

tư và phát triển… Đây là thuận lợi cũng là khó khăn thách thức lớn lao choNHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình trong việc cạnh tranh hoạt động Tuy nhiên

Trang 8

trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sang suốt của ban giám đốc và sự phốihợp nhip nhàng, có hiệu quả của các phòng ban nghiệp vụ, sự cố gắng nỗ lựccủa cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã khẳng định được

vị trí, vai trò của mình trên địa bàn và trên toàn hệ thống Đứng vững và pháttriển trong cơ chế mới, chủ động trong kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt độngdịch vụ tiền tệ, ngân hàng thường xuyên tăng cường nâng cao cơ sở vật chất

kỹ thuật, từng bước đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã đạt đượcnhững kết quả tích cực, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và sử dụngvốn cao Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộcông nhân viên, tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc

+ Nguồn vốn phân theo loại tiền:

- Nội tệ: 1.260 tỷ, so với năm 2006 tăng 179 tỷ, tốc độ tăng 16,56%

- Ngoại tệ (quy đôi): 117 tỷ, so với năm 2006 tăng 31 tỷ, tốc độ tăng36,04%

+ Nguốn vốn phân theo thời hạn huy động:

- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng: 512 tỷ, chiếm 37,25% tổngNV

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng: 241 tỷ, chiếm 17,50% tổngNV

- Tiển gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: 623 tỷ, chiếm 45,24% tổng NV+ Nguốn vốn phân theo tính chất huy động vốn:

- Tiền gửi dân cư: 843 tỷ, chiếm 61,22% tổng NV

- Tiền gửi các tổ chức KT - XH: 532 tỷ, chiếm 38,63% tổng NV

Trang 9

- Tiền gửi các TCTD: 2 tỷ, chiếm 0,25% tổng NV

* Những mặt làm được:

- Về nhận thức và trách nhiệm đối với công tác huy động vốn đã đượcnâng lên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết hơn, có nhiều biện pháp vàhình thức huy động vốn hiệu quả trên địa bàn Năm 2007 so với năm 2006,các chi nhánh đếu có số dư nguồn vốn huy động tăng

- Không ngừng đổi mới và nâng cao ý thức tác phong giao dịch của cán

bộ công nhân viên trong đơn vị, tích cực huy động nguồn vốn từ dân cư vàcác nguồn vốn ổn định Trong năm 2007, ngân hàng đã chủ động triển khaicác đợt huy động vốn ngắn hạn đạt kết quả tốt

- Huy động nguồn tiền gửi dân cư đạt kết quả khá, số dư đạt 843 tỷ, sovới năm 2006 tăng 155 tỷ, tốc độ tăng 22,53%, tăng cao hơn bình quân chung,

- Thị phần nguồn vốn vẫn chiếm chủ yếu trên địa bàn (47,7%) nhưnggiảm so với năm 2006 (51,9), tất cả các chi nhánh đều trong tình trạng thiếuvốn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chủ động mở rộng tín dụng trên địa bàn

* Nguyên nhân của tồn tại:

- Sự biến động của giá vàng, ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao(12,63%) và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đãảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng, nên công tác huy động vốn gặp nhiềukhó khăn

- Trên địa bàn tỉnh, các NHTM và TCTD khác ngày càng phat triển cả

về quy mô lẫn phạm vi hoạt động, các tổ chức phi ngân hàng cũng đẩy mạnhhuy động vốn, nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến thị phần, thịtrường huy động vốn bị chia xẻ, các ngân hàng cổ phần và quỹ tín dụng nhândân luôn huy động vốn với lãi xuất cao hơn

Trang 10

- Địa phương liên tục bán đấu giá quyền sử dụng đất từ tỉnh đến huyệnthị, do đó có một lượng tiền nhần rỗi chuyển sang đầu tư đất.

- Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan nữa là công tác tiếp thị, tuyêntruyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn còn hạn chế; vẫn còn cán bộthiếu ý thức trách nhiệm trong công tác huy động vốn, chưa nhiệt tình, có tưtưởng ỷ lại

- Nội tệ: 2.953 tỷ, tăng so với năm 2006 579 tỷ, tốc độ tăng 24,39%

- Ngoại tệ (quy đổi): 122 tỷ, tăng so với năm 2006 là 80 tỷ, tốc độ tăng90,47%

+ Dư nợ phân theo thời gian cho vay:

- Dư nợ ngắn hạn: 1.912 tỷ, chiếm 62,19% tổng dư nợ

- Dư nợ trung hạn: 738 tỷ, chiếm 23,82% tổng dư nợ

- Dư nợ dài hạn: 425 tỷ, chiếm 13,82% tổng dư nợ

+ Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

- Dư nợ Doanh nghiệp nhà nước: 5 tỷ, chiếm 0,16% tổng dư nợ

- Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.434 tỷ, chiếm 46,62% tổng

dư nợ

- Dư nợ Hợp tác xã: 1 tỷ, chiếm 0,03% tổng dư nợ

- Dư nợ Hộ gia đình, cá nhân: 1.636 tỷ, chiếm 53,18% tổng dư nợ

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề suất giám đốc  cho phép nhân rộng. - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
y dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề suất giám đốc cho phép nhân rộng (Trang 6)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động  của Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình: - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình: (Trang 6)
Bảng tổng hợp nguồn vốn: - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Bảng t ổng hợp nguồn vốn: (Trang 8)
Bảng tổng hợp dư nợ - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Bảng t ổng hợp dư nợ (Trang 10)
Bảng thống kê nợ xấu năm 2007: - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Bảng th ống kê nợ xấu năm 2007: (Trang 10)
Bảng kết quả tài chính: - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Bảng k ết quả tài chính: (Trang 12)
Bảng kết quả tài chính: - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Bảng k ết quả tài chính: (Trang 12)
Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình - Hoạt động tín dụng Tại Trụ sở ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Ninh Bình
Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w