1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang

80 461 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 870 KB

Nội dung

32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang

Trang 1

NHTM là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các công ty, xí nghiệp,TCKT, tổ chức đoàn thể và các cá nhân,… bằng việc nhận tiền gửi các loại,… chovay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.

Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng nêu rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chứctín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan”

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã nói: “Ngân hàng thương mại lànhững xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của côngchúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên

đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọngvào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà cácnguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cóthể cho vay phát triển kinh tế

Từ đó có thể nói bản chất của NHTM thể hiện qua các điểm sau:

- NHTM là một TCKT, một doanh nghiệp;

- NHTM hoạt động mang tính chất kinh doanh

Trang 2

1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM:

1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn và tài sản nợ:

Nghiệp vụ HĐV là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàngcũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, NHTM được sử dụng những biệnpháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhànrỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế Kết quảcủa nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinhtế

1.1.2.2 Cấp tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ sử dụng vốn):

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất,quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM Đây là các nghiệp vụ cấuthành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có ngân hàng

1.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng:

- Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thẻ ATM,thẻ tín dụng,…);

- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý;

Trang 3

Theo góc độ nghiên cứu của đề tài, tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủthể cho vay – bên giao giá trị (Ngân hàng) và chủ thể đi vay - bên nhận giá trị (các

tổ chức, cá nhân) Trong đó bên cho vay chuyển giá trị tài sản là tiền cho bên đi vay

sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định đã thoả thuận Bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi vay (chi phí mua quyền sử dụng tiền tệ)cho bên cho vay Phạm trù tín dụng gắn liền với sản xuất, lưu thông hàng hoá, ở đâu

có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có tín dụng tồn tại và sự vận động của nóluôn mang tính chất động lực của các quan hệ kinh tế

1.2.1.2 Chức năng của tín dụng:

- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế:

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồnvốn tiền tệ trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụngnhằm phát triển nền kinh tế

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõicủa tín dụng

+ Tập trung vốn tiền tệ: Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các

nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốnbằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội

+ Phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó là sự

chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu củasản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyêntắc hoàn trả Vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, thúcđẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả

Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phầnlớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huyđộng và sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụngvốn trong toàn xã hội tăng

Trang 4

- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiềnmặt và chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:

+ Hoạt động tín dụng, trước hết nó tạo điều kiện cho sự ra đời của các công

cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, cácphương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… cho phép thaythế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trướcđây và tiền giấy hiện nay) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền,đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền …

+ Với hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra mộtkhả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàngdưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán quangân hàng ngày càng mở rộng, vừa thúc đẩy quá trình ấy, vừa tạo điều kiện cho nềnkinh tế - xã hội phát triển

+ Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hộiđược huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ

có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội

- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:

Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên Sự vận độngcủa vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hànghóa, chi phí trong các xí nghiệp, các TCKT Vì vậy qua đó tín dụng không những làtấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thựchiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực lãngphí, vi phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

1.2.1.3 Các hình thức tín dụng:

- Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các

chủ thể sản xuất kinh doanh trên cơ sở tín nhiệm và được thể hiện dưới hình thứcmua bán chịu hàng hoá lẫn nhau

Trang 5

- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể

kinh tế, các cá nhân trong xã hội

- Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước

với các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó chủ yếu nhà nước đứng ra HĐVcủa các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì mục đíchchung của toàn xã hội

- Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụng giữa các Chính phủ,

các tổ chức tài chính tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhaunhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước

1.2.2 Tín dụng ngân hàng:

1.2.2.1 Phân loại tín dụng ngân hàng:

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa theomột số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề đểthiết lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD Phânloại tín dụng dựa vào các căn cứ sau:

- Dựa vào mục đích vay: Bao gồm: Cho vay bất động sản; Cho vay công

nghiệp và thương mại; Cho vay các định chế tài chính; Cho vay cá nhân; Cho thuêcủa các định chế tài chính; Cho vay khác;

- Dựa vào thời gian cho vay: Bao gồm: Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung

hạn; Cho vay dài hạn

- Dựa vào mức độ tín nhiệm: Bao gồm: Cho vay không có bảo đảm bằng tài

sản; Cho vay có bảo đảm bằng tài sản

- Dựa vào xuất xứ tín dụng: Cho vay trực tiếp; Cho vay gián tiếp.

1.2.2.2 Các phương thức cho vay:

Theo Điều 16 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước “V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng”, các Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay đểlựa chọn phương thức cho vay cho phù hợp Các phương thức cho vay theo Quyếtđịnh bao gồm:

Trang 6

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực

hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định

và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để

thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu

tư phục vụ đời sống

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự

án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Việc cho vayhợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của tổchức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm

bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng

dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ

chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay pháthành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quiđịnh của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụngthẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanhtoán của khách hàng phù hợp với các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà

Trang 7

nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán.

- Các phương thức cho vay khác: mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy

định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặcđiểm của khách hàng vay

1.2.3 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế:

Nói đến vai trò của tín dụng là nói đến sự tác động của nó đối với nền kinh tế

xã hội Vì thế, điều này bao gồm cả vai trò tích cực và tiêu cực Chẳng hạn, nếu đểtín dụng tăng trưởng “nóng” sẽ dễ dẫn đến lạm phát cao, ảnh hưởng đến đời sốngkinh tế - xã hội Xét về mặt tích cực hoạt động tín dụng có các vai trò như sau:

 Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển:

Hoạt động tín dụng đã giải quyết được mâu thuẫn trong quá trình tuần hoàn

và chu chuyển vốn tiền tệ, trở thành cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, đáp ứng nhucầu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đáp ứng nhu cầuvốn để đầu tư cho xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá pháttriển

đó hoạt động tín dụng ngày càng thu hút thêm nhiều lao động của xã hội góp phần

ổn định trật tự xã hội

Trang 8

Ngoài ra hoạt động tín dụng còn phát triển, mở rộng ra phạm vi quốc tế nêngóp phần mở rộng và phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưuquốc tế.

1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM:

Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả vàchi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả có thể được tiếp cận từ nhiều góc độkhác nhau Theo phạm vi tác dụng trong xã hội, hiệu quả được chia thành hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội Trong đó, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánhquan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp mà ngân hàng phải bỏ

ra để đạt được kết quả đó

Hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh củacác tổ chức kinh tế và dân cư (gọi chung là khách hàng) để thực hiện các dự án,phương án sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Nếu dự

án, phương án sử dụng vốn của khách hàng có chất lượng kém, sản phẩm làm rakhông tiêu thụ được, hoạt động kinh doanh thua lỗ,… sẽ dẫn đến không có khả nănghoàn trả vốn vay cho ngân hàng, rủi ro mất vốn có khả năng xảy ra, tức là hoạt độngtín dụng của ngân hàng không có hiệu quả và ngược lại Do vậy, hiệu quả hoạt độngtín dụng của ngân hàng gắn liền với chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng Chất lượngtín dụng càng tốt thì rủi ro tín dụng càng ít và hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao

và ngược lại

1.3.1 Chất lượng tín dụng của NHTM:

1.3.1.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó

có nội dung quan trọng và có tính lượng hóa nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư

nợ Theo quan điểm thông thường của các NHTM Việt Nam và trong một số trườnghợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ nói đến tỷ lệ giữa

nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng kém

và ngược lại Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi

Trang 9

trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức 5%thì chất lượng tín dụng được xem là có vấn đề.

Như đã trình bày ở phần mở đầu, hoạt động cho vay là hoạt động chính tronghoạt động tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung vàCN.NHCT.KG nói riêng, nó chi phối gần như toàn bộ hoạt động tín dụng của ngânhàng Do đó, toàn bộ phần nghiên cứu hoạt động tín dụng của CN.NHCT.KG chỉtập trung nghiên cứu hoạt động cho vay, và sẽ được hiểu xuyên suốt trong các phầntrình bày sau này của luận văn

1.3.1.2 Một số quy định về chất lượng tín dụng liên quan đến hiệu quả hoạt động tín dụng:

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập

và sử dụng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” vàQuyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 “V/v sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005” thì dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng được chialàm 05 nhóm, cụ thể:

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cònlại;

- Đối với các khoản nợ quá hạn, khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bịquá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạntrả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung vàdài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ

nợ gốc và lãi bị quá hạn

Trang 10

- Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng trả đầy đủ nợgốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06)tháng, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ

nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2 theo quy định

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năngtrả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Trang 11

Ngoài những quy định phân loại nợ như trên, Tổ chức tín dụng còn phảichuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

- Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phânloại vào cùng một nhóm nợ Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại

tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định phânloại nêu trên vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phảiphân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó

- Đối với các khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phảithực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định nêu trên vàphải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợpvốn Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ kháctại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ khôngcùng nhóm nợ của các khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phânloại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cảphần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chứctín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phânloại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn

- Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vàocác nhóm theo quy định phân loại nợ nêu trên vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theođánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinhdoanh của khách hàng;

+ Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vàonhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);

+ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năngthanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bịsuy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;

Trang 12

+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tinchính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của kháchhàng.

Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 sửa đổi, bổ sungQuyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước không chỉ dựa vào tiêu chí thời gian quáhạn mà còn dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay Điều đó cho thấy Ngân hàng Nhànước muốn các NHTM phải đánh giá thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vayhay nói chính xác là đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của mình để dầnsớm phù hợp với những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

1.3.1.3 Chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng:

a Đối với NHTM:

* Khái niệm nợ quá hạn: Đến thời điểm trả nợ gốc và/hoặc lãi đã được thỏa

thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng mà khách hàng khôngtrả nợ đúng hạn hoặc không được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợthì toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng là NQH

* Khái niệm nợ xấu:

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu NQH để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngânhàng thì sẽ không chính xác Vì vậy Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi Quyếtđịnh 493 của Ngân hàng Nhà nước ra đời, Ban hành quy định về phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD đãđánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các TCTD và dần tiếp cận theothông lệ quốc tế Theo những Quyết định trên thì dư nợ của các TCTD được chialàm 05 nhóm, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo cách phân loại nợ như đãnêu ở phần trên

*Tỷ lệ nợ xấu: Được xác định theo công thức sau:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = - x 100%  5%

Tổng dư nợ

Trang 13

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của cácTCTD Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại Nếu

tỷ lệ nợ xấu ≤ 5% thì chất lượng tín dụng xem như bình thường, càng nhỏ hơn 5%

càng tốt Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 5% thì chất lượng tín dụng đang cóvấn đề

* Vòng quay vốn tín dụng:

Doanh số thu nợVòng quay tín dụng = -

Dư nợ bình quânVòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của khách hàngvay vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn tíndụng cho nền kinh tế Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốntín dụng nhanh, tình hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí đượcnhiều hơn

b Đối với nền kinh tế:

Chất lượng tín dụng gắn liền với quá trình và hiệu quả sử dụng vốn tín dụngcủa các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung Doanh nghiệp, cánhân sử dụng đồng vốn tín dụng mà ngân hàng đầu tư có hiệu quả sẽ góp phần thúcđẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sốngkinh tế - xã hội ổn định, lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa phát triển bìnhthường, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát

c Đối với cá nhân, doanh nghiệp vay vốn: Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng

vốn vay có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xãhội, thực hiện dúng cam kết trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng, góp phầnlàm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà thúc đẩy sựphát triển của doanh nghiệp về mọi lĩnh vực

Trang 14

1.3.1.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng:

Tăng trưởng tín dụng thông thường được hiểu là sự gia tăng về mặt lượngcủa tín dụng như dư nợ cho vay trong một thời kỳ nhất định

Tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng(lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng) có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qualại với nhau tuân thủ theo quy luật lượng chất, nói cách khác trong một hoàn cảnhkinh tế - xã hội cụ thể để đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng và hiệu quảnhư mong muốn thì phải duy trì mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá một giớihạn nào đó, nếu tăng trưởng tín dụng “quá nóng” sẽ có nguy cơ tiềm ẩn làm giảmchất lượng tín dụng từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thua

lỗ là điều không thể tránh khỏi

1.3.2 Rủi ro tín dụng:

1.3.2.1 Khái niệm về RRTD:

A.Saunders và H.Lange định nghĩa: “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dựtính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về

cả số lượng và thời gian” Timothy W.Koch cho rằng: “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩncủa thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanhtoán hay thanh toán trễ hạn”

RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện, hoặc không

có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Vậy RRTD là những thiệt hại kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do kháchhàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi hoặc khônghoàn trả được nợ vay của ngân hàng do các nguyên nhân chủ quan hoặc kháchquan RRTD gây tổn thất về tài chính cho NHTM, đó là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua

lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản

Trang 15

Biểu hiện của RRTD:

- Khách hàng vay vốn không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ

a Rủi ro giao dịch (Transaction risk):

Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giaodịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

- Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảmbảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo

- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản cho vay có vấn đề

b Rủi ro danh mục (Portfolio risk):

Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại:Rủi

ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk)

- Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn

- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiềuđối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng

Trang 16

một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùngmột loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.3.2.3 Nguyên nhân của RRTD:

Nguyên nhân gây ra RRTD rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau Một cách phân loại được nhiều ngân hàng thừa nhận là phân tích nguyênnhân gây ra từ phía người cho vay và người đi vay

a Những nguyên nhân từ phía các NHTM có thể bao gồm:

- Không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay;

- Chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tíchkhách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xétphân tích còn hạn chế, chưa chính xác;

- Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như: việc xác định hạnmức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu làtín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn;

- Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời

để xem xét, phân tích hoặc phân tích thông tin không đầy đủ trước khi cấp tín dụng;

- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độnghiệp vụ Hoặc do vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ của cán bộ của các NHTM

b Các nguyên nhân từ phía khách hàng:

Các nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng vay vốn không trả được nợ chongân hàng có rất nhiều, có thể sắp xếp theo hai nhóm như sau:

* Nhóm nguyên nhân khách quan: Là những tác động ngoài ý muốn củakhách hàng, như do thiên tai, hỏa hoạn; do sự ổn định của các chính sách kinh tếchưa chắc chắn, thay đổi đột ngột chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch;

do hành lang pháp lý chưa phù hợp; do biến động của thị trường trong và ngoàinước, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi

* Nhóm nguyên nhân chủ quan: Là nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng.Trước hết là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh còn rất ít so với nhu cầu Nănglực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối tác, bạn hàng làm

Trang 17

ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất không đủ khảnăng tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao Trong đó, cũng phải kể đến nguyênnhân thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.

c Các nguyên nhân từ bên ngoài:

Do tính dễ thay dổi của các nhân tố rủi ro; do tính không ổn định ngày càngtăng của thị trường tài chính;do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngânhàng; do sự can thiệp của chính quyền địa phương,…

1.3.2.4 Ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội:

Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bảncủa ngân hàng Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danhmục tín dụng Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra RRTD không chỉ gâythiệt hại trực tiếp cho ngân hàng cho vay mà còn thiệt hại đối với cả nền kinh tế:

- RRTD sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng Nó làm mất vốn khi chovay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận,…

- RRTD làm suy giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và

có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng Một ngân hàng làm ăn thua lỗ làm chokhả năng thanh khoản kém có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt củakhách hàng, và phá sản là con đường tất yếu

- RRTD khiến ngân hàng bị thua lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến ngườigửi tiền vào ngân hàng, doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn,… làm chonền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạntrật tự xã hội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đỗ của hàng loạt các ngân hàng trongnước, trong khu vực

- Hơn nữa, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàngloạt các ngân hàng khác và làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế

- Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong điềukiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốcgia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, mối liên hệ về tiền

Trang 18

tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên RRTD tại một nước luôn ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan Thực tế đã chứng minh quacuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tàichính Nam Mỹ (2001-2002).

1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng:

Hiệu quả hoạt động tín dụng thường được đánh giá ở ba góc độ: đối với ngânhàng, đối với nền kinh tế và đối với người đi vay

1.3.3.1 Đối với ngân hàng:

Ở nước ta hiện nay, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ tạo nguồn thu lớn nhấttrong hoạt động chung của các ngân hàng Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụng góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động ngân hàng ngàycàng phát triển hơn đồng thời cũng làm tăng thêm thu nhập của cán bộ nhân viên

1.3.3.2 Đối với nền kinh tế:

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn để phát triển sản xuất,kinh doanh,… của nền kinh tế là rất lớn Ngoài kênh HĐV để đáp ứng nhu cầu nàynhư thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, các quỹ hỗ trợ,… thì nguồn vốn tíndụng của ngân hàng được xem là nguồn vốn chủ yếu và không thể thiếu Cấp tíndụng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hiệu quả củahoạt động tín dụng ngân hàng có quan hệ trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh

tế Nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế là nói đến mức độ đạt được của các mụctiêu kinh tế - xã hội như: tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người,tình hình thu- chi ngân sách, tốc độ tăng trưởng HĐV, tốc độ tăng trưởng tín dụng,chất lượng đầu tư tín dụng, chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp Chất lượng tăngtrưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố từ hoạt động tíndụng ngân hàng có vai trò rất lớn Khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế,người ta thường đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ

số lạm phát Hiệu quả của đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chính là kinh tế tăngtrưởng, sức mua của đồng tiền ngày càng ổn định, nâng cao mức sống xã hội, tạo

Trang 19

công ăn việc làm cho người lao động thông qua việc đầu tư vốn cho các tổ chức và

cá nhân nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội

1.3.3.3 Đối với người đi vay:

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn bó với hoạt động sản xuất kinhdoanh và các nhu cầu về đời sống của khách hàng thông qua các nghiệp vụ HĐV,cho vay, thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ khác Với chức năng thu hút các nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng là một hình thức đầu tư vốnkhá an toàn, mức sinh lời tương đối chấp nhận được đối với những người có nhucầu tiết kiệm và hưởng lãi Với chức năng cho vay, tín dụng ngân hàng đáp ứng vốnkịp thời và hợp lý cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm thànhcông các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất,cung cấp cho người tiêu dùng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ mới lạ, tiện ích,chất lượng cao, từ đó phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng ngànhhàng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động Mục tiêu cuối cùng làngười vay tiền sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mứcsinh lợi của đồng vốn vay ngân hàng lớn hơn lãi suất tiền gởi tiết kiệm, đời sốngcủa mọi người được nâng cao

Kết luận Chương I: Hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM gắn liền

với chất lượng và rủi ro tín dụng Việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối vớihoạt động của các NHTM có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến sự tăngtrưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt độngkinh doanh có lãi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giữ vững mối liên hệgiữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.Với ý nghĩa đó, cần phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngcủa các NHTM trong nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đặt ra cho

hệ thống NHTM

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG

2.1 TỈNH KIÊN GIANG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CÙNG VỚI CẢ NƯỚC:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý:

Kiên Giang là tỉnh ở cực Tây Nam của Tổ Quốc, nằm trong vùng đồng bằngSông Cửu Long, nằm ở tọa độ từ 104o40’ đến 105o32’40” kinh độ Đông và

9o23’50” đến 10o32’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền) Phía Đông và Đông Nam giápcác tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giápVịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 Km và phía Bắc giáp Campuchia với đường biêngiới đất liền dài 56,8 Km Vùng biển có hai huyện đảo (Kiên Hải và Phú Quốc) vớihơn 100 hòn đảo lớn nhỏ

Khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không

có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 – 27,5oC), ánhsáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng Đồngthời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở do cócảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn

2.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh:

- Tài nguyên thủy sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng,phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quý như: Đồi mồi, hảisâm, ngọc trai, bào ngư,… Kiên Giang có 200Km bờ biển với ngư trường khai thácthủy sản rộng 63.000Km2, trữ lượng khoảng 464.660 tấn và vùng biển Đông có trữlượng trên 611.000 tấn, rất thuận lợi cho ngành khai thác và chế biến, đặc biệt lànước mắm, một sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước với thương hiệu Phú Quốc

- Tài nguyên khoáng sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào ởvùng đồng bằng Sông Cửu Long Hiện tại đã xác định được 152 điểm quặng và mỏcủa 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như:

Trang 21

+ Nhóm nhiên liệu: than bùn

+ Nhóm phi kim: đá vôi, đá xây dựng, đất sét,…

+ Nhóm kim loại: sắt, laterit sắt,…

+ Nhóm bán đá quý: huyền thạch anh – opal,…

Chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, ximăng Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữlượng khai thác là 245 triệu tấn Với nguyên liệu này đủ để sản xuất 2,8 – 3 triệu tấnClinker/năm trong thời gian trên 50 năm

- Du lịch: Du lịch Kiên Giang tiềm tàng nhiều tiềm năng chưa được khai tháchoặc khai thác chưa đúng mức Cụ thể: Hà Tiên được xem Hạ Long thứ 2 Đảo PhúQuốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam được xem là hòn đảo ngọc Hiện nay, tốc độ tăngtrưởng du lịch của Phú Quốc được coi là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trởlên so với năm trước đó

- Giao thông: Kiên Giang có hệ thống giao thông nối với hệ thống đường bộ,đường thủy và hàng không quốc gia Kiên Giang là một trong hai tỉnh có 02 sân bayhoạt động (Sân bay Rạch Giá và Phú Quốc)

Chính phủ đã ưu tiên đầu tư xây dựng một số công trình đi qua hoặc kế cậntỉnh Kiên Giang như: nâng cấp mở rộng 5 quốc lộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vàđường Xuyên Á; Nạo vét, mở rộng tuyến đường thủy từ TP.HCM đến Kiên Lương;Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới sân bay Phú Quốc và Rạch Giá Đặc biệt là sânbay Phú Quốc sẽ trở thành sân bay quốc tế

2.2 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHCT.VN VÀ CN.NHCT.KG:

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHCT.VN:

NHCT.VN là một trong những NHTM Nhà nước lớn nhất của Việt Nam,thành lập năm 1988 và được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt TheoQuyết định số 196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của NHCT.VN được đổi thành Vietnam

Trang 22

Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank (tên giao dịch cũ là Industrialand Commercial Bank of Vietnam, viết tắt là Incombank)

NHCT.VN có hệ thống mạng lưới gồm 2 Sở giao dịch, 02 văn phòng đạidiện, 137 Chi nhánh, 158 phòng giao dịch, 144 điểm giao dịch, 287 quỹ tiết kiệm vàhơn 500 “ngân hàng giao dịch tự động” (ATM), 01 Trung tâm đào tạo, 01 Trungtâm Công nghệ Thông tin ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thương mạitrong cả nước, luôn là địa chỉ thuận tiện và đáng tin cậy của cả người gởi tiền, người

đi vay và người sử dụng các dịch vụ Ngân hàng Ngoài ra, NHCT.VN còn là chủ sởhữu, cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Namnhư: Công ty Chứng khoán NHCT, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công

ty cho thuê tài chính NHCT, Công ty Liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT, Công

ty liên doanh cho thuê tài chính quốc tế (VILC), Liên doanh Ngân hàng Indovina,Liên doanh với NHTM cổ phần Sài gòn Công thương… Với quy mô này,NHCT.VN trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam NHCT.VNcũng đã thiết lập quan hệ đại lý với 735 ngân hàng trên toàn thế giới, là thành viêncủa Hiệp hội ngân hàng châu Á, thành viên của hệ thống thẻ Visa, Master và Hiệphội tài chính viễn thông toàn cầu (SWIFT)

Trong suốt thời gian qua, NHCT.VN đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện,phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằmđáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thịtrường Đây cũng là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào hoạtđộng; là ngân hàng có cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, chủđộng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế Các sản phẩm dịch vụ của NHCT như:chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, cho vay doanh nghiệp, cho vay du học,cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình, đã được đông đảo khách hàng lựa chọn.Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của NHCT đã thu hút được sự quan tâm của nhiềukhách hàng

Đặc biệt, NHCT cũng đã đầu tư tín dụng và ký hợp đồng hợp tác toàn diệnvới một số ngành công nghiệp mũi nhọn, các tập đoàn và Tổng Công ty lớn như:

Trang 23

Ngành điện, Ngành xi măng, Ngành dầu khí, Ngành đóng tàu, Ngành dệt may, Tậpđoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông và khoảng 66 TổngCông ty Nhà nước

Các hình thức đầu tư tín dụng cũng ngày càng được mở rộng và phát triểnnhư: cho vay nội tệ, ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng thuê mua,tín dụng uỷ thác, tín dụng theo dự án

Với những kết quả đạt được, NHCT.VN xứng đáng nhận được nhiều giảithưởng lớn của Việt Nam như: giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” cho sản phẩmthanh toán điện tử năm 2003, giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trongthanh toán quốc tế 2003/2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng và giảithưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam" năm 2004 và năm 2005, 2006 trong đó năm

2005 và 2006 đạt Topten; giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2004, 2005 chothương hiệu NHCT; Giải thưởng "Thương hiệu cạnh tranh 2006" do Cục Sở hữu trítuệ trao tặng; Giải thưởng "Ngọn Hải đăng" năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệpvừa và nhỏ trao tặng; Giải "Cầu vàng" 2007 do Phòng Thương mại và Công nghiệp

VN và Hiệp hội DNVVN tổ chức bình chọn, Giải "Cúp vàng Thương hiệu và nhãnhiệu" năm 2007,…tin tưởng NHCT.VN sẽ phát triển toàn diện để vững bước hộinhập

Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động của NHCT.VN có thể đượcchia thành 03 giai đoạn sau:

- Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990): Trong giai đoạnnày, NHCT Trung ương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý như một liên hiệp Xínghiệp đặc biệt, các Chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập

- Giai đoạn thứ hai (từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1996): Sau khi Pháp lệnhNgân hàng có hiệu lực thi hành (10/1990), theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), NHCT.VN mớithực sự trở thành một NHTM có chức năng kinh doanh tiền tệ Mô hình tổ chứckinh doanh được định hình rõ: NHCT.VN là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà

Trang 24

nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có các Chi nhánh là các đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc.

- Giai đoạn thứ ba (từ tháng 9/1996 đến nay): Theo mô hình Tổng Công tyNhà nước, NHCT.VN được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi TổngGiám đốc, có các Chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (Chinhánh cấp I)

Khi mới thành lập, Chi nhánh NHCT đã gặp nhiều khó khăn bởi hình thành

từ NHNN thị xã Rạch Giá, một ngân hàng hoạt động trong cơ chế bao cấp với sốlượng CBCNV đông, kiến thức về kinh doanh chưa có, nếp nghĩ và phong cách làmviệc của đại bộ phận CBCNV còn hạn hẹp, cũ kỹ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèonàn, cơ chế và quy chế quản lý chưa đồng bộ,… Song, để hòa nhập vào công cuộcđổi mới của đất nước và của toàn ngành ngân hàng, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo củaNHCT.VN, của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Chi bộ, Ban giám đốc vàtập thể CBCNV của CN.NHCT.KG đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấnđấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế địa phương vàgóp phần cùng cả nước tiến vào công cuộc đổi mới

Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay CN.NHCT.KG đã thực hiện được vaitrò, vị trí của một NHTM quốc doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Hiện tại Chinhánh đã có mạng lưới hoạt động tương đối rộng, tập trung ở các vùng kinh tế trọngđiểm của tỉnh; hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuậtđược trang bị và cải tiến phù hợp với yêu cầu kinh doanh Một trong nhiều thànhtích mà Chi nhánh đã đạt được và được Nhà nước ghi nhận đó là:

Trang 25

- Nhiều năm liền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằngkhen.

- Năm 1995, được Chủ tịch nước tặng hưởng Huân chương lao động hạng 3

- Năm 1998, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2,Giám đốc Chi nhánh được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, Phó giámđốc được tặng thưởng bằng khen của Chính phủ

2.2.3 Bộ máy tổ chức và quản lý của CN.NHCT.KG:

2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức:

a Mô hình tổ chức:

- Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

- 06 Phòng/Tổ nghiệp vụ: Phòng Khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệKho quỹ, Phòng Tổ chức – Hành chính, Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Tổ điệntoán

- 06 Phòng giao dịch trực thuộc: Số 4, Rạch Sỏi, Bến Nhứt, Kiên Lương, HàTiên, Phú Quốc

Riêng phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ do NHCT.VN quản lý và chi trảlương

Trang 26

PhòngKhách hàng

Tổ QLRR

và Nợ

có vấn đề

Phòng

Tổ chức Hành chính

Tổ điện toán

PGD

Số 4

PGD Rạch Sỏi

PGD

Hà Tiên

PGD Kiên Lương

PGD Bến Nhứt

PGD

Phú

Quốc

Trang 27

c Phòng khách hàng:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằngVND & ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sảnphẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.VN.Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

d Phòng kế toán:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cácnghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộtại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,

xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giaodịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định củaNhà nước và NHCT.VN Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụngcác sản phẩm ngân hàng

e Phòng tiền tệ - kho quỹ:

Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lýquỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT.VN Ứng và thu tiền cho cácPhòng giao dịch và giao dịch viên Phòng kế toán, thu chi tiền mặt cho các kháchhàng có thu, chi tiền mặt lớn

f Phòng Tổ chức - Hành chính:

Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chứccán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước vàquy định của NHCT.VN Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạtđộng kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tài sảnChi nhánh

g Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề:

Tổ Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chinhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danhmục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng

Trang 28

Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàngtheo chỉ đạo của NHCT.VN Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ cóvấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu), quản

lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thuhồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đãđược xử lý rủi ro

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CN.NHCT.KG:

2.3.1 Quy định cho vay đối với khách hàng của NHCT.VN:

Trên cơ sở quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng banhành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc NHNN.VN, NHCT.VN đã cụ thể hóa quy chế ấy bằng việc ban hành nhữngquy định cho vay áp dụng cho các đối tượng khác nhau Cụ thể:

- Quy định về cho vay tiêu dùng ban hành kèm theo Quyết định số HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN;

066/QĐ Quy định cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với

cá nhân, hộ gia đình ban hành kèm theo Quyết định số 067/QĐ-HĐQT-NHCT19ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN;

- Quy định cho vay đối với các TCKT ban hành kèm theo Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN

Đối tượng vay vốn quy định cụ thể đối với các loại hình cho vay phù hợptheo các Quyết định trên nhưng nói chung quy định cho vay đối với khách hàngtrong hệ thống NHCT.VN thì:

Trang 29

 Nguyên tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của NHCT phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng

 Điều kiện vay vốn:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo qui định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết

- Có dự án đâu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp vớiquy định của pháp luật

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ

và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Thời hạn cho vay:

Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay: Đề nghị và khả năng trả

nợ của khách hàng; chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng; thời hạn thu hồivốn của dự án; thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lậphoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; khả năng nguồn vốn của NHCT

 Lãi suất cho vay:

- NHCV công bố biểu lãi suất cho vay và các loại phí cho khách hàng biết

- Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng vay được xácđịnh theo nguyên tắc: không được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng Giám đốc quyđịnh trong từng thời kỳ; tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từngkhoản vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp đảm bảo tiềnvay và mức độ tín nhiệm của khách hàng…, đảm bảo trang trải đủ chi phí HĐV, chiphí quản lý khoản vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi; đối với cho vay trung dài hạn

áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, được điều chỉnh theo kỳ hạn của lãi suất cơ sở

Trang 30

nhưng tối đa không quá 12 tháng NHCT.VN quy định về việc xác định lãi suất chovay như sau:

Lãi suất

cho vay =

Lãi suấtbình quânđầu vào

+ Chi phíquản lý +

Phần bù đắprủi ro +

Mức lợinhuận dựkiếnNHCT và khách hàng thỏa thuận, ghi vào HĐTD mức và cách tính lãi suấtcho vay trong hạn, lãi suất phạt quá hạn, phí liên quan đến hoạt động cho vay theoquy định hiện hành của NHCT

2.3.2 Tóm tắt quy trình tín dụng tại NHCT:

Quy trình cho vay tại NHCT gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao

gửi hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro (nếu có)

 Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ;

 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn;

 Khai thác thông tin từ CIC;

 Gửi hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro (nếu có)

Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm

định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định

2.1 Thẩm định/tái thẩm định và lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định

 Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn: Chấm điểm và xếp hạng tíndụng khách hàng

 Thẩm định/tái thẩm định phương án/dự án vay vốn;

 Thẩm định/tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay;

 Xác định lãi suất cho vay;

 Lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định

2.2 Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định

 Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm địnhcủa CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếuhoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có);

Trang 31

 Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đềxuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩm quyềnquyết định cho vay;

 Trình duyệt tờ trình:

- Tờ trình thẩm định cùng các hồ sơ có liên quan đến khoản vay theo quyđịnh lên người có thẩm quyền quyết định cho vay; hoặc chuyển một bản sao tờ trìnhthẩm định/tái thẩm định và hồ sơ khoản vay cho Phòng/Tổ quản lý RRTD để thựchiện thẩm định RRTD độc lập (trường hợp phải thẩm định RRTD theo quy định củaTổng giám đốc NHCT.VN hoặc khi người có thẩm quyền quyết định cho vay yêucầu)

- Trường hợp khoản vay phải trình hội đồng tín dụng cơ sở, sau khi nhậnđược báo cáo thẩm định rủi ro, lãnh đạo phòng Khách hàng với vai trò là thư ký hộiđồng tín dụng có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồngtheo quy định của quy chế hội đồng tín dụng

Bước 3: Xét duyệt khoản vay

Bước 4: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận

- Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm theo bản sao tờ trình thẩm định đã có

ý kiến của người có thẩm quyền quyết định sang phòng/tổ QLRR (đối với trườnghợp đã được thẩm định RRTD độc lập)

 Cán bộ quản lý rủi ro: Nghiên cứu dự thảo hợp đồng để phát hiện RRTD,

dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng

Trang 32

 Lãnh đạo phòng/tổ QLRR: Kiểm soát, ký tắt từng trang và ký văn bảntham gia ý kiến về RRTD của dự thảo hợp đồng gửi lại phòng Khách hàng.

- Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có):

 CBTD: chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản có liên quan (nếucó) sau khi có ý kiến tham gia của Phòng/Tổ QLRR và các phòng ban, cá nhân cóliên quan, trình lãnh đạo Phòng khách hàng Trường hợp có ý kiến không thốngnhất với ý kiến tham gia của các phòng ban liên quan, CBTD tổng hợp ý kiến báocáo lãnh đạo phòng xem xét, trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng quyếtđịnh

 Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã đượcsửa đổi, ký tắt vào sau dòng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy tờ

có liên quan (nếu có), trình người có thẩm quyền quyết định Trường hợp có ý kiếnkhông thống nhất với các ý kiến của các phòng ban liên quan, phòng Khách hàngtrình người có thẩm quyền xem xét và quyết định

- Ký kết hợp đồng: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dungcủa hợp đồng bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, NHCT.VN,phù hợp với nội dung phê duyệt của tờ trình thẩm định và thực hiện ký kết hợpđồng với khách hàng

- Thực hiện công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảođảm: thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, giấy tờ của TSBĐ và gửi các giấy tờliên quan đến cơ quan bảo hiểm

- Nhập, kiểm soát, phê duyệt và giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng vàkhoản vay vào hệ thống mạng:

Bước 5: Giải ngân

- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân

 CBTD: Kiểm tra các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp đểtiến hành giải ngân

Trang 33

 Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm tra lại nội dung giấy nhận nợ và cácchứng từ giải ngân, nếu phù hợp với các quy định về điều kiện giải ngân trongHĐTD và các quy định hiện hành của NHCT.VN, ký trình ban lãnh đạo.

 Người có thẩm quyền ký duyệt cho vay: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơgiải ngân Khi các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hànhcủa NHCT.VN thì ký duyệt giải ngân

- Giao nhận chứng từ giải ngân

CBTD nhận lại giấy nhận nợ, các chứng từ đã được người có thẩm quyềnquyết định cho vay phê duyệt, cập nhật các dữ liệu vào hệ thống và chuyển cho cácphòng nghiệp vụ có liên quan như sau:

- Phòng kế toán: Các chứng từ gốc: HĐTD (nếu giải ngân lần đầu), Giấynhận nợ, bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác

- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân

Bước 6: Ký phụ lục hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

Bước 9: Thanh lý hợp đồng.

Bước 10: Giải chấp tài sản:

Bước 11: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ

2.3.3 Phân tích hoạt động tín dụng tại CN.NHCT.KG:

2.3.3.1 Phân tích tình hình huy động vốn:

Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong thời gian qua CN.NHCT.KG

đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu hút nguồn VHĐ tại chỗ nhằm chủ độngtrong công tác cho vay Tuy nhiên, do đặc thù riêng của tỉnh là tỉnh nông nghiệp,thu nhập bình quân đầu người chưa cao nên khả năng tích lũy chưa nhiều, mặt kháctrên địa bàn tỉnh có rất ít các TCKT có nguồn vốn nhàn rỗi lớn nên công tác HĐVtại chỗ để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế

Kết quả HĐV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gianqua như sau:

Trang 34

Bảng 1: Tình hình HĐV tại chỗ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHNN tỉnh Kiên Giang từ năm 2003-2007)

Biểu đồ 1: Thị phần HĐV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

tại thời điểm 31/12/2007

38.90%

57.40%

3.70%

NHTMQD NHTMCP QTD

Từ số liệu thống kê trên cho thấy VHĐ qua các năm dưới các hình thức nhìnchung đều gia tăng, nhất là các TCTD đã có nhiều giải pháp tăng cường HĐV nhànrỗi từ các TCKT và dân cư, triển khai các đợt HĐV với qui mô lớn, lãi suất và hìnhthức huy động hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng, giải thưởng phong phú, có giá trị cao nhờ

đó thu hút được khách hàng đến gửi tiền, đồng thời khách hàng cũng có nhiều lựachọn về các sản phẩm để gửi tiền vào ngân hàng Các ngân hàng tiếp tục cải tiến,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, kết hợp với các hình thức tuyên truyềnphong phú do vậy đã thu hút được đáng kể nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức vàdân cư Tuy nhiên bản thân nguồn VHĐ tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 40 – 50%nhu cầu vốn cho vay, phần còn lại các TCTD phải nhận vốn điều hòa từ ngân hàng

Trang 35

Trung ương theo hệ thống Chính điều này làm hạn chế tính chủ động của cácTCTD trong việc đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Các NHTMQD có lợi thế về qui mô và mạng lưới hoạt động (đều có Phònggiao dịch tại tất cả trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh) đã chiếm ưu thế về tỷ trọngtrong tổng nguồn VHĐ tại chỗ Tính đến thời điểm 31/12/2007, thị phần HĐV tạichỗ của NHTMQD chiếm 57,4%/Tổng VHĐ tại chỗ của các TCTD trên địa bàn,NHTMCP chiếm 38,9% còn các QTD chỉ chiếm thị phần 3,7%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của CN.NHCT.KG từ 2003-2007)

Bảng 3: Tỷ trọng VHĐ tại chỗ của CN.NHCT.KG trên địa bàn

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của CN NHCT.KG

và báo cáo của NHNN Kiên Giang từ năm 2003 – 2007)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, VHĐ của CN.NHCT.KG có sự tăng trưởngkhông ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng VHĐ tại chỗ củacác TCTD trên địa bàn, trong ba năm trở lại đây, bình quân tỷ lệ này chiếm khoảng

10 %/Tổng HĐV của các TCTD

- Tính trong tổng nguồn VHĐ của Chi nhánh đến 31/12/2003 VHĐ tại chỗcủa Chi nhánh là 281 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 56,5%/Tổng nguồn VHĐ, trong đó tiền

Trang 36

gửi của các TCKT là 204 tỷ đồng chiếm 41,0%/tổng nguồn VHĐ; tiền gửi của dân

cư là 77 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15,5%/tổng VHĐ HĐV tại Chi nhánh chưa đáp ứng

đủ nhu cầu sử dụng vốn nên Chi nhánh phải nhận vốn điều hòa từ NHCT.VN là 216

tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 43,5%/tổng nguồn VHĐ

- Đến 31/12/2004 VHĐ tại chỗ của Chi nhánh là 331 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ47,8%/tổng nguồn vốn, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2003 Trong đó: tiền gửi củacác TCKT là 250 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 36,1%/tổng nguồn vốn, tiềngửi của dân cư là 81 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng, chiếm 11,7%/tổng nguồn vốn VHĐtại chỗ của Chi nhánh năm 2004 tăng là do Chi nhánh đã áp dụng tốt các chính sáchkhách hàng, nên đã duy trì được nguồn tiền gửi của các khách hàng truyền thống(BQL dự án lấn biển, Công ty Xi măng Hà Tiên 2, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam),đồng thời thu hút thêm một số khách hàng mới (Bưu điện tỉnh Kiên Giang, Điện lựcKiên Giang,…) Ngoài ra, Chi nhánh tích cực thực hiện công tác huy động tiền gửitrong dân cư bằng các công cụ huy động có ưu đãi như: tiết kiệm dự thưởng, tiếtkiệm có khuyến mãi,…

Mặc dù VHĐ tại chỗ của Chi nhánh tăng nhưng cũng mới chỉ đạt47,8%/tổng nguồn VHĐ, vốn nhận điều hòa từ NHCT.VN chiếm 52,2%/tổng VHĐ,tăng so với năm 2003 do trong năm tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăngHĐV

- Đến 31/12/2005, VHĐ tại chỗ của Chi nhánh là 266 tỷ đồng, giảm 65 tỷ sovới năm 2004, tỷ lệ giảm 20% Trong đó chủ yếu giảm ở tiền gửi của các TCKT với

số tiền 84 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 33,6%, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệprút vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu như: Công ty Ximăng Hà Tiên 2 rút 28,5 tỷ đồng, Bưu Điện tỉnh rút 45 tỷ đồng Ngoài ra số lượngkhách hàng doanh nghiệp không tăng nên không bù đắp được sự sụt giảm này

- Đến 31/12/2006, VHĐ tại chỗ của Chi nhánh là 297 tỷ đồng, tăng 31 tỷđồng so với năm 2005, đạt 47,6%/tổng nguồn vốn, vốn nhận điều hòa từ NHCT.VN

là 327 tỷ đồng, chiếm 52,4%/tổng nguồn vốn Mặc dù nguồn VHĐ có tăng trưởng,

Trang 37

nhưng tính ổn định không cao, nguyên nhân là do các TCKT được các đơn vị sựnghiệp sử dụng vốn ngân sách thanh toán nợ vào cuối năm chưa kịp sử dụng.

- Đến 31/12/2007, VHĐ tại chỗ của Chi nhánh đạt 594 tỷ đồng tăng 297 tỷđồng so với năm 2006, tốc độ tăng 100%, từ đó đáp ứng rất lớn cho nhu cầu sửdụng vốn tại Chi nhánh, VHĐ chiếm 66,8%/tổng nguồn vốn, trong khi đó vốn nhậnđiều hòa giảm xuống còn 33,2% (chủ yếu là ngoại tệ) Điều đó cho thấy, trước đâyChi nhánh thường xuyên ở trạng thái thiếu vốn phải nhận vốn điều hòa từNHCT.VN, đến nay về cơ bản Chi nhánh đã tự cân đối được nguồn VHĐ để đápứng cho nhu cầu kinh doanh Tuy nhiên, nguồn VHĐ của Chi nhánh hiện nay chỉtập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơcấu nguồn VHĐ Tiền gửi dân cư tuy có tăng hơn so với năm trước, nhưng mức độtăng không cao và chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu VHĐ Vì thế, xét về lâudài, nguồn VHĐ của Chi nhánh có tính ổn định không cao và cần phải có chínhsách hợp lý để đa dạng hóa nguồn VHĐ nhằm hạn chế sự lệ thuộc vào lượng tiềngửi của một số ít khách hàng lớn

Nhìn chung qua các năm nguồn VHĐ tại chỗ của Chi nhánh có sự tăngtrưởng không ổn định, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn để cho vay Vì vậy, Chinhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hòa từ NHCT.VN Trong các năm 2003 –

2006, tỷ lệ HĐV tại chỗ của Chi nhánh chỉ đạt từ 45 – 48%/tổng nguồn VHĐ, do đóChi nhánh đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn nhận điều hòa từ NHCT.VN, từ

đó làm hạn chế tính chủ động của Chi nhánh trong việc sử dụng vốn Đặc biệt lànhững năm gần đây, lãi suất nhận vốn điều hòa từ NHCT.VN cao so với VHĐ tạichỗ Đến năm 2007, tình hình HĐV tại Chi nhánh có chiều hướng tốt, chiếm 11,9%thị phần của toàn địa bàn và 66,8%/Tổng nguồn VHĐ, từng bước đã giúp Chinhánh tự cân đối được vốn kinh doanh, chủ động trong việc sử dụng vốn Đây làmột tín hiệu tốt và Chi nhánh cần duy trì, phát huy, đồng thời phải tích cực hơn nữatrong công tác HĐV tại chỗ bởi nguồn vốn trong dân cư là rất lớn đặc biệt là nguồnvốn ngoại tệ (Theo thống kê năm 2007, lượng tiền kiều hối chuyển về tỉnh đạt 42,2triệu USD, tương đương 675 tỷ đồng, trong khi đó Chi nhánh chỉ huy động được 15

Trang 38

tỷ đồng, tương đương 937 ngàn USD) Ngoài ra, nhu cầu vốn để phát triển kinh tếtrên địa bàn Kiên Giang còn rất lớn do đó việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồnVHĐ tại chỗ là yêu cầu cần thiết trên cơ sở đó đảm bảo tính chủ động về nguồn vốncho đầu tư tín dụng và cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chinhánh.

2.3.3.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn – cho vay nền kinh tế:

Hoạt động cho vay là hoạt động chính trong hoạt động tín dụng, thu nhập từhoạt động cho vay chiếm tỷ trọng từ 90-95% trong tổng thu nhập của Chi nhánh,nên phần sử dụng vốn của Chi nhánh cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như làhoạt động cho vay của CN.NHCT.KG Sự chuyển hóa VHĐ sang vốn tín dụng để

bổ sung vốn cho nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với kinh tế mà cả đối vớibản thân ngân hàng vì nhờ cho vay mà ngân hàng có nguồn thu nhập lớn, từ thunhập đó đủ chi trả khoản lãi tiền gửi của khách hàng, lãi nhận vốn điều hòa từNHCT.VN, bù đắp các chi phí hoạt động ngân hàng và tạo ra lợi nhuận cho ngânhàng

Ngân hàng là “người đi vay” để “cho vay” do đó VHĐ được ngân hàng phảitìm cách làm thế nào để sử dụng cho vay được an toàn và hiệu quả nhất Tuy nhiênhoạt động cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động củangân hàng Vì vậy, ngoài việc ngân hàng phải quản lý chặt chẽ các món vay, cònphải tìm hiểu, thu thập thông tin và lựa chọn những khách hàng đáng tin cậy để chovay trong khả năng kiểm soát của mình nhằm hạn chế ít nhất khả năng xảy ra rủi ro,đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

Bảng 4: Tổng hợp dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Trang 39

Trong đó NHCT.KG 501 622 574 599 857

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHNN tỉnh Kiên Giang từ năm 2003-2007)

Biểu đồ 2: Dư nợ của các TCTD trên địa bàn Kiên Giang qua các năm

0 2,000

Biểu đồ 3: Thị phần dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

tại thời điểm 31/12/2007

73.30%

23.90%

2.80%

NHTMQD NHTMCP QTD

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đơn vị tính: % tăng trưởng

Trang 40

- Khối các QTD 15,8 25,6 11,3 17,5

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHNN tỉnh Kiên Giang từ năm 2003 – 2007)

Các số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnhKiên Giang đều liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là các TCTD thuộc khốiNHTMCP Đạt được tốc độ tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế nói chung vàcủa tỉnh Kiên Giang nói riêng gặp nhiều biến động như: nhiều công ty xuất khẩuthủy sản rơi vào cảnh khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá cả xăng dầu tăng mạnh,ngư trường cạn kiệt làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành khai thác hải sản,…chứng tỏrằng các TCTD đã có sự nỗ lực đáng kể để tìm kiếm mở rộng thị trường đầu tư

Về cơ cấu dư nợ, các NHTMQD chiếm tỷ trọng cao, khoảng 73-89%/tổng dư

nợ, trong đó CN.NHCT.KG chỉ chiếm tỷ trọng từ 8 – 12% Dư nợ của cácNHTMCP chiếm tỷ trọng thấp do đối tượng cho vay của họ chủ yếu là các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có quy mônhỏ thuộc các lĩnh vực thương mại hoặc cho vay hộ nông dân nhưng lại có tốc độtăng trưởng cao, và tỷ trọng tăng liên tục trong 5 năm qua, từ 6,7%/tổng dư nợ năm

2003, lên 7,7% năm 2004, 10,5% năm 2005, 14,4% năm 2006 và năm 2007 đãchiếm tỷ trọng 25,5%/tổng dư nợ toàn địa bàn Ngược lại, tốc độ tăng trưởng củakhối NHTMQD không cao lắm do Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sáchhạn chế quyền tự chủ kinh doanh, thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng bằng việchạn chế hoặc không cho vay đối với các DNNN yếu kém, kinh doanh thua lỗ Từthực trạng đó nên cơ cấu dư nợ theo hệ thống NHTM cũng thay đổi Ngoài ra cùngvới việc các NHTMCP thành lập và đi vào hoạt động các Chi nhánh tại Kiên Giangcũng đã làm cho tỷ trọng dư nợ của khối NHTMCP dần được nâng lên (trong năm

2007, có thêm 2 NHTMCP hoạt động tại Kiên Giang: VP Bank và VIB Bank)

Bảng 6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại CN.NHCT.KG từ năm 2003–2007

Ngày đăng: 27/03/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình HĐV tại chỗ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 1 Tình hình HĐV tại chỗ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 33)
Bảng 2: Tổng hợp tình hình HĐV tại chỗ của CN.NHCT.KG - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 2 Tổng hợp tình hình HĐV tại chỗ của CN.NHCT.KG (Trang 34)
Bảng 4: Tổng hợp dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 4 Tổng hợp dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 38)
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 39)
Bảng 6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại CN.NHCT.KG từ năm 2003–2007 - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 6 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại CN.NHCT.KG từ năm 2003–2007 (Trang 40)
Bảng 7: Cơ cấu dư nợ tại CN.NHCT.KG từ năm 2003 - 2007 - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 7 Cơ cấu dư nợ tại CN.NHCT.KG từ năm 2003 - 2007 (Trang 44)
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2003–2007 - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 8 Tình hình nợ quá hạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2003–2007 (Trang 47)
Bảng 10: Tổng hợp dư nợ, NQH, nợ xấu của CN.NHCT.KG từ năm 2003-2007 Năm - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 10 Tổng hợp dư nợ, NQH, nợ xấu của CN.NHCT.KG từ năm 2003-2007 Năm (Trang 48)
Bảng 13: Tình hình nợ ngoại bảng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang  và của CN - 32 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Kiên Giang
Bảng 13 Tình hình nợ ngoại bảng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và của CN (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w