a. Mô hình tổ chức:
2.3.2. Tóm tắt quy trình tín dụng tại NHCT:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro (nếu có)
Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ;
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn;
Khai thác thông tin từ CIC;
Gửi hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro (nếu có).
Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định
2.1. Thẩm định/tái thẩm định và lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định
Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn: Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.
Thẩm định/tái thẩm định phương án/dự án vay vốn;
Thẩm định/tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay;
Xác định lãi suất cho vay;
Lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định.
2.2. Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định
Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm định của CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có);
Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay;
Trình duyệt tờ trình:
- Tờ trình thẩm định cùng các hồ sơ có liên quan đến khoản vay theo quy định lên người có thẩm quyền quyết định cho vay; hoặc chuyển một bản sao tờ trình thẩm định/tái thẩm định và hồ sơ khoản vay cho Phòng/Tổ quản lý RRTD để thực hiện thẩm định RRTD độc lập (trường hợp phải thẩm định RRTD theo quy định của Tổng giám đốc NHCT.VN hoặc khi người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu)
- Trường hợp khoản vay phải trình hội đồng tín dụng cơ sở, sau khi nhận được báo cáo thẩm định rủi ro, lãnh đạo phòng Khách hàng với vai trò là thư ký hội đồng tín dụng có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồng theo quy định của quy chế hội đồng tín dụng.
Bước 3: Xét duyệt khoản vay
Bước 4: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ:
- Soạn thảo hợp đồng do CBTD thực hiện sau đó trình cho dự thảo hợp đồng cho lãnh đạo Phòng khách hàng. cho lãnh đạo Phòng khách hàng.
- Kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có)
Lãnh đạo Phòng Khách hàng:
- Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐ tiền vay và các giấy tờ có liên quan (nếu có) đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định, các quy định của pháp luật hiện hành và của NHCT.VN
- Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm theo bản sao tờ trình thẩm định đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định sang phòng/tổ QLRR (đối với trường hợp đã được thẩm định RRTD độc lập)
Cán bộ quản lý rủi ro: Nghiên cứu dự thảo hợp đồng để phát hiện RRTD, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng.
Lãnh đạo phòng/tổ QLRR: Kiểm soát, ký tắt từng trang và ký văn bản tham gia ý kiến về RRTD của dự thảo hợp đồng gửi lại phòng Khách hàng.
- Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có):
CBTD: chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản có liên quan (nếu có) sau khi có ý kiến tham gia của Phòng/Tổ QLRR và các phòng ban, cá nhân có liên quan, trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trường hợp có ý kiến không thống nhất với ý kiến tham gia của các phòng ban liên quan, CBTD tổng hợp ý kiến báo cáo lãnh đạo phòng xem xét, trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng quyết định.
Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửa đổi, ký tắt vào sau dòng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy tờ có
liên quan (nếu có), trình người có thẩm quyền quyết định. Trường hợp có ý kiến không thống nhất với các ý kiến của các phòng ban liên quan, phòng Khách hàng trình người có thẩm quyền xem xét và quyết định
- Ký kết hợp đồng: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dung của hợp đồng bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, NHCT.VN, phù hợp với nội dung phê duyệt của tờ trình thẩm định và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng
- Thực hiện công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm: thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, giấy tờ của TSBĐ và gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm.
- Nhập, kiểm soát, phê duyệt và giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay vào hệ thống mạng:
Bước 5: Giải ngân
- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân
CBTD: Kiểm tra các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân.
Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm tra lại nội dung giấy nhận nợ và các chứng từ giải ngân, nếu phù hợp với các quy định về điều kiện giải ngân trong HĐTD và các quy định hiện hành của NHCT.VN, ký trình ban lãnh đạo.
Người có thẩm quyền ký duyệt cho vay: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ giải ngân. Khi các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hành của NHCT.VN thì ký duyệt giải ngân.
- Giao nhận chứng từ giải ngân
CBTD nhận lại giấy nhận nợ, các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết định cho vay phê duyệt, cập nhật các dữ liệu vào hệ thống và chuyển cho các phòng nghiệp vụ có liên quan như sau:
- Phòng kế toán: Các chứng từ gốc: HĐTD (nếu giải ngân lần đầu), Giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác
Bước 6: Ký phụ lục hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh
Bước 9: Thanh lý hợp đồng.
Bước 10: Giải chấp tài sản:
Bước 11: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ