1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành

76 514 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành

Trang 1

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNGNGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ1.1.1 Khái niệm

Thực tế hiện nay không có một khái niệm chung cho tất cả các quốcgia trên thế giới thế nào là một doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhưng không thểphủ nhận vai trò đóng góp to lớn của các doanh nghiệp này vào sự pháttriển chung của nền kinh tế Bởi thế, dựa vào đặc điểm, điều kiện kinh tế,môi trường kinh doanh mà mỗi nước đều xây dựng riêng cho mình một sốnhững tiêu chí nhất định để đưa ra khái niệm cụ thể về loại hình DNV&N

Nhìn chung, DNV&N được phân loại dựa trên 2 nhóm tiêu thức phổ biến:

Tiêu chí định tính: tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản như

trình độ chuyên môn hóa thấp, trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp… Cáctiêu chí này có thể phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng khó có thểxác định được chính xác trong thực tế nên thường được ít quốc gia lựachọn Nó chỉ được dùng làm cơ sở tham khảo, kiểm chứng.

Tiêu chí định lượng: dựa trên các chỉ tiêu như số lao động, vốn đầu

tư, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng….Các chỉ tiêu này có thể dùng độclập hay kết hợp, trong đó số lao động hay vốn sản xuất là các chỉ tiêu phảnánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào; còn doanh thu, lợi nhuận và giá trịgia tăng phản ánh kết quả đầu ra.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới phân loại DNV&N chủ yếu dựatrên tiêu chí định lượng:

Trang 2

NướcTiêu chí

Indonesia Số lao động, tổng giá trị tài sản, doanh thu

Đài Loan Số lao động, tổng giá trị tài sản, doanh thu

Việc đưa ra tiêu chí phân loại DNV&N nhằm hình thành khái niệmchung về DNV&N cũng là một cách mỗi quốc gia xác định đúng một trongsố những đối tượng cần được ưu tiên và tập trung hỗ trợ trong chiến lượcphát triển của mình ở từng giai đoạn Đặc biệt đối với Việt Nam hiện naykhi DNV&N đang không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng

Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNV&Nban hành ngày 23/11/2001 thì: “DNV&N là cơ sở sản xuất kinh doanh độclập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khôngquá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.Căn cứ vào tình hình của từng ngành, từng địa phương trong quá trình thựchiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thờicả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.”

Quy định này được xây dựng xuất phát từ giới hạn chung, tiêu chuẩnchung trên thế giới đồng thời cũng phù hợp với những đặc điểm riêng biệt,điều kiện kinh tế cũng như đường lối chính sách và quan điểm phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.

1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, DNV&N chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, năng động, nhạy bén, dễ thích ứng vớinhững biến động của kinh tế thị trường.

Có một bộ máy sản xuất và quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, nên các quyếtđịnh đưa ra một cách nhanh chóng thống nhất từ đó góp phần tiết kiệm

Trang 3

được chi phí hành chính, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.Đây chính là một đặc điểm nổi bật tạo nên lợi thế của DNV&N Cũng dođặc trưng về quy mô, các cấp quản trị trung gian không nhiều, chủ doanhnghiệp nhanh chóng nắm bắt được thông tin chủ động trong việc ra quyếtđịnh mà các DNV&N linh hoạt điều chỉnh mục tiêu, chiến lược và khẩntrương đi từ quyết định sang hành động Chính nhờ điều này các DNV&Ncũng dễ dàng thích nghi với các biến đổi của môi trường, của điều kiệnkinh doanh để tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mà những doanhnghiệp lớn không muốn tham gia hoặc chưa thể xâm nhập Nó tạo nên mộtlượng cung hàng hóa và dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng đầy đủ kịpthời nhu cầu sản xuất tiêu dùng dù là nhỏ nhất của mọi tầng lớp trong xãhội Do đó việc mở rộng TDNH cho các doanh nghiệp này là khá dễ dàngvà có thể giúp cho NH phân tán rủi ro.

Thứ hai, DNV&N có vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Để thành lập được một doanh nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư ban đầukhông lớn điều này xuất phát từ chính đặc điểm riêng có của loại hìnhdoanh nghiệp này Theo kết quả điều tra DN do Tổng cục Thống kê vàNgân hàng Thế giới tiến hành cho thấy: tại Việt Nam, DN nhỏ và siêu nhỏcó quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá cao, tới 41,8%, từ 1-5 tỷđồng chiếm 37,03 % và 8,18 % là DN có vốn từ 5-10 tỷ đồng, bình quân sốvốn DNV&N chỉ khoảng 1.800 triệu đồng Sự chênh lệch về vốn giữa cácDNN&V với các DN lớn và DN Nhà nước là rất đáng kể Nếu chia tỷ lệbình quân thì một DN chỉ có 4 tỷ đồng vốn, trong khi đó với các DN Nhànước con số này là 167 tỷ đồng và với DN có vốn đầu tư nước ngoài là 134tỷ đồng vốn… DNV&N thường có chu kỳ sản xuất ngắn, việc tăng tốc độluân chuyển vốn, tăng tốc độ vòng quay vốn không chỉ giúp cho bản thândoanh nghiệp trong việc quay vòng vốn đầu tư vào công nghệ mới tiến bộmà còn là một ưu thế trong việc dễ dàng nhận được nguồn vốn tài trợ từNH Khi NH mở rộng TD cho các DNV&N sẽ có khả năng thu hồi vốn

Trang 4

nhanh chóng tiếp tục tái cấp TD để đầu tư vào chu kì kinh doanh tiếp theo,qua đó cũng giúp NH phân tán rủi ro Tuy nhiên các DN này thường có chukỳ kinh doanh diễn biến theo mùa tạo nên sự không ổn định nên việc lậpchiến lược phát triển dài hạn của các DN này thường không được chú trọngvà không rõ ràng, do đó cũng ảnh hưởng tới khả năng và kế hoạch trả nợ.

Thứ ba, DNV&N có năng lực tài chính thấp.

Cũng xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư ban đầu không lớn, điều đóđã tạo nên những ưu thế nhất định cho DNV&N nhưng đồng thời cũnghình thành nên những cản trở trong quá trình hoạt động kinh doanh củaDN Chủ yếu xuất phát từ khu vực kinh tế tư nhân quy mô vốn và lượng laođộng nhỏ điều này gây khó khăn cho DNV&N trong việc tiếp cận vốn nóichung và nguồn vốn TDNH nói riêng Không một DN nào có thể tiến hànhhoạt động chỉ với đồng vốn tự có mà luôn cần có sự hỗ trợ, cần phải đi vaytại các NH cũng như các tổ chức tín dụng khác Theo nguyên tắc đảm bảoan toàn, phòng ngừa rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, NH luôn xem xétcân nhắc giữa vốn tự có của DN với vốn DN xin vay, DN để có đượckhoản tín dụng cần đảm bảo được một lượng nhất định vốn chủ sở hữutham gia vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh trong khi đối với cácDNV&N thì nguồn vốn này lại quá ít Không chỉ gặp khó khăn với nguồnvốn từ phía NH mà khả năng tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh khônglớn DNV&N lại càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động đượcvốn trên thị trường Chính vì thế phần lớn DNV&N luôn ở trong tình trạngthiếu vốn Vốn thiếu dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện triển khainắm bắt các cơ hội kinh doanh lớn, hạn chế trong việc đổi mới kỹ thuật,công nghệ, máy móc thiết bị.

Thứ tư, DNV&N có trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp, máy móc thiếtbị lạc hậu, hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều hạn chế

Bên cạnh những thế mạnh đã nêu ở phần trên, hiện trạng công nghệmáy móc thiết bị cơ sở hạ tầng thấp kém là một điều dễ nhận thấy ở phần

Trang 5

lớn DNV&N Việc sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới hiệnđại hóa dây chuyền sản xuất đã kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp, đồngthời chi phí sản xuất tăng Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay vấn đề này càngđược thể hiện rõ Theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay phần lớn côngnghệ mà các DNV&N Việt Nam đang sử dụng đã lạc hậu hàng chục năm,có khi vài chục năm: 76% thiết bị máy móc thuộc về những năm 50-60,trong đó hơn 70% đã khấu hao hết, gần 50% máy móc cũ được tân trangdùng lại Trình độ kỹ thuật, công nghệ được xem xét qua việc trang bị tàisản cố định của doanh nghiệp cũng ở mức khá thấp, bình quân 1 lao độngchỉ đạt 152,7 triệu đồng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn Số doanhnghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 86% tổng sốdoanh nghiệp Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của ViệtNam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới Tình trạng này khiến cácdoanh nghiệp chưa đủ năng lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng caovà có khả năng cạnh tranh thắng lợi (ngay cả trong thị trường nội địa) và làmột bất lợi lớn của các DN khi muốn tiếp cận với nguồn vốn vay từ NH.

Thứ năm, DNV&N có năng lực quản lý và trình độ lao động còn hạn chế.

Năng lực của ban lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong việc lậpchiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý DN Nhưng thựctế cho thấy phần lớn chủ các DNV&N thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuậtviên tự đứng ra thành lập và vận hành DN Họ vừa là người quản lý lại vừatham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn hóa trong quản lýkhông cao.

Theo số liệu thống kê, DNV&N nước ta có tới 55,63% số chủ doanhnghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủdoanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp Cụ thể,số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyênnghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.

Trang 6

Xét về trình độ của người lao động, nếu đứng trên phương diện lợi íchxã hội thì DNV&N đã mang lại công ăn việc làm cho một số lượng lớn ngườilao động nhưng đứng trên lợi ích DN thì đây là một trong vấn đề các DN cầnphải quan tâm đến hiện nay Có tới 63% DN đang vướng phải chuyện khôngtuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi…Nguyên nhân của tình trạng này là do DN không đủ khả năng trong việc cạnhtranh với các DN lớn trong việc thuê những lao động có tay nghề cao do hạnchế về tài chính, do định kiến của bản thân người lao động, họ cho rằng cơ hộiđể phát triển ở các DN này là thấp làm cho nhiều lao động có kỹ năng khôngmuốn làm việc cho DN ở khu vực này Đội ngũ lao động hiện nay trong cácDNV&N phần đông có trình độ văn hóa cấp II (40-45%), trình độ trung học trởlên là 20-30%, trình độ tiểu học và chưa biết chữ khá lớn 25-30% Kỹ năng taynghề của đội ngũ lao động này cũng không cao, số lao động có tay nghề đơngiản, chưa qua đào tạo bình quân chiếm 60-70%, đây là một con số khá lớn.Những nguyên nhân này đã khiến DN gặp khó khăn trong việc tạo lập chỗđứng nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.

1.1.3 Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNV&N có thể giữnhững vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai tròtương đồng như sau:

Thứ nhất, DNV&N giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổngsố doanh nghiệp Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việclàm là rất đáng kể Với những đặc thù riêng của mình các DNV&N tồn tạiở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong mọi lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội

Ngay tại nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ DNV&N chiếm97% công ty xuất khẩu, và đóng góp 29% tổng giá trị xuất khẩu Đây lànhững điểm quan trọng nếu chúng ta biết rằng trong suốt 10 năm qua, tại

Trang 7

Mỹ, xuất khẩu đóng góp khoảng 25% vào tăng trưởng kinh tế và tạo rakhoảng 12 triệu công ăn việc làm Đối với Việt Nam số lượng DNV&Nkhông ngừng phát triển theo thời gian Kết quả điều tra của Tổng cụcThống kê cho thấy, các DNV&N hiện đang chiếm tới 99% số lượng cơ sởsản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng77% lực lượng lao động phi nông nghiệp

Không chỉ tăng lên về số lượng mà các DNV&N đã có bước pháttriển về chất Nếu như năm 2006 các DNV&N đóng góp khoảng 25% tổngsản phẩm xã hội (GDP) thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 40% GDP.Không những vậy tỷ trọng DNV&N tham gia vào các ngành sản xuất cũngrất lớn như trong công nghiệp chế biến chiếm 86%, trong công nghiệp khaithác mỏ khoảng 84%, trong sửa chữa lắp ráp cơ khí nhỏ, mô tô-xe máy đồdùng chiếm 93%, trong phân phối điện, khí đốt và nước khoáng chiếm93%

Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu phụ chocác doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểmcho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, DNV&N được ví là thanhgiảm sóc cho nền kinh tế

Những điều này cho thấy các DNV&N hiện nay đang ngày càng giữmột vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia nói chung và ViệtNam nói riêng Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này phát triển làđiều vô cùng cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, DNV&N góp phần làm năng động nền kinh tế.

DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lýthuyết) Với một số lượng lớn và không ngừng gia tăng hoạt động trongnhiều lĩnh vực các DNV&N đã tạo nên một sự linh hoạt trong kinh doanhđồng thời tạo nên môi trường cạnh tranh sôi động Trước sức ép bởi mộtkhối lượng lớn các DN trên thị trường các DN sẽ phải tích cực nâng caonăng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có

Trang 8

chất lượng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp bềnvững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế Đặc biệt trong giai đoạnhiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì các DN càng phải đối mặt vớiáp lực cạnh tranh rất lớn, nó đòi hỏi các DN cần có sự linh hoạt năng độngtrong hoạt động kinh doanh mới có thể có được chỗ đứng vững chắc.

Thứ ba, DNV&N là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho các DN lớn.

Các DNV&N tạo nên ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng bằngviệc chuyên môn hóa sản xuất một vài chi tiết dùng để lắp ráp thành mộtsản phẩm hoàn chỉnh Vừa tham gia thực hiện hợp đồng gia công, hìnhthành nên mối quan hệ phân công chuyên môn hóa, làm tăng năng suất laođộng, tính đồng bộ và hiện đại hóa trong sản xuất vừa tham gia giữ vai tròlà kênh phân phối hàng hóa hiệu quả cho các DN lớn Nhờ đó tổng chi phísản xuất kinh doanh, chi phí lưu thông hàng hóa của các DN lớn nói riêngvà của cả nền kinh tế nói chung sẽ được giảm đi đáng kể nếu các DN lớnbiết sử dụng, liên kết một cách hiệu quả với các DNV&N Với những đónggóp này các DNV&N đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của cácDN lớn.

Thứ tư, DNV&N là trụ cột của nền kinh tế địa phương

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinhtế của đất nước, thì DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là ngườiđóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việclàm ở địa phương Phần lớn các DNV&N xuất phát từ thành phần kinh tếtư nhân và cần một số vốn đầu tư không lớn, đây chính là lý do có rất nhiềuDN đặt trụ sở nhà xưởng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ, từ thành thị đếnnông thôn, vùng sâu, vùng xa Với việc am hiểu đặc điểm kinh tế - xã hộicủa địa phương mình các DN có thể khai thác tiềm năng thế mạnh từngvùng bên cạnh đó DN cũng góp phần đa dạng hóa ngành nghề, duy trì vàphát triển các làng nghề thủ công truyền thống Qua đó giúp nâng cao đờisống, trình độ phát triển của địa phương Cùng với đó có thể hạn chế được

Trang 9

tình trạng mất cân đối về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữacác vùng, giữa thành thị và nông thôn.

Thứ năm, DNV&N tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm chongười lao động, từ đó góp phần tăng thu nhập dân cư, ổn định xã hội.

Vấn đề việc làm luôn là vấn đề bức thiết của các quốc gia và cácDNV&N luôn là cửa ngõ đón nhận lực lượng nhân công mới hoặc trướcđây đã bị gạt bỏ trong nền kinh tế Nếu như ở Mỹ, các DNV&N chiếm tới99,7% lực lượng sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho một nửa sốngười Mỹ không làm việc trong nhà nước trong khi hàng năm tạo thêm60% đến 80% số công ăn việc làm mới (ngoài chính phủ) thì tại Việt Namcác DNV&N đã thu hút 77% lượng lao động Theo đề án của Chính phủ,đến năm 2010 cả nước sẽ có 500.000 DNV&N và phấn đấu tạo việc làmcho khoảng 20 triệu lao động Đây là một điều có ý nghĩa hết sức to lớn vềmặt phúc lợi xã hội Việc tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao độngkhông chỉ hạn chế được tình trạng thất nghiệp mà còn góp phần tăng thunhập dân cư từ đó tiến tới xóa đói giảm nghèo, phòng tránh được tệ nạn xãhội Như vậy, DNV&N là một trong những loại hình mang tính xã hội hóacao cần được có sự hỗ trợ và khuyến khích tạo điều kiện phát triển.

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lạingười sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàngvới các cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội,trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp chủ yếu là cho vay, trong đóngân hàng chuyển quyền sử dụng vốn cho doanh nghiệp trong một khoảng

Trang 10

thời gian nhất định theo thỏa thuận, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàntrả vô điều kiện cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

1.2.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, TDNH là sự cung cấp một lượng giá trị giá trị dựa trên cơ

sở lòng tin Ở đây ngân hàng tin tưởng vốn vay được sử dụng hiệu quả sau

một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ Cơ sở của sự tintưởng này sẽ bắt nguồn từ uy tín của người đi vay, từ giá trị của tài sản đảmbảo hoặc từ sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Thứ hai, TDNH có tính hoàn trả Lượng vốn được chuyển nhượng phải

được hoàn trả đúng hạn về thời gian và về giá trị Trong đó, giá trị hoàn trả củakhoản vay phải lớn hơn giá trị ban đầu, lượng chênh lệch này chính là giá phảitrả cho quyền sử dụng vốn tạm thời Trong quan hệ TDNH tiền vay được cấptrên cơ sở hoàn trả vô điều kiện

Thứ ba, TDNH có tính thời hạn Đó là sự thỏa thuận giữa NH và bên

đi vay về thời gian sử dụng lượng vốn vay, đảm bảo cho sự phù hợp giữathời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng.

Thứ tư, TDNH có tính rủi ro Bởi TDNH luôn phải đối mặt với tình

trạng thông tin không cân xứng giữa NH và bên đi vay dẫn đến rủi ro đạođức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch.

1.2.1.3 Phân loại TDNH

Phân loại TDNH là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhómdựa trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại có cơ sở khoa học làtiền đề để thiết lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quảquản trị rủi ro tín dụng Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ:

a Theo mục đích

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắmvà xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vựccông nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn bổ sung

Trang 11

vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại vàdịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sảnxuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, laođộng, nhiên liệu.

- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngânhàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹtín dụng và các định chế tài chính khác.

- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùngnhư mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản vay để trang trải các chiphí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.

- Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại: cho thuê vậnhành và cho thuê tài chính.

b Theo thời hạn cho vay

Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại sau:- Cho vay ngắn hạn

Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bùđắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trunghạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm.

Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồnhình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt lànhững doanh nghiệp mới thành lập.

- Cho vay dài hạn

Trang 12

Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tốiđa có thể lên đến 20 – 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40năm.

Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhucầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quymô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

c Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Theo căn cứ này, cho vay được chia làm 2 loại:

- Cho vay bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảmnhư thế chấp, cầm cố tài sản, hoặc phải có sự bảo lãnh bằng tài sản, uy tíncủa bên thứ ba.

d Theo phương thức hoàn trả

Dựa vào căn cứ này cho vay của Ngân hàng thương mại được chia làm2 loại:

- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợcụ thể theo hợp đồng Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau:

+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (hay còn gọi là phi trả góp) làloại cho vay thanh toán một lần khi đến hạn theo thời hạn đã thỏa thuận.

+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp:là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.

+ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể,mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay Hoặccho vay này được áp dụng theo kỹ thuật thấu chi.

- Cho vay không có thời hạn cụ thể:

Đối với loại cho vay không có thời hạn thì ngân hàng có thể yêu cầuhoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước

Trang 13

một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.

e Theo xuất xứ tín dụng

Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại.

- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhucầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việcmua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạnthanh toán.

Các loại cho vay gián tiếp:+ Chiết khấu thương phiếu.

+ Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp.+ Nghiệp vụ thanh tín hay là nghiệp vụ mua các khoản phải thu Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụbảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao khả năng khả năng tiếp cận vốnTDNH của các DNV&N

1.2.2.1 Các hình thức TDNH áp dụng đối với DNV&N

a Cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn của NH dành cho DN thường dùng để đáp ứngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh.Cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua các hình thức:

- Cho vay ứng trước: là phương thức tài trợ trực tiếp cho người đivay để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn Bao gồm:

+ Cho vay từng lần: là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầutín dụng của từng đối tượng vay cụ thể, như: cho vay để mua nguyên vậtliệu đối với các doanh nghiệp sản xuất, cho vay dự trữ hàng hóa để bán đốivới các doanh nghiệp thương mại.

Trang 14

Loại hình cho vay này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp mớithành lập, các doanh nghiệp nhỏ có trình độ quản trị tài chính yếu, có nhiềurủi ro, không có quan hệ tín dụng thường xuyên với NH.

+ Cho vay hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay để đáp ứngtoàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết

- Chiết khấu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàngchuyển nhượng các giấy tờ có giá ngắn hạn nhưng chưa đến hạn cho NH đểđổi lấy một số tiền bằng mệnh giá trừ lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có).

b Cho vay trung, dài hạn

Nguồn vốn vay trung, dài hạn là một nguồn vốn quan trọng đáp ứngđược nhu cầu tài trợ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên làchính yếu nhất Bao gồm:

- Cho vay theo dự án đầu tư: là loại cho vay tài trợ vốn cho dự án.- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổchức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay.Hình thức cho vay này là cần thiết khi nhu cầu vay của khách hàng vượtquá khả năng cho vay của một tổ chức tín dụng, hoặc muốn phân tán rủi ro.

1.2.2.2 Vai trò của TDNH đối với DNV&N

Khó khăn lớn nhất của các DNV&N hiện nay chính là sự thiếu hụtnguồn vốn trong sản xuất kinh doanh trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữuthấp các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được điều kiện huy động vốn trênthị trường chứng khoán Thêm vào đó khả năng tiếp cận các nguồn vốn củaNhà nước: chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết đã tiếp cận được cácnguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanhnghiệp cổ phần hoá, 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% sốdoanh nghiệp không tiếp cận được Trong khi đó theo ước tính 80% lượngvốn cung ứng cho DNV&N là từ nguồn vốn TDNH Điều này cho thấynguồn TDNH với các hình thức đa dạng đang ngày càng giữ một vị tríquan trọng trong việc tài trợ vốn cho các DNV&N

Trang 15

Thứ nhất, là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của cácDNV&N.

Để hình thành doanh nghiệp cần có nhiều điều kiện, trong đó điềukiện đầu tiên và quan trọng nhất chính là vốn Tình trạng thiếu vốn sản xuấtkinh doanh luôn được coi là khó khăn hàng đầu của các DNV&N Doanhnghiệp cần vốn để đầu tư máy móc nhà xưởng, trang thiết bị ban đầu, cầnvốn để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh… Với tư cách là trung giantín dụng, NH đã góp phần đáp ứng được nhu cầu này của doanh nghiệp.Nhiều doanh nghiệp ra đời hạn chế về vốn không có khả năng sử dụngcông nghệ hiện đại dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, thiếusức cạnh tranh trên thị trường Nhờ có vốn TDNH đã giúp cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục Nóchính là đòn bẩy tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ hai, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp.

Khi sử dụng vốn TDNH, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng đã kí kết, phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đầy đủ đúng hạn Ngoài racác NH khi cho vay cũng tiến hành thẩm định đầy đủ kỹ càng mọi yếu tốliên quan đến doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là tính hiệu quả, tính khả thicủa phương án, dự án cần vay vốn Do đó để vay được vốn từ NH, ngay từkhi thiết lập phương án sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có sựnghiên cứu, phân tích sâu về mặt hàng dự định sản xuất, về yếu tố kỹ thuậtcủa phương án, thị trường đầu vào, đầu ra…Hơn nữa, để hạn chế rủi ro tíndụng, NH luôn thực hiện kiểm tra, kiểm soát khách hàng trước, trong vàsau khi cho vay, đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích vàcó hiệu quả Trước áp lực này doanh nghiệp có ý thức trong việc sản xuấtkinh doanh và sử dụng vốn vay có hiệu quả Ngoài ra, NH còn kịp thời pháthiện những sai sót, hạn chế của doanh nghiệp từ đó có thể tư vấn cho doanhnghiệp để có thể có biện pháp nhằm khắc phục nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 16

vốn Như vậy một cách gián tiếp điều này đã góp phần nâng cao khả năngcạnh tranh của DNV&N trên thị trường

Thứ ba, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phầnchống lạm phát, ổn định giá cả, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh ổnđịnh, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thông qua TDNH, Nhà nước có thể kiểm soát được khối lượng tiềncung ứng trong lưu thông, thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp phânchia vốn trên thị trường điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thigián tiếp vai trò điều tiết vĩ mô thực, hiện yêu cầu của quy luật lưu thôngtiền tệ.

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả tăngtrưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Việc bảo đảm đạt được mục tiêukinh tế vĩ mô hài hòa phụ thuộc một phần vào khối lượng tín dụng và cơcấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng Vấn đềnày, đến lượt nó lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điềukiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng đượcquy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ Sự thay đổi của tổng cầu,tổng cung dưới tác động của chính sách sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩmô cần thiết.

Thứ tư, TDNH tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận nguồn vốn nướcngoài.

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nướcthực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ đểthực hiện cho vay, TDNH còn giúp các DNV&N có khả năng tiếp cậnnhiều hơn các nguồn vốn từ nước ngoài Nếu chất lượng hoạt động tín dụngcủa NH tốt, các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, góp phần tạo ra một cơsở hạ tầng tài chính của nền kinh tế vững mạnh, từ đó sẽ tăng cường thu hútvốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, gián tiếp cũng như các nguồn vốn hỗ trợ

Trang 17

phát triển của tổ chức nước ngoài Và như vậy, nguồn vốn để các DNV&Nphát triển sẽ ngày càng được mở rộng.

1.3 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N 1.3.1 Sự cần thiết mở rộng TDNH đối với DNV&N

Mở rộng TDNH đối với DNV&N là những hoạt động tín dụng củangân hàng nhằm thỏa mãn và mở rộng hơn hữa đối tượng khách hàng làcác DNV&N Mở rộng TDNH đối với DNV&N là thực sự cần thiết đối vớingân hàng cũng như bản thân các DNV&N và cả nền kinh tế Đặc biệttrong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta đã gia nhập WTO điều kiện bảo hộcho thị trường nội địa đã và đang dần bị phá vỡ.

- Đối với Ngân hàng:

Sự đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnhvực ngân hàng và trong hoạt động tín dụng đã buộc các ngân hàng nước taphải không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh đa dạng hình thức huyđộng vốn, các loại hình tín dụng, tăng cường dịch vụ ngân hàng hiên đại,mở rộng khách hàng, đổi mới, hoàn thiện phong cách phục vụ kháchhàng… Trong đó, việc nghiên cứu mở rộng, đa dạng đối tượng khách hànglà một hướng đi quan trọng, giúp NH không những phân tán được rủi ro màcòn góp phần tăng trưởng lợi nhuận Tiếp cận và cho vay đối với cácDNV&N đang là xu hướng phổ biến của các NHTM hiện nay bởi đây làđối tượng hết sức tiềm năng Đặc biệt, hiện nay đứng trước những đối thủcạnh tranh là các NH nước ngoài có tiềm lực vốn lớn, trang thiết bị côngnghệ hiện đại, trình độ quản lý chuyên sâu và phong cách làm việc chuyênnghiệp, DNV&N chính là đối tượng thích hợp để các NHTM trong nướctìm kiếm, khai thác, mở rộng quan hệ tín dụng Hơn nữa, với số lượng đôngđảo của khối DNV&N, những nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngânhàng như tư vấn, thanh toán… phát sinh ngày càng tăng, từ đó tăng cườngđược khả năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH, tăng doanh thu choNH và không ngừng tăng có hội mở rộng khách hàng cho NH Đây là

Trang 18

những nhân tố quan trọng giúp NH tạo dựng, quảng bá hình ảnh, uy tín củamình, cũng có nghĩa là góp phần củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh củaNH.

- Đối với DNV&N:

Mở rộng TDNH sẽ giúp các DN có thêm cơ hội để tiếp cận vốn NHhơn, trong khi khả năng tiếp cận vốn NH của DNV&N hiện nay còn gặpkhá nhiều trở ngại, khó khăn Được cấp vốn TDNH sẽ là một động lựcquan trọng giúp DNV&N nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quảsản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh – yếu tố quyết định đến sự sốngcòn của DN

- Đối với nền kinh tế:

Có thể nói một nền kinh tế khỏe mạnh khi từng tế bào vi mô cấuthành nên nó phát triển khỏe mạnh Việc mở rộng TDNH đối với DNV&Ngóp phần làm cho luồng vốn được luân chuyển hiệu quả, đến những nơiđang thật sự khát vốn, một mặt thúc đẩy sự phát triển của chính các DN,mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việcnộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNV&N đối với Nhà nước Ngoài ra,việc mở rộng TDNH đối với DNV&N buộc các NH phải phát huy tối đanăng lực của mình và tìm các biện pháp để có thể huy động vốn, tăngcường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, từ đó mọinguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.2 Các tiêu thức đánh giá mức độ mở rộng tín dụng Ngânhàng đối với DNV&N

Việc mở rộng TDNH đối với DNV&N dược thể hiện thông qua khảnăng thoả mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khác hàng là DNV&N vềkhối lượng tín dụng, lĩnh vực cấp tín dụng, thông qua việc đa dạng hoá cácsản phẩm tín dụng cho các DNV&N Trên cơ sở chung đó, mức độ mởrộng TDNH đối với DNV&N được đánh giá cụ thể qua các chỉ tiêu sau:

Trang 19

1.3.2.1 Mở rộng số lượng khách hàng là các DNV&N

a Mức tăng số lượng khách hàng là các DNV&N

MSL = St - St-1Trong đó:

- MSL: là mức tăng số lượng khách hàng là các DNV&N.- St: là số lượng khách hàng DNV&N năm thứ t.

- St-1: là số lượng khách hàng DNV&N năm thứ t-1.

b Tốc độ tăng số lượng khách hàng là DNV&N

Trong đó:

- TTSL: Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV&N.- S*: Số lượng khách hàng DNV&N dược vay vốn NH.- S: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với NH.

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng DNV&N chiếm baonhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ vay vốn tại NH.

1.3.2.2 Mở rộng doanh số cho vay dối với DNV&N

Doanh số cho vay đối với DNV&N là số tiền mà NH đã thực hiệngiải ngân cho khách hàng DNV&N trong một khoảng thời gian nhất định.

a Mức tăng doanh số cho vay đối với DNV&N

MDS = DSt - DSt-1Trong đó:

- MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với DNV&N.- DSt: là doanh số cho vay đối với DNV&N năm thứ t.

Trang 20

- DSt-1: là doanh số cho vay đối với DNV&N năm thứ t-1.

b Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N

- DS: là doanh số cho vay của hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với các DNV&N chiếmtỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay.

1.3.2.3 Mở rộng dư nợ tín dụng đối với các DNV&N

Dư nợ tín dụng đối với DNV&N phản ánh quy mô tín dụng NH đốivới DNV&N tại một thời điểm nhất định.

a Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNV&N

MDN = DNt - DNt-1Trong đó:

- MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNV&N.- DNt: là dư nợ tín dụng đối với DNV&N năm thứ t.- DNt-1: là dư nợ tín dụng đối với DNV&N năm thứ t-1.

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ tíndụng đối với DNV&N

b.Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNV&N

100%DN

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đối với DNV&Nnăm nay so với năm trước.

Trang 21

c Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV&N

100%DN

- DN: là tổng dư nợ cho vay của NH.

Chỉ tiêu này phản ánh chi dư nợ tín dụng đối với DNV&N chiếmbao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của NH.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụngNgân hàng đối với DNV&N

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

Đứng trên giác độ Ngân hàng, các nhân tố khách quan ảnh hưởng từtrường kinh doanh và từ phía chính các DNV&N.

a Môi trường kinh tế

Hoạt động Ngân hàng luôn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và biếnđộng của môi trường, đặc biệt là môi trường kinh tế Một nền kinh tế tăngtrưởng, phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động của cả NH và củacác DNV&N Điều kiện thuận lợi lúc đó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư nền kinhtế, các DNV&N sẽ tăng cường vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, kếtquả kinh doanh tốt sẽ giúp DN có khả năng thực hiện đúng cam kết tín dụng,do đó NH có điều kiện hơn trong việc mở rộng tín dụng

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị kìmhãm DNV&N sẽ thu hẹp sản xuất, kết quả kinh doanh bị suy giảm, dẫnđến NH dễ bị gặp rủi ro trong cho vay và các NH buộc phải thận trọng hơntrong việc cấp tín dụng cho các DN.

b Môi trường chính trị

Trong một môi trường chính trị ổn định, các DNV&N sẽ yên tâm sảnxuất kinh doanh và có khả năng tăng cường mở rộng sản xuất, kết quả kinh

Trang 22

doanh thuận lợi, cầu tín dụng tăng lên và cùng với đó tăng khả năng mởrộng tín dụng đối với DNV&N.

c Môi trường pháp lý

Tác động của hoạt động NH đến nền kinh tế luôn mang tính lantruyền, nhất là những ảnh hưởng tiêu cực sẽ để lại những hậu quả nặng nề,bởi vậy những hoạt động của NH luôn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ củaNhà nước thông qua công cụ pháp luật Trong đó, hoạt động TDNH tiềmẩn nhiều rủi ro lại càng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn, để đảm bảo chohoạt động này được diễn ra bình thường trong một khuôn khổ pháp lý nhấtđịnh Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bảnpháp luật điều chỉnh hoạt động TDNH liên quan đến việc cấp tín dụng choDNV&N sẽ thực sự giúp các NH có cơ sở để tiến hành hoạt động của mìnhmột cách trôi chảy cũng như có điều kiện để mở rộng TDNH cho cácDNV&N hơn

d Môi trường văn hoá – xã hội

Văn hoá – xã hội là một trong các yếu tố hình thành lên những phongtục, tập quán và những thông lệ trong đời sống thường ngày, trong đó cóthói quen tiêu dùng của người dân Từ đây, nhu cầu tiêu dùng hàng hoáđược tạo lập từ những thói quen này và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vựchoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các DNV&N cũng như khả năngmở rộng sản xuất kinh doanh của DN, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến việcmở rộng TDNH đối với DNV&N Ngoài ra, môi trường văn hoá – xã hộinày còn tác động đến tư cách đạo đức của người vay hay sự sẵn lòng trả nợcủa người vay, mà đây lại chính là cơ sở cho NH tiếp tục mở rộng TD đốivới khách hàng Như vậy, yếu tố văn hoá – xã hội có ảnh hưởng rất lớn đếncác quyết định cho vay và mở rộng tín dụng đối với DNV&N

e Môi trường công nghệ

Công nghệ phát triển với tốc độ cao sẽ có thể được ví như một congiao hai lưỡi Một mặt, nó giúp cho các DN có cơ hội sử dụng công nghệ

Trang 23

tiên tiến phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại kết quả tốt làmtăng năng lực của DN Mặt khác, nó lại khiến các DN yếu kém, đặc biệt làcác DNV&N với trình độ, năng lực hạn chế sẽ gặp khó khăn trong việc tiếpcận cũng như ứng dụng công nghệ bởi chi phí phục vụ cho việc đổi mớicông nghệ là rất lớn Từ đó, những DN nhỏ sẽ yếu thế trong cạnh tranh, khảnăng trả nợ vay NH cũng như tiếp cận với cơ hội vay trong tương lai có thểgặp trở ngại, và điều đó lại làm cho khả năng mở rộng TDNH đối với cácDN này bị giảm đi.

f Từ phía DNV&N

Để được NH tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận vốn, bản thâncác DNV&N phải tạo lập được niềm tin đối với NH Chỉ khi đó, các NHmới có thể mạnh dạn mở rộng tín dụng cho các DNV&N.

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

a Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NH là một hệ thống các biện pháp liên quanđến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mụctiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh tín dụng của NH Chính sách tín dụng chính là những nguyên tắc cơbản chi phối sự mở rộng tín dụng Vì vậy, đây là nhân tố xuất phát từ phíaNH có ảnh huởng lớn nhất đến khả năng mở rộng TDNH đối với cácDNV&N

Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung cụ thể có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc mở rộng TDNH như: quy mô tín dụng, giới hạn tín dụng, cơcấu tín dụng, kỳ hạn tín dụng, giá cả tín dụng.

Thông qua việc mở rộng, đa dạng linh hoạt các yếu tố trên của chínhsách tín dụng sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng làDNV&N, tăng khả năng tiếp cận vốn TDNH của họ và như thế khả năngmở rộng TDNH cho các DNV&N tăng lên.

b Chính sách huy động vốn

Trang 24

NH chỉ có thể mở rộng tín dụng khi huy động được lượng vốn lớn vàđa dạng về thời hạn, quy mô Trên cơ sở đó, giới hạn tín dụng cho cáckhách hàng sẽ được mở rộng và các DNV&N có nhiều khả năng tiếp cậnnguồn vốn của NH.

c Trình độ, năng lực của cán bộ NH

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà NH cung cấp phụ thuộc rất lớn vàoyếu tố con người Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực tốt sẽ giúp NHnhanh chóng nắm bắt được những diễn biến của thị trường, dự đoán đượcnhững rủi ro có thể xảy ra, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng sao cho hoạtđộng có hiệu quả cao nhất Qua đó, NH tạo dựng được niềm tin ở kháchhàng, thúc đẩy khả năng mở rộng hoạt động TDNH, đảm bảo an toàn vốn,tăng uy tín của NH

d Hệ thống thông tin của NH

Thông tin đã trở thành tiền đề thiết yếu trong điều kiện môi trường kinhdoanh luôn biến động Một hệ thống thông tin chất lượng, phân tích được mọidiễn biến của thị trường một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ giúp NH đưara được các quyết định đúng đắn trong lựa chọn khách hàng, mở rộng khả năngtiếp cận vốn cho các DNV&N thực sự có tiềm năng.

e Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của NH

Đây là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý của khách hàng khi cóquan hệ giao dịch với NH Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tốt sẽ tăngcường thu hút khách hàng Từ đó, bên cạnh việc duy trì được mối quan hệvới những khách hàng truyền thống, NH sẽ tạo lập được cho mình thêmnhiều mối quan hệ mới, trong đó có một số lượng không nhỏ khách hàngDNV&N.

f Hoạt động Marketing của NH

Đẩy mạnh các hoạt động Marketing của NH thông qua các chínhsách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp đang là xu hướng phổ biếncủa các NH trong môi trường cạnh tranh nhằm tạo ra sự khác biệt hóa Đẩy

Trang 25

mạnh những hoạt động Marketing cũng là một trong những nhân tố có tácdụng rất to lớn trong việc tăng cường thu hút khách hàng, tăng uy tín, hìnhảnh, vị thế của NH Và như các nhân tố được phân tích ở trên, việc mởrộng TDNH đối với các DNV&N cũng trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộngTDNH đối với các DNV&N, khách quan có, chủ quan có Vì vậy, các NHcần phải quan tâm và nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ ảnh hưởng của ác nhântố này cũng như xu hướng biến đổi của chúng để có thể đề ra những biệnpháp phù hợp, kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mở rông TDNH đối vớikhách hàng DNV&N.

1.3.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn TDNHcho các DNV&N và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hỗtrợ vốn TDNH cho các DNV&N

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới DNV&N đóng vai tròquan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Mặtkhác, sự phát triển của DNV&N tùy thuộc rất lớn vào sự trợ giúp củaChính phủ Chính phủ nhiều nước đã dành sự quan tâm, khuyến khích vàhỗ trợ đặc biệt cho các DNV&N thông qua các chính sách và chương trìnhhỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúcđẩy sự phát triển DNV&N.

a Thực hiện tín dụng ưu đãi

Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh vào bậc nhất thế giới, nhưng cácDNV&N với những đặc tính vốn có của mình gặp rất nhiều khó khăn trongviệc vay vốn của các NHTM Để giúp đỡ các DNV&N, Chính phủ Mỹ đãthành lập “Ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ” nhằm cung cấp tín dụng chocác DN nhỏ với lãi suất ưu đãi và thực hiện các dịch vụ về tín dụng cho cácDN này.

Trang 26

Với tiềm lực tài chính mạnh, chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đãthực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi và trợ cấp cho cácDNV&N Chính sách hỗ trợ cho các DNV&N trước hết nhằm đảm bảo chocác DN này có đủ tiềm lực tài chính Chính phủ Đức có nhiều chương trìnhtín dụng ưu đãi cho các DNV&N Ngân hàng tái thiết nước Đức có chươngtrình tín dụng ưu đãi cho các DNV&N thuộc lĩnh vực công nghiệp vàthương mại DNV&N thuộc ngành này có doanh số dưới một tỷ DM/nămđược vay tối đa 10 triệu DM trong thời hạn 10 năm, lãi suất 5,25%/năm vớihai năm đầu không phải trả lãi đồng thời ngân hàng cũng có chương trìnhtín dụng ưu đãi dành cho DNV&N mới thành lập.

Ở các nước EU khác, DNV&N có thể vay ưu đãi trong khuôn khổ“Chương trình tái thiết Châu Âu” Bên cạnh đó, Chính phủ các nước EUcũng thành lập các tổ chức tín dụng của Nhà nước thực hiện cung cấp tíndụng cho các DNV&N như ở Pháp có quỹ tín dụng về trang thiết bị cho cácDNV&N Tại Nhật Bản có ba tổ chức tín dụng của Chính phủ chuyên cungcấp tín dụng cho các DNV&N: Tổ chức tài chính nhân dân, Tổ chức tàichính Nhật Bản cho các DNV&N, Ngân hàng công thương Nhật Bản Tổchức tài chính nhân dân với chức năng chủ yếu là cho các DNV&N vay đặcbiệt là cho vay đối với các DN có tính chất gia đình.

Đối với Hàn Quốc, Chính phủ cũng thành lập các tổ chức tài chínhchuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNV&N và cácDN mới thành lập Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ (SMIB) do Chínhphủ thành lập nhằm chuyên môn hóa trong công tác tài trợ cho DNV&N.Quỹ phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ nguồn vốn ngânsách Nhà nước, chịu sự quản lý của Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ vàNgân hàng quốc gia cho công dân

b Bảo đảm tín dụng

Trang 27

Các DNV&N với khả năng tài chính hạn chế thường gặp rất nhiềukhó khăn trong việc vay vốn NH Chính phủ nhiều nước đã áp dụng cácbiện pháp bảo đảm tín dụng cho các DNV&N

Từ năm 1985, Hà Lan thực hiện kế hoạch bảo đảm tín dụng 100% tíndụng thương mại cho các DNV&N.

Tại Nhật Bản, các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn cácNH cho DNV&N được khởi xướng từ năm 1931 Và đến năm 1958 đã hìnhthành hệ thống bảo hiểm và bảo đảm tín dụng cho DNV&N Hệ thống nàygiúp cho các DNV&N có khả năng phát triển nhưng không có tài sản thếchấp, có thể vay vốn các NHTM Trong hệ thống đó, hội đồng bảo đảm tíndụng DNV&N là tổ chức tài chính công cộng đứng ra bảo lãnh cho cácDNV&N và vừa đứng ra vay vốn các NHTM Hỗ trợ hoạt động của Hộiđồng bảo đảm tín dụng là Hội đồng bảo hiểm tín dụng DNV&N do Chínhphủ sáng lập ra Hội đồng bảo hiểm tín dụng hoạt động như người thựchiện tái bảo hiểm khoản tín dụng mà Hội đồng bảo đảm tín dụng đã thựchiện Nhờ đó, các DNV&N của Nhật Bản mở rộng được khả năng vay vốntừ các NH.

Hệ thống bảo đảm tín dụng DNV&N đã được hầu hết các nước ởChâu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippinthực hiện Năm 1976, Hàn Quốc đã thành lập Quỹ bảo đảm tín dụng doChính phủ và các thể chế tài chính đồng tài trợ Quỹ này bảo đảm tín dụngcho DNV&N vay vốn ở NHTM Ngoài biện pháp bảo đảm tín dụng, đểtăng khối lượng tín dụng cung cấp cho DNV&N, Chính phủ một số nướccòn áp dụng biện pháp quy định buộc các tổ chức tín dụng phải dành mộttỷ lệ nhất định tín dụng để cung cấp cho các DNV&N.

Ở Hàn Quốc, Chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với NHTMquốc gia là 45% tín dụng cho các DNV&N, còn đối với NHTM địa phươngthì tỷ lệ tối thiểu đó là 80% Ngay cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũngbị yêu cầu dành 35% tín dụng cho DNV&N.

Trang 28

1.3.4.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam

Qua một số kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể thấy rằng chodù đối với nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của cácDNV&N cũng đều hết sức quan trọng và đều được Chính phủ các nướcquan tâm tạo điều kiện phát triển Đối với Việt Nam có thể rút ra những bàihọc kinh nghiệm riêng cho mình.

Hiện nay các DNV&N Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rấtlớn về vốn, về công nghệ và chưa có được chính sách hỗ trợ một cách thíchđáng.

Vốn là điều kiện tiên quyết để các DNV&N mở rộng sản xuất kinhdoanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường…Các DNV&N lại cókhả năng tài chính thấp, uy tín không cao chính bởi điều này, Chính phủcác nước đã thành lập ngay từ giai đoạn đầu các tổ chức hỗ trợ về vốn choDNV&N mà đặc biệt là hỗ trợ vốn TDNH Các tổ chức này giúp cácDNV&N tiếp cận nguồn vốn TDNH một cách dễ dàng hơn cũng như nhậnđược các mức lãi suất ưu đãi, giảm bớt chi phí kinh doanh để hoạt động cóhiệu quả

Sự phát triển của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào các DN lớn,cần phải phát triển các DNV&N để hỗ trợ cùng phát triển Xuất phát từquan điểm này mà các nước ngay trong thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tếthị trường, DNV&N đã được quan tâm tạo điều kiện phát triển với việcthành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ cho các DNV&N trên nhiềulĩnh vực.

Các DNV&N nào cũng dễ bị tổn thương trước những biến động củathị trường Chỉ có sự liên kết mới có thể giúp các DN này chống chọi trướcnhững biến động đó Vì thế ở các nước mối quan hệ giữa các DNV&N vớinhau rất phát triển thông qua các hình thức hiệp hội nghiệp đoàn Bên cạnhđó, hình thức thầu phụ rất được khuyến khích phát triển giữa các tổng côngty lớn và các DNV&N Các công ty lớn sẽ cho các DN này thầu lại mộtphần giá trị hợp đồng mà nó trúng thầu đồng thời cũng sẽ giúp đỡ về kinh

Trang 29

nghiệm, hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ, cấp tàichính hay bảo lãnh cho các DNV&N vay vốn NH.

Một yếu tố rất quan trọng đóng góp trong việc phát triển DNV&N làvai trò của Chính phủ Việc xây dựng chính sách hỗ trợ và luật hóa cácchính sách này được tiến hành từng bước và hoàn chỉnh theo từng thời kỳvà đặc điểm của nền kinh tế Chính các chính sách luật pháp của các nướcnày đã tạo cho các DNV&N có nhiều cơ hội tiếp xúc với nguồn vốnTDNH, có các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến giúp các DN này nhận được vốnTDNH khi không đủ điều kiện vay vốn.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, vì tất cả các Chính phủ đều cónguồn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu trợ giúp của các doanh nghiệpnói chung và DNV&N nói riêng là rất lớn và nhìn chung đều vượt quá khảnăng của Chính phủ Trong mỗi giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia đều lựachọn một số lĩnh vực mà quốc gia mình có lợi thế để tập trung phát triển.Đối với Việt Nam, trong điều kiện rất hạn chế về tài chính cho hoạt độngtrợ giúp DNV&N, Chính phủ càng phải kiên định với nguyên tắc trợ giúpcó trọng điểm, có thể việc trợ giúp chỉ thực hiện được với một số ít doanhnghiệp, nhưng đảm bảo rằng sau khi nhận được sự trợ giúp, doanh nghiệpđó có thể có được khả năng cạnh tranh

Có thể thấy rằng qua những lý luận cơ bản đã trình bày đã cho thấy vaitrò của DNV&N đối với mỗi quốc gia, qua tìm hiểu kinh nghiệm của một sốnước trên thế giới lại càng làm rõ nhận định nếu quốc gia nào biết quan tâmđúng mức tới sự phát triển của DNV&N thì quốc gia đó có một nền kinh tếphát triển ổn dịnh và vững mạnh Đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ pháttriển các DN này không thể không nhắc đến vai trò của TDNH Sự quan tâmđúng mức của Chính phủ thông qua các chính sách, các điều luật sẽ giúp cácDNV&N khắc phục được hạn chế phát huy mặt mạnh một cách tối đa và hiệuquả.

Trang 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Thành

Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Thành một phầngắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển ViệtNam Do đó, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu quá trình hình thành vàphát triển của BIDV.

Ngày 26/4/1957, Nhân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân củaBIDV, đã được thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướngChính phủ NH trực thuộc Bộ Tài Chính với quy mô ban đầu rất nhỏ bé, chỉgồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu của NH Kiến thiết thờikỳ này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốnNgân sách Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Ngày 24/6/1981, với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong quảnlý vốn đầu tư, Hội đồng chính phủ đã ra Quyết định 259/CP chuyển NHKiến thiết VN trực thuộc Bộ Tài Chính sang Ngân Hàng Nhà Nước ViệtNam, và đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Theo quyết địnhnày, NH có thêm các nhiệm vụ mới như: cho vay vốn đầu tư xây dựng cơbản các công trình không do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc vốn tự cókhông đủ, làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diệnNgân sách đầu tư Đặc biệt, bước đầu NH được phép cho vay vốn lưu độngđối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Đến ngày 14/11/1990, NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổitên thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Lúc này, nhiệm vụ của NH

Trang 31

đã được thay đổi một cách cơ bản, bên cạnh việc tiếp tục nhận vốn Ngânsách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, NH đã cóthêm chức năng huy động các nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay đầu tưphát triển, kinh doanh đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

1/1/1995 là cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản, đó là NgânHàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa năng tổnghợp như một NHTM, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước

Thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001 – 2005 và tầmnhìn 2010, BIDV đã xác định rõ cơ cấu khách hàng giữ vai trò rất quan trọng.Cùng với đó, Hội đồng quản trị, ban Tổng Giám đốc đã quyết định thành lập vàđầu vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình là Chi nhánh NH Đầu tưvà Phát triển Hà Thành, sau đây gọi tắt là Chi nhánh Hà Thành.

Chi nhánh Hà Thành được thành lập ngày 16/9/2003, là chi nhánhcấp 1 của BIDV trên cơ sở tách một phòng và một quỹ tiết kiệm của SởGiao dịch 1 – BIDV Chi nhánh Hà Thành hiện có có trụ sở tại 34 HàngBài – Hà Nội Hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh chủtrương ứng dụng các công nghệ và quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm,dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế Đối tượng khách hàngmà Chi nhánh tập trung là các DNV&N, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cácdoanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh

Như vậy cho đến nay, Chi nhánh Hà Thành đã đi vào hoạt độngđược gần 5 năm với không ít khó khăn nhưng cũng có được những bướckhởi đầu đầy thành công Với phương châm hành động “Chi nhánh Ngânhàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của khách hàngvươn tới thành công trong quá trình hội nhập”, Chi nhánh đang ngày càngkhẳng định được vị trí của mình trong lòng người dân Hà Nội với một cáitên rất đỗi thân quen, gần gũi – Hà Thành.

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hà Thành

Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành

Ban giám đốc

Phòng Thẩm định Phòng Tín dụngPhòng Quản lý tín dụngPhòng Tài chính kế toánPhòng Tổ chức hành chínhPhòng kế hoạch và nguồn vốn

Phòng Tài trợ thương mạiTổ TT, Kho quỹ

Tổ Điện toánTổ Kiểm tra nội bộ

Phòng Giao dịchPhòng Dịch vụ khách hàng

Phòng DVKH cá nhânPhòng DVKH doanh nghiệp

Trang 33

Hiện nay, Chi nhánh Hà Thành đã có 8 phòng ban, 3 tổ chức năng, 3quỹ tiết kiệm và 5 phòng giao dịch Số lượng cán bộ nhân viên ban đầu là 55người nay đã tăng lên 155 người, trong đó có khoảng 3% cán bộ có trình độtrên đại học, 92% cán bộ có trình độ đại học.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành

2.1.3.1 Môi trường kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành

Ra đời và hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Trung tâm củaThủ đô Hà Nội cùng với các phòng giao dịch nằm ở các nơi tập trung đôngdân cư, khách du lịch như: Tràng Tiền, Bách Khoa, Tôn Thất Tùng… Tuynhiên, về môi trường kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi, Chi nhánhcũng gặp phải không ít khó khăn.

- Thuận lợi: Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa –

xã hội của cả nước, là nơi đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ, không chỉ trongnước mà cả đầu tư nước ngoài Môi trường kinh doanh tương đối thuận lợinên trên địa bàn tập trung rất nhiều DN hoạt động kinh doanh trong nhiềulĩnh vực sản xuất, dịch vụ với đội ngũ lao động có trình độ Cùng với sốlượng lớn các DN là mật độ dân cư tập trung đông đúc, trình độ dân trí caonên đã tạo ra một thị trường lớn rất thuận lợi cho Chi nhánh phát triển cácsản phẩm, dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nhưphát hành thẻ ATM, chuyển tiền, đổi tiền… Hơn nữa, Chi nhánh lại nằmgần khu phố cổ là nơi thu hút rất đông lượng khách du lịch cả trong vàngoài nước, chính điều này góp phần mang lại lợi thế cho Chi nhánh trongviệc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho cá nhân, tăng nguồn thu phídịch vụ cho Hà Thành Mặt khác, Chi nhánh và các phòng giao dịch đềugần đường lớn và trung tâm nên rất thuận tiện cho việc đi lại của kháchhàng, giúp cho Chi nhánh ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng.

- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Chi nhánh còn gặp phải

một số khó khăn nhất định Địa bàn hoạt động của Chi nhánh cũng là nơitập trung của gần 100 tổ chức tín dụng và chi nhánh của các tổ chức tíndụng hoạt động lâu năm, liên tục, công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng khắp,

Trang 34

khách hàng và thị phần đã phân chia ổn định Vì thế, để tồn tại và pháttriển, các ngân hàng trên địa bàn phải luôn cạnh tranh một cách quyết liệttrên tất cả các mặt như mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh về lãi suất,cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới… Vì vậyChi nhánh luôn cố gắng, nỗ lực để không ngừng vươn lên.

2.1.3.2 Tình hình huy động vốn

Một trong những đặc trưng riêng có của NH là vốn tự có chiếm tỷ trọngrất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nên với lượng vốn ít ỏi đó, NH không thể đápứng được nhu cầu vay của nền kinh tế Để thực hiện chức năng trung gian tíndụng của mình, các NH luôn phải tìm mọi biện pháp để huy động các nguồnvốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế Chính vì thế, huy động có vị trí rất quantrọng, nó là tiền đề, cơ sở quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh củaNH đặc biệt là hoạt động tín dụng Để có thể mở rộng được tín dụng NH cầnphải làm tốt công tác huy động vốn, có một nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, chiphí thấp là mục tiêu mà các NH luôn hướng tới.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Hà Thành

Trang 35

Như vậy, đến thời điểm 31/12/2007, tổng lượng vốn huy động của Chinhánh là 4.888 tỷ đồng, tăng 4.105tỷ đồng so với thời điểm mới đi vào hoạt độnglà năm 2003 Đây là một tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức khoảng 524%

Điều này cho thấy một thành tích lớn của Chi nhánh đặc biệt trong thờikỳ thị trường tiền tệ trong nước đang có nhiều biến động nhưng Chi nhánhvẫn luôn giữ được mức tăng trưởng huy động vốn ổn định qua các năm

Từ Bảng 1 ở trên, ta tính được tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánhnhư sau:

Bảng 2: Tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh Hà Thành

(%)783 - 1304 66,54 2435 86,73 3878 59,26 4888 57

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ huy động vốn của Chi nhánh liên tụctăng, đặc biệt là năm 2005 với tốc độ tăng trưởng cao 86,73% Tổng nguồnvốn huy động năm 2005 đạt 2.435 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi của các tổchức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh, đặc biệt tiền gửi của tổ chức kinhtế tăng Đến năm 2006, đối tượng gửi tiền đã được mở rộng tới cả các Tổchức tài chính, chứng tỏ Chi nhánh đã ngày càng có uy tín và có nhiềuchính sách để thu hút nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế

Trong tổng vốn huy động của Chi nhánh năm 2007, tiền gửi khôngkỳ hạn đạt 2.127 tỷ đồng, tăng 748 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nguồnvốn huy động, đây là nguồn tiền gửi với chi phí huy động vốn thấp Tiềngửi không kỳ hạn tăng vượt trội so với năm 2006 do trong năm 2007, Chinhánh đã mở rộng hợp tác với các công ty chứng khoán, Công ty quản lýquỹ, cung ứng dịch vụ một cách toàn diện và hiệu quả cho nhóm kháchhàng này Do đó, dù năm qua thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững

Trang 36

lại, suy giảm, đầu tư vào bất động sản tăng làm giảm luồng tiền gửi có kỳhạn của dân cư nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được vốn tiền gửi thanh toánvới quy mô lớn.

Nguồn vốn ngắn hạn huy động được không ngừng tăng và chiếm tỷtrọng cũng tương đương với nguồn vốn trung, dài hạn Đặc biệt, trong năm2007, nguồn vốn ngắn hạn tăng 848 tỷ đồng với tốc độ tăng 135,3% so vớinăm 2006, chiếm tỷ trọng tới 66,49% trong tổng nguồn vốn huy độngđược Điều này xuất phát từ việc Chi nhánh đã triển khai ứng dụng côngnghệ sớm từ dự án hiện đại hóa NH, cung cấp các dịch vụ thanh toán ngânhàng cho khách hàng một cách nhanh nhất với chất lượng tốt nhất Do đó,lượng huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửingắn hạn… của Chi nhánh mới tăng lên

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn tuy có tăng nhưng tốc độtăng lại giảm dần, tốc độ tăng năm 2004 là 108,31%, năm 2005 là 80,33% năm2006 là 12,59% và năm 2007 chỉ còn 10,97% Tuy nhiên, với số lượng tuyệt đốităng lên đã giúp cho Chi nhánh phần nào tạo lập được nguồn vốn ổn định và tựcân đối vốn trung, dài hạn để đầu tư cho vay các dự án Do Chi nhánh đã tạođược mối quan hệ tốt trong việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng có tiềm năng vềtiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng như: BHXH, Bộ Tài chính và một số lượngkhông nhỏ dân cư với tiền gửi tiết tiệm trung, dài hạn.

Trong năm 2007, khi nền kinh tế phải đối mặt với những thách thứcnhư chỉ số tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân Sự xuất hiện thêm nhiềucác tổ chức định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước, thị trườngnhà đất sốt giá trở lại làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực NHvà đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn Các NH liên tục có sự điều chỉnhlãi suất huy động, tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới với các hình thứckhuyến mãi hấp dẫn, đồng thời Chính phủ và một số địa phương tổ chứcphát hành trái phiếu với lãi suất cao Điều này có thể thấy rõ khi năm 2007

Trang 37

tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 4888 tỷ, tăng 1010 tỷ so với năm 2006nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 57% thấp hơn so với 5 năm trở lại đây

Tất cả những điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngàycàng gay gắt, trong đó có mảng huy động vốn đối với Chi nhánh Hà Thành.

Nguồn: Phòng Kế hoạch và nguồn vốn - Chi nhánh Hà Thành

Nếu nghiệp vụ tạo vốn đóng vai trò là bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụngvốn lại là lực quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sự ổnđịnh trong công tác huy động vốn đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắcđối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Thành Với nguồn vốn huyđộng tăng trưởng mạnh và những nỗ lực không ngừng trong việc tiếp thịkhách hàng, Chi nhánh đã có tốc độ phát triển tín dụng vẫn tăng trưởng

Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng dư nợ của Chi nhánh Hà Thànhđạt 2.713 tỷ đồng, tăng 2.474 tỷ đồng so với thời điểm ban đầu Con số nàyđã thể hiện sự cố gắng nỗ lực to lớn của Chi nhánh trong việc không ngừngnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng –lĩnh vực hoạt động chính yếu và quan trọng nhất

Trang 38

Từ Bảng 3 ở trên, ta tính được tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chinhánh Hà Thành như sau:

Bảng 4: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành

Giá trị(TỷVNĐ)

Giá trị(TỷVNĐ)

Giá trị(TỷVNĐ)

Năm 2004, tổng dư nợ tăng vượt bậc với tốc độ rất cao là 197,07%so với năm 2003 Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2004, Chi nhánh bắt đầuphục hồi cho vay ngắn hạn đối với hai DN lớn là công ty FPT – một côngty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phần mềm tin học và làphân phối chính thức của một số hãng điện thoại di động hàng đầu nhưNokia, Samsung…, và công ty Xăng dầu Hàng không – một doanh nghiệpNhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu đặc chủng cho ViệtNam Airlines và hơn 30 hãng hàng không quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng…Ngoài ra, Chi nhánh còn tăng cường tiếp thị và phục vụ một số khách hànglà doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất có hiệu quả, có uy tín lớn trênthị trường như công ty Hòa Phát…

Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ có giảm qua các năm 2005, 2006,2007 nhưng lượng giá trị tuyệt đối vẫn tăng Bởi Chi nhánh không ngừngduy trì và mở rộng đối với không chỉ với các khách hàng quen thuộc màcòn tiếp cận và thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới, nhưnăm 2005 thiết lập quan hệ tín dụng với công ty Văn phòng phẩm HồngHà, công ty VIMECO, Tổng công ty Vinaconex… Ngày 29/01/2007, Chinhánh Hà Thành đã ký kết với Tập đoàn Hòa Phát thỏa thuận hợp tác toàndiện về cung ứng tín dụng và dịch vụ NH giai đoạn 2007 – 2010 nhằm

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Việc đưa ra tiêu chí phân loại DNV&N nhằm hình thành khái niệm chung về DNV&N cũng là một cách mỗi quốc gia xác định đúng một trong  số những đối tượng cần được ưu tiên và tập trung hỗ trợ trong chiến lược  phát triển của mình ở từng giai đoạn - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
i ệc đưa ra tiêu chí phân loại DNV&N nhằm hình thành khái niệm chung về DNV&N cũng là một cách mỗi quốc gia xác định đúng một trong số những đối tượng cần được ưu tiên và tập trung hỗ trợ trong chiến lược phát triển của mình ở từng giai đoạn (Trang 2)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau: - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau: (Trang 32)
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn (Trang 34)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Hà Thành (Trang 34)
Từ Bảng 1ở trên, ta tính được tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau: - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 1 ở trên, ta tính được tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau: (Trang 35)
Bảng 2: Tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 2 Tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh Hà Thành (Trang 35)
Bảng 4: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 4 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành (Trang 38)
Từ Bảng 3ở trên, ta tính được tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành như sau: - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 3 ở trên, ta tính được tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành như sau: (Trang 38)
Bảng 4: Tốc độ  tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 4 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành (Trang 38)
2.2.3. Tình hình hoạt động tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
2.2.3. Tình hình hoạt động tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh Hà Thành (Trang 46)
Bảng 7: Khách hàng DNV&N có quan hệ tín dụng với Chi nhánh  Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 7 Khách hàng DNV&N có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Hà Thành (Trang 46)
DN tư nhân, Cty cổ phần và Cty TNHH là những loại hình DN được Chi   nhánh  cho   vay   nhiều  nhất,   luôn  chiếm   tỷ  trọng  cao  trong  tổng   số  DNV&N là khách hàng, đặc biệt là các DN tư nhân - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
t ư nhân, Cty cổ phần và Cty TNHH là những loại hình DN được Chi nhánh cho vay nhiều nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DNV&N là khách hàng, đặc biệt là các DN tư nhân (Trang 47)
Từ Bảng 8ở trên, ta tính đươc mức tăng và tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh như sau: - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 8 ở trên, ta tính đươc mức tăng và tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh như sau: (Trang 49)
Bảng 9: Mức tăng và tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N  của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 9 Mức tăng và tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh Hà Thành (Trang 49)
Bảng 10: Tình hình dư nợ tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 10 Tình hình dư nợ tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh Hà Thành (Trang 51)
Bảng 10: Tình hình dư nợ tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh  Hà Thành - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 10 Tình hình dư nợ tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh Hà Thành (Trang 51)
Nhìn vào bảng và biểu đồ, ta thấy cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Hà Thành tập trung chủ yếu vào khu vực DNV&N ngoài quốc doanh - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
h ìn vào bảng và biểu đồ, ta thấy cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Hà Thành tập trung chủ yếu vào khu vực DNV&N ngoài quốc doanh (Trang 52)
Bảng 11: Cơ cấu tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh theo thành phần kinh tế - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 11 Cơ cấu tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh theo thành phần kinh tế (Trang 52)
Bảng 11: Cơ cấu tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh theo  thành phần kinh tế - thực trạng hoạt động tín dụng đối với dnv&n tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành
Bảng 11 Cơ cấu tín dụng đối với các DNV&N của Chi nhánh theo thành phần kinh tế (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w