Qua một số kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể thấy rằng cho dù đối với nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của các DNV&N cũng đều hết sức quan trọng và đều được Chính phủ các nước quan tâm tạo điều kiện phát triển. Đối với Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho mình.
Hiện nay các DNV&N Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn về vốn, về công nghệ và chưa có được chính sách hỗ trợ một cách thích đáng.
Vốn là điều kiện tiên quyết để các DNV&N mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường…Các DNV&N lại có khả năng tài chính thấp, uy tín không cao chính bởi điều này, Chính phủ các nước đã thành lập ngay từ giai đoạn đầu các tổ chức hỗ trợ về vốn cho DNV&N mà đặc biệt là hỗ trợ vốn TDNH. Các tổ chức này giúp các DNV&N tiếp cận nguồn vốn TDNH một cách dễ dàng hơn cũng như nhận được các mức lãi suất ưu đãi, giảm bớt chi phí kinh doanh để hoạt động có hiệu quả.
Sự phát triển của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào các DN lớn, cần phải phát triển các DNV&N để hỗ trợ cùng phát triển. Xuất phát từ quan điểm này mà các nước ngay trong thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tế thị trường, DNV&N đã được quan tâm tạo điều kiện phát triển với việc thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ cho các DNV&N trên nhiều lĩnh vực.
Các DNV&N nào cũng dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường. Chỉ có sự liên kết mới có thể giúp các DN này chống chọi trước những biến động đó. Vì thế ở các nước mối quan hệ giữa các DNV&N với nhau rất phát triển thông qua các hình thức hiệp hội nghiệp đoàn. Bên cạnh
đó, hình thức thầu phụ rất được khuyến khích phát triển giữa các tổng công ty lớn và các DNV&N. Các công ty lớn sẽ cho các DN này thầu lại một phần giá trị hợp đồng mà nó trúng thầu đồng thời cũng sẽ giúp đỡ về kinh nghiệm, hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ, cấp tài chính hay bảo lãnh cho các DNV&N vay vốn NH.
Một yếu tố rất quan trọng đóng góp trong việc phát triển DNV&N là vai trò của Chính phủ. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ và luật hóa các chính sách này được tiến hành từng bước và hoàn chỉnh theo từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế. Chính các chính sách luật pháp của các nước này đã tạo cho các DNV&N có nhiều cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn TDNH, có các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến giúp các DN này nhận được vốn TDNH khi không đủ điều kiện vay vốn.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, vì tất cả các Chính phủ đều có nguồn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu trợ giúp của các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng là rất lớn và nhìn chung đều vượt quá khả năng của Chính phủ. Trong mỗi giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia đều lựa chọn một số lĩnh vực mà quốc gia mình có lợi thế để tập trung phát triển. Đối với Việt Nam, trong điều kiện rất hạn chế về tài chính cho hoạt động trợ giúp DNV&N, Chính phủ càng phải kiên định với nguyên tắc trợ giúp có trọng điểm, có thể việc trợ giúp chỉ thực hiện được với một số ít doanh nghiệp, nhưng đảm bảo rằng sau khi nhận được sự trợ giúp, doanh nghiệp đó có thể có được khả năng cạnh tranh.
Có thể thấy rằng qua những lý luận cơ bản đã trình bày đã cho thấy vai trò của DNV&N đối với mỗi quốc gia, qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới lại càng làm rõ nhận định nếu quốc gia nào biết quan tâm đúng mức tới sự phát triển của DNV&N thì quốc gia đó có một nền kinh tế phát triển ổn dịnh và vững mạnh. Đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển các DN này không thể không nhắc đến vai trò của TDNH. Sự quan tâm đúng mức của Chính phủ thông qua các chính sách, các điều luật sẽ giúp các DNV&N khắc phục được hạn chế phát huy mặt mạnh một cách tối đa và hiệu quả.
CHƯƠNG 2