GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.4. Tiếp tục cải tiến quy trình tín dụng, cải tiến thủ tục, hồ sơ cho vay theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi nhất cho các
cho vay theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt và thuận lợi nhất cho các DNV&N
Quy trình tín dụng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, đồng thời nó thể hiện một quá trình tiếp cận trực tiếp với khách hàng về mọi mặt, vì thế những cố gắng của NH trong việc tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng cũng được thể hiện ở đây.
Trước hết, ở khâu lập hồ sơ vay vốn Chi nhánh cần phải làm cho mọi thủ tục, giấy tờ vay vốn được đơn giản nhất, tạo điều kiện cho DNV&N ngay bước đầu vay vốn được thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả NH và DN.
Chi nhánh cần đặc biệt chú trọng tới công tác thẩm định dự án nhằm có được những quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn khách hàng và dự án đầu tư. Trong đó, quan trọng nhất là Chi nhánh phải thiết lập một hệ thống thu thập thông tin tín dụng đa chiều trên cơ sở có chọn lọc. Bởi việc thu thập những thông tin tốt, chính xác, kịp thời không những giúp cho
NH đánh giá một cách chính xác năng lực của khách hàng mà còn giúp cho việc đưa ra quyết định tín dụng nhanh chóng kịp thời không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của Chi nhánh cũng như không mất cơ hội kinh doanh của khách hàng.
Chi nhánh cần tăng cường và thực hiện một cách nghiêm túc, sát sao hơn công tác khảo sát tình hình thực tế tại các DNV&N để nắm bắt được hiện trạng hoạt động của khách hàng. Trên cơ sở những thông tin thu thập được thì khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin cũng là một khía cạnh cần được Chi nhánh lưu tâm. Muốn vậy, Chi nhánh nên thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định được học tập, đào tạo thêm các lĩnh vực ngoài ngành.
Chi nhánh cũng cần không ngừng hoàn thiện, bố sung và cải tiến hệ thống đánh giá, chấm điểm tín dụng cho DNV&N sao cho phù hợp với thực trạng DNV&N về mọi mặt như tài sản thế chấp, hệ thống kế toán, sở hữu vốn… giúp quá trình thẩm định món vay một cách tin cậy, phê duyệt cho vay nhanh chóng, hiệu quả.
Chi nhánh có thể xem xét nới lỏng điều kiện cho vay, quan tâm sâu sắc tới tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đối với tài sản đảm bảo, Chi nhánh xây dựng cơ chế phù hợp từ khâu định giá đến việc phân tích pháp lý và kiểm tra, giám sát tài sản. Trong đó, đặc biệt việc định giá tài sản tương xứng với giá thị trường và hợp lý nhất để giúp DN có thể vay được số tiền sát với nhu cầu vốn của DN, trên cơ sở một đội ngũ cán bộ NH có trình độ am hiểu sâu diễn biến thị trường. Hơn nữa, đối với các DNV&N chưa có đủ điều kiện về tài sản thế chấp thì có thể tạo điều kiện cho họ được vay tín chấp, bảo lãnh.
Nếu Chi nhánh thực hiện được việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của dự án thì sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tài sản thế chấp của DNV&N, và như vậy sẽ mở rộng cửa hơn cho các DNV&N vay vốn tại Chi nhánh.
Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Bởi chất lượng tín dụng cũng là một tiền đề quan trọng để thực hiện mở rộng tín dụng vững chắc, an toàn, lâu dài. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh cần phải thực hiện các quy trình nghiệp vụ đúng trình tự để đạt hiệu quả cao.
Việc kiểm tra, kiểm soát không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát khách hàng trước, trong và sau quá trình vay vốn, sử dụng vốn mà quan trọng hơn cả là kiểm tra, giám sát việc làm của các cán bộ tín dụng nhằm giúp họ tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ để đảm bảo an toàn trong cho vay đối với các DNV&N. Ngoài ra, công tác này sẽ cung cấp thông tin cho khâu quản lý để Ban lãnh dạo có những biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện những sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản cho NH. Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các NH.
Ngoài ra Chi nhánh có thể lập một bộ phận chuyên trách về cho vay DNV&N trong bộ phận tín dụng hay thành lập một quỹ cho vay riêng đối với DN này nhằm tăng tính chuyên nghiệp khi cho vay.
Như vậy, việc thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình tín dụng cũng như các thủ tục cho vay đối với các DNV&N theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tiễn sẽ khiến cho Chi nhánh thu hút ngày càng nhiều các DNV&N đến vay vốn, sẽ khiến cho mối quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh và khách hàng thực sự mang lại lợ ích cho cả hai bên.