1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx

13 708 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 255,41 KB

Nội dung

- Vốn tự nhiên Natural capital: Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012

ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Nguyễn Văn Toàn 1 , Trương Tấn Quân 2 , Trần Văn Quảng 3

1 Đại học Huế 2

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 3

Ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Trị

Tóm tắt Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, kết quả nghiên cứu chỉ ra

rằng mặc dầu sinh kế của người dân còn ở mức thấp những đã có thay đổi đáng kể,

và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của chương trình 135 Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất

1 Giới thiệu

Miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm ba phần tư lãnh thổ của cả nước, là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh và quốc phòng Tuy nhiên do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, đây là vùng có điều kiện kinh tế xã hội tụt hậu và thấp kém hơn Nhận thức được tầm quan trọng của vùng, Chính phủ có những chương trình đầu tư đặc biệt đối với vùng Chương trình 135 là một trong những chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn đó Trong bài báo này, ảnh hưởng của chương trình 135 ở địa phương sẽ được xem xét dưới góc độ khung phân tích sinh kế Bài báo chia làm 5 phần Phần 2 của bài báo sẽ giới thiệu khung phân tích sinh kế Các hoạt động của chương trình 135 ở địa phương sẽ được giới thiệu ở phần 3 Phần 4, tác động của chương trình sẽ được xem xét dưới gộc độ sự thay đổi sinh kế của họ trước khi một số kết luận sẽ được đưa ra

2 Khung phân tích sinh kế

Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất

cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các

cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người Đây là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm trong quá trình phân tích Mặc dầu có rất nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức thì có mức độ vận dụng khác nhau nhất định, khung phân tích sinh kế có những thành phần cơ bản giống nhau sau:

Trang 2

Biểu đồ 1 Khung sinh kế bền vững của DFID

Nguồn: DFID (2001)

Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà

con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên (biểu đồ 1)

- Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức

làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác

- Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà

người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau

- Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên

như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ Đây có thể

là khẳ năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nguồn vốn tự nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đất đai, qui

Nguồn vốn sinh kế

Chiến lược sinh kế

- Dựa trên tài nguyên,

- Không dựa trên tài nguyên

- Di cư

Chính sách

và thể chế, tiến trình (cấu trúc chính phủ, khu vực tư nhân, luật pháp, chính sách,…)

Kết quả/mục tiêu của sinh kế

- Tăng thu nhập

- Tăng phúc lợi

- Giảm tổn thương

- Cải thiện an toàn lương thực

- Sử dụng tài nguyên bền vững hơn

Ngữ cảnh dễ

bị tổn

thương

Xu hướng,

mùa vụ, các

tác động từ

bên ngoài

Nhân lực, vật chất, xã hội,

tự nhiên và tài chính

Trang 3

mô và chất lượng nguồn nước, qui mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, qui

mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như không khí hay sự đa dạng sinh học

- Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và

hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình Trên góc độ cộng đồng, đó chính

là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình

- Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế Nó nằm

trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế

Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai

Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes) Đây là yếu tố thể chế, tổ chức,

chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế Chính

vì thế sự hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thông qua quá trình chuyển đổi cấu trúc

Thành phần quan trọng thứ ba của khung sinh kế là kết quả của sinh kế

(livelihood outcome) Đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế Kết quả của sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên Đó có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh

kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan

sẽ có những quan niệm khác nhau

Để đạt được các mục tiêu, sinh kế phải được xây dựng từ một số lựa chọn khác

nhau dựa trên các nguồn vốn và tiến trình thay đổi cấu trúc của họ Chiến lược sinh kế

là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu

Trang 4

sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có Đây là một quá trình liên tục nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế Đó có thể là lựa chọn cây trồng vật nuôi, thời điểm bán, sự bắt đầu đối với một hoạt động mới, thay đổi sang một hoạt động mới hay thay đổi qui mô hoạt động

Cuối cùng là ngữ cảnh dễ bị tổn thương Đó chính là những thay đổi, những xu

hướng, tính mùa vụ Những nhân tố này con người hầu như không thể điều khiển được trong ngắn hạn Vì vậy trong phân tích sinh kế không chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnh người dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữ cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chóng chọi đối với những thay đổi trên hay phục hồi dưới những tác động trên

3 Chương trình 135 và các hoạt động của chương trình 135 ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Từ khung phân tích sinh kế, có thể thấy chương trình hay dự án là một phần trong sinh kế của người dân Đây là chính sách của nhà nước nhằm làm thay đổi các nguồn vốn của người dân ở cấp độ cộng đồng hay làm thay đổi môi trường hoạt động của sinh kế (cấu trúc hay tiến trình) để cá nhân và hộ gia đình có nhiều cơ hội hơn trong cải thiện các nguồn vốn và tài sản của họ

Ở cấp độ cộng đồng, chương trình có thể là những đầu tư trực tiếp làm thay đổi nguồn vốn đối với cộng đồng Những đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm, chợ

và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất là điều kiện làm thay đổi nguồn vốn ở cấp độ cộng đồng Đây là cơ sở để nguồn vốn sinh kế của cá nhân và hộ gia đình có cơ hội cải thiện Trên cơ sở thay đổi điều kiện về cơ sở hạ tầng, các chiến lược sinh kế của hộ gia đình hay cá nhân có nhiều lựa chọn hiệu quả hơn Hay nói một cách khác, các nguồn vốn của cá nhân hay hộ gia đình sẽ có nhiều cơ hội thay đổi và phát huy hiệu quả khi nguồn vốn này ở cấp độ cộng đồng thay đổi

Chương trình dự án có thể thay đổi môi trường hoạt động của sinh kế, làm thay đổi cơ hội tiếp cận các nguồn vốn khác của cá nhân hay hộ gia đình Một số chính sách tài chính, chính sách tín dụng, chính sách đất đai sẽ là điều kiện cơ bản cho những trao đổi đối với các nguồn vốn sinh kế Sự thay đổi chính sách tín dụng sẽ là cơ hội hay hạn chế đối với cá nhân hay hộ gia đình để thay đổi nguồn vốn tài chính thông qua thay đổi mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng Tương tự, những thay đổi về chính sách đất đai sẽ thay đổi điều kiện sở hữu, điều kiện giao dịch vì thế thay đổi cơ hội tiếp cận nguồn vốn này đối với cá nhân hay hộ gia đình Do đó, sẽ làm thay đổi khả năng tiếp cận của nguồn vốn của cá nhân hay hộ gia đình

Ở cấp độ cá nhân hay hộ gia đình, chính sách chương trình và dự án thường ít khi tạo ra sự thay đổi trực tiếp đối với nguồn vốn sinh kế đối với hộ Nhưng đây là điều kiện quan trọng để thay đổi cơ hội trong tiếp cận hay thay đổi nguồn vốn sinh kế của hộ

Trang 5

gia đình

Chương trình 135 được ban hành theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ Theo đó, khoảng 1000 xã trong 1.715 xã thuộc diện khó khăn, các huyện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được Chính Phủ lựa chọn để tập trung đầu tư Những xã còn lại được ưu tiên đầu tư thông qua những chương trình mục tiêu Quốc gia và các dự án, chương trình phát triển khác

Mục tiêu tổng quát của Chương trình 135 là nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đông bào các dân tộc ở các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng sâu vùng xa, vùng ĐBKK thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

Mục tiêu cụ thể của chương trình 135 được phân kỳ theo từng giai đoạn Thời kỳ 1998-2000: về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ

nghèo; bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn các trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ

văn hóa và thông tin Thời kỳ 2000-2005: giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK xuống

còn 25% vào năm 2005; bảo đảm cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ thuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội và chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn Tuy nhiên, do hiệu quả của chương trình, chương trình 135 giai đoạn II đã được tiếp tục đầu tư từ năm 2006 đến 2010 theo quyết định 07/2006/QĐ-TTg nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Tổng kinh phí đã thực hiện giai đoạn 1999-2005 khoảng 10 nghìn tỷ đồng Cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân Giai đoạn 2006-2010, ngân sách trung ương đã bố trí 14.025,25 tỷ đồng, đã giải ngân 13.604,5 tỷ đồng, đạt 97,1% vốn giao Nguồn vốn trên được bố trí cho bốn lĩnh vực cụ thể đó là: hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ xã, thôn bản có đủ năng lực đảm nhận sự phân cấp;

và hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật

Tổng kết 5 năm triển khai chương trình giai đoạn II cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở

Trang 6

các xã, thôn, bản ĐBKK giảm từ 47% (năm 2006) xuống 28,8% (năm 2010) Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, đạt 4,2 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 Tăng

tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản đạt 80,7%, 100% xã có trạm y tế; 100% người dân có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí

Ở Quảng Trị, chương trình 135 giai đoạn I và giai đoạn II được thực hiện trên nhiều xã ĐBKK khác nhau thuộc các huyện Hướng Hóa, ĐaKrông, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ từ năm 1999 đến nay Địa phương hưởng lợi có sự thay đổi qua các thời kỳ và tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức đầu tư, tác động của chương trình đến từng địa phương

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1999-2005 là 163.779,745 triệu đồng, bao gồm 5 hợp phần: xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng trung tâm cụm xã; qui hoạch và sắp xếp lại dân cư; ổn định và phát triển sản xuất; đào tạo cán bộ xã, bản và làng Giai đoạn 2006 đến

2010, tổng vốn đầu tư là 150.962 triệu đồng từ cả nguồn vốn trung ương và địa phương Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư có sự điều chỉnh nhất định khi hợp phần qui hoạch và sắp xếp lại dân cư được loại bỏ và thay vào đó là hợp phần hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật của người dân

Nhìn chung vốn thực hiện, giải ngân thường thấp hơn so với kế hoạch được phê duyệt Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên cấp vốn ngân sách trung ương thường chậm so với tiến độ đầu tư Hơn nữa, năng lực cán bộ địa phương còn hạn chế giới hạn Vì vậy việc triển khai xác định các hoạt động đầu tư, thực hiện đầu tư và giám sát đầu tư thường chậm và chưa hiệu quả như mong muốn

Cũng như toàn tỉnh, chương trình 135 thực hiện ở huyện Hướng Hóa từ năm

1999 và có nhưng thay đổi về số xã hưởng lợi và hợp phần tác động qua từng giai đoạn Với các hợp phần khác nhau, tổng kinh phí thực hiện 131.042 triệu đồng Qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình đã góp phần tạo chuyển biến lớn trong đời sống, sản xuất, và phát triển kinh tế - xã hội Về cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống bưu chính, viễn thông ở cấp xã, liên xã, thôn và liên thôn đã được cải thiện một cách sâu sắc Về sản xuất, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn và bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn Đến nay trong vùng cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 42% năm 1999 xuống còn 32% vào cuối năm 2005 và giảm còn 33% (theo tiêu chuẩn mới) vào cuối năm 2010, đạt mục tiêu của chương trình

4 Tác động của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người tỉnh Quảng Trị

Dưới tác động của chương trình 135 và một số chương trình khác, sinh kế của

Trang 7

người dân huyện Hướng Hóa nói riêng và người dân tộc ít người nói chung có sự thay đổi sâu sắc Sự thay đổi này vừa trên góc độ vĩ mô toàn huyện nhưng đồng thời vừa trên góc độ vi mô của hộ gia đình Sự thay đổi đó có thể nhìn thấy qua các nguồn vốn sinh

kế và đánh giá của người dân về sự thay đổi này ở các nguồn vốn như sau:

4.1 Nguồn vốn nhân lực

Trên gốc độ tổng thể toàn huyện, có thể thấy mặc dầu số lượng dân số tăng lên nhưng chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lao động đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực Dân số bình quân hộ có xu hướng giảm, từ gần 5,2 khẩu /hộ năm 2000 xuống chỉ còn hơn 4,7 khẩu /hộ năm 2010 (bảng 1) Trong khi đó, số lao động bình quân hộ hầu như không đổi và có xu hướng tăng Có được sự thay đổi trên là do tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số có mức giảm đáng kể trong thời gian qua Đây là cơ sở bước đầu, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân trong thời gian qua

Bảng 1 Một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn nhân lực

của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010

Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi (%) 86,00 97,50 100

(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện Hướng Hoá và các xã năm 2000, 2005, 2010)

Cùng với đó, trình độ học vấn của nguồn nhân lực cũng có sự cải thiện đáng kể khi tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi tăng từ 86 % năm 2000 đến 100 % năm 2010 Ngoài ra, nhiều kiến thức mới và mô hình mới trong sản xuất cũng đã được người dân tiếp thu và ứng dụng tại địa phương thông qua các phương thức khác nhau Chính những thay đổi đó, nguồn vốn nhân lực ở địa phương được người dân đánh giá có những thay đổi nhanh chóng trong thời gian qua

Thông qua điều tra 90 hộ gia đình với 3 địa bàn và các dân tộc khác nhau Kết quả chỉ ra rằng hầu hết người dân (83%) cho rằng nguồn vốn nhân lực thay đổi theo xu hướng tích cực (bảng 2) Tỷ lệ càng cao đối với người Vân kiều và Pako, là hai dân tộc

ít người tại địa phương và cũng là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình Đối với người Kinh (dân tộc khác) mức độ thay đổi không lớn Tuy nhiên, cũng thừa nhận rằng chương trình cũng có những tác động tiêu cực nhất định như sự phân hóa giữa các hộ gia đình và sự bất công bằng trong tiếp cận hỗ trợ Chính vì thế mà một số hộ gia đình cảm thấy mình bị ảnh hưởng xấu đi hơn là sự thay đổi xấu đi của chính bản thân hộ

Trang 8

Bảng 2 Đánh giá của người dân Hướng Hóa thay đổi nguồn vốn nhân lực (%)

lên

Không thay đổi gì

Thay đổi xấu

đi

Theo địa bàn

nghiên cứu

Theo dân tộc

Nguồn số liệu điều tra hộ năm 2011

4.2 Nguồn vốn vật chất

Cơ sở vật chất của huyện Hướng Hoá ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất của người dân địa phương Hiện nay số trường phổ thông trung học có 5 trường so với năm 2000 chỉ có 2 trường, đặc biệt số trường mầm non hiện nay 25 trường trên 22 xã, đã xây dựng thêm 16 trường so với năm

2000 Điện lưới quốc gia đã kéo đến 22/22 xã, so với năm 2000 tỷ lệ hộ dùng điện chỉ chiếm 64,99% thì đến năm 2010 số hộ dùng điện là 100% Công tác chăm sóc sức khoẻ cũng được chú trọng, hiện nay 22/22 xã đã có trạm y tế, so với năm 2000 con số này chỉ mới 17/21(bảng 3)

Bảng 3 Một số nguồn vốn vật chất cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010

Số trường mầm non bình quân/xã trường 9/21 9/22 25/22

(Nguồn số liệu thống kê huyện Hướng Hoá năm 2000, 2005, 2010)

Trang 9

Với những thay đổi trên, nguồn vốn vật chất trên qui mô hộ gia đình cũng đã có những thay đổi sâu sắc Đây chính là nhận định của người dân về sự thay đổi nguồn vốn vật chất của họ

Theo đánh giá của người dân, không một ai cho rằng cơ sở vật chât của họ xấu đi Bên cạnh đó có đến gần 88% hộ cho rằng nguồn vốn vật chất tốt lên và chỉ 12 % cho rằng không thay đổi (bảng 4) Người dân Vân kiều và Pakô thì tỷ lệ thừa nhận sự thay đổi tốt lên trong nguồn vốn vật chất càng cao Có thể nói, nguồn vốn vật chất có sự thay đổi đáng

kể cả trên phương diện cộng đồng và trên phương diện từng cá nhân hộ gia đình

Bảng 4 Đánh giá của người dân Hướng Hóa đối với thay đổi nguồn vốn vật chất (%)

lên

Không thay đổi gì

Thay đổi xấu

đi

Theo địa bàn

nghiên cứu

Theo dân tộc

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)

4.3.Nguồn vốn tự nhiên

Thống kê cho thấy diện tích đất tự nhiên bình quân hộ rất cao nhưng có xu hướng giảm nhanh trong thời gian qua, từ 10,41 ha/hộ năm 2000 xuống còn 7,04 ha/hộ vào năm 2010 (bảng 5) Có thể thấy đất đai là lợi thế của vùng nhưng dưới sức ép của quá trình tăng dân số, lợi thế trên đang giảm dần Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp

và diện tích đất rừng tăng lên qua 10 năm, cụ thể năm 2000 diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ là 0,97 ha đến năm 2010 đã tăng lên 1,19 ha/hộ; diện tích rừng trồng năm

2000 bình quân hộ là 2,34 ha/hộ đã tăng lên 4,53 ha/hộ vào năm 2010 Như vậy, mặc dầu sức ép lên nguồn tài nguyên đất và rừng đang ngày càng lớn nhưng nhìn chung đang có những thay đổi tích cực trong cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua

Bảng 5 Một số nguồn vốn tự nhiên cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010 (ha/hộ)

Trang 10

Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ 0,97 1,02 1,19

Diện tích đất chưa sử dụng bình quân hộ 6,99 5,20 1,07

(Nguồn số liệu thống kê huyện Hướng Hoá năm 2000, 2005, 2010)

Tuy nhiên, do phương thức sản xuất vẫn chưa hợp lý nên chất lượng tài nguyên đất và tài nguyên rừng có xu hướng xấu đi Nguyên nhân của hiện tượng này là do trước đây, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu canh tác theo lối du canh, phát rừng làm rẫy điều này đã làm cho đất ngày càng bị rửa trôi, bạc màu

Trên khía cạnh qui mô, một số chương trình dự án đã hỗ trợ khai hoang đất sản xuất, do vậy mà bà con đã ổn định sản xuất trên mảnh đất của mình và diện tích cũng ngày một tăng lên Vì thế phần lớn các các hộ điều tra đều nhận định qui mô diện tích đất của họ tăng lên (có 72,2% hộ điều tra trả lời là diện tích đất được tăng lên sau 10 năm thực hiện chương trình 135, có 24,4% hộ trả lời là diện tích không thay đổi) Điều này khẳng định lại rằng, cùng với các chủ trương, chính sách của địa phương về khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương, các chương trình, dự án cũng đã tác động tích cực đến sản xuất của người dân địa phương

4.4 Nguồn vốn tài chính

Kết quả điều tra chỉ ra rằng thu nhập bình quân các hộ trên địa bàn nghiên cứu tương đối thấp và không có sự khác biệt về thu nhập giữa các địa bàn hay giữa các dân tộc với nhau.Cao nhất là dân tộc Kinh bình quân 17,332 triệu đồng/hộ, dân tộc Pacô là 15,121 triệu đồng/hộ và thấp nhất là dân tộc Vân kiều là 13,512 triệu đồng/hộ nhưng kiểm định thống kê không cho thấy sự khác biệt giữa các dân tộc

Theo cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra, ta thấy thu nhập từ trồng trọt cao nhất

và nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình và không có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc Tuy nhiên, thu từ dịch vụ có sự khác biệt lớn giữa các dân tộc khi hộ người Kinh có thu nhập dịch vụ cao gấp 10 lần so với hộ Vân Kiều

Mặc dầu mức thu nhập còn thấp nhưng thu nhập của các hộ đã có những cải thiên đáng kể trong những năm qua Không những thế họ cũng có thể tiếp cận tốt hơn đối với nguồn tín dụng nhằm bù đắp khó khăn đối với nguồn tài chính của họ Đánh giá của người dân ở bảng 6 cho thấy, sự tác động của chương trình 135 trên nguồn vốn tài chính của người dân ở địa phương như nhận định trên

Ngày đăng: 11/03/2014, 06:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 1999-2005, 2005, Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 1999-2005", 2005, "Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2006-2010
2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Trị, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Trị
3. Đảng bộ huyện Hướng Hoá, Báo cáo chính trị của đảng bộ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của đảng bộ tại Đại hội đại biểu Đảng "bộ huyện lần thứ XII
4. Lê Hải Đường, Nội dung và giải pháp cho chính sách đối với các dân tộc thiểu số địa bàn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015, Dân tộc và Thời đại, (2010), 135-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và giải pháp cho chính sách đối với các dân tộc thiểu số địa "bàn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Lê Hải Đường, Nội dung và giải pháp cho chính sách đối với các dân tộc thiểu số địa bàn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015, Dân tộc và Thời đại
Năm: 2010
5. Phòng Thống kê huyện Hướng Hoá, Niên giám thống kê 1996-huyện Hướng Hoá 2000, 2005, 2010, 2001, 2006, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 1996-huyện Hướng Hoá 2000, "2005, 2010
6. Uỷ ban Dân tộc, Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam
7. Uỷ ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 1999-2005, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 1999-2005
8. Uỷ ban Dân tộc, Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn 2006-2010
9. Trần Văn Quảng, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế
10. DFID, Sustainable Livelihood Guidance Sheets. London, Department for International Development, UK, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Livelihood Guidance Sheets

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Một số nguồn vốn vật chất cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010 - ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx
Bảng 3. Một số nguồn vốn vật chất cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010 (Trang 8)
Bảng 2. Đánh giá của người dân Hướng Hóa thay đổi nguồn vốn nhân lực (%) - ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx
Bảng 2. Đánh giá của người dân Hướng Hóa thay đổi nguồn vốn nhân lực (%) (Trang 8)
Bảng 4. Đánh giá của người dân Hướng Hóa đối với thay đổi nguồn vốn vật chất (%) - ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx
Bảng 4. Đánh giá của người dân Hướng Hóa đối với thay đổi nguồn vốn vật chất (%) (Trang 9)
Bảng 5. Một số nguồn vốn tự nhiên cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010 (ha/hộ) - ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx
Bảng 5. Một số nguồn vốn tự nhiên cơ bản huyện Hướng Hóa giai đoạn 2000-2010 (ha/hộ) (Trang 9)
Bảng 6. Đánh giá của người dân Hướng Hóa đối với thay đổi nguồn vốn tài chính(%) Nguồn thu nhập  Tiếp cận nguồn tín dụng  Tiêu  - ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ potx
Bảng 6. Đánh giá của người dân Hướng Hóa đối với thay đổi nguồn vốn tài chính(%) Nguồn thu nhập Tiếp cận nguồn tín dụng Tiêu (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w