1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC

105 608 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 536 KB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càngnhanh và sâu sắc Đó là xu thế tất yếu khách quan và là một quy luật mà mọiquốc gia trong khu vực và trên thế giới đều phải tuân theo Biểu hiện rõ nét nhấtcủa xu thế này là quá trình tự do hoá buôn bán trong khu vực và phạm vi toàncầu.

Thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế của đất nước hội nhập với nềnkinh tế thế giới Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không ngừng mở rộng quanhệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế Trongđó,Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng để Việt Nam dần có chỗ đứngtrong khu vực và trên phạm vi thế giới, thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng VIIIđề ra: “Mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tếđối ngoại xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới ”*

Hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nội dung chủ yếu và quan trọng là cáchoạt động xuất nhập khâủ Nếu xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ tích luỹ cho đấtnước thì hoạt động nhập khẩu tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khaithác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, tàinguyên và khoa học kỹ thuật Xuất khẩu nhằm bảo đảm nguồn vốn cho nhậpkhẩu và nhập khẩu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, xây dựng cơ cấu kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu

Trang 2

Định hướng cho mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ sự cần thiết: “ Đẩy mạnh xuất khẩu, huyđộng các nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư hàng hoá thiết yếu cho sản xuấtvà đời sống, tích cực cân đối cán cân thanh toán quốc tế góp phần duy trì các cânđối lớn của nền kinh tế.”**

* Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NXB sự thật.** Nghị quyết đại hội đại Toàn quốc lần thứ VII NXB sự thật

Thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầucấp bách hiện nay của nền kinh tế

Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động Xuất - Nhập khẩu của các doanhnghiệp để tìm ra biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh Xuất - Nhập khẩu làvấn đề quan trọng hiện nay.

Xuất phát từ quan điểm trên, đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn

thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật bao bì” đã được chọn

làm nội dung nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này là thông qua việc xem xét vàphân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu, để tìm ra những điểm mạnh,điểm yếu, và những hạn chế của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công tyPACKEXPORT nhằm đưa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạt độngnhập khẩu của Công ty PACKEXPORT

Kết cấu của bài luận văn gồm 3 phần:

Trang 3

Phần thứ nhất: Hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu là yêu cầu bức thiết ở các

doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Phần thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động Nhập khẩu của Công ty Xuất

nhập khẩu và Kỹ thuật Bao bì.

Phần thứ ba: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Nhập khẩu đối

với Công ty Xuất nhập khẩu và Kỹ thuật Bao bì

Trang 4

Với ý nghĩa ấy, Nhập khẩu được hiểu là hoạt động mua hàng hoá của cácdoanh nghiệp trong nước từ nước ngoài nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu tiêudùng cũng như sản xuất trong nước và là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữacác quốc gia Nhập khẩu là một trong những hoạt động cốt lõi của thương mạiquốc tế

Trang 5

2 Vai trò nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Ngày nay, dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại, hầu hết các quốcgia đều nỗ lực tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, đều hướng các chínhsách kinh tế, thương mại của quốc gia mình theo khuôn khổ các khối mậu dịchmà họ sẽ tham gia ở tầm khu vực như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ( NAFTA), ở cấp độ liên lúc địanhư ASEM, và cao hơn nữa là cấp độ toàn cầu như tổ chức thương mại thế giớiWTO Trong bối cảnh ấy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhậpkhẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế Không phải là nhữnghành vi buôn bán lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nềnthương mại có tổ chức cả bên trong nước và bên ngoài nước nhằm mục đích đẩymạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước, ổn địnhvà từng bước nâng cao đời sống của nhân dân Như vậy, hoạt động nhập khẩu tácđộng trực tiếp lẫn gián tiếp tới sản xuất và đời sống trong nước, nó có thể đem lạihiệu quả kinh tế cao cũng như gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước do tínhchất phức tạp của nó khi có yếu tố quốc tế tham gia vào Nhập khẩu với tư cáchlà một trong hai hoạt động chủ yếu của thương mại quốc tế ngày càng đóng vaitrò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như sự pháttriển của thương mại quốc tế.

Trước hết, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về

cầu do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được Không những thế, nhập khẩu còntạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu

Trang 6

mã, chất lượng cho thị trường Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo nênsự cân đối tích cực giữa cung và cầu trên thị trường trong nước Nhập khẩu bổsung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển nền kinhtế cân đối ổn định.

Thứ hai, nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của mình,

khai thác được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốctế Không chỉ tạo thêm hàng tiêu dùng trong nước, nhập khẩu còn tạo nên nguồnnguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, tạo ra chuyển giao công nghệ.Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệmđược chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội,tiết kiệm đựơc chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển kinhtế xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước.

Thứ ba, với những sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, nhập khẩu

làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra năng lực mới trong sản xuất Cácdoanh nghiệp nội địa phải chịu một sức cạnh tranh lớn, để tồn tại họ buộc phảinăng động hơn, vươn lên chiến thắng trong cạnh tranh Qua đó, hiệu quả sản xuấttrong nước được nâng cao, hàng hoá nội địa trở nên có tính cạnh tranh hơn,người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn góp phần nâng cao đời sốngkinh tế - xã hội.

Thứ tư, kết hợp với xuất khẩu, nhập khẩu tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa

sản xuất và tiêu dùng trong nước và nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phâncông lao động quốc tế phát triển Điều đó có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh quốc tế

Trang 7

hoá diễn ra mạnh mẽ ngày nay Nó mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nền kinhtế,.v.v.

Đất nước từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đã có thêm sức mạnhmới, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với nhiều nhược điểm từng bước đượcthay thế bằng tính năng động, tự chủ của cơ chế thị trường Ngoại thương củaViệt Nam không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi nội khối xã hội - chủ nghĩa quacác khoản viện trợ hoặc qua các nghị định thư mà được mở rộng ra trên phạm vitoàn cầu Chính sách phát triển kinh tế, thương mại Việt Nam từng bước đượcđiều chỉnh cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, hội nhập mạnh mẽ vào nềnkinh tế thế giới Vai trò của nhập khẩu ngày trở nên rõ rệt: Không chỉ là nhân tốgiúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mà còn lànhân tố làm thay đổi diện mạo của các doanh nghiệp Việt Nam Để tiếp tục pháthuy vai trò của hoạt động nhập khẩu, Nhà nước ta xác định: Trong hoạt độngkinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế cần chú ý tạo uy tín và quan hệ lâu dài với bạn hàng, coitrọng tính hiệu quả kinh tế trong nhập khẩu, biết kết hợp hài hoà giữa các mặt lợiích.

3 Các hình thức nhập khẩu.

Không phải ngẫu nhiên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào cáchoạt động thương maị quốc tế mà là do kinh doanh quốc tế có sự phong phú đadạng về các phương thức hoạt động Chính sự đa dạng này cho phép các doanhnghiệp tìm thấy được lợi ích thông qua việc lựa chọn phương thức phù hợp với

Trang 8

khả năng của mình nhất Trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đến naycó một số phương thức nhập khẩu chủ yếu sau mà các doanh nghiệp thường lựachọn:

a/ Nhập khẩu uỷ thác.

Trong giao dịch quốc tế, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thểtham gia một cách trực tiếp do các yếu tố về nguồn nhân lực, trong khi đó họ lạimuốn được giao dịch Từ nhu cầu ấy làm hình thành nên phương thức nhập khẩuuỷ thác Đó là phương thức mà doanh nghiệp này uỷ thác cho doanh nghiệp cóchức năng giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình Bênnhận uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục nhậpkhẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phíuỷ thác.

Đặc điểm:

- Theo phương thức này, doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷthác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiêncứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện cho bên uỷthác giao dịch, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặtcho bên uỷ thác khiếu nại, bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.

- Các doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhậpkhẩu chứ không được tính doanh số, doanh thu Bên cạnh đó, các doanh nghiệpphải lập hai hợp đồng:

1 Hợp đồng mua bán hàng hoá với người nước ngoài.

Trang 9

2 Hợp đồng uỷ thác với bên uỷ thác.

b/ Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp).

Đây là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trựctiếp Khi tiến hành nhập khẩu theo phương thức này, doanh nghiệp cần phải tiếnhành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí, đảmbảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng chính sách luật pháp quốc gia cũng nhưquốc tế.

Đặc điểm:

- Do phải đứng ra tiến hành các khâu nên doanh nghiệp phải chịu mọi rủiro, tổn thất cũng như lợi nhuận thu được Vì vậy, để có hiệu quả cao đòi hỏidoanh nghiệp phải thận trọng trong từng bước từ việc nghiên cứu thị trường chođến khi bán hàng và thu tiền.

- Ở phương thức này, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với đối tácnước ngoài, còn các hợp đồng liên quan đến khâu tiêu thụ thì có thể lập sau.

c/ Nhập khẩu liên doanh.

Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kếtmột cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệpnhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủtrương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động nàyphát triển theo hướng có lợi cho các bên tham gia, lãi cùng hưởng rủi ro cùnggánh chịu.

Trang 10

1 Một hợp đồng với đối tác nước ngoài 2 Một hợp đồng với đối tác liên doanh.

Cách phân chia các hình thức nhập khẩu trên dựa vào chủ thể của hoạt độngnhập khẩu Nếu quan tâm đến hình thức thanh toán bằng tiền và mua thanh toánbằng hàng (còn gọi là mua bán đối lưu) là một hình thức còn khá mới mẻ đối vớicác doanh nghiêp Việt Nam, tìm hiểu kỹ phương thức này có thể cho phép cácdoanh nghiệp có được một phương thức nhập khẩu có hiệu quả.

d/ Nhập khẩu hàng đổi hàng.

Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếucủa buôn bán đối lưu, là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, phương tiệnthanh toán trong hợp đồng này không phải là tiền mà bằng hàng hoá Mục đíchnhập khẩu ở đây không phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm đểxuất khẩu được hàng và thu lợi từ hoạt động xuất khẩu nữa.

Đặc điểm:

Trang 11

- Phương thức này mang lại lợi ích lớn hơn cho các bên tham gia hợp đồng,mặt khác có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động xuất và nhập khẩu.

- Hàng hoá xuất và nhập cũng là bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu - Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim nghạch nhậpkhẩu trực tiếp và kim nghạch xuất khẩu, doanh số tiêu thụ trên cả hai loại mặthàng.

- Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, các bên thường sử dụng biện pháp sau: + Dùng thư tín dụng đối ứng: Là một loại thư tín dụng mà trong nội dungcủa nó có các điều khoản quy định chung Thư tín dụng chỉ có hiệu lực khingười mở một thư tín dụng khác có kim ngạch tương đương.

+ Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá Người này sẽchỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một chứng từ sởhữu hàng hoá có giá trị tương đương.

e/ Nhập khẩu tái xuất.

Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá song không phải đểtiêu thụ ở nội địa mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận.Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất Như vậy,phương thức nhập khẩu này được thực hiện thông qua 3 nước: nước xuất khẩu,nước nhập khẩu, nước tái xuất.

Đặc điểm:

Trang 12

- Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mỗibạn hàng xuất và bạn hàng nhập khẩu, bảo đảm sao cho có thể thu được số tiềnlớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động.

- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất vànhập khẩu Doanh số bán trên trị giá hàng xuất khẩu đối với các mặt hàng kinhdoanh.

- Doanh nghiệp tái xuất lập hai bản hợp đồng:1 Hợp đồng xuất khẩu

2 Hợp đồng nhập khẩu và không chịu thuế xuất nhập khẩu đối vớicác mặt hàng kinh doanh.

- Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụnggiáp lưng.

- Hàng hoá không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể nhập thẳngvề nước thứ ba (các hoạt động giao dịch thì vẫn liên quan đến nước tái xuất).Doanh nghiệp tái xuất còn có thể có được những khoản lợi do được thanh toántiền hàng song lại có thể trả chậm cho bên xuất khẩu.

Với nhiều phương thức nhập khẩu như vậy, các doanh nghiệp cần thiết phảitiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh doanh để từ đó ứng dụng cácphương thức này một cách linh hoạt với thị trường này, với bạn hàng này, ta cóthể dùng phương thức này là có lợi hơn, song với thị trường, với bạn hàng khácvà vào một thời điểm khác thì phương thức ấy chưa chắc đã có lợi bằng các

Trang 13

phương thức khác Không nên chỉ áp dụng một hay một vài phương pháp chomọi thị trường, mọi đối tác.

II Nội dung của hoạt động nhập khẩu.

1 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu.

Thị trường có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của một doanhnghiệp, bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ về lưu thông hàng hoá và tiềntệ Qua thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được lượng cung, lượng cầu từ đó có kếhoạch sản xuất kinh doanh cho thích hợp Có nhiều doanh nghiệp nhờ năng động,nắm bắt phản ứng nhanh nhạy với thị trường mà việc kinh doanh thành đạt, songkhông ít doanh nghiệp vì khả năng hiểu biết về thị trường hạn chế mà dẫn đếnphá sản Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng phải nắm vững các yếu tố của thịtrường, hiểu biết quy luật vận động của thị trường, từ đó phản ứng kịp thời trướcnhững thay đổi của của thị trường Công việc nghiên cứu thị trường của mộtdoanh nghiệp nhập khẩu gồm có:

+ Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu.

+ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng thị trường + Nghiên cứu quan hệ cung cầu hàng hoá và sự biến động của chúng.

+ Nghiên cứu giá cả hàng hoá nhập khẩu.

+ Xác định mức giá thấp nhập khẩu đối với thị ttrường có quan hệ giao dịch.

Trang 14

Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá cả, ta sẽ nắmđược xu hướng biến động của chúng, từ đó xác định mức giá cho mặt hàng mà tacó kế hoạch nhập khẩu đối với thị trường mà ta sẽ giao dịch.

Nếu mặt hàng này thuộc về đối tượng giao dịch phổ biến hoặc có những trungtâm giao dịch trên thế giới thì nhất định phải tham khảo giá thị trường thế giới vềmặt hàng đó Và phải chú ý khi định giá cần tính đến yếu tố cước phí vận tải vàcũng có thể dựa vào chào hàng của hãng, dựa vào giá nhập khẩu của thời kỳtrước, vào giá của lô hàng trước, tính đến những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tănghay giảm giá thành nhập khẩu khi giao dịch.

2 Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu.

a/ Giao dịch thông thường.

Là phương thức giao dịch được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, người bán vàngười mua trực tiếp quan hệ bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc qua thư từ để bànbạc và thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch Những nội dung của lầngiao dịch này được thực hiện một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lầngiao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn với việc bán.

b/ Giao dịch qua trung gian.

Trong hình thức giao dịch này có người thứ ba làm trung gian giữa người bánvà người mua Các trung gian phổ biến trên thị trường là đại lý và môi giới.

Đại lý là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo

sự uỷ thác Quan hệ giữa người uỷ thác và đại lý là hợp đồng đại lý.

Trang 15

Môi giới là thương nhân trung gian giữa người mua và người bán nhận sự uỷ

thác của họ Những người môi giới khi thực hiện nghiệp vụ không đứng tênmình, không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm pháp nhân trướcngười uỷ thác về việc khách hàng có thực hiện hợp đồng hay không Quan hệgiữa người uỷ thác và người môi giới dựa trên sự uỷ thác từng lần chứ không dựavào hợp đồng dài hạn,

Sử dụng đại lý, người môi giới có nhiều thuận lợi hơn do họ có nhiều hiểu biếtvề thị trường, luật pháp, tập quán của địa phương, và ta cũng có tận dụng đượcnhững cơ sở vật chất của họ, song nó có nhược điểm là ta không có sự liên hệtrực tiếp với khách hàng, với thị trường, và lợi nhuận bị chia sẻ.

c/ Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá.

Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua nhữngngười môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hoá cókhối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được nhau.Giá công bố ở sở giao dịch có thể là giá tham khảo trong việc xác định giá quốctế.

d/ Giao dịch tại hội trợ triển lãm.

Hội trợ là thị trường hoạt động định kỳ tổ chức vào một thời hạn nhất định,

tại đó người bán trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kýkết hợp đồng.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu thành tựu của một nền kinh tế hoặc tổ

chức một nghành nào đó Ngày nay, triển lãm không phải là nơi trưng bày mà

Trang 16

còn là nơi thương nhân hoặc tổ chức kinh doanh tiếp xúc giao dịch ký kết hợpđồng mua bán cụ thể.

3 Ký kết hợp đồng nhập khẩu.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu sau khi chọn các bên tiến hành giao dịchđàm phán có kết quả phải đi đến ký kết hợp đồng kinh tế ngoại thương.

a/ Khái niệm về hợp đồng kinh tế ngoại thương.

Hợp đồng nói chung là sự thoả thuận giữa hai bên hay nhiều bên nhằm mụcđích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

Hợp đồng kinh tế ngoại thương là sự thoả thuận của những đương sự có quốctịch khác nhau trong đó một bên là bên bán (xuất khẩu) có nghĩa vụ phải chuyểnvào quyền sở hữu của bên mua (nhập khẩu) một khối lượng hàng hoá nhất định,bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.

Hợp đồng kinh tế ngoại thương có những điểm khác so với hợp đồng kinh tếtrong nước, đó là:

- Chủ thể của hợp đồng kinh tế ngoại thương là các pháp nhân có quốc tịchkhác nhau.

- Hàng hoá được di chuyển từ nước này sang nước khác.

- Đồng tiền dùng trong thanh toán ngoại thương là ngoại tệ hay có nguồngốc ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết hợp đồng.

Trong tập quán thương mại quốc tế phần lớn các hợp đồng được thành lậpthành văn bản, đó là một chứng từ cần thiết của sự thoả thuận giữa bên mua vàbên bán.

Trang 17

b/ Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng ngoại thương.

Về nội dung của hợp đồng theo nguyên tắc tự do ký hợp đồng hai bên đượctuỳ ý quyết định những nghĩa vụ của họ sao cho phù hợp với quyền lợi của cả haibên Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng kinh tế ngoại thương thường khó khăn hơphợp đồng trong nước do các chủ thể hợp đồng thường không có sự tương đồng vềvăn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, Do vậy, để tránh sự tranh chấp có thểxảy ra, để đảm bảo sự thi hành hợp đồng được suôn sẻ, nội dung hợp đồng xuấtnhập khẩu cần có một số điều căn bản, ngoài ra hai bên có thể ghi thêm các điềukhoản khác mà họ thấy cần thiết.

 Một số điều khoản căn bản trong hợp đồng kinh tế ngoại thương.- Điều khoản về đối tượng hợp đồng:

+ Điều khoản tên hàng: Cần ghi tên thông dụng, tên thương mại và tên khoahọc (nếu có).

+ Điều khoản chất lượng: Hợp đồng cần ghi rõ tiêu chuẩn quy định phẩmchất của hàng hoá Có thể căn cứ vào mẫu hàng, vào các tài liệu kỹ thuật, nhãnhiệu hàng hoá, hay căn cứ vào một tiêu chuẩn được tập quán thương mại quốc tếcông nhận.

+ Điều khoản số lượng: Hợp đồng phải ghi rõ đơn vị đo lường đươc hai bênlựa chọn, quy định cụ thể số lượng hàng giao dịch Nếu số lượng quy định phỏngchừng phải dự liệu một số có thể chấp nhận được.

Trang 18

+ Điều khoản trọng lượng của hàng hoá: Có thể tính theo trọng lượng cả bìhay không có bì Người ta tính theo trọng lượng thương mại tức là trọng lượngcủa hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn.

- Điều khoản về giá cả hàng hoá:

Điều khoản về giá cả hàng hoá trong buôn bán ngoại thương là điều kiện cơbản, điều kiện giá cả bao gồm: Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quyđịnh và giảm giá.

+ Đồng tiền tính giá: Có thể dùng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu hoặc của nước thứ ba, nhưng phải là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổiđược.

+ Mức giá: Thường là mức giá quốc tế.

+ Phương pháp quy định giá: Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng, giá có thểđược quy định theo các loại sau:

* Giá cố định: Là loại giá được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thayđổi trong cả quá trình hiệu lực Giá cố định dùng trong các hợp đồng giao hàngngay hay giao trong thời hạn ngắn, có khi giao hàng trong thời gian dài cũngdùng giá cố định và thường có quy ước trong hợp đồng giá cố định, không thayđổi.

* Giá quy định sau: Là giá được quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng.Trong hợp đồng xác định thời điểm định giá và nguyên tắc xác định mức giá đểhai bên tính toán Ví dụ: một tháng trước khi giao hàng, người mua có thể được

Trang 19

quyền lựa chọn thời điểm định giá trong quá trình thực hiện hợp đồng, có camkết về nguồn tài liệu thông tin giá cả.

* Giá có thể điều chỉnh lại: Giá được xác định trong hợp đồng lúc ký kết,nhưng trong hợp đồng có quy ước: Nếu lúc thực hiện hợp đồng giá thị trườngtăng hay giảm thì giá đã ghi trong hợp đồng sẽ thay đôỉ theo quy ước tăng haygiảm Thường mức chênh lệch thấp nhất giữa giá hợp đồng so với giá thị trườnglà 2- 5% thì không được tính lại.

* Giá di động: Giá chỉ tính dứt khoát lúc thực hiện hợp đồng bằng điều chỉnhgiá cả cơ sở đã ghi trong hợp đồng tính đến thay đổi về chi phí sản xuất trongquá trình chuẩn bị hàng Giá sản xuất bao gồm giá nguyên vật liệu, tiền lương.Thường áp dụng cho hàng phải sản xuất dài hạn.

+ Giảm giá: Giá công bố và giá thật chênh lệch nhau vì người mua được giảmgiá khi ký kết hợp đồng Giảm giá có thể vì tiền được trả ngay, mua khối lượnglớn hay vì khách quen, Các loại giảm giá:

* Giảm giá đơn: Giảm giá so với thời giá thường tới 20 30% có khi tới 30 40% Giảm giá như vậy thường gặp ở các hợp đồng mua bán thiết bị, nhất là loạimáy có tiêu chuẩn, giảm giá so với giá tham khảo về hàng nguyên liệu côngnghiệp giảm trung bình 2- 5% Mặt khác giảm giá đơn cũng thường gặp khi trảtiền mặt vì thường bán hàng theo tín dụng ngắn hạn, nhưng người mua trả tiềnmặt nên được giảm giá 2- 3% giá tham khảo nghĩa là tương ứng với phần trămvay lãi.

Trang 20

* Giảm giá đoạt doanh số: Giảm giá cho người mua trái vụ để khuyến khíchmua hàng lúc khó tiêu thụ.

* Giảm giá kép: Giảm giá khi mua hàng với số lượng lớn với mức tăng dầntheo số lượng mua.

- Điều khoản giao hàng.

Nội dung cơ bản là xác định thời hạn, thời điểm, phương thức và việc thôngbáo giao hàng.

+ Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn giao hàng: Giao hàng không đúng thờihạn quy định có thể gây thiệt hại lớn và chịu trách nhiệm, có thể phải trả tiềnphạt.

+ Điểm giao hàng: Trên thực tế người nhập khẩu thường chỉ định bến đi vàbến đến cho hàng hoá Nơi giao hàng có thể là đầu mối vận tải để mang tiếp hàngđi nơi khác hoặc là nơi họ đã nắm vững tập quán giao hàng, khả năng bốc dỡ, khảnăng về kho tàng, trình độ trang thiết bị bảo quản hàng hoá,

+ Phương thức giao hàng: Về sơ bộ cuối cùng hay giao nhận về số lượng, chấtlượng.

+ Thông báo giao hàng: Quy định số lần thông báo và nội dung thông báo khingười bán giao hàng xong.

- Điều khoản về thanh toán trả tiền.

+ Đồng tiền thanh toán: Phải là đồng tiền ổn định, tự do chuyển đổi trên thịtrường tiền tệ quốc tế, có thể là đồng tiền của bên xuất hoặc bên nhập hoặc là củanước thứ ba.

Trang 21

Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền tínhgiá Trong trường hợp không trùng hợp thì trong hợp đồng quy định rõ tỷ giáchuyển đổi từ đơn vị tiền tính giá sang đơn vị tiền thanh toán được thực hiện theotỷ giá hiện hành ở nước tiến hành thanh toán Khi chọn tỷ giá ngoại tệ, người takhông chỉ quan tâm đến lợi thế của tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ mà còn tính đến cảkhả năng chuyển đổi của ngoại tệ.

+ Thời hạn thanh toán: Có thể trả ngay, trả trước hay trả sau hoặc có thể kếthợp các loại hình đó với nhau trong một hợp đồng.

+ Phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức trả tiền nhưng chủ yếu trongthanh toán quốc tế dùng hai phương thức sau:

* Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó người bán hàngsau khi giao hàng hoá - dịch vụ uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của ngườimua hàng hoá - dịch vụ.

* Phương thức tín dụng chứng từ: Là sự thoả thuận mà một ngân hàng theoyêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán hoặc cho bất cứ người mua này theolệnh của bên bán, khi bên bán xuất trình đầy đủ các loại chứng từ và thực hiệnđầy đủ các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng ( letterof credit).Có cá loại thư tín dụng sau đây:

# Thư tín dụng huỷ ngang (revocable L/C): Là loại thư tín dụng mà ngânhàng mở (tức ngân hàng phát hành thư tín dụng) có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ vàobất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho người hưởng (bên bán).

Trang 22

# Thư tín dụng không huỷ ngang: Là loại thư tín dụng mà trong một thời hạnhiệu lực của nó, ngân hàng mở không có quyền huỷ bỏ hay sửa đổi nội dung thưtín dụng nếu không có sự đồng ý của người hưởng, ngay cả khi người yêu cầumở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh huỷ bỏ hay sửa đổi thư tín dụng đó Như vậy,thư tín dụng không huỷ ngang là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việcthanh toán tiền hàng.

# Thư tín dụng huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrvocable L/C): Là thư tíndụng huỷ ngang nhưng lại có thể được xác nhận bởi một ngân hàng nào đó theoyêu cầu của một ngân hàng mở Xác nhận ở đây có nghĩa cam kết trực tiếp trảtiền cho người hưởng Thông thường ngân hàng xác nhận là ngân hàng thôngbáo thư tín dụng tại nước người bán.

Xét về mặt thực hiện, thư tín dụng có thể là trả tiền ngay (At Sight), hoặc trảtiền sau (With deferrer Payment) hoặc có thể chuyển nhượng được(Transferable) cho người thứ ba.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so vớiphương thức nhờ thu Đối với người bán, nó đảm bảo chắc chắn thu được tiềnhàng Đối với người mua, nó đảm bảo rằng việc trả tiền cho người bán chỉ đượcthực hiện khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đãkiểm tra bộ chứng từ đó.

c/ Phương pháp ký hợp đồng.

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng muabán ngoại thương ở các nước tư bản, hợp đồng có thể được thành lập dưới hình

Trang 23

thức văn bản hoặc dưới hình thức miệng, hoặc hình thức mặc nhiên Ở các nướcxã hội chủ nghĩa, hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản Hợp đồngdưới hình thức văn bản có thể được thành lập dưới nhiều cách như:

- Hợp đồng gồm một văn bản, trong đó ghi rõ nội dung buôn bán, mọi điềukiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên.

- Hợp đồng gồm nhiều văn bản như: điện báo, thư từ giao dịch, chẳng hạn hợpđồng gồm hai văn bản như đơn chào hàng cố định của người bán, chấp nhận củangười mua và chấp nhận của người bán.

Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩucủa ta trong quan hệ với các nước Hình thức hợp đồng bằng văn bản là hình thứctốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, nó xác định mọi quyền lợi vànghĩa vụ của bên mua và bên bán, tránh được những hiểu lầm do không thốngnhất được quan niệm Ngoài ra hình thức văn bản còn tạo thuận lợi cho thống kê,kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

*/ Khi ký kết hợp đồng, các bên cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Cần có sự thoả thuận thống nhất với tất cả mọi điều khoản cần thiết trước khiký kết Một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một số điều khoản nào đó rất khókhăn và bất lợi.

- Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo Trước khi ký kết bên kia xemxét lại kĩ lưỡng, cẩn thận, đối chiếu với những thoả thuận đã đạt được trong đàmphán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo nhữngđiểm chưa thoả thuận và bỏ qua không ghi vào những điều đã thống nhất.

Trang 24

- Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánhnội dung đã thoả thuận, không để tình trạng mập mờ có thể suy luận ra nhiềucách.

- Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán đểgiải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.

- Những điều khoản trong hợp đồng phải xuất phát từ những đặc tính của hànghoá định mua bán, từ những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, xã hội của nướcngười bán, người mua, từ đặc điểm và quan hệ giữa hai bên.

- Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ởnước người bán hoặc nước người mua.

- Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.

- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ mà cả hai bêncùng thông thạo.

*/ Có nhiều cách ký kết hợp đồng đó là:

- Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua bán (một văn bản).

- Người mua xác nhận (bằng văn bản) là người mua đồng ý với các điều khoảncủa thư chào hàng tự do Nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi trongthời hạn quy định cho người bán.

- Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua Trườnghợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản: đơn đặt hàng của người mua và vănbản xác nhận của người bán.

Trang 25

- Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thoả thuận giữa các bên (nêu rõ các thoảthuận đã thoả thuận).

4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Sau khi hợp đồng đã được ký kết nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các bênđã được xác lập Các bên cần phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Bên nhập khẩucần phải xắp xếp các việc phải làm, ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thựchiện hợp đồng, kịp thời ghi lại các diễn biến của các bước thực hiện Quá trìnhthực hiện hợp đồng là rất phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốctế, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của quốc gia, uy tín của doanh nghiệp.Trong quá trình thực hiện cố gắng không để xảy ra những sai sót dẫn đến khiếunại, đồng thời phải tính toán, tiết kiệm các khoản chi phí lưu thông, và điều quantrọng là phải giám sát và yêu cầu đối tác thực hiện đúng các nghĩa vụ của họtrong hợp đồng Nếu có những vấn đề phức tạp phát sing các bên phải kịp thờibàn bạc trao đổi, giải quyết kịp thời Các bước thực hiện hợp đồng gồm có:

Xin giấy Mở thư tín dụng Thuê phương tiện Mua BH phép NK L/C ( nếu thanh chuyên chở hàng hoá toán bằng L/C)

Khiếu nại và Làm thử tục Nhận hàng Làm thủ tục

Trang 26

xử lý khiếu nại thanh toán hải quan ( nếu có )

a/ Xin giấy phép nhập khẩu:

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý xuấtnhập khẩu Vì thế, sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấyphép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó Giấy phép do Bộ Thương mại cấp.Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khác nhau đối với hàng hoá thuộc các nhómhàng khác nhau Để được cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩuphải có điều kiện:

- Thành luật theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luậtpháp hiện hành.

- Doanh nghiệp có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng đồng Việt Nam tươngđương với 200.000 USD tới thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh khi thành lập doanhnghiệp.

Doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu phải có nghĩa vụ nộp lệ phí(một lần) bằng tiền Việt Nam Mức lệ phí cũng như việc nộp và sử dụng lệ phí doBộ Tài chính và Bộ Thương mại quy định.

b/ Mở thư tín dụng L/C.

Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từthì bên mua phải mở L/C ở ngân hàng khi có thông báo từ bên bán.

Trang 27

Thời gian mở L/C phụ thuộc vào thời hạn giao hàng Để cho chặt chẽ, hợpđồng thường quy định cụ thể ngày giao hàng, ngày mở L/C Nếu như hợp đồngkhông quy định cụ thể thì thông thường thời gian này là khoảng 15 - 20 ngàytrước khi đến thời hạn giao hàng Cơ sở mở L/C là các điều khoản của hợp đồng.Đơn vị hợp đồng dựa vào cơ sở đó, làm đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng.

c/ Thuê tàu chở hàng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thứcnào được tiến hành dựa vào ba căn cứ: điều khoản của hợp đồng, đặc điểm củahàng hoá, điều kiện vận tải Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là FOB thì bên nhậpkhẩu phải thuê tàu để chở hàng, nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF thì bênnhập khẩu không phải thuê tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người mua.

Tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn phương thứcthuê tàu cho phù hợp: thuê tàu chợ, tàu chuyến hay tàu bao Nếu nhập khẩuthường xuyên với khối lượng lớn thì nên thuê bao Nếu nhập khẩu không thườngxuyên, nhưng khối lượng lớn thì nên thuê tàu chuyến Nếu nhập khẩu với khốilượng nhỏ thì thuê tàu chợ.

d/ Mua bảo hiểm hàng hoá.

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì thế bảohiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc là hợp đồng bảo hiểmchuyến Khi mua bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ đầu năm, mỗikhi giao hàng xuống để vận chuyển chỉ cần gửi đến Công ty bảo hiểm một thông

Trang 28

báo một văn bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển” Khi mua bảo hiểmchuyến, doanh nghiệp gửi đến công ty bảo hiểm một băn bản gọi là: “Giấy yêucầu bảo hiểm” Trên cơ sở giấy yêu cầu này, doanh nghiệp và Công ty bảo hiểmđàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh hình thức bảo hiểm, doanh nghiệp cần lựa chọn điều kiện bảo hiểm:Loại A hay B hay C Để lựa chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp cần căn cứ vào:Tính chất, đặc điểm của hàng hoá, thời tiết, khả năng vận chuyển bốc dỡ, đặcđiểm quãng đường,

+ Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cầnthiết Hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra.Chủ hàng chịu chi phí, nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng.

+ Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiển tra các giấy tờ và hànghoá, hải quan đưa ra quyết định: cho hàng được phép qua biên giới (thông quan),hoặc cho hàng qua với một số điều kiện kèm theo hoặc hàng không đượcnhận, Chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan.

Trang 29

f/ Nhận hàng.

Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làmcác công việc sau:

- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao hàng.

- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu từngquý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vậnchuyển, giao nhận.

- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng (vận đơn, lệnh giao hàng, )nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) vềhàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việcgiao nhận.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảoquản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu.

- Thông báo cho đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá.

- Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho các đơn vịđặt hàng.

- Kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểm tra.Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình Nếu pháthiện dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giámđịnh Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng raphương tiện vận tải Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận

Trang 30

đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờ hoặc thậtsự hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt hoặc không đúng như hợp đồng.

g/ Làm thủ tục thanh toán.

Thanh toán là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế Do đặc điểm buônbán với nước ngoài rất phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phảithận trọng, tránh để xảy ra tổn thất Có nhiều phương thức thanh toán như: Thưtín dụng (L/C), phương thức nhờ thu, chuyển tiền, Việc thực hiện theo phươngthức nào phải quy định cụ thể trong hợp đồng Doanh nghiệp phải tiến hànhthanh toán theo đúng điều kiện quy định của hợp đồng.

h/ Khiếu nại và xử lý khiếu nại (nếu có).

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấyhàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nạingay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán,người vận tải, Công ty bảo hiểm, tuỳ theo tính chất của tổn thất Bên nhập khẩuchỉ viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong điều kiện quy định Đơnkhiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như: biên bản giámđịnh, hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảohiểm),

Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có cáccách giải quyết khác nhau Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn kiện gửitrọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế trong hợp đồng.

i/ Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.

Trang 31

Sau khi nhập hàng từ nước ngoài về, doanh nghiệp giao hàng cho đơn vị đặthàng hoặc tổ chức tiêu thụ tốt trên thị trường nội địa Doanh nghiệp nhập khẩucần tiến hành tiêu thụ hàng hoá có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất chodoanh nghiệp, tạo điều kiện tái nhập cư và quá trình nhập khẩu tiếp theo Để tiêuthụ hàng hoá có kết quả cao, doanh nghiệp cần phải:

- Nghiên cứu thị trường trong nước và tâm lý khách hàng trong việc mua hànghoá, nhất là đối với hàng hóa doanh nghiệp cần kinh doanh.

- Xác đinh các kênh phân phối hàng hoá và các hình thức bán - Tiến hành quảng cáo và xúc tiến bán hàng.

- Xác định mức giá cụ thể trên cơ sở cung cầu thị trường và chi phí của doanhnghiệp.

- Tổ chức nghiệp vụ bán hàng cụ thể tại các cửa hàng.

III Các nhân tố tác động tới hoạt động nhập khẩu.

Hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều quốc gia,nhiều lĩnh vực trong thương mại quốc tế Do vậy, những thay đổi trong cơ chế,chính sách của các quốc gia có liên quan, của luật pháp quốc tế, đều tác độnglớn tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Để hoạt động nhập khẩu diễnra một cách suôn sẻ, các doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu các yếu tố thuộc vềmôi trường kinh doanh.

1 Hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế.

Trang 32

Kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu nóiriêng là một hoạt động đa dạng và phức tạp, nó chịu sự chi phối của nhiều nguồnluật: luật nước nhập khẩu, luật nước xuất khẩu, luật của nước thứ ba, đồng thờicòn chịu tác động của luật pháp - tập quán quốc tế Hệ thống luật pháp này tạohành lang bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế Vàđể hoạt động một cách có hiệu quả, đương nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu cầnnắm vững được hệ thống luật pháp, phong tục tập quán trong nước cũng nhưquốc tế và cả luật pháp của nước có liên quan.

2 Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài.

Chúng ta biết rằng cung cầu là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các nhàkinh doanh Sự thay đổi cung - cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khốilượng kinh doanh của doanh nghiệp Việc làm của các doanh nghiệp là xác địnhđược lượng cung và cầu hiện tại, đồng thời cần phải dự báo được những xuhướng thay đổi của nó trong ngắn hạn cũng như dài hạn Với các doanh nghiệpnhập khẩu, việc làm này không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà phải trên cácthị trường khác và cả thị trường quốc tế Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa nhậpkhẩu thành phẩm vừa nhập khẩu bán thành phẩm và nguyên liệu như Công tyXNK và kỹ thuật bao bì thì hoạt động của họ còn phải chịu chi phối của nền sảnxuất và từng thời kỳ phát triển của đất nước.

3 Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước.

Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chínhphủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lí hoạt động nhập khẩu Các chính sách

Trang 33

mà các chính phủ thường đưa ra và tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu làviệc dựng nên các hàng rào nhằm bảo hộ nền sản xuất còn yếu sức cạnh tranhtrong nước Các công cụ mà thường sử dụng là công cụ thuế quan và công cụ phithuế quan (hạn nghạch, giấy phép nhập khẩu, biện pháp quản lí ngoại tệ và cáctiêu chuẩn địa phương).

a/ Chính sách tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hoạt động nhập khẩu vì nó là cơ sở đểso sánh giá cả của hàng hoá trong nước với thế giới, đồng thời phục vụ cho sựvận động của tiền tệ và hàng hoá giữa các quốc gia, các doanh nghiệp nhập khẩutheo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnhhay hạn chế hoạt động của mình Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhậpkhẩu là không có lợi và so với trước doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn chomột đơn vị hàng hoá và ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhậpkhẩu là có lợi và so với trước doanh nghiệp phải trả ít tiền hơn cho một đơn vịhàng hoá Sự điều tiết tỷ giá của Nhà nước: cố định, thả nổi, hay thả nổi có quảnlý vì thế có tác động rất mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp.

b/ Quan hệ kinh tế quốc tế.

Các quan hệ này có tác động tương hỗ tới hoạt động kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp Thông thường một doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thấy thuận lợihơn trong suốt quá trình giao dịch nếu đối tác là một nước láng giềng, trong cùng

Trang 34

một khu vực hay cùng một khối Họ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi các chínhphủ dành cho nhau quy chế đặc biệt (quy chế tối huệ quốc, cho hưởng hệ thốngưu đãi thuế quan, ) và đến lượt nó, nhập khẩu lại củng cố mối quan hệ ấy giữacác quốc gia.

4 Các nhân tố khác.

a/ Cơ sở hạ tầng.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vàođiều kiện cơ sở hạ tầng của một quốc gia Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có: Hệthống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệthống tài chính ngân hàng Một nước có cơ sở hạ tầng phát triển là cơ sở để pháttriển các hoạt động nhập khẩu bởi cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng là việcgiảm thiểu các chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điềukiện để các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh củamình.

b/ Hoạt động xuất khẩu của quốc gia.

Tuy là một mặt đối lập, song xuất khẩu lại có tác động to lớn và trực tiếp tớihoạt động nhập khẩu Đó là cỗ máy chính tạo nguồn ngoại tệ an toàn phục vụ chohoạt động nhập khẩu Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệunhằm nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác của nội địaphục vụ cho các đơn vị sản xuất thì điều này càng có ý nghĩa hơn Xuất khẩuđược đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng, tiêu thụ được nhiều hơn nênsản xuất phát triển và lại càng nhiều nguyên liệu hơn Thực tế phát triển kinh tế

Trang 35

của nhiều nước như: Nhật Bản, Singapore, đã chứng minh rằng nhập khẩu chỉphát triển khi xuất khẩu phát triển và ngược lại.

IV Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với Công ty PACKEXPORT.

Khoa học kỹ thuật là cơ sở để phát triển sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế,phát triển khoa học kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho công cuộc hiện đại hoá - côngnghiệp hoá đất nước Nâng cao không ngừng trình độ khoa học kỹ thuật trongmọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đó là mục tiêu đề ra của mọi quốc gia Vấnđề chuyển giao thiết bị và kỹ thuật sản xuất bao bì - hoàn thiện sản phẩm trongthị trường quốc tế được tiến hành như là một công cụ góp phần thay đổi, hoànthiện hơn trình độ khoa học kỹ thuật nền kinh tế của mọi quốc gia, vì thế nó cótầm quan trọng rất lớn Ở đây chúng ta chỉ xem xét vấn đề nhập khẩu vật tư,nguyên liệu để sản xuất bao bì phục vụ xuất khẩu hàng hoá trong quan hệ buônbán trao đổi giữa các quốc gia với nhau Vì mỗi quốc gia, nhất là những nướcphát triển luôn luôn có những đầu tư thích đáng trong vấn đề thiết kế cải tiến mẫumã bao bì, chú ý tới sở thích của người tiêu dùng để tiêu thụ được nhiều sảnphẩm - hàng hoá.

Thông thường các nước nhập khẩu là những nước đang phát triến do đóthường phải nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật tư làm bao bì cao cấp và các dâychuyền thiết bị sản xuất bao bì đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng hoá và tiêudùng nội địa Do đó, không tránh khỏi những bất lợi khi quan hệ với các nước

Trang 36

phát triển ở chỗ: nhập phải loại vật tư kém phẩm chất, thiết bị và công nghệ đãqua sử dụng, phụ thuộc vào người bán,

Với ý nghĩa to lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế, nhiệm vụ đề ra với côngtác nhập khẩu vật tư nguyên liệu sản xuất bao bì đối với các nước đang phát triểnnhư Việt Nam nói chung và đối với Công ty PACKEXPORT nói riêng là: Đảmbảo góp phần nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tăng số lượng, chất lượngcủa sản phẩm sản xuất trong nước; nhập khẩu vật tư, nguyên liệu sản xuất hàngcao cấp trong khi trong nước chưa sản xuất được

Trang 37

Năm 1993 căn cứ theo nội dung nghị định số 388 - HĐBT ngày 20/11/1991và nghị định số 156 - HĐBT ngày 7/5/1992 về việc thành lập lại các doanhnghiệp Nhà nước, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì được thành lậpđược thành lập theo:

- Thông bao số 163/ TB ngày 21/5/1993 và công văn số 2999/ KTN ngày 19/6/1993 của văn phòng Chính phủ.

- Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 738/ TM - TCCB ngày28/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Theo quyết định số 738/TM - TCCB của Bộ trưởng Bộ thương mại Công tyxuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì có tên giao dịch đối ngoại là Vietnam Nationalpackaging technology and import - export corporation.

Trang 38

Công ty XNKvà kĩ thuật bao bì là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thươngmại, thực hiện việc sản xuất kinh doanh và nghiên cứu phát triển bao bì Công tycó đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, có tàikhoản tại ngân hàng nhà nước có con dấu theo qui định của của Nhà nước Côngty là hội viên của liên đoàn bao bì châu Âu (APF) và tổ chức bao bì thế giới(WPO).

Theo quyết định số 7381/TM - TCCB mục đích hoạt động của công ty XNKvà kĩ thuật bao bì là thông qua hoạt động xản xuất kinh doanh của Công ty nhằmkhai thác một cách có hiệu quả các nguồn vật tư nhân lực và tài nguyên của đấtnước đồng thời tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuậttrong sản xuất để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bao bì hàng hoánhằm đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu và nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước * Mục tiêu ngành nghề kinh doanh của Công ty:

- Trực tiếp và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại thiết bị, vật tư bao bì vàcác mặt hàng khác phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức sản suất và gia công, liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì,hàng hoá khác cho sản xuất tiêu dùng trong nước theo qui định hiện hành củaNhà nước và của Bộ Thương mại.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về bao bì,làm dịch vụ tư vấn về bao bì.

- In nhãn hiệu, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quyết định của Nhànước.

Trang 39

* Nội dung hoạt động của Công ty bao gồm:

- Trực tiếp sản xuất các sản phẩm bao bì và các sản phẩm hàng hoá khác doCông ty sản xuất khai thác, hoặc do liên doanh liên kết và đầu tư sản xuất tạo ra - Trực tiếp nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc phục vụ cho ngành sảnxuất và kinh doanh bao bì của Công ty Được nhập khẩu một số hàng tiêu dùngthiết yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty khi Bộ Thương mại chophép.

- Tổ chức sản xuất gia công, liên doanh liên kết sản xuất các loại bao bì hànghoá khác cho xuất khẩu tiêu dùng trong nước theo quy định hiện hành của Nhànước và của Bộ Thương mại.

- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ bao bì theo yêu cầucủa khách hàng trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bao bì

- Được in nhãn hiệu bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định của Nhà nước,của Bộ Thương mại và của Bộ quản lý ngành cho phép.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật về bao bì - Hợp tác trao đổi kỹ thuật về bao bì với các tổ chức hữu quan trong và ngoàinước.

b) Quá trình phát triển.

Quá trình phát triển của công ty XNK và kĩ thuật bao bì được chia làm haigiai đoạn.

Trang 40

Giai đoạn 1(từ năm 1973-1990): Giai đoạn vừa hoàn chỉnh vừa xây dựng bộ

máy quản lý.

Thời kì này sản xuất ở trong tình trạng thủ công lạc hậu với mấy cỗ máy tựchế trong một địa điểm lụp xụp đường xá lầy lội Sản phẩm mà Công ty làm ra lànhững bao bì đơn giản, bởi lẽ dây truyền sản xuất thời kì đó đều là thủ công Bao bì sản phẩm ra đời của công ty PACKEXPORT sản xuất ra với nhiệmvụ để đóng góp hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Trong những năm đầu mới thành lập, trình độ sản xuất còn thấp nên sảnphẩm của công ty chỉ xếp loại 3 so với đơn vị sản suất bao bì khác Cũng như cácđơn vị khác dưới thời bao cấp, xí nghiệp bao bì xuất khẩu Hà Nội sản xuất theochỉ tiêu phân cấp của Bộ Thương mại Nhà nước bảo hộ đầu vào và bao tiêu đầura Do vậy, hoạt động sản xuất kém hiệu quả.

Ở giai đoạn này tất cả các mặt hàng vật tư nguyên vật liệu phục vụ công táckinh doanh và sản xuất bao bì chủ yếu Công ty phải nhập khẩu bằng hợp đồngthương mại theo nghị định thư của Việt Nam và các nước nhập khẩu Bạn hàngchủ yếu lúc bấy giờ là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó lớn nhất là Liên Xô.Ngoài ra còn một số bạn hàng khác như Nhật Bản, Thụy Điển, Triều Tiên, nhưng không thường xuyên và lâu dài bởi thường do các nước này có viện trợhoặc là mình phải nhập do các bạn hàng XHCN không có khả năng cung cấp Lượng hàng mà Công ty nhập về chủ yếu bán cho các xí nghiệp sản xuất giacông trực thuộc Công ty chiếm 80%, 20% còn lại bán cho các đơn vị khác nhưngđược điều tiết theo kế hoạch định hướng của Bộ Ngoại Thương, số lượng bán ra

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - GS.TS Tô Xuân Dân - ĐKKTQD - NXB Giáo Dục - 1996 Khác
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế - TS. Đỗ Đức Bình - Trường ĐHKTQD - 1997 Khác
3. Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII - NXB Chính trị Quốc Gia Khác
4. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - PGS. Vũ Hữu Tử - NXB Giáo Dục Hà Nội - 1994 Khác
5. Môi trường kinh doanh thuận lợi, một trong những thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh của Doanh nghiệp - TS. Đỗ Đức Bình Khác
6. Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty PACKEXPORT từ năm 1998 - 2001 Khác
7. Tạp chí Kinh tế - kỹ thuật Bao bì số 10 - 24 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Kết quả tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của PACKEXPORT.            Nă m Chỉ tiêu    1998                           1999                        2000                     2001Giá trị Giá trị   % - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 1 Kết quả tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của PACKEXPORT. Nă m Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001Giá trị Giá trị % (Trang 56)
Hình 1: Doanh thu của Công ty từ 1998 - 2001 Tỷ đồng - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Hình 1 Doanh thu của Công ty từ 1998 - 2001 Tỷ đồng (Trang 58)
Bảng 2: Tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 1998 – 2001. - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 2 Tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 1998 – 2001 (Trang 65)
trường trong và ngoài nước. ta có thể thấy điều này qua bảng kim ngạch nhập khẩu sau: - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
tr ường trong và ngoài nước. ta có thể thấy điều này qua bảng kim ngạch nhập khẩu sau: (Trang 65)
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 3 Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính (Trang 67)
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 3 Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính (Trang 67)
Bảng 4: Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT. - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 4 Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT (Trang 72)
Bảng 4: Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT. - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 4 Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT (Trang 72)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: Năm 1998 nhập khẩu trực tiếp là 7.949.626 USD còn nhập khẩu uỷ thác là 1.334.067 USD - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
h ìn vào bảng 4 ta thấy: Năm 1998 nhập khẩu trực tiếp là 7.949.626 USD còn nhập khẩu uỷ thác là 1.334.067 USD (Trang 73)
Biểu đồ 2: Hình thức nhập khẩu của Công ty. - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
i ểu đồ 2: Hình thức nhập khẩu của Công ty (Trang 73)
Bảng 5: Tình hình nhập khẩu theo thị trường - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 5 Tình hình nhập khẩu theo thị trường (Trang 79)
Bảng 5:  Tình hình nhập khẩu theo thị trường - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Công ty XNK và kỹ thuật .DOC
Bảng 5 Tình hình nhập khẩu theo thị trường (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w