Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TÊ
NHƯỢNG QUYỂN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH vực KINH DOANH Đồ ĂN NHANH TRÊN THÊ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện Lớp
Khóa Giáo viên hướng dẫn
Phan Thị Thanh Nhàn Anh 5
44B
TS Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trang 3MỤC LỤC LÒI NÓI ĐẦU Ì
CHƯƠNG ì NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN cơ BẢN VỀ
NHƯỢNG QUYỂN THƯƠNG MẠI 3
ì Nhượng quyền thương mại 3
1 Khái niệm 3
2 Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại 7
3 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại 12
3.1 Đặc điểm 12 3.2 Phân biệt nhượng quyền thương mại với một số hình thức kinh
doanh khác 13
4 Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại 15
4.1 Đối với bên nhượng quyền thương mại 15
4.2 Đối với bên nhận quyền thương mại 20
li Một sôi m ô hình nhượng quyền thương mại 24
1 Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại
.' 24
1.1 Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu 24
1.2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh 25
2 Căn cứ theo lĩnh vực nhượng quyền thương mại 26
2.1 Nhượng quyền sản xuất 26
2.2 Nhượng quyền dịch vẻ 26
2.3 Nhượng quyền phân phối 27
3 Căn cứ theo quyền hạn của bên nhận quyền 27
3.1 Nhượng quyên độc quyên ( Master/ranchise) 27
3.2 Nhượng quyên phát triển khu vực (Area development/ranchỉse)
.„„ „ 28
3.3 Nhượng quyền cho từng cá nhãn riêng lẻ (single unit/ranchise)
•• •• •• • ™ 29
3.4 Nhượng quyền thông qua công ty liên doanh ị joint venture) 30
in Xây dựng mồ hình nhượng quyền thương mại 31
1 Bảo vệ tài sản trí tuệ 32
2 Xây lực nguồn nhân lực cho việc kinh doanh nhượng quyền 32
3 Xây dựng cẩm nang nhượng quyền 33
Trang 44 Tìm kiếm đôi tác nhận quyền tiềm năng 33
5 Đào tạo và huấn luyện đôi tác nhận quyền 34
6 Tổ chức giám sát và hỗ trợ tại chỗ cho đôi tác nhận quyền 34
CHƯƠNG li NHƯỢNG QUYÊN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH
Vực KINH DOANH Đổ ÁN NHANH 36
I.Giới thiệu chung về lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh 36
1 Khái niệm 36
2 Sự ra đời và phát triển của lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh 38
li Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn
nhanh trên thê giới 40
1 Sự phát triển của nhương quyền thương mại trong lĩnh vực kỉnh
doanh đồ ăn nhanh 40
2 Một sô doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh thành công nhờ
nhượng quyền thương mại 44
2.1 McDonald's 44 2.2 KFC ( Kentucky Frìed c lúc hen) 50
n i Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh
đồ ăn nhanh tại Việt Nam 54
1 Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn
nhanh tại Việt Nam 54
1.1 Cơ hội kinh doanh đồ ăn nhanh tại Việt Nam 54
1.2 Thục trạng hoạt động nhượng quyên thương mại trong lĩnh vực
kinh doanh đồ ăn nhanh tại Viêt Nam 56
tại Việt Nam 58
2.1 Lịch sử hình thành 59
2.2 Sản phẩm của Phở 24 60
2.3 Hoạt động nhượng quyên của Phở 24 61
2.4 Bí quyết thành công của Phở 24 63
CHƯƠNG n i BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH Đổ ĂN NHANH VIỆT NAM 65
I.Bài học kinh nghiệm 65
1 Bài học cho bên nhượng quyền 65
Trang 5LI Xảy dựng và bảo vệ thương hiệu - 65
1.2 Xay dựng mô hình kinh doanh có thể nhượng quyền thương
7.5 Xây dựng hệ thống hoạt dộng 68
1.4 Tìm kiếm va xây dựng mối quan hệ với đối tác nhận quyên 69
7.5 Địa phương hoa hệ thống nhượng quyên 73
1.6 Xây dựng hệ thống kiểm soát hệ thông nhượng quyền 74
2 Bài học kinh nghiệm cho bên nhận quyền 75
2.1 Lựa chọn thương hiệu để mua quyền thương mại 75
2.2 Kiểm tra đối tác nhượng quyên 76
2.3 Cân nhắc các điều khoản của hợp đồng 77
2.4 Lựa chọn địa điểm mở của hàng 78
li Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực kinh doanh đồ ăn nhanh 79
1 Xây dựng môi trường pháp luật cho nhương quyền thương mại phát
triển 79
2 Thành lập hiệp hội nhượng quyền Việt Nam 80
3 Xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến khích nhượng quyền
' T 81
4 Xây dựng các kênh thông tin về nhượng quyền thương mại 81
5 Đầu tư vào sản phẩm 82
6 Nâng cao chất lượng phục vụ 82
7 Đầu tư vào các yêu tô giúp khách hàng nhận diện thương hiệu 83
KÉT LUẬN 84 TÀI LIÊU THAM KHẢO 86
Trang 6DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Bảng Ì: So sánh số lượng đơn vị kinh doanh thuộc công ty mẹ và đơn vị kinh
Bảng 2: Bảng xếp hạng các chuỗi cửa hàng nhượng quyền lớn nhất thế giới 43
Bảng 3: Mức tăng trưởng doanh thu và số lượng cửa hàng nhượng quyền của
McDonaId's trong 3 năm 2006,2007, 2008 49
Bảng 4: Mức tăng trưởng doanh thu và số lượng cửa hàng nhượng quyền của
KFC trong 3 năm 2006,2007, 2008 53
Hình Ì: M ô hình nhượng quyền độc quyền 28
Hình 2: M ô hình nhượng quyền phát triển khu vực 29
Hình 4: M ô hình nhượng quyền thông qua công ty liên doanh 31
Hình 5: Combo Ì 37 Hình 6: Combo 2 37 Hình 7: McDonald's 44 Hình 8: Một số sản phẩm của McDonald's 46
Hình 9: KFC 50 Hình 10: Một số sản phẩm của KFC 51
Hình l i : Phở24 59 Hình 12: Một số sản phẩm của Phở 24 60
Trang 7LÒI NÓI ĐẦU
Giờ đây, nhượng quyền thương mại (íranchise) đã không còn là một khái niệm xa lạ nữa Loại hình kinh doanh này gắn liền với những cái tên quen thuộc như McDonald, Kentucky Fried Chicken ( gà rán KFC), Pizza Hút Tại Việt Nam, Café Trung Nguyên và Phở 24 là hai thương hiệu Việt tiêu biểu đã gặt hái được thành công thông qua hình thức kinh doanh này Ke
từ khi chính thức xuất hiện đến nay, nhượng quyền thương mại đã phát triên mạnh mẽ và lan rộng ra toàn thế giới Cùng với quá trình toàn cầu hoa đang diễn ra nhanh và mạnh trong tất cụ các lĩnh vực thì nhượng quyền thương mại cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn Trong đó, kinh doanh đồ
ăn nhanh là một trong những lĩnh vực mà hình thức nhượng quyền thương mại được áp dụng nhiều nhất và cũng thành công nhất Chính nhờ hoạt động nhượng quyền mà đã có không ít những thương hiệu đồ ăn nhanh đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới và đem lại những khoụn lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp Tại Việt Nam, trong khi phần lớn các doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh nói riêng còn yêu về tiềm lực tài chính, thiếu kinh nghiệm kinh doanh và thương hiệu vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc thì hình thức kinh doanh nhượng quyền là một phương án kinh
doanh rất có triển vọng phát triển Đó là lý do em chọn đề tài : " Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam"
Trong phạm vi bài khoa luận, em chỉ tập trung vào phân tích hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh Đây là lĩnh vực đang rất phát triển tại Việt Nam với nhiều doanh nghiệp bắt đầu tạo dựng được tên tuổi Mục đích nghiên cứu của em là thông qua việc tổng hợp những kiến thức khái quát nhất về nhượng quyền thương mại (khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm ) và phân tích bí quyết thành công bằng hình thức kinh doanh này của một số doanh nghiệp kinh doanh đô ăn nhanh trên thế giới nhàm rút
Trang 8ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, t ừ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động nhượng quyền
Phương pháp nghiên cứu m à em sử dụng để viết bài khoa luận này là thu thập thông t i n t h ứ cấp từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo, luận văn, trang web sau đó tiến hành phân tích, so sánh, tổng họp để có được thông t i n khái quát nhất số liệu sử dụng trong bài đều là nhặng số liệu được thống kê trong vòng bốn năm trở lại đây
Bài khoa luận của em được chia thành ba chương:
Chương ì: Một so vấn để lý luận cơ bản về nhượng quyền thươngmại
Trong chương này, em tập trung làm rõ các khái niệm, đặc điểm cũng như sự ra đời và phát triển của hình thức nhượng quyền thương mại
Chương li: Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ
ăn nhanh
Nôi dung chính của chương này là phân tích quá trình nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới cũng như nêu ra thực trạng của hoạt động này tại Việt Nam
Chương HI: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình nhượng quyền thương mại, em xin đưa ra một số bài học để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhượng quyền cũng như giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam
Em x i n chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Đ ạ i học Ngoại Thương và đặc biệt là TS Lê Thị T h u Thúy đã giúp đỡ em rất tận tình để em có thể hoàn thành bài khoa luận tốt nghiệp này
M ộ t lần nặa em x i n chân thành cảm ơn!
H à Nội, 10/05/2009 Sinh viên Phan Thị Thanh Nhàn
2
Trang 9C H Ư Ơ N G ì NHỮNG VẤN Đ Ể LÝ LUẬN cơ BẢN VỀ
Khái niệm dơn giản nhất là khái niệm trong từ điển Theo định nghĩa của
từ điển Anh - Việt của Viện Ngôn ngữ học thì íranchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức bán hàng hoa hay dịch vờ của một công ty ở một khu vực cờ thể nào đó Còn theo định nghĩa của từ điển Webster thì ữanchise là một đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu Có lẽ đây là hai khái niệm ngắn gọn nhất về íranchise và nếu xét về mặt nội dung thì cả hai khái niệm này đều đúng Tuy nhiên do cách định nghĩa trong từ điển phải cô đọng, xúc tích nên cả hai khái niệm này chưa thể làm toát lên toàn bộ ý nghĩa của từ franchise
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế - hiệp hội lớn nhất thế
giới về nhượng quyền đã đưa ra khái niệm về nhượng quyền như sau: " Nhượng
quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục đến doanh nghiệp của bén nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên Bén nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoa, phương thức,
Trang 10hoặc sẽ tiến hành đẩu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình" (1)
Định nghĩa này tương đối đầy đủ và nói lên được m ố i quan hệ giữa bên
bán và bên mua quyền thương mại nhưng nó chưa đề cập đến khoản phí m à bên
mua phải trả cho bên bán quyền thương mại cũng như phạm vị sử dụng quyền
thương mại của bên mua
Theo H ộ i đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade
Commission) thì íranchise được định nghĩa như sau: " Franchise là một hợp
đồng hay một thoa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua ụranchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch
hay hệ thống tiếp thị của chủ thương hiệu Hoạt động kinh doanh của người mua ỷranchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu lượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng bá và nhiều biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu Người mua ỷranchise phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọi là phíỷ anchise " (2)
Định nghĩa này cho rằng íranchise - nhượng quyền thương mại là một
hợp đồng, thoa thuận giữa hai bên, một bên gời là íranchisor (bên nhượng quyền hay bên bán íranchise) và một bên gời là íranchisee (bên nhận quyền hay bên mua íranchise) H a i bên đối tác này sẽ kí một hợp đồng gời là hợp đồng
íranchise Hợp đồng này điều chỉnh bên nhận quyền bán hay phân phối sản
phẩm của bên nhượng quyền như thế nào, cũng như lên phí m à bên mua íranchise phải trả cho bẽn đối tác về cơ bản định nghĩa này khá đầy đủ và chi
tiết, làm rõ được nội dung của íranchise.Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập
đến phạm vi sử dụng (thời gian và không gian) của bên nhận quyền
4
(1): Lý Quý Trung ( 2006), Bi quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền thương mại, NXB Trẻ trano 06
Trang 11Đ ể bổ sung cho định nghĩa này, tác giả Awalan Abdul Aziz của cuốn sách "
A guide to íranchising in Malaysia" (Hướng dần nhượng quyền thương mại tại
Malaysia) cho rằng: " Franchise là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm
hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác Một bên là ỹi anchisor ị bên bán ỷranchise), một bên là ỷranchisee ị bên mua ỷranchise) Bên mua franchise được cểp phép sử dụng thương hiệu của bên bán ỷancìùse tại một địa điểm hay một khu vực nhểt định trong một khoảng thời gian xác định " (3)
Trong hai định nghĩa của Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ và tác giả Awalan Abdul Aziz đều đề cập đến " íranchisor"- bên bán franchise và " franchisee"- bèn mua íranchise Chúng ta có thể hiểu íranchisor là một cá nhàn
hay tổ chức sẩ hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, m ô hình
kinh doanh tối ưu và tiến hành kinh doanh bằng cách nhượng quyền cho một
hay nhiều đối tác thông qua hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Franchisee
cũng là một cá nhân hay tổ chức được bên íranchisor cho phép sử dụng thương
hiệu, m ô hình kinh doanh, hệ thống các quy trình để tiến hành kinh doanh sản
phẩm dịch vụ theo một chuẩn thống nhất m à bên íranchisor quy định
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì " Nhượng quyên thương mại là
hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyên cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hảng hoa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1 Việc mua bán hàng hoa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyên quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
5
Trang 122 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành hoạt động kinh doanhịA)
Nghị định 35/2006/ N Đ - CP có quy định chi tiết Luật Thương M ạ i về hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó các định nghĩa cũng như các vấn
đề liên quan đến hình thức kinh doanh này được đề cập khá rõ ràng Trong nghị định này, thuật ngữ " quyền thương mại" - đối tượng của hoạt động nhượng quyền đã được giải thích khá rõ là " quyền được bên nhượng quyền cho phép và
yêu cẩu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
bao gồm quyền một trong các quyền m à bèn nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền, bên nhận quyền cấp cho bên thứ ba theo các hợp đồng nhượng quyền thương mại chung hay hợp đồng phát triển quyền thương mại
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nhượng quyền thương mại
nhưng nhìn chung các khái niệm này tương đối giống nhau và có thể tổng kết lại như sau: Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại là trong
đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền độc lập sản xuất, phân phối hàng hoa, dịch vỉ cùng với quyền được sử dỉng một tập hợp các dấu hiệu liên kết khách hàng vào hệ thống đó như bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu, logo, slogan Tất cả các quyền này chỉ được sử dỉng trong một thời gian nhất định, trong một phạm v i nhất định và theo một phương thức và hệ thống kinh doanh m à bên nhượng quyền xác định với sự trợ giúp đáng kể và thường xuyên của bên nhượng quyền
6
(4): Luật Thương Mại 2005, điều 284
Trang 13K h i m ô tả về hình thức kinh doanh này, người ta hay nghĩ đến những bản photocopy vì có một sự tương đồng khá thú vị ở đây Từ một bản gốc ban đầu người ta có thể photo ra rất nhiều bản sao giống nhau như đúc Tương tự như vậy, nếu có một m ô hình kinh doanh ban đầu thành công, ông chủ có thể nhân rộng m ô hình đó ra thành nhiều m ô hình khác giống như m ô hình gốc thông qua nhưỗng quyền thương mại Tuy nhiên sự so sánh này cũng chưa hoàn toàn chính xác Nếu như các bản photo có thể giống hệt nhau thì các m ô hình kinh doanh nhưỗng quyền lại rất khó để có thể sao y bản chính M ỗ i địa phương lại có phong tục, vãn hoa, thị hiếu, quy định về pháp luật khác nhau, do đó các nhà kinh doanh nhưỗng quyền buộc phải có những điều chỉnh sao cho vừa phù hỗp với hoàn cảnh của địa phương lại vừa đảm bảo tinh nhất quán của toàn bộ hệ thống íranchise
Ví dụ rõ nét nhất là chuỗi nhà hàng KFC KFC ( Kentucky Fied Chicken)
là một nhãn hiệu đồ ăn nhanh dã rất nổi tiếng trên thế giới và cũng có mặt tại Việt Nam hơn 10 năm nay Mặc dù các cửa hàng KFC khá giống nhau về cách bài trí cho đến thực đơn phục vụ nhưng một cửa hàng KFC tại Việt Nam không thể giống hệt một cửa hàng KFC tại Mỹ Tại các cửa hàng KFC Việt Nam, người ta phải điều chỉnh các suất ăn nhỏ hơn, nhiều rau hơn, ít chất béo Tuy nhiên loại gia vị đặc biệt dùng để chế biến món gà rán - m ó n ăn đặc trưng tại các cửa hàng KFC trên toàn thế giới- là vẫn đưỗc giữ nguyên để đảm bảo tính nhất quán và bản sắc của KFC
2 Lịch sử hình thành và phát t r i ể n của nhưỗng quyền thương m ạ i
Người ta vẫn nhìn nhận nước M ỹ là nơi khởi nguồn của hình thức kinh doanh nhưỗng quyền Tuy nhiên, nhưỗng quyền thực ra đã xuất hiện từ trước đó tại Trung Quốc dưới hình thức có 2-3 điểm bán lẻ tại các địa điểm khác nhau cùng kinh doanh một mặt hàng Đ ế n năm 1840, các nhà sản xuất bia tại Đức
Trang 14cho phép một vài quán bia kinh doanh sản phẩm của họ T h ế nhưng phải đến năm 1851, hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên trên thế giới m ớ i được hãng máy khâu Singer của M ỹ ký kết Đày có thể coi là cột mốc đánh dấu sự có mặt chính thắc của hình thắc kinh doanh này và đây cũng là lý do người ta coi nước M ỹ là quê hương của nhượng quyền
N ă m 1880, các nhà sản xuất xe hơi, dầu lửa, gas bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền Đ ế n sau Thế chiến t h ắ nhất, các trạm xăng dầu và các gara ôtô xuất hiện ồ ạt và được coi là nguồn gốc của íranchise hiện đại Tuy nhiên hình thắc kinh doanh của các trạm xăng và gara oto khi đó cũng không hẳn là nhượng quyền thương mại H ọ được phép kinh doanh dưới một thương hiệu nào đó nhưng lại không phải trả phí íranchise như trong các hợp đồng íranchise thông thường H ọ chỉ cần mua sản phẩm của chủ thương hiệu ( với giá bán buôn) và bán lại cho người tiêu dùng tại cửa hàng của mình (với giá bán lẻ) L ợ i nhuận thu được là khoản chênh lệch giá giữa giá bán buôn và giá bán lẻ
Nhượng quyền chỉ thực sự bùng phát kể từ sau k h i T h ế chiến thắ hai kết thúc Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh khiến cho nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ tăng lên nhanh chóng Đây chính là cơ h ộ i để nhượng quyền
k i n h doanh phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh, khách sạn Sự ra đời của hàng loạt nhưng nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ với sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ đã đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của franchise
Từ những năm 60, íranchise trở thành phương thắc kinh doanh thịnh hành
và khá thành công tại Mỹ, sau đó lan rộng sang Anh, Pháp và nhiều nước khác
Sự thành công của những cái tên như McDonald, KFC, Burger King đã khiến
Trang 15cho làn sóng nhương quyền lan ra khắp thế giới Đ ế n nay, nhượng quyền thương mại đã có mặt tại hơn 150 quốc gia trên thế giới
Sau hơn một thế kỷ phát triển, hệ thống nhượng quyền đã mang lại cho nền k i n h tế t h ế giới những kết quả đáng kinh ngạc N ă m 2000, tổng doanh thu từ hoạt động nhượng quyền thương mại đạt 1000 tỷ USD với khoảng
320000 doanh nghiệp thuộc 75 ngành khác nhau
Dưới đáy là bảng xếp hạng những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển hệ thống nhượng quyền nhanh nhất theo đánh giá mới nhất của tạp chí Franchise Times Magazine
Trang 16Trong số các ngành đã có hoạt động nhượng quyền thương mại thì ngành kinh doanh đồ ăn nhanh có số lượng hệ thống nhượng quyền nhiều nhất
Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 4 0 % tổng thị phần bán lẻ, thu hút trên 8 triệu người lao động và có hơn 550 000 cửa hàng nhượng quyền
và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời
ỷ Châu Âu, tổng cộng có hơn 4000 hệ thống nhượng quyển thương mại với 167500 cửa hàng nhượng quyền, đạt doanh thu khoảng 100 tỷ Euro, tạo ra 1,5 triệu việc làm Tại Anh, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với 32000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm là 8,9 tỷ Bảng Anh, thu hút 317 000 lao động và chiếm 2 9 % thị phần bán lẻ Tại Australia, có khoảng 54 000 cửa hàng nhượng quyền, đóng góp 1 2 % GDP
Theo hiệp hội nhượng quyền Quốc tế ( I F A ) thì nhượng quyền thương mại đã đem lại cho châu Á doanh thu hơn 500 tỉ USD m ỗ i năm Những quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản rất chú trọng đến phát triển hình thức kinh doanh này và các nước này đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, góp phần làm cho nhượng quyền thương mại trở thành một trong những hình thức kinh doanh hiệu quả nhất
Tại Nhật bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đèn năm 2004 đã có 1074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220 710 cửa hàng nhượng quyền, tạo ra doanh thu 150 tỉ USD N ă m 1980, nhượng quyền thương mại có mặt tại Trung Quốc V ớ i dân số đông nhất thế giới thì Trung Quốc đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ
là các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền Đ ế n năm 2004, nước này đã có
2100 hệ thống nhượng quyền ở 60 lĩnh vực kinh doanh khác nhau Trung Quốc cũng là nước có số lượng hệ thống nhượng quyền lớn nhất t h ế giới T ạ i
10
Trang 17Malaysia, từ năm 1992, một chương trình quốc gia phát triển nhượng quyền Franchise Development Programme ( FDP)- đã được chính phủ thành lập với mục đích gia tăng số lượng mua /bán nhượng quyền thương mại và thúc đẩy phát triển những sản phẩm/ dịch vụ đặc thù thông qua hình thức kinh doanh này Bộ thương mại Thái Lan cũng đã nhìn thắy l ợ i ích của nhượng quyền thương mại nên đã đưa ra chính sách khuyến khích quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường nước ngoài thông qua nhượng quyền thương mại Theo đó những doanh nghiệp nào kinh doanh theo hình thức này sê được đào tạo trung
-và ngắn hạn về công nghệ kinh doanh íranchise
Đ ể thắy được sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống nhượng quyền, chúng
ta hãy so sánh số lượng đơn vị kinh doanh thuộc sở hữu của công ty (company units) với số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền (íranchise units ) qua các năm từ 2000 đến 2007 (xem Bảng Ì) Ta có thể thắy tỉ lệ các đơn vị kinh doanh nhượng quyền luôn chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn với trên 80 %
Bảngl: So sánh số lượng Đơn vị kinh doanh thuộc sở hữu của công ty mẹ
và Đơn vị kinh doanh nhượng quyền
N ă m 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 200 Đơn vị thuộc
Trang 18Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển , hỗ trợ và quảng bá cho hoạt động nhượng quyền đã được thành lập Đầu tiên là H ộ i đồng nhượng quyền thương mại thế giới ( World Franchise Council) ra đời vào năm 1994 với thành viên là các hiặp hội íranchise của nhiều quốc gia Tổ chức thứ hai phải kể đến là Hiặp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960 Đây là tổ chức íranchise lâu đời nhất trên thế giới với khoảng 30000 thành viên bao gồm nhiều doanh nghiặp mua, bán íranchise
3 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
3.1 Đặc điểm
Bản chất của nhượng quyền thương mại là sự chuyển nhượng m ô hình kinh doanh đã thành công cho các đối tượng nhận quyền Hình thức kinh doanh này
có một số đặc điểm như sau:
• Thứ nhất, bên nhận quyền thương mại được phép kinh doanh dưới thương hiặu của bên nhượng quyền nhưng không có quyền sở hữu thương hiặu này Thương hiặu này vẫn thuộc về bên chủ thương hiặu
• Thứ hai, bên nhận quyền phải trả các khoản phí cho bên nhận quyền để được nhận quyền thương mại Các khoản phí này đo bên chủ thương hiặu quy định , tuy nhiên hai bên có thể thương lượng trong khi ký hợp đồng Phí nhượng quyền thương mại cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề
k i n h doanh, thương hiặu, phạm v i quyền thương mại m à bên nhận quyền được sử dụng
• Thứ ba, bên nhượng quyền phải hỗ trợ bên nhận quyền một cách thuồng xuyên, liên tục các vấn đề về kĩ thuật, công nghặ, đào tạo,
12
Trang 19• Thứ tư, bên nhận quyền phải tuân thủ các quy định kinh doanh m à bên nhượng quyền đưa ra nhằm bảo vệ thương hiệu Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của đối tác để đảm bảo đối tác không có sự vi phạm nào
• Bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng quyền thương mại trong một thẩi
Điểm giống nhau giữa nhượng quyền thương mại và phân phối là bên
nhận quyền và bên phân phối đều có quyền phân phối sản phẩm của bên chủ
thương hiệu tới khách hàng
• Khác nhau:
Thứ nhất, đối với nhượng quyền thương mại, bên mua quyền thương mại
phải phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của bên nhượng quyền Bên mua
quyền không được tự ý thay đổi bất kì đặc điểm nào của sản phẩm nếu không
được bên nhượng quyền cho phép Trong khi đó, bên phân phối không phải chịu
sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chủ thương hiệu như vậy Họ mua sản phẩm từ bên
chủ thương hiệu và nhân danh doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng ( có
thể là bán buôn hay bán lẻ) L ợ i nhuận của bên phân phối là khoản chênh lệch
giữa giá mua và giá bán
Thứ hai, bẽn nhận quyền phải chịu sự giám sát của bên nhượng quyền
trong nhiều vấn đề như cách thiết kế, bài trí cơ sở hạ tầng, sản phẩm, cung cách
phục vụ, g i ẩ làm việc để đảm bảo sự thống nhất của cả hệ thống nhượng
quyền Các cửa hàng trong hệ thống đều cơ bản giống nhau và mang nét đặc
trưng của toàn hệ thống chứ không phải m ỗ i cửa hàng lại có một " bản sắc "
Trang 20riêng Đ ố i với phân phối, bên nhận phân phối không phải chịu giám sát từ phía chủ thương hiệu H ọ có quyền thiết kế cửa hàng và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối theo ý mình Do đó, m ỗ i cửa hàng hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một phong cách riêng
Thỉ ba, bên mua quyền thương mại phải trả cho bên bán quyên thương mại nhiều khoản phí: phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng, phí quảng cáo, marketing trong k h i bên nhận phân phối chỉ cần trả tiền hàng cho bên chủ thương hiệu, ngoài ra không cần nộp thêm các khoản phí khác Điều này đồng nghĩa với việc bên phân phối sẽ không nhận được sự hỗ trợ về quảng cáo, tiếp thị, đào tạo từ phía chủ thương hiệu như bên mua quyền thương mại
3.2.2 Phân biệt nhượng quyền thương mại và bán li-xăng (lisence):
Bán li-xăng hay bán giấy phép là thoa thuận m à theo đó bên mua li-xăng được quyền sản xuất kinh doanh sản phẩm tương tự như sản phẩm m à bên bán li-xăng hiện đang tiến hành sản xuất kinh doanh Theo phương thỉc này thì hợp đồng bán li-xăng sẽ có thời hạn và phạm vi địa lý nhất định
K h i đã bán li-xăng cho phía đối tác thì bên bán không có quyền quản lý việc sản xuất hay marketing sản phẩm của bên mua cũng như mất quyền kiểm soát đối với bí quyết công nghệ hay phương thỉc sản xuất Bên mua l i - xăng thì
có toàn quyền sử dụng giấy phép đó vào mục đích kinh doanh của mình
Vậy, bán li-xăng và nhượng quyền thương mại có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
• Giống nhau:
Thỉ nhất, bên nhận quyền thương mại va bên mua li-xăng đều có quyền sản xuất và phân phối sản phẩm của bên chủ thương hiệu đến khách hàng Thỉ hai, mối quan hệ giữa hai bên được điều chỉnh bằng hợp đồng và chỉ
có hiệu lực trong một khoảng thòi gian và trong một khu vực địa lý nhất định
14
Trang 21• Khác nhau:
Thứ nhất, trong mua bán li-xăng, sau khi bán li-xăng cho bên đối tác, bên bán sẽ không có quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoa tại thị trường của bên mua Đây là điểm khác biệt rõ nét của bán li-xăng với nhượng quyền thương mại vì trong hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền vẫn duy trì liên tục quyền kiểm soát đối với bén kia
Thứ hai, bên mua li-xăng chỉ phải trả cho bên bán phí li-xăng một lỏn duy nhất, ngoài ra họ không phải nộp thêm các khoản phí hàng tháng hay phí quảng cáo, marketing
Nhượng quyền thương mại thì cố thể bao gồm cả bán xăng ( bán xăng nhãn hiệu hay công nghệ) nhưng không phải người bán li-xăng nào cũng là người nhượng quyền Bản chất của một hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm : Hợp đồng li-xăng (nhãn hiệu, công nghệ) + Sự trợ giúp và kiểm soát hoạt động + Sự hỗ trợ về hoạt động markeling
li-4 Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại
4.1 Đối với bên nhượng quyền thương mại
4.1.1 Ưu điểm
Có lẽ bất kì một doanh nghiệp nào khi đã có một m ô hình kinh doanh thành công thì cũng đều muốn nhân rộng m ô hình kinh doanh đó, nhờ vậy m à doanh nghiệp có thể tăng thêm doanh thu và quảng bá thương hiệu Tuy nhiên, làm thế nào để có thể nhân rộng m ô hình kinh doanh thành công thì vẫn luôn là một câu hỏi khó Vấn đề lớn nhất m à các doanh nghiệp gặp phải thường là vấn
đề tài chính M ộ t doanh nghiệp dù có thành công và giàu có đến đâu thì ngân sách cũng có giới hạn, trong khi việc nhân rộng m ô hình kinh doanh và đưa thương hiệu của công ty vươn ra tỏm quốc gia hay thế giới thì lại đòi hỏi đỏu tư rất lớn Ngoài trở ngại về tài chính thì những vấn đề như sự khác biệt về văn
Trang 22hoa, phong tục, yếu tố địa lý, con người cũng là những trở ngại không dễ gì vượt qua Nhượng quyền thương mại chính là một giải pháp có thể giải quyết những vấn đề này, không những thế, nhượng quyền thương mại còn đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác
> Thứ nhất, nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp tăng doanh thu Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền sẽ thu về được những khoản tiền sau đây
• Phí nhượng quyền ban đầu (Initial fee): Đây là khoản phí tính một lần m à bên mua quyền thương mại phải trả cho bên chự thương hiệu ngay từ đầu Khoản phí này bao gồm chi phí hành chính, đào tạo nhân lực, chuyển giao công thức kinh doanh Phí nhượng quyền ban đầu phụ thuộc vào nhiều yếu t ố khác nhau như: thương hiệu, vị trí địa lý, quyền thương mại m à bên nhận quyền
đã mua trong đó, thương hiệu là yếu tố then chốt M ộ t thương hiệu lớn, nổi tiếng sẽ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhận quyền và tất nhiên, khoản phí này cũng sẽ phải cao hơn Ví dụ, phí nhượng quyền ban đầu cựa Phở 24 là 7000 USD/ cửa hàng trong nước, còn cựa KFC là 25000 USD/ cửa hàng Sự khác biệt này không chỉ là do thương hiệu m à còn chịu ảnh hưởng cựa các yếu tố như bí quyết kinh doanh, cho phí đào tạo Cùng là Phở 24 nhưng phí nhượng quyền cho Ì cửa hàng ở nước ngoài là 12000 USD/ cửa hàng
• Phí hàng tháng ( Royalty fee): Đây là phí m à bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu cựa bên nhượng quyền cũng như những dịch vụ hổ trợ mang tính chất liên tục như quảng cáo , tiếp thị, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới Khoản phí này có thể là một khoản tiền cố định hoặc được tính theo phần trăm doanh thu hàng tháng, quý hoặc năm ( dao động trung bình từ 3-6%/tháng) tuy theo Lĩnh vực k i n h doanh, sản phẩm, vị trí địa lý
16
Trang 23Ngoài khoản phí hàng tháng này, chủ thương hiệu có thể yêu cầu bên nhận quyền đóng thêm một khoản tiền ( khoảng 1-3% doanh số) gọi là phí quảng cáo ( advertising fee) Chủ thương hiệu sẽ nắm giữ khoản tiền này và dùng nó để quảng bá thương hiệu cho toàn hệ thống
• Bán các nguyên liệu đặc thù: Bên nhượng quyền có thể yêu cầu bên mua quyền thương mại phải mua một số nguyên liệu đặc thù do mình cung cấp để vừa đảm bảo tính địng bộ cho cả hệ thống cũng như đem lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận Ví dụ, McDonald's cung cấp và bán cho các cửa hàng nhượng quyền của mình những nguyên liệu quan trọng như khoai tây, pho mát, bánh táo Hay KFC thì cung cấp loại gia vị đặc biệt dùng
để làm m ó n gà rán đặc trưng
> Thứ hai, giảm chi phí và rủi ro khi mở rộng thị trường: K h i doanh nghiệp tiến hành nhượng quyền thương mại, họ sẽ không phải mất chi phí đầu tư xây dựng cơ sở Chi phí này sẽ do bên nhận quyền chịu hoặc chịu phần lớn Bên nhượng quyền chỉ phải hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính nhất quán của toàn hệ thống Ngoài ra, khi doanh nghiệp nhượng quyền ra thị trường nước ngoài thì họ còn tránh được những vấn đề về khác biệt văn hoa, thị hiếu vì bên mua quyền thương mại thường nắm rõ những vấn đề này Nhượng quyền thương mại đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp không muốn trói buộc tài chính của mình vào thị trường nước ngoài
> Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền: V ớ i hình thức kinh doanh này bên nhượng quyền có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền nhằm đảm bảo rằng bén nhận quyền không có những hành động làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi ích của mình N h ờ có quyền kiểm soát này m à rủi ro cho bên chủ thương hiệu được giảm đi thương hiệu của doanh nghiệp và tính nhất quán của hệ thống nhượng quyền được bảo vệ Đây là
17 r Tị ' lểin
Ly bỉm
Trang 24một lợi điểm của hình thức nhượng quyền thương mại so với các hình thức như xuất khẩu hay bán li-xăng
> Thứ tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp : K h i m ô hình kinh doanh được nhân rộng thì tất nhiên thương hiệu của công ty cũng được phổ biến rộng rãi hơn Nếu một cửa hàng nhượng quyền kinh doanh tốt thì bên chủ thương hiệu không chỉ thu về được một khoản doanh thu đáng kể m à thêm vào đó chính là
uy túi Khi bên nhận quyền kinh doanh tốt, hở sẽ thu được lợi nhuận cao nhưng
uy tín, thương hiệu vẫn thuộc về bên nhượng quyền Chẳng hạn, nếu một cửa hàng Phở 24 hoạt động tốt, có đông khách thì chủ cửa hàng - bên nhận quyền-
sẽ tăng được lợi nhuận còn thương hiệu Phở 24 cũng trở nên nổi tiếng hơn ở đây,bên chủ thương hiệu Phở 24 ( tập đoàn A n Nam ) sẽ là bên có lợi nhất vì
" vừa có tiếng lại vừa có miếng"
Do đó, một khi bên nhượng quyền quản lý tốt hệ thống nhượng quyền của mình thì thương hiệu của hở cũng đang được củng cố mạnh hơn Sự lớn mạnh về thương hiệu sẽ làm cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư cũng như các ngân hàng - những đối tác m à bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tìm đến khi kinh doanh
Như vậy, ta có thể tổng kết lại, nhượng quyền thương mại có những ưu điểm sau:
• Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
• Giảm chi phí và rủi ro khi thâm nhập thị trường mới
• Kiểm soát được hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền
• Nâng cao được uy túi của doanh nghiệp
4.1.2 Nhược điểm
Không có hình thức kinh doanh nào là hoàn hảo, nhượng quyền thương mại cũng vậy, nó không phải là chiếc chìa khoa vàng cho m ở i doanh nghiệp đến với thành công Nhượng quyền cũng có những nhược điểm riêng của nó
18
Trang 25> Thứ nhất, chi phí kiểm soát hoạt động của hệ thống nhượng quyền lớn: Như đã nói ở trên, với hình thức kinh doanh này, bên nhượng quyền được phép kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của phía nhận quyền để bảo vệ uy túi
và thương hiệu của doanh nghiệp Đây là một ưu điểm của nhượng quyền thương mại, tuy nhiên chi phí cho hoạt động này không phải là nhỏ nhất là k h i phải quản lý cả một hệ thống nhượng quyền lớn Việc kiểm soát này càng khó khăn hơn k h i hệ thống nhượng quyền mở rộng ra thị trường quốc tế, k h i m à yếu
tố địa lý, sữ khác biệt văn hoa, thị hiếu bắt đầu ảnh hưởng đến tính nhất quán của hệ thống nhượng quyền Nếu kiểm soát không hiệu quả không những doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí m à còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn : hệ thống hoạt động kém, uy tín giảm sút
> Thứ hai, thương hiệu dễ bị ảnh hưởng: Nhược điểm này nghe như đối lập với ưu điểm thứ tư ở trên nhưng sữ thật là hai đặc điểm này đi liền v ớ i nhau Tại sao lại như vậy? Chỉ cần m ó n gà rán tại một cửa hàng K F C làm không ngon hay thái độ phục vụ của nhân viên không tốt thì sẽ rất dễ dẫn đến nhận xét tiêu cữc của khách hàng đối với bất kì một cửa hàng KFC nào M ộ t tin đồn thất thiệt về một cửa hàng nào đó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến toàn
hệ thống M ộ t nguyên nhân nữa khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp dễ
bị ảnh hưởng là " thương hiệu nhái" Do chất lượng của hàng nhái thường không đạt tiêu chuẩn lại dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng nên nó có tác động rất lớn đến uy tín của bên nhượng quyền cũng như lợi nhuận của bên nhận quyền Hiện tượng này buộc các nhà nhượng quyền luôn ở trong tư t h ế sẵn sàng cho những vụ kiện v i phạm bản quyền Cafè Trung Nguyên là một "nạn nhân" của thương hiệu nhái k h i m à có hàng trăm cửa hàng cafe Trung Nguyên giả m à công ty không thể nào kiểm soát và xử lý triệt để được
Trang 26> Thứ ba, tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai: K h i hợp đồng nhượng quyền kết thúc, bên nhận quyền k h i đó đã học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh, bí quyết công nghệ từ bên nhượng quyền và nếu biết tận dụng điều đó cùng với ưu thế về hiểu biết thi trường thì họ có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của chính các nhà nhượng quyền hiện tại
Nhịng nhược điểm chủ yếu của nhượng quyền thương mại:
• Chi phí kiểm soát hoạt động của hệ thống nhượng quyền lớn
• Thương hiệu của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng
• Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai
4.2 Đối với bên nhận quyến thương mại
4.2.1 Ưu điểm
Mua quyền thương mại có un điểm gì so với các hình thức kinh doanh khác?
> Thứ nhất, được kinh doanh dưới thương hiệu nổi tiếng Theo thống kê tại
M ỹ thì chỉ có 2 3 % doanh nghiệp nhỏ tiếp tục hoạt động sau 5 năm thành lập trong khi đối với các doanh nghiệp mua quyền thương mại thì con số này lên đến 9 2 % Như vậy có thể thấy tỉ lệ thành công của các doanh nghiệp mua quyền thương mại cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp độc lập kinh doanh lần đầu và thương hiệu thì chưa được biết đến M ộ t lý do giải thích cho điều này chính là ở yếu tố thương hiệu Người mua quyền thương mại được phép kinh doanh dưới thương hiệu của bên đối tác và thương hiệu này ít nhiều đã có tên tuổi và được người tiêu dùng công nhận Do đó, ngay từ đầu bên nhận quyền đã
có một lượng khách hàng nhất định Hơn nịa, tâm lý chung của khách hàng là
họ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng nhịng sản phẩm và dịch vụ đã có tiếng thay vì sử dụng nhịng sản phẩm hay dịch vụ còn chưa có tên tuổi, chính vì thế
m à bên nhận quyền có nhiều khả năng giành chiến thắng k h i cạnh tranh với nhịng đối thủ " vô danh" Ngoài ra, phần lớn nhịng thương hiệu, nhãn hiệu khi
20
Trang 27đã tiến hành bán quyền thương mại thì đều đã được bên chủ thương hiệu đăng kí bảo hộ tại nhiều quốc gia, vì thế bên mua quyền thương mại sẽ không phải tốn chi phì này nữa và nếu xảy ra vi phạm bản quyền thì bên mua quyền sẽ được bên chủ thương hiệu hỗ trợ trong việc khiếu kiện
> Thứ hai, được bên nhượng quyền hỗ trợ kinh doanh: Người mua quyền thương mại luôn được người bán quyền thương mại hỗ trợ cả trước và sau k h i bắt đầu kinh doanh Những vấn đề m à bên mua thường được hỗ trợ là: đào tạo, thiết kế, lựa chồn địa điểm, nguồn hàng, tiếp thị, quảng cáo Đây là một lợi thế lớn đối với những người mới kinh doanh lần đầu V ớ i kinh nghiệm của bên nhượng quyền, bên mua quyền sẽ tránh được những sai lầm khi kinh doanh Đây cũng là một trong những lý do khiến việc mua quyền thương mại an toàn hơn so với việc tự xây dựng một m ô hình kinh doanh mới
> Thứ ba, giảm chi phí quảng cáo: Trong một hệ thống nhượng quyền, chi phí quảng cáo sẽ được chủ thương hiệu và các cửa hàng nhận quyền cùng nhau chia sẻ, thế nên chi phí phân bổ đến từng cửa hàng sẽ được cắt giảm đi đáng kể
so với chi phí quảng cáo m à một cửa hàng độc lập phải bỏ ra Nhờ có việc tất cả các thành viên trong hệ thống cùng đóng góp tiền cho hoạt động quảng cáo nên thương hiệu sẽ được quảng bá rộng rãi hơn trong khi chi phí m à m ỗ i thành viên
bỏ ra lại không lớn Đây là một ưu thế nữa của việc mua quyền thương mại
> Thứ tư, bên mua quyền thương mại dễ tiếp cận nguồn vốn: Do xác suất thành công cao hơn nên các nhà mua quyền thương mại dễ thuyết phục được ngân hàng cũng như các nhà đầu tư cho vay vốn Hơn nữa, trong một số trường hợp, k h i bên chủ thương hiệu nhận thấy bên mua quyền là một đối tác
t i ề m nâng thì hồ có thể đứng ra cho vay vốn với lãi suất thấp H ồ cũng có thể đứng ra làm cầu nối giữa ngân hàng và bên mua quyền thương mại thông qua việc chủ động đàm phán, thuyết phục ngân hàng ủng hộ bên đối tác
Trang 28> Thứ năm, bên mua quyền thương mại có thể tự làm chủ hoạt động kinh doanh của mình trong phạm v i nhất định: Mặc dù phải chịu sự quản lý và giám sát của bên nhượng quyền nhưng trong những quyết định hàng ngày thì bên mua quyền vẫn có thể tự quyết định Ngoài ra, việc mua quyền thương mại này cũng có thể tạo ra bước đệm để bên mua quyền tự xây dựng m ô hình kinh doanh cho riêng mình sau khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc.Trưụng hợp của Dave Thomas - ngưụi sáng lập ra tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh Wendy n ổ i tiếng- là một ví dụ điển hình Trước đây, Dave Thomas cũng đã từng mua quyền thương mại của chuỗi nhà hàng KFC Sau một thụi gian học hỏi kinh nghiệm kết hợp với sự sáng tạo, Thomas đã tự mình xây dựng m ô hình kinh doanh của riêng mình Chuỗi nhà hàng Wendy tất nhiên là không thể giống nhà hàng KFC như đúc m à Thomas đã phải tạo ra những " bản sắc" đặc trưng cho Wendy, nhụ vậy mới gặt hái được những thành công như hiện nay N h ư vậy, mua quyền thương mại cũng có thể coi là bước học h ỏ i kinh nghiệm để bên mua quyền tự làm chủ hoạt động kinh doanh của mình Thông qua các lợi điểm của việc mua quyền thương mại, ta có thể thấy đây là một phương án kinh doanh tương đối an toàn so với việc tự xây dựng một m ô hình kinh doanh riêng Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên tự tạo ra một thương hiệu độc lập Chúng ta chỉ nên làm điều này k h i thiết k ế được một m ô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo Nếu không thì việc mua quyền thương mại vẫn là một sự lựa chọn nên xem xét
4.2.2 Nhược điểm
Mặc dù việc mua quyền thương mại có khá nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó, việc mua quyền này cũng khiến bên nhận quyền gặp một số khó khăn, thách thức
22
Trang 29> Thứ nhất, chi phí bỏ ra để thành lập một cửa hàng nhượng quyền thương mại không phải là nhỏ: Ngoài chi phí đầu tư cho cửa hàng, bên mua quyền còn phải trả các khoản phí như phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng, phí quảng cáo Với những thương hiệu mạnh, khả năng kiếm lời từ việc mua quyền thương mại là khá cao nhưng cũng vì thế m à các khoản phí trên cũng cao theo Nếu so với việc láp một cửa hàng độc lập thì chi phí cặa xây dựng một cửa hàng nhượng quyển cao hơn
> Thứ hai, chịu sự giám sát cặa bên nhượng quyền: Mặc dù bên nhận quyền phải bỏ ra phần lớn chi phí xây dựng cửa hàng nhưng họ không có quyền quyết định một số vấn đề lớn như bài trí, thiết kế cửa hàng, thực đơn, giờ làm việc Những chi tiết này phải do bên nhượng quyền quy đinh để đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống nhượng quyền Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có thể buộc bên nhận quyền phải nhập một số nguyên liệu từ nguồn đã được chỉ định
> Thứ ba, mọi nỗ lực để cặng cố thương hiệu m à bên nhận quyền bỏ ra đều thuộc về bên chặ thương hiệu K h i một cửa hàng KFC phục vụ khách hàng chu đáo, đồ ăn ngon thì khách hàng sẽ có ấn tượng tốt với thương hiệu KFC chứ không chỉ là một cửa hàng KFC đó Trong trường hợp này bên chặ thương hiệu mới là bên có lợi nhất Chính vì lý do này m à nhiều chặ cửa hàng nhượng quyền còn chần chừ, không muốn nộp phí marketing cho toàn hệ thống
Thông qua những phân tích và đánh giá về ưu điểm cũng như nhược điểm của việc mua quyền thương mại ta có thể thấy đây là một phương án kinh doanh rất cố tiềm năng phái triển Mặc dù bên nhận quyền vẫn phải đối mặt với một
số khó khăn nhưng khả năng thành công khi mua quyền thương mại là khá cao Nhất là tại Việt Nam, khi mà số lượng những thương hiệu mạnh còn rất ít thì việc mua quyên thương mại là rất đáng xem xét Khi mua quyên thương mại, các
Trang 30các doanh nghiệp lớn trên thế giới Sau đó, chính các doanh nghiệp Việt Nam
có thể nhân rộng mô hình kinh doanh của mình cả trong và ngoài nước
l i Một số m ô hình nhượng quyền thương mại
1 Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại
Căn cứ theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại thì ta có thể chia nhượng quyền thương mại thành hai loại hình: nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu và nhượng quyền m ô hình kinh doanh
1.1 Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhăn hiệu
Đây là hình thức nhượng quyền m à trong đó các nhà sản xuất, cung ứng nhượng lại quyền bán sản phẩm của mình cho các nhà nhận quyền (là các nhà phân phối, đại lý ) trong một khoảng thời gian xác định và trong một khu vực
cụ thể Trong m ố i quan hệ này thì bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên đối tác sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu Hình thức nhượng quyền này là một hình thức phân phối sản phẩm tầ nhà sản xuất đến nhà phân phối, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới tay người tiêu dùng Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm -nhãn hiệu thường được sử dụng trong kinh doanh oto, xăng dầu, nước giải khát, thời trang (ví dụ như Pepsi, Foci)
Đ ố i với hình thức này, bên nhượng quyền không cần cung cấp nhiều dịch
vụ hỗ trợ, chỉ cần chuyển giao cho bên nhận quyền quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, logo, slogan, quyền phân phối sản phẩm Bên mua quyền thương mại
vì thế m à được quản lý điều hành cửa hàng của mình khá độc lập, ít chịu các quy định ràng buộc tầ phía chủ thương hiệu Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bên nhận quyền thương mại muốn làm gì cũng được Ngoài vấn đề quan trọng nhất là lợi nhuận thì việc nâng cao hiệu quả nhận diện thương hiệu cũng phải được chủ trọng
24
Trang 31Khi bên nhận quyền đã ký hợp đồng thì họ chỉ được phép kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu của duy nhất bên nhượng quyền Nếu nhà phân phối m à đồng thời kinh doanh nhiều sản phẩm, nhiều nhãn hiệu của nhiều nhà sản xuất khác nhau thì sẽ không được coi là bên nhận nhượng quyền kinh doanh sản phẩm-nhãn hiệu m à đây chỉ là một trường hợp hợp tác kinh doanh thông thường Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu đôi khi hay bị nhầm lẫn vặi đại ký vì trong cả hai trường hợp thì bên phân phối chỉ được quyền kinh doanh sản phẩm của một nhà sản xuất Tuy nhiên, đối vặi đại lý , vấn đề m à họ quan tâm nhất là doanh số, thị phần, chứ họ không tập trung vào các vấn đề về quy trình hoạt động, quản lý, nhận diện thương hiệu như bên nhận quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu Do đó, về bản chất, hình thức nhượng quyền này
là khác biệt so vặi đại lý Mặc dù vậy, do sự giống nhau về hình thức nên đôi khi nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiệu và đại lý vẫn còn bị nhầm lẫn
1.2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Đây là loại hình nhượng quyền theo đó bên nhương quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu và quan trọng nhất là
cả m ô hình kinh doanh cửu mình Thông qua hợp đồng, bên nhượng quyền sẽ chuyển giao cho bên nhận quyền quy trình hoạt động, kỹ thuật chuyên môn, kế hoạch marketing, đào tạo nhân lực Trong suốt quá trình kinh doanh, bên nhượng quyền vẫn phải tiếp tục hỗ trợ chuyên môn, nhân lực và các vấn đề liên quan khác cũng như phải kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền Những quy chuẩn m à bên nhượng quyền đưa ra cũng phải được tuân thủ nghiêm ngặt Hiện nay, nhượng quyền m ô hình kinh doanh đang rất phát triển, đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thực phẩm vặi nhiều thương hiệu nổi tiếng như McDonald's, KFC, Maưiot
Trang 32Loại hình nhượng quyền này dựa trên niềm tin và sự cam kết vì nhà nhượng quyền không chỉ kinh doanh sản phẩm của mình m à còn kinh doanh cả tính hiệu quả của m ô hình bao gồm nhiều yếu tố vô hình cấu thành Chính vì thế, k h i nhượng quyền theo hình thức này, bên nhượng quyền phải có một k ế hoạch nhượng quyền bài bản Những kế hoạch này không chỉ tập trung vào các mục tiêu ngỡn hạn m à còn phải hướng đến sự phát triển trong dài hạn vì nó liên quan đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp McDonald's đã thành công rực rỡ trong quá khứ và đến bây giờ vẫn là một biểu tượng thành công nhờ nhượng quyền m ô hình kinh doanh, lý do là bởi vì họ đã thấu hiểu được bản chất của hình thức nhượng quyền này và áp dụng một cách khéo léo Khi sử dụng nhượng quyền
m ô hình kinh doanh, bên nhượng quyền có thể gặt hái được những thành công to lớn nhung nếu thất bại thì hậu quả cũng rất nặng nề vì nó sẽ làm giảm sức mạnh thương hiệu, làm hỏng tính hiệu quả của hệ thống của doanh nghiệp
2 Căn cứ theo lĩnh vực nhượng quyền thương mại
Căn cứ theo lĩnh vực nhượng quyền thương mại thì ta có thể chia thành ba loại: nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền dịch vụ và nhượng quyền phân phối
2.1 Nhượng quyền sản xuất
Đây là loại hình nhượng quyền theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền Thông thường, trong nhượng quyền sản xuất , bên nhượng quyền còn cung cấp cả những thông tin liên quan đến bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại cho bên nhận quyền Ngoài ra bên nhận quyền cũng được hỗ trợ ở một số vấn đề như đào tạo, tiếp thị
2.2 Nhượng quyền dịch vụ
Đây là loại hình nhượng quyền này tương tự như nhượng quyền m ô hình kinh doanh ở trên Theo đó, bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển thành
26
Trang 33công một m ô hình kinh doanh dịch vụ sau đó họ cho phép bên nhận quyền được cung cấp các dịch vụ này ra thị trường theo m ô hình kinh doanh tương tự như của bên nhượng quyền Loại hình này phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn
2.3 Nhượng quyền phân phối
Đây là loại hình nhượng quyền này giống với nhượng quyền kinh doanh sản phẩm - nhãn hiẻu Theo đó bên nhận quyền có quyền phân phối sản phẩm của bên chủ thương hiẻu đến người tiêu dùng trong một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định
3 Căn cứ theo quyền hạn của bên nhận quyền
Căn cứ vào chức năng và quyền hạn của bên nhận quyền thì ta có thể chia thành ba loại: Franchise độc quyền, íranchise phát triển khu vực và íranchise cho từng cá nhân riêng lẻ
3.1 Nhượng quyền độc quyên ( Master/ranchise)
Đây là loại hình nhượng quyền m à bên chủ thương hiẻu sẽ chọn một đối tác tại khu vực m à họ muốn thâm nhập làm đối tác nhận quyền thương mại Sau
khi mua franchise độc quyền thì bên nhận quyền, gọi là masterỷranchisee sẽ có
quyền nhượng lại quyền thương mại cho bất kì một đối tác nào nằm trong khu vực m à mình kiểm soát K h i đó, bên master íranchisee sẽ thay mặt cho chủ thương hiẻu để ký hợp đồng nhượng quyền với bèn thứ ba và cũng có nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ thay cho bên chủ thương hiẻu
Bên nhận ữanchise độc quyền thường phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu rất cao ( do bên nhận quyền có nhiều quyền lợi hơn) K h i tính toán tiền phí hàng tháng m à các bên nhận quyền thứ ba nộp thì bên master franchisee sẽ được bên chủ thương hiẻu chia lại theo các tỉ lẻ 50/50, 60/40, 70/30 tuy theo thoa thuận giữa hai bên Thông thường bên master íranchisee sẽ
Trang 34nhận được phần nhiều hơn do họ phải bỏ công sức, chi phí để tìm kiếm và phát triển số nguôi mua íranchise trong khu vực m à mình quản lý, còn bên chủ thương hiệu thì gần như đã chuyển toàn bộ gánh nặng sang bên master franchisee trong việc phát triển hệ thống
Đ ể có thể trở thành một master íranchisee thì doanh nghiệp/ cá nhân phải
am hiểu thị trưững địa phương ( bao gồm kiến thức văn hoa, luật pháp, cung cầu ), có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh m à họ đang muốn mua master íranchise, có khả năng tài chính mạnh để phát triển hệ thống trong khu vực, có niềm tin và cam kết vào m ô hình kinh doanh của bên chủ thương hiệu
Hình 1: M ô hình ữanchise độc quyền Chủ thương hiệu
Cá nhân nhận quyền
ị Nguồn: Lý Quý Trung (2006), Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyên thương mại, NXB Trẻ, trang 066)
3.2 Nhượng quyên phát triển khu vực (Area development/ranchise)
Đây là loại hình nhượng quyền m à theo đó bên nhận quyền thững mại phát triển khu vực cũng được độc quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ của bên
28
Trang 35nhượng quyền tại một khu vực và trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, khác với master ữanchisee, bên nhận quyền phát triển khu vực không có quyền bán quyền thương mại cho bất kỳ bên thứ ba nào cũng như không có nghĩa vụ cung cầp dịch vụ hỗ trợ cho ai Phí mua íranchise triển khu vực cũng khá cao do bên mua được hưệng độc quyền kinh doanh Đồng thời bên mua franchise phát triển khu vực phải cam kết phát triển được hệ thống nhượng quyền trong khu vực của mình theo một tiến độ nhất định Các cửa hàng nhượng quyền là do bên mua franchise phát triển khu vực tự mệ
Hình 2: M ô hình nhượng quyền phát triển khu vực
3.3 Nhượng quyền cho từng cá nhân riêng lẻ (singỉe unit franchise)
Đây là hình thức nhượng quyền m à bên chủ thương hiệu bán trực tiếp quyền thương mại cho các đối tác Tất nhiên các đối tác này sẽ không được hưệng những đặc quyền đặc lợi như master íranchisee hay người mua ữanchise
Trang 36phát triển khu vực, bù lại, họ không phải chịu khoản phí ban đầu cao.Lợi t h ế
của loại hình này là chủ thương hiệu có thể kiến tra, giám sát với từng đối tác nhận quyền và không phải chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ ba Tuy nhiên hình
thức này đòi hấi bên chủ thương hiệu phải có một bộ máy quản lý, điều hành
thát vững mạnh và chuyên nghiệp Nếu không quản lý tốt các đối tác thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn của hệ thống Do đó hình thức này phù hợp
với những đối tác ở trong cùng khu vực hay bên chủ thương hiệu không bán nhiều quyển thương mại
Hình 3: Mô hình nhượng quyền cho từng cá nhân riêng lẻ
Bên chủ thương hiệu
Cá nhân nhận quyền thương mai
ị Nguồn: Lý Quý Trung (2006), Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền thương mại, NXB Trẻ, trang 069)
3.4 Nhượng quyền thông qua công ty liên doanh ị joint venture)
Bên chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương và liên
doanh này sẽ đóng vai trò như một master íranchisee Thông thường bên chủ thương hiệu sẽ đóng góp vào liên doanh thương hiệu, bí quyết kinh doanh và
Trang 37vốn (theo tỉ l ệ m à đôi bên thoa thuận), v ề phía đ ố i tác địa phương, h ọ thường
góp vào liên doanh bằng vốn và kiến thức đĩa phương ( xem hình 4) Việc lựa
chọn đối tác để thành lập liên doanh là rất quan trọng, nếu hai bên phát sinh mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt đễng của liên doanh
Hình 4: Mô hình nhượng quyền thông qua công ty liên doanh
Bên chủ thương hiệu
^^^^^4 Liên doanh
Đ ố i tác địa phương
ni Xây dựng m ô hình nhượng quyền thương mại
Xây dựng được mễt m ô hình nhượng quyền thương mại thành công không phải là chuyên dễ dàng Đ ể làm được điều này, các nhà nhượng quyền phải chuẩn bị cho mình mễt kế hoạch bài bản
Trang 381 Bảo vệ tài sản trí tuệ
Các yếu tố vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, bí quyết kinh doanh, công nghệ chính là những yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển trong dài hạn của một doanh nghiệp Trong kinh doanh nhượng quyền thương mại, các yếu tố đó lại càng quan trọng bởi vì k h i đó, bên chủ thương hiệu đang kinh doanh không chỉ sản phẩm, dịch vồ m à còn cả thương hiệu, uy tín, tình hiệu quả của m ô hình ban đầu Chính vì thế m à việc đăng kí bảo hộ các tài sản trí tuệ là việc làm được ưu tiên hàng đầu
Khi tiến hành bảo hộ cho các yếu tố vô hình kể trên, bên chủ thương hiệu còn tạo ra được lợi thế trong những vồ tranh chấp liên quan đến v i phạm bản quyền vốn rất hay gặp trong kinh doanh nhượng quyền
2 Xây lực nguồn nhân lực cho việc kinh doanh nhượng quyền
K h i tiến hành nhượng quyền thương mại, bên chủ thương hiệu sẽ phải cung cấp cho bên nhận quyền cả các dịch vồ hỗ trợ như đào tạo, marketing, Ngoài ra các dịch vồ này còn phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của bên nhận quyền, song song với công tác kiểm tra , giám sát từ phía chủ thương hiệu Do đó, để đảm bảo được tính hiệu quả của toàn
hệ thống thì việc xây dựng đội ngũ nhân lực cho việc kinh doanh nhượng quyền là một bước không thể bỏ qua
Đ ộ i ngũ này sẽ phồ trách những công việc như tìm kiếm đối tác tiềm năng, huấn luyện các đối tác, hỗ trợ thường xuyên liên tồc cho bên nhận quyền, kiểm tra và giám sát hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính nhất quán của toàn hệ thống Đội ngũ nhân lực này cần được tổ chức hợp lý để có thể quản lý được toàn bộ hệ thống nhượng quyền nhất là k h i hệ thống ngày càng được mở rộng
32
Trang 393 Xây dựng cẩm nang nhượng quyền
Cẩm nang nhượng quyền ( franchise operation manuals) là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn trong đó quy định những yếu tố chuyển giao của hệ thống, các chuẩn mực, tôn chỉ hoạt động cũng như các định hướng tạo tiền đề
để phát triển các mối quan hệ Bên nhận quyền sẽ hoạt động theo cẩm nang nhượng quyền này
Trong cẩm nang nhượng quyền, bên chủ thương hiệu sẽ tập trung vào các yếu t ố tạo nên tính đồng bộ cho toàn hệ thống như sản phẩm, dịch vầ, cách thiết kế bài trí cửa hàng, đông phầc nhân viên, ấn phẩm, chương trình quảng cáo, khuyến mãi
Việc xây dựng cẩm nang nhượng quyền là rất cần thiết vì nó giống như một bản hướng dẫn cho các nhà nhận quyền làm theo và nó cũng điều chỉnh một phần m ố i quan hệ giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyền khi nó được đưa vào hợp đồng nhượng quyền
4 Tìm kiêm đối tác nhận quyền tiềm năng
T h ế nào là một đối tác tiềm năng? Đây là một câu hỏi m à nó có rất nhiều câu trả lời M ỗ i ngành nghề khác nhau thì lại có những mẫu người nhận quyền
lý tưởng khác nhau Thậm chí, trong cùng một một lĩnh vực kinh doanh thì m ỗ i nhà nhượng quyền lại có một quan niệm riêng về đối tác nhận quyền tiềm năng Tuy nhiên, nhìn chung thì một nhà nhận quyền tiềm năng phải có được những đặc điểm sau:
• Có tiềm lực tài chính tốt
• A m hiểu về thương hiệu m à mình định mua quyền thương mại
• Có kĩ năng quản lý và lãnh đạo
• Có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh m à mình định mua
q u y ề n thương mại
Trang 40• Tuân thủ n ộ i quy và có tinh thần hợp tác v ớ i chủ thương hiệu
và toàn hệ thống
5 Đào tạo và huân luyện đôi tác nhận quyền
Đây là cõng tác hỗ trợ cho phía nhận quyền nhằm giúp họ có những kĩ năng cần thiết trước khi bắt đầu vào kinh doanh K h i đó, phía nhận quyền sẽ được hướng dẫn về quy tình hoạt động, cung cách quản lý, tư vẩn chọn vị trí cửa hàng, Việc này rẩt cần thiết nhẩt là với những đối tác mới kinh doanh lần đẩu
và nó còn đảm bảo cho việc tạo ra tính nhẩt quán cho hệ thống
6 Tổ chức giám sát và hỗ trợ tại chỗ cho đôi tác nhận quyền
Việc quản lý, giám sát hoạt động của đối tác nhận quyền trong quá trình kinh doanh là một việc làm vô cùng quan trọng để có thể duy trì tính đồng bộ và nhẩt quán của hệ thống nhượng quyền, tránh trường hợp bên nhận quyền tự ý
"vượt rào" gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống V ớ i những chủ thương hiệu sử dụng nhượng quyển độc quyền hay nhượng quyền phát triển khu vực thì công việc quản lý các cửa hàng nhượng quyền trong khu vực đó sẽ được chuyển sang cho bên master íranchisee và bên nhận nhượng quyền phát triển khu vực, khi đó gánh nặng kiểm soát sẽ được giảm bớt V ớ i những chủ thương hiệu bán quyền thương mại trực tiếp cho các đối tác thì việc quản lý sẽ khó khăn hơn rẩt nhiều, nhẩt là khi đối tác nằm ở những khu vực khác nhau Do đó, phía nhượng quyền luôn phải có kế hoạch kiểm soát đối tác một cách bài bản và chặt chẽ
Trong quá trình quản lý, bên chủ thương hiệu còn có thể hỗ trợ đối tác của mình giải quyết một số vẩn đề như tranh chẩp về v i phạm bản quyền, truyền đạt kinh nghiệm kinh doanh, đào tạo kĩ năng mới, hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị Việc hỗ trợ này sẽ giúp củng cố sức mạnh cho từng cửa hàng nhượng quyền nói riêng và cho toàn bộ hệ thống nói chung
34