Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở việt nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trênthế giới quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực được thiết lập và phát triển mạngmẽ Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ đãtạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài “tấn công” vàothị trường Việt Nam Đây là bước tiến thể hiện sự hội nhập của kinh tế, nhưngđồng thời cũng có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốcliệt hơn để tồn tại và phát triển Một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năngphát triển đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ngày càng phát triển đó là hìnhthức kinh doanh nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại làcách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cáchtốt nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó và cũng là mộtviệc làm khôn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập.Khủng hoảng kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ViệtNam, kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại chính là giảipháp tôt giúp cho doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thời kì khủnghoảng mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ những ưu điểm của mình Với lợi thếlà nước đứng thứ nhất ở Châu Á và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu càphê thì lĩnh vực kinh doanh cà phê là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển đặcbiệt trong nhượng quyền thương mại.Thương hiệu cà phê Việt với các sảnphẩm có hương vị rất riêng mang đậm bản sắc Việt được rất nhiều ngườitrong và ngoài nước biết đến thông qua hình thức nhượng quyền thương mạiđiển hình là thương hiệu cà phê Trung Nguyên Ngoài ra còn rất nhiều thươnghiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như IllyCaffe, Gloria Jean’s Coffee…nhượng quyền vào Việt Nam đặc biệt sau khi Việt mở cửa thị trường bán lẻ từngày 01/01/2009 khiến thị trường kinh doanh cà phê ở Việt Nam càng trở nênsôi động và cạnh tranh cao Không để các thương hiệu cà phê trên thế giớigiành thị phần ngay tại sân nhà, cà phê mang thương hiệu Việt cũng tham gianhượng quyền trong nước và cả nước ngoài nhằm đưa thương hiệu Việt đếnvới bạn bè thế giới.Nhờ những lợi thế về trồng, sản xuất, chế biến cà phê thìviệc nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê sẽ được nhiều doanh nghiệp quantâm và phát triển để trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng là hướng đi mới cho cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực cà phê.
Trang 2Vì vậy em chọn đề tài “Vấn đề nhượng quyền thương mại trong lĩnhvực kinh doanh cà phê ở Việt Nam” nhằm làm rõ thực trạng nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực cà phê từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển hìnhthức này tại Việt Nam.
Kết cấu đề án: Ngoài mở đầu và kết luận đề án được chia làm 3chương.
Chương I Cơ sở lí luậnvề nhượng quyền thợng mại.
Chương II Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinhdoanh cà phê ở Việt Nam.
Chương III Giải pháp phát triển nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ởViệt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn emlàm đề án này.Do trình độ còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi nhữngthiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Sau đây là chi tiết của đề án.
Trang 3CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại.
1.1.1 Quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới.
Theo nhiều tài liệu thì hình thức sơ khai của kinh doanh nhượng quyềnxuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu.Nhưng nhượng quyền thươngmại lại được chính thức thừa nhận là khởi nguồn tại Mỹ.
Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán biaquyền bán sản phẩm của họ Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuấtmáy khâu Singer của Mỹ ký hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên chođối tác của mình Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành ngườitiên phong trong hình thức nhượng quyền Năm 1880 bắt đầu nhượng quyềnbán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas.Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau chiếntranh thế giới thứ II kết thúc(1945).Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéotheo nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ tăng cao.Do vậy nhượng quyềntrở thành mô hình kinh doanh thích hợp với sự ra đời của hàng loạt các nhàhàng, khách sạn và hệ thống kinh doanh phân phối bán lẻ đồng nhất về cơ sởhạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ để phát triển nhanh chóng trong ngành côngnghiệp thức ăn nhanh và khách sạn.
Vào thập niên 60-70, nhượng quyền th ương mại trở thành phươngthức kinh doanh thịnh hành,thành công và phát triển mạnh không chỉ ở Mỹmà còn ở những nước khác như Anh, Pháp Đức… Theo các nghiên cứu mớinhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời Ở Mỹ, 90%công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạtđộng sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với38% công ty độc lập Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giớilà điều tất yếu.Ngày nay nhượng quyền thương mại có mặt tại hơn 150 nước,tại Châu Âu có khoảng hơn 200 nghìn cửa hàng kinh doanh theo phương thứcnhượng quyền.
Tại Châu Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia cũng nhận thấy lợi ích củanhượng quyền thương mại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, vì vậynhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhượng quyềnđược nghiên cứu , ứng dụng, và phát triển Theo Hiệp hội nhượng quyền
Trang 4Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn500 tỷ USD mỗi năm.Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khaichính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền bằng việc thành lậpchương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise DevelopmentProgramme - FDP) với 2 mục tiêu: Gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt độngtheo phương thức nhượng quyền và thúc đẩy phát triển nhượng quyền ra nướcngoài.Tại Thái Lan thì Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyếnkhích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượngquyền thương mại.Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗtrợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng quyền thương mại.Dovậy, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67%thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợpđồng 20.000-65.000 USD.Tại Nhật Bản từ những năm 1996 nhượng quyềnthương mại phát triển mạnh đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượngquyền v à 220.710 cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyềnthương mại.Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc và đến2004 nước này có 2.100 hệ thống nhượng quyền( nhiều nhất trên thế giới) với120.000 cửa hàng nhượng quyền.Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềmnăng của các thương hiệu nước ngoài như: MC Donald’s, KFC, Hard RockCafe, Chili’s…Thông qua đó hoạt động nhượng quyền thương mại của TrungQuốc càng trở nên phát triển, Chính phủ đã có những chính sách khuyếnkhích việc mua bán nhượng quyền thương mại đặc biệt là đẩy mạnh việcnhượng quyền thương mại ra nước ngoài của các thương hiệu trong nước.Hệthống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranhngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài.
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới thì tại Việt Nam nhượngquyền thương mại cũng manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi màđồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọimiền đất nước.Nhận định rõ được lợi ích mà nhượng quyền đem lại chính phủđã xây dựng những quy định pháp lý về nhượng quyền đảm bảo tốt cho việctriển khai chính sách phát triển nhượng quyền thương mại Đến thời điểmnày, đã có 3 doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền thương mại làCà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24; ngoài ra còn có 6 nhà bán lẻnước ngoài đang hoạt động tại VN là Bourbon Group, Metro Cash&Carry,Lotteria, KFC, Medicare, Parkson
Trang 51.1.2 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đã được nhiều nướcáp dụng Để hiểu rõ về nhượng quyền thương mại là gì? Chúng ta cùng xemxét khái niệm về nhượng quyền thương mại được nêu ra của nhiều trườngphái khác nhau để cái nhìn rõ ràng hơn về nhượng quyền thương mại.
Một số khái niệm nhượng quyền thương mại:
* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Hiệp hội nhượng quyền kinhdoanh quốc tế ( The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhấtnước Mỹ đã nêu ra khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượngquyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhậnquyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tớidoanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinhdoanh( know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệuhàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặckiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanhnghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
* Khái niệm của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US FederalTrade Commission – FTC): Khía niệm một hợp đồng nhượng quyền thươngmại là hợp đồng theo đó Bên giao:
- Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặckiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
- Li-xăng nhãn hiêu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụtheo nhãn hiệu hàng hoá của Bên giao và yêu cầu Bên nhận thanh toán choBên giao một khoản phí tối thiểu.
* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu ÂuEC ( nay là liên minh Châu Âu EU): Khái niệm nhượng quyền thương mại làmột “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tớinhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải phapó hữu ích,kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác đểbán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”.Nhượngquyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh đượckhái niệm ở trên.
* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhico: Luật sở hữu côngnghiệp của Mêhico có hiệu lực từ 6/1991 quy định:
Trang 6“ Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấo quyền sửdụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặchỗ trợ kỹ thuật để một người sản suất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cungcấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative owner), cáchoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brandowner) thiết lập, với chất lượng(quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh cỉasản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”.
* Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga: Chương 54, Bộ luật dânsự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" nhưsau:
"Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phảicấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, haykhông thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bênsử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyềnđối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và cácquyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệuhàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ, "
=> Điểm chung trong tất cả những khái niệm này là việc một Bên độc lập(Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệuhàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinhdoanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để đượcphép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chếdo Bên giao quy định
* Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:
Khái niệm về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam được nêu ra trongLuật thương mại năm 2005 tại mục 8, điều 284.Nội dung điều 284 như sau:
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bênnhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việcmua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thứctổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệuhàng hoá, tên thương mạ, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểutượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyềntrong việc điều hành công việc kinh doanh
Trang 7Ngoài ra để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượngquyền thương mại, chính phủ đã ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và bộthương mại ban hành thông tư 09/2006/TT- BTM nhằm hướng dẫn đăng kínhượng quyền thương mại.Ta có thể thấy cơ sở pháp lý ở trên đã cung cấpmột cách khá đầy đủ về khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn tiến hànhhoạt động nhượng quyền tại Việt Nam.
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia nhượng quyền thương mại
♦ Đối với bên nhượng quyền:
Điều kiện hoạt động: để được phép cấp quyền thương mại, thương nhânphải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt độngít nhất một năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơcấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinhdoanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở ViệtNam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩmquyền.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mạikhông vi phạm quy định của pháp luật.
* Quyền của thương nhân nhượng quyền: - Nhận tiền nhượng quyền.
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạnglưới nhượng quyền thương mại.
- Kểm tra định kỳ hoặc đột suất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảođảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định vềchất lượng hàng hoá, dịch vụ.
*Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền.
- Cung cấp tạo liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mạicho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kĩ thuật thường xuyên chothương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượngquyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phícủa thuơng nhân nhận quyền;
Trang 8- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợpđồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thốngnhượng quyền thương mại.
♦ Đối với bên nhận quyền:
Điều kiện hoạt động: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khicó đăng kí kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thươngmại.
* Quyền của thương nhân nhận quyền:
- Yều cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kĩ thuậtcó liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thươngnhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
* Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồngnhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận cácquyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượngquyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểmbán hàng, cung ứngdịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả saukhi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, khẩu hiệu kinhdoanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác ( nếu có) hoặchệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượngquyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thươngmại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấpthuận của bên nhượng quyền
1.2 Các loại hình nhượng quyền thương mại
1.2.1 Nhượng quyền kinh doanh toàn diện ( full business format franchise)
Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện được cấu trúc chặt chẽ &hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và
Trang 9cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đếndài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC,McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam Bên nhượng quyền chiasẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:
Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa,chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợkhai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh Hệ thống thương hiệu
Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động Ngoài rabên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế& trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoảnchênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
1.2.2 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business formatfranchise)
Là việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyềntoàn diện theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợpsau:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ: như sơ mi cao cấp PierreCardin cho An Phước, chuỗi cà phê Trung Nguyên;
Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị : như CocaCola;
Cấp phép sử dụng thương hiệu: như Pepsi nhượng quyền sử dụngthương hiệu Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượngquyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất cácsản phẩm gia dụng như ga giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng cácbiểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thựcphẩm, đồ da dụng…
Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệuthường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấnkinh doanh/tư vấn pháp lý
Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bênnhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không
Trang 10nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bênnhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ Bên nhượng quyềnthường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độbao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phêTrung Nguyên hoặc G7 Mart.
Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu trở thành ngành kinh doanh hấpdẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách làchủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếpnhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thờitrang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mangcùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu đã được pháttriển qua nhiều năm.
1.2.3 Nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý
Là hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến, hay gặp ở các chuỗikhách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott.Theo đó bên nhượng quyền hỗ trợcung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượngquyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh.
1.2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liêndoanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếptham gia kiểm soát hệ thống Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồngquản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Tùy theonăng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thịtrường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng saukhi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.
1.3 Những thận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởn đến kinh doanh theophương thức nhượng quyền thương mại
1.3.1 Thuận lợi của kinh doanh nhượng quyền thương mại
♦ Đối với bên nhượng quyền.
- Doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh màkhông tốn nhiều chi phí do trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn rađể mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền.Với các doanhnghiệp vốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinhdoanh vì vậy nhượng quyền giúp doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng kinhdoanh lại giảm chi phí thâm nhập thị trường Đồng thời người nhận quyền là
Trang 11người bỏ vốn nên sẽ tạp động lực cho họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả,mang lại lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
- Phát triển hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.Ngày nay, thịtrường có những thay đổi diễn ra nhanh chóng.Vì vậy các doanh nghiệp cầnthay đổi, mở rộng, phát triển cùng với thị trường để nắm bắt các cơ hội kinhdoanh và không bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt.Hình thức nhượng quyền sẽgiúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, xây dựng sự hiện diện của doanhnghiệp ở khắp mọi nơi với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà khônghình thức kinh doanh nào làm được.
- Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu Nhờ việc mở rộng hoạt động kinhdoanh và sự xuất hiện chuỗi cửa hàng ở khắp nơi sẽ đưa hình ảnh về sảnphẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng dễ dàng hơn.Ngoài ra chi phí quảng cáolại được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng nên chi phí cho một đơn vị kinhdoanh là rất nhỏ.Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩmthương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn manglại thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nãhn hiệu thương hiệu của bênnhượng quyền.
- Tối đa hoá thu nhập.Trong khi nhượng quyền thì trách nhiệm của bênnhận quyền là phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để đượckinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền.Bên cạnh đó bên nhậnquyền còn mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền để kinh doanhnhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình.
- Tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.Bên nhận quyền làngười bỏ vốn ra kinh doanh và trực tiếp quản lí cửa hàng của mình do vậy họsẽ có trách nhiệm hơn và có động lực để thúc đẩy họ làm việc như vậy bênnhượng quyền sẽ không cần tuyển nhân lực mà tận dụng được nguồn nhân lựctừ phía nhận quyền.
- Bên nhượng quyền không thể tiếp cận được với tất cả các khách hàng,các địa điểm và có thông tin đầy đủ về địa phương cho nên nhượng quyềnchính là hình thức giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến người tiêudùng qua bên nhận quyền thương mại.
♦ Đối với bên nhận quyền:
- Giảm thiểu rủi ro và tăng khả nămg thành công trong kinh doanh: Việcbắt đầu một sự nghiệp mới một thương hiệu mới là khá nguy hiểm.Tỷ lệ thấtbại cao vì người quản lí, kinh doanh là những người mới bước vào nghề,
Trang 12không có kinh nghiệm, mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng củatừng loại hình kinh doanh.Còn khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bênnhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm quản lí, bíquyênt thành công của loại hình kinh doanh mà bên nhượng quyền đã tích luỹđược từ những trải nghiệm trên thị trường.Bên nhận quyền không phải trảiqua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu.
- Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền Trên thị trường ngàynay có hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử được cung cấp bởinhiều nhà sản xuất khác nhau.Do đó, việc tạo dựng được một thương hiệu nổitiếng, được khách hàng tin tưởng và nhớ đến là vấn đề sống còn với doanhnghiệp.Nhượng quyền thương mại cung cấp sản phẩm và dịch vụ đã được xáclập có nghĩa là nó đã được hưởng sự công nhận rộng rãi Điều này giúp chobên nhận quyền thu được nhiều lợi ích từ sự hiểu biết của khách hàng mà điềunày phải tốn hàng năm trời mới có được.
- Tận dụng các nguồn lực Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điềuhành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quitrình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách vàchuyển giao Người nhận quyền không phải nghiên cứu marketing hay thiếtlập mạng lưới mà có thể tham gia ngay vào hệ thống vốn sản xuất, kinh doanhnhững sản phẩm, dịch vụ vốn đã và đang nổi tiếng nên có thể giảm được rấtnhiều chi phí ban đầu.
- Nhượng quyền thương mại sẽ cung cấp một hệ thống nhất quán trong quátrình hoạt động Bên nhận quyền kinh doanh trong hệ thống đó sẽ có được lợithế theo quy mô, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, tậndụng dạng thức đã được công nhận Nhận dạng thương hiệu thường cung cấpcho những người nhận quyền một nền tảng khách hàng những người đã quenthuộc với việc mua sắm dưới tên thương hiệu của công ty và điều đó tạo điềukiện thuận lợi để cạnh tranh với những doanh nghiệp hoạt động độc lập vàthậm chí là cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm kinh doanh theo kiểunhượng quyền thương hiệu.
- Mua được nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôncó những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bênnhận quyền Do đó, bên nhận quyền có thể mua sản phẩm hoặc nguyên liệuvới giá thấp, khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn Giá của cácsản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh
Trang 13lớn Nếu thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàngthì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước Điềunày giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từbiến động thị trường.
1.3.2 Khó khăn của kinh doanh nhượng quyền thương mại.
♦ Đối với bên nhượng quyền:
- Khó khăn của nhượng quyền chính là việc bảo đảm chất lượng sản phẩmvà phong cách phục vụ đồng nhất: chỉ cần một lần, đến một địa điểm nhậnnhượng quyền nào mà chất lượng sản phẩm, cách phục vụ không hoàn hảo thìkhách hàng sẽ có ác cảm, ấn tượng xấu với toàn bộ hệ thống.Không phải tấtcả các quán cà phê Trung Nguyên đều có chất lượng đồ uống và phong cáchphục vụ chuyên nghiệp như nhau.
-Bên nhượng quyền trao quyền cho một bên khác để thực hiện ý tưởngkinh doanh của mình, đương nhiên cũng phải chịu rủi ro khi bên nhận quyềnthực hiện không đúng các ý tưởng này, khiến công việc kinh doanh bị đổ bể,gây ấn tượng xấu cho hệ thống kinh doanh của mình; đồng thời làm giảm giátrị thương hiệu cũng như công việc kinh doanh của mình.
- Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng mà dẫn tới việckiểm tra giám sát hoạt động của các cở sở kinh doanh gặp nhiều khó khăn donguồn lực có hạn à không phải lúc nào bên nhượng quyền cũng có thể kiểmsoát được việc kinh doanh của bên nhận quyền.
♦ Đối với bên nhận quyền:
- Người nhận quyền không có toàn quyền làm chủ, mất đi sự tự do trongcách điều hành kinh doanh.Việc kinh doanh chỉ bó gọn trong một cở sở kinhdoanh thường xuyên bị giám sát và buộc phải hoạt động theo qui trình và hạnchế bởi bên nhượng quyền theo hợp đồng nhượng quyền.Người mua không sởhữu công ty mà chỉ sở hữu tài sản đã mua để tạo nên công ty đó Người nhậnquyền hầu như không còn khoảng trống để phát huy những ý tưởng kinhdoanh sáng tạo của riêng mình.
- Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, bên nhận quyền còn phải trả thêm phíbản quyền và phí quảng cáo Các khoản này thường tính trên phần trăm lợinhuận hay cũng có thể là một khoản tiền cụ thể.
- Một rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền là sự phụ thuộc vào hệ thốngnhượng quyền Khi công chúng nhận được những dịch vụ tuyệt vời ở một khuvực thì họ sẽ cho rằng dịch vụ ở những khu vực nhượng quyền khác của
Trang 14thương hiệu đó cũng tốt như vậy.Nhưng nếu thái độ phục vụ của một nhânviên ở một cơ sở không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của kháchhàng đối với bất kỳ cơ sở nào mang cùng thương hiệu Hoặc chỉ cần có nhữngtin đồn thất thiệt về một khâu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗicung ứng Kết quả là hình ảnh của cả hệ thống bị huỷ hoại.
- Điều khoản về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thường rất hạn chế,bên nhận quyền có thể ít hay không được tham gia vào điều khoản kết thúchợp đồng.
- Một số doanh nghiệp mua quyền kinh doanh thương hiệu tương lai luônkỳ vọng quá mức vào nguồn thu nhập mà họ sẽ kiếm được Nếu không đạtđược những kỳ vọng này có thể gây ra các vấn đề cho nguồn tài chính củadoanh nghiệp và làm họ thấy hối tiếc vì đã đầu tư.
- Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển vàkhai thác sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền thương mại Giải pháp hữuhiệu nhất và mang lại nhiều lợi ích cho bên tiếp nhận chuyển giao chính làchuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba mà không chuyển đổi quyền sởhữu.Nhưng về mặt pháp luật, hoạt động này có những vấn đề phức tạp g âykhó khăn cho việc triển khai.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh nhượng quyền thương mại.
- Bản sắc thương hiệu: Như chúng ta đã biết bản sắc thương hiệu là giá trịcốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí kháchhàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác.Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng thương hiệu nhượng quyền nằm ởviệc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thếcạnh tranh giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóngnhất Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng khó kiểm soát để giữ gìn bảnsắc thương hiệu.
- Vị trí là yếu tố cực kì quan trọng trong việc nhượng quyền thương hiệu ởcác lĩnh vực thời trang, ăn uống và giải trí Những vị trí đặt cửa hàng KFChầu hết đều có hai mặt tiền hoặc không thì nằm ở nhưng trung tâm thươngmại, gần trường đại học ví dụ như KFC ở Trần Đại Nghĩa, Thanh Xuân,BigC Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thì địa điểm là đòi hỏikhó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền Nếu bạn có địađiểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công
Trang 15- Nỗ lực tiếp thị: Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sáchtiếp thị giành riêng cho mình Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hỏi tiếp thịkhá đặc biêt và có sự kết hợp giữa người nhượng quyền và người nhận quyền.Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được chọn, bạn có thể lựa chọn phươngthức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất Yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng.Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địaphương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượngquyền ở địa phương đó.Điều khó khăn là làm sao kết hợp được bản sắc củathương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương.
- Chiến lược dài hạn: Việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thờigian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phảixây dựng một chiến lược dài hạn Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận Trong giai đoạn đầu nhà đầu tưchấp nhận lỗ để phát triển thương hiệu do đó cần có kế hoạch cụ thể và chiếnlược dài hạn để có cơ hội thành công Để đạt được những mục tiêu lâu dài thìđòi hỏi cả hai bên cùng cam kết tham gia xây dựng và thực hiện chiến lượcdài hạn.
- Quản lý con người: Để quản lý tốt cửa hàng người nhận quyền cần có kĩnăng làm việc và lòng đam mê, sự nỗ lực hết mình thì mới có thể thành côngđược Hơn nữa, là một người chủ nhượng quyền hay người sử dụng thươnghiệu nhượng quyền, bạn cần phải tương tác với tất cả mọi người ở xung quanhliên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn Khả năng quản lý con người rấtcần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vựcnhượng quyền
1.4.Những lưu ý khi nhượng quyền thương mại.
- Bên nhượng quyền cần tìm hiểu, xem xét khả năng kinh doanh, tài chínhcủa bên nhận quyền cũng như sự đam mê với kinh doanh trong lĩng vực củabên nhượng quyền để lựa chọn được người nhận quyền phù hợp nhất, có nănglực cho hệ thống nhượng quyền của mình.
- Bên nhận quyền cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền nhưtình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường củathương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mứcđộ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật củahệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triểnhệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với
Trang 16các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới làm cơsở cho việc ra quyết định.
- Doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu củamình để xem hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mìnhhay không Nghiên cứu thương hiệu, sản phẩm nhượng quyền có được kháchhàng chấp nhận không?Tìm hiểu kĩ về những quy định của pháp luật cho việcnhượng quyền như thế nào Vì không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào,hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở mộtnước khác hay một khu vực khác
- Nhà nhận quyền cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượngquyền thiết lập với những quy định chặt chẽ và các yêu cầu đối với nhà nhậnquyền.Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyềncó một sự hiểu biết tường tận người nhận nhượng quyền trong tương lai Donhững qui định rất chặt chẽ như vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồsơ này trước khi tiến hành nhận nhượng quyền
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượngquyền Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiếthoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền Một lần nữa, doanh nghiệpcần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình Từđó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trảlời Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểubiết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền Hợp đồng nhượng quyềncần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.
- Doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng nhưnhững cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trongcác điều khoản của hợp đồng nhượng quyền Hình thức này chỉ thực sự pháthuy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo mộtqui định, qui trình thống nhất Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kếtnày thì hậu quả sẽ rất khó lường Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệthống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tụckinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khácđối với mình
- Để có thể hội nhập thành công, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiêncứu các thuận lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh đặc thù này trước khiđưa ra quyết định đầu tư có như vậy việc đầu tư mới có khả năng thành công