GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở việt nam.doc (Trang 26 - 31)

VỰC CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM.

3.1.Phương hướng trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở Việt Nam.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng giảm bớt diện tích trồng cà phê Robusta và tăng diện tích trồng cà phê Arabica ở những vùng có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp. Sản xuất cà phê hữu cơ là phương hướng cần được quan tâm vì phía bắc nước ta có vùng núi rộng lớn với điều kiện thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng.

Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa. Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt nam. Hiện nay cà phê Việt nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều.

Phát triển một ngành cà phê bền vững. Với 500.000ha cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới trên 1triệu người.Do đó ở Việt Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành cà phê của nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn.

Hạ giá thành sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh áp dụng công nghệ cao trong thu hoạch cà chế biến cà phê nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới.

Nâng cao giá trị thương hiệu cà phê tiếp tục nghiên cứu các thị trường mới tìm kiếm các đối tác phù hợp để tiến hành nhượng quyền thương mại.

3.2. Giải pháp đối với bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại.

♦ Bên nhượng quyền:

Cần chủ động trong việc tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức,kinh nghiệm, pháp luật về nhượng quyền thương mại, đồng thời gửi nhân viên tham gia các khoá đào tạo về nhượng quyền thương mại.Chuẩn hoá mô hình nhượng quyền trước khi mở rộng kinh doanh theo hùnh thức này.Và để giữ được tính đồng bộ của hệ thống cần phải có những quy định cụ thể trên văn bản, được tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá, thực hiện quản trị hệ thống.Doanh nghiệp có thể thuê các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm để hạn chế những sai sót.Chủ

động quảng bá hệ thống nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các bên nhận quyền thích hợp.

Xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ, mô hình có thể module hoá dễ dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền trong tương lai.

Xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ nhà nhuợng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực.

Cần đào tạo, và phát triển liên tục cho phía nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự quy chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã cung cấp những

nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển.

♦Bên nhận quyền:

Cần đánh giá khả năng phát triển và tiềm năng phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại và lựa chọn bên nhượng quyền có hệ thống kinh doanh và cơ sở hạ tầng vững chắc. Không phải công ty nước ngoài nào đ ưa nhượng quyền cũng là những thương hiệu uy tín, doanh nghiệp có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của bên nhượng quyền để ra quyết định nhận quyền.Nghiên cứu kĩ các điều khoản của hợp đồng và các tài liệu có liên quan.Có thể thuê luật sư tư vấn. Áp dụng mô hình kinh doanh và bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền.

Nghiên cứu các chính sách của bên nhượng quyền.Có thể các chính sách của bên nhượng quyền là qua khó đối với doanh nghiệp hay mâu thuẫn thường xảy ra nhất đối với các bên tham gia nhượng quyền là phí nhượng quyền.

Lập chiến lược phát triển kinh doanh. Đặc biệt lưu ý đến chiến lược quảng bá, marketing và quản lí nhân sự.Phối hợp cùng bên nhượng quyền đào tạo nhân viên và giám sát các hoạt động của cửa hàng, chia sẻ khó khăn với bên nhượng quyền để có hướng giải quyết và phát triển bền vững.

3.3. Giải pháp từ phía nhà nước và các bộ ngành liên quan.

Bộ Công thương là cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên bấy nhiêu thôi thì chưa đủ và chưa kích thích được sự hình thành và phát triển mô hình này tại nước ta, nhất là những thương hiệu “ Việt” chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mực và mô hình trung là manh mún. Nên để từng bước phát triển thì chúng ta cần phải thành lập một tổ chức chuyên sâu để hỗ trợ và phát triển lĩnh vực này, chẳng hạn “Hiệp hội phát triển nhượng quyền Việt Nam” hay … và từng bước đưa những kiến thức này vào các trường đại học thông qua giáo trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu cho sinh viên … cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các chương trình hội chợ về nhượng quyền nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm đúng mức cũng như có sự hỗ trợ kịp thời.

Chính phủ cần phải có Ngân sách trợ giúp phát triển bước đầu nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc áp dụng và triển khai mô hình này. Thông qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Vì thực tế cho thấy, có rất nhiều

thương hiệu “Việt” khi tham gia thị trường nước ngoài thì đã bị các nhà phân phối độc chiếm và gằn với những thương hiệu của nhà phân phối, chẳng hạn như các sản phẩm thuỷ sản, chế biến gỗ của Việt Nam … và cũng nhiều người cho rằng đấy là hình thức mà các doanh nghiệp trong nước chỉ gia công mà thôi. Ngoài ra nhà nước cần hoàn thiện khung pháp luật về nhượng quyền thương mại, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để doanh nghiệp an tâm kinh doanh.Tuyên truyền phổ biến, giải thích sâu rộng về những quy định pháp lí, nội dung, phương thức hoạt động của hình thức nhượng quyền thương mại để nhiều doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt đầy đủ và hăng hái tham gia.

Thêm vào đó, đối với đặc thù của nước ta thì mô hình nhượng quyền này còn có thể vận dụng và kết hợp hiệu quả hơn khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, phân phối, du lịch …đây là những lĩnh vực mà hình thức này phát triển rất mạnh, mà hiện đang có tầm và quy mô rất lớn trong số các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi theo hình thức cổ phần hoá từ nay cho đến 2010. Thông qua phương pháp này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước đang có. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc xác định và tính toán giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá mà trong đó có một phần giá trị được cho là “Giá trị lợi thế vị trí địa lý” từ các lô đất ở khu vực đô thị.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên,mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia.Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là một mô hình tiến bộ, hiệu quả,giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, đặc biệt với thế mạnh trong ngành cà phê thì kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn chưa chuẩn bị thấu đáo, khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vượt trội trong việc nhượng quyền ngay trên sân nhà là có thể, bởi việc thâm nhập thị trường thông qua hoạt động này sẽ hạn chế nhiều rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí, thu lợi ngay tức thời từ giá trị thương quyền, thay vì phải đầu tư trực tiếp một lượng vốn lớn.Qua phân tích cho ta thấy hệ thống nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực cà phê phát triển nhanh chóng áp đảo các thương hiệu cà phê trong nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận, việc nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Thông qua đó, sẽ có sự giao thoa trao đổi kinh nghiệm, kiếm thức, tinh hoa của phương thức kinh doanh đặc biệt này đối với doanh nghiệp Việt Nam rong việc kiến tạo và các mô hình nhượng uqyền thương mại phù hợp với tình hình tính chất đặc thù văn hoá – xã hội Việt Nam từ chính việc ban đầu đi nhận quyền, để trong một thời gian phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có các thương hiệu mang tầm khu vực, cơ hội mở ra sẽ luôn song hành với các thử thách, rủi ro tương ứng. Để có thể tồn tại và phát triển các hệ thống franchise thuần Việt bên cạnh các hệ thống franchise quốc tế ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nhiều trong việc kiến tạo hình ảnh, thương hiệu, chuẩn hoá hệ thống kinh doanh, tham khảo ý kiến tư vấn, đẩy mạnh việc đào tạo nhân sự chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh cà phê ở việt nam.doc (Trang 26 - 31)