Với ưu điểm nổi bật là hiệu quả cao và chi phí thấp, phương thức nhượng quyền có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu và nhân rộng mô hình kinh doanh trong lĩnh vực th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: Anh 14
Khoá: K42D Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm 5
I Nhượng quyền thương mại 5
1 Định nghĩa nhượng quyền thương mại 5
2 Phân loại nhượng quyền thương mại 8
3 Lợi ích của nhượng quyền thương mại 12
4 Hạn chế của nhượng quyền thương mại 18
II Phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm 21
1 Đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm 21
2 Quy trình nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm 25
3 Quy trình nhận quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm 35
Chương II: Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 40
I Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 40
1 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 40 2 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam 45
II Đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 48
1 Quy mô của ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 48
2 Chất lượng của ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 52
III Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 55
1 Quá trình phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 55
2 Thực tiễn hoạt động của các bên nhượng quyền tại Việt Nam 58
Trang 33 Thực tiễn hoạt động của các bên nhận quyền tại Việt Nam 64
Trang 44 Đánh giá chung về thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 69
5 Một số mô hình nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tiêu biểu của Việt Nam 70
Chương III: Tiềm năng và giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới 76
I Tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 76
1 Những điều kiện thuận lợi để phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 76
2 Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh rất phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay 83
3 Tiềm năng về thị trường nhượng quyền và nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 84
II Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới 86
1 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhượng quyền 87
2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhận quyền 93
3 Giải pháp từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành 96
Kết luận 101
Tài liệu tham khảo 103
Phụ lục 108
Phụ lục 1: Mẫu đơn đăng ký nhượng quyền thương mại 108
Phụ lục 2: Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại 110
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
A Tính cấp thiết của đề tài
Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một phương thức kinh doanh đã
ra đời và phát triển trên thế giới hơn 6 thập kỷ qua, đặc biệt phổ biến ở các nước Âu - Mỹ và được đánh giá là mô hình kinh doanh có tính ưu việt nổi bật, đem lại thành công cho nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của những nền kinh tế lớn trên thế giới Tại Việt Nam, phương thức kinh doanh này bắt đầu manh nha hình thành từ giữa những năm
1990, tuy nhiên đến nay thuật ngữ “franchise” vẫn còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam Một vài năm gần đây, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc, rõ ràng nhất là trong lĩnh vực thực phẩm với sự nổi lên của một số thương hiệu nhượng quyền Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Nước Mía Siêu Sạch… và sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài tại Việt Nam như KFC, Jollibee, Gloria Jean’s, Dimah…Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn chỉ ở giai đoạn “sơ khai”, chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của thị trường
Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm Chúng ta có một truyền thống văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon truyền thống, nhiều loại đặc sản, nông thủy hải sản nổi tiếng… Lợi thế này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm Với
ưu điểm nổi bật là hiệu quả cao và chi phí thấp, phương thức nhượng quyền
có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu và nhân rộng
mô hình kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm một cách nhanh chóng và tiết
Trang 6kiệm Mô hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
2006, tình hình an ninh chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào, nguồn cung cấp nguyên liệu nông sản và các sản phẩm thực phẩm phong phú cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007, Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm
Dù có tiềm năng lớn nhưng do thiếu kinh nghiệm, trình độ, nhân lực cũng như chính sách hỗ trợ, sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành đối với lĩnh vực mới mẻ này nên nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm ẩn, chưa thực sự phát huy hết thế mạnh Làm thế nào để có thể phát triển kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam đang là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi
phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực Chính vì vậy, tác giả chọn “Giải
pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
B Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại
và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm
Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam
Đánh giá tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam
1
Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống Kê, -69-
Trang 7 Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam
C Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra trong
rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động nhượng quyền và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam từ 1997-2007, các giải pháp được đề xuất có giá trị đến 2015
D Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập tài liệu, xây dựng bảng biểu, thống kê, so sánh, phỏng vấn, quan sát
Trang 8CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM
I NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Thuật ngữ “franchise” bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ, có nghĩa là “đặc quyền” hay “tự do” Tại Việt Nam “franchise” được dịch là “nhượng quyền thương mại” hay “nhượng quyền kinh doanh” Về lý thuyết, cụm từ “thương mại” chỉ mang hàm nghĩa buôn bán, giao dịch trong khi đó hoạt động “franchise” trên thế giới không chỉ đơn thuần là việc buôn bán, giao dịch thông thường mà còn liên quan đến các yếu tố khác như thương hiệu, bí quyết kinh doanh, giải pháp kinh doanh…, chính vì vậy cách dùng thuật ngữ “nhượng quyền kinh doanh”
là chính xác hơn Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng dùng từ
“nhượng” là chưa chính xác vì quyền kinh doanh thương hiệu và sản phẩm hay dịch vụ chỉ được bên chủ thương hiệu cho phép sử dụng trong một thời gian nhất định mà thôi, chính vì vậy cụm từ “cấp quyền kinh doanh” có vẻ phù hợp hơn cụm từ “nhượng quyền kinh doanh” Tương tự, thuật ngữ “mua nhượng quyền” dùng đối với bên nhận quyền lẽ ra phải là “thuê nhượng quyền” Song trên thực tế, “nhượng quyền thương mại” hay “nhượng quyền kinh doanh” chẳng qua chỉ là cách gọi, cả hai thuật ngữ này đều được hiểu là hoạt động thương mại theo đó bên nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định Hoạt động nhượng quyền kinh doanh khởi nguồn tại Mỹ vào giữa thế kỷ
19 với sự kiện lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Đến nay, hoạt động nhượng
Trang 9quyền kinh doanh đã có mặt tại hơn 160 quốc gia với tổng doanh thu lên đến
mại, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới được đưa ra để quy chuẩn hoạt động này
Theo định nghĩa của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế
(International Franchise Association): “Nhượng quyền kinh doanh là mối
quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know- how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát, và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình” 3 Trong định nghĩa này vai trò của bên nhận quyền trong việc đầu tư
vốn và điều hành doanh nghiệp được nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền
Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) lại nhấn mạnh tới sự hỗ trợ và kiểm soát của bên giao quyền đối với bên nhận quyền thông qua một định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền kinh doanh như
sau: “Là hợp đồng theo đó bên giao hỗ trợ đáng kể bên nhận trong việc điều
hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành kinh doanh của bên nhận, li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của bên giao và yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản phí tối thiểu”4
2,, 3, 4
Trần Ngọc Sơn (26/1/2007), Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam,
http://www.franchise-vietnam.com/?vnTRUST=act:news%7Cnewsid:31 (truy cập ngày 1/10/2007)
Trang 10Định nghĩa của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Anh Quốc (British Franchise Association) cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của bên giao quyền:
“Phương thức kinh doanh nhượng quyền là việc một bên (bên nhượng quyền)
cấp phép cho bên kia (bên nhận quyền), cho phép bên nhận quyền kinh doanh dưới thương hiệu, nhãn hiệu của bên giao; sử dụng trọn gói phương thức kinh doanh, bí quyết kĩ thuật của bên giao trên cơ sở sự hỗ trợ thường xuyên của bên giao” 5
Định nghĩa của liên minh Châu Âu (EU) lại nghiêng về quyền của bên
nhận khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ, theo đó: “Quyền kinh
doanh là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng”
6
Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng tất cả các quyền
kinh doanh được định nghĩa ở trên
Theo Điều 284, Mục 8, Luật Thương Mại sửa đổi ban hành ngày 14 tháng
6 năm 2005 của Việt Nam, nhượng quyền thương mại được định nghĩa như
sau: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền 2- Bên nhượng quyền có quyền
5
British Franchise Association, What is franchising, http://www.thebfa.org/whatis.asp (truy cập ngày 2/10/2007)
6
Trần Ngọc Sơn (26/1/2007), Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam,
http://www.franchise-vietnam.com/?vnTRUST=act:news%7Cnewsid:31 (truy cập ngày 1/10/2007)
Trang 11kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” Về cơ bản, định nghĩa của Việt Nam đã đưa ra một cách hiểu đúng
về bản chất hoạt động nhượng quyền thương mại và phần nào mô tả quyền của các bên trong hợp đồng nhượng quyền Tuy nhiên, định nghĩa chưa làm nổi bật được trách nhiệm của các bên tham gia, điều mà các định nghĩa trên thế giới tập trung phân tích rất cụ thể
Sự khác nhau trong các quan điểm về nhượng quyền thương mại ở trên xuất phát từ quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại từng quốc gia nhưng về
cơ bản các định nghĩa đều chung nhau ở những điểm sau:
(1) Nhượng quyền thương mại về bản chất là mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên độc lập (bên giao quyền và bên nhận quyền)
(2) Mỗi bên trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại đều có quyền lợi
và nghĩa vụ cụ thể Bên nhận quyền được phép kinh doanh, phân phối sản phẩm/dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hoá và phương thức kinh doanh do bên giao quyền phát triển và sở hữu Đổi lại bên nhận phải trả phí cho bên giao và chấp nhận một số hạn chế do bên giao quy định
(3) Chức năng của mỗi bên trong hệ thống nhượng quyền được phân biệt rõ rệt Bên giao đảm nhiệm vai trò chính trong việc phát triển hệ thống và thương hiệu, chuẩn hoá các quy trình, hỗ trợ về huấn luyện, quảng cáo và các điều kiện cần thiết khác để bên nhận triển khai hoạt động kinh doanh tốt nhất Bên nhận chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai, điều hành hoạt động kinh doanh bằng vốn và nguồn lực của mình dưới sự hỗ trợ thường xuyên của bên giao
2 Phân loại nhượng quyền thương mại
2.1 Phân loại theo bản chất hoạt động nhượng quyền
Dựa theo bản chất hoạt động nhượng quyền, có hai hình thức nhượng quyền thương mại chính:
Trang 12- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product distribution franchise): là
hình thức nhượng quyền mà Bên nhận quyền được phép sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm của chủ thương hiệu trong một phạm vi và thời gian nhất định Hình thức nhượng quyền này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như: nước giải khát (Pepsi), ô tô xe máy (Ford Motor Company) và xăng dầu (Exxon) Tại Việt Nam, cà phê Trung Nguyên là mô hình tiêu biểu cho hình thức nhượng quyền phân phối
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh (Business format franchise): là hình
thức nhượng quyền theo đó bên nhận quyền không chỉ được phép sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm của chủ thương hiệu mà còn được chuyển giao toàn bộ cách thức điều hành quản lý,
kỹ thuật kinh doanh Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực như: nhà hàng ăn uống (KFC, McDonald’s, Pizza Hut), bán lẻ (Blockbuster Video, Radio Shack, The Athelete’s Foot), nhà nghỉ khách sạn (Bass Hotels/Holliday Inn, Mariott Hotels), chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp (Cost Cutters Family Hair Care, Jenny Craig International, Supercuts), các dịch vụ kinh doanh (Mail Boxes Etc, H&R Block, ACE America Cash Express), bảo dưỡng (Merry Maids, The ServiceMaster Company), máy móc tự động (Precision Auto Care, Midas International), giáo dục đào tạo (Dale Carnegie Training, Sylvan Learning Systems), bất động sản (Century 21, RE/MAX International), các dịch vụ tiện ích (7-Eleven, FamilyMart) Tại Việt Nam, Phở 24 và Kinh Đô Bakery là hai hệ thống áp dụng thành công hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh
Hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm có ưu điểm là dễ nhượng quyền bởi đối tượng nhượng quyền chỉ là thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng nên hợp đồng nhượng quyền không có nhiều điều khoản phức tạp về trách nhiệm của các bên tham gia Tuy nhiên, chủ thương hiệu rất khó kiểm soát
Trang 13tớnh đồng bộ và chuẩn mực của hệ thống Bờn nhận quyền cú thể lợi dụng uy tớn của thương hiệu để kinh doanh giả mạo, cung cấp hàng hoỏ và dịch vụ kộm chất lượng Đụi khi chủ thương hiệu cũn phải đối mặt với những vụ tranh chấp liờn quan đến bản quyền thương hiệu Hỡnh thức nhượng quyền mụ hỡnh kinh doanh phức tạp hơn nhượng quyền phõn phối nhưng những tiờu chớ nghiờm ngặt trong nhượng quyền mụ hỡnh kinh doanh giỳp đảm bảo được tớnh đồng bộ về chất lượng của cả hệ thống nhượng quyền, hạn chế được cỏc
vi phạm về bản quyền và thương hiệu Chớnh vỡ vậy trờn thế giới hỡnh thức nhượng quyền mụ hỡnh kinh doanh được ưa chuộng hơn và thực tế loại hỡnh này cũng phỏt triển hơn nhượng quyền phõn phối sản phẩm Theo thống kờ của PricewaterhouseCoopers, năm 2004 tại Mỹ hỡnh thức nhượng quyền mụ hỡnh kinh doanh gấp hỡnh thức nhượng quyền phõn phối 4,3 lần về số lượng doanh nghiệp tham gia, 3,9 lần về số lượng cụng ăn việc làm , 2,5 lần về tổng tiền lương và 2,8 lần về giỏ trị sản lượng (Bảng 1)
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của cỏc doanh nghiệp nhượng quyền thương
mại tại Mỹ năm 2004 Nhượng quyền mụ hỡnh kinh doanh
Nhượng quyền phõn phối sản phẩm
Nguồn: National Economic Consulting-Practice of PricewaterhouseCoopers
(2004), Economic Impact of Franchised Business, International Franchise
Association Educational Foundation, -3-
2.2 Phân loại theo quy mô hoạt động nh-ợng quyền
Trang 14Dựa theo quy mô hoạt động nh-ợng quyền, có hai hình thức nh-ợng quyền th-ơng mại chính:
- Nh-ợng quyền đơn lẻ (Single-unit franchise) hay còn gọi là nh-ợng quyền
trực tiếp (direct-unit franchise): là hình thức nh-ợng quyền theo đó bên
nh-ợng quyền cho phép bên nhận quyền mở và vận hành một cửa hàng
nh-ợng quyền tại một địa điểm cụ thể trong một thời hạn xỏc định Đõy là loại hợp đồng nhuợng quyền đơn giản và phổ biến nhất
- Nhượng quyền hàng loạt (Multi-unit franchise): là hỡnh thức nhượng
quyền theo đú bờn nhượng quyền cho phộp bờn nhận quyền mở và vận hành
nhiều hơn một cửa hàng nhượng quyền tại một khu vực nhất định trong một
thời hạn nhất định Hỡnh thức nhượng quyền hàng loạt cú hai dạng:
Nhượng quyền phỏt triển khu vực (area development franchise),
theo đú bờn nhận quyền cú quyền mở nhiều hơn một cửa hàng nhượng quyền tại một khu vực cụ thể trong một thời hạn xỏc định Vớ dụ: Bờn nhận quyền cú thể mở 5 cửa hàng nhượng quyền trong một phạm vi địa lý nhất định trong vũng 5 năm
Nhượng quyền độc quyền (master franchise), theo đú bờn nhận
quyền ngoài việc được quyền mở nhiều hơn một cửa hàng nhượng quyền tại một khu vực trong một thời gian xỏc định cũn được phộp bỏn nhượng quyền lại cho những người khỏc, gọi là những người nhận quyền thứ cấp (sub-franchisees), trong khu vực đó xỏc định Chớnh vỡ vậy hỡnh thức nhượng
quyền độc quyền cũn cú tờn gọi khỏc là nhượng quyền thứ cấp
Trang 15bên nhượng quyền thứ cấp khác, đồng thời làm tăng sự gắn kết chặt chẽ của bên nhận quyền đối với hệ thống (bởi lẽ bên nhận quuyền cũng chính là nhà nhượng quyền thứ cấp) Tuy nhiên hai loại hình này có nhược điểm là hạn chế phần nào quyền chủ động của chủ thương hiệu, khó đảm bảo tính đồng bộ và chuẩn mực của hệ thống Để chủ động và đạt hiệu quả tốt hơn trong việc chuyển nhượng mô hình kinh doanh mẫu, chủ thương hiệu thường lựa chọn hình thức nhượng quyền trực tiếp
3 Lợi ích của nhượng quyền thương mại
3.1 Lợi ích đối với bên nhượng quyền
Nhân rộng mô hình kinh doanh và quảng bá thương hiệu: Nhượng quyền
thương mại là một trong những cách hiệu quả nhất để một thương hiệu có thể thâm nhập thị trường một cách sâu rộng, nhanh chóng vượt qua các rào cản về vốn, công nghệ, nhân lực, hệ thống quản lý, sự am hiểu địa phương Trong hệ thống nhượng quyền có sự phân chia rất rạch ròi về vai trò quản lý hệ thống
và quản lý kinh doanh trực tiếp Do tính chuyên nghiệp hoá này, quản trị hệ thống được tối ưu hoá Bên nhượng quyền dành phần lớn nguồn lực để phát triển hệ thống thông qua các hoạt động như: quảng bá tiếp thị hình ảnh, hoàn thiện quy trình, chiến lược phát triển, chính sách hỗ trợ hệ thống; còn bên nhận quyền là người quản lý kinh doanh trực tiếp bằng vốn và nguồn lực của mình Ngoài ra, trong một mô hình nhượng quyền thương mại hoàn hảo, việc tung ra một hình ảnh tiếp thị đồng nhất cho sản phẩm sẽ tạo ra sự nhận thức sâu sắc về thuơng hiệu cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của bên nhượng quyền Để có thể thấy được ích lợi vô cùng to lớn này của nhượng quyền thương mại, tác giả xin được phân tích hai ví dụ về hai thương hiệu nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm nổi tiếng thế giới là McDonald’s và Gloria Jean’s Coffees Trường hợp McDonald’s, một trong những thương hiệu thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, hệ thống này ra đời và bắt
Trang 16đầu áp dụng nhượng quyền từ năm 1955 tại Mỹ, đến nay có hơn 30.000 cửa hàng trên toàn thế giới, phục vụ 52 triệu người trên hơn 100 quốc gia khác
triển hệ thống Với tổng số hơn 30.000 cửa hàng trên toàn cầu hiện nay, bình quân mỗi tháng hệ thống này có hơn 48 cửa hàng mới khai trương Mức đầu
tư cho một cửa hàng McDonald’s khoảng từ 200.000 đến 1 triệu USD, vì vậy
để tự mở được tổng số cửa hàng trên chủ thương hiệu phải đầu tư 6.000 - 30.000 triệu USD, một con số khổng lồ Mỗi cửa hàng McDonald’s có tối thiểu 20 lao động, bộ phận nhân sự của công ty sẽ phải phỏng vấn tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo về nghiệp vụ cho ít nhất là 960 người mỗi tháng, đây là một thách thức lớn với bất kỳ một doanh nghiệp nào Nếu tính toán một cách khiêm tốn nhất, một người từ lúc có ý định đầu tư, đến khi khai trương được một cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh sẽ mất ít nhất 6 tháng, như vậy để có thể mở được một hệ thống cửa hàng như McDonald’s hiện nay, người đó sẽ mất ít nhất 15.000 năm Tương tự, trường hợp của Gloria Jean’s Coffees, một thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc, bắt đầu được phép mua nhượng quyền
độc quyền (master franchise) từ Mỹ vào năm 1995, trải qua 12 năm phát triển
đến nay hệ thống này đã có 374 cửa hàng trên toàn thế giới, tổng giá trị đầu tư
là 7,48 triệu USD, bộ phận nhân lực sẽ quản lý 7480 nhân lực ở quy mô toàn
được khai trương, bộ phận nhân sự phải tiến hành tuyển dụng khoảng 51 nhân viên mỗi tháng Nếu không áp dụng mô hình nhượng quyền, điều này khó có thể thực hiện được khi mà để đưa vào hoạt động một cửa hàng Gloria Jean’s Coffees phải mất ít nhất 6 tháng Qua hai ví dụ trên có thể thấy, nếu không có phương thức nhượng quyền thương mại, chủ thương hiệu sẽ vô cùng khó
Trang 17khăn về vốn, nhân lực, thời gian, kinh nghiệm đối với thị trường địa phương
và đặc biệt là khả năng quản lý để có thể mở rộng thương hiệu trên quy mô toàn cầu
Tăng doanh thu: Khi bán nhượng quyền, chủ thương hiệu thu được phí
nhượng quyền ban đầu (initial fee) và phí thường xuyên/phí hàng tháng (royalty/monthly fees) dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ của bên nhận quyền, ngoài ra còn có doanh thu từ việc bán các nguyên liệu đặc thù cho đối tác nhận quyền Ví dụ, để sở hữu một cửa hàng McDonald’s, bên nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu tối thiểu là 45.000 USD cộng với phí hàng tháng bằng 4% doanh số bán hàng gộp trong tháng, ngoài ra phải mua một số nguyên liệu đặc thù từ McDonald’s như
nhượng ban đầu để sở hữu một cửa hàng nhượng quyền là 32.500 USD, ngoài
Tiết giảm chi phí: Có thể nói, lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy
một cách tối đa trong mô hình nhượng quyền thương mại Nhờ sở hữu một hệ thống đồng nhất với quy mô lớn, bên nhượng quyền có thể giảm thiểu các chi phí đầu vào và vận hành Ví dụ trường hợp của KFC, hệ thống nhượng quyền này tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt gà mỗi ngày Với khối lượng mua khổng lồ như vậy, tất yếu KFC được hưởng mức giá ưu đãi từ bất cứ nhà cung cấp nào Ngoài ra, các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều bên nhận quyền cùng san sẻ
Giảm thiểu rủi ro: Chuỗi nhượng quyền là một hệ thống đồng nhất trên
quy mô lớn nên một rủi ro xảy ra sẽ được san sẻ trong toàn bộ hệ thống Bên
Trang 18cạnh đó, mô hình nhượng quyền thương mại đảm bảo tốt cho sự thành công của thương hiệu bởi vì bên nhận quyền tự làm chủ và chịu rủi ro về công việc kinh doanh của mình nên sẽ dốc tâm sức cho công việc kinh doanh Trái lại, nếu chỉ đơn thuần là một người quản lý thuê cho chủ thương hiệu thì người chịu trách nhiệm quản lý có thể sẽ chỉ quan tâm đến việc tối đa hoá sự thoả mãn của bản thân hơn là thoả mãn khách hàng, sẽ đóng cửa hàng vào đúng giờ quy định hơn là đợi đến khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng, khi cảm thấy không được khoẻ một chút sẽ gọi điện ngay cho công ty mẹ để người khác đến làm thay thay vì cố gắng tiếp tục công việc
Trang 193.2 Lợi ích đối với bên nhận quyền
Khả năng thành công cao: Phương thức nhượng quyền thương mại đem lại
cho bên nhận quyền khả năng thành công cao hơn, bởi vì có thể kinh doanh trên một mô hình chuẩn, tận dụng được uy tín thương hiệu, sử dụng được nguồn khách hàng sẵn có của bên nhượng quyền Theo con số thống kê tại
Mỹ thì trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi con số này đối với các doanh nghiệp nhận
Nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền: Bên nhận quyền luôn nhận
được sự hỗ trợ thường phía chủ thương hiệu, bao gồm hỗ trợ trước khi mở cửa hàng như: giúp chọn địa điểm kinh doanh; thiết kế trang trí cửa hàng; đào tạo nhân viên; cung cấp chương trình khai trương, giúp đỡ về tài chính và hỗ trợ sau khi cửa hàng khai trương như: đào tạo nhân viên định kỳ; quảng cáo tiếp thị; hỗ trợ về quản lý, vận hành giám sát, tiêu thụ sản phẩm
Dễ vay tiền ngân hàng: Do khả năng thành công cao nên các ngân hàng
thường tin tưởng cho các doanh nghiệp mua nhượng quyền vay tiền đầu tư Trên thực tế, hầu hết các chủ thương hiệu lớn trên thế giới thường đứng ra đàm phán và thuyết phục các ngân hàng cho đối tác mua nhượng quyền của mình vay vốn với mức lãi suất ưu đãi
Có cơ hội học hỏi từ những thương hiệu có tiếng: Thông qua mua nhượng
quyền, bên nhận quyền học được cách thức tổ chức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, tiếp thị của chủ thương hiệu
3.3 Lợi ích đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, nhượng quyền thương mại đem lại lợi ích vô cùng to lớn Hoạt động nhượng quyền thương mại huy động một lượng lớn đầu tư xã
11
TS Lý Quí Trung (2006), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, -19-, Tp
Hồ Chí Minh
Trang 20hội Sự thất bại trong kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp sẽ đều là tổn thất đối với nền kinh tế, nhờ vào khả năng thành công cao mô hình nhượng quyền thương mại giúp giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế Mặt khác tính đồng bộ
và chuẩn mực của hệ thống nhượng quyền là nhân tố đảm bảo chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ, giúp giảm rủi ro và tính không ổn định cho người tiêu dùng Đồng thời, lợi thế theo quy mô của phương thức nhượng quyền thương mại tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế Bên cạnh đó, hoạt động nhượng quyền thương mại là động lực khuyến khích chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kích thích phát triển trí tuệ xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, tạo giá trị gia tăng cao cho hoạt động xuất khẩu Một lợi ích nổi bật khác của hoạt động nhượng quyền thương mại là tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp tại nhiều quốc gia
Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế có thể được thấy rõ qua những con số thống kê cụ thể Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers, tại Mỹ năm 2004 có tất cả 767.483 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền, tạo ra 9.797.117 công ăn việc làm, trả lương 229,1 tỷ USD và tạo giá trị sản lượng là 624,6 tỷ USD; chiếm 3,2% tổng số các doanh nghiệp, 7,4% công ăn việc làm, 5% tiền lương trả nhân
của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Anh Quốc (British Franchise Association), tại nước này năm 2006, có tất cả 759 hệ thống nhượng quyền kinh doanh với khoảng 35.000 doanh nghiệp trong đó 92% doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận, cung cấp một số lượng lớn việc làm cho 364.000 lao động, tạo ra doanh thu
12
National Economic Consulting - Practice of PricewaterhouseCoopers (2004), Economic Impact of Franchised
Business, International Franchise Association Educational Foundation, -1-
Trang 21bình quân là 318.000 GBP/doanh nghiệp13 Theo Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association), tại Úc có khoảng 54.000 cửa hàng nhượng quyền, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động; tại Châu Á hoạt động nhượng quyền thương mại tạo doanh thu bình quân hơn 500 tỷ USD mỗi năm; còn tại Châu Âu hiện nay có tổng cộng 4.000
hệ thống nhượng quyền với 167.500 cửa hàng nhượng quyền, doanh thu đạt khoảng
4 Hạn chế của nhượng quyền thương mại
4.1 Hạn chế đối với bên nhượng quyền
Quy trình quản lý phức tạp: Để điều hành một hệ thống nhượng quyền,
chủ thương hiệu phải đầu tư một hệ thống kế toán và giám sát tinh vi nhằm đảm bảo độ chính xác, trung thực trong các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác nhận quyền Chủ thương hiệu cũng cần có kỹ năng động viên, khuyến khích để thuyết phục bên nhận quyền tuân theo mô hình kinh doanh mẫu Bên nhận quyền không phải người làm thuê, mà là chủ cửa hàng nhượng quyền Những người làm thuê nếu không tuân theo chỉ dẫn của ông chủ có thể bị sa thải ngay, nhưng với bên nhận quyền thì lại khác Tất nhiên chủ thương hiệu có thể chấm dứt hợp đồng hợp đồng nhượng quyền trước thời hạn nếu bên nhận quyền không tuân thủ các quy định đã được thoả thuận, nhưng biện pháp mạnh này thường đem lại nhiều bất lợi cho cả hai bên Để thành lập một cửa hàng nhượng quyền bên nhận lẫn bên giao quyền phải đầu tư một khoản tiền và thời gian nhất định cho nên chấm dứt hợp đồng thường chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác
13
Hightlights from the 2006 NatWest/bfa Franchise Survey,
http://whichfranchise.com/feature_template.cfm?FeatureID=72 (truy cập ngày 7/9/2007)
14
Nguyễn Khánh Trung (15/7/2007), Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai,
http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=3148 (truy cập ngày 1/9/2007)
Trang 22Giảm tính linh hoạt trong kinh doanh: Tính linh hoạt trong kinh doanh của
cả hệ thống có thể bị giảm vì các bên nhận quyền thường chậm hơn trong việc phản ứng trước những thay đổi của thị trường Đối với một hệ thống nhượng quyền, giới thiệu một dòng sản phẩm mới để tận dụng tiềm năng của thị trường thường mất nhiều thời gian hơn so với mạng lưới các cửa hàng thuộc cùng một công ty mẹ
Rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu: Thành công của hệ thống
nhượng quyền không dựa vào khả năng xuất sắc của một cửa hàng riêng lẻ nào đó mà dựa vào sự đồng đều về chất lượng của tất cả các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền Chính vì vậy, một bên nhận quyền bất kỳ kinh doanh thất bại có thể gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống và uy tín của thương hiệu
Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai: Một nguy cơ lớn đối với chủ
thương hiệu là khả năng bên nhận quyền có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai sau khi hợp đồng nhượng quyền hết thời hạn
4.2 Hạn chế đối với bên nhận quyền
Thiếu quyền chủ động trong kinh doanh: Có lẽ bất lợi lớn nhất đối với bên
nhận quyền là không được hoàn toàn độc lập trong công việc kinh doanh, mà phải tuân theo những quy trình và giới hạn do chủ thương hiệu quy định sẵn trong hợp đồng nhượng quyền Do vậy bên nhận quyền phải chú ý cân bằng giữa những quy định do chủ thương hiệu đề ra và khả năng tự chủ công việc của mình để có thể kinh doanh đạt hiệu quả
Lợi nhuận bị chia sẻ: Nếu tự mở một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ
được hưởng toàn bộ phần lợi nhuận có được nhưng khi nhận quyền kinh doanh ngoài khoản phí nhượng quyền ban đầu bên nhận quyền còn phải trả một khoản phí thường xuyên cho chủ thương hiệu dựa theo kết quả kinh doanh hàng tháng/quý của mình
Trang 23Hợp đồng nhượng quyền chỉ có một thời hạn nhất định: Một hợp đồng
nhượng quyền luôn có thời hạn và khi đến hạn chủ thương hiệu hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng, khi đó tất cả những công sức và tiền của mà bên nhận quyền đã bỏ ra để quảng cáo củng cố thêm cho thương hiệu đều sẽ thuộc về chủ thương hiệu
Trang 24II PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM
1.1 Sự phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mang tính cách mạng trong ngành kinh doanh lương thực thực phẩm do luồng vốn đầu tư nước ngoài của những tập đoàn chế biến và kinh doanh thực phẩm lớn trên thế giới thâm nhập vào các thị trường đang tăng trưởng Các hoạt động kinh doanh thực phẩm truyền thống đang dần được thay bằng các phương thức kinh doanh hiện đại như: siêu thị, mạng lưới các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tự chọn Bên cạnh
đó, sự tăng lên của mức sống, thu nhập và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, càng thúc đẩy ngành kinh doanh thực phẩm phát triển Theo báo cáo mới nhất vào tháng 6/2007 của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), mức tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu của toàn cầu trong năm nay đã vượt quá 400 tỷ USD, tăng gần 5% so với mức năm ngoái và các chuyên gia của FAO dự đoán đến cuối năm mức tiêu thụ
Sự bùng nổ trong ngành kinh doanh thực phẩm đặc biệt diễn ra mạnh mẽ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương Giáo sư Tom Reardon - Đại học Michigan cho rằng sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại tại Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là hệ thống siêu thị chia ra làm ba làn sóng lớn: làn sóng thứ nhất - Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Philipin; làn sóng thứ hai - Mêhicô, Thái Lan, Indônêsia; làn sóng thứ ba - Pêru, Trung Quốc, Việt Nam Về xu hướng phát triển của siêu thị có 3 xu thế cơ bản: lan toả từ các thành phố lớn, trung tâm đến các đô thị nhỏ, thị trấn; người tiêu thụ từ tầng lớp giàu có đến trung
15
Food and Agriculture Organization of the United Nations (6/2007), Food Outlook 2007, -1-
Trang 25lưu, khá giả và bình thường, các sản phẩm bán trong siêu thị từ sản phẩm chế
quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council), tại Nhật, một quốc gia
có hoạt động nhượng quyền kinh doanh đứng thứ 3 trên thế giới với 1.100 hệ thống nhượng quyền tạo ra gần 150 tỷ doanh thu mỗi năm với mức tăng trưởng 7%/năm thì ngành thực phẩm chiếm đến 40% tổng số hệ thống kinh doanh nhượng quyền và 23% tổng số cửa hàng nhượng quyền; còn tại Singapore năm 2004 có 380 hệ thống kinh doanh nhượng quyền và 5.277 cửa hàng nhượng quyền thì hoạt động kinh doanh nhượng quyền được ứng dụng
16
Phạm Quang Diệu (28/9/2005), Bùng nổ ngành bán lẻ lương thực và thực phẩm vùng Châu Á Thái Bình Dương,
http://www.ipsard.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=516 (truy cập ngày 25/9/2007)
17
National Economic Consulting - Practice of PricewaterhouseCoopers (2004), Economic Impact of Franchised
Business, International Franchise Association Educational Foundation, -4, 5-
Trang 26trong ngành thực phẩm và ăn uống chiếm phần trăm cao nhất so với các
Nguyên nhân khiến ngành thực phẩm được ứng dụng nhiều trong các mô hình nhượng quyền thương mại là do tính chất của ngành có nhiều điểm phù
hợp với phương thức kinh doanh này Thứ nhất, vốn đầu tư cho cửa hàng kinh
doanh thực phẩm không lớn và tốc độ quay vòng vốn nhanh nên dễ dàng thu
hút người nhận quyền Thứ hai, sản phẩm thực phẩm và đồ uống phục vụ nhu
cầu cơ bản của con người nên dễ dàng được chấp nhận ở nhiều quốc gia Bên cạnh đó, vì đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người nên các cửa hiệu kinh doanh thực phẩm có thể mở gần nhau trong một phạm vi nhất định, nhờ đó hệ thống kinh doanh nhượng quyền có thể được nhân rộng một cách nhanh
chóng Thứ ba, thực phẩm là ngành mang đậm yếu tố văn hóa của các vùng,
miền, quốc gia nên các sản phẩm thực phẩm và đồ uống không chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống mà còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết, thưởng thức văn hóa của con người, chính vì vậy nó có nhiều cơ hội để phát triển nhượng quyền hơn
các ngành khác Thứ tư, công thức và bí quyết kinh doanh trong ngành thực phẩm dễ nhượng quyền hơn các ngành khác Thứ năm, khi xã hội càng phát
triển nhu cầu ăn ngon và thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của con người càng cao, điều này càng thúc đẩy hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
1.3 Các tiêu chuẩn cần thiết trong kinh doanh thực phẩm
Thực phẩm và đồ uống là những sản phẩm thông dụng phục vụ nhu cầu cơ bản của con người, tuy nhiên ngành này lại đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe
18
Bộ Công Thương (1/9/2007), Nhượng quyền thương mại và cơ hội phát triển cho ngành thực phẩm của Việt Nam,
http://www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=2822 (truy cập ngày 25/9/2007)
Trang 27Để có thể thành công trong kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp phải đạt được tối thiểu 3 tiêu chuẩn sau:
- Tính đặc sắc: Tính đặc sắc trong kinh doanh thực phẩm chính là sự độc
đáo và phong cách riêng biệt của sản phẩm, dịch vụ Nét độc đáo và riêng biệt này nằm ở hương vị, mùi vị của sản phẩm, cách trang trí, thưởng thức món
ăn, phong cách phục vụ đồ ăn thức uống Tất cả những yếu tố trên tạo nên bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nên được sản phẩm/dịch vụ mà người khác không thể làm được Thực tế cho thấy tất cả những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thực phẩm đều có bí quyết kinh doanh riêng Ví dụ, tại Việt Nam rất nhiều người có thể nấu được phở nhưng chỉ duy nhất Phở 24 có bí quyết tạo nồi nước dùng thích hợp với khẩu
vị của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Hay nhắc đến món gà rán là người ta nhắc đến KFC vì hãng này có thứ gia vị truyền thống tạo nên món ăn rất đặc trưng
- Tính vệ sinh an toàn: Thực phẩm là một mặt hàng rất nhạy cảm, không chỉ
đáp ứng nhu cầu ăn uống và khẩu vị của con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng Vì vậy yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh thực phẩm Một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành công của McDonald’s nằm ở một từ duy nhất “Clean - Vệ sinh” và khẩu hiệu của hãng là “Clean as you go” Ngoài ra, McDonald’s luôn cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ về thành phần dinh dưỡng của từng món ăn thông qua những tờ giới thiệu đặt tại mỗi cửa hàng
- Tính chuyên nghiệp: Tính chuyên nghiệp thể hiện ở sự đồng bộ và nhất
quán trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ Đây là yếu tố tạo nên sự tin tưởng
và an tâm cho khách hàng Lý do nào khiến khách hàng lại lựa chọn McDonald’s khi muốn thưởng thức hamburger và lựa chọn KFC khi muốn ăn món gà rán? Có phải chỉ vì hai hãng này có bí quyết chế biến món ăn ngon
Trang 28nhất mà không ai sánh nổi? Trên thực tế, sở dĩ McDonald’s và KFC chiếm được cảm tình của khách hàng là do khách hàng được hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mỗi khi đến với McDonald’s và KFC Nếu khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của McDonald’s hay KFC thì một tuần sau, một tháng sau, hay bất cứ khi nào và dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới khi trở lại họ sẽ vẫn có cảm giác hài lòng như lần trước
2 Quy trình nhƣợng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
2.1 Chuẩn bị nhượng quyền
2.1.1 Xây dựng một hệ thống chuẩn
Sự thống nhất về chất lượng và tiêu chuẩn là yếu tố then chốt quyết định
sự thành bại của một hệ thống nhượng quyền Sự yếu kém về chất lượng của một cửa hàng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của toàn bộ hệ thống Chính vì vậy, chủ thương hiệu muốn phát triển mô hình nhượng quyền trước hết cần phải thiết lập được một hệ thống chuẩn Một hệ thống chuẩn là một hệ thống
có sự ổn định và đồng đều về chất lượng, nói cách khác một hệ thống chuẩn phải đảm bảo được tính đồng bộ Để xây dựng một hệ thống chuẩn chủ thương hiệu phải thiết lập các tiêu chí đảm bảo tính đồng bộ cho hệ thống Các tiêu chí đó bao gồm:
- Cách trang trí, bài trí cửa hàng: bao gồm cấu trúc cửa hàng, màu sắc chủ
đạo, bảng hiệu, bảng quảng cáo và các vật dụng trang trí bên trong cửa hàng, làm sao để khách hàng ngay từ ấn tượng đầu tiên có thể nhận thấy tính đồng
bộ của hệ thống
- Sản phẩm và dịch vụ: các cửa hàng trong cùng một hệ thống nhượng
quyền phải cung cấp những sản phẩm dịch vụ giống nhau với chất lượng đồng đều Tùy nhu cầu đặc thù của từng địa phương một số sản phẩm dịch vụ phụ
Trang 29có thể được bổ sung, tuy nhiên phương thức kinh doanh chủ đạo của hệ thống phải được giữ nguyên
- Chương trình quảng bá và khuyến mãi: có tính đồng bộ trong cả một khu
vực hay quốc gia để khách hàng dù ở bất cứ đâu cũng có thể hài lòng vì nhận được chương trình khuyến mãi như nhau
- Đồng phục nhân viên: có in tên và biểu tượng của thương hiệu là yếu tố
quan trọng làm nên tính đồng bộ, tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp, mang lại cảm giác an toàn và tin tưởng cho khách hàng
- Các ấn phẩm: trên các ấn phẩm của doanh nghiệp như: danh thiếp,
phong bì, hóa đơn, thư từ, dụng cụ phục vụ, tờ rơi, sách giới thiệu về doanh nghiệp… phải có tên hiệu, biểu tượng và màu sắc của thương hiệu
Các tiêu chuẩn mang tính đồng bộ của cả hệ thống cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt Trường hợp McDonald’s, hãng này áp đặt và giám sát
vô cùng chặt chẽ đối với các tiêu chuẩn đồng bộ, thậm chí nhiều người cho rằng đường lối kinh doanh nhượng quyền của McDonald’s là xen vào việc điều hành nhà hàng của bên nhận quyền quá chi tiết Tuy nhiên, cũng không
ai phủ nhận rằng cách điều hành của McDonald’s đã và đang đem lại thành công to lớn cho hãng này Thật vậy, trung bình cứ mỗi 3 tiếng đồng hồ có một nhà hàng McDonald’s ra đời tại một trong số 120 quốc gia mà McDonald’s có chi nhánh, trong số hơn 30.000 nhà hàng trên khắp thế giới McDonald’s chỉ trực tiếp điều hành khoảng 15%, còn lại 85% được điều hành bởi 4.500 đối tác nhận quyền và theo bảng xếp hạng 200 hệ thống nhượng quyền hàng đầu thế giới của tạp chí The Franchise Times 2004 thì McDonald’s đứng thứ nhất
19
Lý Quí Trung (2006), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, -104-, Tp Hồ Chí Minh
Trang 302.1.2 Bảo hộ tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ bao gồm: tên nhãn hiệu, màu sắc, biểu tượng, khẩu hiệu, âm thanh đặc biệt (nếu có), tên miền, công nghệ, bí mật kinh doanh, bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh mới, công thức chế biến Đây là những tài sản quý giá nhất đối với một hệ thống nhượng quyền Chính vì vậy, trước khi nhượng quyền, chủ thương hiệu cần phải đăng ký bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình, nếu không quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có thể bị chiếm dụng hoặc tự do khai thác Tùy vào tiềm lực tài chính và chiến lược kinh doanh, chủ thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu tại tất cả các thị trường tiềm năng hoặc một số thị trường quan trọng trước
2.1.3 Xây dựng đội ngũ nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mọi tổ chức, trong một hệ thống nhượng quyền yếu tố con người càng quan trọng hơn bao giờ hết Một đội ngũ nhân lực chủ chốt có năng lực và kiến thức chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực nhượng quyền sẽ giúp kiểm soát hệ thống một cách chặt chẽ ngay từ đầu, tạo cơ sở vững chắc để phát triển cả một hệ thống qui
mô sau này Vì vậy trong giai đoạn chuẩn bị nhượng quyền, doanh nghiệp cần phải kiểm tra, rà soát lại nhân sự của mình đặc biệt là các bộ phận quản trị, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo và hành chính nhân sự Nếu thiếu nhân lực doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm nhân viên, tốt nhất là tuyển được một số nhân viên
có năng lực và kinh nghiệm từng làm việc cho các hệ thống nhượng quyền Nếu nhân lực thiếu kiến thức kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp phải có ngay kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên bằng cách cử đi học những khóa ngắn hạn, đào tạo tại chỗ hay cử đi đào tạo tại nước ngoài
2.1.4 Xây dựng cẩm nang hoạt động
Trang 31Cẩm nang hoạt động (operations manuals) là một tài liệu trong đó bao gồm những hướng dẫn chi tiết về cách thức điều hành, hoạt động hàng ngày cho từng khâu, từng bộ phận của hệ thống nhượng quyền Tài liệu này là một công cụ đào tạo và quản lý rất hiệu quả đối với hệ thống nhượng quyền, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian để hướng dẫn đào tạo những người nhận quyền mới Cẩm nang hoạt động hướng dẫn bên nhận quyền vận hành cửa hàng nhượng quyền theo đúng các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn giúp chủ thương hiệu dễ dàng kiểm tra, đánh giá hoạt động của các khâu và bộ phận trong chuỗi nhượng quyền
Cẩm nang hoạt động thường có các mục chính sau: hướng dẫn trước khi khai trương (gồm tất cả những gì mà một người mua nhượng quyền mới chưa
có kinh nghiệm cần biết để có thể nhanh chóng tiến hành kinh doanh); hướng dẫn quy trình hàng ngày (gồm chi tiết những gì bên nhận quyền cần làm, làm như thế nào và làm khi nào để có thể kinh doanh thành công); quy định về quảng cáo và bán hàng; quy định về kế toán và sổ sách; quy định về đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên, quy định về chế biến sản phẩm
2.1.5 Xây dựng chương trình đào tạo
Đào tạo và huấn luyện đối tác nhận quyền là nội dung không thể thiếu được trong các hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Một chương trình đào tạo hiệu quả sẽ giúp bên nhận quyền dễ dàng hơn trong việc kinh doanh độc lập Chương trình đào tạo được chia làm 2 giai đoạn: chương trình đào tạo lúc thành lập cửa hàng ban đầu (pre-opening training) và chương trình đào tạo thường xuyên khi cửa hàng nhượng quyền đã đi vào hoạt động ổn định (on-going training) Khi thiết kế chương trình đào tạo, bên nhượng quyền cần phải xem xét kỹ lưỡng chi phí đào tạo, hình thức - nội dung - quy trình đào tạo, thời gian - địa điểm đào tạo
Trang 32Để có thể đảm bảo tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống trên toàn cầu, McDonald’s đã xây dựng một quy trình đào tạo nhân viên rất qui mô và bài bản Bên cạnh các trung tâm huấn luyện tại từng khu vực, địa phương, năm
1961 công ty thành lập trường Đại Học Hamburger (Hamburger University) tại Oak Brook, Illinois, Mỹ, để tập trung đào tạo nhân viên trên toàn cầu, ngoài ra công ty còn thành lập 10 trung tâm đào tạo quốc tế tại các quốc gia như Anh, Úc, Nhật, Đức… Nguyên tắc kinh doanh cốt lõi của McDonald’s là
“chất lượng (quality) - dịch vụ (service) - vệ sinh (cleanness)” được lấy làm định hướng cho tất cả các chương trình đào tạo của hãng này Các đối tác mua nhượng quyền của McDonald’s đều phải trải qua một khoá đào tạo “full-time” kéo dài 9 tháng và miễn phí trước khi có thể trực tiếp điều hành cửa hàng Đầu tiên họ được dạy các kỹ năng sơ đẳng về nhà hàng như nấu nướng, phục vụ, lau dọn, tiếp theo là các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, làm việc nhóm,
và giải quyết khiếu nại của khách hàng Cuối cùng họ được đào tạo kỹ năng kiểm soát hàng tồn kho và đơn đặt hàng, tuyển dụng nhân viên, cân đối sổ sách Đối với nhân viên làm việc trong các nhà hàng, họ được đào tạo cả ngoài công việc (off-the-job training) lẫn trong công việc (on-the-job training) Mỗi cửa hàng McDonald’s đều được trang bị một đầu máy video và một phòng học Lần lượt tài liệu và băng video hướng dẫn về các thao tác vận hành cửa hàng sẽ được cung cấp cho nhân viên Sau đó nhân viên sẽ được đào tạo thực tế, trải qua lần lượt 25 công việc trong cửa hàng dưới sự giám sát của đội ngũ huấn luyện như làm việc tại quầy thu tiền, làm việc ở khu vực nướng
đồ ăn… Công ty áp dụng quy tắc đào tạo 3/30 ngày, nghĩa là một nhân viên phải thành thạo 3 công việc mỗi tháng cho đến khi nắm chắc được cả 25 công việc
2.2 Thực hiện nhượng quyền
2.2.1 Xây dựng hợp đồng nhượng quyền
Trang 33Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là một văn bản pháp lý quan trọng quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh Hợp đồng này do bên nhượng quyền soạn thảo và được thỏa thuận giữa các bên Để phát triển hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu phải xây dựng được một hợp đồng nhượng quyền vững mạnh, theo đó chủ thương hiệu có đủ quyền hạn pháp lý cần thiết để yêu cầu bên mua nhượng quyền tuân thủ các chuẩn mực đồng bộ của hệ thống Chính vì vậy, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh nên được soạn thảo trên nguyên tắc nghiêng về phía chủ thương hiệu để có thể đảm bảo tính ổn định và đồng bộ của cả hệ thống
Về hình thức hợp đồng, tuỳ theo hình thức nhượng quyền sẽ có các loại hợp đồng nhượng quyền tương ứng như: hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ, hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực, hợp đồng nhượng quyền độc quyền
Về nội dung hợp đồng, không có một khuôn mẫu nào cho hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, tùy vào đặc thù kinh doanh, nét đặc trưng của doanh nghiệp cũng như loại hình nhượng quyền mà chi tiết của từng hợp đồng khác nhau Song về cơ bản khi xây dựng hợp đồng nhượng quyền, chủ thương hiệu phải lưu ý đến các điều khoản chính sau:
- Sở hữu trí tuệ: liệt kê cụ thể những tài sản trí tuệ mà chủ thương hiệu cấp
phép cho bên nhận quyền sử dụng; xác nhận từ phía bên nhận quyền rằng chủ thương hiệu sẽ là chủ sở hữu của bất kỳ tài sản trí tuệ nào của hệ thống nhượng quyền
- Vị trí nhượng quyền: chỉ rõ những khu vực, vùng, miền độc quyền nào
được nhượng cho bên nhận quyền
- Phí nhượng quyền và các khoản phí khác: nêu rõ các loại phí bắt buộc
bao gồm phí ban đầu và phí hàng tháng; cơ sở để tính phí và các điều khoản thanh toán như: phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, tiền phạt thanh toán chậm
Trang 34- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhượng quyền: trong đó nêu rõ những
dịch vụ bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền như: đào tạo, hỗ trợ vận hành, quảng cáo tiếp thị
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận quyền: trong đó nêu rõ trách nhiệm
của bên nhận quyền như: tham gia các khoán đào tạo, điều hành kinh doanh, lập và nộp các báo cáo đầy đủ hợp lệ
- Tiêu chuẩn đối với hàng hóa và dịch vụ do cửa hàng nhượng quyền cung
cấp: gồm các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp; cách thức
trưng bày hàng hóa, sản phẩm tại cửa hàng nhượng quyền; việc lựa chọn các nhà cung cấp
- Tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của cửa hàng: bao gồm các tiêu
chí chung để đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn của một cửa hàng nhượng quyền như: mức doanh số tối thiểu cần phải đạt, tốc độ phát triển…
- Bảo mật: yêu cầu bên nhận quyền không được phép tiết lộ bất kỳ thông
tin gì liên quan đến hoạt động kinh doanh, bí mật kinh doanh, các hạng mục quan trọng như: cẩm nang hoạt động, danh sách khách hàng, nội dung hợp đồng cho bất kỳ bên thứ ba nào dù hợp đồng còn hiệu lực hay đã kết thúc
- Thời hạn hợp đồng: điều khoản này xác định rõ thời hạn của hợp đồng,
bên nhượng quyền có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay không, bên nhận quyền có quyền được gia hạn hợp đồng hay không
- Gia hạn, chấm dứt và chuyển nhượng hợp đồng: nêu rõ điều kiện gia
hạn, chấm dứt hoặc chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp gia hạn, chấm dứt hoặc chuyển nhượng hợp đồng
2.2.2 Nhân rộng hệ thống nhượng quyền
Xây dựng chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh là một khâu quan trọng trong quy trình phát triển hệ thống nhượng quyền Mở rộng một hệ thống nhượng quyền không chỉ là tăng số lượng các cửa hàng nhượng quyền mà còn
Trang 35tăng qui mô các cửa hàng, không chỉ là mở rộng hệ thống ra các tỉnh thành trong nước mà còn đẩy mạnh nhượng quyền ra nước ngoài Việc này đòi hỏi nhiều nguồn lực nên trước khi tiến hành mở rộng, chủ thương hiệu phải đảm bảo chắc chắn về tính hiệu quả của các cơ sở nhượng quyền hiện có cũng như đảm bảo về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nhân lực và các chương trình đào tạo cho các bên nhận quyền tương lai Sau khi đã đảm bảo về nguồn lực, chủ thương hiệu mới bắt tay vào xây dựng chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh Việc xây dựng chiến lược mở rộng hệ thống nhượng quyền thực chất
là trả lời 3 câu hỏi: Nên nhượng quyền cho ai? Tìm đối tác mua nhượng quyền ở đâu? Cần có những điều chỉnh gì để phù hợp với điều kiện địa phương của bên nhận quyền?
- Về việc nhượng quyền cho ai, đối tác mua nhượng quyền trước hết phải
có đủ khả năng tài chính, sau đến phải có khả năng quản trị và tâm huyết với
mô hình nhượng quyền Đặc thù của ngành kinh doanh thực phẩm, nhà hàng
ăn uống không nhất thiết đòi hỏi bên nhận quyền phải có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, thậm chí một người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm lại càng dễ dàng hơn cho chủ thương hiệu trong việc huấn luận, đào tạo Điều này đã được chứng minh tại nhiều hệ thống nhượng quyền lớn trên thế giới
Ví dụ, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s và Domino’s, không cần quan tâm đối tác mua nhượng quyền có kinh nghiệm hay không, vẫn đòi hỏi ứng cử viên mua nhượng quyền phải tham gia chương trình thử nghiệm làm việc thực tế trong nhà hàng như một nhân viên bình thường trong một thời gian nhất định trước khi quyết định bán nhượng quyền
- Về việc tìm kiếm đối tác mua nhượng quyền, chủ thương hiệu có thể chủ
động lựa chọn nhiều phương thức khác nhau tuỳ theo nguồn lực tài chính và mục tiêu mở rộng thị trường của mình Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và nhu cầu mở rộng trên quy mô lớn thì nên có chiến lược giới thiệu, quảng bá một cách bài bài bằng cách: tham gia các hội chợ triển lãm
Trang 36quốc tế về nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm; quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện truyền thông tại quốc gia mà doanh nghiệp muốn nhượng quyền; hoặc thuê hẳn một công ty tư vấn nhượng quyền để tư vấn cho việc tìm đối tác tin cậy và những vấn đề liên quan đến luật pháp nước
sở tại Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể quảng cáo qua mạng hoặc các trang thông tin điện tử (websites) về nhượng quyền thương mại; tham khảo các tạp chí chuyên đề về nhượng quyền; tham khảo sổ niêm giám nhượng quyền của các nước
- Về vấn đề địa phương, để tránh mắc phải những thất bại đáng tiếc do sự
khác biệt về văn hoá, phong tục và luật pháp, trước khi mở rộng mô hình kinh doanh ra nước ngoài, chủ thương hiệu cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ các yếu tố địa phương như: tình hình kinh tế chính trị, văn hoá, pháp luật, các nguồn cung cấp hàng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý Chẳng hạn như McDonald’s phải thêm vào thực đơn truyền thống của mình món cơm khi kinh doanh tại thị trường Indonesia, bổ sung món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Arab là “McMaharadscha", hay "McFalafel" tại thị trường các nước đạo Hồi, thay Hamburger thịt bò bằng Hamburger kẹp thịt gà rán tại thị trường Ấn Độ, nơi người dân không ăn thịt bò Chuỗi Phở 24 của thành phố
Hồ Chí Minh khi mở rộng ra thị trường Hà Nội phải bổ sung thực đơn món quẩy chiên vì người Hà Nội có thói quen thưởng thức phở kèm với quẩy Hay khi bán nhượng quyền tại thị trường Singapore, chủ thương hiệu cần cân nhắc đến chi phí thuê mặt bằng và nhân công rất cao tại nước này để tính phí nhượng quyền phù hợp, nếu áp dụng phí nhượng quyền giống tại các quốc gia khác thì xác suất thành công cho người mua nhượng quyền tại Singapore sẽ rất thấp
2.3 Duy trì và phát triển hệ thống
2.2.3 Hỗ trợ các bên nhận quyền
Trang 37Sau khi có được một hệ thống nhượng quyền kinh doanh, để duy trì và phát triển hệ thống đó, chủ thương hiệu phải không ngừng xúc tiến hoạt động
hỗ trợ các bên nhận quyền Có hai hình thức hỗ trợ phổ biến: hình thức thứ nhất là chủ thương hiệu cử đại diện chuyên môn thường xuyên xuống tận cửa hàng để thăm hỏi và hỗ trợ kịp thời; hình thức thứ hai là cử một đại diện thường trú đóng tại khu vực địa phương để các bên nhận quyền có thể tìm đến bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ
2.2.4 Quản lý chất lượng của toàn bộ hệ thống nhượng quyền
Xây dựng được một hệ thống nhượng quyền đã khó thì duy trì chất lượng của hệ thống càng khó hơn Để đảm bảo chất lượng cho hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu phải thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ các bên nhận quyền, liên tục giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn đồng bộ của các cửa hàng nhượng quyền Mỗi sự sai phạm dù nhỏ nhất cũng phải được sửa chữa kịp thời để tránh việc ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu Đặc biệt, đối với ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chủ thương hiệu còn phải chú ý đến việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hoá mùi vị, bao bì mẫu mã, bổ sung chất dinh dưỡng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 383 Quy trình nhận quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
3.1 Chuẩn bị mua nhượng quyền
3.1.1 Tìm hiểu pháp luật về nhượng quyền thương mại
Trước khi tham gia vào hoạt động nhận quyền kinh doanh, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản về nhượng quyền kinh doanh Nhìn chung, luật nhượng quyền thương mại của các nước hay nghiêng về phía người mua nhượng quyền, bảo vệ quyền lợi của người mua Trong các luật liên quan đến nhượng quyền thương mại, người mua nhượng quyền cần quan tâm nhất đến quy định về tài liệu mà chủ thương hiệu phải cung cấp cho người mua Tài liệu này có thuật ngữ chuyên môn là
“uniform franchise offering circular”, viết tắt là UFOC, dịch sang tiếng Việt
là “ bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại”, trong đó chứa đựng đầy đủ
thông tin về chủ thương hiệu và hệ thống nhượng quyền Luật của các nước đều quy định người mua nhượng quyền phải nhận được tài liệu UFOC trong một thời gian quy định để nghiên cứu trước khi quyết định ký hợp đồng nhượng quyền
Thông thường, một tài liệu UFOC thường chứa đựng các hạng mục thông tin chính sau: lịch sử doanh nghiệp bán nhượng quyền; kinh nghiệm và tiểu sử của ban lãnh đạo doanh nghiệp; tình trạng kiện tụng, tranh chấp hiện tại và trong quá khứ của bên nhượng quyền; phí nhượng quyền ban đầu và các khoản phí khác; vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng nhượng quyền; tiêu chuẩn đối với chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nguồn cung cấp hàng; trách nhiệm của bên nhượng quyền; hỗ trợ tài chính từ phía bên nhượng quyền; trách nhiệm của các bên nhận quyền; thông tin về các nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại mà chủ thương hiệu sở hữu; thông tin về các bằng sáng chế, bản quyền mà bên nhận quyền được phép sử dụng; giới hạn về sản phẩm, dịch vụ mà bên nhận quyền được phép bán; các quy định về gia hạn, chấm dứt, chuyển giao và tranh
Trang 39chấp trong hợp đồng nhượng quyền; mức lợi nhuận mà bên nhận quyền có thể thu được từ hoạt động kinh doanh; danh sách các cửa hàng nhượng quyền thuộc
hệ thống; báo cáo tài chính của hệ thống nhượng quyền trong 3 năm gần nhất; nội dung các hợp đồng mà bên nhận quyền phải ký
3.1.2 Xúc tiến tìm kiếm đối tác nhượng quyền
Để tận dụng tối đa cơ hội nhận quyền từ các đối tác bán nhượng quyền trong và ngoài nước, doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm đối tác nhượng quyền Tuỳ theo tiềm lực tài chính và nhu cầu của mình, bên nhận quyền có thể lựa chọn những cách thức tìm kiếm đối tác khác nhau giống như các chủ thương hiệu trong quy trình nhượng quyền: có thể thông qua công ty
tư vấn; tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại; tham khảo sổ niên giám nhượng quyền của các nước; hay tìm thông tin tại các trang thông tin điện tử và tài liệu in ấn chuyên ngành
3.2 Thực hiện mua nhượng quyền
3.2.1 Điều tra, đánh giá hệ thống nhượng quyền
Việc điều tra, đánh giá hệ thống nhượng quyền trước khi quyết định chọn mua nhượng quyền là vô cùng cần thiết Ba tiêu chí quan trọng hàng đầu để
bên mua nhượng quyền đánh giá một hệ thống nhượng quyền là: (1) Uy tín
của hệ thống: xem xét uy tín của thương hiệu trên thị trường, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, tính đồng bộ của hệ thống (2) Tính ổn định về mặt tài chính
của hệ thống: tìm hiểu mức độ thành công, doanh số và lợi nhuận của các cửa
hàng nhượng quyền trong hệ thống, ngoài ra phải tìm hiểu kỹ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền trong một
vài năm gần đây (3) Khả năng kinh doanh có lãi khi nhận quyền: nếu hệ
thống đã có quá nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực địa lý, nguồn khách hàng sẽ bị chia sẻ và doanh thu của các cửa hàng mới ra nhập hệ thống sẽ thấp hơn doanh thu của các cửa hàng đã mở từ trước Bên cạnh đó, các yếu tố
Trang 40địa phương như: pháp luật, văn hoá, phong tục, tập quán, thị hiếu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền
Những thông tin cần thiết để đánh giá hệ thống nhượng quyền có thể được tìm thấy trong tài liệu UFOC Sau đó, người mua nhượng quyền có thể gặp gỡ trực tiếp chủ thương hiệu, đến thăm quan trụ sở chính của doanh nghiệp nhượng quyền, làm quen với một vài chủ cửa hàng nhượng quyền đang kinh doanh để tìm hiểu sâu hơn
3.2.2 Ký hợp đồng mua nhượng quyền
Sau khi đã tìm hiểu kỹ hệ thống nhượng quyền, người mua nhượng quyền bắt đầu xem xét việc ký hợp đồng Trước khi đặt bút ký hợp đồng, người mua phải đánh giá cẩn thận từng điều khoản của hợp đồng Người mua cũng cần lưu ý rằng hợp đồng nhượng quyền do phía người bán soạn thảo nên luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu, do đó tốt nhất người mua nên thông qua một văn phòng luật sư để được tư vấn, hỗ trợ đàm phán các điều khoản trong hợp đồng trước khi quyết định ký
3.3 Triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền
3.3.1 Xây dựng cửa hàng
Ngay sau khi hợp đồng nhượng quyền được ký kết, bên nhận quyền có thể bắt tay vào việc triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền và khâu đầu tiên phải làm là xây dựng cửa hàng Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống và bán lẻ thực phẩm, khi xây dựng cửa hàng yếu tố quan trọng hàng đầu
là vị trí mặt bằng Nếu chọn sai vị trí thì dù thương hiệu có nổi tiếng đến đâu vẫn nắm chắc phần thất bại Nhiều nhà hàng rất đẹp, đồ ăn ngon, giá phải chăng nhưng vẫn vắng khách do nằm trên con đường quá ít người qua lại, không có chỗ đỗ xe
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống và bán lẻ thực phẩm, một vị
trí mặt bằng lý tưởng phải thoả mãn ba tiêu chí sau: (1) Dễ tìm, dễ thấy: cửa