Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoánTTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, traođổi
Trang 1CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN (TTCK) 3
1.1 Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán 3
1.2 Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán 4
1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 4
1.2.2 Bản chất của thị trường chứng khoán 4
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán: 4
1.2.4 Vai trò của thị trường chứng khoán 5
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 11
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam 11
2.1.1 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2005 11
2.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2008 11
2.1.3 Diễn biến thị trường chứng khoán 2009 13
2.1.4 Diễn biến thị trường chứng khoán 2010 13
2.1.5 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011 14
2.2 Nguyên nhân sụt giảm của thị trường chứng khoán 2011 16
2.2.1 Kinh tế thế giới 16
2.2.2 Kinh tế trong nước: 17
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 21
3.1 Chủ trương vực dậy thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới: 21 3.2 Một số giải pháp kiện toàn thị trường chứng khoán Việt Nam 23
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại năm 2011 với chỉ số VN-Index ởmốc 351,55điểm, giảm 27,46%; HNX-Index đóng cửa ở mốc 58,74 điểm, giảm 48,6%,xuống mức thấp nhất trong lịch sử Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn xuất phát từnhiều khía cạnh như ảnh hưởng của bối cảnh khó khăn chung của kinh tế trong, ngoàinước hay do chính từ những vấn đề nội tại, bất cập của thị trường chứng khoán ViệtNam nhưng với quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước thì thị trường chứngkhoán vẫn được xem là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tếnước ta Do đó, nhiệm vụ cần phải đề ra trong thời gian tới là vực dậy, tiếp tục thúcđẩy phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam
Tiếp cận vấn đề từ việc đánh giá thực trạng của thị trường chứng khoán ViệtNam hiện nay, qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm vực dậy và phát triển thịtrường chứng khoán trong thời gian tới, đề tài của nhóm được phân chia như sau:
− Phần 1: Lý thuyết về thị trường chứng khoán;
− Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay;
− Phần 3: Các giải pháp kiện toàn thị trường chứng khoán Việt Nam trongthời gian tới
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN (TTCK)
1.1 Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên vàtrở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư,người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trựctiếp trên cơ sở quen biết Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thìhình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được Vậycần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chínhcủa nhau – đó là thị trường tài chính
Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vàotiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế Căn cứ vào thời gian luân chuyểnvốn, thị trường tài chính bao gồm:
− Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dướimột năm
− Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn.Tóm lại: ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhucầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu vềvốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao Chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời
để đáp ứng các nhu cầu này Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngânhàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp,Chính phủ và doanh nghiệp còn huy độngvốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán Khi một bộ phận các chứng khoán cógiá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đâychính là sự ra đời của thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của thịtrường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại
Trang 41.2 Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán 1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán
TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, traođổi chứng khoán, các giấy ghi nợ trung và dài hạn (thường từ một năm trở lên) nhằmmục đích kiếm lời
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là mộtthị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra các hoạt động mua báncác loại chứng khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán vàmua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán Chứng khoán là chứng thư hoặc búttoán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu và có thể muabán, chuyển nhượng trên thị trường
1.2.2 Bản chất của thị trường chứng khoán
Bản chất của TTCK là nơi phân phối lại các nguồn vốn tiết kiệm từ chủ thểthặng dư vốn sang chủ thể thiếu vốn Là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung cầucủa vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốnhay giá cả của vốn đầu tư TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất vàlưu thông hàng hóa
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán:
Bất cứ một TTCK nào của bất cứ nước nào, dù mới thành lập hay đã phát triển,đều cấu thành bởi hai bộ phận thị trường có tổ chức khác nhau:
- Thị trường sơ cấp (primary market) là giai đoạn khởi đầu của TTCK.Đây là nơi mua bán những chứng khoán mới phát hành Vì vậy, trong thực tế thịtrường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành chứng khoán Nguồn vốn chủ yếucủa thị trường này là nguồn tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tàichính Như vậy thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của TTCK đó làchức năng kinh tế: mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa nguồntiết kiệm vào công cuộc đầu tư Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hóa cho thịtrường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Thị trường thứ cấp (secondary market) còn được gọi là thị trường cấphai, là nơi giao dịch mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ
Trang 5cấp và là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.Những chứng khoán giao dịch ở đây có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cảcao thấp khác nhau Vì vậy trong thực tế, thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trườnggiao dịch luân chuyển chứng khoán, là nơi chủ yếu tạo điều kiện trao đổi chứng khoán
“cũ”, mà chủ sở hữu của chúng lúc này nhà đầu tư, chứ không phải là của công ty pháthành, càng không phải của Sở giao dịch Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng:tạo dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, lấy ngân quỹ, tức là tạocho các công cụtài chính tăng cao tính thanh khoản; kiếm lời từ việc nắm giữ chứngkhoán; xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoànhảo); giá hợp lý trên thị trường thứ cấp ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trênthị trường sơ cấp
1.2.4 Vai trò của thị trường chứng khoán
TTCK có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiệnthu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả hơn và lành mạnh hơn TTCK là hình thức huy động vốn mà không gâyảnh hưởng đến lạm phát và thực thi chính sách tiền tệ, là công cụ đánh giá hoạt độngkinh doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế
1.3 Phân loại thị trường chứng khoán:
1.3.1 Căn cứ về phương diện pháp lý
Theo căn cứ về phương diện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia làm cácloại sau:
- Thị trường sàn giao dịch hay Sở giao dịch hoặc thị trường niêm yết tậptrung: thị trường sàn giao dịch là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểmgiao dịch cố định Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giaodịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diệnngười mua và đại diện người bán Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnhtranh và sẽ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư
- Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC: đúng như tên gọi, thị trườngphi tập trung được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thịtrường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh
Trang 6tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợgiúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin Việc giaodịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và internet với sự trợ giúp của cácthiết bị đầu cuối Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giao dịch hơn thị trườngsàn giao dịch Tuy nhiên, chứng khoán giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩnmực và được phép giao dịch đại chúng Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai tròbán ra các chứng khoán phát hành mới, do công ty chào bán lần đầu.
- Thị trường thứ ba: đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêmyết tại Sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC Ở Mỹ thị trường này được lập ra do yêucầu của các nhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứngkhoán niêm yết thông qua thương lượng Các thương vụ được thu xếp bởi các công tychứng khoán là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và đượcphép mua bán lô lớn chứng khoán niêm yết
- Thị trường thứ tư: để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyênnghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức của mình, các thịtrường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “INSTINET” phục vụ cho việcgiao dịch các khối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau Cả loại niêm yết trên sànhoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch Các tổ chức tham gia vào mạngnày thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí
và nhiều tổ chức khác tùy theo quy định
1.3.2 Căn cứ vào địa điểm phát hành
Theo căn cứ vào địa điểm phát hành, thị trường chứng khoán được chia làm hailoại:
- TTCK chính thức – Sở giao dịch chứng khoán còn gọi là TTCK tậptrung như đã trình bày ởtrên
- TTCK phi chính thức gồm có 2 loại: một là TTCK bán tập trung, một làthị trường thứ ba cũngđã trình bày ở trên
1.3.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch
Theo căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia làm
2 loại:
Trang 7- Thị trường giao ngay: còn gọi là thị trường thời điểm, có nghĩa là thịtrường giao dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó Còn việc thanh toán và giao hoán
sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày tùy theo mỗi TTCK quy định riêng số ngày này
- Thị trường tương lai: là thị trường mua bán chứng khoán theo những hợpđồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán vàgiao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định ở tương lai (có thể là 1 tháng, 6 thánghay 1 năm…)
1.3.4 Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán
Theo căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứngkhoán, thị trường chứng khoán chia làm 3 loại:
- Thị trường cổ phiếu: giao dịch mua bán những cổ phiếu thường vànhững cổ phiếu ưu đãi
- Thị trường trái phiếu: giao dịch mua bán trái phiếu dài hạn kho bạc, tráiphiếu đô thị, công trái nhà nước, trái phiếu công ty, trái phiếu cầm cố
- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: giao dịch mua bánnhững hợp đồng vềquyền lựa chọn, những giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu…
1.4 Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau:nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán
1.4.1 Chủ thể phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK Chủ thểphát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của TTCK Chủ thể pháthành gồm có:
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếuChính phủ và trái phiếu địa phương, trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm nguồn tài trợcho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y
tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách;
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty;
Trang 8- Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như cáctrái phiếu, chứng chỉthụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.
− Các nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế tài chính thường xuyên muabán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Một số nhà đầu tư chuyên nghiệptrên thị trường là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty đầu tư,các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ…
1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động theo quy định củaPháp luật hoạt động trên TTCK Tùy theo số vốn điều lệ và nội dung trong đăng kýkinh doanh mà công ty chứngkhoán có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán như: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư,bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán
- Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại cóthể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận qua việc đầu tư vào chứngkhoán Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyêndoanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư, …
1.4.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần thiết phải có một cơ quan bảo
vệ lợi ích của các nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách thông suốtcũng như việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chính làviệc cần thiết phải có một cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên Ở Việt Nam có Ủy banchứng khoán nhà nước thuộc Bộ Tài Chính
- Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc vậnhành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ
Trang 9cho các họat động giao dịch trên Sở giao dịch Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hànhnhững quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch phù hợp với quyđịnh của Pháp luật.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một tổ chức tự quản vàthường thực hiện một số chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinhdoanh chứng khoán, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở củaPháp luật về chứng khoán, điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viêntrong thẩm quyền, hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác để giải quyếtcác vấn đề có liên quan đến hoạt động chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưugiữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịchchứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty chuyên cung cấp dịch
vụ đánh giá năng lực thanh toán vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điềukhoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể Các mức hệ
số tín nhiệm vì thế thường gắn với một đợt phát hành cụ thể chứ không phải cho côngty
Ngoài ra, chủ thể hoạt đông trên TTCK còn có các công ty dịch vụ máy tínhchứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán…
1 5 Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
1.5.1 Nguyên tắc trung gian
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiệnthông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới Các nhà môi giới thực hiệngiao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng Ngoài ra, nhà môi giới còn cóthể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trongviệc đầu tư
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận vớinhau để mua bán chứng khoán Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình đểđặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh
1.5.2 Nguyên tắc đấu giá
Trang 10Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua vàcác lệnh bán Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vàoviệc xác định giá này Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động:
− Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch vàtrực tiếp đấu giá
− Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhậpvào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán Hệ thống máy chủ này sẽ xácđịnh mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất
1.5.3 Nguyên tắc công khai:
Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai Sở giao dịchchứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường Các tổchức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công
ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc,người quản lý, cổ đông đa số Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch,thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào TTCK
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hìnhthành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch Do đó, ở hầu hếtcác nước trên thế giới hiệnnay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duynhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông quacác phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư).Một số nướckhác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng vớinhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối với các nước phát triển, các chỉ báo của TTCK được xem như là một công
cụ phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và khá chính xác nhất Chính
vì vậy, TTCK luôn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế.TTCK Việt Nam trảiqua hơn 10 năm xây dựng và phát triển (từ năm 2000 đến năm 2011) đã từng bướckhẳng định vai trò của nó như là một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bổsung cho hệ thống ngân hàng Có thể sơ lược lịch sử hình thành TTCK Việt Nam nhưsau:
2.1.1 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2005
Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đưa Thị trường giao dịch chứng khoán
Tp Hồ Chí Minh vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồncung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04điểm ngày 25/06/2001 Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 03 năm sau
đó trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm2003 Năm 2005, sau khi Thị trường giaodịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả haithị trường là c với tổng giá trị niêm yết là 4,94 ngàn tỷ đồng Tuy nhiên, nhìn chunggiai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam
2.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006-2008
TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chính là giai đoạn
mà thị trường bùng nổ nhất Năm 2006 chỉ số VN-Index đã tăng tới 146% và trong 03tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170 vào ngày12/3 Biến động của thị trường này có thể được chia làm 03 giai đoạn: giai đoạn chuẩn
bị bức phá do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, giai đoạn thị trường tăng trưởngmạnh và giai đoạn điều chỉnh Trong giai đoạn đầu, những sự kiện kinh tế chính trịtích cực của quốc gia như Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghịAPEC đã tạo hình ảnh Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Từ tháng 12/2006, sự bùng
Trang 12nổ về sốlượng các công ty niêm yết cộng với kết quả kinh doanh tốt tạo ra một sự bùng
nổ cho thị trường cho đến tháng 3/2007
Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ tháng
06/2006 đến tháng 07/2007(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn)
Hình 2.2: Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan
trọng giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt)
Trang 13Những tháng cuối năm 2008, thị trường giảm điểm và kéo dài đến đầu năm 2009.
2.1.3 Diễn biến thị trường chứng khoán 2009
Từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 VN-Index tăng thêm 171,96 điểm từ312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58% Nếu tính từ đáythấp nhất trong năm khi VN-Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnhcao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index đã tăng 2,69 lần Tương tự
ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là 60,9%; và nếu so từđáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX-Index đãtăng 2,79 lần
Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả haisàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trịniêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005 Tổng giá trịvốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồngtương đương với gần 38% GDP cả năm 2009
2.1.4 Diễn biến thị trường chứng khoán 2010
Sang đến năm 2010, xu hướng thị trường được chia làm 04 giai đoạn chính:
− Giai đoạn 1 (từ 10/01-11/04): giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăngnhẹ TTCK mở cửa năm 2010, với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thôngtin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuốngcòn 478 điểm Tiếp đó, VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thôngtin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD tráiphiếu chính phủ tại thị trường Mỹ Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của các doanhnghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư
− Giai đoạn 2 (từ 11/05-11/08): giảm, đi ngang và giảm mạnh Đầu tháng
5, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âulan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến choVN-Index tiếp tục rơi Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang,một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới.Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếmkhoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010 Vào cuốitháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin chính phủ quyết