1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam

37 494 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 290 KB

Nội dung

Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương MỤC LỤC SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ Các quốc gia có bờ biển dài và sâu, thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thành trung tâm giao lưu hàng hóa như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hà Lan…. Ở những nước này, ngành giao nhận vận tải đã phát triển vượt bậc và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước. Thêm vào đó, công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhận vận tải hợp lý hóa dây chuyền vận chuyển và phát triển dịch vụ này ở cấp độ cao hơn: dịch vụ Logistics. Những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng. Nếu năm 2000 mới chỉ đạt gần 30 tỷ USD thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 60 tỷ USD và tiếp tục nhảy vọt trong các năm tiếp theo. Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng phát triển đã thúc đẩy dịch vụ giao nhận phát triển. Dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã hội cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển ở Việt Nam những năm qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên đây, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam” với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải biển nói riêng cũng như dịch vụ logistics ở Việt Nam nói chung. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 1 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Khái niệm Logistics Về mặt lịch sử, thuật ngữ “logistics” là một thuật ngữ quân sự đã có từ mấy trăm năm nay, thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong quân đội và mang nghĩa là “ hậu cần” hoặc “tiếp vận”. Cùng với sự phất triển kinh tế ,xã hội, nhiều thập kỷ qua, logistics được nghiên cứu sâu và dược áp dụng sang các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh.Thuật ngữ logistics ngày nay được hiểu với nghĩa quản lý hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội.Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Khái niệm về logistics được đưa ra tùy theo giác độ mà người ta nghiên cứu nó. Sau đây là một số khái niệm về logistics: * Theo một tài liệu giáo khoa của ESCAP (economic and social committee in Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế và xã hội ở châu Á và Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc) năm 2000, thì định nghĩa nguyên văn là: “Logistics/ Supply chain management is the synchronised movement of inputs and outputs in the production and delivery of goods and services to customers”. Tạm dịch: Logistics hay quản trị chuỗi cung ứng là sự chuyển động đồng bộ hoá những thứ đầu vào và đầu ra trong sản xuất và giao hàng hoá và các dịch vụ đến khách hàng”. * Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ-1998: Logistics là quá trình lên kế hoạch,thực hiện và kiểm soát hiệu quả,tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu,hàng tồn,thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến nơi tiêu thụ,nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. * Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “ logistics” mà đưa ra khái niệm “ dịch vụ logistics” như sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.( Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 2 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương Qua các khái niệm trên đây, chúng ta thấy cho dù sự khác nhau về tự ngữ diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.2Khái niệm và phân loại cảng biển 1.2.1Khái niệm cảng biển, cầu cảng, bến cảng Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Nghị định 71/2006/NĐ-CP, cảng biển, bến cảng và cầu cảng được quy định như sau: - “Cảng biển” là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. - “Bến cảng” bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống thông tin, giao thông liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. - “Cầu cảng” là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. 1.2.2 Phân loại cảng biển -Cảng trung chuyển: là cảng trung gian để chuyển hang hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác.Hệ thống vận tải biển nhất là vận tải container đã phủ mạng toàn cầu cho phép hang hóa gửi từ một cảng có thể tới bất kỳ một cảng biển khác trên thế giới trong một chuyến đi, tàu biển không chỉ chở hàng cho các cảng đích mà còn chỏ hang cho các tuyến vận tải khác chỉ kết nối với tuyến mà nó thực hiện qua một cảng biên- gọi là cảng trung chuyển. Một số cảng trung chuyển ở nước ta có thể kể là: cảng Bến Nghé, cảng Hải Phòng…. -Cảng mở : là cảng trung chuyển, ngoài chức năng trung chuyển hàng hóa còn thực hiện thêm một số nghiệp vụ như: dịch vụ cảng biển, kho bãi, bao bì, phân lọai- tái chế hàng hóa trung chuyển, hàng quá cảnh, chuyển quyền sở hữu hàng hóa, sản xuất và nhập khẩu hàng hóa.Ngoài ra, cảng mở được ngăn cách với các khu vực SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 3 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương khác và hoạt động theo quy chế riêng. Ví dụ : hàng hóa khi đưa từ nước ngoài vào khu vực cảng mở để buôn bán, trao đổi, sửa chữa, đóng gói lại rồi xếp xuống tàu ra nước ngoài không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chủ hàng hoặc người đâị diện chỉ phải nộp cho cơ quan hải quan bản lược khai hàng hóa. Chỉ khi nào hàng hóa thực hiện trung chuyển, quá cảnh hoặc xuất nhập khẩu mới phải làm thủ tục hải quan và nộp các loại thuế theo quy định pháp luật. -Cảng cửa ngõ: là cảng được xây dựng ở vùng duyên hải để đáp ứng nhu cầu của hậu phương nằm sâu trong lục địa. Ví dụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng cho hậu phương là Vùng kinh tế trong điểm phía Bắc. 1.3. Khái quát chung về vận tải đường biển 1.3.1 Đặc điểm của vận tải đường biển. • Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. • Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tầu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. • Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm: • Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. • Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế • Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau: SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 4 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương o Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. o Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng. 1.3.2 Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế. • Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế • Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển • Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. • Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. 1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển • Các tuyến đường biển Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá • Cảng biển Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. • Phương tiện vận chuyển Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tầu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn. 1.4 Vai trò của cảng biển đối với sự phát triển của dịch vụ logistics 1.4.1 Mối quan hệ hữu cơ giữa cảng biển và dịch vụ logistics SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 5 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương Cảng biển là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường bộ, đường hang không, đường biển. Năng lực hệ thống cảng container đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ logistics.Năng lực hệ thống cảng của một quốc gia được hiểu là khả năng xếp dỡ, thông quan container của quốc gia đó. Nói cách khác, năng lực hệ thống cảng container của quốc gia là tổng năng lực của tất cả các cảng container của quốc gia đó. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực hệ thống cảng container bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cảng container, cơ sở hạ tầng kết nối với hệ thống cảng, nguồn nhân lực cho phục vụ vận hành cảng, cơ chế quản lý và khai thác cảng. Cảng container là cơ sở hạ tầng quan trọng để triển khai các hoạt động logistics.Từ đây hàng hóa được chuyển tải từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện vận tải khác và ngược lại hoặc được lưu kho, lưu bãi hay được thu gom, chia tách, đóng gói, bao bì, nhãn mác, để vận chuyển đến nơi cuối cùng. Rõ ràng các hoạt động diễn ra tại đây bao gồm hầu hết các hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics. Việc phát triển cảng container không những thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngoại thương mà còn hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động logistics. Vì vậy trong một chừng mực nào đó, có thể nói cảng container là điểm triển khai quan trọng của dịch vụ logistics.Ngược lại, khi bàn về dịch vụ logistics người ta thường đề cập nhiều đến vận tải đa phương thức. Thật ra, vận tải đa phương thức chính là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics. Sự phát triển của hình thức vận tải này gắn liền với hình thức vận tải hàng hóa bằng container. Vận chuyển container bằng đường biển đã được thực hiện ở nước ta từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước. Hình thức vận tải này đã dần trở nên phổ biển, đặc biệt là hàng nhập khẩu( chiếm hơn 90%). Đây là hình thức vận tải có nhiều ưu điểm, như chi phí vận tải thấp, độ an toàn cao, thân thiện với môi trường, có thể kết hợp những kiện hàng nhỏ thành kiện hàng lớn, thuận tiện cho việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo quản từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 6 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương Tuy nhiên, để phát triển hình thức vận tải bằng container đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải phù hợp, trong đó quan trọng nhất là hệ thồng cảng biển. Các cảng biển này phải có bến cho tàu container và trang thiết bị chuyên dung để xếp dỡ, trung chuyển hàng container, kho bãi để phục vụ đóng hàng hay rút hàng từ container, … Tóm lại: Khi xem xét vấn đề vận tải và các hoạt động logistics, người ta không thể không đề cập đến năng lực của hệ thống cảng container. Bản thân dịch vụ logistics là một ngành công nghiệp dịch vụ nhưng hoạt đông của nó lại phụ thuộc vào năng lực của hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng container. Ngược lại các hoạt động của ngành dịch vụ logistics chính là động lực để nâng cao năng lực hệ thống cảng container. 1.4.2 Cảng biển là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics chính là sự phát triển hoàn thiện của hoạt động giao nhân vận tải, là sự phát triển toàn diện của vận tải đa phương thức. Cho nên việc phát triển và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của hoạt động giao nhận vận tải sẽ góp phần phát triển hoạt động logistics. Toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu, qua sản xuất tới lưu thông đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ khách hàng đều gắn liền với hoạt động giao nhận vận tải. Trong giao nhận vận tải, cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng bao gồm: hệ thống cảng biển, sân bay đường sắt, đường ô tô, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ logistics. Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì giao nhận vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí của logistics. Trong tổng chi phí giao nhận vận tải thì chi phí giao nhận vận tải bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất, đơn giản bởi vì vận tải bằng đường biển có những ưu điểm vượt trội mà các phương thức vận tải khác không có được như chi phí thấp, vận tải với khối lượng lớn, thân thiện với môi trường. Thực tiễn phát triển logistics ở các nước trên thế giới cho thấy, ngành dịch vụ này chỉ có thể phát triển trên nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt là cơ sở hạ SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 7 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương tầng cảng biển. Nói cách khác, cảng biển đóng vai trò rất quan trọng ,quyết định sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. 1.4.3 Sự phát triển của cảng biển giúp ngành logistics giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đối với dịch vụ logistics trọn gói “ Door to door” đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ ( Logistics Service Provider) phải đứng ra tổ chức nhận hàng tại cơ sở người bán và gom hàng lẻ thành nhiều đơn vị gửi hàng tại các kho trước khi chúng được gửi đến nơi đến trên các phương tiện vận tải khác nhau.Tại nơi đến, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ không chỉ thực hiện công đoạn giao nhận,vận tải mà còn phải làm các công việc như: lưu kho, bao bì, nhãn mác, thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan thay cho chủ hàng. Do đó, với một cảng biển tốt sẽ giúp giảm bớt chi phí cho cả quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics. Ví dụ, nếu cảng biển được xây dựng tại một vị trí thuận lợi có thể kết nối trực tiếp với vận tải đường biển, đường sông, hàng không… sẽ giúp giảm bớt chi phí về vận tải do có thể kết hợp tốt với vận tải đa phương thức. Các thiết bị chuyên dùng hiện đại của cảng sẽ giúp rút ngắn thời gian dỡ hàng, đồng nghĩa với việc giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi. Còn chủ tàu sẽ bớt được chi phí neo đậu làm hàng. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trực tuyến ( EDI) sẽ giúp giảm bớt chi phí về thủ tục giấy tờ, giúp nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể kiểm soát và quản lý được thông tin mọi lúc, mọi nơi. Riêng với cảng mở sẽ giúp giảm bớt các chi phí về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Tất cả các yếu tố nói trên sẽ giúp ngành dịch vụ logistics giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ vận tải biển Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải biển cũng như các ngành kinh doanh dịch vụ khác đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài như môi trường kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hoá, cơ sở hạ tầng cũng như các nhân tố bên trong như nhân lực , vốn… Trong ngành vận tải biển các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu có thể kể tới là: SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 8 Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương *) Cảng biển: Bất cứ doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ vận tải biển nào đều phải quan tâm tới vấn đề này. Cảng là nơi mà tàu biển ra vào, neo đậu để tiến hành trao đổi hàng hoá và cũng là đầu mối giao thông quan trọng. Tại đây, hàng loạt các hoạt động dịch vụ khác trong vận tải biển được diễn ra như lai dắt, sửa chữa tàu, vệ sinh tàu… Đây cũng là nơi lưu trữ, bảo quản, phân phối đối với cá hàng hoá xuất nhập khẩu từ nhiều nơi. Do đó có thể coi cảng là nền tảng là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ khác trong ngành dịch vụ vận tải biển. Tại Việt Nam cảng có một số các chức năng nhiệm vụ như kiếm soát, giám sát quá trình thực hiện các quy định pháp luật của các tàu trong và ngoài nước; lưu trữ các thông tin về cá nhân, tổ chức lưu thông qua cảng; cấp phép lưu thông cho các tàu thuyền… Cũng tại Việt Nam, hệ thống cảng của Việt Nam hiện bao gồm chủ yếu là các cảng sông do đó các tàu chở hàng lớn chưa thể vào Việt Nam mà phải vào các cảng như Hồng Kông, Singapore dẫn tới làm cho hệ thống các dịch vụ đi kèm tại Việt Nam chưa thật sự phát triển đúng với tiềm lực về ngành vận tải biển mà ta có. *) Tàu buôn Đây là yếu tố ảnh hưởng tới các dịch vụ khác trong ngành kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Tàu buôn được phân chia làm cho các loại tàu như tàu chuyên chở hàng khô, tàu container, tàu chở sà lan, tàu chở hàng đông lạnh, tàu chở dầu, tàu chở khí hoá lỏng, tàu chuyên dụng, tàu du lịch… Mỗi loại tàu lại có cấu tạo khác nhau, có những đòi hỏi về các ngành dịch vụ phụ trợ như cảng dịch vụ sửa chữa khác nhau. Như tàu container đòi hỏi các cảng phải có những điều kiện để đáp ứng cho các nhu cầu của họ như có xe chuyên dụng chở container, có cần cẩu, có bãi rộn, có các dịch vụ sửa chữa không chỉ tàu mà còn container…. Song đối với tàu chở dầu , chở khí hoá lỏng thì lại có những yêu cầu khác như phải có xe chuyên dụng để chở do đó hàng hoá dễ gây cháy nổ, phải có các hệ thống để dẫn dầu, khi ra tránh gây ô nhiễm… Đặc biệt đối với những tàu chuyên dụng như tàu, xe ô tô chuyên dụng, xe tăng có khối lượng vô cùng lớn thì những đòi hỏi với những ngành SV: Hoàng Thanh Tuấn Lớp: QTKD Thương mại 49A 9 [...]... lại là vấn đề mới đối với Việt Nam .Dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển hiện tại đã và đang có một vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế Mặc dù về điều kiện khách quan và chủ quan, việc phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải biển tại Việt Nam hết sức thuận lợi, song khả năng ứng dụng và phát triển dịch vụ có đạt hiệu quả tương xứng... Nguyễn Thị Xuân Hương Biểu đồ: Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế tại Việt Nam ĐVT: Triệu USD Có thể nói rằng tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở VIệt Nam là rất lớn Không chỉ thuận lợi ngành vận tải đường biển và dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn kéo theo sự phát triển của giao nhận hàng không.Đặc biệt với mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường... PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương dịch vụ đi kèm cũng rất khác biệt như có cảng nước đủ sâu, có những cần chuyên dụng để dỡ hàng, có dội ngũ phục vụ đặc biệt về mặt hàng đó, có sân rộng II- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ BIỂN TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát thực trạng hệ thống cơ sở vật chất cảng biển Việt Nam Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều... giao nhận vận tải quốc tế biển và các lĩnh vực khác có liên quan Để có nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển ở Việt Nam, cần triển khai các biện pháp sau đây: SV: Hoàng Thanh Tuấn 33 Lớp: QTKD Thương mại 49A Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương -Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và đưa... chính: - Dịch vụ cảng biển, kho bãi - Cảng mở, cảng trung chuyển\ - Dịch vụ logistics và khai thuê hải quan - Dịch vụ ICD, xếp dỡ kiểm đếm, giao nhận hàng hóa - Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế - Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông - Lai dắt tàu biển, nạo vét, cứu hộ trên biển, trên sông - Dịch vụ hàng hải, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển và đại lý vận tải tàu biển - Dịch vụ cung... chắc chắn trong tương lai không xa, dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước bằng chính đôi chân của mình, lạc quan và thắng lợi SV: Hoàng Thanh Tuấn 34 Lớp: QTKD Thương mại 49A Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương KẾT LUẬN Dịch vụ logistics nói chung cũng như dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển nói... các thiết bị chuyên dùng cho container, và sắp tới đây 2 cảng này lại phải di dời Vì vậy khả năng thiếu hụt công suất cảng trong ngắn hạn ở khu vực TP.HCM là điều có thể thấy được 2.4 Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải biển ở Việt Nam 2.4.1 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ở Việt Nam Với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra ngày càng... để phục vụ các cung đoạn trong hệ thống dây chuyền dịch vụ logistics Trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, đặc biệ là giao nhận vận tải biển quốc tế, một nội dung không thể thiếu đó là kiến thức về tin học Việc truyền, nhận và xử lý thông tin để ra được những quyết định đúng đắn sẽ đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, xử lý kịp thời tình huống và nâng... Việt Nam, trong đó chủ yếu là vận tải biển, chiếm đến 60% tổng chi phí logistics, và cước vận tải biển của Việt Nam hiện cao hơn 30% so với các nước trong khu vực Vì vậy với một mức cước vận tải cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics Điều này chỉ có thể có được khi Việt Nam có cảng trung chuyển quốc tế 2.3.2 Sự yếu kém của hệ thống cảng biển Như đã biết cảng biển là điểm triển. .. 2.2 Thực trạng dịch vụ giao nhận vận tải biển của Việt Nam 2.2.1 Cơ sở hạ tầng cảng biển còn nhiều hạn chế Cơ sở hạ tầng cho lưu thông và vận tải ở nước ta nói chung không đủ, chất lượng kém Vấn đề này thể hiện rất rõ ở lĩnh vực vận tải biển, một trong lĩnh vự phát triển mạnh mẽ hơn cả so với các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường ô tô, đường hàng không hay nội thủy Nhưng so với các nước trong . nó. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên đây, em đã chọn đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam với mong muốn góp. PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ BIỂN TẠI VIỆT NAM. 2.1 Khái quát thực trạng hệ thống cơ sở vật chất cảng biển Việt Nam Cùng với sự phát triển của đất nước,. Song thực tế cho thấy dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển ở Việt Nam những năm qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Xuất phát

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w