Xây dựng, phát triển các tuyến vận tải.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam (Trang 33)

Những năm qua, nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư vốn cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng còn việc xây dựng và phát triển đội tàu là do ngành, doanh nghiệp tự bỏ vốn. Trên thực tế, đầu tư vốn để phát triển đội tàu là rất lớn nên cần phải có sự hộ trỡ trực tiếp cũng như gián tiếp từ phía nhà nước:

- Nhà nước có các chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển có thể thuê, mua và vay mua tàu mới bằng cách đứng ra bảo lãnh cho các DN vay vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, giám sát để bảo đảm hiệu quả của vốn đầu tư, tránh những tiêu cực phát sinh.

- Nhà nước nên coi việc phát triển đội tàu cũng là một hình thức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của ngành vận tải biển, để từ đó giành một phần ngân sách trực tiếp cho độ tàu biển quốc gia.

- Nhà nước có thể gián tiếp đầu tư phát triển đội tàu bằng cách đầu tư cho ngành công nghiệp đóng tàu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, khuyến khích đóng tàu viễn dương có trọng tải lớn, hiện đại. Chú trọng đóng các loại tàu có nhu cầu cao như tàu bách hóa, tàu container. Đầu tư phát triển ngành đóng tàu là nhu cầu thực tế và có lợi cho việc phát triển đội tàu trong nước, nhưng thu hồi vốn khá lâu. Vì vậy, cần có sự quan tâm về chính sách thuế, khấu hao, lãi suất vay ưu đãi và vay dài hạn.Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đặt

đóng và sữa chữa tàu trong nước. Loại tàu trong nước đóng và sửa chữa được nhập khẩu hoặc đưa ra nước ngoài sửa chữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam (Trang 33)