Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam (Trang 34)

Logistics nói chung và Logistics trong giao nhận vận tải biển nói riêng là một công nghệ rất phực tạp và mang tính quốc tế cao. Vì vậy, muốn ứng dụng và phát triển logistics có hiệu quả thì chúng ta cần phải có một nguồn nhân lực có hiểu biết đầy đủ về logistics cũng như vận hành nhuần nhuyễn các cung đoạn của logistics.Có thể nói, người kinh doanh logistics là kiến trúc sư về giao nhận vận tải, cho nên người hoạt động trên lĩnh vực này phải hội tụ đầy đủ những kiến thức về thương mại cũng như giao nhận vận tải quốc tế biển và các lĩnh vực khác có liên quan. Để có nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển ở Việt Nam, cần triển khai các biện pháp sau đây:

-Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và đưa vấn đề logistics vào giảng dạy tại các khoa quản trị kinh doanh của các trường đại học, hoặc thành lập các trường đào tạo nghề về logistics.

- Nội dung đào tạo cần tập trung vào nội dung logistics, tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics và quản lý sự vận động của chuỗi logistics cũng như các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động logistics. Ngoài ra, kiến thức về giao nhận vận tải truyền thống cũng cần được trang bị cho người học để phục vụ các cung đoạn trong hệ thống dây chuyền dịch vụ logistics. Trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải, đặc biệ là giao nhận vận tải biển quốc tế, một nội dung không thể thiếu đó là kiến thức về tin học. Việc truyền, nhận và xử lý thông tin để ra được những quyết định đúng đắn sẽ đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, xử lý kịp thời tình huống và nâng cao được hiệu quả hoạt động.

- Hình thức đào tạo có thể áp ụng nhiều hình thức như đào tạo trong nước hoặc hợp tác với nước ngoài, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của nước ngoài hay khảo sát thực tế. Ngoài ra, có thể thông qua sự hỗ trợ của các dự án đào tạo logistics của ASEAN, FIATA hay ESCAP và sự hỗ trợ kỹ thuật của các tập đoàn logistics quốc tế để phát triển nguồn nhân lực logistics của Việt Nam.

Thực hiên được các giải pháp này một cách đồng bộ chắc chắn trong tương lai không xa, dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại để có thể vững bước bằng chính đôi chân của mình, lạc quan và thắng lợi

KẾT LUẬN

Dịch vụ logistics nói chung cũng như dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển nói riêng không phải là lĩnh vực mới mẻ đối với thế giới nhưng lại là vấn đề mới đối với Việt Nam.Dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển hiện tại đã và đang có một vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù về điều kiện khách quan và chủ quan, việc phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải biển tại Việt Nam hết sức thuận lợi, song khả năng ứng dụng và phát triển dịch vụ có đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn cần đến rất nhiều thời gian, công sức, của cải, và tâm trí. Nhà nước không những cần phải nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cảng biển mà còn cần phải có nhưng chính sách hợp lý và kịp thời để phát triển nguồn nhân lực cũng như hạ tầng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này.Với điều kiện mới, cơ hội mới cũng như thách thức mới, trong tương lai không xa, dịch vụ logistics nói chung cũng như dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển nói riêng sẽ có những bước tiến lớn xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế biển tại Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w