1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

93 3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 12,22 MB

Nội dung

Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

— —

-TRƯỜNG Đ Ạ I HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KIM! TỂ V À KINH DOANH QUỐC TẾ

d i u ífLí'i KỈNH iE ©Oi NGOẠI

Trang 2

—mỊỂỊÊÈmÈỂẵ-liu ĩ U i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN N G À N H KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Giáo viên hướng dẫn

: Mai Thúy Dung : Nga Ì - KT&KDQT : 44

: TS Nguyễn Hoàng Ánh

IM 04^53

•Ỉ.009

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Trang 3

1.1.1 Vài nét về Đạo đức kinh doanh 3

1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 7

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tựi CSR 15

1.2.3 Quy định cùa pháp luật 15

1.2.2 Nhận thức của Xã hội 16

1.2.3 Quá trình toàn cầu hoa và sức mạnh cùa thị trường 18

1.3 Tác dụng của việc thực hiện CSR 19

1.3.1 CSRgópphần điểu chinh hành vi cùa các chủ thể kinh doanh 20

1.3.2 CSR góp phần vào nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy

tín của doanh nghiệp 21

1.3.3 CSR góp phần thu hút nguồn lao động giói 22

1.3.4 Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 23

1.3.5 CSR góp phần nâng cao hình ánh quốc gia 24

C H Ư Ơ N G 2: TÌNH H Ì N H T H Ự C HIỆN T R Á C H NHIỆM X Ã H Ộ I

T R Ê N T H Ế GIỚI V À Ở VIỆT N A M 25

2.1 Tinh hình thực hiện CSR trên thế giói 25

2.1.1 Thực trạng chung của CSR trẽn thế giới 25

Trang 4

2.2 Thực trạng thực hiện CSR ở Doanh nghiệp Việt Nam 36

2.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đễ này 36

2.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện CSR trong các doanh nghiệp Việt

Nam 38

2.3 Thực trạng thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam 39

2.3.1 Thực trạng chung của việc thực hiện CSR tại Việt Nam 39

2.3.2 Thực trạng thực hiện CSR ờ doanh nghiệp Việt Nam trong một số

C H Ư Ơ N G 3: M Ộ T SỐ GIẢI P H Á P N Â N G CAO HIỆU QUẢ T H Ự C

HIỆN T R Á C H NHIỆM X Ã HỘI Ở C Á C DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.63

3.1 Đánh giá tình hình thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt Nam

thời gian qua 63

3.1.1 Những mặt đạt được 64

3.1.2 Những vấn đề còn tớn tại 65

3.1.3 Nguyên nhăn của những tớn tại trong thời gian qua 66

3.2 C ơ hội và thách thức khỉ thực hiện CSR ở Việt Nam 70

3.2.1 Cơ hội 70 3.2.2 Những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải tiến hành CSR ở

Việt Nam 72

Trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam 74

3.3.1 Các biện pháp từ phía Nhà nước 74

3.3.2 Giải pháp từphỉa doanh nghiệp 81

K É T L U Ậ N 86 TÀI LIỆU T H A M K H Ả O

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIÊU

Hình ỉ: Mỏ hình các yếu tố cấu thành CSR lo Hình 2: Thứ bậc nhu cầu theo mô hình Maslow 17 Hình 3: Tỷ lệ% các doanh nghiệp tư nhân có lồng ghép các chương trình

CSR vào hoạt động kinh doanh 40 Hình 4: Tinh hình nâng cao chát lượng quàn lý chất thài và cài thiện hiệu

quà sử dụng năng lượng trên thế giới 57

Bảng 1: Mục tiêu chính cùa doanh nghiệp các nước khi tiến hành CSR 41

Bảng 2: Đặnh giá CSR ớ quốc gia được FIAS khặo sát 42

Bảng 3: Lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cặi thiện không khí và giám mệt mòi

cho công nhân ở một số công ty may mặc 48

Trang 6

LỜI MỞ ĐÀU

Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hoa, quốc tế hoa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt Trong khi các công cụ đa dạng hoa mẫu m ã sản phủm, nâng cao chất lượng hàng hoa không còn là biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường thì việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triến thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hoa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đã đem lại hiệu quả tích cực Một bộ phận quan trọng để khăng định một doanh nghiệp có đạo đức chính là việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trờ thành một yêu cầu "mềm" đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ờ Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới m é và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, v i phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng nghiêm trọng thời gian gần đây đã và đang khiến cộng đồng bức xúc

và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Vì thế, tìm hiểu nội dung, vai trò,

ý nghĩa của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và phát huy lợi ích m à trách nhiệm xã hội mang lại là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Do đó em đã chọn

vấn đề "Tình hình thực hiện Trách nhiệm xã hội (CSR-Corporate Social

Responsibility) của các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp"

làm đề tài Khóa Luận Tốt Nghiệp của mình Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục

và tài liệu tham khảo, Khoa luận chia làm 3 chương:

Trang 7

Chương ì: Nhũng vấn đề lý luận cơ bản ve Đạo đức kinh doanh và

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Chương li: Tinh hình thực hiện Trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam

Chương UI: Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hoàng Ánh, mặc dù rất bận rộn với công tác giảng dạy và quản lý, nhưng đã giành thời gian tận tình giúp

đỡ em hoàn thành khoa luận này Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết còn hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những sai xót, khiếm khuyết vì thế em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu cệa thầy cô và các bạn đọc để bài viết thêm phần hoàn thiện

Trang 8

CHƯƠNG Ì NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

VÀ T R Á C H NHIỆM XẢ HỘI DOANH NGHIỆP

Quá trình toàn cầu hoa, quốc tế hoa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua đã góp phần làm cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau hơn,

và mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp xúc với những thị trường mới tiềm năng, mở rộng quy m ô sản xuất, tăng doanh thu, củng cố thương hiệu nhưng đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sỏ cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp lớn mạnh nước ngoài và nguy cơ bị loại bỏ khỏi thị trường Đe tồn tại trong hoàn cảnh đó, giới doanh nhân ngày càng quan tâm, chú trọng việc xây dỏng hình ảnh của mình trong mắt công chúng và Đạo đức kinh doanh hay Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những khái niệm được nhác tới thường xuyên trong những năm gần đây như là một công cụ đe tạo dỏng hình ảnh và là nhân tố góp phần giúp các doanh nghiệp thành công trên thương trường

1.1 Các khái niệm

ĩ.LI Vài nét về Đạo đức kinh doanh

1 ỉ 1 ỉ Khải niệm

Từ "đạo đức" có gốc từ La tinh Moralital (luận lý) - bản thân mình cư

xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (đạo lý) - có nghĩa là thói quen, phong tục, tập quán, cách cư xử Đạo đức được xem là quy tắc xử sỏ, luân thường đạo lý, là

sỏ công bằng, và là tiêu chuẩn, căn cứ đánh giá con người trong xã hội Theo

từ điển điện tử American Heritage Dictionary thì: Đạo đức là một bộ môn

khoa học nghiên cứu vê bản chát tự nhiên của cái đúng — cái sai và sự phán biệt khi lựa chọn giữa cái đúng — cái sai, triêt lý vê cái đúng - cái sai, quy

3

Trang 9

tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi cùa các thành viên cùa một nghề nghiệp

Vân đề đạo đức là một phạm trù rộng lớn, gắn liền với nền văn hoa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học, tín ngưỡng chính vì vậy, ờ mỗi quốc gia, mỗi cộng đông, trong mỗi trường hợp, tại mỗi thời điểm vấn đề đạo đức có thế được nhìn nhận khác nhau Có những hoàn cẩnh, hành động được xem là có đạo đức nhưng trong tình huống khác đó lại trở thành hành v i vô đạo đức Do vậy ranh giới giữa cái đúng - cái sai, tốt - xấu, đạo đức hay vô đạo đức chi mang tính chất tương đối

Đạo đức kinh doanh ( Đ Đ K D ) là một bộ phận của đạo đức nói chung,

là một hình thức áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong điều chinh, xem xét, đánh giá, kiếm soát hành v i của các chủ thể kinh doanh hay nói cách khác đạo đức kinh doanh là việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức trong giẩi quyết các vấn đề nẩy sinh trong môi trường kinh doanh Khái niệm của nó đã được đặt nền móng từ hàng nghìn năm trước đây Trong bộ luật Hammorabi vào những năm 1700 trước công nguyên (TCN) đã có quy định về giá cẩ, cách thức hoạt động thương mại và hình phạt cho việc vi phạm Những năm 300 TCN, Aristoteles đã đưa ra những lý thuyết có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời hiện tại Triết gia người Hy Lạp cồ đại này đã nêu ra ý tường

về môi trường ứng xử có đạo đức tại nơi làm việc, chia sẻ lợi nhuận với các nhân viên, sự công bằng trong cơ hội phát triển nghề nghiệp Tuy xuất hiện

từ rất sớm như vậy, nhưng vấn đề đạo đức kinh doanh vẫn còn khá m ơ hồ đối với xã hội Chi sang thế kỷ X X khi các công ty ở các nước phát triển bất đầu

mờ rộng quy m ô sẩn xuất và bành trướng hoạt động ra quy m ô toàn thế giới thì vân đề Đ Đ K D mới được bàn luận trở lại Cụ thể vào năm 1974 khái niệm này chính thức được nhà đạo đức học Norman Bowie đua ra thành một chủ

đề thẩo luận tại một cuộc Hội nghị Khoa học Trong thập niên 1980, 1990 vấn đề này đã trờ thành đề tài của những cuộc tranh luận sôi nổi trong các hội

1 Nguyễn Mạnh Ọuán (2004), Đạo đức kinh doanh và vãn hoa doanh nghiệp, NXB Lao động-Xâ hội tr 16

Trang 10

nghị, hội thảo, trong các trường học, giữa các doanh nghiệp, các cô đông, người lao động ban đầu là ở M ỹ sau đó lan rộng sang các nước khác Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoa và hội nhập nền kinh tế quốc tế thì Đ Đ K D ngày càng trờ thành mối quan tâm không chỉ của riêng các doanh nghiệp m à còn đối với người tiêu dùng thế giới

Theo Verner Henderson - tác giả cuốn "Đạo đừc kinh doanh" thì:

"Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, các chuồn mực kiêm soát

hành vi kinh doanh của một cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất định nhằm mục đích đem lại phúc lợi cho xã / l ộ i "2 Còn Giáo sư Phillip V Lewis thuộc Trường Đại học Abilene Christian, M ỹ đã tổng hợp từ

185 định nghĩa khác nhau và đưa ra một khái niệm mang tính tồng quát nhất:

"Đạo đức kinh doanh là tất cả nhửng quy tắc, tiêu chuẩn, chuân mực đạo đức hoặc luật lệ đê cung cáp chi dân vê hành vi ứng xử chuân mực và sự tì-ung thực của một tổ chức trong nhửng trường hợp nhất định" 1

Tóm lại, đạo đừc kinh doanh hiểu đơn giản nhất chính là các quy tắc,

tiêu chuẩn, chuẩn mực xem xét hành vi đúng - sai, đạo đừc hay phi đạo đừc trong thế giới kinh doanh trong những hoàn cảnh cụ thể

Từ định nghĩa trên có thể thấy, nội hàm của Đạo đừc kinh doanh rất rộng lớn bao trùm nhiều khía cạnh, phương diện, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh như thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, nghĩa vụ kinh tế, những vấn

đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông (shareholders) và những người có quyền lợi liên quan (stakeholders) là các cá nhân và tổ chừc có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hường bời các hoạt động, các quyết định của doanh nghiệp m à cụ thể chính là các nhân viên, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối tác, cộng đồng dân cư, chính quyền, các sờ/ban/ngành và các tô chừc đoàn the địa phương, các cơ quan lập pháp cùa nhà nước, thậm chí cả các đối thủ cạnh tranh

2 Veme E Henderson (1997), Đạo đức trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội, tr.32

3 Dr.Nguyen Hoang Anh (2008), "Business Ethics in Vietnam-Reality and perspective" www isbee org

5

Trang 11

/ / 1.2 Nội hàm đạo đức kinh doanh

Nội hàm đạo đức trong kinh doanh là căn cứ để xem xét đánh giá các hành vi đạo đức cùa doanh nghiệp và các nhà kinh doanh Tuy nhiên, đạo đức khác nhau ở từng người, từng nhóm người, từng xã hội, từng nền văn hoa, do vậy đạo đức tuy thuộc vào hoàn cảnh Nhưng một cách chung nhất, đạo đức kinh doanh được thể hiện thông qua các khía cách sau:

- Triết lý kinh doanh: là phương châm, là "kim chỉ nam" cho quá trinh hoạt

động sản xuất, là định hướng để đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh của mữi doanh nghiệp Đây chính là xuất phát điểm cho các hành vi đạo đức của doanh nghiệp

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: đây là tiêu chuân quan trọng hàng đâu đê

xem xét, đánh giá các hành vi có Đ Đ K D của một doanh nghiệp, v ấ n đề này

sẽ được làm rõ ở phần sau

- Quyên và nghĩa vụ cùa công ty với các cô đông và những đôi tượng liên quan : Trong kinh doanh các doanh nghiệp phải giữ lời hứa; đảm bảo thực thi

đầy đù các cam kết, thoa thuận; tôn trọng các quyền lợi chính đáng và nghĩa

vụ của công ty với các cổ đông và những đối tượng liên quan đến hoạt động cùa doanh nghiệp mình

- Mối quan hệ giữa các công ty khác nhau: Giữ mối quan hệ họp tác, bình

đẳng, cùng có lợi giữa các doanh nghiệp, không vì lợi ích bản thân m à thực thi các biện pháp canh tranh không lành mạnh hay hành v i nhằm hạ thấp uy tín, sản phẩm của đối thủ

- Các quy tắc xử sự cụ thê trong tổ chức : đây là những quy tắc có thế được

thể hiện thành văn bản hay không nhằm điều chinh các hành v i trong các tổ chức N ó được xây dựng trên đặc trưng văn hoa doanh nghiệp và tính chất quan hệ trong mữi tổ chức, có giá trị định hướng hành vi trong tổ chức

Trang 12

Trong môi trường kinh doanh ngày càng đòi hỏi những kỹ năng

"mềm" thay vì những kỹ năng "cứng" thì đạo đức kinh doanh hay văn hoa doanh nghiệp là những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để theo kịp xu hướng phát triển của xã hội Và Trách nhiệm xã hội là nhân tố quan trọng hàng đầu trong Đ Đ K D m à các doanh nghiệp cần hướng tới

1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibiỉity - CSR)

1.1.2.1 Khái niệm

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thằc hoa các quy tắc, chuẩn mằc của đạo đức kinh doanh thành những hành động thằc tế nhằm phát huy được nhiều nhất những tác động tích cằc và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cằc cùa quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đối vói xã hội Trách nhiệm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá Đ Đ K D

Vậy CSR là gì? N ă m 1970, trong cuốn sách Capitalism and Freedom,

nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết "Có một và chi một trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận " 4

, tuyên bố này khẳng định rằng doanh nghiệp tham gia vào

hành vi có CSR khi nó theo đuổi lợi nhuận trong phạm v i giới hạn của pháp luật được xã hội đặt ra với mục tiêu chủ yếu là thoa mãn các nhu cầu của cổ đông Tuy nhiên khái niệm này vẫn chưa đầy đủ bởi CSR không chỉ dừng lại

ờ các cá nhân và tố chức có ảnh hưởng và chịu ảnh hường từ các hoạt động của doanh nghiệp m à xa hon là trách nhiệm với môi trường thiên nhiên, với cộng đồng Các cuộc bàn luận về CSR vẫn tiếp tục diễn ra trên các diễn đàn

và các định nghĩa mới vẫn được đưa ra ; "Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng

' J a m e H D o n n e l l y / J a m e L.Gibson/ J o h n M.Ivancevich (2002), Quán trị học căn bùn, N X B Thống kẽ tr.74

Trang 13

hành vi cùa doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và

kỳ vọng xã hội" (Prakash Sethi, 1975) Hay "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gôm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điữm nhất định " 6 (Archie.B Carroll, 1979) Maignan ì Ferrell cũng đưa ra khái niệm súc tích cùa riêng họ

vê CSR: "Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyêt định và hoạt

động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và to chức liên quan " 7

Tuy nhiên định nghĩa của N h ó m phát triển kinh

tế t u nhân của Ngân hàng Thế giới về CSR là hoàn chinh và rõ ràng nhất, và cũng là cơ sở xuyên suốt trong bài khoa luận này:

"Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triữn kình tế bữn vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triữn chung của xã hội " 8

Khái niệm trên đã chỉ ra rằng, CSR là vấn đề liên quan đến nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, từ người tiêu thữ trực tiếp cho tới nhà cung cấp nguyên vật liệu; từ người lao động cho tới nhũng cồ đông doanh nghiệp, cà những nhà đầu tư, các đối tác làm ăn cũng như các tổ chức thương mại, chính quyền địa phương và cũng có mối quan hệ chặt chẽ với dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp đặt trữ sờ Định nghĩa cũng cho thấy, việc thực hiện CSR không những mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp m à còn góp phần cải thiện mức sống cùa người lao động nói riêng, cho xã hội và cộng đồng nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của xã hội đồng thời đảm bảo các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế bền vững trong tương lai

5 John R Boatright (2007), Erhics and the conducl of business, Pearson Prentice Han, New Jersey, tr,369

6 J o h n R B r o a t r i g h t (2007), E t h i c s a n d the c o n d u c t o f business Pearson Prentice Hai], N e w Jersey tr.369

7 M a ỉ g n a n ì F e r e l l (2004), " C o r p o r a t e socỉal r e s p o n s i b i l i t y a n d marketỉng:an intereative framework, J o u m a l

o f A c a d e m y o f M a r k e t i n g S c i e n c e " V o i 3 2 N o 1 pp.3-19

8 www worldbank org/prỉvatesectoưcsr/index.htm

Trang 14

/ 1.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên CSR là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến tất

cả mọi đối tượng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (những đôi tượng m à doanh nghiệp thấy cần phải có trách nhiệm) Bởi vậy, phạm vi ảnh hường của CSR không chặ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp m à nó có sức lan toa lớn tói nhiều thành phần khác nhau trong xã hội

- Phạm vi xã hội: Trong phạm vi toàn xã hội, CSR được đặt ra và giải quyết

trong mối quan hệ với tập quán, văn hoa truyền thống, tôn giáo của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc vấn đề CSR còn gắn với thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, môi trường pháp lý, kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp Cụ the, CSR xem xét các vấn đề về quyền bình đang và quyền lợi trong đời sống xã hội, vấn đề môi trường sinh thái, độc quyền và cạnh tranh, vấn đề đảm bảo chữ tín trong kinh doanh

- Phạm vi hoạt động kinh doanh: Trong phạm v i này CSR giải quyết các vấn

đề trong giới hạn các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh Đ ố i tượng này bao gồm: các tổ chức cá nhân cung cấp sản phẩm vật tư, nguyên vật liệu hay sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động (người cung cấp); những người tiêu thụ săn phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra (người tiêu dùng); những người bỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh (các nhà đầu tư, các cổ đông)

- Phạm vi doanh nghiệp: CSR liên quan đến quan hệ giữa một bên là doanh

nghiệp với tư cách là một tổ chức hoạt động kinh doanh với đại diện là những người quản lý doanh nghiệp và một bên là người lao động đang làm việc cho

tổ chức đó Bao gồm tất cả các quan hệ trong và ngoài hợp đồng lao động và thoa thuận giữa hai bên; quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động như công việc làm, phúc lợi lao động, quy tắc làm việc, an toàn lao động, ; xây dựng môi trường úng xử có đạo đức trong doanh nghiệp

9

Trang 15

/ 1.2.3 Các yếu tổ cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

CSR căn cứ theo Dội dung thực hiện

CSR có thể được hiểu như một sự gánh vác tự giác các trách nhiệm

khác, ngoài những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý Cụ thể hem, là các trách

nhiệm được thể hiện ở sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh

giá kết quả thực hiện, không chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và

phúc lợi của đơn vị m à còn dựa vào những tiêu chí về đừo đức hay tính xác

đáng so với mong muốn của xã hội CSR không chỉ đơn thuần là các hành

động nhân đừo, từ thiện đối với cộng đồng m à yếu tố cấu thành nên CSR rộng

hơn rất nhiều, đó là sự tổng hợp, kết hợp, bổ sung của nhiều yếu tố liên quan

khác, m à thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một doanh

nghiệp có trách nhiệm xã hội

Hình 1: M ô hình yếu té cấu thành CSR

(Nguồn: O.C.Ferrell, John Fraeđrich, Linda Ferre!l (2005), "Business Ethics Ethical Decision making & cases ", Boston Houghlon, pp.48)

-Theo như hình trên ta thấy rằng, m ô hình CSR là một "cái tháp" với

các nghĩa vụ nam ờ các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt

từ đáy tháp lên đinh tháp Việc thực hiện CSR phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ

Trang 16

b ờ i đây là m ụ c tiêu, bản chất là lý d o t ồ n tại cùa doanh nghiệp và

c ũ n g là cơ sờ để thực h i ệ n các nghĩa v ụ tiếp sau của CSR D o a n h n g h i ệ p hoạt động và chịu sự quàn lý b ở i h ệ thống pháp luật quốc g i a vì t h ế đế t ồ n tại lâu dài thì doanh nghiệp phải tuân t h ủ các q u y định ấy K h ô n g d ừ n g ở đó, doanh

n g h i ệ p c ũ n g cứn t ạ o r a m ộ t môi trường công bằng, t r u n g thực, có tình có

đức c ủ a doanh nghiệp Ngoài nghĩa v ụ k i n h tế, pháp lý, đạo đức doanh

n g h i ệ p còn bị ràng buộc b ở i nghĩa v ụ nhân văn, điều này có nghĩa các hoạt động của doanh n g h i ệ p phải n h ằ m mục đích cải thiện t i n h hình của m ỗ i người, m ọ i người và cả cộng đồng V à k h i đưa r a các q u y ế t sách, doanh

n g h i ệ p phải cân bằng các nghĩa v ụ đó đế đạt được hiệu quả cao nhất

- Nghĩa vụ kinh tế - nghĩa v ụ đứu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp t r o n g

C S R liên quan đến cách thức phân b ổ t r o n g hệ thống xã h ộ i , các n g u ồ n l ự c được sử dụng đê làm ra sản p h à m dịch vụ

Đổi với người lao động, trách n h i ệ m của doanh nghiệp được thể hiện ở

việc t ạ o r a môi trường làm việc công bằng, bình đẳng v ớ i các cơ h ộ i phát

t r i ể n nghề nghiệp, cơ h ộ i thăng t i ế n , trả mức thù lao x ứ n g đáng, đảm bảo môi trường lao động an toàn; đóng bảo h i ể m y tế, bảo h i ể m xã h ộ i đồng thời đảm bảo các q u y ề n riêng tư cùa các nhân viên ờ nơi làm việc, không có sự phân biệt v ề t u ổ i g i ớ i tính, dân tộc

Trách nhiệm của doanh nghiệp với các có đông, các nhà đáu tư được

thể hiện ờ v i ệ c quản lý và phát t r i ể n n h ữ n g giá trị tài sản được uy thác; cung cấp thông t i n đứy đủ, chính xác, kịp thòi và dễ dàng về việc sử dụng các

n g u ồ n l ự c t r o n g k i n h doanh, hiệu quả đứu t u , k ế t quả k i n h doanh; được tham gia giám sát hoạt động doanh nghiệp và góp ý k i ế n để đưa ra quyết định k i n h doanh

Đổi với thị trường, trách n h i ệ m c ủ a doanh nghiệp được t h ể hiện t r o n g

việc đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường đúng theo q u y luật v ố n

l i

Trang 17

có bằng việc tuân thủ các biện pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh, không

vì lợi nhuận m à cung cấp thông tin bất cân xứng, áp dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh hoặc sử dụng các tài sản trí tuệ, bí mật thương mại một cách bất hợp pháp gây ra tình trạng độc quyền, "cá lớn nuốt cá bé" làm xáo trộn, méo m ó thị trưểng

- Nghĩa vụ pháp lý trong CSR đòi hỏi doanh nghiệp tuân thù đầy đù các quy

định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành v i xã hội của một doanh nghiệp hay cá nhân về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến một số khía cạnh như:

Bảo vệ người tiêu dùng: Đ ể bảo vệ ngưểi tiêu dùng, luật pháp đòi hỏi

các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm

Bảo vệ môi trường: Luật pháp các nước đều đưa ra các điều luật nhằm

bảo vệ môi trưểng sinh thái trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn đang ngày càng gia tăng nhất là trong giai đoạn hiện nay; bên cạnh

đó là các quy định về bảo vệ môi trưểng văn hóa - xã hội, môi trưểng phi vật thể

An toàn và bình đẳng: Luật pháp đảm bảo môi trưểng làm việc đù điều

kiện an toàn, vệ sinh cho ngưểi lao động Luật pháp cũng bảo vệ quyền bình đẳng cho mọi đối tượng khác nhau với tư cách là ngưểi lao động, bảo vệ họ trước tình trạng phân biệt đối xử, ngăn chặn hành vi ngược đãi, sa thải nhân công bất hợp lý

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần tuân thù các quy định khác của pháp luật như minh bạch thông tin, đảm bảo sự trong sạch trong cơ chế hoạt động và giám sát của doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi sai trái nhằm giảm thiểu các tác động không mong muốn tới xã hội và cộng đồng Tuy nhiên,

Trang 18

việc tuân thủ luật pháp mới chi là bước đi ban đầu của một doanh nghiệp khi thực hiện CSR

- Nghĩa vụ đạo đức của một doanh nghiệp liên quan đến các hành vi hay

hành động m à cộng đồng, xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể hiện rõ thành luật Các nghĩa vụ này là những quy định

"ngâm" ràng buộc tất cả các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện hoặc được biểu hiện thông qua những nguyên tửc và giá trị đạo đức trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược phát triển của một doanh nghiệp Thông qua những cam kết của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực để đạt đến mục tiêu/sứ mệnh, những nguyên tửc và giá trị đạo đức trờ thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên và nhũng người hữu quan

Nghĩa vụ đạo đức khuyến khích các doanh nghiệp tạo lập một bầu không khí có đạo đức trong tổ chức; tạo ra một môi trường kinh doanh bình đửng, cạnh tranh công bằng, cùng phát triền dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu vì lợi ích của xã hội, vì sự phát triển chung của cộng

í ,

đông Điêu này sẽ giảm thiêu sự "mát không" vẽ phúc lợi xã hội do cạnh tranh, độc quyền gây ra; tạo ra sự hài lòng cho khách hàng, cho người lao động và những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

- Nghĩa vụ về nhân văn trong CSR liên quan đến những đóng góp cho cộng

đồng và xã hội Những đóng góp của doanh nghiệp có thể trên bốn phương diện nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phù, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, và phát triến nhân cách đạo đức cho người lao động Cụ thể hon, doanh nghiệp tham gia vào các chương trình tình nguyện, các hoạt động nhân đạo giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh vượt qua khó khăn; góp phần phát triển hệ thống giáo dục, y tế, xây dựng văn minh cộng đồng, cùng chia sẻ với Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề: đói nghèo, ô nhiễm, thất nghiệp Những đóng góp này được coi là

13

Trang 19

các "khoản đẩu tư khôn ngoan cho tương l a i " của các doanh nghiệp Những hành động nhân đạo đã trờ thành một nội dung được các doanh nghiệp vận dụng củng cố và phát triền lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan, trong đó có bản thân doanh nghiệp

Mặc dù được phân chia thành những nghĩa vụ riêng như vậy nhưng có thè nhận thấy bốn loại nghĩa vụ của CSR không có một "ranh giới" rạch ròi, mỗi loại đều có mối liên hệ mật thiết với những nghĩa vụ còn lại Bời vậy, môi hành động của doanh nghiệp đều có thế được xem xét, đối chiếu vói nhiều loại Do đó, có thị phân chia các yếu tố của CSR theo các đối tượng m à CSR hướng tới

•ĩ* Các yếu tố cầu thành CSR căn cứ theo đối tượng hướng tới

Theo cách tiếp cận này, CSR được phân chia thành:

- Trách nhiệm đoi với người lao động, cán bộ công nhân viên; doanh nghiệp

cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp

- Trách nhiệm với cô đông: là những ràng buộc, cam kết liên quan đến quyền

và phạm vi sử dụng tài sản giá trị được uỷ thác; đảm bảo sụ trung thực, minh bạch trong thông tin, trong phẩn lợi tức m à cố đông đáng được hường, bảo toàn và nâng cao giá trị các khoản đẩu tư của cố đông,

- Trách nhiệm với người tiêu dùng: người tiêu dùng được sử dụng hàng hoa,

dịch vụ đúng với những gì nhà sản xuất đã cam kết; doanh nghiệp đón đầu

xu thế tiêu dùng trong tương lai: làm ra sản phẩm dịch vụ không chỉ thoa mãn nhu cầu tức thời m à còn tính đến nhu cầu lâu dài

- Trách nhiệm đối với môi trường: bao gồm trách nhiệm bảo vệ môi trường

xung quanh hoặc ít nhất không vì lý do kinh tế m à gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên

Trang 20

- Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và

phát triền cuộc sông cộng đông m à gàn nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường vãn hoa - kinh tế

- xã hội của quốc gia

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới CSR

1.2.3 Quy định của pháp luật

Các quy định của pháp luật chính là cơ sở, là nền tảng của CSR Pháp luật của bất cứ quốc gia nào cũng đều đưa ra những quy định cơ bản có tính chất bằt buộc làm quy chuẩn điều chình các hành vi của các thành viên trong

xã hội hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh, phát triển Xét trong khía cạnh kinh doanh, đó là các quy định nham xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, trong sạch (khuyến khích cạnh trạnh, kiểm soát độc quyền, ngăn chặn các biện pháp phá giá bất họp lý ); bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về sản phẩm, dịch vụ, được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, nghiêm trị các hành v i lừa dối, gian lận thương mại ); những quy định về bão vệ môi trường (tiêu chuân về tiếng ồn, chất thải, khí thải, ô nhiễm ); đảm bảo sự bình đẳng (chống phân biệt đối xử, kỳ thị chùng tộc,); đảm bảo an toàn lao động (những quy định về giờ làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm v i ệ c ) Và đây chính là bước khởi đầu để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện CSR

Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ để phán xét một hành động là

có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể m à nó chỉ thiết lập những quy tằc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh Nói cách khác, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quy định trong các bộ luật chưa phải là căn cứ đầy đủ để đánh giá đạo đức của một con người hay tập thể Một doanh nghiệp có thể chấp hành các quy định

15

Trang 21

trên văn bản nhưng họ vẫn có thể "lách luật" để thực hiện những việc làm có lợi về mình m à gây những hệ quả có thể trước mắt hoặc lâu dài cho xã hội, hoặc một doanh nghiệp khác được xem là có trách nhiệm xã hội với cộng đồng tuy nhiên không thể khẳng định doanh nghiệp này đã tuân thờ các quy định về mặt pháp luật, đôi khi những hành động có trách nhiệm cờa họ chi nhằm bao che cho các hành vi vi phạm luật pháp

Một điểm đáng lưu ý nữa đó là pháp luật thường có "độ trễ" nhất định, thông thường khi các hành động đã xảy ra và thấy được hậu quả cờa nó thì pháp luật mới căn cứ để xây dựng các quy định Ngay cả khi các văn bản pháp luật đã được ban hành thì để nội dung đi vào "cuộc sống" cũng cần một khoảng thời gian nhất định Bời vậy, các doanh nghiệp có ý thức nên chờ động thực hiện những hành vi đạo đạo đức ngay cả khi trong pháp luật chưa quy định Nói tóm lại, các quy định cờa pháp luật cũng là những yêu cầu tối thiếu mỗi cá nhân, tố chức cần thực hiện trong mối quan hệ xã hội

1.2.2 Nhận thức của Xã hội

Nhu cầu cờa con người trong thế kỷ XXI, trong bối cảnh xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức chuyển dần sang nhấn mạnh vào loại nhu cầu cao cấp hơn so với nhu cầu về vật chất Loại nhu cầu này phụ thuộc vào sờ thích tập quán tiêu dùng cờa con người Do vậy, loại nhu cầu này rất phong phú, đa dạng, không thể đáp ứng bằng phương thức kinh doanh kiểu cũ Chỉ có doanh nghiệp nào có phương thức kinh doanh mới, hướng tới và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao cờa con người thông qua việc tôn trọng sờ thích, thói quen tập quán cũng như nguyện vọng cá nhân cờa con người với tu cách là người tiêu dùng và người lao động - thành viên cờa doanh nghiệp thì mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh trên thương trường

Người tiêu dùng sau một thời gian dài ngự trị chờ nghĩa tiêu dùng, sùng bái vật chất cũng đang có xu hướng chuyến sang tìm kiếm sự hường thụ với những đòi hỏi cao hơn Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân:

Trang 22

Thứ nhất, mối quan hệ trong xã hội đang chuyển dần sang một phương

thức quan hệ mới là qua hệ thống mạng, khi đó mọi thông tin cần thiết cho quyết định của con người đều được thực hiện qua hệ thống này Bời vậy, một doanh nghiệp có hành động nhân đạo, có trách nhiệm với xã hội luôn được

ưu tiên khi lựa chọn lựa sản phữm trong muôn vàn các sản phữm cùng phàm chất và trị giá ngang nhau

Thứ hai, sự chuyển sang nấc thang cao hơn trong tháp nhu cầu của nhà

kinh tế học Abraham Maslow

Hình 2: Thứ bậc nhu cầu theo Maslow

(Nguồn, Tập thê tác già trường Đại học Ngoại thương (2000), "Marketing lý thuyết", NXB Giáo dục, tr.8)

Theo nhà kinh tế học này thì con người cố gắng thoa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thoa mãn thì lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (đói, khát); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội bao gồm tình cảm, tình yêu; nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển

và thể hiện mọi tiềm năng

LV.04ÌÌỈ

17

UW3

Trang 23

Người lao động - thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động cùa một doanh nghiệp cũng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị bản thân Tự bản thân họ hoặc thông qua các tổ chức công đoàn đã đứng lên đòi lại quyên lợi chính đáng cẳa mình Giờ đây, mỗi người lao động có nhiều sự lựa chọn công việc cẳa mình hơn, và họ luôn mong muốn được làm việc trong môi trường thân thiện, bình đẳng vói đội ngũ ban lãnh đạo có trách nhiệm, luôn quan tâm đến nhân viên

Hay như những nhà hoạt động môi trường cũng luôn quan tâm tới sự phát triển bền vững cẳa nhân loại luôn luôn kêu gọi các doanh nghiệp không

vì lợi ích cẳa mình m à phương hại đến môi trường Chính quyền các địa phương cũng luôn mong muốn các doanh nghiệp hành động vì sự phát triển không những cẳa bản thân doanh nghiệp m à cho cả người dân, cho xã hội Và nhũng người lãnh đạo doanh nghiệp qua thực tế kinh doanh ngày càng nhận thức được rằng, những việc làm vì cộng đồng ngày hôm nay sẽ là lợi nhuận trong tuông lại, chính vì thế hành động vì trách nhiệm đối với xã hội là việc làm có lợi cho sự vững mạnh cùa doanh nghiệp

1.2.3 Quá trình toàn cầu hoa và sức mạnh của thị trường

Toàn cầu hoa là một hiện tượng, quá trình, xu thế trong quan hệ quốc

tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trên nhiêu mặt cẳa đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa cho đèn môi trường giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới Quá trinh toàn cầu hoa diễn ra mạnh mẽ sau thời kỳ chiến tranh lạnh với sự ra đời cẳa hàng loạt liên minh kinh tế lớn nhỏ (WTO,

EU, AFTA, MNCs ) và đã ảnh hường sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới, làm cho các nền kinh tế đều theo xu hướng mờ cửa, đi theo quỹ đạo chung cẳa kinh tế thị trường

Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết giữa các doanh nghiệp cẳa các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt Tuy

Trang 24

nhiên, toàn cầu hóa hoàn toàn không phải là "trò chơi" hai bên đều thắng, m à

nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động cùa thương mại và đầu tư quằc tế

Nhiều nhà khoa học đã tổng kết rằng, trong quá trình hội nhập kinh tế tồn tại của 3 thế hệ cạnh tranh Thế hệ cạnh tranh thứ nhất dụatrên cơ sờ cạnh tranh bằng chất lượng, kiểu dáng, giá cả Thế hệ cạnh tranh thứ hai là cạnh tranh về tiêu thụ, chủ yếu thông qua tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị, khuyển mại đánh vào tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng Thế hệ cạnh tranh thứ

ba sẽ phải là văn hoa doanh nghiệp và Đ Đ K D của chính các doanh nghiệp, tức là phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tằng hợp tới hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, chứ không phải thuần tuy trên sự tác động tới giác quan của họ Bời vậy, trong giai đoạn toàn cầu hoa đang phát triển nhanh chóng, khoáng cách về công nghệ, kỹ thuật giữa các nền kinh tế ngày một rút ngắn, chất lượng sản phàm ngày càng đồng đều hơn thì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khằc liệt thì

Đ Đ K D và CSR sẽ là nguồn lực, nguồn vằn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quằc tế Chính 2 nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ

1.3 Tác dụng của việc thực hiện CSR

1.3.1 CSR góp phần điều chỉnh hành vi của các chú thể kinh doanh

Giằng như pháp luật, CSR cũng góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong môi trường kinh doanh Nếu pháp luật là những quy định chung mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế thi hành nhằm điều chỉnh những hành vi của con người thì việc thực hiện CSR là nhũng cam kết mang tính chất tuy nghi, phụ thuộc vào nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp CSR bổ sung

và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ

Trang 25

pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể thay thế vai trò của CSR trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chẤnh thì CSR càng được đề cao, càng hạn chế được những hành vi phi pháp: buôn lậu, trốn thuế, vi phạm quyền sờ hữu trí tuệ, gây ô nhiễm môi trường

Ngạn ngữ Ấ n Đ ộ có câu: "Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt

thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận", xét trong

phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận được ngày mai là kết quà tất yếu của những quyết định kinh doanh của ngày hôm nay

Sự tồn vong của doanh nghiệp không chì do chất lượng của bản thân các sản phàm dịch vụ cung ứng m à còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành vi ứng xử cùa các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ công nhân viên, người lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến

sự thành bại của tổ chức

Đe đảm bảo lợi nhuận của minh, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển m à phớt l ờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cà các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ty, m à còn ý thức rất rõ được việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện CSR trờ thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển doanh nghiệp

Như trường hợp của tập đoàn thể thao khổng lồ NIKE Vào những năm

1990, điều kiện lao động khắc nghiệt (môi trường làm việc không đủ điều kiện an toàn, việc làm thêm giờ liên tục diễn ra, sử dụng lao động vị thành

Trang 26

niên ) tại các nhà máy cùa N1KE ờ Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông lên

án kịch liệt Từ đó đã day lên phong trào tẩy chay sản phẩm N I K E tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây  u và Bắc Mỹ Nhận thức được tầm quan trựng của vấn đề và những ảnh hường tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai, tập đoàn N1KE đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng lại hình ảnh nhu: cho phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế; xây đựng hệ thong các công trình nước sạch, nhà vệ sinh cho hộ nghèo ờ khu vực Châu Á, Châu Phi Hiện tại, bên cạnh những chương trình CSR tại thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới, N I K E đã thành lập một hệ thống các tổ chức giám sát nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở châu Á N1KE đã trở thành một doanh nghiệp tiêu biếu, là tấm gương điên hình cho việc thực thi CSR trong doanh nghiệp

1.3.2 CSR góp phần vào nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tin cùa doanh nghiệp

Việc thực hiện CSR, xét trong ngắn hạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp những đơn đặt hàng đến từ các công ty mua hàng đòi hỏi sản phẩm phải được

áp dụng các tiêu chuẩn về CSR Còn trong dài hạn, lợi ích chù yếu của CSR

là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm ben tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động Ngoài ra, CSR là một phương pháp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả khi tạo ra sản phẩm có điểm khác biệt nổi bật so với các sản phẩm cùng loại khác, giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và đối tác, tạo ra ưu thế trong canh tranh và thuận lợi trong việc kêu gựi đầu tư, đặc biệt

là đầu tư nước ngoài

Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động nham chung tay góp sức xây dựng cộng đồng sẽ chiếm được cảm tình từ cán bộ công nhản viên, từ những người tiêu dùng, cho đến những đối tác, chính quyền địa

Trang 27

phương và nó có sức lan toa đến toàn thể cộng đồng K h i nhân viên hài lòng, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và khách hàng cũng sẽ hài lòng Khi khách hàng hài lòng thì sẽ là cơ sở, nền tảng cho sự tin tường của các nhà đầu tu với doanh nghiệp Như vậy, việc làm tốt CSR trong mọi hoàn cảnh đều đem lại lẩi ích thiết thực cho doanh nghiệp, là nguồn lực để dẫn tới thành công trong hiện tại và tương lai

Minh chứng cho điều này là việc Tập đoàn Unilever đã liên kết với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cho ra đòi sản phẩm muối lốt tại thị trường

 n Đ ộ với mục tiêu vì lẩi ích sức khỏe cộng đồng Nhờ vậy, sản phẩm muối của Unilever đã nhanh chóng chiếm lĩnh 3 5 % thị phần muối Ấ n Độ, dự kiến tăng lên 5 0 % trong thời gian tới, không chì góp phần tăng lẩi nhuận m à còn nâng cao hỉnh ảnh Unilever tại thị trường này

1.3.3 CSR góp phần thu hút nguồn lao động giỏi

Trong bất kỳ xã hội nào, dù ờ hoàn cảnh nào thỉ nhũng người tài luôn đưẩc coi trọng, vị ne đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi quá trình toàn cầu hoa, quốc tế hoa là tất yếu khách quan, kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt thì làm sao thu hút đưẩc người tài là một bài toán hóc búa đối với mỗi doanh nghiệp Đặc biệt ở những nước đang phát triển, mặc dù nguồn lao động rất dồi dào nhưng trình độ chuyên môn lại không có hoặc rất thấp, đội ngũ nhân viên có chất lưẩng cao không nhiều, bởi vậy việc thu hút và giữ chân đưẩc các nhân viên giỏi và có sự tận tâm, sự cam kết chắc chắn của họ là một thách thức đối với các nhà quàn lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thỉ các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu Các vấn đề có ảnh hường đến lòng trung thành của nhân viên đoi với tố chức cùa mình bao gom: một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đù các trách nhiệm đưẩc ghi trong hẩp đồng với tất cả các nhân viên Các chương trình nhằm cài thiện, nâng cao đời sống vật chất, nhũng hoạt động sẻ chia, quan

Trang 28

tâm, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bản thân cũng như gia đình người lao động cũng khiến cho nhân viên thấy gắn bó hơn đối với nơi làm việc của minh Các hoạt động từ thiện, trợ giúp cộng đồng, các cam kết làm điều thiện và tôn trọng nhân viên sẽ tạo ra những suy nghĩ tích cục của chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp đồng thời làm gia tăng sụ trung thành cùa nhân viên đối với tổ chức, lòng nhiệt thành với các công việc, sụ ủng hộ của họ đối với các mục tiêu, kế hoạch của cấp lãnh đạo Khi doanh nghiệp có được sụ cam kết của nhân viên đối với chất lượng công ty, hiệu quả của công việc thì sẽ có tác động tích cục đến năng suất, hình ảnh và vị trí của Doanh nghiệp Khi chất lượng phục vụ của các nhân viên được cải thiện, khách hàng cảm thấy thoa mãn và hài lòng thì hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao Như vậy, có thế thấy rằng có được sụ cống hiến cùa những nhân viên tận tâm, nhiệt tình, trung thành và có tinh thần đoàn kết, doanh nghiêp sẽ dễ dàng giành được thành công trong cuộc chiến khốc liệt nơi thương trường

1.3.4 Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Sụ quan tâm đến CSR đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ khuyến khích các tổ chức thục hiện mà CSR đã trờ thành một vấn

đề mang tính chi đạo trong nỗ lục để đành lợi thế cạnh tranh

Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy, CSR có mối liên hệ tích cục đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sờ thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sàn xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Mặt khác nó đánh vào tâm lý chung của giới tiêu thụ, khi tận dụng những vấn đề xã hội thành một phương châm cho mặt hàng kinh doanh Bời vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính là các

23

Trang 29

doanh nghiệp biết "nhìn xa trông rộng" nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất

Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại  n Độ, vào đầu những năm 1970 chi hoạt động được với 5 0 % công suất do thiếu nguồn cung ỗng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng Đ ể giải quyết vấn

đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sờ hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phoi những nhà cung cấp địa phương Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò

đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trờ thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn

1.3.5 CSR góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia

Các doanh nghiệp là lực lượng tiên tiến của nền kinh tế, giữ vai trò tiên phong và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài cùa nền kinh tế Việc Trách nhiệm xã hội được thực thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi đế các Doanh nghiệp phát triển, đồng thời tạo ra một môi trường công bằng, trung thực, bình đẳng, mà điều này chính là nền tảng quan trọng quyết định sự phát triển phồn vinh cùa một đất nước Điều này có the thấy rất dễ dàng khi các quốc gia phát triển nhất trên thế giới đồng thời cũng là các quốc gia vấn đề CSR được nhận thỗc đầy đù và thực hiện hiệu quà nhất, còn đối với các quốc gia kém phát triển vấn đề này khá "xa xì", họ không hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng cùa CSR và thường bỏ qua vấn đề này khi đưa ra các quyết định kinh doanh Nói cách khác việc các Doanh nghiệp thực hiện CSR cũng sẽ góp phần vào sự vững mạnh và ổn định của nền kinh tế quốc gia, và nâng cao

vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế

Trang 30

C H Ư Ơ N G 2 TÌNH HÌNH T H Ự C HIỆN T R Á C H NHIỆM X Ã HỘI T R Ê N

T H Ê GIỚI V À Ở VIỆT NAM

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mới chì bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và được phát triển thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực hành vào nửa sau của thế kỷ X X ờ các nước công nghiệp phát triền phương ' Tây, khi các công ty phải đổi đầu với các vấn đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với các mổi quan hệ trong lao động, sản xuất ngày càng phức tạp Nửa thế kỷ sau, vấn đe này trờ thành một công

cụ quan trọng, một biện pháp không thể thiếu để các doanh nghiệp tồn tại và giành lợi thế trong cạnh tranh Vậy tình hình thực hiện CSR trên thế giới như thế nào, và ờ Việt Nam ra sao sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 của Khoa luận này

2.1 Tình hình thục hiện CSR trên thế giói

2.1.1 Thực trạng chung của CSR trên thế giới

2.1.1.1 Ở cấp độ doanh nghiệp

CSR ngày nay đã trở thành phong trào được hường ứng rộng rãi ờ các nước phát triển trên thế giới Nêu tra cứu các cụm từ "Corporate Social Responsibility" trên Google sẽ có hơn 70 triệu kết quả tìm kiếm được hiển thị (chưa kể các cụm từ về CSR ờ tùng nước cụ thể) Hàng vạn bài báo, bài nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn đàn, trang web của các tổ chức phi chính phủ, giới doanh nghiệp, khoa học, tư vấn và Chính phù bàn về vấn đề này Người tiêu dùng ờ các nước Âu-Mỹ hiện nay không chì quan tâm đến chất lượng sản phẩm và còn để tâm đến cách thức đế tạo ra sản phẩm, có thân thiện với môi trường sinh thái, cộng đồng hay không? Nhiều phong trào bào vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường phát triển rất mạnh, chẳng hạn, phong

25

Trang 31

trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe íòods) nhằm vào các công ty sản xuất thức ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng (FairTrade) bảo đảm điều kiện lao động, giá thu mua nguyên vật liệu ờ các nước thế giới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú; tây chay sản phẩm bóc lột sức lao động trẻ em (như trường hợp công ty NIKE, GAP trong thập niên 90); phong trào tiêu dùng theo lương tâm (shopping with a conscience)

Trước áp lực cồa dư luận các công ty lớn đã chồ động đưa CSR vào các chương trình hành động cồa mình một cách nghiêm túc và coi đó là mục tiêu, chiến lược giành ưu thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt Các doanh nghiệp đã hài hoa mục tiêu lợi nhuận và lợi ích cộng đồng, xã hội Hàng nghìn các chương trình đã được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải Cacbon, sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng mặt trời, xoa

m ù chữ, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, thành lập các quỳ và trung tàm nghiên cứu vắc-xin phòng chống AIDS, các bệnh dịch khác ờ các nước đang

và kém phát triển, cung cấp các suất học bống hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, cứu trợ, ồng hộ các nạn nhân thiên tai Có thể

kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: Google, Intel, Johnson & Johnson, Motorola, P&G, TNT, B&p, HSBC, Samsung, Toyota Một điều đáng chú ý là trong những doanh nghiệp được đánh giá là

có các hoạt động CSR tiêu biểu trong then gian gần đây lại là những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động trẻ em, điều kiện lao động không an toàn trong quá khứ, điều này đã cho thấy sự chuyển biến mạnh

mẽ, sâu sắc trong nhận thức và hành động cồa các doanh nghiệp này Theo thống kê cùa tổ chức Giving USA Foundation, số tiền các doanh nghiệp trên thế giới đóng góp cho các hoạt động xã hội trên toàn thế giới trong năm 2005

là 13,77 tỳ USD thì năm 2007 con số đóng góp đã lên tới 15,69 tỷ USD với

Trang 32

gần 1000 công ty được đánh giá là hoạt động xã hội t ố t Nổi bật trong số đó

là trường hợp Ngân hàng Grameen do Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng cho 6,6 triệu người, trong đó có 9 7 % là phụ nữ nghèo ờ Bangladest vay tiền để cải thiện cuộc sống

Vấn đề CSR đã trở nên quen thuộc, phổ biến ữên thế giới và được các doanh nghiệp quan tâm và coi đó là một chiến lược quan trắng để mờ rộng sản xuất, phát triển thương hiệu, tạo dựng uy tín để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường Ngoài những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được cụ thể hoa thành các văn bản cho các doanh nghiệp tuy nghi áp dụng Theo thống

kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện CSR của doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khoe người lao động và bảo vệ môi trường như một so chứng chi phổ biến: SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp) Ngoài những bộ quy tắc ứng xử chung thì các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay cũng đã xây dựng cho riêng mình những bộ quy tắc (code o f conduct) đế hướng dẫn cách thức hành xử của doanh nghiệp trước các vẩn đề CSR khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng là yêu

cầu bắt buộc đối với các nhà cung ứng của doanh nghiệp phải tuân thù "Theo

thong kê, ở Mỹ, năm 1986, có 75% các doanh nghiệp có bộ quy tắc riêng vé đạo đức, năm 1993, so lượng các doanh nghiệp đã xây dụng các bộ quy tắc cho riêng mình đã tăng lên ở mức 93% ơ Nhật, một công trình nghiên cứu của Keidaren nhan mạnh răng khoảng 70% các doanh nghiệp có một văn bàn như vậy Còn ở Châu Âu, 50% các hãng lớn có một hiến chương ve đạo đức trong đó 71% là ở Anh, 35% ở Đức ơ Pháp, một công trình nghiên cứu

9 Mark Heywna, "Gỉving USA Shows Bequests, Foundations Boosted Othenvise Flat Gỉvìng To $306

B i l l i o n , The NonProfit Times, 7/2008, tr.17

27

Trang 33

(Mercier, 1997) tiến hành đối với 100 doanh nghiệp hàng đầu (theo tiêu chí doanh thu) cho thấy rằng 62% các doanh nghiệp này có một văn bản đạo đức nhưng 97,6% các doanh nghiệp Pháp có dưới 50 công nhân không có văn bản loại này" ì0

2.1.1.2 ơphạm vi Nhà nước

Không chi phổ biến ờ phạm v i các doanh nghiệp, ờ cấp độ quản lý Nhà nước, vấn đề CSR cũng nhận được sự quan tâm, và là một trong những mục tiêu, chiến lược để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động cùa doanh nghiệp để đảm bào an

toàn cho môi trường cũng như cho xã hội, trước cơn sóng vươn tới lợi nhuận cực đại cùa các doanh nghiệp Chính vì thế, nhiều nước đã thể chế hoa nội dung cỗa CSR vào các văn bản pháp luật hay các quy định khác dưới những hình thức thể hiện khác nhau Trên bình diện rộng hơn, nỗ lực đưa CSR thành thông lệ quốc tế phổ biến đã trờ thành hiện thực N ă m 1999, một thoa thuận toàn cầu được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kofi Annan đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới Tháng 7/2000 Hiệp uớc toàn cầu LHQ (viết tắt là UNGC) đã chính thức ra đời nham hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng doanh

nghiệp ờ tất cả các quốc gia hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, trên cơ sờ tuân thỗ và triên khai hiệu quà l o nguyên tắc cỗa UNGC được thừa nhận trên toàn cầu thuộc 4 lĩnh vực: Quyền con người, Lao động, Môi trường

và Chống tham nhũng nham giải quyết các vấn đề: tôn trọng nhân quyền, dân

sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao động cưỡng bức, bảo vệ môi trường, và

phòng ngừa tình trạng tham nhũng Đ ố i với các thiết chế khu vực, CSR cũng

đã được Uy ban Châu  u công nhận từ rất sớm: "CSR là việc các doanh

nghiệp đưa moi quan tâm vê xã hội và mòi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ cùa họ với cộng đóng cùa mình trên cơ sở tự nguyện"

10 Francoise De Bry, "Đạo đức và doanh nghiệp", NXB Thế giới, 2006, tr.443

Trang 34

Ngoài ra, CSR cũng đã được đưa vào Chương trình nghị sự chính thức cùa Hội nghị thượng đinh APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương) tồ chức vào tháng 11/2008 tại Lima, Peru

Giới đầu tư và các Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư cũng đã bát đầu xem xét đến chính sách trách nhiệm xã hội cùa các doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định việc đầu tư Các nhà đầu tư coi đó là các hạng mục đầu tư đáng giá bởi nó không chỉ làm tăng thêm giá trị xã hội cùa hủ m à đây còn là biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro, đàm bảo tính an toàn, sinh lời của nguồn vốn nhờ thiện cảm xã hội dành cho doanh nghiệp và sự trung thành của đội ngũ nhân viên, khách hàng

N h ư vậy, vấn đề CSR đã trờ thành mối quan tâm của mủi cộng đồng, mủi chính phủ ở tầm thể giới, và liên quan trực tiếp đến lợi ích các doanh nghiệp CSR trở thành nhân tố thành công cho các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này, nhưng đó cũng là nguyên nhân gây nên sự phá sản, suy vong, đổ

vỡ của các công ty coi thường CSR

2.1.2 Ví dụ về thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp trên thế giới 2.1.2.1 Procter&Gamble

P&G được thành lập năm 1837 với việc sáp nhập

còng ty sản xuất nến Procter và cơ sở sản xuất xà

phòng Gamble Khởi đầu là một công ty nhò với mặt

hàng sản xuất chính là xà phòng, P&G đã trờ thành một

trong những công ty sản xuất hàng hoa tiêu dùng nổi tiếng nhất thế giới Theo kết quả khảo sát cùa Tạp chí Fortune năm 2008, P&G dẫn đầu các công ty được yêu thích nhất trong ngành sàn xuất hàng tiêu dùng tại Mỹ Bên cạnh

đó, P&G lần thứ 16 năm trong tốp 10 công ty toàn cầu được yêu thích nhất Không chỉ nổi tiếng với các sàn phẩm của mình, vị trí cùa P&G trên thị trường tiêu dùng thế giới còn được xây dụng từ những chương trình, những hoạt động có trách nhiệm xã hội cùa công ty Ngay từ rất sớm khi khái niệm

29

Trang 35

về CSR vẫn chưa được đưa ra, nhưng những nhà lãnh đạo cùa công ty đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ờ việc tạo

ra lợi nhuận m à còn là với các đối tượng liên quan khác và đã hiện thực nó bàng những việc làm cụ thể

- Đoi với người lao động: P&G luôn được đánh giá là lựa chần tốt

nhát, là điếm đến cho các nhân tài Các nhân viên của P&G luôn hài lòng với môi trường làm việc của mình, ờ đó hầ có cơ hội thăng tiến phát triển sự nghiệp và được trả lương xứng đáng, được hầc hòi, nâng cao năng lực bản thân Ngay từ năm 1887, P&G trờ thành một trong các công ty đầu tiên của

M ỹ áp dụng chương trình chia sẻ lợi nhuận với người lao động P&G cũng có nhũng chính sách hiệu quả trong tạo ra môi trường làm việc binh đẳng và điều kiện phát triển cho các nữ nhân viên của mình Và điểu này đã được chứng minh khi có tới 3 nữ lãnh đạo của P&G: Deb Henretta - Chù tịch P&G Châu Á, Susan Arrnold - Chù tịch bộ phận kinh doanh toàn cầu, Malanie Healey - Chù tịch nhóm sản phàm chăm sóc sác đẹp và sản phàm dành cho phái đẹp lầt vào "50 nữ doanh nhân quyền năng nhất thế giới" năm 2008 do Fortune bầu chần Các nhân viên của P&G cũng luôn nhận được sự quan tâm không chỉ về vật chất m à cả tinh thần từ phía lãnh đạo công ty như trong con thảm hoa động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 1995 Khi đó Chủ tịch điều hành P&G, Alan G Laíley đã đến tận nơi, gặp gỡ, động viên, chia sẻ và trợ giúp cho các nhân viên tập đoàn cùng gia đình của hầ san sẻ bớt khó khăn Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về hình ảnh công ty trong người lao động

- Đối với khách hàng: P&G luôn giành cho người tiêu dùng của mình

sự quan tâm, chăm sóc chu đáo bên cạnh chất lượng sản phẩm ngày càng cải thiện N ă m 1924, P&G đã đi tiên phong trong thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu hành vi và sở thích của người tiêu dùng để đáp ứng tốt nhất những nhu cẩu từ phía khách hàng Bộ phận marketing và hệ thống

Trang 36

quản lý nhãn hiệu bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 1930 nhằm phục vụ cho khách hàng nhanh nhất và thuận tiện nhất Công ty đã lắp đặt số điện thoại miễn phí (800) để khách hàng mẩi nơi có thể gẩi trực tiếp cho

P & G để trình bày những yêu cầu, kiến nghị và khiếu nại về sản phẩm P&G Bời vậy, P&G luôn là nhãn hiệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

- Đôi với môi trường và cộng đồng: Trong thập niên 90, P&G cũng đã

đi đầu và gặt hái nhiều thành công trong việc sử dụng thành phần và bao bì sản phẩm không gây hại cho môi trường, có thể tái chế và sử dụng lại Tại P&G, phát triển bền vững được xem như một lời cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng và chính là nguồn lực để phát triển trong tương lai Hiện nay, P&G đang triển khai các chương trình nham giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất Cụ thể, năm 2008, P&G đã giảm thiểu được 6 % năng lượng, 8 % lượng khí thải C02, 7 % lượng nước, tiết kiệm 2 1 % sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, và đưa ra 5 chiến lược cải thiện môi trường Ngoài việc tung ra các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí của phát triển sản phàm bền vững bằng cách tiết kiệm các nguồn lực P&G cũng rất quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sổng người dân thông qua các chương trinh có trách nhiệm trẽn toàn cầu m à tiêu biểu là chương trình: Live, Learn and Thrive (Sống, Hẩc tập và Phát triển) N ă m

2008, công ty đã xây dựng 1408 trường hẩc tại Trung Quốc, giúp đỡ nhũng trẻ em nghèo, có hoàn cành khó khăn tới trường P&G cũng đã cung cấp hơn

Ì tỷ lít nước sạch thông qua chương trình Children's Safe Drinking Water Và công ty cũng đã kết hẩp cùng UNICEF cung cấp hơn 50 triệu liều vác xin ngăn ngừa uốn ván cho các bà mẹ đang mang thai ờ các nước đang phát triển ".Bằng sự đổi mới sản phẩm, các chính sách phát triển phù hợp và những hoạt động CSR hiệu quả, P&G đã giữ vững được vị trí dẫn đầu trong

" http:// www.pg.com/content/pdf7home/PG 2008 AnnualReport.pdf

31

Trang 37

thị trường hàng tiêu dùng thế giới trước sự cạnh tranh khốc liệt của đối thù cạnh tranh

2.1.2.2 Green Mountain Coffee Roaster

Green Mountain Coíĩee Roaster là công ty có

quy m ô vừa của M ỹ chuyên kinh doanh trong lĩnh

vực thực phẩm Mặc dù doanh thu và lợi nhuận chì

rất khiêm tốn so với các tập đoàn khổng lể trên thế

giới (doanh thu quý Ì năm 2009 là 197 triệu USD,

lợi nhuận là 14,4 triệu USD, tăng 5 6 % so với cùng kỳ năm 2008l z

) nhưng công ty này lại là một điển hình cho các doanh nghiệp thực hiện CSR hiệu quả Kể từ khi thành lập năm 1981, Green Mountain Coffee Roaster đã có những hoạt động xã hội và môi trường một cách tích cực N ă m 1988, công ty

đã tặng hom 500.000 USD cho Coffee Kids, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và các gia đình trong các cộng đểng trểng cà phê Thông qua các chương trình hành động của Tổ chức Coffee Kids, công ty đã cung cấp chương trình hỗ trợ tin dụng cho những nông dân trểng cà phê ờ Huatusco, Mexico và hệ thống bảo vệ sức khoẻ, an toàn vệ sinh bền vững tại Cosaulan, Mehico N ă m 1989, Green Mountain đã thành lập một uy ban bào vệ môi trường và phát triển hệ thống rừng cà phê nhàm phủ xanh đất trống đểi núi trọc nhàm gia tăng độ bao phủ cùa diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp, đây là một hoạt động phi lợi nhuận nhằm bảo vệ môi trường sinh thái Công ty được xem là doanh nghiệp tiên phong trong phong trào công bằng thương mại (trả tiền cho nguôi trểng

cà phê ổn định, công bằng giá cả) Nhưng những thay đổi lớn nhất bãi- đàu

tư ) W 1 ^Oũ^công ty đã cung cấp tài chính nhàm kiếm soát, nâng cao chất

lượng các chương trình đào tạo giúp người trểng cà phê thu được lợi nhuận cao hơn từ cây cà phê 4 5 % lượng cà phê nguyên liệu cùa Green Mountain

1 2 http:// www.greenmountaincoffee.com/ContentPage aspx?Name=CompanyHighliighs

Trang 38

Roaster Coffee được mua trực tiếp từ nguôi nông dân mà không thông qua trung gian với giá không thấp hơn l,26$/pound ngay cả khi giá thị trường thấp hơn Công ty cũng luôn tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dựa trẽn thói quen, văn hóa, truyền thống của mỗi quốc gia, chính vì vậy người tiêu dùng luôn hài lòng với các sản phẩm của họ

Với nhụng thành tích trong hoạt động CSR, Green Mountain đã có mặt liên tục 4 năm (2003-2007) trong Tóp l o doanh nghiệp thực thi Đ Đ K D hiệu quả nhất do tạp chí Bussiness Ethics bình chọn trong đó năm 2006, 2007 doanh nghiệp đã đứng đầu trong danh sách

Bên cạnh nhụng doanh nghiệp có thành tích xuất sắc ừong việc thực hiện CSR là nhụng doanh nghiệp vì lợi nhuận m à đã làm trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích xã hội, gây ô nhiễm môi trường Điển hình trong số đó là vụ

đổ vỡ của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hay hàng loạt các cây xăng gian lận bị rút giấy phép và gần đây là vụ việc gây xôn xao dư luận về sụa nhiễm melamine của tập đoàn sụa Tam Lộc - Trung Quốc

2.1.2.3 Tập đoàn sữa Tam Lộc

Tập đoàn Tam Lộc thành lập năm 1956 Trong thập niên 90, Tam Lộc

đã có nhụng bước phát triển như vũ bão, không chỉ là nhà sản xuất sụa số một của Trung Quốc, m à còn là doanh nghiệp tiêu biêu của nền kinh tế Trung Quốc N ă m 1993, doanh thu của công ty này đứng đầu toàn ngành và liên tục giụ vị trí này trong một thời gian dài V ớ i nhụng thành công như vậy, năm

2005, Tập đoàn Fonterra của New Zealand mua 4 3 % cổ phần của tập đoàn, cũng ngay sau đó, Tam Lộc được Tổng cục Kiểm tra Chất lượng Trung Quốc ban giấy chứng nhận "miễn kiểm" đối với sản phẩm sụa bột cho trẻ em trong thời hạn ba năm 2006-2008 Tháng 1/2008, sụa bột thế hệ mới của Sanlu được nhận giải thưởng tiến bộ khoa học kỹ thuật bậc li Đen tháng 6/2008, Sanlu trở thành đơn vị duy nhất sản xuất sụa uống cho ngành hàng không vũ trụ nước này Tuy nhiên, đê thành công như vậy doanh nghiệp này đã coi

33

Trang 39

thường sự an toàn, sức khoe và tính mạng của người tiêu dùng khi không kiêm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Mặc dù có nông trường nuôi bò lấy sữa nhưng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, doanh nghiệp đã nhập sữa từ bên ngoài và nguồn nguyên Liệu này đã không đảm bảo chất lưỏng do bị pha melamine (một hoa chất độc hại gây sỏi thận

và có thể dẫn tới tử vong) vào sữa tươi để tăng khối lưỏng nhằm kiếm lời Két quả là trong Ì kg thành phẩm của Tam Lộc có tới 2563 mg melamine, trong khi đó theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ hàm lưỏng melamine tối đa là 15mg/kg sữa dùng cho trẻ em13

Mặc dù, Tam Lộc đã biết sản phẩm của họ có chứa melamine Tuy nhiên, tập đoàn này giấu điếm thông tin và không thu hồi sữa nhiễm độc trên thị trường Khi xã hội bắt đầu lên tiếng về vụ việc, tập đoàn Tam Lộc đã dùng mọi thù đoạn hòng dập tắt dư luận Và hậu quả của những hành động phi nhân đạo này là gần 300.000 trẻ em sử dụng sản phẩm sữa đã mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu trong đó có 6 trẻ em đã tử vong Đang là một doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, song vì chạy theo lỏi nhuận, coi thường tính mạng người tiêu dùng, Tam Lộc đã rơi vào con đường nỏ nần và phá sản Và điều này đã kéo theo những hệ luỵ nghiêm trọng khác: hơn 10.000 nhân công đang làm việc tại nhà máy sữa này đã bị mất việc, hàng vạn gia đình công nhân viên rơi vào cảnh khó khăn; tình trạng sữa nguyên liệu không đưỏc tiêu thụ

đổ thành những "dòng sông trắng"; những người nông dân chăn nuôi buộc phải bán bò sữa chuyển sang hướng kinh doanh khác, giá cổ phiếu của các công ty sữa khác cũng liên tục giảm

Không chì làm bản thân đi vào con đường phá sản, Tam Lộc cùng với

22 doanh nghiệp khác có sản phẩm nhiễm mê-la-min đã khiến ngành công nghiệp sữa với doanh thu 20 ti USD/năm của Trung Quốc đã lao đao Hình

1 3 Nguyễn Thành Tuệ (2008) "Con dường của Sanlu",

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=l38540&ChannelID=5

Trang 40

ảnh ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc bị ảnh hường sa sút nhanh chóng

và đôi mặt với nguy cơ phá sản Một cuộc tẩy chay sản phẩm này đã diễn ra trên diện rộng, hàng loạt các thị trường quốc tế đang nhập khẩu sán phẩm này

đã đưa ra các quyết định hạn chế, tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu (Xuất khẩu sản phẩm từ sữa trong tháng l o của Trung Quốc đã giảm tới 9 2 % so với một năm trước đó) Đặc biệt vào ngày 26/9/2008, Liên minh châu  u (EU) - một thị trường nhập khẩu rất lớn của Trung Quốc - đã quyết định quay lưng với hàng Trung Quốc, kẻ cả bánh kẹo và thục phẩm Theo thông báo của Cơ quan y tế EU thì không những cấm nhập các sản phẩm sữa từ Trung Quốc m à còn loại trừ luôn các sản phẩm dùng cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc Không những thế, EU còn tỏ ý sẽ hạn chế nhập hàng hoa thực phẩm từ Trung Quốc, bất cứ là sản phẩm dành cho trẻ em hay người lớn Thậm chí, ngay cả

ở thị trường dễ tính như các nước châu Phi cũng đã có lệnh cấm nhập các sản phẩm sữa từ Trung Quốc Cụ thẻ, các nước châu Phi là Burundi, Gabon và Tanzania đã quyết định ngưng nhập tất cả mọi sản phẩm sữa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc do lo ngại các sàn phàm này mang lại nhiều nguy cơ cho sức khoe trẻ em

Sau sự việc này, chính quyền Trung Quốc mặc dù đã kiếm soát chặt chẽ, gắt gao chất lượng các sản phàm của họ, tuy nhiên đê lay lại vị tri cho ngành công nghiệp sữa cũng như uy tín cho các sản phẩm công nghiệp khác của nước này thì không hề dễ dàng và cần một thời gian không nhỏ

2.2 Thực trạng thực hiện CSR ở Doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Nhận thức cùa các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này

Khái niệm CSR đã trở nên quen thuộc, phổ biến ờ các nước phát triẻn trên thế giới Tuy nhiên, vấn đề này còn khá mới mẻ ờ Việt Nam Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp còn khá hạn chế Hầu như khái niệm này ít được các doanh nghiệp cùa chúng ta biết tới hoặc nếu có biết thì cũng không được quan tâm thực sự

35

Ngày đăng: 11/03/2014, 00:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS.Alan Le Serv, 7/2007, "Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong cải thiện Đ K L V , đảm bảo A T VSLĐ", Tạp chí Bảo hộ lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong cải thiện Đ K L V , đảm bảo A T VSLĐ
3. TS Lê Thanh Hà, 2005, chuyên đề chuyên sâu " Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp", Trường Đại học Lao động-Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
4. TS Lê Thanh Hà, 2006, "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong van đề tiền lương", Báo Lao động xã hội, số 290. ngày 15/05/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong van đề tiền lương
5. Hoàng Long, 2007, "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển", Báo Thương Mại, số 26/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển
6. TS. Nguyễn Lê Minh, 2006, "Trách nhiệm của doanh nghiệp khi gia nhập WTO", Báo Lao động xã hội, số 299, ngày 30/10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm của doanh nghiệp khi gia nhập WTO
7. Hồng Minh, 2007, "Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp", Báo Văn hoa và đời sống xã hội, số 2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp
9. Francoise De Bry, 2006, "Đạo đức và doanh nghiệp", N X B Thế giới. TIÊNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức và doanh nghiệp
2. Maignan, ì., Feưell, o.c. (2004), Corporate sociaỉ responsibility and marketing: an ìntegrative framework, Joumal o f Academy o f Marketing Science, Voi. 32 No.l, pp.3-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate sociaỉ responsibility and marketing: an ìntegrative framework
Tác giả: Maignan, ì., Feưell, o.c
Năm: 2004
2. Nguyễn Phương Anh, 2008, KLTN: Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam, Đ H . Ngoại Thương, 2008 Khác
8. TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trinh "Đạo đức kinh doanh và văn hoa doanh nghiệp, N X B Lao động Xã hôi Khác
1. John R. Boatright, "Ethics and the conduct o f business, 5.th.ed, Pearson Prentice Hall, New Jersey, 2007, tr.369 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:  M ô hình yếu  té cấu thành CSR. - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Hình 1 M ô hình yếu té cấu thành CSR (Trang 15)
Hình 2: Thứ bậc nhu cầu theo Maslow. - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Hình 2 Thứ bậc nhu cầu theo Maslow (Trang 22)
Hình 3: Tỷ lệ % các doanh nghiệp tư nhân cỗ lồng ghép các chương trình - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Hình 3 Tỷ lệ % các doanh nghiệp tư nhân cỗ lồng ghép các chương trình (Trang 45)
Bảng 1: Mục tiêu chính của doanh nghiệp các nước khi tiến hành CSR - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Mục tiêu chính của doanh nghiệp các nước khi tiến hành CSR (Trang 46)
Bảng 2: Đánh giá hoạt động CSR ở quốc gia được F1AS khảo sát.  (Chú thích: Thang điểm: Ì = rất kém; 2 = kém; 3 = trung bình; 4 = tốt; 5 = rất tốt) - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Đánh giá hoạt động CSR ở quốc gia được F1AS khảo sát. (Chú thích: Thang điểm: Ì = rất kém; 2 = kém; 3 = trung bình; 4 = tốt; 5 = rất tốt) (Trang 47)
Bảng 3: Lợi ích kinh tể từ việc đầu tư cải thiện không khí và giảm mệt mỏi - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Lợi ích kinh tể từ việc đầu tư cải thiện không khí và giảm mệt mỏi (Trang 53)
Hình 4: Tinh hình năng cao chất lượng quản lý chất thải và cải thiện hiệu - Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Hình 4 Tinh hình năng cao chất lượng quản lý chất thải và cải thiện hiệu (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w