Như vậy chính làm tăng GO của công ty là do NSLĐ bình quân của∑GO
3.1.3 Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá, đo lường bằng kết quả đầu ra và chi phí đầu vào trong một quá trình, ta có:
Các cách đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí đầu vào. Có 4 cách để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là:
+ Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên kết quả đầu ra; + Giữ nguyên chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra; + Giảm chi phí đầu vào, đồng thời tăng kết quả đầu ra;
+ Tăng chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra nhưng tốc độ tăng kết quả đầu ra lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.
Rõ ràng biện pháp thứ 3 là lý tưởng nhất, là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu không ngừng.
Các yếu tố tác động tới chi phí đầu vào: + Giá thành nguyên nhiên vật liệu;
+ Tiền lương cho người lao động;
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; + Chi phí về vốn (tiền lãi vay), khấu hao tài sản cố định; + Các yếu tố khác.
Các yếu tố tác động tới kết quả đầu ra: + Sản phẩm (chất lượng, mẫu mã uy tín, giá thành); + Hệ thống kênh tiêu thụ;
+ Quảng cáo, xúc tiến bán hàng;
Quay lại với thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, nó còn được dùng để tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế vĩ mô, dùng để tính các chỉ tiêu GNP, GDP, GNI,… phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một đất nước, chúng ta sẽ đi sâu vào trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam
Việt Nam - từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm - đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 - hầu như mới chỉ bắt đầu.
Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại - hầu như mới chỉ bắt đầu. Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam mong muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 3.000 đô la Mỹ vào năm 2020. Điều này có nghĩa là mức thu nhập bình quân đầu người phải tăng gần 10% mỗi năm đòi hỏi Việt Nam phải nhân rộng và duy trì được thành tựu kinh tế mà mình đã đạt được trong mười năm qua trong vòng mười năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu này,
theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình.
Đạt được những nguyện vọng này không phải là điều dễ dàng. Tăng trưởng nhanh cũng làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng vẫn là nguyên nhân gây quan ngại nặng nề do tăng trưởng kinh tế sử dụng quá nhiều tài nguyên, ô nhiễm cao và hàng xuất khẩu thiếu đa dạng và ít có giá trị gia tăng, tỉ trọng đóng góp của năng suất vào tăng trưởng ngày càng giảm. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang bị đe dọa bởi sản xuất điện không theo kịp nhu cầu, chi phí hậu cần và giá cả bất động sản leo thang, tình trạng thiếu lao động có kỹ năng ngày càng phổ biến. Việt Nam cần phải có những chính sách và hành động hợp lý hơn nữa nếu muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020.
Quay trở lại với thống kê kết quả sản xuất kinh doanh thì nó nó có ý nghĩa rất quan trọng, hiểu được điều đó thì thống kê của các doanh nghiệp phải chính xác và đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kì phát triển của một nền kinh tế và giữa các nền kinh tế với nhau.
Chương 4: Kết luận
Thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng vì vậy mỗi sinh viên chuyên ngành kinh tế cần nắm vững kiến thức từ đó áp dụng vào thực tiễn để đánh giá tình hình hoạt dộng của doanh nghiệp một cách chuẩn xác. Từ đó, nêu lên được những thành tựu và hạn chế trong việc sản xuất, kinh doanh và đưa ra được các phương pháp khắc phục những mặt còn hạn chế đó để giúp các doanh nghiệp nước ta ngày càng phát triển bền vững và sánh vai cùng các cường quốc khác trên thế giới.
Hiện nay, trước tình hình kinh tế nước ta đang có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược và cách thức kinh doanh linh hoạt để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho mình.Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu, thu thập và xử lý các thông tin để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để từ đó định hướng ra các chiến lược, những quyết định đầu tư … cho phù hợp với nguồn lực của công ty, hạn chế được những rủi ro trong đầu tư khi không nắm bắt được thông tin.
Tài liệu kham khảo
1. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp của Giáo sư - Tiến sĩ: Phạm Ngọc Kiểm, Nhàxuất bản LĐ - Xã hội, Hà Nội, 2002.
2. Giáo trình Thống kê công nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn Công Nhự, Nhà xuất bảnThống kê, 2002.
3. Giáo trình Thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế của Trần Bá Nhẫn - Đinh Thái Hoàng, Nhà xuất bản Thống kê, 2006.
4. Giáo trình và bài tập Thống kê của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
5. Giáo trình thống kê kinh doanh đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 6. Bài giảng môn thống kê kinh doanh – Tiến sĩ: Phạm Xuân Giang
7.Trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, giáo trình và bài tập Thống kê doanh nghiệp, nhà in ĐH Kinh Tế, 2005
8.Trường đại học Kinh Tế quốc dân, PGS.TS Nguyễn Công Nhự 9. Bài tập môn thống kê kinh doanh-tailieu.vn