1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc doc

9 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 239,97 KB

Nội dung

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc Đặng Thị Xuân Khoa Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai Nghiên cứu 112 BN ngộ độc cấp thuốc diệt chuột

Trang 1

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc

Đặng Thị Xuân

Khoa Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu 112 BN ngộ độc cấp thuốc diệt chuột (TDCTQ) vào điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc, bệnh viện Bạch Mai từ 1998 - 2001 bằng phương pháp mô tả, chúng tôi thấy: Ngộ độc cấp TDCTQ là loại ngộ độc rất thường gặp, nhiều biến chứng, tử vong cao (8%); rối loạn nhịp tim thường là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, gặp nhiều ở TDCTQ loại ống dung dịch không màu Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của ngộ độc cấp TDCTQ là tổn thương thần kinh - cơ (co giật 49,1%, hôn mê 32,14%, kích thích vật vã 43,8%, tăng phản xạ gân xương 67,9%, tăng trương lực cơ 59,8%, rối loạn tâm thần, tăng CK 33,9%); tổn thương đường tiêu hoá (buồn nôn, nôn, đau bụng 57,1%); suy hô hấp (22,3%), rối loạn về tuần hoàn (tụt huyết áp 12,5%, rối loạn nhịp tim 7,14%), tổn thương thận (suy thận cấp 7,14%); tổn thương gan (tăng AST 72%, tăng ALT 48%, tăng bilirubin 34,48%); rối loạn trao đổi ion (hạ calci ion100%, hạ natri 20,5%, hạ kali 29,5%); thay đổi công thức máu (tăng bạch cầu 52,7% và tỉ lệ đa nhân trung tính 65,2%); rối loạn chuyển hoá (tăng acid uric 26,1% và đường máu 23,2%)

Điều trị ngộ độc cấp TDCTQ trước hết cần khống chế tình trạng co giật, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, truyền dịch sớm và nhiều tránh suy thận cấp, theo dõi và điều trị tích cực các biến chứng

I Đặt vấn đề

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột là cấp cứu

thường gặp tại khoa Hồi sức cấp cứu của các

bệnh viện Theo thống kê của Vụ Điều trị- Bộ Y

tế ở 39 bệnh viện tỉnh trong toàn quốc từ

1996-1998: ngộ độc thuốc diệt chuột đứng hàng thứ 3

trong các ngộ độc cấp, chiếm 8,87%, tử vong

4,48% [5] Một thống kê ở 48 bệnh viện trong

toàn quốc từ 1998 - 6/2000 thấy 12,16% các

ngộ độc cấp là ngộ độc thuốc diệt chuột, tử

vong 3,5% [2]

Trước năm 1990, ở Việt Nam thường sử

dụng các hoá chất như phosphua kẽm, warfarin,

strychnin để làm thuốc diệt chuột Từ đầu

những năm 90, thuốc diệt chuột của Trung

Quốc (TDCTQ) nhập lậu tràn lan vào nước ta,

giá rẻ, dễ mua Bởi vậy, TDCTQ được nhân dân

ta sử dụng rộng rãi, tuỳ tiện để diệt chuột và

cũng thường dùng để tự tử Bản chất của

TDCTQ không rõ ràng, nhờ phòng xét nghiệm

độc chất của cảnh sát Pháp mới xác định được

TDCTQ loại hạt gạo hồng và ống nước có hoạt

chất là trifluoroacetamide, một chất hoá học độc

đã bị cấm sử dụng [10]

Trong hội thảo toàn quốc về cấp cứu ngộ độc cấp tháng 11/1998, Vụ Điều trị và khoa Hồi sức cấp cứu đã đưa ra phác đồ điều trị ngộ độc TDCTQ [3] Tuy nhiên, thời gian gần đây, TDCTQ được sản xuất dưới nhiều dạng như hạt gạo màu hồng, dạng ống nước màu hồng hoặc không màu, màu nâu, dạng bột trắng và dạng viên tròn như hạt ngô Bệnh cảnh ngộ độc của TDCTQ phức tạp hơn, nhiều biến chứng, một số bệnh nhân (BN) tử vong rất nhanh trong tình trạng suy tim cấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tim Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích:

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trong ngộ độc cấp một số thuốc diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc

Nhận xét về hiệu quả của các biện pháp điều trị tại khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai

Trang 2

II Đối tượng và phương pháp

nghiên cứu

1 Đối tượng:

Các BN ngộ độc TDCTQ vào điều trị tại

khoa Chống độc-Bệnh viện Bạch Mai từ 1998 -

2001

Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc TDCTQ:

+ Có tiếp xúc với TDCTQ hoặc xuất hiện

triệu chứng co giật đột ngột trên bệnh nhân nghi

ngờ ngộ độc cấp

+ Xét nghiệm độc chất có TDCTQ

2 Phương pháp:

Nghiên cứu mô tả

2.1 Triệu chứng lâm sàng:

Thời gian xuất hiện triệu chứng ngộ độc,

diễn biến các triệu chứng vào các thời điểm: vào

viện, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, ra viện

+ Thần kinh: ý thức (điểm Glasgow), co giật,

phản xạ gân xương, trương lực cơ, đồng tử, cảm

giác, tâm thần, điện não đồ

+ Tim mạch: nhịp tim, huyết áp, điện tâm

đồ, đo CVP nếu BN tụt huyết áp

Tụt huyết áp: huyết áp tối đa < 90mmHg

Sốc tim: Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc

rối loạn nhịp, khó thở,

Phù phổi cấp, CVP cao

+ Hô hấp: nhịp thở, SpO2,Xquang phổi tại

giường bằng máy Shimadzu, xét nghiệm khí

máu động mạch bằng máy Blood Gas Analyser

288 của hãng Ciba Corning

Suy hô hấp khi: SpO2 <90%, PaO2 <

60mmHg

+ Tiết niệu: số lượng, màu sắc nước tiểu

hàng ngày, ure, creatinin

Suy thận cấp khi có ure >10 mmol/l,

creatinin ≥130 àmol/l

+ Tiêu hoá: nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa

chảy, tình trạng bụng

+ Tình trạng rối loạn đông máu: xuất huyết trên lâm sàng, xét nghiệm máu

+ Các dấu hiệu hạ calci máu: Chvostek, Trousseau, điện tâm đồ, điện giải đồ

+ Các biến chứng khác: Tiêu cơ vân cấp: CK

>1000 UI/l, CKMB < 5%

2.2 Xét nghiệm:

+ Công thức máu: tại viện Huyết học, bệnh viện Bạch Mai

+ Điện giải đồ, ure, creatinin, đường máu, ALT, AST, bilirubin, phospho, acid uric Xét nghiệm hoá sinh tại khoa Hoá sinh, bệnh viện Bạch Mai

+ Xét nghiệm độc chất: dịch dạ dày, nước tiểu, máu, mẫu TDCTQ

Định tính TDCTQ tại phòng Xét nghiệm độc chất khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng

Xét nghiệm một số mẫu máu của bệnh nhân ngộ độc TDCTQ tại Viện Kiểm nghiệm trung

ương, một số mẫu TDCTQ tại Viện Khoa học

hình sự

Phân loại mức độ ngộ độc theo tiêu chuẩn của chương trình An toàn hoá học Quốc tế -

IPCS [6 ]

Điều trị: đánh giá theo phác đồ của hội thảo toàn quốc về cấp cứu ngộ độc 1998 [3]

3 Xử lý số liệu:

Theo phương pháp thống kê y học, sử dụng chương trình SPSS 10,0

III Kết quả và bàn luận

1 Tình hình chung

1.1 Phân bố về giới:

Số BN nghiên cứu: 112 gồm 44 nam (39,3%)

và 68 nữ (60,7%)

Trang 3

1.2 Phân bố về tuổi

Tuổi trung bình: 28,14 ± 13 tuổi (12-79),

59% các bệnh nhân ở lứa tuổi trẻ từ 15-29

1.3 Nguyên nhân ngộ độc

Nguyên nhân ngộ độc n %

1.4 Thời gian nằm viện và kết quả điều trị

- Thời gian nằm viện trung bình: 4,5 ± 3,5 ngày (0,5 - 19 ngày)

- Kết quả điều trị:

Tử vong 9 BN: 6 BN do rối loạn nhịp, 1 do suy đa tạng, 1 BN suy hô hấp, 1 BN mất não

2 Triệu chứng ngộ độc cấp TDCTQ

2.1 Triệu chứng xuất hiện đầu tiên

Triệu chứng ngộ độc xuất hiện trung bình sau 1,4 ±1,6 giờ (5 phút- 12 giờ), 83,3% các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 2 giờ đầu Dấu hiệu đường tiêu hoá xuất hiện sớm nhất ở 51/112 BN (45,5%), co giật xuất hiện sớm nhất ở 30/112 BN (26,8%)

2.2 Triệu chứng lâm sàng ngộ độc cấp TDCTQ và diễn biến

Suy hô hấp 25 (22,32%) 19 (18,4%) 17 (23%) 10 (18,5%) 0

Buồn nôn, nôn

đau bụng

64 (57,1%) 6 (5,8%) 3 (4,1%) 3 (4,1%) 2 (1,94%)

Co giật 55 (49,1%) 5 (4,9%) 4 (5,4%) 3 (5,6) 0

Kích thích 49 (43,8%) 34 (33%) 19 (25,7%) 12 (22,2%) 5 (4,9%)

Hôn mê 36 (32,14%) 26 (25,2%) 22 (29,7%) 18 (33,3%) 2 (1,94%)

Đau đầu 3 (2,7) 5 (4,9%) 3 (4 1%) 3 (5,6) 2 (1,94%)

Tăng TLC 67 (59,8%) 48 (46,6%) 28 (37,8%) 19 (35,2%) 14 (13,6%)

Tăng PXGX 76 (67,9%) 53 (51,5%) 30 (40,5%) 17 (31,5%) 14 (12,5%)

Trang 4

Các biến chứng:

Tiêu cơ vân: 38/112 BN (33,9%) Nhiễm

khuẩn: 13/112 BN (11,6%)

Suy thận: 8/112 BN (7,14%) Loạn thần:

10/112 BN (8,9%)

Tụt huyết áp: 14/112 BN (12,5%)

Những biến chứng khác ít gặp như viêm dạ

dày, doạ sảy thai

Nhận xét về triệu chứng, biến chứng:

Triệu chứng đường tiêu hoá là hay gặp nhất

64/112 BN (57,1%) Thời gian nôn tồn tại trung

bình 17,6 giờ, 96,4% số BN chỉ nôn trong ngày

đầu

- Triệu chứng thần kinh:

+ Co giật 49,1%, chủ yếu là co giật toàn

thân Co giật tồn tại trung bình 26,1 giờ Co giật

cũng thường là triệu chứng sớm của ngộ độc

TDCTQ, những BN co giật liên tục cũng chính

là nguyên nhân tử vong của nhiều BN, thậm chí

tử vong trước khi tới bệnh viện vì sặc vào phổi,

suy hô hấp

+ Rối loạn ý thức gặp ở 32,14% với bệnh

cảnh lâm sàng nặng nề ngay từ lúc vào

+ 67,9% các BN có tăng phản xạ gân xương

và 59,8 % có tăng trương lực cơ Phản xạ gân

xương tăng được coi như một dấu hiệu chỉ điểm

khi chưa xuất hiện co giật

Hô hấp: suy hô hấp gặp ở 25/112 BN (22,3%) cần thông khí nhân tạo., 2 bệnh nhân vào viện trong tình trạng phù phổi do suy tim cấp

Tuần hoàn: Tụt huyết áp 14/112 BN (12,5%), trong đó 8 BN (7,14%) do rối loạn nhịp (6 BN tử vong) Rối loạn nhịp thường xuất hiện ngay sớm cùng bệnh cảnh ngộ độc nặng

nề Thay đổi điện tim thường gặp nhất là nhịp nhanh xoang 50/112 BN (44,64%) Trong 15

BN có QT dài, chỉ có 2 BN có kèm giảm natri

và kali nhưng tất cả các BN đều có calci máu giảm, vì vậy QT dài nhiều khả năng là dấu hiệu của giảm calci máu

Tổn thương thận: 7,14% bị suy thận cấp do tiêu cơ vân Suy thận cấp có đặc điểm của suy thận do tổn thương ống thận, suy thận làm thời gian nằm viện kéo dài và tử vong cao hơn [1, 8] Thời gian nằm viện trung bình của BN suy thận

là 10 ngày

Các dấu hiệu ngộ độc và thay đổi điện tâm

đồ phù hợp với nhận xét của Neal

E Flomenbaum [7] và các tác giả [1, 6,8] Rối loạn đông máu chúng tôi gặp ở một BN ngộ độc TDCTQ loại bột màu trắng

2.3 Phân độ ngộ độc theo IPCS

Độ ngộ độc Số bệnh nhân Tỉ lệ % Kết quả của Nguyễn Minh Tâm

ở các độ nặng (3 và 4) tỉ lệ của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Minh Tâm (nghiên cứu tại khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai ở 275 bệnh nhân ngộ độc cấp năm 2001 [4]) Tử vong do ngộ độc

Trang 5

cấp trong toàn quốc là 2,8-3,2% [5], tại khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 1999-2001 là dưới 1,5% [2], điều đó chứng tỏ ngộ độc cấp TDCTQ vẫn là loại ngộ độc nặng, nhiều biến chứng và tỉ lệ

tử vong cao

2.4 Nhận xét triệu chứng và biến chứng giữa 2 nhóm TDCTQ hay gặp

Nhóm 1: hạt gạo và ống nước màu hồng: 33 BN

Nhóm 2: ống nước không màu: 45 BN

Tỉ lệ các triệu chứng và biến chứng của nhóm 2 có xu hướng cao hơn nhóm 1 về tình trạng: co giật, tiêu hoá, suy hô hấp, suy thận cấp, tụt huyết áp

Rối loạn nhịp tim và viêm cơ tim (13,33%) và tử vong 5 BN (11,1%) chỉ gặp ở nhóm 2, không gặp nhóm 1

5 BN uống TDCTQ loại bột trắng, số lượng BN còn ít nhưng chúng tôi thấy triệu chứng ngộ độc phức tạp hơn, một BN bị đông máu trong mạch lan toả (chúng tôi chưa gặp ở các loại ngộ độc TDCTQ khác), BN này tử vong do suy đa tạng

3 Xét nghiệm

Trang 6

3.1 Xét nghiệm máu

Bạch cầu (nghìn/mm3) 112 12,4± 7,2 59 BN (52,7%)

Bạch cầu đa nhân (%) 112 77,5± 11,9 73 BN 65,12%)

Glucose (mmo/l) 112 7,1± 3,7 26 BN (23,2%)

Creatinin (àmo/l) 40 141,6± 153,8 BN (20%)

Acid uric (àmo/l) 23 347±261,5 6 BN (26,1%)

Bilirubin toàn phần (àmo/l) 29 16,8± 8,5 10 BN (34,5%)

3.2 Điện não đồ:

17/21 BN (81%) có sóng động kinh

3.3 Xét nghiệm độc chất:

Các BN đều tìm thấy TDCTQ từ dịch rửa dạ

dày hoặc nước tiểu, máu TDCTQ tồn tại trong

nước tiểu từ 1- 6 ngày, trong máu từ 1- 4 ngày

Những thay đổi xét nghiệm thường gặp là:

Công thức máu: tăng bạch cầu và tỉ lệ đa

nhân trung tính rất thường gặp, ngay khi BN

mới vào viện chưa có tình trạng nhiễm khuẩn

Rối loạn trao đổi ion:

+ Hạ natri, kali máu + Hạ calci máu, đặc biệt là 100% các BN có giảm calci ion, 13,4% có QT dài trên điện tim, dấu hiệu thiếu calci trên lâm sàng như Chvostek, Trousseau kéo dài có thể hàng tuần Hạ calci máu sẽ làm tăng tình trạng co giật và nguy cơ rối loạn nhịp tim Taitelman U, Roy A, Hoffer E [9] tiêm calci thấy mất dấu hiệu QT

Trang 7

dài, hạn chế rối loạn nhịp ở bệnh nhân ngộ độc

fluoroacetamid Vì vậy, theo chúng tôi nên cho

calci ngay từ đầu, theo dõi để phát hiện các dấu

hiệu hạ calci trên lâm sàng và điện tim

Tổn thương thần kinh-cơ: hôn mê, co giật,

điện não có sóng động kinh., CK máu tăng cao

(thường sớm từ ngày 1 và 2)

Tổn thương thận thể hiện bằng suy thận cấp,

creatinin máu tăng

Rối loạn chuyển hoá: tăng đường huyết, tăng acid uric

Tổn thương gan: tăng AST, ALT, bilirubin

Tỉ lệ BN và giá trị AST tăng rất cao, biểu hiện tổn thương nặng ty thể tế bào, có nghĩa là tổn thương hô hấp của tế bào

4 Điều trị

Tổng liều thuốc chống co giật, dịch truyền

và hiệu quả điều trị Nguyễn Gia Bình,

Nguyễn Văn Chi [1]

Chúng tôi (1998-2001)

Các thuốc chống co giật trong nghiên cứu

của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Gia Bình,

Nguyễn Văn Chi [1], giảm được tình trạng co

giật và co cứng cơ, vì vậy giảm suy hô hấp

Lượng dịch truyền trung bình cao hơn nhiều với

nhóm không theo phác đồ của 2 tác giả trên [1],

giảm suy thận cấp, thời gian điều trị cũng được

rút ngắn

Kaliclorua dùng trung bình 6g/ngày,

calciclorua 1,7g/ngày Các BN đều có giảm

calci máu, tử vong chủ yếu do viêm cơ tim và

rối loạn nhịp, vì vậy chúng tôi xin bổ sung calci

cho tất cả các BN, liều và cách sử dụng như thế

nào để đạt hiệu quả tốt? ảnh hưởng của pH máu

tới việc sử dụng calci như thế nào cần được

nghiên cứu tiếp

IV kết luận Nghiên cứu trên 112 bệnh nhân ngộ độc cấp TDCTQ vào điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi thấy: Ngộ độc cấp TDCTQ là loại ngộ độc rất thường gặp, nhiều biến chứng, tử vong cao (8%); rối loạn nhịp tim thường là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, gặp nhiều ở TDCTQ loại ống dung dịch không màu Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của ngộ độc cấp TDCTQ là co giật (49,1%), buồn nôn, nôn (50%), kích thích vật vã (43,8%), tăng phản xạ gân xương (67,9%), tăng trương lực cơ (59,8%) Các dấu hiệu ngộ độc TDCTQ nặng là co giật liên tục, hôn mê (32,14%), suy hô hấp (22,3%), tụt huyết áp (12,5%), rối loạn nhịp tim (7,14%)

Các biến chứng hay gặp của ngộ độc cấp TDCTQ là tiêu cơ vân (33,9%), suy thận cấp (7,14%), rối loạn tâm thần (8,92%)

Trang 8

Các thay đổi về xét nghiệm gồm sự tăng số

lượng bạch cầu (52,7%), tăng tỉ lệ bạch cầu đa

nhân trung tính (65,2%), tăng CK (33,9%), tăng

AST (72%), tăng ALT (48%), tăng bilirubin

(34,48%), tăng acid uric máu (26,1%) Hạ calci

ion (100%), hạ natri (20,5%), hạ kali (29,5%)

Phác đồ điều trị ngộ độc cấp TDCTQ đang

áp dụng có hiệu quả tốt, làm giảm tình trạng co

giật, giảm tỉ lệ suy hô hấp, giảm suy thận cấp,

rút ngắn thời gian điều trị Tuy nhiên, cần bổ

sung nhiều calci hơn

Điều trị ngộ độc cấp TDCTQ trước hết cần

khống chế tình trạng co giật, đảm bảo hô hấp,

tuần hoàn, truyền dịch sớm và nhiều tránh suy

thận cấp, theo dõi và điều trị tích cực các biến

chứng

V Kiến nghị

Bổ sung calci vào phác đồ điều trị ngộ độc

TDCTQ đang sử dụng

Tiếp tục nghiên cứu về TDCTQ, đặc biệt là

tác dụng trên hệ tim mạch nhằm giảm tỉ lệ tử

vong

Chúng tôi xin bổ sung calci vào phác đồ điều

trị ngộ độc cấp TDCTQ đang được áp dụng,

phác đồ cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị ngộ độc TDCTQ ở người lớn

Chưa có co giật:

1 Tiêm bắp diazepam 10mg, nếu có phản xạ

gân xương tăng

2 Rửa dạ dày 3-5 lít nước cho đến khi nước

sạch, mỗi lít nước cho thêm 5g muối ăn (một

thìa cà phê), sau rửa cho uống 20g than hoạt 2

giờ/lần (tổng liều: 120g) bằng đường uống hoặc

qua sonde dạ dày, thêm sorbitol 40-60g/ngày

3 Gardenal: người lớn 0,10g - 0,20g

4 Calciclorua 10ml/liều dung dịch 10% TM

chậm, hoặc calci gluconat 0,1- 0,2ml/kg

(10ml/liều dung dịch 10%) tiêm TM chậm,

nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu

5 Truyền dịch đảm bảo nước tiểu 100ml/giờ

Nếu có co giật hoặc co cứng toàn thân:

1 Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/lần, nhắc lại sau mỗi 5-10 phút cho đến 30mg, nếu không

có kết quả: dùng thiopental 200-300mg tĩnh mạch trong 5 phút, sau đó truyền duy trì 2mg/kg/giờ để khống chế cơn giật (có thể 2-3g/24giờ)

2 Đặt ống nội khí quản, thở máy với FiO2 =

1 trong 1 giờ, sau đó giảm xuống 0,4-0,6 Nếu không có máy thở phải bóp bóng ambu Chỉ ngừng thở máy khi hết dấu hiệu cứng cơ toàn thân

Đặt ống thông dạ dày, rửa dạ dày bằng natriclorua 0,9% 3 - 5 lít, sau đó bơm than hoạt liều như trên (sau khi đã khống chế được co giật)

4 Calciclorua 10ml/liều dung dịch 10% TM chậm, hoặc calci gluconat 0,1- 0,2ml/kg (10ml/liều dung dịch 10%) tiêm TM chậm, nhắc lại nếu còn dấu hiệu hạ calci máu

5 Truyền dịch: natriclorua 0,9%, glucoza 5%, ringer lactate sao cho có nước tiểu 100-200ml/giờ

6 Cần chú ý theo dõi lượng nước tiểu, nếu dưới 150ml/3giờ nên đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT), nếu trên 10cmH2O cho furosemide 20-40mg tiêm tĩnh mạch Nếu không đo được ALTMTT, sau khi truyền đủ 200ml/giờ sau 3 giờ mà nước tiểu vẫn dưới 50ml/giờ ở người lớn, 10ml/giờ ở trẻ em thì cho thêm furosemid

Theo dõi chặt các chức năng sống: mạch, huyết áp, nhịp tim, nước tiểu và xét nghiệm:

CK, điện não

Các biện pháp hỗ trợ khác:

1 Suy thận cấp: lọc màng bụng, thận nhân tạo nếu điều trị khác không có kết quả

2 Viêm cơ tim: truyền dobutamine 2-15àg/kg/phút

Ngoại tâm thu thất trên 10% tần số tim: tiêm xylocaine 0,05-0,10g tĩnh mạch

Trang 9

4 Xử trí suy hô hấp cấp tiến triển (nếu

có)

5 Các loại vitamin B

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Gia Bình, Nguyễn Văn Chi

(1998), Nhận xét về tình hình ngộ độc thuốc

chuột tàu tại khoa Hồi sức cấp cứu A9 - Bệnh

viện Bạch Mai từ 1994 - 6/1998, Hội thảo lần

thứ II về cấp cứu ngộ độc, trang 38 - 44

2 Nguyễn Thị Dụ (2000) Tình hình ngộ

độc cấp ở Việt Nam và khoa Chống độc bệnh

viện Bạch Mai, Hội thảo về chiến lược giám

sát và phòng chống hành vi tự sát Trường

Đại học Y Hà Nội 15/12/2000

3 Vũ Văn Đính, Phạm Văn Vững (1998),

Xử trí ngộ độc thuốc chuột tàu, Hội thảo lần

thứ II về cấp cứu ngộ độc, Uông Bí 8/1998:

45 - 47

4 Nguyễn Thị Minh Tâm (2002), Đánh

giá mức độ nặng của ngộ độc cấp bằng bảng

PSS của IPCS Luận văn tốt nghiệp bác sĩ

chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội

5 Trần Thu Thuỷ, Phạm Văn Vững (1998), Tình hình ngộ độc và biện pháp phòng chống Hội thảo lần thứ II về cấp cứu ngộ độc, trang 1-7

6 Hans E Persson, Gunilla K Sjoberg, John A Haines, Jenny Pronczuk de Garbino (1998), Poisoning Severity Score Grading of Acute Poisoning, Clinical Toxycology, 36 (3), pp 205-213

7 Neal E Flomenbaum (1998), Rodenticides, Glodfrank's Toxycologic emergencies, Sixth Edition, pp 1459-1473

8 Poisindex (2001), Copyright Micromidex Inc 1974-2000, Micromidex (R) Healthcare Sevices Vol 103

9 Taitelman U, Roy A, Hoffer E (1983), Fluoroacetamide poisoning in man: the role

of ionized calcium, Arch Toxycol Suppl 1983 (6), pp 228 - 31

10 P Martin (1998), Télécopie, Recherche surraticide

Abstract

Evaluation of clinical manifestations and treatment

of rodenticide poisoning Study on 112 patients who were admitted to ICU & PCC, Bachmai hospital from 1998 to 2001 due to Chinese rodenticide poisoining, we found that: rodenticide poisoning was a very common poisoning with high complication and mortality (8%); cardiac arrhythmia were usually the direct cause of death, especially in patients who ingested the white colored agent The main clinical manifestations of rodenticide poisoning were neuromuscular symptoms (convulsion 49,1%, coma 32,14 %, agitation 43,8%, hypereflexia 67,9% hypertonia 59,8%, mental disorders, rhabdomyolysis 33,9%); digestive symptoms (nausea, vomiting, abdominal pain 57,1%); respiratory failure (22,3%); cardiovascular compromise (hypotension 12,5%, disarrythmias 7,14%), acute renal failure (7,14%); hepatic dysfunction (elevated AST 72%, ALT 48%, bilirubin 34,48%); electrolyte disorders (hypocalcemia 100%, hyponatremia 20,5%, hypokalemia 29,5%); hematological changes (leukocytosis 52,7%, elevated neutrophil 65,2%); metabolic disorders (hyperuricemia 26,1%, hyperglycemia 23,2%) The patient management should be an anticonvulsion therapy, airway management, fluid infusion and early forced diuresis for the prevention of ARF, other critical care and monitoring

Ngày đăng: 10/03/2014, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w