CònTSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thôngnhư thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH - -
Trịnh Anh Trung Lớp CQ50/11.07
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Trịnh Anh Trung
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 7
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 8
1.2.Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 12
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 35
2.1.Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang 35
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty 35
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 36
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 42
Trang 42.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang46
2.2.3 Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty 51
2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 74
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG 78
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang trong thời gian tới 78
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 78
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 79
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang 80
3.2.3 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho 85
3.2.4 Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, cân đối thu – chi tiền mặt 86
3.2.5 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ 87
3.2.6 Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm 88
3.2.7 Tìm kiếm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ 90
3.2.8 Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 90
3.2.9 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên 91
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp 92
3.3.1 Phía Nhà nước 92
3.3.2 Phía công ty 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 5DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1 DTT Doanh thu thuần
2 HTK Hàng tồn kho
3 LNST Lợi nhuận sau thuế
4 LNTT Lợi nhuận trước thuế
5 NPT Nợ phải trả
6 NVDH Nguồn vốn dài hạn
7 NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
8 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
9 ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu10.SXKD Sản xuất kinh doanh
11.TSCĐ Tài sản cố định12.TSDH Tài sản dài hạn13.TSNH Tài sản ngắn hạn14.VCĐ Vốn cố định15.VCSH Vốn chủ sở hữu16.VLĐ Vốn lưu động17.VKD Vốn kinh doanh
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾUBẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐNBẢNG 2.3 NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TYQUA CÁC NĂM
BẢNG 2.4 SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM2015
BẢNG 2.5 SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY QUACÁC NĂM
BẢNG 2.6 LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂMBẢNG 2.7 HỆ SỐ TẠO TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2015
BẢNG 2.8 HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2015BẢNG 2.9 SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TYQUA CÁC NĂM
BẢNG 2.10 HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦACÔNG TY NĂM 2014-2015
BẢNG 2.11 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2015BẢNG 2.12 TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TYNĂM 2015
BẢNG 2.13 HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐCỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 43
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty 45 Hình 2.3 Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm
Hình 2.4 Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015 Hình 2.5.Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015
Hình 2.6 Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm Hình 2.7 Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty Hình 2.8 Kết cấu các khoản phải thu của công ty qua các năm gần đây Hình 2.9 Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ đất nước tham gia hội nhậpvào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đươngđầu với rất nhiều vấn đề khó khăn, thách thức Một trong những thách thứclớn đối với mỗi doanh nghiệp chính là vấn đề về vốn.Vốn là chìa khóa, làphương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, công tác quản trịvốn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Vì vậy tăng cường công tácquản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu phấnđấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã có phương thức, biện pháp quản trịvốn một cách năng động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chếquản lý mới Song đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khókhăn, không những không huy động phát triển tăng thêm nguồn vốn mà cònlâm vào tình trạng mất dần vốn do công tác quản trị vốn thiếu chặt chẽ, kémhiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán…
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang là một doanhnghiệp thương mại với tỷ lệ vốn lưu động chiếm 100% tổng vốn kinh doanh,
có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh Trong nhữngnăm gần đây, kết quả kinh doanh khá tốt mặc dù ngành kinh doanh của công
ty gặp rất nhiều khó khăn Hiện nay công ty đang mở rộng quy mô vốn, mởrộng sang lĩnh vực sản xuất Vì vậy công tác quản trị vốn lưu động càng phảiđược chú trọng và là vấn đề cấp thiết, trọng yếu của công ty
Xuất phát từ tình hình thực tế ở CTCP Đầu tư và Thương mại LamGiang và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động
trong doanh nghiệp mà em chọn đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
Trang 9cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang” là đề tài rất cần thiết đối với công ty trong giaiđoạn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh hiện nay.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động
- Luận văn được viết nhằm ba mục đích cơ bản sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động vàcông tác quản trị vốn lưu động
+ Cung cấp thông tin về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổphần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
+ Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
- Phương pháp đồ thị, biểu đồ:
Trang 10Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động,
cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích
5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạnchế, thời gian tìm hiểu và thực tập có hạn, vì vậy đề tài nghiên cứu chắc chắnkhông tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu củacác thầy cô giáo, Ban lãnh đạo Công ty để đề tài của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS.NCS Nguyễn Tuấn Dươngcùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thươngmại Lam Giang đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này
Trang 11CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1.Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD), các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điềukiện kinh doanh, gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, có thể nói: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Do quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên,liên tục, nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động,chuyển đổi hình thái biểu hiện, tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn Dựatheo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanhnghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động
Nếu vốn cố định là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các tài sản
cố định (TSCĐ) sử dụng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, thìvốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sảnlưu động (TSLĐ) dùng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chiathành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông
TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ,
Trang 12loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất CònTSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thôngnhư thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục Để có được các TSLĐ này,doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhấtđịnh để mua sắm các tàisảnđó, só vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Như vậy, có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà
doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên liên tục, nên VLĐ cũngvận động không ngừng, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau
Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền đượcchuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hànghóa Khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở vể hình thái ban đầu là tiền Sự vậnđộng của VLĐ qua các giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
T– H– Sản xuất– H’– T’
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từhình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùngchuyển về hình thái tiền Được thể hiện qua sơ đồ sau:
T– H– T’
Kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được mộtlượng tiền T’(= T + T), mà lượng tiền này lớn hơn lượng tiền T bỏ ra banđầu thì doanh nghiệp đã thành công trong kinh doanh
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hóa từ hìnhthái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng quay trở
Trang 13lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động Để đảm bảocho hoạt động SXKD, sự tuần hoàn của vốn lưu động diễn ra liên tục, lặp đi lặplại, có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm về vốn lưu động:
“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ khác nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”
Thứ ba, kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịchtoàn bộ, một lần vào giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được
bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Nhưvậy, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh
Qua những đặc điểm của TSLĐ và VLĐ cho thấy tính chất phức tạp củaTSLĐ và VLĐ trong doanh nghiệp Do vậy, để sử dụng VLĐ một cách tiếtkiệm và có hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý
Trang 14và sử dụng VLĐ cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm SXKD và môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Để quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐtheo những tiêu thức nhất định
Thông thường có các cách phân loại sau:
a Căn cứ theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động:
Theo cách phân loại này thì VLĐ của doanh nghiệp được chia thành hailoại: vốn vật tư hàng hóa; vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Vốn vật tư hàng hóa:
Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thểnhư nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm…
Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa gồm nguyênliệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,… gọi chung
là HTK
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn vật tư hàng hóa chủ yếu là giá trịhàng hoá dự trữ, mua về để chuẩn bị cho tiêu thụ, bao gồm: hàng mua đang đitrên đường, hàng tồn kho, hàng gửi các đại lý,…
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền: gồm tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể
hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau Ngoài ra doanhnghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp
Trang 15Theo cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giámức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sảnđầu tư trong doanh nghiệp.
b Căn cứ theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại:
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : bao gồm vốn nguyên
vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vậtliệu đóng gói, vốn công cụ, dụng cụ
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang
chế tạo, vốn bán thành phẩm, vốn chi phí trả trước
Vốn lưu động trong khâu lưu thông : bao gồm vốn thành phẩm
hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán
Phương pháp này cho biết kết cấu VLĐ theo vai trò, từ đó giúp cho việcđánh giá tình hình VLĐ trong các khâu, thấy được vai trò của từng thànhphần vốn Trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm tạo ra kếtcấu VLĐ hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Đồng thời đây cũng là cơ sở
để xác định nhu cầu VLĐ về dự trữ hàng tồn kho theo phương pháp trực tiếp
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng có thể chia nguồn vốn lưuđộng thành hai loại: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời
Nguồn VLĐ thường xuyên : là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
chủ yếu là để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết chohoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợdài hạn Đặc điểm của loại vốn này là thời gian sử dụng kéo dài
Trang 16Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểxác định theo công thức sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên =
Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn
Trong đó:
Tổng nguồn vốn thườngxuyên của doanh nghiệp
= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạnHoặc có thể xác định bằng công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưuđộng thường xuyên
Nợ trung và dài
hạn
Nguồn vốnthườngxuyên củadoanhnghiệpTài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảmbảo vững chắc hơn Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng nguồnVLĐ thường xuyên đòi hỏi chi phí sử dụng vốn cao hơn
Nguồn vốn lưu động tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới
một năm chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ trongquá trình SXKD của doanh nghiệp Nguồn VLĐ này bao gồm vay ngắn hạnngân hàng, vay các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác
Trang 17Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐthường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầuchung về VLĐ của doanh nghiệp.
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổchức nguồn vốn Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1.Khái niệm quản trị vốn lưu động
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định
và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Mặtkhác, các quyết định tài chính có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sửdụng nguồn vốn của doanh nghiệp Do đó, quản trị tài chính doanh nghiệp cònđược nhìn nhận là hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là một bộ phận của nguồn vốn trong doanh nghiệp, chonên quản trị vốn lưu động cũng là một bộ phận của quản trị tài chính doanhnghiệp Từ đó ta có thể suy ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau:
"Quản trị vốn lưu động là hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn lưu động, nhằm đạt được các mục đích của doanh nghiệp."
Quản trị VLĐ của doanh nghiệp bảo gồm quản trị về tiền, các khoảnphải thu, HTK nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên vàliên tục, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của
Trang 181.2.1.2.Sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn lưu động
a Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của VLĐ trong quá trình SXKD
VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất
Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiềnvốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái cóđược mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau
VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư,hàng hóa trong doanh nghiệp Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư,hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít VLĐ luân chuyển nhanh haychậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không Thời giannằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý Bởi vậy, thôngqua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đốivới các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanhnghiệp
Sử dụng VLĐ hợp lý cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của cácTSCĐ, làm tăng lợi nhuận, góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triểnkinh doanh Vì vậy, việc quản trị vốn lưu động là vấn đề quan tâm hàng đầucủa các doanh nghiệp
b Xuất phát từ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp
Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.Lợinhuận làchỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt độngSXKD của doanh nghiệp Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo
ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy và là một chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 19c Xuất phát từ thực tế quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay
Tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là lượng vật tư tồn đọng,hàng hóa kém chất lượng, chậm luân chuyển, công nợ khó đòi tài sản tổn thấtcòn chiếm tỷ trọng lớn Do đó tình trạng thiếu VLĐ của các doanh nghiệp hiệnnay là rất phổ biến, nó phản ánh công tác quản trị vốn chưa đạt hiệu quả Đặcbiệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, do cơ chế cấp phát vốn nên quản trịvốn lại càng không được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thua lỗ rất phổbiến
Vì vậy, để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịpvới tốc độ phát triển kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếukém, trì trệ, cần phải quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuấtkinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng
1.2.1.3 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trịcủa chủ sở hữu, hay cổ đông trong công ty, đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnkết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong môi trường kinh doanhđầy sự biến động Từ đó có thể đưa ra mục tiêu của quản trị VLĐ của doanhnghiệp như sau:
Tối đa hóa sinh lời hay lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánhqua hiệu quả sử dụng VĐ đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình SXKD
Đảm bảo cho VLĐ của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn lưu động, đặc điểmngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán chodoanh nghiệp trong ngắn hạn
Đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên liên tục
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 201.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1.1 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải cómột lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bùđắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được tiến hành bìnhthường, liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiếtcủa doanh nghiệp
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần
thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Nếu nhu cầu VLĐ xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác
tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng về vốn, làm gián đoạn, đình trệ quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫnđến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, gây lãng phí vốn, làm tăngcác khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụngvốn, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quan niệm nhu cầu VLĐ là
số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu VLĐ được xác định theocông thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Trong đó vốn HTK là số vốn tối thiểu dùng để dự trữ nguyên nhiên vậtliệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính thời vụ của ngành nghề
Trang 21kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư,hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanhnghiệp; trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách của doanhnghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắncác nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và
có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả
1.2.2.1.2 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu VLĐ là: phươngpháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
a Phương pháp trực tiếp:
Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ chohàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lạithành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Trình tự của phương pháp này như sau:
Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho
trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và lưu thông Gồm nhu cầu vốn
dự trữ NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nhu cầu vốn đểhình thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước,vốn dữ trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả
Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị
khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa chokhách hàng
Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả nhà
cung cấp là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng củakhách hàng Các khoản nợ phải được coi như khoản tín dụng bổ sung từkhách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần
Trang 22Cộng nhu cầu VLĐ trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông(vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trảnhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Phương pháp này có
ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư, hàng hóa và trongtừng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanhnghiệp Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời giantrong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
b Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độluân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanhthu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm
kế hoạch.Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu
VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độluân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác
định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ hay doanh thu thuần, và tốc độluân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của
phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu
tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐtheo doanh thu năm kế hoạch
1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Trang 23Một trong những vai trò của hoạt động quản trị VLĐ là bảo đảm nguồnVLĐ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tổ chức nguồnvốn đầy đủ, kịp thời và lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn phùhợp với tình hình của doanh nghiệp.
Để việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ được hiệu quả cần phải xác địnhđược nguồn tài trợ thích hợp Dưới đây ta xem xét một số mô hình tài trợ phổbiến
a Mô hình tài trợ thứ nhất:
TSLĐ
NVTT
NWC>0NVLĐTX
(NWC)
NVTXTSCĐ
Khi TSNH lớn hơn NPT ngắn hạn, nghĩa là nguồn VLĐ TX có giá trịdương, thì khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, vì có một bộ phận nguồn VLĐ TX tài trợ cho TSLĐ để sử dụng chohoạt động kinh doanh
Trang 24b Mô hình tài trợ thứ hai:
TSLĐ
NVTT
NWC<0TSCĐ
NVLĐTX(NWC)
NVTX
Khi TSLĐ nhỏ hơn NPT ngắn hạn thì nguồn VLĐ TX sẽ có giá trị âm
Đây là dấu hiệu đang lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực xâydựng hay công nghiệp Trong trường hợp đặc biệt khi NVLĐTX< 0 (nghĩa làdoanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệuviệc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ sốthanh toán nợ ngắn hạn<1 Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợnày vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vóng vốn nhanh
Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động SXKDcủa doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm
Trang 251.2.2.3 Phân bổ vốn lưu động
Doanh nghiệp muốn quản trị VLĐ có hiệu quả thì sau khi huy động đượcVLĐ, phải tổ chức tốt được hoạt động phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạnluân chuyển, từ đó xác định kết cấu VLĐ Thông qua cách phân loại VLĐgiúp nhà quản trị xác định được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo nhữngtiêu thức khác nhau Kết cấu VLĐ là tỷ trọng thành phần VLĐ trong tổng sốVLĐ tại một thời điểm nhất định
Kết cấu VLĐ của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau Vì vậy việcphân tích kết cấu VLĐ cũng không giống nhau Theo các tiêu thức phân loạikhác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng vềVLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định đúng các trọng điểm
và biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanhnghiệp Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của mỗi doanh nghiệptrong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặcnhững hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưuđộng của từng doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:
- Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm: khoảng cách
giữa doanh nghiệp với nguồn vật tư, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạngiao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp, tính thời vụ và sự khan hiếmcủa vật tư, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ, hợp đồng giaobán và khối lượng hàng hoá bán ra, hàng hoá tiêu thụ có tính chất thời vụ, …
- Những nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm kỹ thuật công nghệ, mức độ
phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chứcquản lý sản xuất của doanh nghiệp…
- Những nhân tố về mặt thanh toán: đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.
Trang 26+ Các nhân tố tổ chức thu hồi tiền hàng như phương pháp thanh toán hợp
lý, thủ tục thanh toán gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷtrọng các khoản nợ phải thu
+ Tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, thực hiện hợpđồng thanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến kết cấuVLĐ Chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền, phương thứcthanh toán chuyển khoản thì kết cấu vốn nghiêng về tiền gửi ngân hàng…
Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn ảnh hưởng bởi tính chấtthời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức quản lý…
1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp.
Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năngthanh toán nhanh của doanh nghiệp Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nókhông tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhấtđịnh Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằngtiền cũng dễ bị thất thoát
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp
Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùngtiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Quyết định
Trang 27tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sựđánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giaodịch do giữ quá ít tiền mặt.
Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt.
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt đểtránh bị mất mát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặtđều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõ ràng tráchnhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc nhập xuấtquỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợpthức và hợp pháp Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổquỹ hàng ngày Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đangtrong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợithanh toán ở ngân hàng
Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng cóhiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện
dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất quỹ trong từng thời kỳ để
chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn
1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ.
Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưngvới quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn củadoanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu làmột nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp
Trang 28Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa,dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất
đi cơ hội thu lợi nhuận Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tớilàm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng chi phí quản trị khoản phảithu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ
Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu
từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanhnghiệp có thể mở rộng ( nới lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi
ro doanh nghiệp phải thu hẹp ( thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thựchiện các biện pháp sau đây:
Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng.
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thờihạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chiphí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp
Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán
Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thựchiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín kháchhàng theo các thông tin thu nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắtchặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu
Trang 29 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
Tùy theo điều kiện cụ thể có áp dụng các biện pháp phù hợp như:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính
1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
a Tầm quan trọng của việc quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưugiữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Trong doanh nghiệp, tài sản tồn kho dựtrữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu và nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sảnphẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ Mỗi loại tồnkho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình SXKD Tùy theo ngànhnghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau
Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhấtđịnh gọi là vốn tồn kho dự trữ Đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trongtổng số VLĐ của doanh nghiệp Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quantrọng, vì nó giúp doanh nghiệp tránh được việc phải trả giá cao hơn cho việcđặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặcngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng đượccác đơn đặt hàng của khách hàng, đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanhnghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phíliên quan đến việc dự trữ tồn kho gồm hai loại: chi phí lưu giữ, bảo quản hàngtồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng
Trang 30- Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phínhư bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hưhỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho
- Chi phí thực hiện hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợpđồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng
Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau Nếu doanhnghiệp dự trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽtăng lên, ngược lại chi phí lưu giữ bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lạichi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được
số lần cung ứng Vì thế trong quản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữalợi ích và chi phí của việc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tối thiểuhóa tổng chi phí HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệuquả nhất
Dự trữ HTK hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạnkhác nhau trong chu kỳ kinh doanh Hiệu quả quản lý vốn tồn kho dự trữ có ảnhhưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác quản trị VLĐ của doanhnghiệp
b Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho
- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào:
quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loạivật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp; hìnhthái xuất nhập…
- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là: đặcđiểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm;
thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât; sự lâu bềnhay dễ hư hao của sản phẩm…
Trang 31- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khốilượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khảnăng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp…
c Các biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ
và lượng tồn kho dự trữ hợp lý
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp đểđạt được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng cólợi cho doangh nghiệp và tất cả gắn líền với chất lượng vật tư hàng hoá phảiđảm bảo
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phívận chuyển, xếp dỡ
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá;
dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có sự điều chỉnh kịp thời việc muasắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động củathị trường
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thờitình trạng ứ đọng vật tư để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thuhồi vốn
động của doanh nghiệp
1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC)
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Trang 32Hoặc công thức: NWC= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nguồn VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng đểđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Nó cho biết doanh nghiệp cókhả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và TSCĐ của doanhnghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng NVDH hay không
Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:
+)NWC> 0, có nghĩa là NVDH lớn hơn TSDH, phần dư thừa đó đầu tưvào TSNH, đồng thời TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp tốt
+)NWC= 0, có nghĩa là NVDH vừa đủ tài trợ cho TSDH, đồng thờiTSNH đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính làlành mạnh
+)NWC< 0, có nghĩa là NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH Doanhnghiệp phải đầu tư một phần NVNH vào TSDH, đồng thời TSNH không đủđáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanhnghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSDH để thanhtoán nợ ngắn hạn đến hạn trả
1.2.3.2 Phân bổ vốn lưu động:
Kết cấu từng thànhphần vốn lưu động =
Thành phần vốn lưu độngTổng vốn lưu động
Do VLĐ có hai cách phân loại nên mỗi cách phân loại sẽ xác định đượcmột kết cấu VLĐ
a Kết cấu theo vai trò vốn lưu động
+ Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất trên VLĐ+ Tỷ lệ VLĐ sản xuất trên VLĐ
+ Tỷ lệ VLĐ lưu thông trên VLĐ
Trang 34b Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản
+ Tỷ lệ vốn bằng tiền trên VLĐ+ Tỷ lệ các khoản phải thu trên VLĐ+ Tỷ lệ vốn tồn kho trên VLĐ
1.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền
a Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mức độ đảm bảo của
TSNH đối với nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanhtoán ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
b Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng trả nợ ngay không
dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa
Hệ số khả năngthanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
c Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay các
khoản nợ bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thànhtiền
Hệ số khả năngthanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
d Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: thường được xem xét
trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm nhằm giúp cho nhà quản trịđánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạtđược
Hệ số tạo tiền từhoạt động KD =
Dòng tiền vào từ hoạt động KDDoanh thu bán hàng
Trang 351.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu
a Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn chothấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụngvốn và ngược lại
Vòng quay cáckhoản phải thu =
Doanh thu có thuế
Số dư bình quân các khoản phải thu
b Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
360Vòng quay các khoản phải thu
1.2.3.5 Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ
a Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà HTK luân chuyển
trong kỳ Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giácàng tốt
Vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân trong kỳ
b Số ngày để quay một vòng hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung
bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày luânchuyển HTK =
360Vòng quay HTK
1.2.3.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 36a Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức cácmặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ có hợp lý hay không, giúp nhà quản
lý đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ của những năm trước, đề ra nhữngbiện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ ở những kỳ tiếp theo
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:
+ Số vòng quay VLĐ: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định
VLĐ được luân chuyển bao nhiêu lần Công thức tính như sau:
L= M VLĐ
M chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ
- VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức sau:
V cq 2:VLĐ cuối quý 2 V cq 3:VLĐ cuối quý 3
V cq 4:VLĐ cuối quý 4
+ Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ (độ dài vòng quay VLĐ ): chỉ tiêu này
cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ
Công thức tính như sau:
Trang 37M
Trong đó K: Kỳ luân chuyển VLĐ L: Số vòng quay VLĐ
b Mức tiết kiệm VLĐ : Mức tiết kiệm là lượng VLĐ tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mứcluân chuyển song vốn không cần tăng thêm hoặc tăng không đồng thời với quy
Trong đó: V tk: Mức tiết kiệm VLĐ
M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch
K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
L1, L0: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
c Hàm lượng VLĐ : Là số lượng VLĐ cần có thể đạt được một đồng
doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao vàngược lại
Công thức xác định:
Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
d Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sửdụng VLĐ càng tốt và ngược lại
Trang 38 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng dẫn đến nhucầu về VLĐ cũng như chu kỳ SXKD khác nhau Nên các doanh nghiệp cầncăn cứ vào đặc điểm SXKD cũng như tình hình thực tế để tăng cường côngtác quản trị VLĐ
Xác định nhu cầu vốn lưu động
Xác định nhu cầu VLĐ không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) dẫn đếntình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD Điều này sẽ gây ra những ảnhhưởng không tốt đến quá trình SXKD cũng như công tác quản trị VLĐ Do
đó, việc xác định nhu cầu VLĐ đúng đắn, phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh cụ thể của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả
Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực doanh nghiệp sẽ ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là lớp nhân lực quản
lý có tác động trực tiếp đến các chính sách, chiến lược và các biện pháp quản
lý … của doanh nghiệp Trình độ quản trị của nhà quản trị mà yếu kém sẽ dẫnđến công tác quản trị VLĐ yếu kém, thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trìnhmua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phíVLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà
Trang 39quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ Những quyết định đầu tư ngắn hạnđúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao.
Sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất
Nếu doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp giảm địnhmức tiêu hao nguyên vật liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất
Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ
Nếu doanh nghiệp lựa chọn được dự án có khả thi, đúng lúc thì chi phí sẽtối thiểu và tối đa hoá được lợi nhuận Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ranhững sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trườngthì doanh nghiệp sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp đẩynhanh vòng quay VLĐ Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượngthấp, không phù hợp với thị hiếu khách hàng dẫn đến hàng hóa sản xuất rakhông tiêu thụ được, làm cho VLĐ bịứđọng, ảnh hưởng xấu đến công tácquản trị VLĐ
Lựa chọn phương thức bán hàng và thanh toán
Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thịlượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất tự chủ về vốnkhi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ
Ngược lại nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thưc bánhàng không ưu đãi thì hàng hóa khó có thể tiêu thụ được Điều này làm ứđọng hàng hóa, tăng VLĐ trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay VLĐ
Ngoài ra, có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnlưu động của doanh nghiệp như là uy tín của doanh nghiệp, trích lập dựphòng, khả năng thanh toán …
Trang 401.2.4.2 Nhân tố khách quan
Công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh bởi một số nhân tốnằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắcphục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý
Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước đưa ra cácchính sách ưu đãi về vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chínhsách khuyến khích phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lạihạn chế sự phát triển đối với một số ngành nghề khác Hệ thống pháp luật,chính sách thuế, các chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt độngcủa quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn Bởi vậy,
nó ảnh hưởng đến công tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp
Tác động của thị trường
Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trườngđầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phảiđối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tácđộng mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh Vì vậy doanh nghiệp phải căn cứvào thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… để có cách thức quản trị nếukhông sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị VKD cũng như VLĐ của doanhnghiệp
Ảnh hưởng của lạm phát
Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát có thể sẽ dẫn tới sựmất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượtgiá của của tiền tệ, hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hoá củadoanh nghiệp Nếu nhu cầu hàng hoá giảm xuống sẽ làm cho hàng hoá của