1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

2 tội phạm trật tự kinh tế

6 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Đặc điểm của tội phạm xâm phậm trật tự quản lý kinh tế có thể nhìn nhận từ các phương diện sau: - Thứ 1: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nảy sinh trong điều kiện phát triển còn nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường, khung pháp luật về quản lý kinh tế chưa được định hình rõ nét và thiếu khả thi, thậm chí còn nhiều sơ hở thiếu sót. - Thứ 2: quy mô, tính chất nghiêm trọng của các vụ án ngày càng tăng, thiệt hại kinh tế đặc biệt lớn. - Thứ 3: các đối tượng là chủ thể của tội phạm rất đa dạng, từ người có chức vụ quyền hạn của doanh nghiệp nhà nước đến chủ doanh nghiệp nhân, người buôn bán nhỏ… - Thứ 4: tính chất và số lượng vụ án loại này gia tăng tùy thuộc vào sự thay đổi của các chính sách và pháp luật về quản lý kinh tế. Sự nhận biết một số đặc điểm nói trên có thể giúp luật sư định hướng tập trung sự chú ý vào những phần nào trọng tâm trong công việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án là một tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố điều tra, truy tố, xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm các mục đích sau: - Hệ thống được diễn biến, nội dung các tình tiết và hệ thống chứng cứ của vụ án. - Trong giai đoạn điều tra, việc thu thập tài liệu, chứng cứ chưa được tập hợp đầy đủ, còn phân tán, rời rạc ở từng mảng khác nhau. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, cần tập hợp , sắp xếp, phân loại sao cho các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ có mối liên hệ trong một hệ thống nhất định giúp hiểu rõ nội dung vụ án. - Bước đầu đánh giá được các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình xác minh thu thập chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử. Song trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có sự phân tích, đánh giá bước đầu nhằm có những nhân xét, kết luận nhất định tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đòi hỏi luật sư phải nắm vững một số yêu cầu sau: - Việc nghiên cứu hồ sơ cần phải được tiến hành một cách thận trọng, ký lưỡng. Với yêu cầu này, việc nghiên cứu hồ sơ không được tiến hành một cách hòi hợt, qua loa, đại khái mà cần phải hết sức cẩn thận,kỹ lưỡng, phải rà đi soát lại để không bỏ sót những yếu tố, những nội dung, những chi tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. - Khi nghiên cứu hồ sơ tuyệt đối không được để lẫn lộn, tránh tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch hồ sơ vụ án. Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ là kết quả của quá trình thụ lý, điều tra, xác minh vụ án. Việc tránh tẩy xóa, thêm bớt tài liệu chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ vụ án sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án có thể thiếu khách quan, chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của tòa án. - Qua nghiên cứu hồ sơ, đòi hỏi luật sư phải có sự nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến cụ án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đồng thời phát hiện những ưa, khuyết điểm, sai phạm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước ( nếu có) Nghiên cứu hồ sơ vụ án xạm phạm trật tự quản lý kinh tế và một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vụ án dù đơn giản thì luật sư cũng phải đành thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án ột cách toàn diện, có hệ thống, khách quan giúp luật sư nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng của mình, trên cơ sở đó hình thành các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Việc nghiên cứu hồ sơ và vụ án ó thể đi theo những hướng khác nhau tùy thuộc vào việc luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn nào. Nguyên tắc là nghiên cứu một cách toàn diện nhưng không nhất thiết phải nghiên cứu lại những vấn đề mà mình đã biết trước đó. Nghiên cứu hồ sơ vụ án là hoạt động nghiệp vụ đòi hỏi luật sư phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu mà luật sư có thể vận dụng. - Thứ nhất là phương pháp nghiên cứu toàn diện vụ án. Những tài liệu, chứng cứ được thu thập trong hồ sơ vụ an thể hiện tính khách quan của hoạt động điều tra vụ án. Mỗi tài liệu, đồ vật, vật chứng được thu thập trong hồ sơ là những chứng cứ không những khẳng định kết quả của hoạt động điều tra mà còn nói lên tính xác thực, khách quan của các tình tiết của vụ án. Do đó, về nguyên tắc các tài liêu có trong hồ sơ phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xem các tài liệu ấy có nội dung gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc xem xét đánh giá các tình tiết của vụ án. Phương pháp này đòi hỏi luật sư không được chủ quan, chỉ tập trung nghiên cứu những tài liệu mà mình cho đó là có ý nghĩa làm chứng cứ còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Các tài liệu muốn trở thành chứng cứ( buộc tội hoặc gỡ tội) đều có mối quan hệ hửu cơ với nhau. Không thể xem xét các tài liệu một cách biệt lập, tách rời. Nhiều trường hợp dù chỉ với những chi tiết rất nhỏ tưởng chừng không có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tính có căn cứ của vụ án. Thực tiễn đã có trường hợp quá tin vào lời khai nhận tội của bị cáo, không chú ý nghiên cứu một cách toàn diện khác nên không phát hiện ra các mâu thuẫn , dẫn đến việc đán giá sai lệch vụ án. - Thứ hai là phương pháp hệ thống, logic. Tội phạm là hiện tượng xã hội, sự tồn tại của nó cũng tuân theo những quy luật nhất định. Một hành vi phạm tội bao giờ cũng để lại dấu vết và sự vận động của nó đều theo những không gian, thời gian nhất định. Trong các tài liệu của hồ sơ vụ án. Luật sư cần phân loại hồ sơ theo từng (nhóm) hợp lí phù hợp với chủ đề nghiên cứu, trên cơ sở đó cần tính toán nghiên cứu sự kiện nào có trước, sự kiện nào có sau theo một trật tự nhất định . Luật sư càn hệ thống các sự kiện phạm tội, qua đó bằng hoạt động tự duy, có thể dựng lại được toàn bộ vụ án điều tra trong thực tiễn như thế nào. Thông thường hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra sắp xếp và đánh số, tuy nhiên khi nghiên cứu, luật sư cần kết hợp phân thành các tập, tập hồ sơ về thủ tục tố tụng ( bao gồm: khởi tố vụ án, các biện pháp ngăn chặn, khám xét ) tập hồ sơ về kết qua khám nghiệm hiện trường, tập hồ sơ về ý kiến các nhà chuyên môn, kỹ thuật tập hồ sơ về biên bản ghi lời khai ( của bị can, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…). Các tài liệu kết thúc điều tra ( bản kết luận điều tra, các yêu cầu điều tra) các tài liệu về nhân thân bị can, các tài liệu về thu giữ vật chứng, tài sản kê biên… các tài liệu trên đây cơ quan điều tra đã sắp xếp trong hồ sơ nhưng luật sư cần nghiên cứu theo các chủ đề, trật tự nhất định, như vậy không những giúp cho luật sư không bỏ sót tài liệu mà còn tạo cho luật sư nắm được vụ án một cách có hệ thống, logic. - Thứ 3 là phương pháp so sánh, tổng hợp. Hồ sơ vụ án gồm nhiều tài liệu như các tài liệu về lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường… trong đó có tài liệu mâu thuẫn với nhau như các lời khai của người làm chứng đối nghịch với các lời khai của bị can hoặc lời khai của bị can đối nghịch với các tài liệu khác như biên bản khám nghiệm hiện trường… Vì vậy khi nghiên cứu các tài liệu này luật sư cần đối chiếu, so sánh để loại trừ những nội dung nào không hợp lý, chắt lọc các nội dung hợp lý để phân tích đánh giá một cách tổng hợp về các tình tiết của vụ án. Phương pháp này đòi hỏi luật sư không những nghiên cứu 1 cách toàn diện, logic mà còn biết so sánh, tổng hợp để xác định các tình tiết có thực của vụ án, loại trừ những tình tiết không có thực của vụ án. - Thứ 4 là phương pháp ghi chép hồ sơ, tài liệu thực tiễn điều tra, tuy tố, xét xử cho thấy trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án luật sư cần ghi chép đầy đủ các tài liệu chứng cứ của vụ án thì sẽ nắm chắc các tình tiết của hồ sơ vụ án. Phương pháp này đòi hỏi luật sư phải có tinh thần chịu khó, cẩn thận và lòng đam mê nghề nghiệp. Ngày nay đã có các máy photocopy, máy vi tính đã đưa lại nhiều thuận tiện nhưng nó lại tạo cho con người cách làm việc lười suy nghĩ. Do vậy luật sư cần phải ghi chép hồ sơ, tài liệu. Muốn có hồ sơ vụ án để nghiên cứu trươc hết luật sư phải nhận hồ sơ. Khi nhận hồ sơ và vật chứng vụ án luật sư cần kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và vật chúng vụ án, đảm bảo hồ sơ có đủ tài liệu đã liệt kê , đủ và đúng vật chứng của vụ án. Luật sư phải kiểm tra từng trang tập hồ sơ, đối chiếu với bảng kê tài liệu có trong hồ sơ để xem xét nếu đủ và đúng mới nhận. Nếu phát hiện hồ sơ thiếu bút lục để kiểm tra hồ sơ để yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục. Việc đọc, đếm từng bút lục để kiểm tra hồ sơ càng cẩn trọng bao nhiêu thứ bảo đảm tính chính xác của hồ sơ bấy nhiêu. Nếu không kiểm tra chặt chẽ về tính đầy đủ, chuẩn xác của hồ sơ thì rất dễ dẫn đến có những sai lầm trong việc định hướng bào chữa hay định hướng bảo vệ của luật sư. Nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quân lý kính tế là nghiên cứu những vấn đề gì? Trước tiên luật sư nghiên cứu các thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án. Thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án là các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Khi nghiên cứu các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng luật sư chú ý kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định và hành vi tố tụng đó. Kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định, hành vi tố tụng là nghiên cứu, xem xét các quyết định, hành vi tố tụng ấy có được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn không? người ra quyết định là ai? Thời hạn đã đúng chưa? Người có nghĩa vụ thi hành đã được nhận quyết định đó và đã được giải quyêt quyền và nghĩa vụ chưa? (Ví dụ: theo khoản 1 điều 104 BLTTHS thì quyết định khởi tố vụ án do thủ trưởng cơ quan điều tra ban hành. Phó thủ trưởng chỉ được kí quyết định khởi tố vụ án khi có sự ủy quyền của thủ trưởng cơ quan điều tra. Nếu không có ủy quyền mà có thủ trưởng kí quyết định khởi tố vụ án là vi phạm tố tụng. Hoặc là theo khoản 4 điều 126 BLTTHS thì quyết định khởi tố bị can phải được viện kiểm sát cùng cấp, nếu chưa được viện kiểm sát phê chuẩn thì quyết định khởi tố bị can đó chưa có hiệu lực). Kiểm tra thời hạn thực hiện các quyết định và hành vi tố tụng như thế nào, có quyết định nào hết hạn chưa. ( Ví dụ:khi kiểm tra thời hạn tạm giam để điều tra luật sư phải căn cứ vào điều 120 BLTTHS để xem xét việc chấp hành thời hạn tạm giam để điều tra như vậy đã đúng với pháp luật chưa? Nghĩa là phải kiểm tra kĩ xem các quyết định, hành vi tố tụng đó có vi phạm gì không so với quy định của pháp luật). Luật sư cần ghi chép các vi phạm về tố tụng để tổng hợp đề đạt cơ quan điều tra khắc phục. - Nghiên cứu kiểm tra tính có căn cứ của các quyết định và hành vi tố tụng đó đã đảm bảo đúng căn cứ ban hành chưa? Việc viện dẫn điều luật dể áp dụng khi ra các quyết định và hành vi tố tụng ấy đã phù hợp với việc giải quyết vụ án hay chưa? ( ví dụ: khi cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án thì luật sư cần chú ý nghiên cứu xem căn cứ để ra quyết định đình chỉ như vậy đã đúng chưa? Nếu phát hiện việc vận dụng pháp luật sai thì luật sư đề nghị cơ quan điều tra khắc phục. Luật sư cần hết sức chú ý nghiên cứu, xem xét các quyết định như: khởi tố bị can, truy nã bị can, lệnh tạm giam, kết luận điều tra, kết luận giám định, lệnh bắt đã được tống đạt cho bị can chưa? Thực tiễn đã có trường hợp tuy cơ quan tiến hành tố tụng ban hành các quyết định như đã nêu trên nhưng “ quên” không tống đạt cho bị can. Như vậy là vi phạm nghiêm trọng thù tục tố tụng. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trước nhất luật sư phải nghiên cứu các nhóm tài liệu như hồ sơ về pháp nhân ( giấy phép thành lập, các ngành nghề đang kí kinh doanh, điều lệ, quy chế hoạt động, bản phản công trách nhiệm trong ban giám đốc các tài liệu giao dịch ( hợp đồng mua bán, chứng từ xuất nhập, số liệu kế toán tài chính…) các văn bản trao đổi khi sự việc xảy ra ( yêu cầu giải trình của cấp trên, cơ quan thanh tra, văn bản báo cáo giải trình của khách hàng). Các tài liệu liên quan đến nhân thân( quyết định bổ nhiệm, quá trình công tác, các giấy tờ khen thưởng và kỉ luật…). Tùy theo tính chất và giai đoạn tố tụng cùa vụ án, luật sư có thể được có quan tiến hành tố tụng cho phép tham khảo hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra hoặc sau khi hồ sơ được chuyển sang tòa án. Kinh nghiệm trong một số vụ xâm phạm trật tự kinh tế lớn trong những năm gần đây cho thấy, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu không phôtô được luật sư cần tập trung chú ý vào những vấn đề sau: 1. Bao giờ việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ luật sư cần làm là phải kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp và thủ tục tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành. Cụ thế là xem xét nội dung và hình thức của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,bắt khám xét, kê biên, niêm phong hiện vật, tài liệu, tài sản … . Cần chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người kí các quyết định và sự phê chuẩn của viện kiểm soát, nội dung của hành vi và cách thức tống đạt các quyết định này, cần chú ý đến các tài liệu trao đổi của các cơ quan tiến hành tố tụng, các văn bản yêu cầu điều tra bổ sung, những vướng mắc về mặt pháp lý thể hiện trong quá trình điều tra. 2. yêu cầu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp trước thời điểm xảy ra vụ án, bao gồm các hồ sơ pháp nhân( quyết định, giấy phép thành lập, điều lệ, quy chế…) và những yếu tố, tác động điều hoạt động của doanh nghiệp về mặt khách quan và chủ quan( tình hình sản xuất, kinh doanh vào thời điểm xảy ra vào vụ án, việc cấp vốn hoặc vay vốn ngân hàng, sự chỉ đạo của cấp trên, cơ quan chủ quản, tình hình nhân sự và nặng lực, trình đồ của đội ngũ cán bộ doạnh nghiệp… ) 3. Cần nghiên cứu một cách kĩ lưỡng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động mà vụ án đã xảy ra việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là trong các vụ án có ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. 4. Nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu, kết quả giám định, biên bản ghi lời khai với tính chất là các chứng cứ được thu thập theo trình tự luận định. Có nhiều cách ghi chép khác nhau( ghi tóm tắt nội dung văn bản hoặc ghi chi tiết số văn bản, ngày tháng, nội dung chi tiết) nhưng bất luận trong trường hợp nào, cần ghi rõ số bút lục, tập hồ sơ để sau này viện dẫn chứng được chính xác. 5. Tìm hiểu các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết wùa nộp ngân sách ( các khoản thuế), các thành tích khen thưởng của doanh nghiệp và cá nhân bị can, các tài liệu về nhân thân. Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một trong những phương thức để luật sư tiếp cận sự thực của vụ án. Hồ sơ vụ án là bức tranh tài liệu lại toàn bộ diễn biến của vụ án. Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư phải bắt đàu từ bản kết luận điều tra, cáo trạng sau đó đến nghiên cứu lời khai của bị can, bị cáo, lời khai của người bị hại, nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các tài liệu về tố tụng có thể nghiên cứu sau cùng. Bản cáo trạng và bản kết luận điều tra tuy là 2 văn bản pháp lý xác định trách nhiệm hình sự về một vụ án hình sự và người phạm tội cụ thể, nhưng giữa chúng có những khác nhau căn bản. Nếu như bản kết luận điều tra thì bản cáo trạng lại mở ra giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Bản kết luận điều tra là văn bản xác nhận kết quả của quá trình điều tra vụ án trong đó nêu rõ diễn biến của hành vi phạm tội, các chứng cứ chứng minh tội phạm, nhân thân bị can và quan điểm đề xuất xử lý vụ án của cơ quan điều tra. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án luật sư cần nắm chắc nội dung bản kết luận điều tra đã nêu rõ các chứng cứ để chứng minh tội phạm chưa? Đã nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố như thế nào? Đây là những nội dung nói lên tính có căn cứ của bản kết luận điều tra cần phải nghiên cứu kĩ luật sư cần ghi lại những hành vi có nêu trong cáo trạng nhưng không đề cập trong kết luận điều tra, những điểm mâu thuẫn giữa kết luận điều tra và bản cáo trạng để xác định vụ án. Ghi lại ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của cơ quan điều tra có lợi cho thân chủ của mình. Bản cáo trạng là văn bản phảp lý của viện kiểm sát nhân dân để truy tố bị can, là căn cứ làm phát sinh hoạt động xét xử của tòa án, ghi nhận và phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình điều tra và kiểm sát điều tra. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phảm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiếtgiàm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng, họ tên, chức vụ và chữ kí của ngừoi ra bản cáo trạng. Sau nghiên cứu bản kết luận điều tra và bản cáo trạng luật sư sẽ lần lượt nghiên cứu tới các biên bản hỏi cung bị can, các biên bản lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án và các loại giấy tờ, tài liệu khác. Biên bản hỏi cung bị can là văn bản không những xác định kết quả cụ thể của hoạt động điều tra mà còn là tài liệu chứng cứ nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn. Vì vậy khi nghiên cứu lời khai của bị can luật sư cần nghiên cứu tính hợp pháp của biên bản hỏi cung bị can. Biên bản hỏi cung bị can dù có giá trị chứng minh tốt như thế nào nhưng nếu không được lập theo đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thì biên bản đó cũng không được coi là hợp pháp. Trên cơ sở quy định của pháp luật luật sư cần đối chiếu để xem xét, đánh giá biên bản hỏi cung ấy có phù hợp với các quy định của pháp luật không? Một điều cần lưu ý khi nghiên cứu tính hợp pháp của biên bản hỏi cung bị can là có những chữ, những câu được ghi thêm hoặc bị xóa có được người hỏi cung và bị can kí xác nhận không? Vì thực tế không được kí xác nhận dễ dẫn đến những phát sinh, những khiếu kiện phức tạp. Ngoài tính hợp pháp của biên bản hỏi cung bị can luật sư còn phải nghiên cứu xem tình hình bị can khai báo thế nào? Có bao nhiêu bản cung nhận tội và bao nhiêu bản cung không nhận tội, thời gian nhận tội và không nhận tội diễn ra như thế nào. Luật sư cần nghiên cứu kĩ các bản cung để xem xét tính chính xác của bản cung qua đó cần hỏi thêm nội dung gì để kết luận về tính có căn cứ của các biên bản hỏi cung bị can. Khi nghiên cứu lời khai của bị can thì dù lời khai đó có nhận tội hay không nhận tội luật sư đều phải chú ý xem lời khai đó có căn cứ hay không. Chỉ được coi là chứng cứ khi lời khai đó phù hợp với các chứng cứ khác. Đặc biệt đối với các lời khai của những bị can không biết chữ hoặc lời khai của những người bị hạn chế về thể chất, tinh thần mà nhờ người khác viết thì luật sư cần nghiên cứu thật kĩ lưỡng các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án để xem việc nhận tội đó có phù hợp với sự thật của vụ án không. Đối với các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường có nhiều bị can, đo đó Luật sư cần phân tích, đánh giá về hành vi phạm tội và thủ đọan phạm tội đối với từng bị can. Chú ý phân tích, đánh giá vai trò trách nhiệm của từng bị can, nhân thân của từng bị can, phân tích trong số đó ai là người lôi kéo, rủ rê, ai là người thực hiện , mức độ thiệt hại là bao nhiêu. Luật sư cần ghi chép hệ thống lời khai của từng bị can xem có mâu thuẫn với nhau không? Từ đó chắt lọc ra những vấn đề có lợi cho thân chủ của mình. Đọc biên bản ghi lời khai của người làm chứng để hiểu rõ sự việc phạm tội xảy ra có những người nào biết, họ xác nhận về các tình tiết của sự việc như thế nào, trên cơ sở đó luật sư sử dung khi bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự. Phải xác định xem người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết được các tình tiết của vụ án. Mối quan hệ của người làm chứng với bị can, người bị hại. Điều kiện khách quan của việc tiếp nhận tin tức( không gian, thời gian của việc tiếp nhận tin tức). Điều kiện chủ quan tiếp nhận tin tức( tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức của người làm chứng…). Ghi lại những điểm trong lời khai cần sử dụng khi bảo vệ cho thân chú. Nếu nhiều lần khai lại có nội dung mâu thuẫn sau, cần tìm nguyên nhân của sự mâu thuẫn đó. Thông thường lời khai ban đầu là chính xác về sự việc, những lời khai sau nếu bổ xung thêm các tình tiết làm rõ lời khai ban đầu thì đáng tin cậy. Nếu lời khai sau lại có nội dung khác hẳn lời khai ban đầu thì có thể có người làm chứng bị mua chuộc hoặc do nhiều nguyên nhân khác làm lời khai không chính xác. Tuy vậy cũng có lời khai sau lại chính xác hơn là vì người làm chứng đã nhớ lại được thực chất của sự việc xảy ra. Do đó, muốn xác định tính chính xác trong lời khai của người làm chứng phải đối chiếu nó với các chứng cứ khác của vụ án. Đọc biên bản đối chất giữa các bị can với nhau, giữa bị can với người làm chứng, người bị hại, giữa người bị hại với người làm chứng… đọc các biên bản này để luật sư có cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu thuẫn. Nếu biên bản đối chất ghi lời khai của người đối chất có lợi cho người mình bảo vệ luật sư phải ghi lại để bảo vệ cho thân chú của mình. Tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể sẽ có những loại giấy tờ tài liệu khác để làm rõ tình tiết của vụ án như: các biên bản xác minh của cơ quan điều tra, VKT, các nhận xét và đề nghị của các cơ quan đoàn thể, các đơn từ khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng… luật sư không được bỏ qua bất cứ giấy tờ nào nếu có liên quan tới người bảo vệ vì đôi khi một giấy tờ tưởng là bình thường nhưng nếu đặt nó trong hệ thống tài liệu chứng cứ của vụ án thì lại có ý nghĩa chứng minh. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án luật sư sẽ tìm ra và hệ thống các chứng cứ gỡ tội đó là những lời khai của bị can, người làm chứng và các tài liệu khác khẳng định bị can không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn hoặc có các chứng cứ chứng minh sự ngoại phạm của bị can. Ngoài ra chứng cứ gỡ tội còn thể hiện ở các tài liệu đã thu thập có nhiều mâu thuẫn nhưng không được giải quyết, như các lời khai của bị can, người làm chứng mâu thuẫn với nhau hoặc lời khai đó không phù hợp với hiện trường. Luật sư cần chú ý với các quy định của pháp luật để xem xét tính có căn cứ và tính có hợp pháp của việc gỡ tội cho bị can. Tóm lại luật sư nghiên cứu hồ sơ phải tìm được những chứng cứ có tội cho người mình bảo vệ để đề nghị tòa án chấp nhận: tìm được những điểm mâu thuẫn bất hợp lý trong các chứng cứ bất lợi để đề nghị tòa án bác bỏ. . Đặc điểm của tội phạm xâm phậm trật tự quản lý kinh tế có thể nhìn nhận từ các phương diện sau: - Thứ 1: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nảy sinh. khuyết điểm, sai phạm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước ( nếu có) Nghiên cứu hồ sơ vụ án xạm phạm trật tự quản lý kinh tế và một công việc

Ngày đăng: 10/03/2014, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w