Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tội phạm trật tự xã hội, nguyên nhân tổng thể làm phát sinh tội phạm và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tìn
Trang 1TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lớp: Luật Tƣ Pháp 2 – K33
Cần Thơ, tháng 4 năm 2011
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4
Vấn đề về đô thị Việt Nam hiện nay 4
1.1.1 Khái niệm đô thị 4
1.1.2 Quá trình phát triển của đô thị Việt Nam qua các thời kì lịch sử 5
1.1.2.1 Thời kì phong kiến 5
1.1.2.2 Thời kì thực dân pháp xâm lược 6
1.1.2.3 Giai đoạn từ 1945 – 1954 7
1.1.2.4 Giai đoạn từ 1954 – 1975 7
1.1.2.5 Giai đoạn từ 1975 – 1986 8
1.1.2.6 Giai đoạn từ 1986 – đến nay 8
1.1.3 Đặc điểm và vị trí của đô thị Việt Nam hiện nay 9
1.1.3.1 Những đặc điểm của đô thị hiện nay 9
1.1.3.2 Vị trí của đô thị hiện nay 11
1.2 Các vấn đề về tình hình tội phạm ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 14
1.2.1 Tội phạm trật tự xã hội theo Bộ luật Hình sự (BLHS) 14
1.2.2 Thực trạng tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay 16
1.2.2.1 Số liệu thống kê tình hình phạm tội trật tự ở các đô thị 16
1.2.2.2 Mức độ nguy hiểm của tội phạm trật tự xã hội ở đô thị 24
1.2.2.3 Hậu quả của tội phạm trật tự xã hội ở đô thị 27
Trang 5CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI
Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 29
2.1 Phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị 29
2.2 Sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội ở đô thị 38
2.3 Ảnh hưởng của sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin ở đô thị 41
2.3.1 Ảnh hưởng của game online 42
2.3.2 Ảnh hưởng từ “chat” và “chat sex” 47
2.4 Sự du nhập của nền văn hóa nước ngoài vào đô thị ảnh hưởng đến tình hình tội phạm ở đô thị 52
2.4.1 Ảnh hưởng sách báo, phim ảnh nước ngoài 52
2.4.2 Lối sống nước ngoài du nhập vào Việt Nam 55
2.5 Hạn chế trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở đô thị 58
2.5.1 Trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường 58
2.5.2 Hạn chế trong việc tuyên truyền giáo dục cho người dân đô thị 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 63
3.1 Làm giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội đô thị 63
3.2 Những biện pháp tệ nạn xã hội ở đô thị 69
3.3 Giải pháp hạn chế việc nghiện game online, chat, chat sex 72
3.4 Hạn chế sự ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài 75
3.5 Giải pháp đối với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật ở đô thị 79
KẾT LUẬN 85
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển của
đô thị diễn ra khá nhanh Đô thị trở thành trung tâm kinh tế chính trị, tài chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế, đóng vai trò hạt nhân quan trọng nhằm thúc đẩy cho sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước Do đó, đô thị là nơi hội tụ, tập trung trình độ cao về khoa học kĩ thuật, khả năng sản xuất lớn, nhiều công việc làm, văn hóa khoa học vượt trội những nơi khác trong vùng Đô thị với những vị trí quan trọng như trên, là đầu tàu của khu vực hay cả nước, đã tạo tiền đề phục vụ mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của một quốc gia
Sự khẳng định hệ thống đô thị trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,
sự tồn tại và phát triển thực tế của Hiệp hội đô thị Việt Nam là những minh chứng cho
xu hướng phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay Từ khi những đô thị lần đầu tiên ra đời cho đến nay, các đô thị đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta Hiện nay, đô thị đang phát triển nhanh về số lượng, lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu của đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trên nhiều lĩnh vực Kéo theo đó là đời sống người dân đô thị ngày càng được nâng cao, con người tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện hiện đại, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, làm phát sinh nhiều hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sống ở đô thị, ảnh hưởng đến đạo đức
xã hội, làm thay đổi nhận thức, quan điểm cuộc sống của người dân đô thị như: sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị, tệ nạn xã hội ở đô thị, sự phát triển nhanh của
hệ thống thông tin đô thị, ảnh hưởng của sự du nhập nền văn hóa nước ngoài vào xã hội đô thị… Trong đó, tầng lớp học sinh, sinh viên vào độ tuổi vị thành niên đặc điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi, hiếu động, thích tìm kiếm cái mới lạ, mặt tiêu cực của sự phát triển ở đô thị đó là những cạm bẫy nguy hiểm lôi kéo tầng lớp thanh niên thiếu hiểu biết làm theo, phát sinh những suy nghĩ lệch lạc trong cuộc sống Không chỉ riêng tầng lớp học sinh, sinh viên sống ở đô thị mà cả những người lớn, sự tác động của môi trường xã hội đô thị cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách con người, và
dễ dàng dẫn tới những hành vi tiêu cực, con đường phạm tội nguy hiểm Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến tình hình tội phạm ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 7Những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 50 ngàn vụ về tội trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội kinh tế và 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội chiếm
tỉ lệ cao nhất (chiếm khoảng 71,23%) Tội phạm tập trung chủ yếu ở các thành phố (chiếm khoảng 70%), các tuyến, địa bàn tội phạm xảy ra nhiều: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ….(chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tội phạm trên toàn quốc hàng năm)1, tội phạm đang có xu hướng tăng ở các đô thị nước ta, đặc biệt là tội phạm
về trật tự xã hội Do đó, tình hình tội phạm ở các đô thị ngày càng phức tạp, đặc biệt là tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế văn hóa - chính trị - xã hội, sự phát triển bền vững của các đô thị
Vì vậy, hạn chế tình hình tội phạm trật tự xã hội đô thị trong giai đoạn hiện nay
là vấn đề cấp thiết, để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cần được đẩy mạnh, an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính vì những lý do trên người viết
chọn đề tài “Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình
2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tội phạm trật tự xã hội, nguyên nhân tổng thể làm phát sinh tội phạm và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình hình trật tự xã hội ở các đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, tình hình tội phạm về trật tự xã hội là một mảng khá rộng theo quy định của BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu về các tội phạm xảy ra phổ biến ở các đô thị trong giai đoạn hiện nay: trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, hiếp dâm, lừa đảo, giết người… Trên thực tế, số liệu thống kê tình hình tội phạm về trật tự
xã hội rất khó thu thập, trong đề tài người viết chỉ đánh giá số liệu thống kê cụ thể tình hình tội phạm trật tự xã hội ở một số đô thị: Hồ Chí Minh, Cần Thơ từ năm 2008 -
2010 Riêng Hà Nội chỉ có thống kê chung về tình hình tội phạm trật tự xã hội xảy ra
từ năm 2008 – 2010, nhưng qua đó nó vẫn thể hiện được tính phức tạp của loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn đô thị
1
Phòng chống tội phạm tình hình tội phạm ở Việt Nam, Trích sổ tay phòng chống tội pham,
http://hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=204&NewsId=9625&lang=VN [cập nhật 16/12/2008]
Trang 83 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tìm ra những nguyên nhân tổng thể ảnh hưởng đến môi trường ở
đô thị, làm phát sinh tội phạm Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ở đô thị hiện nay Tạo điều kiện ổn định trật tự an toàn xã hội, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đô thị, và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Ngoài ra, còn sử dụng một
số phương pháp khoa học như: phương pháp so sánh, phương pháp thu thập tài liệu, phân tích các số liệu có liên quan, phương pháp liệt kê tổng hợp, phương pháp thống kê… để thể hiện nội dung của luận văn
5 Bố cục đề tài
Bố cục luận văn được người viết trình bày như sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về đô thị và tình hình tội phạm trật tự xã hội
ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Giải pháp hạn chế tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
6 Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, người viết đã nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báo từ quý thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, đã cung cấp kiến thức cũng như kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp Người viết xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các Thầy Cô, đặc biệt là gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn
Chí Hiếu, cùng các bạn trong lớp, trong khoa đã động viên tinh thần cho người viết
trong suốt quá trình làm luận văn Mặc dù, đã hết sức cố gắng và nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, nhưng do thời gian thực hiện
đề tài có hạn và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu và trình bày
đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót Người viết kính mong nhận được sự thông cảm
và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cùng các bạn cho đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 9CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong chương 1, người viết chủ yếu đi vào tìm hiểu các vấn đề về đô thị và vấn
đề về tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Thông qua đó, để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, vị trí của đô thị và tình hình tội phạm trật tự xã hội xảy ra ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Đây cũng là cơ sở để người viết đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay
1.1 Các vấn đề về đô thị ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm đô thị
Đô thị được hiểu trước hết là trung tâm kinh tế xã hội trên địa bàn địa phương,
là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ
sở hạ tầng thích hợp, có đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, dân cư sống và làm việc theo phong cách, lối sống đô thị 2
Như vậy, khi nói tới đô thị cần đề cập đến các yếu tố cơ bản cấu thành đô thị như quy mô, mật độ dân số, sự phát triển về kinh tế xã hội, hình thức lao động và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng, vai trò của đô thị đối với vùng và cả nước Đô thị có mật
độ dân cư cao, mức sống tiện nghi và đầy đủ, phong cách làm việc văn minh, hiện đại,
có tổ chức chặt chẽ và hiệu quả kinh tế cao, trình độ văn hóa phát triển; hoạt động sản xuất chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tiên tiến Nhờ có sự phát triển kinh tế, xã hội mà đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của vùng hoặc cả nước Có thể nói đô thị là bộ mặt của một quốc gia vì đây là nơi giao lưu, gặp gỡ, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các đô thị với nhau Ở đô thị có thể phân chia thành nội thành và ngoại thành hoặc nội thị và ngoại thị, thị trấn Trong đó, nội thành và nội thị là trung tâm của đô thị
Lối sống của người dân đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống luôn luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng, là nơi có nhu cầu cao về tinh thần, tiếp thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng
Khác với đô thị, nông thôn là nơi tập trung dân cư thưa thớt, chủ yếu làm nghề nông (tập trung lao động nông nghiệp trên 65% dân cư), là nơi bắt đầu xây dựng cơ sở
hạ tầng, chủ yếu do cấp huyện quản lý Dưới khía cạnh xã hội học, đô thị và nông thôn
2
Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính đô thị, nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ năm 2009, tr 20
Trang 10là hai khái niệm về mặt nội dung có nhiều đặc điểm trái ngược nhau Sự phân biệt đô thị và nông thôn có thể dựa trên các cơ sở về lĩnh vực sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ Về xã hội: theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thổ Về văn hóa: khác biệt trong lối sống, giao tiếp
+ Lĩnh vực sản xuất: chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp
Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp
+ Xã hội: sự khác biệt giữa các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc
trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, viên chức, trí thức Ở nông thôn, đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân; ngoài ra
ở từng xã hội còn có các giai cấp tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ
+ Về văn hóa: tùy từng cộng đồng ở đô thị và nông thôn, đối với nông thôn
thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị Về văn hóa có nhiều khía cạnh
để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi , khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế
Như vậy, giữa đô thị và nông thôn dưới khía cạnh xã hội học có những đặc trưng riêng biệt Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm có tính đối lập nhau thì giữa đô thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội, những cộng đồng xã hội trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau
1.1.2 Quá trình phát triển của đô thị Việt Nam qua các thời kì và giai đoạn lịch sử
Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua các thời kì lịch sử nhất định Mỗi giai đoạn phát triển đô thị đều mang những đặc điểm khác nhau
1.1.2.1 Thời phong kiến
Việt Nam thời kì này, đô thị là các trung tâm hành chính, chính trị tạo nên các thành trì, nhằm bảo vệ quyền lợi của thế lực phong kiến Các đô thị lớn chủ yếu là Kinh thành (Thủ đô của quốc gia) Kinh thành là trung tâm của chính quyền phong kiến, nên hoạt động giao thương buôn bán cũng diễn ra rất nhộn nhịp Tiêu biểu cho các đô thị lớn lúc bấy giờ là Thăng Long, Đại La, Huế Ngoài ra còn có các trung tâm mua bán khá nhộn nhịp khác như: Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồng (Quãng Ninh), Hội An (Quãng Nam) Các đô thị này hình thành vào khoản thế kỷ XI đến thế kỷ
Trang 11XIV Vào thế kỷ XVII, các đô thị lớn như Sài Gòn cũng hình thành và phát triển rất nhanh chóng, tạo nên nơi giao thương mua bán lớn nhất phía Nam
Đặc điểm chung của đô thị Việt Nam thời kì này chủ yếu gắn liền với mục đích hành chính – chính trị Vì thế, phần “đô” xuất hiện trước, kéo theo đó là phần “thị” xuất hiện nhằm phục vụ trước tiên cho bản thân gia đình những vua chúa, quan lại, tầng lớp trên trong xã hội Yếu tố “đô” trong đô thị Việt Nam luôn gắn liền với
“Thành”, “Dinh”, “Trấn” là những trung tâm cai trị của chính quyền Nhà nước quân chủ, được xây dựng do ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền trong xã hội Mặc khác, do nhu cầu phát triển kinh tế, cũng có những đô thị được hình thành – là nơi giao lưu các luồng hàng trong quan hệ thương mại, nơi tập trung dân cư buôn bán tạo thành các “thị” Sau đó do nhu cầu quản lý, nhà nước phong kiến đặt các cơ sở kiểm soát, các nhiệm sở của mình, dần hình thành nên đô thị, do đó phần “đô” luôn điều hành, quản trị phần “thị” Các tầng lớp thị dân trong phần “thị” luôn bị chi phối bởi tầng lớp trên là các tầng lớp quan lại, quý tộc Nhìn chung, ở Việt Nam trong các giai đoạn này,
sự phát triển hay suy thoái của các đô thị luôn gắn liền với sự thăng trầm của các triều đại phong kiến
1.1.2.2 Thời thực dân Pháp xâm lƣợc
Năm 1958 Pháp chính thức xâm lược Việt Nam Thực dân pháp thực hiện chính sách chia để trị Cả nước chia làm 3 miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ Bộ máy cai trị nằm trên khắp đất nước, chủ yếu là để vơ vét tài nguyên thiên nhiên Kinh tế không được chú trọng phát triển, chủ yếu là công nghiệp nhẹ Đô thị thời kì này là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa Thực dân Pháp đã chia nước ta thành 3 loại thành phố:
- Thành phố cấp 1 gồm 3 thành phố lớn là Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng Trong
đó, thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng có chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa của Bắc Kỳ; thành phố Sài Gòn có chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa của Nam Kỳ Đây là 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ
- Thành phố cấp 2 gồm hai thành phố là Chợ Lớn và Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa của Trung Kỳ Thành phố Chợ Lớn là một thành phố thuộc Nam Kỳ, trung tâm là chợ Bến Thành Thành phố Chợ Lớn là trung tâm thương mại của Nam Kỳ được thực dân Pháp đầu tư, xây dựng rất khang trang Thành phố cấp 2 ngang với cấp tỉnh lúc bấy giờ
- Thành phố cấp 3 bao gồm các thành phố sau: Đà Lạt, Nam Định, Bạc Liêu, Cần Thơ, Huế đây là các thành phố thuộc tỉnh
Trang 12Đây là những trung tâm của bộ máy cai trị của một vùng, khu vực tạo nên một
hệ thống quản lý chặc chẽ để cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Các đô thị trong thời kì này thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu, còn kinh tế kém phát triển Sự nổi bậc của thời kì này là thực dân pháp quản lý đô thị và quy hoạch đô thị theo kiểu phương Tây nên đô thị ở Việt Nam được nâng lên một diện mạo mới: nhiều nhà cửa được xây dựng, cầu đường được mở rộng, môi trường được cải thiện, các hoạt động sản xuất và thương mại có tính chuyên môn hóa cao hơn Các tầng lớp đô thị được hình thành rõ nét như: thương nhân, trí thức, viên chức
1.1.2.3 Giai đoạn 1945-1954
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, tình hình đất nước còn gặp nhiều khó khăn, chính trị chưa ổn định Sự phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành theo hướng “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ ” Các đô thị được xây dựng theo kiểu tầng bậc rải đều trên khắp lãnh thổ nhằm xóa bỏ dần sự cách biệt giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Chiến lược phát triển đô thị là sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng, hệ thống công trình phúc lợi công cộng tương đối hoàn chỉnh như trường học, bệnh viện, công viên, viện bảo tàng, nhà hát và nhiều thành phố được xây dựng trong thời kì chống Mỹ Trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định như sau: các thị trấn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Huế,
Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn Chợ Lớn đều đặt làm thành phố lớn Trừ các thành phố
kể trên, thì các tỉnh lỵ và những nơi đô hội mà lâu nay về mặt hành chính được biệt lập
và trực tiếp với tỉnh, từ nay sẽ gọi là thị xã Các Ủy ban hành chính kỳ sẽ định rõ những nơi nào sẽ đặt làm thị xã Đến ngày 24/1/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại quy định tạm coi các thành phố Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng như thị
xã, tức là sẽ thay kỳ trong công tác quản lý
Trong thời kì đó miền Nam đi theo một chiến lược đô thị khác Các đô thị miền Nam hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ của Mỹ cùng với những căn cứ quân
sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến lược Mục tiêu chủ yếu của các đô thị là phục vụ cho bộ máy quân sự của Mỹ Khu công nghiệp duy nhất là khu công nghiệp Biên Hòa Thành phố được đầu tư chủ yếu là Sài Gòn với đầy đủ công trình phúc lợi Các đô thị khác thực chất là các đô thị quân sự và hành chính
1.1.2.4 Giai đoạn 1954 -1975
Sau hiệp định Geneve, 1954 Việt Nam bị chia làm hai miền Miền Bắc tiếp tục xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, miền Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hòa cai trị Mỗi miền lại có quy định phân loại đô thị riêng:
Trang 13- Miền Bắc: Miền Bắc vừa xây dựng Chủ nghĩa Xã hội vừa chi viện cho miền
Nam, cho nên việc xây dựng và phát triển đô thị cũng không được chú trọng nhiều, chủ yếu là những đô thị đã hình thành trước đó Tính đến trước năm 1975, toàn miền Bắc có hai thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng cùng với 4 thành phố trực thuộc tỉnh là Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định và Vinh
- Miền Nam: Miền Nam đến trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
không xây dựng quy chế thành phố mà thành lập hai cấp tương đương là Đô thành Sài Gòn và các thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh,
Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá Các thị xã là những đô thị trực thuộc Trung ương gồm Đà Nẵng, Cam Ranh và Vũng Tàu
1.1.2.5 Giai đoạn 1975- 1986
Sau khi thống nhất đất nước, hệ thống quản lý các thành phố ở miền Bắc được giữ nguyên Miền Nam thì Sài Gòn hợp nhất với tỉnh Gia Định rồi đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Trung ương và thành lập các thành phố trực thuộc tỉnh Như vậy, sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất cả hai miền Nam – Bắc, hệ thống đô thị hình thành, chức năng từng đô thị được xác định nhằm khai thác tiềm năng của từng đô thị, cả nước có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và 11 thành phố trực thuộc tỉnh gồm Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Đinh, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hòa, Cần Thơ và Mỹ Tho
1.1.2.6 Giai Đoạn 1986 đến nay
Kể từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI, thực hiện đường lối đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đất nước có sự phát triển rõ nét, đạt được những thành tựu rất nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội Vì vậy, tốc độ
đô thị hóa ở nứơc ta diễn ra rất nhanh, nhiều đô thị mới mọc lên Hiện nay, đô thị nước
ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, các loại đô thị từ loại I đến loại V, có 753 đô thị các loại, hiện nay cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hóa đặc trưng của cả nước là: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Trung Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Cao Bằng Thành phố Cần Thơ là một thành phố trẻ nhất trong các thành phố trực thuộc Trung ương, là vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long
Trang 141.1.3 Đặc điểm và vị trí của đô thị Việt Nam hiện nay
1.1.3.1 Những đặc điểm của đô thị hiện nay
Hiện nay, nước ta có nhiều loại đô thị khác nhau, trong những năm gần, hệ thống đô thị không chỉ tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là các loại đô thị III, IV, V,
VI Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng và các tiêu chí của từng loại đô thị mà được nâng cấp theo từng loại đô thị khác nhau Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản
lý đô thị, nhìn chung đô thị có các đặc điểm sau:
- Đô thị là trung tâm kinh tế tổng hợp hay chuyên ngành, hoặc trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước hay một vùng lãnh thổ nhất định Đô thị là nơi có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều công việc làm so với các nơi khác trong vùng hay khu vực, là nơi có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các nền văn hóa trong cả nước Do đó đô thị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội đô thị và trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng và cả nước Ngoài ra, đô thị
là nơi tập trung các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, là đầu mối của nhiều cấp, nhiều ngành quản lý đồng thời tồn tại
- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đô thị chiếm tỷ lệ cao, khoảng 65% đến 90% trở lên so với tổng số lao động (tùy thuộc vào từng loại đô thị) Lao động phi nông nghiệp của đô thị là lao động trong khu vực nội thị, lao động đô thị có trình độ chuyên môn cao hơn nông thôn, thuộc các ngành kinh tế quốc dân: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý Nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp
- Ngoài ra, đô thị là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng xã hội quan trọng như: giao thông, liên lạc, viễn thông, điện nước, nhà ở, công trình dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, công trình xây dựng… Tiêu chuẩn về hệ thống công trình hạ tầng đô thị là một tiêu chuẩn rất quan trọng, khi hệ thống công trình hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đó là cơ sở phát triển đô thị bền vững và
là yếu tố để kêu gọi và thu hút đầu tư cho đô thị đó
- Bên cạnh đó, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc hơn so với khu vực nông thôn và dân đô thị được tụ tập từ nhiều vùng, miền khác nhau vì những mục tiêu khác nhau, có cuộc sống khá độc lập với nhau Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại đô thị và tính trong phạm vi nội thành, nội thị và các khu phố xây dựng tập trung của thị trấn Mật độ dân số đô thị phải đạt 2000 người/km2
Trang 15trở lên (tùy từng loại đô thị) Quy mô dân số đô thị càng cao thể hiện đô thị đó càng lớn Theo thống kê của cục phát triển đô thị (thuộc Bộ Xây dựng) đến tháng 6/2009, dân số toàn đô thị là 31.7 triệu người, chiếm 37% (tỉ lệ dân số đô thị/dân số cả nước) Trong đó, khu vực nội thị đạt 22.5 triệu người, chiếm khoảng 71% (dân số khu vực nội thị/dân số toàn đô thị) 3
Dân cư đô thị được hợp thành nhiều vùng, miền khác nhau, không có sự gắn kết chặt chẽ theo dòng dân tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn trong sinh hoạt và làm
ăn hàng ngày Do đó, chính quyền đô thị phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng và quyền quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn đô thị Mặt khác, ở tại các đô thị vẫn có sự đan xen giữa khu vực đã đô thị hóa với các khu vực ngoại vi (đang được đô thị hóa) vẫn còn mang nhiều nét, nhiều yếu tố nông thôn (về kết cấu hạ tầng, kiến trúc xây dựng, hoạt động kinh tế xã hội, cách sinh hoạt, lối sống…), hoặc là các đơn vị hành chính nông thôn trực thuộc Nên tại các đô thị cần phải phân biệt sự khác nhau về mô hình tổ chức và phương thức quản lý của bộ máy chính quyền đô thị
ở khu vực này
Từ những đặc điểm nêu trên, mỗi đô thị ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều là một đơn vị hành chính lãnh thổ thống nhất, không thể chia cắt về mặt lãnh thổ, kết cấu hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn mỗi đô thị Những đặc điểm này quy định nội dung, phương thức quản lý Nhà nước ở đô thị và do đó chi phối trực tiếp
mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo hướng tập trung, thống nhất, không được phân cắt thành nhiều tầng, cấp khác nhau, quản lý điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội phải thống nhất, xuyên suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực cao
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vực của từng vùng mà nước ta chia ra làm nhiều loại đô thị khác nhau Hiện nay nước ta có 6 loại đô thị:4
- Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1 (10 thành phố): Hải phòng, Đà nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà
Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Thái Nguyên
- Đô thị loại 2 (12 thành phố): Biên Hòa, Nam Định, Vịnh Hạ Long, Vũng Tàu,
Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau
- Đô thị loại 3 (47 thành phố, thị xã): các thành phố còn lại; các thị xã: Thủ Dầu
Một, Châu Đốc, Bà Rịa, Sa Đéc, Cửa Lò, Cam Ranh
- Đô thị loại 4: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn
Trang 161.1.3.2 Vị trí của đô thị hiện nay
Kể từ những đô thị lần đầu tiên ra đời cho đến nay, các đô thị đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta Hiện nay, xu hướng liên kết giữa các đô thị để mở rộng phạm vi hoạt động, giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là các hoạt động thương mại, dịch vụ, tổ chức cung ứng dịch vụ công… cũng đang phát triển mạnh Nhiều đô thị đã được chọn làm nơi tổ chức những hội nghị quốc tế quan trọng, nơi diễn ra những hoạt động văn hóa, thể thao sôi động của khu vực và châu lục Hiện nay
đô thị ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị, tài chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối giao thông quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế Vì vậy, đô thị là nơi hội tụ, tập trung trình độ cao về khoa học kĩ thuật, khả năng sản xuất lớn, công việc làm nhiều, văn hóa khoa học vượt trội những nơi khác trong vùng Hệ thống đô thị luôn giữ vai trò trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
- Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, nơi có tiềm năng, tiềm lực lớn về kinh
tế, tạo ra hầu hết các chỉ số kinh tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 12,6%
và đóng góp 70% GDP vào nền kinh tế quốc dân góp phần phát triển nền kinh tế trong
cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị loại đặc biệt) là trung tâm kinh tế của đất nước, đóng góp khoảng 30% tổng thu nhập kinh tế của cả nước và 46% vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam Hà Nội ngoài vị thế thủ đô, còn là trung tâm kinh tế và công nghệ cao của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 28% hàng năm so với cả nước Cần Thơ có vị trí ngày càng quan trọng là trung tâm kinh tế của vùng, giữ vai trò đầu não về tăng trưởng và mở rộng tiềm năng kinh tế của vùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 15,5%5
so với cả nước Do đó, kinh tế đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cả nước
- Đô thị còn là nơi đầu mối giao thông quan trọng của vùng, nơi qui tụ, đón tiếp, gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng , nơi diễn ra các cuộc hội thảo, hội chợ, mittinh Có hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy…được đầu
tư xây dựng và thông suốt như: Thành phố Hồ Chí Minh về vận tải thủy chiếm một tỷ
lệ quan trọng: đường biển chiếm khoảng 29%, đường sông chiếm khoảng 20%, đường
bộ chiếm khoảng 44%, giao thông đường hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga6 Ngoài ra, hệ thống giao
Trang 17thông thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà máy, công ty, xí nghiệp ở đô thị phát triển ngày càng mạnh hơn trong việc tập trung nguyên liệu để chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hóa dễ dàng, thuận lợi cho việc cung cấp lương thực, thực phẩm, dịch vụ thương mại cho các tỉnh lân cận và cả nước Đồng thời thực hiện mậu dịch với các nước trên thế giới: hiện nay thành phố Cần Thơ có quan hệ xuất nhập khẩu với gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Asean, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ 7
- Đô thị là nơi tập trung dân cư cao, mức sống tiện nghi và đầy đủ hơn nên đòi hỏi mạng lưới các công trình dịch vụ phục vụ đời sống và sinh hoạt phong phú, đa dạng, trong đó giáo dục, y tế chiếm vị trí quan trọng Về giáo dục, điển hình như ở Hà Nội là trung tâm giáo dục và đạo tạo trọng điểm của vùng, ngoài ra còn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam Năm 2009, Hà Nội có 677 trường Tiểu học, 581 trường Trung học cơ sở và 186 trường Trung học phổ thông, với 982.579 học sinh Các trường trung học chuyên nghiệp là nơi hội tụ nhiều học sinh không chỉ ở Hà Nội mà
còn của toàn Việt Nam Trên địa bàn Hà Nội có 50 trường Đại học, Cao đẳng Về y tế,
theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2009, thành phố Hà Nội có 651
cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế Số giường bệnh trực thuộc sở y tế Hà Nội là 10.066 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh trên toàn quốc, tập trung chủ yếu là
ở nội ô thành phố8
- Ngoài ra, đô thị là bộ mặt văn hóa của đất nước, tiềm ẩn bên trong nó tiềm năng du lịch là các công trình, kiến trúc mang đậm nét truyền thống và hiện đại Vì vậy, đô thị có vị trí chủ đạo trong việc điều phối, hướng dẫn du lịch, là chiếc cầu nối
để du khách đến mọi miền đất nước Ở Hà Nội, trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng nhất Việt Nam Do đó Thủ đô
có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các sân khấu dân gian và các làng nghề truyền thống Năm 2007 Hà Nội đón 1,1 triệu lược khách du lịch ngoại quốc Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách đến Hà Nội thì có đến 1,3 lượt khách nước ngoài9
- Bên cạnh đó, đô thị có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ngân sách Nhà nước Ngân sách đô thị chiếm tỷ trọng lớn, thu trên 60% và chi trên 40% ngân sách Nhà nước Theo dự đoán, một vài năm tới đô thị sẽ tăng nguồn thu ngân sách từ 60%
7
Thành phố Cần Thơ tiềm năng phát triển,
http://www.canthopromotion.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=100&Itemid=214 [cập nhật 9/02/2011]
8
Giáo dục tại Hà Nội, http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#Kinh_t.E1.BA.BF
9
Du lịch Hà Nội, http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#Du_l.E1.BB.8Bch
Trang 18lên 70% ngân sách quốc gia Ở Cần Thơ, tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng đến năm 2010 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố được 6.110 tỷ đồng Trong đó, đóng góp vào ngân sách Trung ương dự toán đạt 97,32% dự toán Trung ương giao đóng góp vào ngân sách Trung ương và đạt 87,86% dự toán của thành phố.10
Đô thị với những vị trí quan trọng như trên, đã tạo tiền đề phục vụ mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của một quốc gia Vì thế, trong giai đoạn hiện nay Nhà nước ta đang có chính sách phát triển quá trình đô thị hóa, làm biến đổi các khu vực lãnh thổ chưa là đô thị trở thành đô thị và phát triển mạnh mẽ hơn những nơi đã là đô thị, đây là một quá trình tập trung dân số vào các đô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư, trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Việc tập trung dân cư vào các đô thị, mở rộng mạng lưới đô thị trên quy mô lớn đến các vùng ngoại ô nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển thương mại và giao lưu quốc tế Quá trình đô thị hóa gắn liền với nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi hình thái quan hệ xã hội với tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Sự phát triển đô thị, một mặt mở rộng quy mô, số lượng dân số, mặt khác gắn liền với những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và dịch vụ
Như vậy, quá trình đô thị hóa làm tiền đề để phát triển đô thị, dần dần giảm bớt
sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại, càng tiến sâu vào hội nhập quốc tế, người dân nông thôn cần phải giữ gìn và không làm mất đi bản sắc văn hóa nông thôn, tránh tình trạng để đô thị lan tỏa và phát triển vô hạn định Giữ lại được bản sắc nông thôn sẽ mang lại rất nhiều cái lợi: bên cạnh có môi trường sản xuất nông nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong xuất khẩu, môi trường nghỉ ngơi, vùng ven đô là môi trường giáo dục giúp thế hệ trẻ hiểu biết về nông thôn, về truyền thống văn hóa dân tộc mình Do đó, khi tiếp xúc với công nghệ hiện đại, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, người dân nông thôn cần chủ động sáng tạo trong việc phát huy truyền thống cha ông để lại, cũng như những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước tác động của nền kinh tế thị trường Do đó, mục đích quá trình đô thị hóa là xây dựng nông thôn trở nên giàu có, văn minh, đồng thời vẫn bảo lưu được những nét truyền thống tốt đẹp
10
Sở tài chính thành phố, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/?Newid=44729#s2LJCITaT3Ln, [cập nhật
12/12/2010]
Trang 19Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của hệ thống đô thị diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt 10 năm trở lại đây Năm 2000 nước ta có khoảng 649 đô thị và năm
2003 là 656 đô thị, dân số 23.5%; năm 2007 có khoảng 729 đô thị (tỉ lệ đô thị hóa xắp
xỉ 27%); tính đến năm 2009 cả nước có khoảng 753 đô thị các loại (tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30%) Trong đó, có 5 thành phố thuộc Trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và trên 500 thị trấn Đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng… Các
đô thị trung tâm liên tỉnh, gồm các loại thành phố: Biên Hòa, Thái Nguyên, Việt Trì,
Hạ Long Các đô thị trung tâm gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch – dịch vụ, đầu mối giao thông và các đô thị trung tâm huyện, trung tâm cụm khu dân cư nông thôn và các đô thị mới Nhìn chung, các đô thị nước ta đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đảm nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thương mại và dịch vụ, trung tâm văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và nguồn nhân lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đóng góp vào ngân sách Nhà nước11
1.2 Các vấn đề về tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam hiện nay 1.2.1 Tội phạm trật tự xã hội theo Bộ luật hình sự (BLHS)
Theo Điều 8 khoản 1 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”
Khái niệm tội phạm theo luật hình sự (khoản 1 Điều 8) “có tính khoa học, thể
hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm”12
Khái niệm này không những là cơ sở khoa học cho việc thống nhất, xác định tội phạm cụ thể ở phần tội phạm mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam là hành vi của con người, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam Như vậy, những ý nghĩ hay những tư tưởng của con người dù lệch lạc đến đâu thì cũng không phải là tội phạm nếu nó chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi
Trang 20Từ khái niệm tội phạm theo luật hình sự hiện hành có thể rút ra khái niệm tội phạm mang tính tổng quát: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái phái luật hình sự và phải chịu hình phạt.”13
- Tính nguy hiểm cho xã hội: là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định
những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi vì những hành vi quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì có tính nguy hiểm Nguy hiểm cho xã hội
là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là những quan hệ xã hội quy định Khoản 1 Điều 8 BLHS
- Tính trái pháp luật hình sự: là thực hiện hành vi phạm tội trái với quy định
của BLHS, làm một việc mà BLHS cấm làm hoặc không làm một việc mà BLHS buộc
phải làm Theo luật hình sự Việt Nam “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS.”(khoản 1 Điều 8), “… chỉ những người nào phạm tội đã được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2)
- Tính có lỗi: Theo quan điểm thống nhất của lý luận luật hình sự: “lỗi là thái
độ chủ quan của một hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, đối với một hậu quả của hành vi đó thực hiện dưới dạng vô ý hoặc cố ý”14
Về mặt chủ quan, hành vi phạm tội
đó phải được kiểm soát bởi ý thức và ý chí của người thực hiện nó Vì vậy, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể chịu hình phạt khi hành vi đó có tính lỗi Có nghĩa là một hành vi bị coi là tội phạm khi về mặt khách quan đã gây ra hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, về mặt chủ quan là có tính lỗi (hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự phù hợp với yêu cầu của xã hội.)
- Tính chịu trách nhiệm hình phạt: hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất do Tòa án quyết định đối với người thực hiện hành vi phạm tội Biện pháp cưỡng chế này chính là việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, mức độ tước đoạt và hạn chế cũng không như nhau mà tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội Chỉ có hành vi được coi là tội phạm thì mới chịu hình phạt và hình phạt do Nhà nước quy định trong BLHS và chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định đối với người phạm tội
Như vậy, theo luật hình sự hiện hành tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ, bao gồm các nhóm tội sau:
Trang 21+ Chương XII: Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội này xâm phạm đến quyền sống và quyền được bảo hộ về sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
+ Chương XIII: Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội
này xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân như: quyền tự do về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật hoặc an toàn về thư tín
+ Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu, các tội này xâm phạm đến khách
thể là những quan hệ sở hữu là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và gây thiệt hại này phải phản ánh được đầy đủ bản chất của hành
vi đó Đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu là những tài sản thuộc sở hữu nhà nước, của tập thể và của công dân
+ Chương XV: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, các tội này không
chỉ xâm phạm đến chế độ hôn nhân gia đình nói chung, mà một số trường hợp còn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người
+ Chương XIX: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, các
tội này xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: là an toàn trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hành không
+ Chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội này xâm
phạm trật tự trong quản lý của các cơ quan Nhà nước, đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
+ Chương XXII: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội này xâm phạm
đến hoạt động tư pháp là các quan hệ trong lĩnh vực điều tra, truy tố xét xử và thi hành
án, nhằm đảm bảo cho công tác này thực hiện đúng chức năng và nhiêm vụ của mình
Từ khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự, có thể khái niệm tội phạm trật tự
xã hội ở đô thị : Tội phạm trật tự xã hội ở đô thị là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm các khách thể mà luật hình sự bảo vệ, xảy
ra trong một khoảng thời gian và một địa bàn đô thị cụ thể
1.2.2 Thực trạng tình hình tội phạm trật tự xã hội ở đô thị trong giai đoạn hiện nay
1.2.2.1 Số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội ở các đô thị
Mặc dù, tội phạm trật tự xã hội bao gồm nhiều khách thể được luật Hình sự bảo
vệ Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình trật tự xã hội ở các đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo thống kê của phòng cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự
Trang 22xã hội ở các đô thị chỉ xảy ra phổ biến ở một số tội cụ thể: trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người, hiếp dâm
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu Công an nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – phòng cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội cung cấp (phụ lục 3)
Trang 23Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 - 2010
Qua biểu đồ thống kê chung về tình hình trật tự xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
2008 – 2010 cho thấy tình hình tội phạm giảm Tuy nhiên, số vụ án giảm hàng năm chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tội phạm, tỉ lệ giảm này thấp dần; năm 2008 – 2009
giảm 631 vụ, chiếm khoảng 9.04%; 2009 – 2010 giảm 474 vụ, chiếm khoảng 7.47%
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm trật tự xã hội cụ thể từ năm 2008 - 2010
Tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ chỉ mang tính chất tương đối, tỉ lệ phần trăm thống
kê mỗi loại tội được thống kê ở phụ lục 1 (bảng 1)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể
Hiếp dâm Chống người THCV Mua bán trẻ em Cướp tài sản Cưỡng đoạt Cướp giật Bắt người trái PL Lừa đảo, Lạm dụng Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể thành phố Hồ Chí Minh 2009 (%)
Hiếp dâm Chống người THCV Mua bán trẻ em Cướp tài sản Cưỡng đoạt Cướp giật Bắt người trái PL Lừa đảo, Lạm dụng Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể thành phố Hồ Chí Minh 2010 (%)
Hiếp dâm Chống người THCV Mua bán trẻ em Cướp tài sản Cưỡng đoạt Cướp giật Bắt người trái PL Lừa đảo, Lạm dụng Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm thành phố Hồ Chí Minh 2008 - 2010 (vụ/năm ) 6974
6343
5869
5200 5400 5600 5800 6000 6200 6400 6600 6800 7000 7200
Trang 24Số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội các loại tội cụ thể ở thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2008 – 2010, có một số tội tỉ lệ án tăng liên tục: giao cấu, bắt người trái pháp luật , một số tội khác xảy ra tăng giảm không điều như tội giết người năm 2008 – 2009: giảm 38.09 %, năm 2009 – 2010: tăng 44.23%; cố ý gây thương tích năm 2008 – 2009: giảm 14.16%, 2009 – 2010: tăng 16.83%; cướp tài sản năm
2008 – 2009: tăng 19.08%, 2009 – 2010: giảm 4.85%; Trong đó, nhóm tội phạm chiếm tỉ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản trên 50% mỗi năm (trung bình chiếm khoảng 55.55%), tiếp theo là tội cướp giật tài sản (trung bình chiếm 23.97%), tội cướp tài sản (trung bình chiếm 6.04%), cố ý gây thương tích (trung bình chiếm 5.29%) Tổng số vụ án giảm nhưng tỉ lệ xảy ra của các loại tộinày vẫn chiếm một tỉ lệ cao
Tình hình tội phạm trật tự xã hội ở Thủ đô Hà Nội từ năm 2008- 2010
Trong năm 2008 phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14), công an thành phố Hà Nội, trên địa bàn xảy ra 5.883 vụ phạm pháp hình sự, giảm 496
vụ so với năm 2007 (chiếm 7,7%) Lực lượng điều tra hình sự của Hà Nội đã khám phá 4.164 vụ, đạt tỷ lệ gần 71% Theo thống kê trên địa bàn xảy ra 267 vụ án mạng tính chất trọng án, giảm 54 vụ so với năm 2007 Cũng theo thống kê cho thấy, trong năm 2008, Hà Nội một số loại tội phạm hình sự vẫn có diễn biến phức tạp, như chống người thi hành công vụ tăng, cố ý gây thương tích tăng 5,7 % Các vụ trộm cắp, cướp giật tài sản diễn ra phức tạp và vẫn xảy ra nhiều, hành vi ngày càng nguy hiểm Các vụ phạm pháp hình sự ở Hà Nội chủ yếu xảy ra chủ yếu tai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và Huyện Từ Liêm15
Theo thống kê năm 2009 Hà Nội xảy ra 5.641 vụ, đến năm 2010 trên toàn thành phố Hà Nội xảy ra 5.709 vụ phạm pháp hình sự (tăng 68 vụ so với năm 2009) nhưng trọng án lại giảm hơn 50 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, xảy ra 289 vụ, làm 103 người chết, 1.076 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 35 tỷ đồng, chủ yếu là ở các tội trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người ngày càng nguy hiểm hiện nay Đã điều tra khám phá được 4.142 vụ, bắt 6.254 đối tượng phạm pháp hình sự (chiếm 72,6%); khám phá 264 vụ trọng án, bắt 528 đối tượng (đạt tỷ lệ 91,3%), bắt 973 đối tượng có lệnh truy nã; triệt phá 1.117 ổ nhóm, bắt 3.324 đối tượng lưu manh chuyên nghiệp; 1.033 ổ nhóm, 5.552 đối tượng hoạt động cờ bạc; 156 ổ nhóm, bắt 742 đối tượng hoạt động mại dâm (xử lý hình sự 151 vụ, 182 đối tượng)16
Trang 25Biểu đồ 3: Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội
thành phố Hà Nội từ năm 2008 - 2010
Mặc dù, thống kê chưa được đầy đủ, chỉ có số liệu thống kê chung về tình hình
tội phạm trật tự xã hội, nhưng qua đó nó vẫn thể hiện được tính phức tạp của loại tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay Qua biểu đồ cho ta thấy tình hình tội phạm ở Hà
Nội từ năm 2008 – 2010 tăng giảm không điều, nhìn chung số tội phạm về trật tự xã
hội ở thành phố Hà Nội giảm: năm 2008 – 2009 giảm 242 vụ chiếm khoảng 4.11%;
năm 2009 – 2010 tăng 68 vụ, chiếm khoảng 1.20% Tuy nhiên, số án chung về tình
hình trật tự xã hội ở đô thị vẫn còn xảy ra, số vụ án xảy ra ở Hà Nội với hành vi ngày
Trang 26Tỷ lệ (%)
Trang 27Biểu đồ 4: Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội
thành phố Cần Thơ từ năm 2008 - 2010
Nhìn chung qua thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hội ở thành phố Cần Thơ
2008 - 2010, tình hình tội phạm giảm liên tục Tuy nhiên, tỉ lệ giảm không đều và tỉ lệ này ngày càng thấp: 2008 -2009 giảm 13 vụ chiếm 4.01%; 2009 – 2010 giảm 06 vụ, chiếm 2%
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tình hình tội phạm trật tự xã hội cụ thể từ năm 2008-2010
Tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ chỉ mang tính chất tương đối, Tỉ lệ phần trăm thống kê
mỗi loại tội được thống kê ở phụ lục 1 (bảng 2)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể thành phố Cần Thơ 2008 (%)
Chống người THCV Cướp tài sản Cưỡng đoạt Cướp giật Lừa đảo, Lạm dụng Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể thành phố Cần Thơ 2010 (%)
Cướp tài sản Cướp giật Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tội phạm cụ thể
Chống người THCV Cướp tài sản Cưỡng đoạt Cướp giật Lừa đảo, Lạm dụng Trộm cắp tài sản Khác
Biểu đồ thống kê tình hình tội phạm thành phố Cần Thơ năm 2008 - 2010 (vụ/năm )
324
311
305
295 300 305 310 315 320 325 330
Trang 28Qua số liệu thống kê tình hình tội phạm trật tự xã hôi các loại tội cụ thể ở thành phố Cần Thơ từ năm 2008 – 2010 cho thấy, tỉ lệ của từng loại tội xảy ra trong 3 năm qua không điều, riêng án giết người, cướp, trộm cắp tài sản ở thành phố trong 3 năm đều tăng Trong đó, tội phạm xảy ra nhiều nhất qua các năm là tội trộm cắp tài sản (trung bình chiếm 45.87%), cướp giật (trung bình chiếm 12%), cố ý gây thương tích (trung bình chiếm 11.93%).Tuy nhiên, trong năm 2010 giảm đi nhiều loại tội như: chống người thi hành công vụ; cưỡng đoạt tài sản; lừa đảo, lạm dụng những loại tội mà năm 2008, 2009 xảy ra đến năm 2010 không còn xảy ra Qua đó, cho thấy công tác phòng chống tội phạm ở đô thị ngày càng được đẩy mạnh trong việc hạn chế tội phạm
trật tự xã hội ở đô thị
Theo thống kê tình hình tội phạm ở các thành phố Cần Thơ từ 2008 - 2010 số vụ
án thường xảy ra nhiều ở các quận, tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn các quận,
huyện từ năm 2008 – 2010 (phụ lục 2) như sau:
Quận, huyện
Năm (vụ/năm)
Q
Ninh Kiều
Q
Bình Thủy
Q Ô Môn
Q
Cái Răng
H
Thốt Nốt
H
Phong Điền
H
Cờ
Đỏ
H Vĩnh Thạnh
Bảng 3: Số vụ án xảy ra tại các địa bàn quận, huyện Thành phố Cần Thơ
Theo thống kê, năm 2008 ở các quận xảy ra 206/324 vụ (chiếm 63.58%), năm
2009 xảy ra 184/311 vụ (chiếm 59.16%), năm 2010 xảy ra 180/305 vụ (chiếm 59.01%) Qua số liệu cho thấy, ở Thành phố Cần Thơ những năm qua tình hình tội phạm xảy ra nhiều trên địa bàn các quận, mỗi năm trên 50% Nhìn chung, tình hình tội phạm ở các quận ở đô thị cao hơn những khu vực huyện, có thể giải thích tình hình này là do cuộc sống của người dân ở các huyện trong đô thị nói chung chịu tác động từ
sự phát triển của đô thị ít hơn, nên cuộc sống của người dân ít biến động mà thường chỉ đi theo nhịp sống chậm Do vậy, đời sống của mỗi cá nhân ít biến động mà thường chỉ đi theo một nếp sống sẵn, một con đường đã được định sẵn Còn ở quận ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển nhanh chóng của đô thị, kéo theo đó nhịp sống biến đổi nhanh hơn Cuộc sống dường như mở ra cơ hội lựa chọn, nhiều hướng đi hơn cho mỗi cá nhân Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cám dỗ, lợi ích của cá nhân được mở rộng hơn, sống trong môi trường không lành mạnh, tiếp xúc với những nền văn hóa xấu thì sẽ dễ
bị sa ngã Qua đó cho thấy, ở những nơi bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển của đô thị thì môi trường phát sinh tội phạm cũng nhiều hơn
Nhìn chung, theo thống kê tình hình tội phạm các tội trên ở đô thị ở các
Trang 29thành phố giảm qua các năm, đây cũng là một kết quả khả quan trong công tác phòng chống tội phạm Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể tình hình tội phạm trong cả nước, tình hình tội phạm xảy ra vẫn ở một con số khá cao so với tình hình tội phạm trong cả nước, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tội phạm ở khu vực thành thị trung bình hàng năm chiếm khoảng 70 – 75% so với cả nước, riêng năm 2009 các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) chiếm khoảng
45 – 50%17 Hành vi vi phạm luật hình sự chủ yếu tập trung nhiều nhất vào các tội: trộm cắp tài sản (Thành phố Hồ Chí Minh trung bình chiếm 55.5%, thành phố Cần Thơ trung bình chiếm 45.87%), cướp giật tài sản (thành phố Hồ Chí Minh trung bình chiếm 23.97%, thành phố Cần Thơ trung bình chiếm 20.1%)
Ở các đô thị án trộm cắp, cướp giật, cướp tài sản xảy ra nhiều, đặc biệt là ở các
quận của thành phố Trộm cắp tài sản ở các đô thị với thủ đoạn tinh vi, xảo nguyệt,
hoạt động ngày lẫn đêm, thông thường thì chúng không có chuẩn bị và lên kế hoạch sẵn mà chỉ lợi dụng sơ hở của trong việc bảo vệ tài sản Công cụ thường sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp: kìm cộng lực để cắt khóa, vam phá khóa, chìa khóa giả để
mở khóa Tài sản lấy cắp thường rất đa dạng: xe máy, xe đạp, đầu video, tiền, vàng
So với nông thôn, tài sản trộm cắp ở nông thôn thường là: gia súc, gia cầm, trái cây sau đó mới đến các loại tài sản có giá trị khác Vì một phần điều kiện kinh tế ở nông thôn gặp khó khăn, không có tài sản để chúng trộm cắp, một phần vì điều kiện tiêu thụ khó khăn để tránh lực lượng công an điều tra Vì vậy, điều kiện trộm cắp ở đô thị thường dễ dàng hơn nên tình trạng trộm cắp ở các đô thị ngày càng tăng về mức độ và
hành vi Cướp giật tài sản là loại tội phạm này hầu hết hoạt động vào ban ngày, băng
nhóm thường có từ 02 người, dùng xe honda để làm phương tiện, ép sát nạn nhân, bất ngờ giật lấy tài sản rùi nhanh chóng tẩu thoát Tài sản thường nhằm vào những đồ vật gọn nhẹ, dễ tiêu thụ như: đồng hồ, di động, túi sách có chứa tài sản, trang sức vòng, vàng, nữ trang đeo trên người Loại tội phạm này hoạt động nhiều các quận thành phố, ngoài chịu sự tác động của sự phát triển ở đô thị ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm, thì những nơi này đông dân cư dễ dàng thực hiện hành vi, đối tượng chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên cấu kết thành băng nhóm thực hiện hành vi phạm tội
1.2.2.2 Mức độ nguy hiểm của tội phạm ở đô thị
Qua số liệu thống kê tình hình tội phạm xảy ra ở các đô thị trong những năm qua, nhìn chung tội phạm được kiềm chế, số vụ án khởi tố có ít hơn, song vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm của tội phạm nghiêm trọng hơn Các loại tội phạm trật tự xã hội nguy hiểm hiện nay là hình thành nhóm tội phạm,
17
Hoàng Văn Chức, Đô thị hóa và quản lý Nhà nước về đô thị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí quản lý Nhà nước số
164/ tháng 9 năm 2009
Trang 30hơn 60% số vụ án hình sự do các băng nhóm gây ra Ngoài ra thủ đoạn, phương tiện
phạm tội ngày càng tinh vi; và số tội phạm có sử dụng vũ khí ngày càng nhiều, hơn
50% số vụ cướp có sử dụng vũ khí, hung khí, nhiều vụ giết người có tính chất dã man
Tội phạm vị thành niên xảy ra ngày càng nhiều18
Qua đó cho thấy, tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị
- Các loại tội phạm hình sự ngày càng nguy hiểm, hình thành các băng, ổ
nhóm, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, có tổ chức phức tạp, tính chất, mức độ nguy
hiểm ngày càng nghiêm trọng Xu hướng liên kết thành các nhóm tội phạm càng gia
tăng rõ rệt, hoạt động có tính lưu động ở nhiều địa bàn khác nhau của thành phố, liên
tuyến, liên vùng miền, gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người để
cướp tài sản với nhiều hành vi công khai, trắng trợn, liên tục gây án hàng chục vụ, thủ
đoạn tinh vi tập trung chủ yếu ở thành phố Cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh đã triệt
phá gần 800 băng nhóm trên địa bàn trong những năm qua, bắt giữ hơn 1.800 tội phạm
chuyên nghiệp19
Đặc biệt là nổi lên là các băng nhóm tuổi thanh thiếu niên hành vi phạm tội
ngày càng nguy hiểm: Giữa tháng 7/2010, Công an quận Đống Đa đã khám phá được
một ổ nhóm tội phạm, gồm 8 đối tượng, do Đào Thu Hương, tên thường gọi là My
"sói" và Trịnh Thăng Long cầm đầu Nhóm tội phạm này cực kỳ nguy hiểm, dùng thủ
đoạn lừa gạt, rồi dùng vũ lực ép buộc các em gái lên xe taxi, đưa đến nơi vắng, hoặc
nhà nghỉ rồi cướp tài sản và hiếp dâm tập thể Theo tài liệu của cơ quan Công an, số
em gái đã rơi vào tay nhóm tội phạm này đã lên tới 5 em, trong đó có cả học sinh, sinh
viên đang nghỉ hè Nạn nhân đã bị bọn chúng dùng các nickchat khác nhau để lừa gạt,
rủ đi chơi Nhưng khi đến nơi, chúng ép lên taxi, đưa đến nhà nghỉ, đánh đập, hiếp
dâm tập thể và sau đó biến những nạn nhân này thành gái bán dâm 20
Qua vụ án cho thấy tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm
hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng, hình thành các
băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ Trong vụ án trên, tám đối tượng
phạm tội còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi Điều này cho thấy, người
phạm tội hiện nay ngày càng trẻ hóa Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm đến tình hình
tội phạm trật tự trong xã hội ở đô thị hiện nay
- Ngoài ra, mức độ nguy hiểm còn được thể hiện qua hành vi phạm tội của tội
Trang 31phạm ngày càng nguy hiểm, gây hoang mang dư luận, có tính chất phi nhân tính, là những vụ trọng án xảy ra trên các địa bàn thành phố, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo nguyệt hơn, hung thủ không còn là băng nhóm chuyên nghiệp, mà chỉ xuất phát từ những con người bình tường Qua đó, cho thấy đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, trong thời gian qua trên nhiều địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều vụ giết người thể hiện sự suy thoái đạo đức
Vụ án xác chết không đầu, ngày 14/7/2010 tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “xác chết không đầu”, bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (Sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội) hung thủ giết chết người yêu cũ gây chấn động cả nước, đã bị tuyên án tử hình Hành vi giết người của Nguyễn Đức Nghĩa man rợ như “thời trung cổ”, giết chết và phi tang chứng cứ, gây hoang mang cho người dân, gây phẫn nộ cho dư luận Khoảng 21h30’ ngày 4/5, tại căn nhà G4, Nghĩa
đã dùng con dao nhọn giấu sẵn từ trước trên giá sách, bất ngờ đâm mạnh từ phía sau vào lưng chị Nguyễn Phương Linh, gây nên 2 vết thương xuyên thấu khoang ngực phải
và trái vào nhu mô phổi, Linh chết tại chỗ Sau đó, Nghĩa cắt rời phần đầu nạn nhân, chặt hết phần vân tay của 10 đầu ngón tay, rồi đem giấu xác nạn nhân vào phòng kỹ thuật rác trên tầng 13 của khu nhà, đem vứt phần đầu, các ngón tay của nạn nhân, cùng hung khí gây án ở nhiều nơi nhằm tránh sự phát hiện 21
Vụ giết người bỏ vào thùng xốp và cướp tài sản tại quận 2 thành phố Hồ
Chí Minh kẻ chủ mưu là Châu Hùng Sơn (48 tuổi, quận Bình Thạnh), từng có hai tiền
án về tội buôn bán phụ nữ, trộm cắp tài sản và các đồng phạm giết người man rợ nhằm trốn món nợ 600 triệu đồng Sơn thiếu nợ 600 triệu đồng của vợ chồng chị Võ Thị Hoa (trú quận 2, TP HCM) Vợ chồng chị Hoa đến nhà đòi nợ nhưng Sơn cố tình không trả, Sơn còn âm mưu thuê các đối tượng giang hồ nhằm dằn mặt, bắt giữ vợ chồng chị Hoa rồi trực tiếp ra tay sát hại để trừ nợ Sau khi thuê một nhóm giang hồ bắt trói vợ – chồng chị Hoa, Sơn dùng dây điện có phích cấm vào ổ điện và dùng dây điện gí vào người hai nạn nhân cho đến chết và lấy 400.000 đồng, 2 điện thoại di động Để phi tang tên Sơn mua hai thùng xốp loại lớn mang về bỏ xác hai nạn nhân vào rồi đậy nắp, dán băng keo lại và thuê xe chở đi vứt ở ven đường Bình Dương 22
Từ những vụ án trên có thể thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội từ những hành vi phạm tội có tính chất man rợ, không chỉ vì những gây tổn thất về mặt vật chất, con người mà sự mất mát lớn nhất đó chính là về mặt tinh thần, nó làm phá hoại giá trị đạo đức trong xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội và hoang mang trong quần chúng nhân
Trang 32dân
- Bên cạnh đó, tình trạng tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”, vũ khí tự tạo, vật liệu
nổ với các loại hung khí diễn ra nghiêm trọng Thống kê của Cảnh sát cơ động – Công
an thành phố Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2010 qua tuần tra, kiểm soát, đơn vị này đã phát hiện 435 vụ, tới 785 đối tượng tàng trữ vũ khí thô sơ trái phép; thu giữ 487 dao, kiếm, mác các loại, so với năm 2009 tăng 72 vụ Theo Đại tá Phạm Văn Hưng – Trung đoàn Cảnh sát Cơ động – Công an thành phố Hà Nội, thì hầu như đêm nào qua tuần tra, kiểm soát cũng phát hiện từ 3 đến 5 vụ tàng trữ, sử dụng vũ khí tự tạo và công cụ
hỗ trợ để thực hiện hành vi phạm tội Đây là hiện tượng đáng báo động cho tình hình tội phạm ở đô thị hiện nay, đặc biệt là tình hình tội phạm trật tự xã hội23
Nhiều băng nhóm tội phạm, dùng súng AK, súng ngắn đuổi bắn nhau trên đường phố, dùng giao,
mã tấu chém giết lẫn nhau xảy ra tại các thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng sử dụng mìn tự tạo, sử dụng súng săn, súng tự chế gây án "nóng
bỏng" như hai băng nhóm dùng súng AK cưa báng và K59 “thanh toán” làm chết 1
người, bị thương 1 người xảy ra trên phố Đoàn Thị Điểm Hà Nội
1.2.2.3 Hậu quả của tội phạm ở đô thị
Hiện nay, mặc dù tình hình tội phạm về trật tự xã hội ở các thành phố giảm, nhưng vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt là ở các đô thị hiện nay Do đó, tội phạm không chỉ gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế - chính trị - văn hóa – đạo đức – xã hội đô thị
- Về kinh tế: ở bất kì đô thị nào nền kinh tế luôn chiếm một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển đô thị Tuy nhiên, tình trạng tội phạm hiện nay không chỉ tác động xấu đến trật tự xã hội mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế Trước hết phải kể đến những thiệt hại về kinh tế do các đối tượng hoạt động tội phạm trật tự an ninh xã hội gây ra trực tiếp không phải nhỏ, nhưng thật khó có thể thống kê được một cách cụ thể toàn bộ tác hại này Phần lớn những đối tượng này kiếm tiền nhờ những hành vi vi phạm pháp luật để sinh sống, họ hầu như không chịu tham gia lao động chân chính để cống hiến xã hội, làm giảm sức lao động trong xã hội Do đó, thành quả kinh tế chung cho cộng đồng cũng bị giảm sút
Ngoài ra, tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do tội phạm mang lại như xây dựng cơ sở vật chất cho những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng các trung tâm phục hồi nhân phẩm, tuyên truyền giáo dục phòng, chống tội phạm để ổn định trật tự xã hội làm cho ngân sách Nhà nước vốn khó khăn trong việc chi đầu tư phát triển, nay còn eo
23“Nóng” tình trạng tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ, vn/anninhtrattu/dieutra/2010/12/173263.cand, [cập nhật ngày 20/12/2010]
Trang 33http://ca.cand.com.vn/vi-hẹp hơn, nên các khoảng chi cho đầu tư phát triển khác bị cắt giảm Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề nan giải khác mà không phải công đồng nào, xã hội nào
có thể giải quyết được Do vậy trong công tác phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập cần phải đấu tranh phòng chống tội phạm
- Về văn hóa: Tội phạm làm ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu
đời của dân tộc Tội phạm tội hình thành cho con người một đạo đức lối sống không lành mạnh, biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, nhân phẩm của con người, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục Một số sa vào các tệ nạn xã hội, dẫn đến kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu, không ý thức được những hành vi không đúng, không phù hợp với truyền thống đạo đức Đặc biệt, tội phạm có liên quan khá chặt chẽ với các tệ nạn lãng phí, xa hoa tài sản của cộng đồng, quốc gia Nó làm xói mòn truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tha hóa một bộ phận dân cư, đặc biệt trong tầng lớp thanh thiếu niên
- Về chính trị: ngoài tác động đối với những lĩnh vực trên, tội phạm sẽ làm ảnh
hưởng đến đường lối lãnh đạo chính trị của quốc gia, đặc biệt là khi nước ta là nước đang phát triển và vậy cần phải cũng cố chính trị vững chắc Tuy nhiên, khi hành vi tội phạm còn chưa kiểm soát được thì cuộc sống xã hội còn nhiều phức tạp, tình hình tội phạm càng phát triển thì sẽ làm cho quần chúng nhân dân mất đi lòng tin ở Nhà nước, nên những bất ổn về chính trị cũng có thể xảy ra, cộng đồng không thể ổn định
và phát triển lành mạnh
- Về mặt gia đình - xã hội: ảnh hưởng đối với cộng đồng và xã hội, gây tác
động xấu đến tư tưởng – tâm lý nghiêm trọng, gây nên tâm trạng xã hội nặng nề, ảnh hưởng xấu đến các hiện tượng xã hội khác, đến quá trình phát triển, đổi mới của xã hội, nếu không được quan tâm thỏa đáng sẽ gây mất ổn định về an ninh, trật tự an toàn xã hội Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình (lo lắng, mặc cảm vì gia đình có người phạm tội) Thêm vào đó, gây tổn thất về tình cảm gia đình (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, con cái không ai chăm sóc )
Chính vì những hậu quả nêu trên Do đó, trong giai đoạn hiện nay, phòng chống tội phạm hơn lúc nào hết cần được đặc biệt chú trọng nhằm để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là cần thiết và rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài để bảo đảm an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 34CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI
Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dựa trên những cơ sở lý luận và thực trạng thống kê về tội phạm trật tự xã hội
ở đô thị Việt Nam trong Chương 1 Thông qua đó, trong Chương 2 người viết tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ở đô thị trong giai đoạn hiện nay
Có thể nói nguyên nhân xảy ra tội phạm ở đô thị do nhiều nguyên nhân khác nhau, người viết chỉ tập trung vào các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng từ sự phát triển của
đô thị đến tội phạm trật tự xã hội ở đô thị: do sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị, ảnh hưởng từ những tệ nạn xã hội ở đô thị, sự du nhập tran lan nền văn hóa nước ngoài vào đô thị, ảnh hưởng tốc độ phát triển của công nghệ thông tin ở đô thị, cùng với những hạn chế về giáo dục, tuyên truyền pháp luật ở đô thị Tuy nhiên, những nguyên nhân trên cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến tội phạm ở những nơi khác, nhưng đây cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành, phát sinh tội phạm trật tự xã hội ở đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1 Sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ ở đô thị
Phân hóa giàu nghèo là một quá trình tự nhiên, tất yếu của xã hội loài người Vì khi có sự phân công lao động thì có sự phân hóa giàu nghèo Ở đô thị sự phân hóa này
có thể biểu hiện hình thức đơn giản nhất là có sự phân biệt rõ rệt giữa người giàu và người nghèo Người giàu sống ở trung tâm thành phố, là những người có thu nhập cao; người nghèo sống ở các vùng ngoại ô thành phố, có thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập Như vậy, phân hóa giàu nghèo là hiện tượng xã hội, phản ánh quá trình phân chia xã hội giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ở đô thị
- Sự phát triển của nền kinh tế đô thị làm ảnh hưởng đến sự phân hóa giàu nghèo ở đô thị
Nước ta là một nước đang phát triển, sự chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Sự chuyển đổi này làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là nền kinh tế ở các đô thị Sự phát triển của nền kinh tế đã đem lại sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhiều công việc làm cho xã hội đô thị Do đó, sự tăng trưởng kinh tế làm giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho con người tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống Song nó cũng làm phát sinh nhiều tiêu cực, sự phát triển kinh tế hiện nay đòi hỏi những ngành nghề có vốn nhiều, tập trung lao động có trình
Trang 35độ cao Hiện nay, đô thị chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp nặng: luyện kim, cơ khí, chế biến, công nghệ thông tin… Ngoài ra, phát triển các ngành dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh như: doanh nghiệp, công ty đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu
tư Vì vậy, người giàu có vốn, điều kiện kinh doanh, họ đầu tư vào các ngành nghề khác nhau nên thu nhập ngày càng cao Ngược lại có những người phải làm công việc nặng nhọc: bốc vác thuê, bán hàng rong, sản xuất thủ công, nghề đạp xích lô, honda
ôm, thu gom phế liệu… là những công việc có thu nhập thấp Họ trở thành người nghèo đô thị, và bị rơi vào tình trạng việc làm bấp bênh, không ổn định hoặc không có việc làm, thu nhập thấp và không có nơi cư trú ổn định Vì vậy, sự phát triển của đô thị kéo theo đó là sự chênh lệch khoảng cách về thu nhập của người dân đô thị
Theo thống kê, sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất trên 6 lần ở đô thị Cụ thể trong năm 2009, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các thành phố là 2.040 triệu theo giá hiện hành, trong khi đó thu nhập bình quân của nhóm
hộ nghèo nhất là 805 nghìn đồng/người/tháng; nhóm giàu nhất là 5.219 triệu/người/tháng Như vậy, tỉ lệ chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trong năm 2009 gấp 6,5 lần, đến năm 2010 tỉ lệ này lên đến 7 lần24
Qua đó cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở các thành phố có một khoảng cách khá xa về thu nhập Riêng mức thu nhập bình quân ở Hà Nội, theo thống kê mức thu nhập của nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở Hà Nội từ năm 2002-200825
: Năm Chung
100%
Nhóm 1 20%
Nhóm 2 20%
Nhóm 3 20%
Nhóm 4 20%
Nhóm 5 20%
Chênh lệch 5/1
2002 621 204.6 368.4 499.8 672.8 1360.5 6,7
2004 806.9 255.3 471.4 659.5 908.1 1739.9 6.8
2006 1050 329.1 589.2 878.4 1201 2252.3 6.8
2008 1719.6 535.1 957 1386.5 1933.3 3777.8 7.1
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập ở Hà Nội
Qua số liệu thống kê, tỉ lệ chêch lệch giàu nghèo giữa nhóm nghèo nhất (nhóm 1) và nhóm giàu nhất (nhóm 5) ở Hà Nội ngày càng tăng, từ mức 6.7 lần (năm 2002), tăng lên 7.1 lần (năm 2008) Từ sự chênh lệch trên cho thấy tỉ lệ chênh lệch giàu nghèo ở đô thị cao, người giàu càng tăng thêm thu nhập, có thu nhập ngày càng cao, trong khi đó người nghèo vẫn chưa cải thiện được mức sống Tỉ lệ chênh lệch thu nhập
24
Thu nhập của người giàu và người nghèo chênh lệch tới 6.5 lần,
http://lilamashb.com.vn/hoatdongxahoicualilamashb.php?kind=detail_news&id_news=976#, [cập nhật ngày 15/12/2010]
25
Chênh lệch giàu nghèo và phân tầng xã hội ở Hà Nội hiện nay ,
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340652&cn_id=427766, [cập nhật ngày 08/10/2010]
Trang 36ngày càng tăng, thì tình trạng phân hóa giàu nghèo ở các đô thị càng rõ nét hơn ở đô thị
Đặc biệt, ở trung tâm đô thị kinh tế phát triển càng mạnh, thu nhập bình quân tăng lên, kéo nhu cầu và mức sống ở các trung tâm thường cao hơn những nơi khác trong đô thị Do đó, số lượng người nghèo chiếm tỉ lệ khá lớn ở các trung tâm thành phố Ở Hà Nội năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo ở các quận Hà Nội chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm Trong đó, quận Đống Đa là quận nội thành tập trung đông người nghèo nhất (8.800 hộ) chiếm 20.8%; quận Hai Bà Trưng (6.700 hộ) chiếm 15.8%; quận Ba Đình (5.400 hộ) chiếm 12.8%; quận Hoàng Mai (4.700 hộ) chiếm 11%; quận Hoàng Kiếm (4.200 hộ) chiếm 10%; quận Cầu Giấy (3.400 hộ) chiếm 8%; quận Tây
Hồ (2.700 hộ) chiếm 6.4% Đây là những quận tập trung số hộ nghèo cao nhất thành phố26 Do đó, tăng trưởng kinh tế kéo theo mặt tiêu cực của nó là sự phân hóa giữa giàu và nghèo ở đô thị
- Tình trạng di cư từ nông thôn lên thành thị ảnh hưởng đến sự phân hóa giàu nghèo ở đô thị
Theo tổng cục thống kê thì số liệu được cập nhật từ cuộc điều tra về biến động dân số, lao động, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008 cho thấy trong 12 tháng từ 1/4/2007 đến 31/3/200827, tình hình di cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra như sau:
Nơi cư trú
vào 01/4/2008
theo độ tuổi
Tổng số người di chuyển trong 12 tháng từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008
(người)
Nơi cư trú trước khi di chuyển từ tháng
4/2007 đến tháng 3/2008 Thành
thị
Tỷ lệ (%)
Nông thôn
Tỷ lệ (%) Toàn quốc 1.154.996 483.767 41.8% 671.229 58.2%
Bảng 5: Thống kê số người di cư trong toàn quốc giữa thành thị và nông thôn
So với tỉ lệ di cư từ khu vực thành thị thì tỉ lệ di cư từ nông thôn lên thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn (chiếm 58% so với 42%), di cư bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động, người ngoài tuổi lao động và trẻ em, trong đó số người trong độ tuổi lao
26
Nguyễn Thị Hồng Nhung, Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế của người
nghèo đô thị ở thành phố Hà Nội, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 175, tháng 8 năm 2010
27
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển từ nông thôn tới thành thị,
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/News/Chuyende/Thang11/Didan.htm
Trang 37động từ nông thôn lên thành thị chiếm tỉ lệ cao (từ 15 – 29 tuổi chiếm 64.4%, từ 30 –
59 chiếm 48.2%) Như vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi lao động trẻ, khỏe,
để tìm việc làm Hiện nay, tính đến năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh có trên 2 triệu người nhập cư, tỉ lệ di cư chiếm 20,6%; Hà Nội, trung bình mỗi năm có khoảng 60.000 người nhập cư vào khu vực nội thành, tỉ lệ dân di cư vào Hà Nội là 11,4%28
Do tình trạng di cư từ nông thôn lên thành thị góp phần cho dân số đô thị tăng nhanh chóng Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1960 – 200829
STT Năm Tổng dân số
(người)
Dân số đô thị (người)
Bảng 6: Dân số đô thị Việt Nam thời 1960 - 2008
Theo thống kê, dân số đô thị ngày càng đông Từ năm 1960 – 2008 dân số đô thị tăng 15%, cho thấy dân số đô thị tăng khá nhanh Tỉ lệ dân số tăng cơ học bình quân 3.4%/năm, tỉ lệ này tăng cao hơn tỉ lệ tăng tự nhiên dân số (dân số tăng tự nhiên khoảng 1.3%), và tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn (tăng bình quân chỉ là 0.4%/năm), so với nông thôn tỉ lệ tăng dân số ở khu vực đô thị ở mức cao hơn đến 3% Qua đó, tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh phần lớn là do tình trạng người dân di cư từ nông thôn lên thành thị, làm cho dân số thành thị tăng, do đó dân cư thành thị luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nông thôn Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số sinh sống ở các đô thị nhiều hơn nông thôn và con số này ngày càng tăng hiện nay
Tỉ lệ dân nhập cư ngày càng đông, dân số sống ở đô thị tăng nhanh chóng với mật độ dân cư dày đặc, gây mất cân đối giữa đô thị và nông thôn Các đô thị lớn có tới hàng chục vạn người chen chúc trong các ngõ hẽm chật chội Tỉ lệ dân số đông, gây nên hiện tượng đất chật người đông mà việc làm không đủ đáp ứng cho nhu cầu dân số ngày một tăng nhanh Do đó, tình trạng tăng dân số gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao ở đô thị Ngoài ra, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp cao ở đô thị là do người dân lao động di cư từ nông thôn lên thành thị vẫn còn một bộ
Trang 38phận không nhỏ lao động chưa qua đào tạo, tay nghề kém, có trình độ học vấn không cao nên khó đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường lao động ở đô thị Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng lên Theo thống kê, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2007 là 2.3%, đến năm 2009 tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 4.7%, chỉ trong vòng 2 năm tỉ lệ thất nghiệp tăng trên 2.4%30 Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có tỉ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao hơn 2 lần so với khu vực nông thôn: khu vực thành thị
là 4.7%, khu vực nông thôn là 2.27%31 Một phần trong số những người lao động di cư tìm được những công việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ yếu họ tham gia những công việc ngắn hạn và không có hợp đồng nên công viêc không ổn định, một số khác phải lang thang tìm kiếm công việc với thu thập không cao Thu nhập sau khi trừ đi các khoản ăn uống và chi phí thiết yếu khác, hàng tháng họ còn tiết kiệm được khoảng 400 – 500 nghìn đồng32 Tình trạng không có việc làm hay công việc không ổn định, có thu nhập thấp tình trạng này làm cho người dân di cư trở thành người nghèo đô thị Theo thống kê tỉ lệ người nghèo đô thị năm 2009 ước tính khoảng 0.8 triệu người nghèo đô thị, chủ yếu là những người di cư33
Nhìn chung, ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế ở đô thị và sự di cư từ nông thôn lên thành thị càng tăng, song song đó là sự phân hóa hai tầng lớp giàu nghèo rõ nét hơn ở đô thị Tình trạng phân hóa giàu nghèo đã tạo nên tâm lý bất bình đẳng trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao thì vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sự xáo trộn trong đời sống xã hội
Phân hóa giàu - nghèo ảnh hưởng đến tình hình tội phạm ở đô thị
- Người giàu đô thị
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, dẫn đến sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập và mức sống của người dân đô thị Một bộ phận giàu lên nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu hưởng thụ của họ cũng được nâng lên Để đáp ứng nhu cầu đó, hàng loạt các những khu vui chơi giải trí dành cho những người giàu, các đại gia xuất hiện ngày càng nhiều: như quán bar, karaoke, vũ trường những nơi này thường có
32
Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội, các vấn đề giải pháp,
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340652&cn_id=427858, [cập nhật ngày 09/10/2010]
33
Người nghèo đô thị chịu ảnh hưởng của việc làm bấp bênh và thu nhập thấp,
bap-benh-va-thu-nhap-thap.htm, [cập nhật ngày 16/12/2010]
Trang 39http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Xa-hoi/414799/nguoi-ngheo-do-thi-chiu-anh-huong-của-viec-lam-chi phí rất cao, gấp nhiều lần những nơi bình thường, và thường chỉ dành cho những người giàu có Vì vậy, một phần lớn người dân đô thị hình thành lối sống tiêu dùng lãng phí, thực dụng Bên cạnh đó, sự giáo dục trong gia đình trở nên buông lỏng, họ bị cuốn hút vào các hoạt động của nền kinh tế thị trường, chính điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của giới trẻ nói chung và trẻ em nói riêng Từ đó dẫn đến hình thành lối sống lệch lạc, ảnh hưởng tới nhân cách Biểu hiện cụ thể cho vấn đề này
là lối sống thực dụng, đua đòi, chỉ biết tìm đến những trò giải trí giải trí, lối sống hưởng thụ, thích cuộc sống phải tiêu chi tiêu nhiều tiền đã bắt đầu tạo thành thói quen cho một bộ phận không nhỏ những người giàu trong xã hội, và rồi khi không có tiền
để thỏa mãn những thói vui chơi của mình, nhiều người sẵn sàng dùng bạo lực, đâm chém nhau hoặc người khác để có tiền tiêu khiển, thỏa mãn nhu cầu, điển hình như vụ
cổ, Cường dùng dao gí vào bụng khống chế anh Tú, lấy đi 38.5 triệu đồng Anh Tú vùng vẫy thì bị Cường và Anh dùng dao đâm vào bụng, vào sườn trái dẫn đến tử vong 34 Trong vụ án này, Tuấn Anh và Cường vì muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu xài,
hưởng thụ của mình, trong khi nhu cầu gia đình không đủ đáp ứng được thì họ nghĩ đến việc thực hiện hành vi cướp tài sản, hậu quả dẫn đến chết người, hậu quả lãnh một mức án tương xứng với hành vi nguy hiểm họ đã gây ra
Ở bất cứ nơi nào ngoài sự giáo dục từ phía nhà trường và xã hội, việc quan tâm, chăm sóc con cái từ phía từng gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc quản lý thời gian học tập, vui chơi và quan hệ của các em Gia đình có trách nhiệm hàng đầu, sau đó mới đến trách nhiệm của nhà trường và xã hội Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của các em Do các bậc cha mẹ, đặc biệt là các phu huynh ở thành phố chạy theo nền kinh
tế thị trường, chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến việc giáo dục con cái, xem việc
34
Hà Nội: Vờ bán xe SH, giết người rồi cướp tiền, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=121353
[cập nhật ngày 30/8/2010]
Trang 40giáo dục con cái là trác nhiệm của nhà trường Vì vậy, trong gia đình giá trị tình cảm dường như bị “mai một”, cha mẹ hầu như không có thời gian dành cho con cái Tuy nhiên, ở lứa tuổi này tâm sinh lý phức tạp, có nhu cầu trao đổi, chia sẻ tình cảm cao Gia đình thiếu sự quan tâm chia sẻ, giao tiếp, dẫn đến các em cảm thấy chán nản, các
em cảm giác bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm Đây cũng là nguyên nhân để những nhóm trẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào những hành vi trái pháp luật
Hiện nay, một thực tế những gia đình có nhiều tiền, thì một trong những cách thể hiện sự giàu sang của họ là nuông chiều con cái bằng cách cho tiền, mua sắm cho con không thiếu thứ gì Vì vậy, trong các trường hợp thanh thiếu niên phạm tội, là những đứa con trong các gia đình giàu có, bởi chính sự cưng chiều, bao bọc quá mức bằng cách cho tiền, nhưng họ không hiểu rằng đây chính là nguyên nhân gây lệch chuẩn của trẻ, do được nuông chiều nên các em chỉ biết hưởng thụ, vui chơi không học tập, lao động, sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuẩn mực giá trị, đạo đức, học theo lối sống chỉ biết hưởng thụ Khi chúng không tìm được niềm vui, sự giải trí lành mạnh, chúng không nhận thức được giá trị của sức lao động, và tìm đến những trò tiêu khiển trái với những chuẩn mực, đạo đức xã hội, trở thành những con người lệch lạc, nên dễ dàng bị dụ dỗ lôi kéo vào con đường phạm pháp: trộm cắp, cướp, cướp giật… để thỏa mãn lối sống của mình Bên cạnh đó, vì thiếu sự giáo dục, quan tâm, thêm hiếu thắng, bất đồng muốn tự khẳng định mình hoặc vì những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể là động lực thúc đẩy các hành vi chém giết nhau, hay có những hành vi với tính chất mức độ rất nguy hiểm, đây là một trong những
"vấn nạn của nhà giàu hiện nay"
Vụ án ở Hà Nội, ngày 20/01/2011 cơ quan điều tra quận Đống Đa, Hà Nội đã tiến hành điều tra vụ án giết người liên quan đến 6 thanh niên gồm: Nguyễn Mạnh Hùng (15 tuổi, từng đi trường giáo dưỡng), Nguyễn Quang Huy (16 tuổi, có một tiền sự), Phạm Hoàng Giang (16 tuổi), Trần Nam Sơn (18 tuổi), Nguyễn Xuân Trường (17 tuổi, có tiền án) và Phạm Anh Dũng (21 tuổi) đều trú ở quận Hoàng Mai Và Hai Bà Trưng Hà Nội, thuộc những gia đình tương đối khá giả Tại cơ quan điều tra các đối tượng khai nhận đang chơi bi – da ở đường Trương Định thì Anh Dũng rủ đi hát karaoke Khi đến nơi, do có mâu thuẫn từ trước Anh Dũng nói muốn đánh Lưu Đình Dũng vì thấy “ngứa mắt” Cả nhóm đã gom tiền mua 6 con dao, có hung khí trong tay
cả nhóm lao vào đánh Đình Dũng, Anh Dũng cầm giao đâm vào bụng nạn nhân, Huy xông vào gây án Nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu 35