1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của coca cola việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020

125 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Đối với Coca-Cola Việt Nam, hàng năm, công ty chi khoảng hơn 5 triệu USD cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp … Rõ ràng, đây là một số tiền không nhỏ.Và đứng trên quan

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU THIÊN KIM

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_

CHU THIÊN KIM

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghề nghiệp)

Mã ngành: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của Coca-Cola Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Chu Thiên Kim

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU vii

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 4

5 Ý nghĩa của nghiên cứu: 8

6 Kết cấu của đề tài: 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

1.1 Khái quát về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): 9

1.1.1 Khái niệm CSR: 9

1.1.2 Vai trò của CSR: 11

1.2 Các mô hình CSR: 12

1.2.1 Theo Mô hình Kim tự tháp của Caroll (1991): 13

1.2.2 Theo mô hình “3 vòng tròn đồng tâm của Elkington” (1997): 14

1.2.3 Theo tiêu chuẩn ISO 26000-2008: 15

1.2.4 Biện luận về mô hình được lựa chọn – Mô hình Kim Tự Tháp của Caroll: 16

1.3 Các tiêu chí đánh giá CSR theo mô hình Kim Tự Tháp: 18

1.3.1 Kinh tế: 18

Trang 5

1.3.2 Pháp luật: 19

1.3.3 Đạo đức: 19

1.3.4 Nhân văn: 20

1.4 Mối quan hệ giữa nhận thức về CSR và Danh tiếng của Doanh nghiệp: 21 1.4.1 Nhận thức về CSR của người tiêu dùng và danh tiếng của Doanh nghiệp: 21

1.4.2 Danh tiếng của công ty và những lợi ích mang lại: 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA VIỆT NAM 27

2.1 Tổng quan về công ty Coca-Cola: 27

2.1.1 Sơ nét về Coca-Cola: 27

2.1.2 Quy mô: 28

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 28

2.2 Thực trạng thực hiện CSR của Coca-Cola: 30

2.2.1 Nghĩa vụ Kinh tế: 30

2.2.1.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế: 31

2.2.1.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Kinh tế: 31

2.2.1.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Kinh tế: 32

2.2.2 Nghĩa vụ Pháp lý: 33

2.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Pháp lý: 33

2.2.2.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Pháp lý: 34

2.2.2.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Pháp lý: 34

2.2.3 Nghĩa vụ Đạo đức: 34

2.2.3.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Đạo đức: 34

2.2.3.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Đạo đức: 35

Trang 6

2.2.3.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Đạo đức: 37

2.2.4 Nghĩa vụ Nhân văn: 39

2.2.4.1 Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn: 39

2.2.4.2 Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ Nhân văn: 40

2.2.4.3 Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ Nhân văn: 42

2.3 Cảm nhận của người tiêu dùng về việc thực hiện CSR của Coca-Cola: 43

2.3.1 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các vấn đề xã hội: 43

2.3.2 Mức độ nhận biết và yêu thích của Người tiêu dùng về các hoạt động CSR của Coca-Cola: 48

2.4 Những điểm hạn chế trong hoạt động CSR của Coca-Cola và nguyên nhân: 54 2.4.1 Nghĩa vụ Kinh tế: 54

2.4.1.1 Điểm hạn chế: 54

2.4.1.2 Nguyên nhân của hạn chế: 56

2.4.2 Nghĩa vụ Pháp lý: 57

2.4.3 Nghĩa vụ Đạo đức: 57

2.4.3.1 Điểm hạn chế: 57

2.4.3.2 Nguyên nhân của hạn chế: 58

2.4.4 Nghĩa vụ Nhân văn: 59

2.4.4.1 Điểm hạn chế: 59

2.4.4.2 Nguyên nhân của hạn chế: 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP COCA-COLA THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI HIỆU QUẢ NHẰM GIA TĂNG DỰ ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 64

3.1 Định hướng mục tiêu thực hiện CSR của Coca-Cola 64

Trang 7

3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp: 64

3.2.1 Dựa vào dự đoán xu hướng phát triển Marketing xanh (Green Marketing) và CSR của Hiệp hội Marketing Việt Nam: 64

3.2.2 Dựa vào một số gợi ý của Ban lãnh đạo Coca-Cola Việt Nam: 65

3.3 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động CSR của Coca-Cola từ nay đến năm 2020: 67

3.3.1 Giải pháp ở nghĩa vụ Kinh tế: 67

3.3.1.1 Giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm hiện đại và đảm bảo chất lượng của Coca-Cola cho đúng đối tượng 67 3.3.2 Nhóm giải pháp ở nghĩa vụ Đạo đức: 70

3.3.2.1 Tổ chức các cuộc thi quay clip nói về tầm quan trọng của nước và tài nguyên nông nghiệp và chia sẻ thông qua các website về môi trường và mạng

xã hội: 70 3.3.2.2 Kêu gọi cộng đồng và các tình nguyện viên cùng tham gia hoạt động môi trường của công ty: 72 3.3.3 Nhóm giải pháp ở nghĩa vụ Nhân văn: 73

3.3.3.1 Điều chỉnh cơ cấu chi phí giữa hoạt động từ thiện vào giáo dục ở khía cạnh Nhân văn 73 3.3.3.2 Thực hiện các hoạt động từ thiện cho công nhân: 75 3.3.3.3 Đầu tư nhiều hơn cho nội dung của các chương trình huấn luyện kỹ năng, theo dõi sự tiến bộ của người tham gia 77

3.4 Các kiến nghị: 78

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước: Nâng cao nhận thức của người dân về việc tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp là quan trọng với lợi ích quốc gia nói chung và lợi ích người dân nói riêng: 78

Trang 8

3.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước: Tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội nhưng cũng cần có chính sách quản lý tốt để việc thực hiện không bị sai lệch với ý nghĩa ban đầu của CSR: 79

3.4.3 Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp trong ngành hàng nước giải khát: Hợp tác trong việc gia tăng niềm tin của người tiêu dùng về vấn đề chất lượng sản phẩm trong ngành hàng nước giải khát ở thị trường Việt Nam 80

KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 : Bảng câu hỏi khảo sát Người tiêu dùng

PHỤ LỤC 2: Thống kê dữ liệu đáp viên tham gia khảo sát

PHỤ LỤC 3: Kết quả khảo sát – Các vấn đề xã hội người tiêu dùng quan tâm PHỤ LỤC 4: Kết quả khảo sát – Các vấn đề xã hội người tiêu dùng quan tâm nhất

PHỤ LỤC 5: Kết quả kháo sát - Các chương trình CSR Coca-Cola thực hiện được người tiêu dùng nhận biết

PHỤ LỤC 6: Kết quả khảo sát - Các chương trình CSR Coca-Cola thực hiện được người tiêu dùng thích nhất

PHỤ LỤC 7: Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu

PHỤ LỤC 8: Dàn bài phỏng vấn sâu

PHỤ LỤC 9: Kết quả phỏng vấn sâu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 0.1 Định mức dân số theo giới tính và độ tuổi 6

Bảng 0.2 Định mức dân số theo nghề nghiệp 6

Bảng 1.1: Tiêu chí đó lường CSR ở nghĩa vụ Kinh tế 19

Bảng 1.2: Tiêu chí đó lường CSR ở nghĩa vụ Pháp lý 19

Bảng 1.3: Tiêu chí đó lường CSR ở nghĩa vụ Đạo đức 20

Bảng 1.4: Tiêu chí đó lường CSR ở nghĩa vụ Nhân văn 21

Bảng 2.1: Doanh thu 5 hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam năm 2014 28

Bảng 2.2: Doanh số từng nhãn hàng của Coca-Cola năm 2014 30

Bảng 2.3: Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Kinh tế 32

Bảng 2.4: Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Đạo đức 38

Bảng 2.5: Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Nhân văn 42

Bảng 2.6: Những vấn đề ở Nghĩa vụ Kinh tế được người tiêu dùng quan tâm nhất 45

Bảng 2.7: Những vấn đề ở Nghĩa vụ Nhân văn được người tiêu dùng quan tâm nhất 46 Bảng 2.8: Những vấn đề ở Nghĩa vụ Đạo đức được người tiêu dùng quan tâm nhất 47 Bảng 2.9: Những vấn đề ở Nghĩa vụ Luật pháp người tiêu dùng quan tâm nhất 47

Bảng 2.10: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Kinh tế của Coca-Cola được người tiêu dùng biết đến 49

Bảng 2.11: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Kinh tế của Coca-Cola được người tiêu dùng thích nhất 50

Bảng 2.12: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Nhân văn của Coca-Cola được người tiêu dùng biết đến 51

Bảng 2.13: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Nhân văn của Coca-Cola được người tiêu dùng thích nhất 51

Bảng 2.14: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Đạo đức của Coca-Cola được người tiêu dùng biết đến 52

Trang 10

Bảng 2.15: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Đạo đức của Coca-Cola được người tiêu dùng thích nhất 53 Bảng 2.16: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Pháp lý của Coca-Cola được người tiêu dùng biết đến 53 Bảng 2.17: Những hoạt động CSR ở Nghĩa vụ Pháp lý của Coca-Cola được người tiêu dùng thích nhất 54 Bảng 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 66 Bảng 3.2 Chi phí ước tính mỗi khách tham quan nhà máy 69 Bảng 3.3: Cơ cấu chi phí đề xuất cho các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Nhân văn trong 5 năm từ 2016-2020 74

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1: Khung nghiên cứu của đề tài 4

Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp CSR 13

Hình 1.2: Mô hình 3 cạnh của tam giác 15

Hình 2.1: Thị phần 5 hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam năm 2014 29

Hình 2.2: Mức độ quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề xã hội 44

Hình 2.3: Mức độ yêu thích các hoạt động CSR của Coca-Cola 49

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ việc bê bối liên quan đến sản phẩm độc hại từ Trung Quốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý rác thải sai quy định làm dấy lên nhiều bức xúc trong dư luận, gây nên sự phẫn nộ cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp Điển hình nhất là sự việc xả chất thải trực tiếp không qua xử lý xuống sông Thị Vải của Vedan Và hậu quả mà Vedan phải gánh chịu sau đó không chỉ là xử phạt theo quy định của pháp luật Mà đáng sợ hơn là sự tẩy chay của người tiêu dùng, các hệ thống phân phối từ kênh truyền thống đến kênh bán hàng hiện đại đều từ chối nhận hàng của Vedan Danh tiếng gầy dựng hơn 50 năm của một trong số những doanh nghiệp bột ngọt hàng đầu dường như bị đổ sụp Sự quan tâm của người tiêu dùng về CSR nhiều hơn buộc các doanh nghiệp cũng phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này Tuy nhiên, việc hiểu và thực hiện Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ Một phần do khái niệm này còn khá mới ở Việt Nam – các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa nắm bắt và hiểu được cách trọn vẹn về khái niệm này, đa số đều cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội là làm từ thiện (Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008), một phần do các doanh nghiệp cố tình né tránh việc thực hiện trách nhiệm xã hội do thiếu hụt về nguồn vật lực và tài chính Mặt khác, việc thực hiện CSR ít nhiều sẽ làm gia tăng chi phí của Doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn Do đó, với nguồn vốn hạn chế, Doanh nghiệp thường ưu tiên cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không hoặc ít quan tâm đến các hoạt động khác như phúc lợi nhân viên, môi trường, cộng đồng,… bởi các hoạt động CSR thường không cho thấy hiệu quả rõ rệt trong ngắn hạn Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức đều cho rằng thực hiện tốt CSR không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân Doanh nghiệp, xã hội mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia (Nguyễn Thị Bích Châm, 2009) Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể cải thiện được hoạt động CSR giúp cho các Doanh nghiệp thấy rõ hơn lợi ích của việc thực hiện CSR nhằm nâng cao tinh thần thực hiện CSR

Trang 13

Đối với Coca-Cola Việt Nam, hàng năm, công ty chi khoảng hơn 5 triệu USD cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp … Rõ ràng, đây là một số tiền không nhỏ.Và đứng trên quan điểm của Coca-Cola, việc thực hiện CSR bao gồm hai mục đích: thứ nhất là thể hiện thái độ trân trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc phát triển cộng đồng, thứ hai là nhằm gia tăng danh tiếng và mức độ nhận biết thương hiệu trong mắt người tiêu dùng Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos được thực hiện vào năm 2014 cho Coca-Cola Việt Nam cho thấy chỉ có khoảng 20% người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận biết các hoạt động CSR của Coca-Cola Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, mức sống người dân tương đối cao, khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin tốt Vậy mà tỷ lệ nhận biết các hoạt động CSR của Coca-Cola chỉ có 20%, quá thấp so với mục tiêu đề ra là 70% Bên cạnh đó, dựa vào kết quả đo lường sức khỏe thương hiệu (Brand Health Check) do công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện cho Coca-Cola Việt Nam vào năm 2014, mức độ yêu thích các sản phẩm thương hiệu Coca-Cola giảm từ 93% vào năm 2013 xuống còn 81% vào năm 2014 Sự sụt giảm này đến từ nhiều nguyên nhân như là sự xuất hiện của nhiều thức uống mới trên thị trường hay sự giảm đầu tư trong các hoạt động truyền thông Marketing,… trong đó có một vài nguyên nhân liên quan đến các hoạt động CSR của công ty như vấn đề môi trường hay vấn đề chuyển giá Qua những số liệu trên, tác giả nhận thấy các hoạt động CSR của công ty thật sự vẫn chưa đạt được mục đích như mong muốn, đâu đó vẫn còn tồn tại những khó khăn khiến cho việc thực thi các hoạt động này chưa đúng với các tiêu chí đề ra Đâu là những khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động CSR mà công ty đang gặp phải, đâu là nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau những khó khăn đó, làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó để hoạt động CSR của công ty trở nên hoàn thiện hơn và đạt được đúng những mục đích đề ra Đó là những lý do khiến tác giải lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động CSR của Coca-Cola Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020”

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm ra những hạn chế trong hoạt động CSR của Coca-Cola Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Xác định các nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện CSR tại Coca-Cola Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và hoàn thiện các hoạt động CSR của Coca-Cola đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu:

- Các hoạt động CSR của Coca-Cola ở 4 khía cạnh Kinh tế, Pháp luật, Đạo đức và Nhân văn

- Nhận thức và mối quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề xã hội và môi trường

- Mức độ quan tâm và yêu thích của người tiêu dùng về các hoạt động CSR

- Về thời gian:

Dữ liệu được dùng cho dự án được thu thập từ dữ liệu thứ cấp của Coca-Cola từ năm 2000-2014, trong đó gồm các dữ liệu có sẵn từ dữ liệu Nghiên cứu thị trường các nhà bán lẻ trong ngành hàng nước giải khát của Nielsen, dữ liệu chi phí sản xuất của Coca-Cola, dữ liệu về chi phí cho hoạt động môi trường, từ thiện và nhân văn của bộ phận Quan hệ cộng đồng (Public Affair & Communication - PAC)

Trang 15

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông quan bảng khảo sát 200 người tiêu dùng nước giải khát tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát này được thực hiện vào tháng 9 năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện lần lượt từng bước theo khung nghiên cứu sau:

Hình 0.1 Khung nghiên cứu của đề tài

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết:

Trong phần nghiên cứu lý thuyết, tác giả tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến CSR, vai trò của CSR và các tiêu chí đo lường CSR

Tiếp theo đó, để thấy rõ hiệu quả của CSR, tác giả tổng hợp những nghiên cứu

về mối quan hệ giữa CSR và Danh tiếng của Doanh nghiệp

Bước 2: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về thực trạng thực hiện CSR của Coca-Cola:

Thống kê mô tả: Đánh giá của Người tiêu dùng về việc thực hiện

Phỏng vấn chuyên gia để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế

Phỏng vấn sâu: để tìm ra nguyên nhân của những

hạn chế

Đề xuất giải pháp

Trang 16

Dữ liệu thực tế về việc thực hiện CSR của Coca-Cola bao gồm các hình thức thực hiện và chi phí thực hiện mỗi năm được cung cấp từ dữ liệu của các phòng ban của Coca-Cola Dữ liệu về các hoạt động và chi phí CSR liên quan đến việc sản xuất, nguyên vật liệu được cung cấp từ bộ phận sản xuất Dữ liệu về các hoạt động liên quan đến môi trường, giáo dục và từ thiện được cung cấp từ bộ phận PAC và bộ phận Marketing của Coca-Cola cung cấp

Thu thập và trình bày dữ liệu thứ cấp về thực trạng thực hiện CSR của Cola nhằm tổng kết và xây dựng bức tranh tổng thể về cách thức thực hiện và mức độ thực hiện CSR của Coca-Cola

Coca-Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp - Đánh giá của người tiêu dùng về việc thực hiện CSR của Coca-Cola:

Thực hiện khảo sát với sự hỗ trợ của Bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu:

 Mức độ quan tâm đến các vấn đề xã hội của người tiêu dùng

 Nhận thức của người tiêu dùng về các hoạt động CSR của Coca-Cola và mức

độ yêu thích của họ với các hoạt động đó

 Chọn mẫu:

Xác định đám đông nghiên cứu:

Người tiêu dùng bao gồm nam và nữ, tuổi từ 18-60, có sử dụng các loại nước giải khát (không tính thức uống có cồn)

Trang 17

Bảng 0.1 Định mức dân số theo giới tính và độ tuổi

Bảng 0.2 Định mức dân số theo nghề nghiệp

Nam (50%) Nữ (50%)

Nội trợ - 28 28 Học sinh, sinh viên 22 12 34 Buôn bán nhỏ 16 15 31 Nhân viên văn phòng 25 20 45 Lao động có tay nghề (Công nhân, tài

xế, nhân viên bán hang,…) 37 25 61

(Nguồn: Kantar, 2014)

 Xây dựng thang đo:

Thang đo định danh: Dùng cho các câu hỏi lựa chọn các vấn đề xã hội mà

người tiêu dùng quan tâm Các hoạt động CSR của Coca-Cola mà người tiêu dùng biết

và hoạt động CSR mà họ thích nhất

 Cấu trúc Bản câu hỏi:

- Phần giới thiệu: Nêu lên mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu:

- Phần câu hỏi sàng lọc bao gồm các nội dung: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp

- Phần bảng câu hỏi chính bao gồm các nội dung:

 Các vấn đề xã hội mà người tiêu dùng quan tâm

Trang 18

 Các hoạt động CSR của Coca-Cola mà người tiêu dùng nhận biết và yêu

thích

 Cách xử lý dữ liệu:

Dữ liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát nhằm thu thập thông tin của người tiêu dùng

Dữ liệu này được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, đếm tần số, tính điểm trung bình được dùng để tóm tắt, trình bày dữ liệu Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau

để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Trong đó:

- Phương pháp tần số: sử dụng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng yếu tố khác nhau, dựa trên những tấn số xuất hiện của các đối tượng trong

cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu

- Số trung bình cộng: bằng tổng tất cả các giá trị lượng biến quan sát chia cho số quan sát

Bước 4: Kết hợp dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp – Tìm ra những hạn chế trong hoạt động CSR của Coa-Cola:

So sánh những họat động mà Coca-Cola đã thực hiện từ dữ liệu thứ cấp với mức

độ nhận biết và yêu thích của người tiêu dùng từ dữ liệu khảo sát để tìm ra những điểm còn hạn chế hoặc thực hiện chưa tốt trong hoạt động CSR mà Coca-Cola đang thực hiện

Bước 5: Phỏng vấn chuyên gia – Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện CSR của Coca-Cola:

Ở một số tiêu chí của CSR, người tiêu dùng vẫn chưa thể đánh giá chính xác được do họ ít quan tâm đến vấn đề đó Vì vậy, phỏng vấn chuyên gia sẽ giúp cho việc đánh giá vấn đề được toàn diện hơn

Hơn nữa, sau khi phát hiện ra những điểm còn hạn chế trong hoạt động CSR, việc phỏng vấn chuyên gia là chính là những lãnh đạo của Coca-Cola có tham gia trong việc điều hành và tổ chức các hoạt động CSR sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên

Trang 19

Bước 6: Giải pháp đề xuất:

Từ những nguyên nhân được tìm thấy ở bước 5, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế giúp hoàn thiện những hoạt động CSR của Coca-Cola

5 Ý nghĩa của nghiên cứu:

Về phương diện lý thuyết:

Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về CSR Đồng thời tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan để nêu lên được mối quan hệ giữa CSR và Danh tiếng Doanh nghiệp

Về phương diện thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà hoạt động Marketing xã hội của Cola nói riêng và các Doanh nghiệp khác nói chung có một cái nhìn toàn diện hơn về CSR, tổng hợp được những khó khan thường gặp và hướng khắc phục

Coca-6 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; đề tài được bố cục theo 3 chương sau:

- Chương 1: Cở sở lý thuyết về CSR

- Chương 2: Phân tích thực trạng về việc thực hiện CSR của Coca-Cola

- Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện việc thực hiện CSR của Cola

Trang 20

Coca-CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):

1.1.1 Khái niệm CSR:

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã

hội của doanh nhân” vào năm 1953 nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người

quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội

Tuy nhiên, vào tháng 9/1970, trong một bài báo viết cho tờ New York Time, Milton Friedman lại cho rằng Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường lả cạnh tranh trung thực và công bằng Vì theo ông, các cổ đông là người quản lý doanh nghiệp Mà điều các cổ đông muốn là làm ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt nhưng đồng thời vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc xã hội cơ bản vốn được thể hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến Thứ hai, công ty là chủ thể “vô tri vô giác” do con người tạo ra nên tự bản thân nó không thể tự gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có con người mới có Mà nếu như người quản lý được sử dụng nguồn lực của công ty để thực hiện trách nhiệm xã hội dựa trên phán đoán chủ quan của mình thì không đảm bảo được tính sáng suốt và đúng đắn cho mục tiêu xã hội vì đó là chuyên gia quản lý về kinh doanh, không phải chuyên gia quản lý xã hội Thứ ba, trách nhiệm xã hội thuộc lĩnh vực của nhà nước vì chỉ có Nhà nước mới có đủ thông tin để quyết định đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả.Trách nhiệm chính của Doanh nghiệp chỉ là tạo ra lợi nhuận và đóng thuế, còn trách nhiệm của Nhà nước mới là làm sao sử dụng tiền thuế đó một cách hiệu quả vì lợi ích công cộng (Friedman,1970) Từ những lập luận trên, trường phái phản đối CSR cho rằng các chương trình của doanh nghiệp lấy

Trang 21

tên “trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PR đạo đức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận doanh nghiệp mà thôi

Những người ủng hộ CSR không hoàn toàn bác bỏ những lập luận trên Nhưng

họ cũng đưa ra được một lập luận thuyết phục khác là khi công ty đi vào hoạt động đã

là một chủ thể xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường, do đó phải có ý thức và trách nhiệm về những hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường Chính

vì vậy, vào năm 1971, Ủy ban Phát triển Kinh tế đã sử dụng phương pháp “ba vòng tròn đồng tâm” để mô tả CSR Vòng tròn ở trong bao gồm các chức năng tăng trưởng kinh tế cơ bản – tăng trưởng, các sản phẩm, việc làm Vòng tròn trung gian cho rằng các chức năng kinh tế phải được thực hiện với nhận thức nhạy cảm về những thay đổi của các giá trị xã hội và các ưu tiên Vòng tròn bên ngoài vạch ra những trách nhiệm mới nổi và còn chưa định hình mà Doanh nghiệp nên đảm nhận để cải thiện môi trường

xã hội (Elkington, 1997)

Theo Worlbank (2003) CSR là sự cam kết của doanh nghiệp vào việc phát triển

kinh tế bền vững qua các hoạt động nhằm giúp nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội Định nghĩa này

muốn nhấn mạnh rằng: CSR là phương tiện giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các nhà đầu tư, mà còn xem xét các nhu cầu và mong đợi của nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng, quản lý, các nhóm lợi ích đặc biệt và toàn thể xã hội

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng khái niệm CSR

theo một khái niệm khá hoàn chỉnh của EU (2008) CSR là quá trình kết hợp các vấn đề

xã hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng tâm của Doanh nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan Vì trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa vào “dự định

mua của người tiêu dùng” để cụ thể hóa lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện

Trang 22

trong mối quan hệ rất quan trọng giữa Doanh nghiệp và Người tiêu dùng, thể hiện cả chiến lược trong tâm của Doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò của CSR:

Đối với doanh nghiệp:

CSR đang ngày càng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, tiết kiệm chi phí, tiếp cận nguồn vốn, tạo mối quan hệ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, tạo niềm tin cho nhà đầu tư Đây là

cơ sở cho mô hình kinh doanh bền vững (EU, 2008)

- Do CSR liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng, … bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối tác của mình hài lòng và kết quả là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan hệ mật thiết này Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với các khách hàng có thể giúp doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của ho, từ đó giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm

- Trong một số trường hợp, CSR có thể đem lại hiệu suất lớn hơn (chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, và điều này

có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn)

- Ngoài ra, khi thực hiện CSR khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, … Điều này có thể giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ Tất cả những yếu tố này được tin là sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động

- Việc lấy chứng chỉ về CSR có nhiều lợi ích tiềm năng Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và

Trang 23

đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới CSR đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra

nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn

Đối với xã hội:

Ở cấp độ quốc gia, CSR có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, Các chính sách về CSR trong bản thân các doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung Và một đóng góp quan trọng nữa của CSR đối với xã hội

là góp phần bảo vệ môi trường Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết

và ngốn nhiều tiền của để xử lý vấn đề này Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới,

an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát

triển cộng đồng,… (Nguyễn Đình Tài, 2010)

Thông qua CSR, doanh nghiệp có thể đóng góp đáng kể vào mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của xã hội và xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao

Trang 24

CSR làm sao Phần lý thuyết sau sẽ chỉ ra các tiêu chí của hoạt động CSR và mức độ quan trọng của từng tiêu chí nhằm cân bằng lợi ích của Doanh nghiệp và cộng đồng

1.2.1 Theo Mô hình Kim tự tháp của Caroll (1991):

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực

và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội Theo Carroll (1991), trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn

Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp CSR

(Nguồn: Caroll, 1991) Nghĩa vụ kinh tế: là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp bởi doanh

nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân.Theo

đó, Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm kinh tế trong đó bao gồm việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực với mức lương phù hợp và công bằng, duy trì một mức

độ cao về hiệu quả hoạt động, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, duy trì một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, đạt được lợi nhuận ổn định, củng cố hình ảnh công ty

Nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ kinh tế Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ nhân văn

Trang 25

Nghĩa vụ pháp lý: Các doanh nghiệp cần phải cam kết trách nhiệm pháp lý của

họ Có nghĩa là một doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu Kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ Trách nhiệm Kinh tế và Pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR

Nghĩa vụ đạo đức: Là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa

được “luật pháp hóa”.Việc tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả những cam kết ngoài luật, phải kinh doanh phù hợp với phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức xã hội.Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của nghĩa vụ pháp lý.Nghĩa vụ đạo đức

là tự nguyện nhưng lại chính là trung tâm của hoạt động CSR

Nghĩa vụ nhân văn: của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động vượt

ra ngoài sự trông đợi của xã hội mà xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của tổ chức hay doanh nghiệp Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã hội như từ thiện, hỗ trợ các tổ chức giáo dục,hỗ trợ các dự án nâng cao chất lượng sống cuả cộng đồng Sự khác biệt giữa Nghĩa

vụ đạo đức và Nghĩa vụ nhân văn là doanh nghiệp thực hiện trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện Nếu không thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi

1.2.2 Theo mô hình “3 vòng tròn đồng tâm của Elkington” (1997):

Mô hình này được đề xuất bởi John Elkington vào năm 1997 đề cập đến “trụ cột của sự phát triển bền vững” chính là một vòng tròn đồng tâm được tạo thành từ 3 vòng tròn: Kinh tế, Con người và Môi trường:

- Kinh tế: Chính là lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc tổ chức sau khi trừ đi tất cả

các chi phí đầu vào Tuy nhiên, lợi nhuận này khác với lợi nhuận kế toán thông

Trang 26

thường ở chỗ các chi phí được đề cập ở đây bao gồm luôn cả chi phí cho việc thực hiện các hoạt động CSR

- Con người: Đề cập đến lợi ích của người lao động của Doanh nghiệp/ tổ chức,

chủ đầu tư và các bên liên quan,…Các hoạt động nhằm duy trì một chế độ lao động hợp pháp, thu nhập công bằng, môi trường làm việc an toàn cho người lao động, là sự đồng hành trong trách nhiệm nâng cao chất lượng sống của cộng đồng về mặt sức khỏe, an toàn và giáo dục,…

- Môi trường: Là sự nỗ lực của công ty để giảm thiểu tác động xấu đến môi

trường bằng cách quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên, tìm cách tái tạo năng lượng và tài nguyên đã sử dụng, xử lý chất thải

Hình 1.2 Mô hình 3 cạnh của tam giác

(Nguồn: Elkington, 1997)

Các công ty dù lớn hay nhỏ đều nỗ lực hướng tới “Sự phát triển bền vững” Theo đó, các Doanh nghiệp ngày nay không nên chỉ chú trọng theo đuổi vấn đề kinh tế,

mà còn phải đảm bảo về con người và môi trường

1.2.3 Theo tiêu chuẩn ISO 26000-2008:

Tiêu chuẩn ISO 26000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn 26000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 2008 gọi tắt là phiên bản 2008 Tiêu chuẩn này được ISO hóa từ nền tảng của tiêu chuẩn SA 8000:2001 của tổ chức SAI của Mỹ ban hành năm 2001 và phiên bản mới nhất là SA 8000-2008 Tiêu chuẩn ISO 26000-2008 được áp dụng cho tất cả

Kinh tế Môi trường

Con người

Có thể chịu được Công bằng

Có thể tồn tại

Phát triển bền vững

Trang 27

các tổ chức không phân biệt loại hình, địa điểm và quy mô Đây là một tiêu chuẩn mang tính tự nguyện tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội Để đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 2600-2008 thì tổ chức nào có hệ thống quản lý “trách nhiệm xã hội” có thể tạo ra một môi trường làm việc giảm thiếu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng, người tiêu dùng và yêu cầu của luật pháp (Nguyễn Đình Tài, 2010) Tiêu chuẩn ISO 26000-2008 đề cập đến 6 vấn đề:

- Việc quản lý các tổ chức

- Những quyền về con người

- Những điều kiện liên quan đến lao động, việc làm

- Môi trường

- Những vấn đề liên quan đến lợi ích và bảo vệ người tiêu dùng

- Những cam kết xã hội

1.2.4 Biện luận về mô hình được lựa chọn – Mô hình Kim Tự Tháp của Caroll:

Theo ISO 26000, hoạt động kinh doanh bền vững của các tổ chức có nghĩa không chỉ là vận hành một tổ chức theo đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của người lao động hay việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn vừa đảm bảo những vấn đề liên quan đến môi trường và những cam kết của xã hội Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn ISO 26000 này phần lớn là các hướng dẫn cho các tổ chức và cách thức thực hiện Trách nhiệm xã hội ở tất cả các loại hình Doanh nghiệp: từ tư nhân đến nhà nước, từ tổ chức lợi nhuận đến tổ chức phi lợi nhuận nên các khía cạnh được nêu

ra vẫn còn mang tính bao hàm chứ chưa cụ thể hóa Hơn nữa, mức độ quan trọng của việc thực hiện các khía cạnh CSR vẫn chưa được nêu ra Mà trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả cần đánh giá mức độ quan trọng của từng khía cạnh trong việc thực hiện CSR và so sánh giữa lý thuyết và thực tế để có những đề xuất hợp lý

Đối với mô hình “3 vòng tròn đồng tâm” của Elking ton, dù không trực tiếp đề

Trang 28

đủ những khía cạnh cần thiết cuả CSR Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa nêu lên được mức độ quan trọng của 3 yếu tố và sự phối hợp như thế nào giữa 3 vòng tròn để tạo nên

sự phát triển bền vững Vì vậy, tác giả không lựa chọn mô hình này để làm tiêu chí đánh giá các hoạt động CSR của Coca-Cola trong khuôn khổ bài nghiên cứu này

Mô hình Kim tự tháp CSR của Caroll được lựa chọn để làm tiêu chí đánh giá hoạt động CSR trong khuôn khổ bài nghiên cứu vì những lý do sau đây:

- Thứ nhất, mô hình này có tính toàn diện và khả thi cao vì các tiêu chí phản

ánh được toàn bộ các hoạt động của Doanh nghiệp

- Thứ hai, việc đặt trách nhiệm Kinh tế làm nền tảng không những thỏa mãn

cả nhu cầu về lý thuyết “đại diện” trong quản trị công ty, mà còn giúp giải quyết được những hoài nghi về tính trung thực của chương trình CSR, vấn

đề “vì mình” hay “vì người” không còn được đặt ra nữa bởi hai mục đích đó

là không thể tách rời

- Thứ ba, ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tác

động bành trướng lẫn nhau Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theomtrình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội Chi phí tuân thủ pháp luật cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Trong môi trường có tính cạnh tranh cao, doanh nghiệp sẽ không thểtăng giá thành mà thu hẹp lợi nhuận của doanh nghiệp để tồn tại Lợi nhuận bị thu hẹp sẽ làm doanh nghiệp mất đi khoản tái đầu tư, cũng có nghĩa giảm năng lực cạnh tranh ngành, đồng thời làm mất tính hấp dẫn của thị trường đó đối với các doanh nghiệp mới Trong môi trường tính cạnh tranh còn thấp, doanh nghiệp nắm thế độc quyền sẽ chuyển tòan bộ chi phí sản xuất tăng thêm vào giá thành Do

đó, có thể nói chính khách hàng là người trả tiền cho các chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, để bảo vệ lợi ích xã hội của chính mình Giá

Trang 29

tăng lên sẽ làm giảm lượng tiêu dùng Trong một môi trường mà doanh số bị thu hẹp, doanh nghiệp độc quyền sẽ càng cố níu giữ trạng thái của thị trường bằng nhiều cách để ngăn cản các doanh nghiệp mới

- Thứ tư, Nghĩa vụ Nhân văn chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm CSR”

- Thứ năm, cân bằng lợi ích các bên liên quan được đặt ra như một nội dung

then chốt trong quản trị Doanh nghiệp Người quản lý doanh nghiệp phải điều hòa lợi ích của các bên liên quan như người lao động, cổ đông, khách hàng, chính quyền, cộng đồng, chủ nợ, nhà phân phối, nhà cung cấp, báo chí, nhóm lợi ích, hiệp hội ngành nghề… Mỗi bên liên quan có lợi ích đặc thù ở các mức độ khác nhau đối với các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008)

1.3 Các tiêu chí đánh giá CSR theo mô hình Kim Tự Tháp:

1.3.1 Kinh tế:

Đảm bảo doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận là nghĩa vụ cơ bản của Doanh nghiệp

ở khía cạnh này Nhưng để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, Doanh nghiệp cần

có mối liên kết và quan hệ tốt với khách hàng hay người tiêu dùng Theo Sweeney (2009), khách hàng cung cấp nguồn sống cho Doanh nghiệp dưới dạng doanh thu Do

đó, để tồn tại và phát triển Doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho khách hàng và người tiêu dùng

Ngoài ra, để đo lường hoạt động CSR ở khía cạnh này, lý thuyết của Sweeney (2009) còn đề cập đến vấn đề trả lương công bằng như là một sự bù đắp xứng đáng cho sức lao động của họ để đổi lại lòng trung thành của nhân viên cho Doanh nghiệp và cùng với Doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn

Trang 30

Bảng 1.1 Tiêu chí đo lường CSR ở khía cạnh Kinh tế:

Kinh tế Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và

cung ứng dịch vụ

(Sweeney, 2009);

(Mandhachitara &

Poolthong, 2011) Cung cấp thông tin nhãn mác, sản phẩm

rõ ràng, chính xác

(Sweeney, 2009); (VCCI, 2012); (Duyên & Cảnh, 2012)

Mức lương Doanh nghiệp trả công bằng không có sự phân biệt đối xử

(Sweeney, 2009)

Mức lương của DN cao hơn mức lương trung bình của khu vực kinh tế DN đang tham gia

để đo lường hoạt động CSR ở khía cạnh này, tác giả sử dụng các tiêu chí sau:

Bảng 1.2 Tiêu chí đo lường CSR ở khía cạnh Pháp luật:

Pháp luật Tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp

luật

(VCCI, 2010)

Sử dụng lao động hợp pháp (VCCI, 2010) Đóng thuế đầy đủ

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu

1.3.3 Đạo đức:

Hiện nay, môi trường bị ô nhiễm, khí hậu thay đổi,… đang được quan tâm trên toàn thế giới Trong khi đó, chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp đa phần là bởi chất thải công nghiệp từ các hoạt động của Doanh nghiệp Bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường bị ô nhiễm cũng tạo cho Doanh nghiệp môi trường hoạt động an toàn và bền vững

Vấn đề khác ở khía cạnh này là nguồn nguyên nhiên liệu cạn kiệt gây khó khăn cho chính Doanh nghiệp trong vấn đề sản xuất Chính vì vậy việc đảm bảo một nguồn

Trang 31

cung nguyên liệu bền vững, ổn định, đảm bảo chất lượng sẽ quyết định đến chất lượng

và giá cả cuối cùng của sản phẩm (Freeman, 1984) Để làm được điều đó, các Doanh nghiệp cần có kế hoạch trong vấn đề tái tạo tài nguyên

Bảng 1.3 Tiêu chí đo lường CSR ở khía cạnh Đạo đức:

Đạo đức Giảm thiểu và tái chế rác thải (Sweeney, 2009); (VCCI,

2010); (Fuzi et al., 2012); (VCCI, 2012)

Cải tạo môi trường ô nhiễm (đất, nước, không khí)

(Fuzi et al., 2012); (VCCI, 2010)

Tái tạo nguồn nguyên, nhiên vật liệu,

sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi trường

(Sweeney, 2009); (Fuzi et al., 2012); (VCCI, 2012)

Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên

(VCCI, 2012)

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu

1.3.4 Nhân văn:

Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho

xã hội và cộng đồng như từ thiện, hỗ trợ các tổ chức giáo dục, hỗ trợ các dự án nâng cao chất lượng sống cuả cộng đồng Cộng đồng địa phương và xã hội cung cấp cho Doanh nghiệp quyền xây dựng cơ sở vật chất và nó nhận lại lợi ích từ thuế và các khoản đóng góp kinh tế - xã hội của Doanh nghiệp Nếu mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với cộng đồng địa phương tồi tệ, sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ không còn được tin tưởng hay bị tẩy chay Nhưng ngược lại, nếu Doanh nghiệp có được sự ủng hộ

và đồng thuận từ phía cộng đồng và xã hội, Doanh nghiệp sẽ có những lợi thế về mặt hình ảnh và danh tiếng Doanh nghiệp

Trang 32

Bảng 1.4 Tiêu chí đo lường CSR ở khía cạnh Nhân văn:

Nhân văn Quyên góp làm từ thiện (Tài chính, thời

Phát triển các chương trình giáo dục và

hỗ trợ giáo dục

(Sweeney, 2009);

(Goedegebuure, 2009);

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu

1.4 Mối quan hệ giữa nhận thức về CSR và Danh tiếng của Doanh nghiệp:

Giữa CSR và Danh tiếng của Doanh nghiệp có mối quan hệ như thế nào Việc thực hiện CSR của Doanh nghiệp có giúp gia tăng Danh tiếng Doanh nghiệp không Việc Danh tiếng Doanh nghiệp gia tăng mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp Phần tổng kết các công trình nghiên cứu sau đây sẽ thể hiện mối quan hệ giữa CSR và Danh tiếng Doanh nghiệp

1.4.1 Nhận thức về CSR của người tiêu dùng và danh tiếng của Doanh nghiệp:

Theo Brown và Logsdon (1999), Danh tiếng của Doanh nghiệp chính là kết quả đánh giá của các bên có liên quan đến Doanh nghiệp trong một thời gian dài Danh tiếng của Doanh nghiệp thể hiện mức độ Doanh nghiệp thực hiện những cam kết của mình và sự hài lòng trong việc đáp ứng mong đợi của các bên liên quan Như vậy, Danh tiếng của Doanh nghiệp có thể được xem là kết quả của những hành động trong quá khứ và dự đoán về hành vi trong tương lai của Doanh nghiệp Một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ gây dựng được một hình ảnh đẹp trong mắt các nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên của công ty mà quan trọng hơn hết là người tiêu dùng – là khách hàng, là những người sẽ mua hàng hóa và dịch vụ của họ CSR có thể được xem như là một yếu tố góp phần vào lợi nhuận của công ty Khi mà nhận thức và sự quan tâm của xã hội ngày càng hướng vào việc thực hiện trách nhiệm

Trang 33

xã hội của doanh nghiệp thì việc các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình và quan tâm nhiều hơn đến các bên liên quan sẽ tạo cho doanh nghiệp danh tiếng tốt và mang lại những khoản lợi lớn về mặt tài chính

Theo Creyer và Ross (1996): Khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với các công ty có một danh tiếng tốt thu được thông qua cam kết trong phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Theo nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của Roberts và Dowling (2002), danh tiếng của doanh nghiệp gây dựng được bằng việc thực hiện tốt CSR là cả một quá trình lâu dài Và kết quả là danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao tác động đến nhận thức của người tiêu dùng, từ đó tác động đến mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với Doanh nghiệp

Vào năm 2006, Senetal cũng làm một số cuộc thử nghiệm để xác định mối quan

hệ giữa nhận thức của người tham gia về CSR, danh tiếng của Doanh nghiệp Kết quả cuộc thử nghiệm là một khuyến khích và động lực cho những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR khi việc thực hiện tốt đó tác động tích cực đến hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng, tạo nên một Danh tiếng tốt cho Doanh nghiệp

Nghiên cứu của Jing và Lei (2007) cho rằng danh tiếng của công ty phát sinh từ các đặc tính bên trong sản phẩm mà không thể quan sát được hay nói cụ thể hơn là chất lượng sản phẩm Bằng hành động duy trì nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã có thể gây dựng và duy trì tốt danh tiếng của mình

1.4.2 Danh tiếng của công ty và những lợi ích mang lại:

Theo Creyer và Ross (1996): Danh tiếng của công ty là một tài sản vô hình vô cùng quan trọng Nó mang đến lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp trong việc tạo nên uy tín khi huy động vốn, khi thu hút nhân tài, khi hấp dẫn các đối tác kinh doanh

Sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng sẽ gia tăng cùng với nhận thức về các chương trình CSR của một doanh nghiệp (Brown và Dacin, 1997) Thực tế là khi hành

vi đạo đức của một công ty vượt quá sự mong đợi của người tiêu dùng sẽ tác động tích

Trang 34

cực đến dự định mua của họ (Creyer và Ross, 1997) Hay nói cụ thể hơn, người tiêu dùng phản ứng tích cực đối với những công ty thực hiện trách nhiệm đối với Xã hội và môi trường, ngược lại sẽ phản ứng tiêu cực đối với những công ty không thực hiện điều

đó Mức độ mua hàng lặp lại của người tiêu dùng cũng được tăng lên đối với những sản phẩm của công ty mà họ cảm thấy tin tưởng

Còn đối với nghiên cứu của Dawkins và Lewis (2003) cho rằng một trong những yếu tố cho phép các hoạt động CSR nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

là tác động của nó trên tài sản vô hình như sở hữu thương hiệu, nguồn nhân lực và danh tiếng của công ty Như vậy, Danh tiếng tốt được tạo ra từ việc thực hiện tốt CSR chính là một trong những yếu tố nâng cao lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp Cũng liên quan đến Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp nhờ vào CSR và Danh tiếng Doanh nghiệp, trong một nghiên cứu về danh tiếng doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của Porter và Kramer“CSR có thể mang lại lớn hơn những lợi ích cho doanh nghiệp hơn là chi phí bỏ ra, hoặc một hành động từ thiện Nó có thể là một cơ hội, sự đổi mới, và lợi thế cạnh tranh” (Porter và Kramer, 2006, trang 78) Khi nhắc đến lợi thế cạnh tranh của công ty do tác động mà CSR mang lại, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng Doanh nghiệp nào thực hiện tốt CSR có thể tạo dựng nên một danh tiếng tốt và lợi thế cạnh tranh bằng cách lần lượt ảnh hưởng từ dự định mua đến quyết định mua của người tiêu dùng (Creyer, 1997; Beckmann, 2006) Cũng cùng kết quả như trên, một nghiên cứu của Murray và Vogel (1997) cho rằng “Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã tác động tích cực đến dự định mua của người tiêu dùng”

Một nghiên cứu khác của Nilanthi (2007) cho biết người tiêu dùng chú ý đến hành vi đạo đức của một công ty Hành vi đạo đức của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự định mua của họ Phần thưởng của một công ty thực hiện tốt CSR là sự sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho sản phẩm, ngược lại, sự tẩy chay sẽ là một hình phạt cho sản phẩm của công ty cố tình vi phạm các hành vi đạo đức

Kết quả cuộc một vài cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR, danh tiếng của doanh nghiệp (Corporate Reputation) và lòng trung thành của khách hàng (Customer

Trang 35

Loyalty) chỉ ra như sau: Một công ty có thể bán được một mức giá cao hơn nếu như họ

đã gây dựng được một danh tiếng tốt trong lòng khách hàng và đã gặt hái được sự tin tưởng của khách hàng Khách hàng cho rằng mua hàng của một công ty có uy tín tốt sẽ giam được rủi ro” (Keh & Xie, 2008) Viết tiếp cho cuộc nghiên cứu này, Liu và Zhou (2009) đã tìm ra một kết quả trong nghiên cứu của họ như sau: CSR và lòng trung thành của người tiêu dùng có liên quan mật thiết với nhau Theo đó, một doanh nghiệp

có thể nâng cao lòng trung thành của khách hàng bằng việc nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện tốt CSR Trong khi đó, cũng cùng thời điểm như trên, nghiên cứu của Caruana và cộng sự (2008) xem xét ảnh hưởng của danh tiếng doanh nghiệp sẽ có tác động trực tiếp đến dự định thực hiện hành vi mua của người tiêu dùng Nghiên cứu mới đây cho rằng khi người tiêu dùng nhận ra một công ty không chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà thật sự quan tâm đến xã hội sẽ làm tăng niềm tin của

họ vào sự uy tín của doanh nghiệp Điều này thúc đây sự quan tâm hơn của người tiêu dùng vào hoạt động của doanh nghiệp, truyền cảm hứng cho cảm xúc từ thiện của người tiêu dùng và khuyến khích họ tham gia vào việc mua hàng của doanh nghiệp vì người tiêu dùng nghĩ rằng, mua hàng của Doanh nghiệp này cũng là góp phần làm từ thiện cho xã hội

Trang 36

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Phần lý thuyết về CSR cho thấy khi đề cập đến CSR, có rất nhiều khái niệm và

quan điểm, nhiều trường phái ủng hộ cũng như phản đối Trường phái phản đối cho rằng Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng (Friedman, 1970) Trong khi đó, trường phái ủng hộ cho rằng khi công ty đi vào hoạt động đã là một chủ thể xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường,

do đó phải có ý thức và trách nhiệm về những hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Liên

minh Châu Âu: CSR là quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môi trường, đạo đức, nhân

quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng tâm của Doanh nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan

Đi cùng với khái niệm này, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện CSR cần phải toàn diện và hợp lý Doanh nghiệp muốn đạt đến “sự phát triển bền vững” thì cần phải đạt được cả 3 yếu tố: Lợi nhuận về Kinh tế, Trách nhiệm với con người và Trách nhiệm với Môi trường (Elkington, 1997) Vấn đề về Kinh tế, lợi nhuận vẫn được đề cập đến như một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện CSR Ngoài ra, mô hình Kim

Tự Tháp của Caroll giúp giải quyết được những hoài nghi về tính trung thực của chương trình CSR vì Trách nhiệm Kinh tế được đặt ra làm nền tảng, khi đó vấn đề “vì mình” hay “vì người” không còn được đặt ra nữa bởi hai mục đích đó là không thể tách rời

Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc Doanh nghiệp thực hiện tốt CSR tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng, đối tác và nhà đầu tư Một trong những yếu tố cho phép các hoạt động CSR nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là tác động của nó trên tài sản vô hình như sở hữu thương hiệu, nguồn nhân lực và danh tiếng của công ty Khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với các công ty có một danh tiếng tốt thông qua cam kết trong phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Người tiêu dùng cho rằng việc ủng hộ một Doanh nghiệp thực hiện tốt

Trang 37

CSR bằng cách gia tăng dự định mua sản phẩm của Doanh nghiệp đó cũng là một cách

để thể hiện tinh thần thiện nguyện và ý thức với cộng đồng của mình Như vậy, có thể xem các hoạt động CSR là môt trong số các tác nhân kích thích của Marketing Những hoạt động CSR được các Doanh nghiệp thực hiện để tác động một cách có chủ đích đến người tiêu dùng nhằm tác động đến dự định mua và hành vi mua hàng của họ

CSR rõ ràng đóng vai trò quan trọng không chỉ nhằm mang lại những lợi ích cho cộng đồng mà cũng giúp cho Doanh nghiệp gia tăng danh tiếng cũng như doanh thu Thực tế các hoạt động CSR của Doanh nghiệp và mức độ quan tâm của Người tiêu dùng có đúng theo tỷ trọng như mô hình Kim tự tháp của Caroll Cụ thể là trong trường hợp của Coca-Cola Việt Nam, những điểm nào Doanh nghiệp đã thực hiện tốt và những điểm nào vẫn còn hạn chế, nguyên nhân đến từ đâu Phần nghiên cứu tiếp theo ở chương 2 sẽ thể hiện các vấn đề được nêu trên

Trang 38

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH

NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về công ty Coca-Cola:

2.1.1 Sơ nét về Coca-Cola:

Sản phẩm Coca-Cola lần đầu tiên ra đời vào năm 1886 do dược sĩ John Pemberton sáng tạo ra Ban đầu, Coca-Cola được xem là loại thuốc uống dùng để giảm đau Sau đó, Asa Griggs Candler đã mua lại Coca-Cola và đã giúp thay đổi Coca-Cola

từ một loại thuốc trở nên một thức uống giải khát tươi mát và ngon lành Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia Đến nay, tập đoàn Coca-Cola

đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 châu lục

Tại Việt Nam thức uống Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1960 khi chưa hề có nhà máy và văn phòng đại diện Đến tận tháng 2 năm 1994, Coca-cola mới bắt đầu thâm nhập một cách chính thức vào thị trường Việt Nam

Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam

Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công

ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc

Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam

Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng

Coca-Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương

Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự

Trang 39

Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới

Đến tháng 12 năm 2010: Atlanta đã quay trở lại thị trường Việt Nam và thay thế Sabco trong việc đóng chai

2.1.2 Quy mô:

- Trụ sở chính của Coca-Cola Việt Nam đặt tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh

- Vốn đầu tư: 360 triệu USD

- Vốn pháp định: trên 163 triệu USD

- Doanh thu trung bình mỗi năm: 260 triệu USD

- Số lượng Nhân viên: 900 người

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong ngành hàng nước giải khát:

Bảng 2.1: Doanh thu 5 hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam năm 2014

Trang 40

Hình 2.1: Thị phần 5 hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam năm 2014

(Nguồn: Nielsen, 2014)

Theo số liệu Retail Audit của Nielsen tính đến tháng 12 năm 2014 (Bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1), Coca-Cola là công ty nước giải khát có doanh thu đứng thứ 3 ở Việt Nam sau Suntory Pepsico và Tân Hiệp Phát

Công ty Coca-Cola:

Coca-Cola hiện nay có các sản phẩm sau:

- Nước giải khát có gas: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta dâu và cam, Sprite

- Nhóm nước trái cây: Nước cam Minute maid, Nước trái cây pha sữa Nutri Boost,

- Nhóm nước thể thao/ nước tăng lực: Samurai,Nước điện giải Aquarius

- Nhóm nước khoáng: nước khoáng Dasani

Ngày đăng: 13/03/2017, 19:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w