1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến

86 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 745,5 KB

Nội dung

Hiện nay vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: các quy định về chấtlượng sản phẩm ngày càng khắt khe, các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ TIẾN

DƯƠNG THỊ NGỌC THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2008

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG HỆTHỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ TIẾN” do Dương Thị Ngọc Thảo, sinh viên khóa 30, ngành

Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNGGiáo viên hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_ _ Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, đến mẹ và emgái - những người luôn bên cạnh che chở, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắcgiúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại HọcNông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốtthời gian học tập ở trường Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn ThịBích Phương, người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiêncứu thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban, bộ phận củaCông ty Cổ Phần Gỗ Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực tập tại Công ty

Cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi học tập, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn vàcho tôi niềm vui trong học tập cũng như trong cuộc sống

Cuối cùng, xin kính chúc mẹ, toàn thể quý thầy cô cùng toàn thể các cô chútrong Công Ty Gỗ Tiến dồi dào sức khỏe Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người

Sinh viênDương Thị Ngọc Thảo

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

DƯƠNG THỊ NGỌC THẢO Tháng 07 năm 2008 “Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo Tiêu Chuẩn ISO 9001:2000 tại Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến”.

DUONG THI NGOC THAO July 2008 “Building ISO 9001:2000 Quality Management System at TienTimber Stock Company”.

Hiện nay vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: các quy định về chấtlượng sản phẩm ngày càng khắt khe, các đối tác thường đòi hỏi doanh nghiệp phải cócác chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Vì vậy Công ty Cổ Phần GỗTiến đã quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 trong công tác quản lý chất lượng của mình

Để thực hiện khóa luận, tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban củaCông ty, từ sách báo Sau đó sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh… đểphân tích tổng hợp vấn đề

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng quản lý chất lượng của Công ty khá tốtnhưng vẫn có nhiều khía cạnh QLCL của Công ty chưa phù hợp với tiêu chuẩn ISO

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để Công ty có thể xâydựng hệ thống quản lý chất lượng trên nền tảng vững chắc và nhanh chóng nhận đượcchứng chỉ ISO: tăng cường công tác đào tạo, tìm nguồn nguyên liệu ổn định, thành lậpnhóm chất lượng… Mong muốn rằng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp ích choCông ty trong hoạt động QLCL của mình

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình x

Danh mục phụ lục xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Giới thiệu về Công ty 4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 4

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 5

2.1.3 Tình hình lao động của Công ty 7

2.2 Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 8

2.3 Quá trình sản xuất chính của Công ty 10

2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12

2.5 Đánh giá chung về Công ty 14

2.5.1 Thuận lợi 14

2.5.2 Khó khăn 14

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Định nghĩa và đặc điểm chất lượng 16

3.1.2 Quản lý chất lượng 17

3.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng và bộ tiêu chuẩn ISO 9000 17

3.1.4 Chi phí liên quan đến chất lượng 21

3.2 Các phương pháp nghiên cứu 22

Trang 6

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới và Việt Nam 23

4.1.1 Trên thế giới 23

4.1.2 Tại Việt Nam 24

4.1.3 Tình hình xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam 24

4.2 Tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty 25

4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty 25

4.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty 27

4.3 Kế hoạch áp dụng ISO 9001:2000 của Công ty 28

4.3.1 Các bước triển khai ISO 28

4.3.2 Kinh phí thực hiện ISO 33

4.4 Thực trạng quản lý chất lượng của Công ty 34

4.4.1 Nhận thức của lãnh đạo về công tác quản lý chất lượng 34

4.4.2 Chính sách chất lượngcủa Công ty 35

4.4.3 Quá trình quản lý chất lượng của Công ty 36

4.4.4 Quản lý chất lượng hướng đến khách hàng 46

4.4.5 Hoạt động hỗ trợ cho quá trình QLCL 49

4.5 Đánh giá công tác QLCL của Công ty 51

4.5.1 Các khía cạnh QLCL đã tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO 51

4.5.2 Các khía cạnh QLCL chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO 54

4.5.3 Kết quả công tác QLCL của Công ty 56

4.6 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 63

4.6.1 Thuận lợi 63

4.6.2 Khó khăn 64

4.7 Giải pháp để xây dựng ISO trên nền tảng vững chắc 65

4.7.1 Tăng cường công tác đào tạo 65

4.7.2 Đảm bảo sự ổn định của nguyên liệu đầu vào 67

4.7.3 Cải tạo máy móc thiết bị 68

4.7.4 Thành lập nhóm chất lượng 68

Trang 7

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 70

5.2.1 Đối với các cơ quan Nhà Nước 70

5.2.2 Đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm Sản Việt Nam 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

FSC (Forest Stewardship Council) Hội Đồng Quản Trị Rừng Quốc Tế

WTO (World Trade Organization) Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tình Hình Trang Thiết Bị của Công ty 6

Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động của Công ty 7

Bảng 2.3 Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty Qua Hai Năm 2006-2007 12

Bảng 2.4 Kết Quả và Hiệu Quả SXKD Năm 2006-2007 13

Bảng 4.1 KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 26

Bảng 4.2 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty năm 2006-2007 27

Bảng 4.3 Thông Tin Đội Chuyên Trách QLCL của Công Ty 30

Bảng 4.4 Kế Hoạch Xây Dựng ISO 9001:2000 tại Công ty 31

Bảng 4.5 Chi Phí Dự Trù cho việc Thực Hiện ISO của CTy 34

Bảng 4.6 Cơ Cấu Nguồn Thu Mua Nguyên Liệu Gỗ Trong Năm 2007 của Công ty 40

Bảng 4.7 Các Đối Tác Cung Cấp Hàng Hóa Vật Tư cho Công Ty 41

Bảng 4.8 Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu Gỗ Tròn Sản Xuất Phôi Sơ Chế Năm 2006-2007 45

Bảng 4.9 Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu Phôi Sơ Chế Sản Xuất Sản Phẩm Tinh Chế năm 2006-2007 45

Bảng 4.10 Bảng Phân Tích Dữ Liệu của Công Ty 50

Bảng 4.11 Mức Tiêu Hao Nguyên Liệu Thực Tế So với Định Mức Qua Các Năm 53

Bảng 4.12 Tình Trạng Hiểu Biết về Tiêu Chuẩn QLCL Công Ty Đang Áp Dụng 55

Bảng 4.13 So Sánh Sản Phẩm Gỗ của Công Ty với một vài Đối Thủ Cạnh Tranh 58

Bảng 4.14 Điều Tra Mức Độ Thỏa Mãn Trong Công Việc của Công Nhân Viên trong Công Ty 58

Bảng 4.15 Giá Trị Hàng Bán Bị Trả Lại 61

Bảng 4.16 Số Lần Khiếu Nại của Khách Hàng 62

Bảng 4.17 Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại qua Các Năm 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến 8

Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ 11

Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình của HTCL ISO 9001:2000 20

Hình 4.1 Đồ Thị Thực Hiện KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 26

Hình 4.2 Đồ Thị Cơ Cấu KNXK Các Thị Trường của Công Ty Năm 2006 – 2007 28

Hình 4.3 Các Bước Chuẩn Bị Xây Dựng HTQLCL ISO 9001:2000 29

Hình 4.4 Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 32

Hình 4.5 Quy Trình Tiếp Nhận Đơn Hàng 36

Hình 4.6 Quy Trình Kiểm Soát Thiết Kế 38

Hình 4.7 Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Gỗ Nguyên Liệu 42

Hình 4.8 Quy Trình Xử Lý Gỗ Không Đạt 43

Hình 4.9 Quy Trình Kiểm Soát Sản Xuất 44

Hình 4.10 Quy Trình Xử Lý Khiếu Nại Của Khách Hàng 47

Hình 4.11 Biểu Đồ Nhân Quả Nguyên Nhân Sai Hỏng Sản Phẩm 61

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng Phỏng Vấn Công Nhân Viên

Phụ lục 2 Quy Cách Bảo Quản Nguyên Vật Liệu, Hóa Chất, Bao Bì

Trang 12

Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu đồ gỗ hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cầngiải quyết như: sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công lành nghề, chấtlượng sản phẩm chưa cao… Theo các chuyên gia trong ngành, thách thức lớn nhất đốivới ngành gỗ Việt Nam chính là vấn đề chất lượng sản phẩm Với xu thế toàn cầu hóanhư hiện nay, bên cạnh vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp,các rào cản về tiêu chuẩn, kỹ thuật cũng quan trọng không kém Đó chính là các chứngchỉ bắt buộc đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu như: chứng chỉ rừng trồng FSC, chứng chỉISO về quản lý chất lượng, môi trường.

Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất xuấtkhẩu, thị trường chính của Công ty là Mỹ và EU Đây là hai thị trường khó tính và đòihỏi khắt khe về chất lượng Hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường này đòi hỏi chấtlượng phải cao và phải có các chứng chỉ bắt buộc Nắm bắt được tình hình khó khăn

đó, Công ty đã xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Trang 13

9001:2000 để chứng minh khả năng của Công ty cung cấp sản phẩm đáp ứng ổn địnhcác yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định nhà nước Việt Nam Áp dụngISO vào hệ thống QLCL của mình, Công ty mong muốn chất lượng sản phẩm ngàycàng hoàn thiện hơn để thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu khách hàng và có thể đứng vữngđược trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty đã đạt được những kết quả gì trong việc áp dụngtiêu chuẩn ISO vào hệ thống quản lý chất lượng của mình, những khía cạnh quản lýchất lượng nào Công ty đã tiếp cận và chưa tiếp cận được với tiêu chuẩn ISO và giảipháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Để tìm hiểu vấn đềnày, được sự chấp thuận của công ty, của khoa Kinh tế và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến

hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 tại Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến” Do kiến thức còn hạn chế, đề tài không

tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu quá trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty, qua đó thấy được những khía cạnh quản lý chấtlượng của Công ty phù hợp và chưa phù hợp với tiêu chuẩn ISO Trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp để Công ty có thể xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO

1.4 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 5 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Đặt vấn đề

Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trìnhbày tóm tắt bố cục đề tài

Trang 14

Chương 2: Tổng quan

Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, chức năng, nhiệm vụ,ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và quy trình sản xuất củaCông ty Sơ lược tình hình lao động, tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả và hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các khái niệm về chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng Vai trò,yêu cầu, mục tiêu, lợi ích của việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng Đồngthời trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Các số liệu, thông tin, kết quả của quá trình nghiên cứu được phân tích, tổnghợp để làm rõ thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến từ đó đưa racác giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ tại Công ty và Công ty sớmđược cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Từ những phân tích, kết quả có được từ chương 4 rút ra một số kết luận và kiếnnghị đối với các cơ quan Nhà Nước

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về Công ty

Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến

Tên tiếng Anh: TienTimber Stock Company

Điện thoại: 0650.655056

Fax: 0650.655057

E-mail: sales@tientimber.com

Địa chỉ: ấp 3B, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Sản phẩm: đồ gỗ nội thất như: giường, tủ các loại, bàn ăn, bàn trang điểm; nộithất văn phòng; ván MDF, gỗ xẻ…

Nguyên liệu: thông, xoan, tùng, cao su, Oak, kiotan, ebony, amagon, …

Thị trường chính: Mỹ, EU, và một số nước ở ASEAN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty

a) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một trong những Công ty trẻ ở Tân Uyên, BìnhDương, được thành lập vào ngày 20 tháng 4 năm 2002 theo nghị quyết số 48 của ỦyBan Nhân Dân tỉnh Bình Dương Giấy phép kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư tỉnhBình Dương cấp

Khi mới thành lập, Công ty chưa có nhiều khách hàng nên một phần làm theođơn đặt hàng, một phần gia công xuất khẩu cho các Công ty khác Sau 2 năm hoạtđộng, nhờ vào sự nỗ lực hết mình của BGĐ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên,Công ty đã tự tìm được khách hàng cho mình

Đến nay các phương tiện chuyên dùng, vận tải của Công ty đều được bổ sungphục vụ cho quá trình sản xuất Máy móc của Công ty còn khá mới và hiện đại Trong

Trang 16

6 năm hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều tăng theomỗi năm.

b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến là một đơn vị kinh tế độc lập đang từng bước khẳngđịnh vị trí của mình trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ với sự đảm bảo về chất lượng sảnphẩm với các đối tác kinh doanh Có nhiệm vụ và chức năng như sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện kế hoạchnhiệm vụ theo chỉ tiêu đề ra, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về kết quả hoạtđộng của Công ty

Tổ chức thu mua gỗ, chế biến thành thành phẩm và trực tiếp xuất khẩu đi thịtrường Mỹ và EU và một số nước ở ASEAN

Công ty dùng ngoại tệ thu được để nhập khẩu một số máy móc và vật tư đểphục vụ cho quá trình chế biến gỗ

Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và nhà nước như: thực hiện nghiêmchỉnh việc báo cáo, nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ phápluật, đồng thời đảm bảo tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường

Đồng thời, Công ty còn tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực bềnvững cho Công ty, tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định cho toàn thể cán bộcông nhân viên, đặc biệt là tạo một môi trường làm việc an toàn cho công nhân trựctiếp sản xuất, cũng như tạo môi trường thân thiện để họ cống hiến hết mình cho mụctiêu chung của Công ty

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quyết định tới năng lực sản xuất sản phẩmcủa doanh nghiệp Đồng thời nó còn biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Do thị trường chính của Công ty là xuất khẩu đi Mỹ và EU, nên thờigian qua Công ty đã cố gắng đầu tư và mua sắm trang thiết bị máy móc sao cho đápứng hiệu quả cho công việc sản xuất

- Nhà cửa vật kiến trúc: Ngay từ khi thành lập, Công ty đã chủ động xây dựng

cơ sở vật chất, nhà xưởng rất rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái nhất, tốtnhất cho mọi công nhân viên trong Công ty

Trang 17

- Máy móc thiết bị: Do tuổi đời của Công ty còn trẻ nên đa số máy móc thiết bịđều còn mới và đang trong tình trạng sử dụng tốt Máy móc đa phần được nhập từChâu Âu.

- Dụng cụ quản lý: Khâu quản lý là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt sẽ sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại, do vậy,Công ty đã trang bị khá đầy đủ các dụng cụ quản lý nhằm khai thác tối ưu hiệu quả củahoạt động này

- Phương tiện vận tải: Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải đủ lớn để đảmbảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian và địa điểm quy định Vì Công ty ở xa nên đãchuẩn bị xe để đưa đón nhân viên hằng ngày

Bảng 2.1 Tình Hình Trang Thiết Bị của Công Ty

Phương tiện vận tải 3.157 13,56 2.812 10,08 -345 -10,93

Nguồn: Phòng Kế ToánTrong cơ cấu trang thiết bị của Công ty, máy móc và nhà xưởng chiếm tỷ trọngcao nhất: năm 2007, máy móc chiếm tỷ trọng 48,93% và nhà xưởng chiếm 39,11%.Công ty không ngừng đầu tư vào máy móc và nhà xưởng, năm 2007, máy móc có giátrị là 13.645 triệu đồng tăng 2.335 triệu đồng so với năm 2006 và nhà xưởng có giá trịtăng thêm 2.701 triệu đồng, tăng 32,91% so với năm 2006 Còn dụng cụ quản lý vàphương tiện vận tải có xu hướng giảm mạnh cả tỉ trọng lẫn giá trị, cụ thể năm 2007,giá trị dụng cụ quản lý giảm 13,41% và phương tiện vận tải giảm 10,93% so với năm

2006 Như vậy, trang thiết bị của Công ty được điều chỉnh theo hướng tiết kiệm chiphí ngoài sản xuất và đầu tư vào cho máy móc thiết bị nhà xưởng nhằm phục vụ tốthơn cho nhu cầu sản xuất khi lượng đơn đặt hàng gia tăng và cũng góp phần nâng caochất lượng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng

2.1.3 Tình hình lao động của Công ty

Trang 18

Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công

ty, nó đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sảnphẩm, cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty Trong những năm qua,

do nhu cầu về mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động của Công ty ngày càng lớnmạnh

Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007

Chỉ tiêu

Số lượng (Người)

Tỉ trọng (%)

Số lượng (Người)

2.2 Phân tích tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.Đây là mô hình tổ chức quản lý phối hợp giữa hai loại hình cơ cấu trực tuyến và cơcấu chức năng, trong đó mỗi cấp quản lý một bộ phận chức năng, có trách nhiệm tổ

Trang 19

chức điều hành các công việc chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu cho cấp trên trực tiếp

- Tổng Giám Đốc Công ty: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về việc tổ chức

và điều hành mọi hoạt động trong toàn Công ty, là người đại diện cho Công ty trướcpháp luật và trong các hoạt động đối ngoại Chỉ đạo các biện pháp nhằm ngăn ngừa sựkhông phù hợp đối với sản phẩm, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý Công ty;TGĐ là người chỉ đạo trực tiếp các phòng ban

- Phó Giám Đốc: là người giúp cho Giám Đốc điều hành Công ty theo sự phâncông và ủy quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về nhiệm vụ được giao

2) Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước BGĐ Công ty về khả năng, năng lực

chuyên môn của các thành viên trong phòng kế toán; được quyền yêu cầu các đơn vị

PHÒNG

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG

KẾ HOẠCH

PHÒNGKINH DOANH

PHÒNG

KẾ TOÁN

GIÁM ĐỐC

KHỐI SẢN XUẤT

PHÒNG THIẾT

PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 20

liên quan cung cấp kịp thời chứng từ phục vụ quyết toán theo quy định; được quyềnđiều phối lao động, đề xuất các chế độ tiền lương cho CB-CNV thuộc phạm vi củaphòng Tham gia ý kiến đóng góp, phối hợp công tác với các bộ phận có liên quan đểgiải quyết công việc chung.

3) Phòng tổ chức - hành chính

- Bộ phận nhân sự: Quản lý và cân đối nguồn nhân lực toàn Công ty, xây dựng

kế hoạch tuyển dụng bổ sung nguồn lao động; tư vấn cho BGĐ trong việc hoạch định

và triển khai chính sách nhân sự; đề xuất và giải quyết các chế độ tiền lương và chínhsách cho người lao động, phối hợp triển khai công tác định mức lao động; thực hiệncông tác đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn công ty; kiểmsoát tài liệu nội bộ toàn Công ty

- Bộ phận hành chính: Hỗ trợ BGĐ quản lý đội bảo vệ Công ty; theo dõi hoạt

động xây dựng; thực hiện và kiểm soát công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,5S chung (ngoài các nhà máy, phòng ban…); kiểm soát việc bảo trì, sửa chữa máymóc thiết bị văn phòng trong toàn Công ty Thực hiện công tác trang trí quang cảnhcho Công ty, kiểm tra nội quy lao động, thực hiện công tác quan hệ tốt với chínhquyền địa phương, quản lý nhà ăn công nhân…

4) Phòng kinh doanh: Đại diện Công ty tiếp nhận thông tin, giao dịch với

khách hàng Tham gia cùng BGĐ đàm phán thương lượng với khách hàng Có nhiệm

vụ tiếp cận thị trường để có phương hướng hoạt động, quản lý hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu, mở rộng thị trường kinh doanh đối ngoại và tìm đối tác nước ngoài.Soạn thảo và ký kết các danh mục hàng hóa, đơn đặt hàng, báo giá, fax giao dịch phục

vụ công tác kinh doanh XNK

5) Phòng kế hoạch: Tham mưu cho BGĐ về công tác chiết tính giá thành và

công tác định giá bán, cung cấp định mức nguyên vật liệu, hóa chất, phụ liệu của từngquá trình (khi cần); triển khai thông tin đơn hàng cho các nhà máy sản xuất Soạn thảohợp đồng mua trong và ngoài nước, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, đơn hàng.Quản lý tổ công nghệ pha chế sơn, thực hiện công tác kiểm soát tiêu hao nguyên liệu,hóa chất

6) Khối sản xuất

Trang 21

- Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch; quản lýmáy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật tư, kiến trúc thuộc dây chuyền sản xuất trong phạm

vi được phân công; Tham mưu cho BGĐ về sáng kiến cải tiến quy trình, đầu tư côngnghệ Phối hợp các bộ phận khác giải quyết công việc theo mục tiêu chung toàn Cty

- Phòng bảo trì, xây dựng cơ bản: Tham mưu hỗ trợ BGĐ sản xuất trong công

tác hoạch định việc sử dụng máy móc thiết bị; Quản lý, bảo trì máy móc thiết bị sảnxuất, thiết bị gia công cơ khí; Thực hiện kế hoạch chế tạo, gia công các sản phẩm cơkhí phục vụ sản xuất Lập kế hoạch bảo trì và sửa chữa thiết bị để đảm bảo tính tối đacủa công suất

7) Phòng thiết kế: Thiết kế, tổ chức sản xuất thử các mẫu mã của khách hàng

yêu cầu Thực hiện và kiểm soát quá trình lập hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm như: bản vẽ

kỹ thuật, bảng định mức nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật… sao cho hồ sơ sảnphẩm phải phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật để thỏa mãn với khách hàng và phùhợp với tiêu chuẩn của Cty Phối hợp nhà máy, đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừaviệc xuất hiện sự không phù hợp đối với sản phẩm, quy trình và hệ thống quản lý Cty

8) Phòng quản lý chất lượng: Tham mưu với các lãnh đạo về việc hoạch định

và thiết lập, thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 Xây dựng, sắp xếp, quản lý quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầucủa khách hàng Tham mưu cho BGĐ về sự cải tiến quy trình nhằm cắt giảm chi phíkhông hợp lý Quản lý lưu giữ tất cả các hồ sơ liên quan đến chất lượng; Phụ tráchchung các vấn đề về tiêu chuẩn hóa (Standardization)

2.3 Quá trình sản xuất chính của công ty

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần đến dây chuyềncông nghệ, tuy nhiên mỗi một dây chuyền công nghệ đều khác nhau tùy theo loại sảnphẩm mà họ sản xuất Do đó, công nghệ sản xuất góp phần không nhỏ trong việc thànhcông của Công ty (Cty) Cty Cổ Phần Gỗ Tiến đã đầu tư, trang bị máy móc hiện đạiđược nhập từ Châu Âu theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu nhập nguyên liệuđến khâu thành phẩm dưới sự theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt của bộ phận sản xuất vàquản lý chất lượng của Công ty

Trang 22

Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ

Nguồn: Phòng kỹ thuật – thiết kế

Diễn giải:

- Giai đoạn sơ chế: Gỗ tròn khi nhập về Công ty sẽ được cưa xẻ và sơ chế theoquy cách Gỗ xẻ sẽ được chuyển qua công đoạn luộc nhằm tách nhựa gỗ (để sấy chomau khô) Sau khi gỗ đạt tới độ ẩm theo đúng tiêu chuẩn đã quy định (độ ẩm khoảng6-8%) sẽ được chuyển đi sắp xếp trong lò sấy

- Giai đoạn tinh chế: gồm các công đoạn chính sau:

+ Ra phôi: khi đã có gỗ đúng quy định thì các phân xưởng sản xuất tiến hànhcắt gỗ thành những phôi có hình dáng theo quy định của các bản vẽ kỹ thuật hay theoyêu cầu

+ Định hình: Phôi sau khi gia công chuyển sang công đoạn định hình Đây làcông đoạn tạo ra hình dáng sản phẩm, các chi tiết sau khi được định hình sẽ đượcchuyển qua nhiều máy khác nhau như máy cưa, máy khoan, tiện… để tạo ra hình dángphức tạp

- Kiểm tra, lắp ráp, đóng gói: các chi tiết sau khi hoàn thành xong sẽ được kiểmtra, đối với các chi tiết bị lỗi kỹ thuật trong quá trình gia công sẽ được chỉnh sữa lại.Các chi tiết sẽ được chuyển qua phân xưởng lắp ráp để tiến hành lắp ráp các sản phẩmlại với nhau theo bản vẽ và đúng yêu cầu kỹ thuật Sau đó chúng sẽ được đóng gói

2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty

ghép gỗ Sản xuất phôi

Sơn phủKiểm tra, lắp ráp, đóng gói

Thành phẩm

Trang 23

Tài sản và nguồn vốn là 2 yếu tố quan trọng của tất cả các Công ty, bất cứ hoạtđộng nào cũng cần có vốn mới thực hiện được Tình hình tài sản và nguồn vốn củaCông ty thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007

2006, tương đương gần 17,07% Trong đó, tài sản lưu động của năm 2007 giảm đi2.518 triệu đồng; tài sản cố định tăng 12.852 triệu đồng Điều này cho thấy quy môcủa doanh nghiệp tăng lên, Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm thêm máymóc thiết bị để phục vụ tối đa lượng đơn đặt hàng

Về nguồn vốn của Công ty, nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 7.011 triệu đồng so vớinăm 2006, tương đương 42,51% Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.323 triệu đồng so vớinăm 2006, tương đương 7,55% Như vậy, Công ty đã đi đúng hướng và công việc kinhdoanh thuận lợi vì vậy Công ty cần phát huy hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn

Hiệu quả sử dụng vốn có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triểncủa Công ty, nó phản ánh một cách toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty Từ những số liệu thu thập được trong bảng cân đối kế toán của Công tyqua 2 năm 2006 – 2007 và tính toán tổng hợp, ta có bảng sau:

Bảng 2.4 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006 - 2007

Trang 24

3.Doanh thu thuần 91.591 95.804 4.213 4,6

là dấu hiệu khả quan cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cụ thể là tỷsuất lợi nhuận/doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 0,48% Tỷ suất lợi nhuận/vốnnăm 2007 cũng tăng 0,21% so với năm 2006

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là giá trị hàng bán bị trả lại Năm 2007giá trị hàng bị trả lại tuy có giảm so với năm 2006 (giảm 10,45%) nhưng đây vẫn làmức cao sẽ làm mất uy tín cho Công ty, từ đó sẽ giảm vị thế cạnh tranh của Công tytrên thị trường gỗ xuất khẩu Do vậy cần nghiên cứu và chấn chỉnh lại công tác quản lýchất lượng của Công ty

2.5 Đánh giá chung về Công ty

2.5.1 Thuận lợi

Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến nằm ở huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cách trungtâm thị xã Thủ Dầu Một 8 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km Hệ thốngđường xá tốt, xe tải vận chuyển nguyên liệu đến Công ty và xuất khẩu hàng hóa racảng dễ dàng mà không gặp khó khăn gì Bình Dương là một tỉnh Đông Nam Bộ, nốigiữa Trường Sơn Nam với các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ Bình Dương, Đồng Nai,

Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh tạo thành nhân vùng kinh tế trọng điểmphía Nam, đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước

Trang 25

Từ đầu năm đến nay, các DN tại tỉnh Bình Dương đã xuất khẩu đồ gỗ đạt kimngạch gần 600 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước Mới đây trong quyhoạch chiến lược sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bình Dương, tỉnh đã chọnngành sản xuất đồ gỗ là một trong 5 ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực với thịtrường xuất khẩu đồ gỗ chính là EU, Mỹ và Nhật Bản.

Công ty có hệ thống máy móc mới và hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất.Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm được tuyển dụng từ các trường đại học, caođẳng trong tỉnh và các địa phương lân cận Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến đầu tư vàcải tiến bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực củanước ta nên Nhà nước rất khuyến khích phát triển đầu tư

Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và làm ăn lâu dài với các kháchhàng có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới hiện nay như EU, Mỹ

2.5.2 Khó khăn

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng và rất hấpdẫn nên có rất nhiều Cty sản xuất đồ gỗ ra đời Tại tỉnh Bình Dương nói chung vàhuyện Tân Uyên nói riêng, Cty Cổ Phần Gỗ Tiến là Công ty còn rất trẻ, lại nằm ở ngayvùng kinh tế trọng điểm của Bình Dương vốn là cái nôi của ngành gỗ nên Cty phải đốimặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và ngoài nước Các đại giacủa ngành gỗ mà Cty phải cạnh tranh về thị phần cũng như nguồn nguyên liệu là:Kaizer, Trường Thành, Khải Vy…

Hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ nước ta bị biến động rất lớn và không kiểmsoát được Nguyên liệu dùng cho ngành chế biến gỗ hiện chỉ mới đáp ứng được 20%,

số còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu Hơn nữa, chi phí vận chuyển nguyên liệungày càng tăng, ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ

20 – 22% Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên đang có chiều hướng giảm đi mạnh

do diện tích rừng bị thu hẹp lại, cây rừng tự nhiên tái sinh rất chậm, nguồn gỗ cạn đinhanh chóng không đáp ứng được nhu cầu gỗ tăng không ngừng Mặt khác, rừng tựnhiên có vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng hộ môi trường, cần được bảo vệ, nên ởcác nước nhiệt đới có chủ trương giảm khai thác rừng tự nhiên Do đó, Công ty gặpnhiều khó khăn ở khâu nguyên liệu đầu vào

Trang 26

Hệ thống kho bãi luôn bị quá tải khi đi vào sản xuất với số lượng lớn trongnhững mùa hàng cao.

Môi trường làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp, còn mang tính tập trung quácao, áp lực công việc luôn dồn cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”

Đối với người tiêu dùng, chất lượng là mức độ thỏa mãn nhu cầu và mục đích

sử dụng của người tiêu dùng

Còn đối với nhà sản xuất, chất lượng của sản phẩm được cụ thể hóa thành cáctiêu chuẩn về đặc tính kỹ thuật do tổ chức đó đề ra dựa trên sự phân tích những yêucầu của khách hàng và khả năng thực tế của tổ chức

Đặc điểm chất lượng

- Chất lượng là sự thỏa mãn yêu cầu:

Nếu một sản phẩm/ dịch vụ vì lý do nào đó không đáp ứng được yêu cầu thì bịcoi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đó cóthể rất hiện đại

Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn yêu cầu, mà yêu cầu luôn biến độngnên chất lượng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng…

Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, phải xét đến mọi đặc tính của đốitượng có liên quan đến sự thỏa mãn những yêu cầu cụ thể Các yêu cầu này không chỉ

từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tínhpháp chế, yêu cầu của cộng đồng xã hội

Trang 28

Yêu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưngcũng có những yêu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhậnchúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng.

- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ; chất lượng cóthể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình

- Khi nói đến chất lượng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và thời gian.Như vậy, chất lượng dịch vụ thể hiện thông qua 3 chữ “P” của chất lượng là:Perfectibility: sự hoàn thiện của dịch vụ

Price: giá thể hiện chi phí để sản xuất (mua) dịch vụ và chi phí để khai thác và

sử dụng nó

Punctuality: sự kịp thời, cả về chất lượng và thời gian

3.1.2 Quản lý chất lượng

ISO 9001:2000 đã định nghĩa “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp

để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”

Việc định hướng và kiểm soát chất lượng bao gồm:

- Chính sách chất lượng: ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liênquan đến chất lượng do lãnh đạo cao nhất công bố chính thức

- Hoạch định chất lượng: Hoạch định chất lượng tập trung vào thiết lập các mụctiêu chất lượng và quy định các quy trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liênquan để thực hiện các mục tiêu chất lượng

- Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử dụng đểthực hiện các yêu cầu chất lượng

- Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng tập trung vào việc gây dựng lòngtin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện đầy đủ

- Cải tiến chất lượng: tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện các yêucầu chất lượng

3.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng và bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Để cạnh tranh và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao, doanhnghiệp không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà phải có cơ chế quản lý cụ thể và

có hiệu lực theo ngôn ngữ chung hiện nay là xây dựng hệ thống chất lượng Hệ thốngchất lượng là: “Một hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống có cấu trúc tổ chức,

Trang 29

quy trình, trách nhiệm và nguồn lực được xác định rõ ràng để định hướng và kiểm soátmột tổ chức về chất lượng”.

Hệ thống quản lý chất lượng phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Xác định rõ số sản phẩm và dịch vụ cùng với các qui trình qui định kỹ thuậtnhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng

- Điều hành việc quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (con người,phương tiện ) một cách có hệ thống và theo kế hoạch đã định, hướng về giảm thiểu,loại trừ, ngăn ngừa các điểm không phù hợp

- Kết hợp việc kiểm soát với cải tiến chất lượng

Hệ thống chất lượng giúp cho việc quản lý hài hòa các nguồn lực sẽ đạt đượcmục tiêu chung của tổ chức và đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng Bộ tiêuchuẩn ISO 9000 về hệ thống chất lượng là tập hợp những yêu cầu đối với cơ cấu tổchức, trách nhiệm, thủ tục và nguồn lực để thực hiện quản lý chất lượng

Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 9000:

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc Tế về tiêu chuẩn hóa (InternationalOrganization for Standardization), được thành lập năm 1946 Mục đích của tổ chứcnày là xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin nhằm tạo điềukiện cho các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thế giới được dễ dàng, thuậnlợi và đạt hiệu quả hơn

Hơn 13.000 bộ tiêu chuẩn ISO đã được xuất bản trong đó ISO 9000 là bộ tiêuchuẩn được sử dụng nhiều nhất

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chínhsách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quátrình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu,đào tạo… Có thể nói ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất

đã được thực thi trên nhiều quốc gia, khu vực và được chấp nhận thành tiêu chuẩnquốc gia của nhiều nước

Triết lý quản lý của bộ ISO 9000

Hệ thống quản lý tập trung vào chất lượng, hướng tới khách hàng sẽ quyết địnhchất lượng sản phẩm và khả năng thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng

“Làm đúng ngay từ đầu, chất lượng nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất”

Trang 30

Quản lý theo quá trình và đưa ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế làcách quản lý cơ bản, hiệu quả của bộ ISO 9000:2000 Phòng ngừa những điểm khôngphù hợp đối với khách hàng là phương châm chính để thỏa mãn nhu cầu và mong đợicủa khách hàng.

Các nguyên tắc quản lý chất lượng của bộ ISO 9001:2000

Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt độngquản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng

Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượngnhằm đáp ứng mục tiêu đó Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầucủa khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích, định hướng và môi trường nội bộ củacông ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của công ty

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển Việc huy động con ngườimột cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng gópcho sự phát triển của Công ty

Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình

Hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu các nguồn lực và hoạt động có liên quan đượcquản lý như một quá trình

Nguyên tắc 5: Quan điểm hệ thống quản lý

Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt độngcủa Công ty

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi Công ty và điều này càng trở nên đặc biệtquan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện

Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thôngtin

Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng

Trang 31

Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ragiá trị của cả hai bên.

Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình của HTCL ISO 9001:2000

Nguồn: TCVN ISO 9001:2000

Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 có một số lợi ích quan trọng như sau:

- Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượngphù hợp với ISO 9000 sẽ giúp Công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinhsau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, nhưtheo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm Như vậy

hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng

- Tăng năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9000 giúp Công ty tăng năng suất và giảm giá thành Hệ thống chất lượngtheo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc

Cải tiến liên tục của hệ thống quản lý chất lượng

Trách nhiệm của lãnh đạo

Quản lý nguồn lực

Đo lường, phân tích cải tiến

Yêu

cầu

Thỏa mãn

Hoạt động gia tăng giá trị Dòng thông tin

Trang 32

đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việclàm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểmsoát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc Đồngthời, nếu công ty có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm thiểuđược chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả Công ty và khách hàng.

- Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đếncho Công ty lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phùhợp với ISO 9000 Công ty sẽ có bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họsản xuất phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định

Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính ngườitiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về

có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng định Một số hợp đồng muahàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợpvới tiêu chuẩn ISO 9000 Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họthiếu giấy chứng nhận ISO 9000

- Tăng uy tín của Công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượngtheo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sảnphẩm, dịch vụ của Công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt độngcủa Công ty đều được kiểm soát Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để

sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch

vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thỏa mãn kháchhàng

3.1.4 Chi phí liên quan đến chất lượng

Để sản xuất một sản phẩm có chất lượng, chi phí để đạt được chất lượng đóphải được quản lý một cách hiệu quả Những chi phí đó chính là thước đo sự cố gắng

về chất lượng Sự cân bằng giữa hai nhân tố chất lượng và chi phí là mục tiêu chủ yếucủa một ban lãnh đạo có trách nhiệm Chi phí liên quan đến chất lượng bao gồm:

- Chi phí để đảm bảo sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra thỏa mãn nhu cầu kháchhàng

Trang 33

- Chi phí nảy sinh do chất lượng kém (giảm giá, làm lại, giải quyết khiếu nại…)Khi xem xét chi phí và lợi ích một cách tổng thể, người ta nhận thấy rằng khichất lượng tăng thì giá thành lại giảm Có được điều đó là vì khi một tổ chức sản xuất

ra những sản phẩm kém chất lượng thì các chi phí phải bỏ ra do: sai hỏng, khắc phụcsai hỏng, do mất uy tín,… đều rất cao, chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanhthu Do vậy khi đầu tư để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thì chi phí sản xuất

sẽ giảm do chi phí kém chất lượng giảm đi nhiều Và khi chất lượng gia tăng, uy tínsản phẩm tăng lên do doanh thu tăng, làm lợi nhuận Công ty tăng lên

3.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tại bàn: sử dụng các thông tin, dữ liệu sẵn có, các tài liệu thamkhảo như báo chí, tạp chí, internet, giáo trình, phương tiện thông tin đại chúng… đểđưa ra vấn đề trước khi đến hiện trường

- Nghiên cứu tại hiện trường: khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhthực tế và công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến Thực hiệnphỏng vấn công nhân viên trong Công ty bằng bảng câu hỏi; phỏng vấn trực tiếp lãnhđạo, CB-CNV tại Công ty để bổ sung các thông tin và kiểm chứng các dữ liệu thứ cấp

- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp về doanh thu của Công ty; sử dụngphương pháp mô tả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và công tác quản

lý chất lượng của Công ty; sử dụng phương pháp so sánh về số lượng lao động, về tàisản của Công ty năm 2007 so với năm 2006

- Sử dụng biểu đồ nhân quả để phân tích và tổng hợp các vấn đề chất lượng củaCông ty sau đó tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó

Biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả trình bày các mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả củachúng Đây là công cụ hữu hiệu giúp tìm được các nguyên nhân gây ra các vấn đề chấtlượng, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề từ nguyên nhân Biểu đồ nhân quả đượchình thành bằng cách đặt câu hỏi liên tục để tìm ra các nguyên nhân chính nhất vànhững nguyên nhân phụ ảnh hưởng đến nguyên nhân chính sau khi đã xác định đượcvấn đề cần giải quyết

Trang 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới và Việt Nam

4.1.1 Trên thế giới

Sản lượng đồ gỗ của các nước phát triển kết hợp lại chiếm 76% tổng giá trị củathế giới Bảy nền kinh tế công nghiệp chính (sắp xếp theo thứ tự sản lượng đồ gỗ, baogồm Hoa Kỳ, Italy, Đức, Nhật Bản, Anh quốc, Canada và Pháp) sản xuất một tổng sảnlượng chiếm 58% tổng giá trị sản phẩm đồ gỗ của thế giới… Sản lượng đồ gỗ của cácnước công nghiệp mới hiện chỉ chiếm khoảng 24% tổng giá trị sản phẩm đồ gỗ của thếgiới, trong đó Trung Quốc chiếm 9% Tuy nhiên, có hai quốc gia (Trung Quốc và BaLan) có sản lượng đồ gỗ tăng lên nhanh chóng nhờ vào những khoảng đầu tư xây dựngnhiều nhà xưởng mới phục vụ công tác xuất khẩu

Các nhà nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản.Các nhà xuất khẩu chính bao gồm Italy, Trung Quốc, Đức, Ba Lan và Canada Cácnước này hầu hết đều có trình độ sản xuất cao hơn so với mặt bằng chung của ViệtNam

Các dự báo cho thấy, thị trường tiêu thụ đồ gỗ của thế giới đang phát triển rấtnhanh, Châu Âu đang hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm không ảnh hưởng đếnmôi trường, gỗ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu vì phân hủy nhanh Liênminh Châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các quốc giaxuất khẩu đồ gỗ Hàng năm EU tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới,đồng thời tiêu thụ

gỗ và các mặt hàng gỗ đứng thứ hai sau Mỹ do không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùngtrong nội bộ mà còn được chế biến xuất khẩu và tái xuất khẩu Cùng với thị trườngChâu Âu, Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và nội thất hàng đầu thế giới.Hàng năm, Mỹ nhập khoảng 70 tỷ USD đồ gỗ và nội thất Đặc điểm nổi bật nhất củathị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm

Trang 35

Nhật Bản với số dân 127 triệu người, có mức sống khá cao, Nhật Bản được đánh giá

là thị trường mở quy mô lớn

Hiện nay do tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu của khách hàngngày một cao hơn đối với các sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu, hầu hết các nước đều điềuchỉnh chiến lược phát triển sản phẩm gỗ theo hướng chất lượng cao

4.1.2 Tại Việt Nam

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng trongnhững năm gần đây Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ Trưởng Bộ Thương Mại(nay là Bộ Công Thương), hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh gỗ, sử dụng 170.000 lao động, trong đó có khoảng 450 doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực xuất khẩu, phần lớn các đơn vị còn lại chủ yếu phục vụ thị trường nộiđịa Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003 Cả nước có 3 cụm công nghiệpchế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương; Bình Định - Tây Nguyên và

Hà Nội - Bắc Ninh Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượngnhà máy, quy mô vốn sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chấtlượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế.

Tuy nhiên, sức tiêu thụ nội địa lại rất thấp Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủtịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: “Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ViệtNam liên tục tăng cao từ năm 2000 đến nay Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 5 trong số cácmặt hàng xuất khẩu lớn nhất Song, việc tiêu thụ nội địa các sản phẩm gỗ lại chưađược quan tâm đầy đủ” Hiện nay mức tăng trưởng của thị trường đồ gỗ trong nước là15%/năm, đây là tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Cùngvới áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các hãng nước ngoài, xu hướng tập trungđẩy mạnh thị trường nội địa đang được các doanh nghiệp gỗ có tên tuổi trong nướcnhư Trường Thành, Minh Dương, AA nhắm tới

4.1.3 Tình hình xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam

Đồ gỗ và mỹ nghệ là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu với tốc độphát triển nhanh Năm 2004, xuất khẩu đồ gỗ và mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1.054 triệuUSD, đến năm 2007 đạt 2.340 triệu USD và mục tiêu hướng tới năm 2008 đạt 2,5 tỷUSD Sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng đã có mặt tại gần 120 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới

Trang 36

Tại Hội nghị “Phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam” do BộCông Thương tổ chức (tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/6/2007), các vị lãnh đạođều khẳng định những thành tựu vượt trội mà ngành gỗ Việt Nam đã đạt được trongnhững năm qua: có tốc độ phát triển cao, và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lựccủa cả nước (gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầuthô, dệt may, giày dép, thủy sản) Tuy nhiên, chỉ xuất khẩu tập trung vào 3 thị trườnglớn là: Hoa Kỳ: năm 2006 đạt 744 triệu USD, tăng 6,5 lần so với năm 2003, chiếm39% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và chiếm 6,9% thị trường Hoa Kỳ; EU:kim ngạch năm 2006 khoảng 500 triệu USD, tăng 3 lần so với 2003, chiếm khoảng26% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam; Nhật Bản: năm 2006 đạt 286 triệuUSD, tăng 2 lần so với năm 2003… Với con số này, ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên

vị trí thứ 2 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia) trong cuộc đua thị phầnxuất khẩu đồ gỗ

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Bùi Xuân Khu, Thứ Trưởng Bộ CôngNghiệp, hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số cóthể xuất khẩu 100 container mỗi tháng trở lên hoặc có diện tích rừng trên 10 ha là rấtít; đa số là gia công cho nước ngoài Điều này, hẳn là sẽ hạn chế nếu không muốn nói

là không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực Bên cạnh quy

mô sản xuất nhỏ, hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam tự tìm kiếm khách hàng chomình, dẫn đến tình trạng dìm giá thành hợp đồng đã làm cho thị trường xuất khẩu mất

ổn định, thiệt thòi chung cho nền kinh tế

4.2 Tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty

4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty

Công ty Cổ Phần Gỗ Tiến luôn ý thức được rằng khách hàng là một trongnhững yếu tố quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty Mà đặc biệt hơn,khách hàng của Công ty là khách hàng ở các nước EU và Mỹ, 2 thị trường này rất lớncũng như nổi tiếng khó tính, khắt khe về chất lượng sản phẩm trên thế giới

Trang 37

Bảng 4.1 Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK

Hình 4.1 Đồ Thị Thực Hiện KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007

0 20 40 60 80 100

1st Qtr

2nd Qtr

3rd Qtr

4th Qtr

East West North

Nguồn: Phòng kinh doanh XNKBảng 4.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng lên mỗi năm Đángchú ý là từ năm 2004 đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng đột biến(năm 2004 – 2005 tăng 341.000 USD), tương đương tỉ lệ tăng là 6,84%; từ năm 2005đến năm 2006, kim ngạch tăng 405.000USD, tương đương 7,60% Nhưng đến năm

2007, tỉ lệ tăng chỉ còn 4,59% Đó là vì trong năm 2007, một phần do Công ty đã đầu

tư cho mở rộng sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng và máy móc, một phần do Công ty bịtồn kho một lượng hàng khá lớn vì lý do có một số lỗi của sản phẩm bị khách hàng trảlại Cho nên Công ty cần xem xét lại vấn đề chất lượng của mình

Nếu xét về tỷ lệ KNXK của Cty so với cả nước, ta thấy tỷ lệ của Cty ngày mộtgiảm dần Năm 2002, KNXK của Cty chiếm 0,99% so với cả nước; đến năm 2004 tỷ

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Trang 38

lệ này giảm xuống còn 0,47% và đến năm 2007 tỉ lệ này chỉ còn 0,26% Điều đó chothấy ngành chế biến gỗ trong nước phát triển ngày càng mạnh, các đối thủ cạnh tranhxuất hiện ngày một đông hơn Do đó, Cty cần phải có những động thái tích cực hơnnữa trong vấn đề QLCL của mình nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường

4.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Bảng 4.2 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty Năm 2006 – 2007

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK

Cơ cấu trên cho thấy khách hàng lớn nhất của Công ty là EU, thế nhưng năm

2007 giá trị lẫn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đều giảm (giảm79.000USD tương đương tỉ trọng 2,32%) cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của việchàng bán bị trả lại do vi phạm an toàn vệ sinh môi trường Khách hàng lớn thứ hai là

Mỹ, giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 tăng so với năm 2006 (tăng337.000USD tương đương tỉ trọng 19,66%), đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy Công

ty đã có uy tín trên thị trường này và dần có thêm khách hàng Thị trường ASEAN, giátrị kim ngạch có tăng nhưng không đáng kể Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu củaCông ty tăng theo từng năm, thế nhưng con số đó vẫn chưa đủ so với tầm vóc củaCông ty

Hình 4.2 Đồ Thị Cơ Cấu KNXK Các Thị Trường của Công Ty Năm 2006 - 2007

Trang 39

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Toàn bộ sản phẩm của Công ty đều được xuất khẩu, mà thị trường chủ yếu lại

là các nước có mức sống cao và khó tính Trong đó, EU là một thị trường phát triển ởtrình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe.Tại đây, giá cả hàng hóa không phải là yếu tố được quan tâm nhiều mà yêu cầu trướchết là chất lượng, mẫu mã… Còn thị trường Mỹ cũng là thị trường nổi tiếng trên thếgiới về các vụ kiện liên quan đến trách nhiệm đối với hàng hóa Vì thế, muốn giữ vữngcác thị trường hiện tại, mở rộng thị trường trong tương lai, Công ty cần trang bị đầy đủcác loại giấy thông hành nhằm vượt được các rào cản phi thuế quan cũng như cácchính sách nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa nhập khẩu Vì vậy việc áp dụng tiêuchuẩn ISO 9001:2000 để nhận được chứng chỉ này là mục tiêu của Công ty trong năm2008

4.3 Kế hoạch áp dụng ISO 9001:2000 của Công ty

4.3.1 Các bước triển khai ISO

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO có những quy định rất cụ thểcho nên việc thay đổi cung cách quản lý sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn đó là điềuhết sức cần thiết đối với Công ty Để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO, Công ty đã triển khai theo 3 bước sau:

Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục tiêu, phạm vi áp dụng và tìm hiểu về ISO.

Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triểnCông ty Ban lãnh đạo Công ty đã định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất

Trang 40

lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý củamình, đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty.

Hình 4.3 Các Bước Chuẩn Bị Xây Dựng HTQLCL ISO 9001:2000

Nguồn: Phòng QLCL Ban lãnh đạo đã xác định mục tiêu chiến lược của Công ty là phải nhanh chóngđạt được chứng chỉ ISO 9001:2000 Vì khi được chứng nhận ISO sẽ rất thuận lợi choCông ty trong việc mở rộng thị trường, sản phẩm của Công ty sẽ có ưu thế hơn so vớicác đối thủ cạnh tranh Khi đó, các khách hàng của Công ty sẽ an tâm hơn và đặt hàngCông ty nhiều hơn bởi vì họ biết rằng mình đang sử dụng sản phẩm gỗ đã được kiểmsoát chất lượng sản phẩm và chất lượng đồ gỗ được đảm bảo theo đúng yêu cầu.Khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm hiểu về tìnhhình quản lý chất lượng của công ty vì chúng đã được tổ chức thứ ba chứng nhận

Công ty xây dựng và thực hiện hệ thống QLCL để chứng minh khả năng củaCông ty cung cấp sản phẩm gỗ xuất khẩu các loại đáp ứng ổn định các yêu cầu kháchhàng và các yêu cầu của luật định nhà nước Việt Nam Công ty đảm bảo việc thỏa mãnkhách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống QLCL bao gồm cải tiến liêntục và phòng ngừa sai sót

Giai đoạn triển khai: gồm các bước

- Cam kết của lãnh đạo: Ban lãnh đạo Công ty Gỗ Tiến đã nhận thấy được tầmquan trọng và vai trò của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO cho Công ty và một phần do

Xác định mục tiêu muốn đạt được khi

Ngày đăng: 10/03/2014, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007 (Trang 18)
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Gỗ Tiến (Trang 19)
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công  Nghệ Chế Biến Gỗ - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gỗ (Trang 22)
Bảng 2.4. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006 - 2007 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 2.4. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006 - 2007 (Trang 23)
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình của HTCL ISO 9001:2000 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình của HTCL ISO 9001:2000 (Trang 31)
Hình 4.1. Đồ Thị Thực Hiện KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.1. Đồ Thị Thực Hiện KNXK của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 (Trang 37)
Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu của Công Ty từ Năm 2002 đến Năm 2007 (Trang 37)
Hình 4.3. Các Bước Chuẩn Bị Xây Dựng HTQLCL ISO 9001:2000 - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.3. Các Bước Chuẩn Bị Xây Dựng HTQLCL ISO 9001:2000 (Trang 40)
Hình 4.4. Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.4. Quy Trình Cấp Giấy Chứng Nhận ISO (Trang 43)
Hình 4.6. Quy Trình Kiểm Soát Thiết Kế - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.6. Quy Trình Kiểm Soát Thiết Kế (Trang 49)
Hình 4.7. Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Gỗ Nguyên Liệu: - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.7. Quy Trình Kiểm Tra Chất Lượng Gỗ Nguyên Liệu: (Trang 52)
Hình 4.8. Quy Trình Xử Lý Gỗ Không Đạt - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.8. Quy Trình Xử Lý Gỗ Không Đạt (Trang 53)
Hình 4.10. Quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng. - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Hình 4.10. Quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng (Trang 58)
Bảng 4.10. Bảng Phân Tích Dữ Liệu của Công Ty Tài liệu/ hồ sơ liên - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 4.10. Bảng Phân Tích Dữ Liệu của Công Ty Tài liệu/ hồ sơ liên (Trang 61)
Bảng trên cho theo thang điểm 5, điểm 5 là rất tốt, điểm 4 là tốt, điểm 3 là trung bình, điểm 2 là yếu, điểm 1 là kém - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng tr ên cho theo thang điểm 5, điểm 5 là rất tốt, điểm 4 là tốt, điểm 3 là trung bình, điểm 2 là yếu, điểm 1 là kém (Trang 69)
Bảng 4.15. Giá Trị Hàng Bán Bị Trả Lại - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 4.15. Giá Trị Hàng Bán Bị Trả Lại (Trang 72)
Bảng 4.16. Số Lần Khiếu Nại của Khách Hàng. - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 4.16. Số Lần Khiếu Nại của Khách Hàng (Trang 72)
Bảng 4.17. Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại qua các Năm - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
Bảng 4.17. Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại qua các Năm (Trang 73)
Phụ lục 1: Bảng Phỏng Vấn Công Nhân Viên - xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 tại công ty cổ phần gỗ tiến
h ụ lục 1: Bảng Phỏng Vấn Công Nhân Viên (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w