1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay

190 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Trường Đại Học Tư Thục Theo Hướng Không Vì Lợi Nhuận Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Thái Vân Hà
Người hướng dẫn GS.TS. Đinh Văn Tiến, TS. Nguyễn Quốc Huy
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 452,51 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục đại học (GDĐH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng tiên quyết đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; đội ngũ này đóng vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Loại hình đại học tư thục (ĐHTT) phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu học tập ở trình độ cao ngày càng tăng của nhân dân vừa góp phần cung ứng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước. Trong thập kỷ qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát rộng rãi, góp phần từng bước thể chế hoá các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục nói chung và về phát triển giáo dục đại học NCL nói riêng như Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khóa VII, Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khóa VIII, Quy chế đầu tiên về trường đại học tư thục của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (2005, Sửa đổi bổ sung 2009), Luật Giáo dục đại học (2012), đặc biệt Nghị quyết 29/NQ-TW Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh quan điểm về xã hội hóa giáo dục, về phát triển giáo dục ngoài công lập: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền”. Để định hướng cho hoạt động của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Tư thục tại Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005, sau đó Quy chế này được thay thế bằng quy chế mới ban hành tại Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên trong cả 2 quy chế trên, trường ĐH tư thục chỉ mới được hiểu theo mô hình công ty cổ phần, điển hình cho kiểu trường đại học tư thục đi theo cơ chế vì lợi nhuận. Điều lệ trường đại học mới ban hành gần đây tại Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã dành mục 4 chương 3 quy định về tổ chức và quản lý của trường đại học tư thục không vì lợi nhuận. Điều 29 khẳng định Hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường. Ngoài ra, đại diện cho các thành viên góp vốn sẽ không chiếm tỉ lệ cao mà chỉ chiếm không quá 20% tổng số thành viên của Hội đồng quản trị. Như vậy, từ năm 2005 cho đến năm 2012, có một khoảng lặng của pháp luật đối với các trường đại học không vì lợi nhuận. Do đó, những trường đại học chọn phương hướng không vì lợi nhuận trên cơ sở Nghị quyết 05 (năm 2005) thì người ta không có cơ sở pháp lý nào khác để thực hiện cơ chế quản trị, thực hiện công thức chia cổ tức theo tiêu chuẩn pháp luật hiện nay. Trên con đường phát triển của mình các trường đại học tư thục ở Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại về cơ chế, sự ràng buộc của một số văn bản luật và dưới luật, các thông tư hướng dẫn vẫn còn thiếu, chưa hợp lý, chưa đồng bộ và chưa đảm bảo sự phát triển vững chắc, chưa tạo được sự bình đẳng giữa trường công và trường tư; chưa tạo động lực cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào giáo dục đại học. Phần lớn các trường ĐHTT quy mô đào tạo còn nhỏ, điều kiện đảm bảo chất lượng khó khăn, chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa cao, các hoạt động của trường chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào đào tạo, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động khoa học và công nghệ, kết nối với doanh nghiệp, kiểm định chất lượng trường và chương trình đào tạo. Đội ngũ giảng viên tỷ lệ tiến sỹ chưa cao, số giảng viên trình độ đại học còn chiếm tỷ lệ cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ làm công tác quản trị chưa được đào tạo bài bản, cách quản lý gò bó, thiếu tính chuyên nghiệp; nhận thức về hình thức sở hữu, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận còn nhiều tranh luận, … Những khó khăn, trở ngại đó đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ, để giáo dục đại học nói chung và các trường đại học tư thục ở nước ta bứt phá khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu, vượt qua khó khăn và thách thức hiện nay, phát triển bền vững trong tương lai, làm cho giáo dục đại học nước ta vươn lên theo kịp giáo dục đại học khu vực và thế giới, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0. Xuất phát vấn đề chính sách, những vướng mắc trong thực tế quản trị của các trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay” với hi vọng sẽ làm rõ được thực trạng quản trị ĐHTT theo hướng KVLN từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích giúp quản trị hiệu quả các trường ĐHTT theo hướng KVLN. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về quản trị trường đại học tư thục tác giả đề xuất những giải pháp nhằm quản trị các trường đại học theo hướng không vì lợi nhuận. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm tìm ra khoảng trống khoa học và xác định các vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu, phát triển. - Luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế quản trị các trường đại học tư thục nói chung và quản trị các trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị của các trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận trong thời gian vừa qua - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận. Trong đó tác giả tập trung đến các khía cạnh sau: Hệ thống thể chế quản trị, Quản trị về tổ chức nhân sự, Quản trị hoạt động đào tạo và chất lượng giáo dục đào tạo (quản trị tuyển sinh, quản trị chương trình đào tạo, quản trị phương pháp đào tạo, quản trị chất lượng đào tạo), quản trị về hoạt động khoa học công nghệ, quản trị về hoạt động tài chính và cơ sở vật chất. - Về không gian: Luận án nghiên cứu ĐHTT theo hướng KVLN ở Việt Nam và thực hiện khảo sát tại trường đại học tư thục theo xu hướng KVLN, là trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Thăng Long, Trường đại học Phenikaa (trước là trường đại học Thành Tây) - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến nay; Dữ liệu khảo sát được thu thập trong khoảng 2018-2019 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Cách tiếp cận của luận án là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống để đánh giá thực trạng của các trường ĐHTT theo hướng KVLN ở Việt Nam. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN trong thời gian tới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Về phương pháp phân tích Từ cách tiếp cận trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá trình tiếp cận các vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về quản trị các trường ĐHTT, ĐHTT theo hướng KVLN (1) Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo; (2) Nghiên cứu và phân tích các tài liệu khoa học về quy hoạch, dự báo phát triển các mô hình giáo dục và đào tạo đại học tư thục, các tài liệu, sách, tạp chí khoa học giáo dục, quản lý giáo dục; (3) Nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu luận án về giáo dục và đào tạo, về giáo dục đại học tư thục, về quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu luận án. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét từ quản trị các trường ĐHTT KVLN của Mỹ, Nhật, Malaysia… để tổng kết kinh nghiệm. Ngoài các phương pháp kể trên, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác. 4.2.2. Về nguồn dữ liệu Để phục vụ cho việc nghiên cứu được hiệu quả, tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp. - Về nguồn dữ liệu thứ cấp: tác giả luận án sử dụng những số liệu đã được công bố từ những nguồn chính thức như Tổng cục Thống kê, Bộ giáo dục - Đào tạo… - Về nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả luận án thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo sát ý kiến của nhà quản lý, đội ngũ giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên của các trường ĐHTT theo hướng KVLN và các nhà tuyển dụng. Những kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp trong luận án giúp làm rõ hơn về thực trạng quản trị tại các trường ĐHTT theo hướng KVLN từ đó cung cấp cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề xuất xây dựng các giải pháp. - Về điều tra khảo sát thực tế: tác giả luận án lựa chọn khảo sát thực tế để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại trường: (1) Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; (2) Trường Đại học Thăng Long, (3) Trường đại học Phenikaa (trước là trường đại học Thành Tây). Trên cơ sở điều tra và khảo sát các trường trên, luận án rút ra điểm tương đồng trong quản trị trường ĐHTT theo hướng KVLN ở Việt Nam. - Về phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp Thứ nhất, phương pháp điều tra xã hội học: công cụ khảo sát là các phiếu điều tra. Tác giả đã xây dựng 5 mẫu phiếu dành cho 3 đối tượng khảo sát: - Các nhà quản lý - Đội ngũ giảng viên - Sinh viên - Cựu sinh viên - Nhà tuyển dụng Quy trình thiết kế phiếu điều tra, thang đo sử dụng, nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra tại mỗi trường khảo sát được tiến hành như sau: Phiếu điều tra khảo sát được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tổng hợp từ lý thuyết, tài liệu tham khảo có liên quan. Tất cả các tiêu chí đánh giá đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (5 điểm), thang đo Likert là dạng thang đo thứ bậc (thang đo thứ bậc, thang chia hạng). Thang đo Likert được dùng phổ biến trong nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. Đây là loại thang thường sử dụng để hỏi những câu hỏi nhằm đánh giá một cách tổng quát về một chủ đề nghiên cứu mà mức đánh giá phụ thuộc vào một phạm vi rộng các khía cạnh và có tính phức tạp cao. Nguyên tắc đặt câu hỏi với thang đo Likert về một chủ đề hay một đối tượng nghiên cứu nào có thể sử dụng câu hỏi mang đặc điểm tích cực hoặc câu hỏi mang đặc điểm tiêu cực về chủ đề đó. Cách mã hóa câu trả lời là ngược nhau giữa câu hỏi tích cực và câu hỏi tiêu cực. Mức đánh giá bảng tổng cộng số điểm của các câu trả lời thu được. Ý kiến trả lời được sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng tốt/quan trọng/cần thiết với nhận định đưa ra (1: rất kém, 2: kém, 3: bình thường/trung bình..., 4: tốt, 5: rất tốt). Thang đo Likert 5 mức độ trong bảng khảo sát. Khi đó giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8; Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 ÷ 1.80: Rất kém; 1.81 ÷ 2.60: kém; 2.61 ÷ 3.40: bình thường/trung bình; 3.41 ÷ 4.20: tốt; 4.21 ÷ 5.00: rất tốt. Để tính giá trị trung bình của mỗi câu hỏi người ta lấy giá trị trung bình của tích số điểm của mỗi phương án với số lượng câu trả lời tương ứng của từng phương án. Kích thước mẫu Theo phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu nên từ 250 đến 300 sẽ phù hợp, trong nhiều trường hợp để khảo sát chi tiết một vấn nào đó bên cạnh kích thước mẫu lớn song song tồn tại kích thước mẫu có thể nhỏ cũng nghiên cứu vấn đề đó (tuy nhiên kích thước mẫu tổng đảm bảo số lượng tối thiểu) kết quả khảo sát cũng được chấp nhận. Nội dung phiếu điều tra khảo sát và số lượng phiếu điều tra tại 03 trường khảo sát: - Phiếu khảo sát dành cho sinh viên: Tổng số 401/500 phiếu hợp lệ. Trong đó: Nữ chiếm 48%, Nam chiếm 50%, không xác định giới tính là 2%. Để đảm bảo về nội dung của các câu trong bảng hỏi được tin cậy và khoa học, tác giả lựa chọn sinh viên đang theo học năm thứ 4 tại các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Được thực hiện bằng hình thức phát trực tiếp. - Phiếu khảo sát dành cho cựu sinh viên: Tổng số 290 phiếu hợp lệ. Với đối tượng khảo sát này tác giả lựa chọn hình thức online để thu thập dữ liệu - Phiếu khảo sát dành cho giảng viên: 260/400 phiếu hợp lệ. Các giảng viên được lựa chọn ngẫu nhiên ở các bộ môn khác nhau, lứa tuổi khác nhau theo hình thức Snowball (Mạng quan hệ- Dựa vào mối quan hệ của người này để nhờ khảo sát tiếp những người liên quan). - Phiếu khảo sát dành cho nhà quản lý: 48/100 phiếu hợp lệ. Người được hỏi là các thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các phòng ban chuyên môn. Tác giả cũng sử dụng hình thức phát phiếu snowball. - Phiếu khảo sát các nhà tuyển dụng: 147/200 phiếu hợp lệ. Tác giả sử dụng cả phương pháp trực tiếp và online Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Phiếu điều tra, khảo sát: sử dụng phần mềm Microsotf Excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và được tiếp cận một cách hệ thống, có cơ sở khoa học, luận án đã củng cố, bổ sung về mặt học thuật các khái niệm về trường đại học tư thục (ĐHTT), Đại học tư thục không vì lợi nhuận(ĐHTT KVLN); Phân loại và phân biệt giữa ĐHTT KVLN và ĐHTT VLN; Xác định rõ nội hàm quản trị của các trường đại học tư thục theo hướng KVLN gồm: Hệ thống thể chế quản trị, Quản trị về tổ chức nhân sự, Quản trị hoạt động đào tạo và chất lượng giáo dục đào tạo (quản trị tuyển sinh, quản trị chương trình đào tạo, quản trị phương pháp đào tạo, quản trị chất lượng đào tạo), quản trị về hoạt động khoa học công nghệ, quản trị về hoạt động tài chính và cơ sở vật chất. - Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn và những quan điểm, tư tưởng phát triển trường ĐHTT của Đảng và Nhà nước, luận án đã xây dựng những quan điểm phát triển trường ĐHTT theo hướng KVLN từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách hoàn thiện quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN phù hợp với chủ trương về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) và xu thế phát triển GDĐH trên thế giới. 5.2. Về thực tiễn Luận án đã tổng hợp, so sánh, đánh giá thực tiễn quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, bất cập và xác định các nguyên nhân cơ bản của thực trạng quản trị này, đồng thời trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm ở một số nước, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp về hoàn thiện quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN. 6. Những kết quả mới đạt được của luận án Luận án đã làm rõ và sâu sắc hơn lý luận và thực tiễn quản trị trường ĐHTT theo hướng KVLN ở Việt Nam; trên cơ sở tổng hợp hệ thống hóa các văn bản pháp luật về ĐHTT, ĐHTT theo hướng KVLN từ đó đánh giá toàn diện thực trạng quản trị ĐHTT theo hướng KVLN chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế, bất cập hiện nay. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị các trường ĐHTT theo hướng KVLN trong giai đoạn tới - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách để xây dựng và thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cũng có thể là tài liệu tham khảo đối với các trường ĐHTT theo hướng KVLN và thực tiễn của luận án cũng có ý nghĩa thiết thực cho các nhà nghiên cứu khác tham khảo. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về quản trị trường ĐHTT theo hướng không vì lợi nhuận. Chương 2. Cơ sở lý luận về quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận. Chương 3. Thực trạng quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận tại Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  THÁI VÂN HÀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHƠNG VÌ LỢI NHUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  THÁI VÂN HÀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHƠNG VÌ LỢI NHUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9.340.101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Tiến TS Nguyễn Quốc Huy HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi, tư liệu nêu luận án trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Các kết nghiên cứu luận án chưa công bố cơng trình khoa học Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận án Thái Vân Hà năm 20 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án đề tài “Quản trị trường đại học tư thục theo hướng khơng lợi nhuận Việt Nam nay”, trước hết, xin đặc biệt cảm ơn đến hai thầy hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Tiến, TS Nguyễn Quốc Huy quan tâm, giúp đỡ tận tình nội dung phương pháp nghiên cứu khoa học suốt trình thực luận án Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Sau đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh; cán quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên trường đại học tư thục mà đề tài tiến hành khảo sát, vấn, tạo điều kiện tốt nhất, tham gia đóng góp ý kiến khoa học, ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu sinh suốt trình học tập, nghiên cứu thực tiễn phục vụ đề tài Xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ln hỗ trợ, động viên, chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh vượt qua khó khăn để hồn thành luận án Với thời gian lực hạn chế, Tác giả luận án mong tiếp tục nhận ý kiến đóng góp để nội dung nghiên cứu luận án hoàn thiện Hà Nội, ngày tháng năm 20 Tác giả luận án Thái Vân Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt CBGV CNH-HĐH CTĐT ĐH ĐH-CĐTT ĐHCL ĐHNCL ĐHTT ĐHTTKVLN ĐHĐCĐ GDĐH GD-ĐT HĐQT HTQT HĐT KH&CN KT-XH KVLN NCL NSNN SV XHH Viết đầy đủ Cán giảng viên Cơng nghiệp hóa đại hóa Chương trình đào tạo Đại học Đại học- cao đẳng tư thục Đại học cơng lập Đại học ngồi cơng lập Đại học Tư thục Đại học tư thục khơng lợi nhuận Đại hội đồng cổ đông Giáo dục đại học Giáo dục – đào tạo Hội đồng quản trị Hợp tác quốc tế Hội đồng trường Khoa học & Cơng nghệ Kinh tế - xã hội Khơng lợi nhuận Ngồi cơng lập Ngân sách nhà nước Sinh viên Xã hội hóa MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HỘP DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Giáo dục đại học (GDĐH) có vai trị đặc biệt quan trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng tiên phát triển nhanh bền vững đất nước; đội ngũ đóng vai trị nịng cốt q trình chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội Loại hình đại học tư thục (ĐHTT) phát triển vừa đáp ứng nhu cầu học tập trình độ cao ngày tăng nhân dân vừa góp phần cung ứng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước Trong thập kỷ qua Đảng Nhà nước có nhiều chủ trương, ban hành nhiều văn quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát rộng rãi, góp phần bước thể chế hoá chủ trương, quan điểm lớn Đảng Nhà nước xã hội hoá giáo dục nói chung phát triển giáo dục đại học NCL nói riêng Nghị BCH TW Đảng khóa VII, Nghị BCH TW Đảng khóa VIII, Quy chế trường đại học tư thục Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (2005, Sửa đổi bổ sung 2009), Luật Giáo dục đại học (2012), đặc biệt Nghị 29/NQ-TW Khóa XI đổi toàn diện giáo dục đào tạo nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục ngồi cơng lập: “Phát triển hài hịa, hỗ trợ giáo dục cơng lập ngồi cơng lập, vùng, miền” Để định hướng cho hoạt động sở giáo dục đại học ngồi cơng lập, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức hoạt động trường Đại học Tư thục Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005, sau Quy chế thay quy chế ban hành Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 Thủ tướng sửa đổi, bổ sung Quyết định số 63/2011/QĐTTg ngày 10/11/2011 Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên quy chế trên, trường ĐH tư thục hiểu theo mơ hình cơng ty cổ phần, điển hình cho kiểu trường đại học tư thục theo chế lợi nhuận Điều lệ trường đại học ban hành gần Quyết định số 70/2014/QĐTTg ngày 10/12/2014 Thủ tướng Chính phủ dành mục chương quy định tổ chức quản lý trường đại học tư thục khơng lợi nhuận Điều 29 khẳng 10 định Hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu chung cộng đồng nhà trường quan quyền lực cao nhà trường Ngồi ra, đại diện cho thành viên góp vốn không chiếm tỉ lệ cao mà chiếm không 20% tổng số thành viên Hội đồng quản trị Như vậy, từ năm 2005 năm 2012, có khoảng lặng pháp luật trường đại học khơng lợi nhuận Do đó, trường đại học chọn phương hướng khơng lợi nhuận sở Nghị 05 (năm 2005) người ta khơng có sở pháp lý khác để thực chế quản trị, thực công thức chia cổ tức theo tiêu chuẩn pháp luật Trên đường phát triển trường đại học tư thục Việt Nam gặp khơng khó khăn, trở ngại chế, ràng buộc số văn luật luật, thông tư hướng dẫn thiếu, chưa hợp lý, chưa đồng chưa đảm bảo phát triển vững chắc, chưa tạo bình đẳng trường cơng trường tư; chưa tạo động lực cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào giáo dục đại học Phần lớn trường ĐHTT quy mô đào tạo cịn nhỏ, điều kiện đảm bảo chất lượng khó khăn, chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa cao, hoạt động trường chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào đào tạo, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động khoa học công nghệ, kết nối với doanh nghiệp, kiểm định chất lượng trường chương trình đào tạo Đội ngũ giảng viên tỷ lệ tiến sỹ chưa cao, số giảng viên trình độ đại học cịn chiếm tỷ lệ cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo Đội ngũ làm công tác quản trị chưa đào tạo bản, cách quản lý gò bó, thiếu tính chun nghiệp; nhận thức hình thức sở hữu, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận nhiều tranh luận, … Những khó khăn, trở ngại địi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ, để giáo dục đại học nói chung trường đại học tư thục nước ta bứt phá khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu, vượt qua khó khăn thách thức nay, phát triển bền vững tương lai, làm cho giáo dục đại học nước ta vươn lên theo kịp giáo dục đại học khu vực giới, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước thời kỳ cách mạng cơng nghiệp 4.0 Xuất phát vấn đề sách, vướng mắc thực tế quản trị trường đại học tư thục theo hướng khơng lợi nhuận, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị trường đại học tư 10 Trường đại học FPT Hoạt động hợp tác quốc tế trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiệm cận quốc tế quan trọng tạo trải nghiệm quốc tế cho sinh viên Các hoạt động quốc tế bao gồm trao đổi/chuyển giao giáo trình, trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên, tuyển sinh nước học nước Việt Nam cấp Đại học FPT Sinh viên lựa chọn học kỳ trao đổi 57 trường đại học giới thơng qua chương trình trao đổi sinh viên, học kỳ nước ngoài, thực tập sinh toàn cầu, trải nghiệm văn hóa, thiện nguyện liên quốc gia… Đến Trường có 437 sinh viên Việt Nam nước ngồi theo chương trình tiếp nhận 689 sinh viên quốc tế từ quốc gia Lào, Nigeria, Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Pháp, Đức, Mỹ tới Việt Nam học tập ngắn hạn Trường có 140 sinh viên quốc tế hệ dài hạn, có 23 sinh viên tốt nghiệp đại học quy Với sứ mệnh “góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”, Trường Đại học FPT đẩy mạnh quy mô hợp tác quốc tế với 60 đối tác 23 quốc gia toàn cầu Trường Đại học FPT mong đợi trở thành điểm sáng đồ du học, góp phần xuất giáo dục Việt Nam giới Trường đại học Công nghệ Đồng Nai Trong năm qua, hoạt động HTQT trường có bước phát triển, bước đầu vào thực chất phục vụ tốt cho công tác đào tạo trường Các đối tác hợp tác trường bao gồm trường đại học khu vực quốc tế, tổ chức phi phủ Các hoạt động đối ngoại chủ yếu tập trung vào việc trao đổi đoàn, ký kết biên ghi nhớ, viếng thăm, hội thảo khoa học, hỗ trợ kỹ thuật đào tạo nhân lực cho trường DNTU Trường bám sát văn hướng dẫn hành hoạt động QHQT Hoạt động HTQT thực thời gian qua sau: + Hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác: Đại học Công nghệ Đồng Nai ký kết ghi nhớ với Trường đại học, tổ chức phi phủ, địa phương nước ngồi góp phần mở rộng quan hệ hợp tác nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác + Nhà trường đón tiếp làm việc Trường với đối tác: Trường Đại học Bulacan, Philippines, Trường Đại học Feng Chia, Đài Loan, Trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, Trường cao đẳng Sojourner - Douglass, Hoa kỳ, Trường Đại học Khoa học Công nghệ Nan Jeon, Đài Loan, Myappszil Asia SDN BHD, Malaysia, Tarrant County College District, Hoa Kỳ, Texas Christian University, Hoa Kỳ, Trường Đại học Niagara, Hoa Kỳ, Tổ chức Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương (PAS), Trường Đại học Dankook, Trường Đại học Quốc gia Jeju, Trường Đại học Silla, Viện Nghiên cứu Y học Nihon, PUM- Hà Lan, National Chi Nan University, Tuyển sinh Lào - Cam, Bounermouth University, Geonkuk University, Cụm trường cao đẳng:Valley College, Contra Costa College, Los Medanos Collge, Tổ chức GAP, Southern Utah University, Kumho Institution Technology, Trường cao đẳng Coleman, Trường Cao đẳng Quốc gia ToHo, Laguna State Politechnique University, Hội nghị an toàn thực phẩm an ninh lương thực châu Á (AFSA), Thành viên Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương, Tamkang University,… Nhà trường tiến hành tham quan làm việc với đơn vị như: Đại Học UCSI - Malaysia, Đại học Niagara….Những biên tổng hợp lưu trữ Báo cáo tổng kết năm học với chuyên mục hoạt động hợp tác quốc tế hàng năm Phòng Hợp Tác Quốc Tế + Hoạt động hợp tác đào tạo: Hiện Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đào tạo chuyên ngành cho địa phương Lào Campuchia, có 15 sinh viên Lào 04 sinh viên Campuchia theo học Trường Đại học Cơng nghệ Đồng Nai Ngồi ra, CBGV cử đào tạo nước hoàn thành CTĐT nước hạn + Hằng năm, Trường có báo cáo công tác quan hệ quốc tế gửi Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai đơn vị cấp theo quy định PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIẢNG VIÊN Thưa Thầy/Cơ! Để có sở đưa giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhà trường hiệu hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cải thiện đời sống cán giảng viên,chúng mong nhận câu trả lời Thầy/Cơ cho câu hỏi A THƠNG TIN CÁ NHÂN Thời gian Thầy/Cô công tác trường: 10năm Học vị/học hàm Thầy/Cô: Giới tính Thầy/Cơ: Nam Nữ Độ tuổi Thầy/Cô: Dưới 30 30-45 46-55 56-60 >60 Thầy/Cô giảng dạy ngành nào? B ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Bạn đồng ý vớicác nhận định mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ đến 5) Rất khôn g đồng ý (1) Nhận định Khôn g đồng ý (2) Quản trị nội dung giảng dạy Thời lượng chương trình đào tạophù hợp Khối lượng kiến thức vừa phải 3.Chương trình đào tạo có ý nghĩa thực tế 4.Chương trình đào tạo có tỷ lệ lý thuyết thực hành hợp lý Lộ trình học tập phù hợp 6.Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp Quản trị phương pháp giảng dạy Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích sinh viên học tập Giảng viên có phương pháp giảng dạy đại (tương tác cao) Giảng viên có khả sử dụng phương tiện đại (máy tính, máy chiếu, internet ) Quản trị chất lượng đội ngũ giảng viên Giảng viên nhiệt tình với cơng tác giảng dạy Giảng viên có kiến thức thực tế Giảng viên có trình độ chun mơn phù hợp Giảng viên có khả nghiên cứu khoa học Giảng viên có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn Quản trị hoạt động đào tạo Bình thườn g (3) Đồn g ý (4) Rất đồn g ý (5) Rất khôn g đồng ý (1) Nhận định Khôn g đồng ý (2) Bình thườn g (3) Rất đồn g ý (5) Đồn g ý (4) Quản trị công tác tuyển sinh Quản trị công tác đào tạo sinh viên Quản trị hoạt động đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ Quản trị hoạt động giảng dạy giảng viên Quản trị hoạt động cung ứn dịch vụ hỗ trợ đào tạo Quản trị hợp tác quốc tế Nhà trường có định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế đào tạo nghiên cứu Môi trường học tập đào tạo có tính chất quốc tế Chương trình trao đổi giảng viên sinh viên đa dạng, phong phú dễ tiếp cận Chương trình đào tạo có khả liên thơng, liên kết với chương trình đào tạo quốc tế Các chương trình hỗ trợ tài cho cán bộ, giảng viên sinh viên tham gia chương trình trao đổi quốc tế đa dạng dễ tiếp cận Về tổng thể, cho biết mức độ hài lòng chung bạn hoạt động Nhà trường Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Nhà trường nên làm để nâng cao chất lượng đào tạo tạo dựng hình ảnh? Trân trọng cảm ơn bạn ý kiến vàcác câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT 0934561786 email: vanha280182@gmail.com PHIẾU HỎI Ý KIẾN NHÀ QUẢN LÝ Thưa Thầy/Cô! Nhằm đưa kiến nghị đề xuất sách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường đại học tư thục mong nhận câu trả lời Q Thầy/Cơ cho câu hỏi A THƠNG TIN CÁ NHÂN 10năm Học vị/học hàm Thầy/Cô: Giới tính Thầy/Cơ: Nam Nữ Độ tuổi Thầy/Cô: Dưới 30 30-45 46-55 56-60 >60 Thầy/Cô giữ chức vụ B ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Bạn đồng ý vớicác nhận định mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ đến 5) Nhận định Tố t Đạ t Chưa đạt Đánh giá lực kết thực nhiệm vụ CBGV so với mong muốn Nhà trường Kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ số lượng, chất lượng, nâng cao kiến thức lực thực nhiệm vụ Qui trình, tiêu chí, tiêu chuẩn số chất lượng cho quy hoạch, tuyển sinh, phân công, bổ nhiệm, nâng bậc Chính sách chế độ thu hút, giữ chân giảng viên giỏi trường để nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu Có hệ thống đánh giá CBGV hữu hiệu, sử dụng hình thức đánh giá như; SV đánh giá CBGV, CBGV đánh giá, Hội đồng trường đánh giá CBGV Sàng lọc, chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu, phúc lợi xã hội Hệ thống theo dõi phát nhu cầu thực đào tạo bồi dưỡng CBGV theo kịp với phát triển giảng dạy Xây dựng môi trường học hỏi, động lực phát triển, đạo đức, văn hóa nghề nghiệp cho đội ngũ CBGV Hoạt động nhà trường có thuận lợi, khó khăn gì? Thầy/Cô có kiến nghị với Bộ Giáo dục Đào tạo quan quản lý nhà nước để hoạt động nhà trường tốt hơn? Trân trọng cảm ơn bạn ý kiến vàcác câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT 0934561786 email: vanha280182@gmail.co PHIẾU HỎI Ý KIẾN SINH VIÊN Chào bạn! Nhằm đưa giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mong nhận câu trả lời bạn cho câu hỏi Trân trọng cảm ơn! A THÔNG TIN CÁ NHÂN Bạn sinh viên năm: Thứ Giới tính bạn: Thứ hai Nam Thứ ba Thứ tư Nữ Bạn theo học chương trình: 3.1Chính quy Tại chức 3.2Đại học Cao học Bạn theo học ngành nào? Văn NCS Khác Khác …………………………………………………………………… B ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Bạn đồng ý với nhận định mức độ nào?(mức độ đồng ý tăng dần từ đến 5) Nhận định Rất Không Rất Không Đồng không phản đồng đồng ý ý đồng ý đối ý (2) (4) (1) (3) (5) Quản trị nội dung giảng dạy Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp Khối lượng kiến thức vừa phải 3.Chương trình đào tạo có ý nghĩa thực tế 4.Chương trình đào tạo có tỷ lệ lý thuyết thực hành hợp lý Lộ trình học tập phù hợp 6.Thời lượng chương trình đào tạo phù hợp Quản trị phương pháp giảng dạy Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích sinh viên học tập Quản trị hoạt động đào tạo Quản trị công tác tuyển sinh Quản trị công tác đào tạo sinh viên Quản trị hoạt động đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ Quản trị hoạt động giảng dạy giảng viên Quản trị hoạt động cung ứn dịch vụ hỗ trợ đào tạo Quản trị hợp tác quốc tế Nhà trường có định hướng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế đào tạo nghiên cứu Môi trường học tập đào tạo có tính chất quốc tế Chương trình trao đổi giảng viên sinh viên đa dạng, phong phú dễ tiếp cận Chương trình đào tạo có khả liên thơng, liên kết với chương trình đào tạo quốc tế Các chương trình hỗ trợ tài cho cán bộ, giảng viên sinh viên tham gia chương trình trao đổi quốc tế đa dạng dễ tiếp cận Giảng viên có phương pháp giảng dạy đại (tương tác cao) Giảng viên có khả sử dụng phương tiện đại (máy tính, máy Rất Khơng Rất Khơng Đồng khơng phản đồng đồng ý ý đồng ý đối ý (2) (4) (1) (3) (5) Nhận định chiếu, internet ) Quản trị chất lượng đội ngũ giảng viên Giảng viên nhiệt tình với cơng tác giảng dạy Giảng viên có kiến thức thực tế Giảng viên có trình độ chun mơn phù hợp Giảng viên có khả nghiên cứu khoa học 10 Giảng viên có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn Về tổng thể, cho biết mức độ hài lòng chung bạn hoạt động Nhà trường Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Bình thường Hài long Rất hài lịng Nhà trường nên làm để nâng cao chất lượng đào tạo tạo dựng hình ảnh? Trân trọng cảm ơn bạn ý kiến câu trả lời! PHIẾU HỎI Ý KIẾN CỰU SINH VIÊN Chào bạn cựu sinh viên! Nhằm đưa giải pháp phát trường đại học tư thục nay, mong nhận câu trả lời bạn cho câu hỏi Tất thông tin thu thậpchỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu phân tích, diễn giải theo nguyên tắc bất định danh Trân trọng cảm ơn! Anh/chịđã tốt nghiệp trường đại học tư thục nào?……………………… ………………………… Giới tính: NamNữ Ngành: ………………………………………………………………………………………… Xin anh/chị cho biết mức độ đồng ý với nhận định đây: Nhận định Tốt Khá Trun g bình Yếu Ké m Không đồng ý Trung lập Đồn gý Rất đồn gý Chất lượng dịch vụ giáo dục Chương trình đào tạo Đội ngũ cán phục vụ hỗ trợ t Đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất Môi trường học tập, nghiên cứu Dịch vụ hỗ trợ đào tạo Đáp ứng với công việc sau tốt nghiệp Rất không đồng ý Dễ dàng tìm việc sau trường Kiến thức đào tạo phù hợp với công việc Kỹ đào tạo phù hợp với cơng việc 10 Có hội thăng tiến cơng việc 11 Hài lịng với cơng việc Anh/chị nhận thấy cịn vấn đề bất cập hoạt động trường đại học NCL? Nếu có, biện pháp cải thiện, khắc phục để giúp hoạt động Nhà trường hiệu hơn? Trân trọng cảm ơn bạn ý kiến vàcác câu trả lời! PHIẾU HỎI Ý KIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG Thưa Thầy/Cô! Nhằm đưa kiến nghị đề xuất sách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường đại học tư thục mong nhận câu trả lời Quí vị cho câu hỏi Trân trọng cảm ơn! THÔNG TIN CÁ NHÂN Giới tính Chức vụ Tên công ty Ông bà đánh mức độ đáp ứng sinh viên (mức độ đánh giá tăng dần từ đến 5) Nhận định (1) (2) (3) (4) (5) Chuyên môn đào tạo Thái độ làm việc tốt Kỹ làm việc tốt Có kiến thức thực tế cao 5.Cầu tiến, ham học hỏi Khả thích nghi công việc tốt Theo ông bà, trường đại học tư thục cần có thêm giải pháp để nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp Trân trọng cảm ơn bạn ý kiến câu trả lời! Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Thái Vân Hà SĐT.0934561786 email: vanha280192@gmail.com ... cứu quản trị trường ĐHTT theo hướng khơng lợi nhuận Chương Cơ sở lý luận quản trị trường đại học tư thục theo hướng khơng lợi nhuận Chương Thực trạng quản trị trường đại học tư thục theo hướng. .. trường đại học tư thục theo hướng khơng lợi nhuận, tác giả lựa chọn đề tài ? ?Quản trị trường đại học tư 10 11 thục theo hướng khơng lợi nhuận Việt Nam nay? ?? với hi vọng làm rõ thực trạng quản trị. .. hóa đại hóa Chương trình đào tạo Đại học Đại học- cao đẳng tư thục Đại học công lập Đại học ngồi cơng lập Đại học Tư thục Đại học tư thục khơng lợi nhuận Đại hội đồng cổ đông Giáo dục đại học

Ngày đăng: 01/10/2022, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 20/2010/BGD-ĐT và Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuyển loại hình trường Đại học dân lập sang đại học tư thục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
5. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao 6. Quốc hội (2005) Luật Giáo dục 2005, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về "Chính sách khuyến khích xãhội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao"6. Quốc hội (2005) "Luật Giáo dục 2005
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 1999
7. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, , NXB Hồng Đức 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXBHồng Đức 2014
Năm: 2013
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2013)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
9. Trung ương (2013), Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung ương (2013)
Tác giả: Trung ương
Năm: 2013
10. Đào Văn Khanh (2010), Hướng đi nào cho đổi mới quản trị đại học Việt Nam, Tạp chí giáo dục và thời đại, 27/5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đi nào cho đổi mới quản trị đại học Việt Nam
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2010
12. Đặng Ứng Vận (2007), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường, NXB đại học quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thịtrường
Tác giả: Đặng Ứng Vận
Nhà XB: NXB đại học quốc gia Hà nội
Năm: 2007
13. Đặng Văn Định (2017), Đầu tư, sở hữu và quản trị đối với trường đại học ngoài công lập Việt Nam. NXB TT&TT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư, sở hữu và quản trị đối với trường đại họcngoài công lập Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Định
Nhà XB: NXB TT&TT
Năm: 2017
14. Đỗ Minh Cương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Minh Cương (2001), "Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ViệtNam
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1988), Quyết định số 1687 /KHTV về việc cho phép thành lập Trung tâm đại học Thăng Long Khác
4. Chiến lược phát triển giáo dục từ 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) Khác
11. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w