1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Bắc Quảng Bình

117 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 23,76 MB

Nội dung

Đề tài Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Bắc Quảng Bình nghiên cứu nahwmf làm rõ thực trạng KSNB đối với hoạt động tín dụng THDN tại Agribank - CN Bắc Quảng Bình; Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng nói chung và KSNB hoạt động tín dụng KHDN nói riêng tại Agribank - CN bắc Quảng Bình.

Trang 1

CAO HOÀNG NGỌC HÀ

KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KÉ TOÁN 2021 | PDF | 116 Pages buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

CAO HOÀNG NGỌC HÀ

KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN

NÔNG THON - HANH BAC QUANG BINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 834.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đường Nguyễn Hưng

Trang 3

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chỉ nhánh Bắc Quảng Bình” là công trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng

được công bố trong các luận văn trước đây

'Tác giả luận văn

Ge

Trang 4

MO BAU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu - 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

-4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của đề tài 3

6 Téng quan tai liệu nghiên cứu 4

CHUONG 1MOQT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE KIEM SOAT

NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGAN HANG THUONG MẠI Ssssssestreetrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree

1.1 TONG QUAN VE HOAT BONG TIN DUNG CUA CAC NGAN

HANG THUONG MAI 8

1.1.1 Tổng quan vé tin dung khách hàng doanh nghiệp 8 1.1.2 Phan loai tin dụng khách hàng doanh nghiệp 10 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tin dụng đối với ngân hàng 12

1.1.4 Rủi ro tín dụng, 12

1.2 TƠNG QUAN VỀ KIÊM SỐT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THUONG MẠI 2B

1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ bì

122 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ Is

'KSNB bao gồm các mục tiêu sau: 15

Trang 5

1.3.1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại 16 1.3.2 Quy trình hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 16 1.3.3 Các rủi rò trong hoạt động tin dụng khách hàng doanh nghiệp I8 13.4 Các hoạt động kiểm soát trong hoạt động tín dụng khách hàng,

doanh nghiệp 21

1.3.5 Tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại 2 1.3.6 Ảnh hưởng của mơi trường kiểm sốt đến KSNB hoạt động tin

dụng KHDN 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỀM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG 1 DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI

NHÁNH BÁC QUẢNG BÌNH 30

2.1 KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Ở AGRIBANK_ - CHI

NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 30

3.1.1 Sự ra đời và phát triển của Agribank - CN Bắc Quảng Bình 30

2.1.2 _ Cơ cấu tổ chức quản lý tại Agribank - CN Bắc Quảng Bình 31

22 KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TiN DUNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CN BẮC QUẢNG BÌNH 34

22.1 Quy trình hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại

Agribank ~ CN Bắc Quảng Bình 34

2.2.2 Nhận diện và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng

Trang 6

2.2.4 Tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank ~ CN Bắc Quảng Bình 58 2.2.5 Ảnh hưởng của mơi trường kiểm sốt đến kiểm soát nội bộ hoạt động tin dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank - CN Bắc Quảng, Bình 62

23 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG KHDN TAI AGRIBANK - CN BAC QUANG BINH 65

2.3.1 Đánh giá yếu tổ đầu vào của KSNB hoạt động tin dung KHDN 65 2.3.2 Đánh giá kết quả đầu ra của KSNB hoạt động tín dụng KHDN 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 5s TẾ, CHƯƠNG 3_MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÀM TĂNG CƯỜNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHANH BAC QUANG BINH 15

3.1 SU CAN THIET PHAI TANG CUONG KIEM SOAT NOI BỘ HOAT DONG TIN DUNG KHACH HANG DOANH NGHIEP TAI AGRIBANK

—CN BAC QUANG BiNH T5

3.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực trang kiểm soát nội bộ hoạt động tin dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank - CN Bắc Quảng Bình 75

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Agribank - CN Bắc Quảng Bình giai đoạn

2020-2025 75

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÂM TĂNG CƯỜNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

Trang 7

3.2.2 Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín dụng nội

bộ tính chính xác cao 1

3.2.3 Nâng cao năng lực chuyên môncủa cán bộ nhân viên 8 3.2.4 Chú trọng công tác thu thập thông tin, hồ sơ vay vốn To 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 9 3.2.6 Diu kign dé thuc hiện các giải pháp 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG3

KẾT LUẬN CHUNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI (bản Sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐÔNG ĐÁNH

sao)

NHAN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 (bản sao) NHAN XET CUA PHAN BIEN 2 (bản sao)

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN CÓ XÁC NHAN CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (bản chính)

Trang 8

AGRIBANK NHNo vàPTNT Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đắt HMTD Han mite tin dung HTX Hop tác xã KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KSNB Kiểm soát nội bộ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại

TSBD Tai sn bio dam

Trang 10

"Tên sơ đồ Trang

hình vẽ

Sod6 11 | Quy trình tín dụng 7

So d6 2.1 R Mồ hình tô chức, cơ cầu bộ máy quản lý tại Agribank 31 = CN Bic Quang Binh

Trang 11

“Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng có những diễn biển ngày càng tỉnh vĩ và phức tạp, gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng Một trong những nguyễn nhân chính dẫn đến những vĩ

phạm pháp luật liên quan đến tiền tệ ngân hàng thời gian qua là do kinh doanh

ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt bởi tính chất và mức độ rủi ro cao Dây cũng là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị cám dỗ và có nhiều cạm bẫy đối với bắt cứ cán bộ ngân hàng nào không có lập trưởng tư tưởng vững vàng,

đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ non nớt

Lĩnh vực mà ngân hàng kinh doanh rất đa dạng do đó rủi ro gặp phải cũng đa dạng Trong số các rủi ro dễ gặp phải ấy thì rủi ro tín dụng là đặc

trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất Trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng, bộ phận khách hàng doanh

nghiệp chiếm số lượng ít hơn khách hàng cá nhân, tuy nhiên dư nợ lại cao hơn rất nhiều lần, vì vậy một khi rủi ro xảy ra, nhất là rủi ro trong hoạt động

tín dụng khách hàng doanh nghiệp thì tổn thất mà các ngân hàng phải chịu

cũng cao hơn gắp nhiễu lần

“Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, hoạt động tín dụng được

xem là đem lại nhiều lợi nhuận nhất, tuy nhiên một khi gặp rủi ro thì đây cũng

chính là hoạt động khi

đến lợi nhuận sụt giảm nhanh chóng

Những tổn thất đáng kế phát sinh trong hoạt động ngân hàng chủ yếu

xuất phát từ việc các ngân hàng không duy trì được hệ thống kiểm soát nội bộ

cho các ngân hàng phải trích lập dự phòng cao, dẫn

hữu hiệu để ngăn chặn, phát hiện sớm những rủi ro, từ đó hạn chế những thiệt

hại có thể xảy đến với ngân hàng Một hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là

Trang 12

Ấy

Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả

sẽ góp phần rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong hoạt động tín dụng

Hiện nay tại các NHTM nói chung và Agribank CN Bắc Quảng Bình nói riêng, dư nợ tin dụng KHDN có xu hướng tăng Với những đặc diễm cơ bản

của tín dụng KHDN như quy mô khoản vay lớn, chiếm tỉ trọng cao trong hoạt

động cho vay tại các ngân hang, do đó một khi xảy ra rủi ro thì sẽ gây thiệt

hại đáng kế tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trước tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói chung, đặc biệt là KSNB hoạt động tín dụng KHDN, trên địa bàn Quảng Bình

những năm qua, các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank - CN Bắc

‘Quang Bình nói riêng đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng kiểm soát

nội bộ hoạt động tín dụng, từng bước có những cải thiện rõ rột Việc nhận

diện rủi ro và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro là vấn đề mang tính cấp bách, luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của lãnh đạo ngân hàng Đặc

biệt, với quy mô ngày cảng mở rộng, xu thế cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn ngày cảng cao thì rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp cảng dễ xảy ra

Tuy nhiên thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tin dụng khách hang

doanh nghiệp tại Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình vẫn còn những hạn chế

Trang 13

hệ thống trong vai trò kiểm soát, giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng

KHDN

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Làm rõ thực trạng KSNB đối với hoạt động tín dụng KHDN tại Agribank - CN Bắc Quảng Bình

~ Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín

dụng nói chung và KSNB hoạt động tín dụng KHDN nói riêng tại Agribank -

CN Bắc Quảng Bình

3 Đối tượng và phạm vĩ nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: KSNB đối với hoạt động tín dụng KHDN tại

Agribank - CN Bắc Quảng Binh ~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: đề tai tập trung vào KSNB hoạt động tín dụng KHDN tại

Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình

+ Về thời gian: thực trạng KSNB tại Agribank chỉ nhánh Bic Quang

Bình với dữ liệu từ năm 2017 đến năm 2019

+ Về không gian: thực hiện tại Agribank - CN Bắc Quảng Bình

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các

phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích thống kê, khảo sát thực tế để

làm rõ bản chất, nội dung của KSNB đối với hoạt động tín dụng KHDN tại Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình

§ Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục t

luận văn kết cấu thành ba chương:

Trang 14

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tin dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình

Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiểu được tằm quan trong và tính cấp thiết của việc kiểm soát nội bộ

hoạt động tín dung, đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu tương tự như sau:

~ Nguyễn Hoài Nam (2006) “ Một

soát nội bộ đổi với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại” đã

hệ thống những nội dung cơ bản của KSNB và đã đưa ra được những biện

pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng cho các ngân hàng

thương mại

sidi pháp hoàn thiện hệ thống kiểm

“Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của tác giả là các ngân hàng thương mại, phạm vi quá rộng, chưa đi sâu vào từng thành phần KSNB của một ngân hing cụ thể nào

- Lê Phương Hồng (2006) “Giải pháp hoàn thiện KSNB, ki

bộ tại ngân hàng Công thương Việt Nam” đã khái quát được ưu, nhược điểm

toán nội

trong quá trình KSNB của ngân hàng và đ ra được những giải pháp khá hữu ích cho hoạt động KSNB tại ngân hàng Công thương Việt Nam

‘Tuy nhiên tác giả chưa nêu rõ được cụ thể lĩnh vực nào hay các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá cụ thể về KSNB tại ngân hàng Luận văn này

Trang 15

hàng thương mại, cho thấy rõ sự liên kết của các bộ phận của ngân hàng trong

hoạt động KSNB và đưa ra những đề xuất khá hữu ích để hoàn thiện hơn hệ thống KSNB

Tuy vay, tac giả chưa cụ thể hóa những nhân tố ảnh hưởng tới KSNB tại

ngân hàng mà di sâu vào phân tích bộ máy của ngân hàng là chính

- Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011) “KSNB hoat dong tin dung tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phó Đà Nẵng” đã nêu được thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank TP Đà Nẵng, đồng

thời đưa ra những nhận xét và hạn chế trong hoạt động KSNB Từ thực trạng

đã phân tích kết hợp với cơ sở lí luận về KSNB hoạt động tín dụng, tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải nâng cao chất lượng KSNB hoạt động tín dụng

tại Agribank Thành phố Đà Nẵng

“Tuy nhiên tác giả chưa nhận dạng và giải quyết một cách có cơ sở về các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB hoạt động tín dụng, do đó những biện pháp để ra còn mang hơi hướng chủ quan cá nhân

= Dio My (2012) “ Hồn thiện cơng tác cho vay theo dự án tại chỉ

nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên ” đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về cho vay theo dự án đầu tư của Nhà nước qua kênh Ngân hàng, qua đó làm rõ

KSNB tại ngân hàng được phân cấp theo mô hình trực thuộc nhưng bộ phận KSNB ở các chỉ nhánh lại chưa mang lại hiệu quả

“Tác giả chưa làm rõ được quy trình kiểm soát hoạt động cho vay cũng

như chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới KSNB, điều đó dẫn đến những

kiến nghị đưa ra còn thiếu tính thực tiễn Nghiên cứu này giúp nắm rõ lý luận

Trang 16

Dương ” đã đánh giá các ưu điểm và tổn tại của hệ thống KSNB tại các ngân

hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra được những giải

pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng

'Tuy nhiên đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn này khá rộng

nên chưa làm rõ được nội dung KSNB trong ngân hàng thương mại dẫn đến

các giải pháp để xuất còn mang tính chung chung

~ Nguyễn Thị Lan Hương (2016) “Hoàn thiện công tác KSNB tại ngân

hàng thương mại cổ phân ngoại thương Việt Nam” đã cụ thể hóa được các đặc điểm hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng Vietcombank và

đánh giá được thực trạng KSNB của ngân hàng

Tuy nhiên luận văn chủ yếu tập trung về hoàn thiện công tác KSNB

trong hoạt động tín dụng mà bỏ qua công tác KSNB trong hoạt động của bộ phân Kế toán = Ngân quỹ - cũng là một hoạt động quan trọng và dễ xây ra sai sót trong KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

~ Trần Ngọc Vân (2017) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh mghiệp tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (IB) - chỉ nhánh Đắk Lắk” tuy không phải là một nghiên cứu về KSNB nhưng kiểm soát rủi ro tín dụng

cũng là một phẫn trong KSNB Luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận về kiểm soát

rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Đắk Lắk

Trang 17

Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu đề ra của tác giả tuy nhiên công tác thắm định và xét duyệt mới chỉ là một phần trong công tác cho vay tại các ngân hàng thương mại

~ Huỳnh Thị Thanh Tú (2019) "

tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chỉ nhánh Quảng Ngãi”, luận

iểm soát nội bộ hoạt động tín dung

văn đã đi sâu phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Vietcombank CN Quang Ngãi song để tài về hoạt động tín dụng là quá rộng, nên nghiên cứu về từng đối tượng khách hàng cụ thể (cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp ) vẫn còn hạn chế, mang tính chat chung chung

Nhìn chung các để tài nghiên cứu có liên quan trên đã góp phần hoàn

thiện hệ thống KSNB trong ngân hàng và đã nêu lên được một số giải pháp phù hợp với đối tượng khảo sát Tuy nhiên những nghiên cứu đó vẫn chưa

chú trọng tới việc nhận diện rủi ro cụ thể trong từng giai đoạn, chủ yếu đang mô tả quy trình rồi đưa ra hạn chế, còn thiếu phương pháp đánh giá tính hữu

hiệu của KSNB Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu

nào cụ thể về KSNB hoạt động tín dụng KHDN tại Agribank CN Bắc Quảng

Bình, do đó đề tài nghiên cứu “Kiểm sốt nội bộ hoạt đơng tín dụng khách

Trang 18

BQ HOAT DONG TIN DUNG TAI CAC NGAN HANG THUONG MAI

1.1 TONG QUAN VE HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Tổng quan về tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Theo Lê Văn Tề (2009): Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa

Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là nhân trong nền

c tổ chức kính tế,

kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách

nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến

hạn thanh toán

Theo Luật các tổ chức tin dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam thông qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả

cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo dụng khi ‘Tin dụng doanh nghiệp là khoản tiền hoặc tải sản mà tổ chức tin dụng bằng nghiệp vụ cho vay, chiết kí lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ

cấp cho một doanh nghiệp sau khi đã đánh giá rủi ro của doanh nghiệp này và doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền gốc lãi sau một thời gian nhất định

theo thỏa thuận

“Có nhiều cách định nghĩa, và tín dụng doanh nghiệp là một loại hình của tín dụng ngân hàng, vì vay tin dụng ngân hàng nói chung va tin dung KHDN

Trang 19

+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn

+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chỉ phí và rủi ro = Mt số đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp:

+ Đối với những doanh nghiệp lới

ngân hàng, số lượng KHDN vay ít hơn rất nhiều so với KHCN, và KHDN lớn

.quy mô các khoản vay lớn Tại các

cũng chiếm phần ít trong tổng số KHDN, nhưng dư nợ của nhóm khách hàng này lại chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ của các chỉ nhánh ngân hàng do nhu cầu vay là lớn, thậm chí là rất lớn

+ Lãi suất cho vay KHDN thấp hơn so với KHCN Lãi suất có phần ưu

đãi hơn, tuy nhiên quy mô lớn và chiếm tỉ trong cao trong,

\g dư nợ nên vẫn

đáp ứng nhu cầu để ra về chỉ phí và lợi nhuận của ngân hàng Bên cạnh lợi

nhuận thu được từ việc cắp tín dụng cho đối tượng KHDN, ngân hàng còn thu được lợi ích từ các dịch vụ khác như bảo lãnh, tải trợ thương mại từ các doanh nghiệp này

+ Các khoản vay của KHDN cũng tiềm ấn nhiều rủi ro nhưng độ rủi ro thường thấp hơn KHCN bởi tình hình tài chính của các doanh nghiệp đều

được công Khai minh bạch trên báo cáo tải chính Tuy nhiên một khi xảy ra

Trang 20

1.1.2 Phin loại tín dụng khách hàng doanh nghiệp & Dựa vào thời han cho vay

= Cho vay ngiin hạn: là cho vay với thời hạn dưới 01 năm Loại hình cho vay ngắn hạn này chủ yếu tài trợ cho việc đầu tư vào tải sản lưu động Rủi ro cho ngân hàng là khá nhỏ khi cho vay ngắn hạn, vì trong thời gian ngắn íL có

biến động xảy ra và nếu có ngân hàng cũng có thể dự tính được

~ Cho vay trung và dài hạn: là loại hình cho vay với thời gian từ 01 năm

trở lên, chủ yếu tập trung vào cho vay để đầu tư vào TSCĐ, cải tiến hoặc mua sắm máy móc thiết bị mở rộng SXKD, dự án đầu tư có quy mô lớn Nhìn chung, đối với ngân hàng, tín dụng dài hạn tiềm ẩn rủi ro lớn

b Dựa vào phương thức ch vay

~_ Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành

thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

Phương thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất kinh doanh theo thời vụ, thương vụ

= Cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một HMTD trong một

khoảng thời gian nhất định HMTD được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn

của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng

~ Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay để thực hiện

tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời

sống

+ Cho vay theo bạn mức thấu chỉ: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chỉ vượt số tiền có trên tài

khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Vigt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ cl

cung ứng dịch vụ

Trang 21

~ Cho vay theo HMTD dự phòng: là phương thức cho vay mà ngân

hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi

HMTD nhất định Tô chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của HMTD dự phòng, mức phí trả cho HMTD dự phòng

e Dựa vào biện pháp bảo đảm tiền vay

~ Cho vay có TSBĐ là khoản vay trên cơ sở được đảm bảo bằng tài sản (bất động sản, động sản, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu )

Cho vay có TSBD được chia làm 2 loại:

Loại 1: cho vay có TSBD đã hình thành, thuộc sở hữu lâu dài của khách

hàng hoặc bên thứ ba Đối với TSBĐ là động sản, bắt động san thi hinh thức , hợp đồng tiền

gửi, trái phiếu hình thức bảo đảm là cằm có

Loại 2: cho vay có TSBĐ hình thành trong tương lai gồm: tài sản được hình thành từ vốn vay, tải sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản đã

hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyển sở hữu nhưng sau thời

điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật

~ Cho vay không có TSBĐ: Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc

bảo lãnh của bên thứ ba, không có tài sản bảo đảm Ngân hàng lựa chọn các

khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để cho vay Ngân hàng cho khách

hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tín chấp lương,

chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chỉ tiêu thường xuyên còn có một phần tích luỹ đề trả

Trang 22

ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể được xem xét dùng làm nguồn trả nợ Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá trị không,

lớn, thời hạn vay ngắn

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng,

Hoạt động tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng Hầu hết, các ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính khó khăn nghiêm trọng hoặc phá sản thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng Thông qua hoạt đông tín dụng, ngân hằng mở rộng thêm các loại hình dich vụ khác như thanh toán, huy động tiền gửi Từ đó da dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng

thêm lợi nhuận

Hiện nay, xuất phát từ đặc điểm của nên kinh tế Việt Nam là nguồn cung

vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu từ ngân hàng chứ không đến từ

thị trường chứng khoán như một số nước phát triển khác, do đó các NHTM

lệ Nam với tư cách là một trung gian tài chính tiến hành cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua hoạt động cho vay đó thu về lợi nhuận vẫn

đang là lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao nhất

Hoạt động tín dụng hiện tại đang là hoạt động chủ yếu mang lại lợi

nhuận cho các NHTM Việt Nam, nếu các ngân hàng khơng kiểm sốt tốt hoạt

đông tín dụng thì hoạt đông kinh doanh sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm

chí là phá sản, do đó kiểm soát tốt hoạt động tín dụng là hàng đầu tại

các NHTM

Mặc dù trong thời gian gần đây hoạt động tín dụng có xu hướng giảm

trên thị trường tài chính song tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ mang

lại lợi nhuận quan trọng với ngân hàng 1.1.4 Rủi rõ tín dụng,

Trang 23

chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng Bắt kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng Tuy nhiên, rủi ro luôn đi kèm với cơ hội, vậy nên rủi ro tín dụng trở nên không thể loại trừ, chỉ có thể tìm cách

hạn chế rủi ro về mức thấp nhất có thể,

“Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, *Rủi ro tín dụng trong hoạt động

ngân hàng là tồn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chỉ

nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng khơng thực hiện hoặc không có

'khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” Từ sự khách quan trong rủi ro tín dụng khiến cho nó trở nên không thể loại trừ mà chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu

hiệu, hiệu quả

Rai ro tin dung là rủi ro bao trầm đối với hoạt động tín dụng và rủi ro tín

dụng bắt nguồn từ nhiễu rủi ro cụ thể có thể phát sinh trong từng bước, từng

giai đoạn của hoạt động tín dụng Do vậy để đối phó tốt với rủi ro thì phải nhận diện rỡ các rủi ro cụ thể của từng bước, từng giai đoạn để đối phó, từ đó mới có những biện pháp kiểm soát hiệu quả rủi ro tín dụng

1.2 TONG QUAN VE KIEM SOAT NOI BQ TAI CAC NGAN HANG

THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Hiện nay có nhiều khuôn khổ KSNB được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau; tuy nhiên, có 2 khuôn khổ được chấp nhận khá phổ

về KSNB, được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu và đánh giá KSNB tại ến hiện nay

nhiều quốc gia: khuôn khổ KSNB theo khuôn khổ COSO là khuôn khổ chấp nhận phô biển nhất cho các loại hình doanh nghiệp và điển hình là công ty cổ

Trang 24

lập bởi thống đốc ngân hàng trung ương của G-]0 năm 1974) phát hành Theo COSO (2013) được công bố dưới tiêu đề “Kiểm sốt nội bộ -

Khn khổ hợp nhất” đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ như sau:

“Kiểm soát nội bộ là một quả trình bị chỉ phối bởi người quản lý, hội đẳng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cắp một

sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

“Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động Sutin cậy của báo cáo tài chỉnh “Sự tuân thủ pháp luật và các quy định "

“Theo ủy ban Basel, KSNB là quá trình được thực hiện bởi hội đồng quản

trị (HĐQT), ban điều hành và toàn thể nhân viên Đó không chỉ là một thủ tục, một chính sách được thực hiện tại một thời điểm cố định mà tiếp diễn ở

tắt cả các cấp trong ngân hàng HĐQT và ban điều hành chịu trách nhiệm

thiết lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo dõi sự hiệu quả được diễn ra liên tục Mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia vào quá trình đó

Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về Hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín

dung, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài thì: "Hệ thống KSND là tập hợp các

cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín

cdụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định

tại Thông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đẻ ra.”

Hệ thống KSNB là một tập hợp các yếu tố, mỗi yếu tố có một chức năng

nhất định, có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất để

Trang 25

1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ,

KSNB bao gồm các mục tiêu sau:

~_ Mục tiêu hoạt động: đảm bảo cho mọi tài sản, nguồn lực được bảo vệ,

tránh tình trạng thất thoát, gian lận nhằm đảm bảo cho tài sản, nguồn lực ấy được sử dụng hiệu quả nhất

~_ Mục tiêu thông tin: bảo đảm thông tin phải đáng tin cây, phù hợp, đầy

đủ và kip thoi

~ Mục tiêu tuân thủ: đảm bảo mọi hoạt động của ngân hàng đều tuân

theo quy định của pháp luật và của ngân hàng nhà nước, cũng như tuân theo

các chính sách, quy trình do ngân hàng đề ra 1.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống KSNB là một tập hợp các yếu tố, mỗi yếu tố có một chức năng khác nhau, có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất để

thực hiện mục tiêu đối phó hiệu quả với rủi ro, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của đơn vị

'Hiện nay, hệ thống KSNB gồm 05 thành phần sau:

~_ Mơi trường kiểm sốt: là nền móng của hệ thống KSNB, bao gồm: đặc điểm của nhà quản lý, chức năng giám sát của cơ quan cấp trên, cơ cấu tổ

chức, đạo đức và tính chính trực, năng lực, thúc đây sự chịu trách nhiệm ~_ Đánh giá rủi ro: là việc nhận điện được rủi ro, chỉ ra tắt cả các rủi ro

liên quan đến hoạt động

dụng, từ đó đánh giá tầm quan trọng của rủi ro và

xác định mức rủi ro có thể chấp nhận được, sau đó tìm ra cách thức để đối

phó với rủi ro ấy

~_ Hoạt động kiểm soát: chỉ những hoạt động, chính sách tác động trực tiếp làm giảm rủi ro thì mới là hoạt động kiểm sốt

~_ Thơng tin và trao đổi thông tin: thông tin là dữ liệu đầu vào bắt buộc,

Trang 26

~ Hoạt động giám sát là việc giám sát tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB, kiểm tra xem hệ thống KSNB ấy có còn hữu hiệu hay không, nếu yếu

kém thì phải tìm biện pháp khắc phục

1.3 KIEM SOAT NOI BO DOI VOI HOAT DONG TIN DUNG KHÁCH

HANG DOANH NGHIEP TRONG NGAN HANG THUONG MAI

1.3.1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dung

khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại

Mục tiêu của KSNB đối với hoạt đông tín dụng KHDN trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay như sau:

~ Rủi ro trong hoạt động tín dụng được hạn chế đến mức thấp nhất có

thể, nhằm ngăn ngừa được thất thoát tài sản, thu hồi vốn về cho ngân hàng, trích lập dự phòng ở mức cho phép ~ Các thông tin cần thiết được cung cấp kịp thời, chính xác giúp cho việc ra quyết định tín dụng đúng đắn, chất lượng ~_ Bảo đâm tuân thủ các quy định của pháp luật và nhà nước trong hoạt động tín dung KHDN

1.3.2 Quy trình hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Quy trình hoạt động tín dụng là một tập hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, bao gồm các bước

phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi cham dứt quan hệ tín dụng Đây là một

quy trình gồm nhiều bước liên hoàn, theo một trật tự nhất định và có mối

‘quan hệ chặt chẽ với nhau

Nhìn chung quy trình tín dụng của các NHTM đều gồm các giai đoạn

Trang 27

¬ TD TD = HĐTD dụng nơ Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng (Nguằn: Tác giả tự tổng hợp)

“Bước 1: Lập hỗ sơ tín dụng: CBTD triển khai tiếp xúc khách hàng để tìm

hiểu và nắm bắt thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng, tư vấn về thời hạn khoản vay, số tiền vay, phương thức trả lãi và gốc hàng kỳ, tải sản đảm bảo, và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và thủ tục cần thiết để hoàn thành hồ sơ vay vốn Sau khi tiếp nhận hỗ sơ, CBTD kiểm tra

tính hợp pháp hợp lệ của bộ

Bước 2: Phân tích tín dựng: phân tích khoản vay dựa trên cơ sở thông sơ mà khách hàng cung cấp

tin, hỗ sơ vay vốn, tài liệu có liên quan, thu thập thông tin và xem xét khả

năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng, từ đó đánh giá năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, đánh giá nguồn trả nợ chính, sự kha thi của

phương án vay vốn

Bước 3: Quyết định tín dụng: Dựa trên kết quả thẩm định và tờ trình đã được lập, CBTD trình hồ sơ cho ban tín dụng các cấp theo mức phê duyệt

quy định (trường hợp các tiêu chí xét cấp tín dụng có tiêu chí rơi vào nhóm

hạn chế) Khi có kết quả phê duyệt, nều ngân hàng chấp nhận hoặc từ chối cấp tín dụng đều phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản

Bước 4: Giải ngân: CBTD lập hợp đồng tín dụng, khách hàng tiến hành

ký hợp đồng tín dụng với trưởng đơn vị CBTD tiến hành tạo tài khoản tiền vay cho khách hàng và lập phiếu yêu cầu giải ngân

Bước 5: Giám sát và thư nợ Trong thời gian vay, CBTD định kỳ hoặc bắt

Trang 28

hay không

Bước 6: Thanh lý HĐTD

HĐTD được thanh lý sau khi khách hàng hoàn thành hết việc trả nợ gốc,

lãi và các nghĩa vụ phát sinh đã được giao kết trong hợp đồng

Đối với các khách hàng vay vốn có tai sản bảo đảm, sau khi HĐTD được

thanh lý nếu khách hàng không có nhu cầu tiếp tục vay vốn thì thực hiện giải chấp và bàn giao tài sản lại cho khách hàng

1.3.3 Các rủi ro trong hoạt động tín đụng khách hàng doanh nghiệp ủi ro là những nguy cơ lâm cho mục tiêu của đơn vi không dược thực hiện Mọi tổ chức đều có rủi ro Rủi ro xây ra tại các bước khác nhau của quy trình là khác nhau Do đó

phó tốt với rủi ro tín dụng (hay còn gọi là rủi

ro bao trùm) thì phải nhận diện rõ rủi ro của từng bước để đổi phó

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh dem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm

ấn nhiều rủi ro lớn Từ những thống kê và nghiên cứu trước đây cho thấy, rủi

ro trong hoạt động tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, các ngân hàng có xu hướng giảm thu nhập từ hoạt động tin dụng xuống và tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm hơn 2/3 thu nhập ngân hàng Kinh doanh ngân hang là kinh doanh rủi

ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất của ngân hàng ‘Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013

'Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rúi ro trong hoạt động của tổ chức

tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là

Trang 29

hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng

vụ của mình theo cam kết

thực hiện một phần hoặc toàn bộ ngl

“Có nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục dich,

yêu cẩu nghiên cứu Luận văn này tác giả phân loại rủi ro tín dụng xuất phát

từ nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân xuất phát từ khách hàng

Xuất phát từ phía ngân hàng gồm những nguyên nhân sau: do trình độ

năng lực cán bộ ngân hàng thẩm định, do quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, do

mô hình quản trị rủi ro còn lỏng lẻo, yếu kém trong công tác điều hành quản

trị, do cán bộ thoái hóa biển chất về mat dao đức

Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng là một trong những nguyên

nhân chính gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Thông

thường loại rủi ro này bao gồm:

Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Rủi ro kinh doanh của doanh

nghiệp được thẻ hiện ở mức độ biển động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh Nó xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa

học, việc dự toán chỉ phí và xác định nguồn thu không phủ hợp, sự biển động

của thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ

Rui ro tài chính: Rủi ro tài của doanh nghiệp thể hiện ở việc doanh

nghiệp không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và l vay cho ngân

hang Rai ro này thể hiện ở việc doanh nghiệp sử dụng không hợp lý nguồn

vốn vay, sử dụng nguồn vốn vay trung dài hạn phục vụ cho các nhu cầu đầu

tư vốn lưu động dẫn đến mắt cân đối tài chính, mắt khả năng chỉ trả Đây là loại rủi ro thường gặp ở một số doanh nghiệp trong thời gian vừa qua

Nhìn chung các nguyên nhân trên ngân hàng có thể xác định được thông

Trang 30

sử dụng vốn trước, trong và sau cho vay

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như khách hàng sử dụng vốn

sai mục đích, có tình lửa đảo ngân hàng như lập hỗ sơ giả, làm giả giấy tờ tài sản thể chấp để vay tiền ngân hàng

Ngoài ra rủi ro tín dụng còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan

như thiên tai, bảo lũ, dịch bệnh chính sách nhà nước vào từng thời điểm, dia ban hoạt động kinh doanh

Hoat dng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là hoạt động luôn luôn tồn

tại rủi ro, do đó việc nhận diện rủi ro là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Một số rủi ro thường

lên trong hoạt động tín dụng như sau

“Trong quy trình tín dụng, rủi ro có thể xảy ra tại bước lập hỗ sơ tín dụng

như: đánh giá sai, đánh giá không đầy đủ tư cách pháp lý của khách hàng (hd sơ khách hàng không đủ tính pháp lý, người đại điện khách hàng vay không, phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp )

Ở bước phân tích tín dụng, đễ xảy ra việc phân tích báo cáo tài chính

không chính xác, dẫn đến đánh giá sai nguồn thu chính của khách hàng,

không đánh giá đúng doanh nghiệp đó hoạt động có thực sự hiệu quả hay không Hay không phân tích đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những rủi ro của bước này Những rủi ro có thể xảy

ra tại bước phân tích tín dụng sẽ kéo theo quyết định tín dụng sai

Khi ra quyết định tín dụng, rủi ro xảy ra bằng cách quyết định chấp nhận

khoản vay không hiệu quả và từ chối khoản vay hiệu quả do tác động từ rũi ro

xảy ra ở việc phân tích tin dụng không chính xác

Sau giải ngân cũng có rủi ro phát sinh nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích vay vốn ban đầu Trường hợp không sắt sao giám sát và đôn

Trang 31

cơ chậm trả nợ, trả nợ không đúng hạn, thậm chí mắt vốn

1.3.4 Các hoạt động kiểm soát trong hoạt động tín dụng khách hang

doanh nghiệp

Kiểm soát tín dụng là các biện pháp mà ngân hàng sử dụng nhằm kiểm

soát khối lượng cho vay của những loại hình định chế tài chính nhất định (tín

cdụng ngân hàng, tín dụng thuê mua )

Kiểm soát hoạt động tin dụng KHDN cũng là một phần trong kiểm soát

rủi ro tín dụng Đó là các hoạt động thường xuyên nhằm giảm thiểu khả năng

xây rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại Đó cũng là những ky

thuật, công cụ,chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ

chức thông qua việc kiểm sốt rủi ro thơng thườngđược sử dụng, gồm: né

tránh; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tốn thắt, đa dạng hoá sản phẩm nhằm phân

tán rủi rõ

“Các hoạt động kiểm soát trong hoạt động tín dụng KHDN bao gồm kiểm

soát quá trình thực hiện các bước trong quy trình tín dụng từ lúc bắt đầu thực

hiện lập hồ sơ tín dụng cho đến lúc thanh lý hợp đồng Đó là:

~ Đánh giá tính pháp lý hồ sơ khách hàng thông qua việc thu thập đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng để xác định tư cách pháp nhân của khách hàng,

đánh giá năng lực uy tin của người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp

phát hiện những rủi ro về năng lực điều hành

~ Đánh giá tình hình tải chính dựa vào báo cáo tài chính, chứng từ giao

dịch mà khách hàng cung cấp

~ Thông qua hỗ sơ khách hàng cùng cấp và kết quả phân tích tỉn dụng để

ra quyết định tín dụng Ngoài ra dựa vào phương án vay vốn khách hàng lập

48 danh gid khả năng thực thỉ của phương án, kiểm tra và xác minh tính pháp, ý của dự án nhằm đảm bảo nguồn trả nợ

Trang 32

sản Mỗi tài sản khác nhau cần kiểm tra đầy đủ và cần thận tính pháp lý theo

quy định của pháp luật Đặc biệt kiểm tra tài sản đã đăng ký thế chấp hay

chưa, hiện có xảy ra tranh chấp nào hay không, số seri dang ky thé chấp có khớp đúng với số seri trên tài sản nhập kho khơng,

Ngồi ra việc đánh giá và theo dõi khoản vay còn được thực hiện dựa vào những nhận định cá nhân của cán bộ trực tiếp quản lý khoản vay Cán bộ cquản lý khoản vay phải thực sự nhanh nhạy nhìn ra những điểm bắt cập trong

quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau giải ngân nhằm nhìn ra rủi ro sớm 'hơn để đôn đốc thu hồi nợ sớm, tránh tinh trạng bị động

1.3.5 Tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát nội bộ hoạt động tín

dụng khách hàng doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại

“Thông tin có vai trò rất quan trọng, là một công cụ đắc lực trong KSNB

hoạt động tín dụng của các NHTM Thông tin chính xác càng cao thì việc đánh giá mức độ ri ro cảng đúng đắn, từ đó nhận diện rủi ro rỡ rằng hơn để thực hiện các biện pháp KSNB một cách hữu hiệu Do vậy các NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin tin dung chất lượng cao

Về cơ bản, hệ thống thông tin hỗ trợ cho KSNB hoạt động tín dụng KHDN bao gồm:

+ Thông tin khách hàng: cung cắp những thông tin cơ bản vẻ khách hàng như họ tên, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật, quyết định thành lập, giấy phép ĐKKD, thông tin liên hệ

+ Thông tin đảm bảo tiền vay: giá trị tài sản bảo đảm, số seri, chủ sở hữu

tài sản, tính thanh khoản của tải sản tránh trường hợp một tải sản mang đi

cầm có, thể chấp ở nhiễu tổ chức

Trang 33

trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã công bố

~_ Thông tin có thể được cung cấp dưới dạng tài liệu, chứng từ, báo cáo

tải chính, hóa đơn, hồ sơ

= Thông tin có thể do khách hàng hoặc do một bên thứ ba có uy tín ( ví

dụ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), văn phòng công chứng ) cung cấp

Nắm bắt được tính cấp thiế

NHTM Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt

t của thông tin trong hoạt động tin dụng, các

động tín dụng của đơn vị mình Mỗi ngân hàng đều có một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng riêng gọi là hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các chỉ tiêu vé tài chính, phi tài

chính được lượng hóa theo thang điểm 100 Theo đó, việc phân loại khách hàng sẽ được phân chia thành mười mức khác nhau, trên cơ sở đó NHTM sẽ thực hiện xác định, phân loại các khoản vay của những khách hing này theo năm nhóm nợ

Trang 34

Bang 1.1 Phân loại khách hàng, phân loại nợ ane TT Xếp hạng | Phân loại nợ ¬ 91 | 100 | AAA | Đutiêuchuẩn Thấp nhất a 90 AA — | Đùtiêu chuẩn Thấp 71 80 A chuẩn Th 6 | 70 | BBB Cân chú ý Trang bình øI 6 BB Cần chú ý Trung

Cao Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay s đau quuảc | nhưng về lâu dài sẽ khó 56 | 60 B | Dudi tiéuchuan |e Sa tịnh hình hoạt động kinh doanh của KH không được cải thiện Cao, là mức cao nhất có

thể chấp nhận Xác suất

vi phạm hợp đồng tín can auặn | dụng cao nếu không có 51 38 CCC] Dusi tga chudn |e Bién php kip thot ngân hàng sẽ có nguy cơ bị mất vốn trong ngắn hạn Rất cao, khả năng trả nợ kém, nếu không có những 46 | 50 cc Nghỉ ngờ _ | biện pháp kịp thời ngân hàng sẽ có nguy cơ bị mắt vốn trong ngắn hạn Rất cao, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian và

ay 4s © Nehing Í lơng súc để thu bồi vốn

cho vay

2 khả nan mái | Đặc biệt cao, ngân hàn 0 | 40 p | Cô Khinăng mãt [tài nụ không có khả

yon năng thu hồi vốn cho vay

Trang 35

“Theo đó, các khách hàng được xếp loại từ B đến D thì các khoản vay của

các khách hàng này tương ứng sẽ được xác định là nợ xấu Từ đó ngân hàng nắm bắt được tổng quan về "sức khỏe của khách hàng” để đưa ra những chính sách, cách xử lý hay theo dõi khách hàng lâu dài cho phù hợp Việc đánh giá xếp hạng tin dụng nội bộ đã giúp ngân hàng chủ động theo sát tỉnh hình khách

hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng

khách hàng được phân loại vào nhóm có rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao

Tuy nhiên, mỗi khách hàng có thể có quan hệ tín dụng cùng lúc với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, do vậy hệ thống chấm điểm xếp hạng nội

bộ của các ngân hàng nếu chỉ dựa trên thông tin tin dụng của khách hàng với

ngân hàng mình mà không dựa trên tổng hợp các nguồn thông tin từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ dẫn tới những sai sót trong việc xác định rủi ro tín dụng của khách hàng Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng có mỗi thang

điểm riêng, không thống nhất với nhau, do đó, khó so sánh, đánh giá mức tín dụng khách hàng một cách khách quan và chính xác Vì vậy Trung tâm thông tin tin dung trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Credit Information

Center - CIC) ra đời với lợi thế về nguồn dữ liệu tổng hợp vẻ tình hình tín

dụng của các NHTM và các TCTD phi ngân hàng Đây là tổ chức sự nghiệp công lập thuộc sự quản lý của NHNN Việt Nam Dơn vị này có chức năng chính hỗ trợ cho các NHTM trong việc tra cứu lịch sử thông tin tín dung như

sau: thu nhận thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay, sau đó thực hiện lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, hỗ trợ hệ thống các NHTM

Trang 36

các NHTM, ngân hàng liên doanh, chỉ nhánh ngân hàng nước ngồi, các cơng ty tải chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động ngân

hàng Nguồn dữ liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết

nối và trao đổi thông tỉn với các kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành

như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Công an và

khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng Vì vậy quá trình kiểm tra

'CÍC online trước khi phê duyệt khoản vay gần như là yêu cầu bắt buộc 1.3.6 Ảnh hưởng của mơi trường kiểm sốt đến KSNB hoạt động tín

dụng KHDN

Mơi trường kiểm sốt là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của kiểm soát nội bộ Mơi trường kiểm sốtbao gồm các nội dung cơ bản

sau: Đặc điểm, quan điểm, triết lý kinh doanh của người đứng đầu chỉ nhánh, năng lực của cán bộ nhân viên; cơ chế lương thưởng, tính chính trực và giá trị

đạo đức; cơ cấu tô chức bộ máy, hệ thống chính sách, quy chế, quy trình, thủ

tục kiểm soát

- Đặc điểm, quan điểm, triết lý kinh doanh của người đứng đầu chỉ

nhánh ngân hàng

Quan điểm, triết lý kinh doanh của người đứng đầu chỉ nhánh ngân hàng tác động rất lớn đến việc xây dựng hệ thống KSNB nhằm đồi phó với những

rủi ro

‘Thai độ của người đứng đầu chỉ nhánh (cụ thể là Giám đốc chỉ nhánh)

đối với rủi ro sẽ quyết định mức chấp nhận rủi ro trong quá trình kinh doanh của đơn vị Nếu Giám đốc chỉ nhánh xem rủi ro là quan trọng thì sẽ có những

Trang 37

tâm tới vấn đề này Trường hợp lãnh đạo xem việc đạt chỉ tiêu là bắt buộc thì rất dễ xảy ra chuyện xem nhẹ rủi ro dé hoàn thành chỉ tiêu trước

~_ Năng lực của cán bộ nhân viên

Năng lực cũng như đạo đức của các cán bộ nhân viên là điều quan trọng trong hoạt động tín dụng Một đơn vị sở hữu những cán bộ nhân viên năng lực

St, ky nding làm việc và sự nhạy bén trong công việc là một đơn vị có thể nói là mạnh Cán bộ nhân viên có năng lực tốt sẽ dễ dàng nắm bắt được công

việc, hiểu rõ tính chất, đặc thù công việc mình làm và thực hiện những nhiệm ‘vu duge giao một cách hữu hiệu, hiệu quả

~_ Cơ chế lương, thưởng: Một đơn vị gắn lương thưởng đi đôi với mức

độ hoàn thành và vượt chỉ tiêu đã giao sẽ tạo động lực to lớn cho cán bộ nhân viên phẩn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, đạt đủ và vượt KPI Cơ chế lương thưởng vừa là động lực cho cán bộ nhân viên trong hoạt động tín dụng, nhưng đôi khi cũng xảy ra hiện tượng vì mục đích đạt chỉ tiêu kế hoạch giao mà cán

bộ lơ đi những rủi ro tiềm ẩn

~ Tính chính trực và giá trị đạo đức: Tỉnh chính trực và giá trị đạo đức là

kết quả của chuẩn mực về đạo đức và cách cư xử trong một đơn vị và việc họ được truyền đạt thông tin và tăng cường việc thực hiện như thế nào Chúng ‘bao gdm những hoạt động làm gương của người quản lý để làm giảm và xoá 'bỏ những động cơ và sự cám dỗ mà có thể khiến cho các nhân viên sẽ không

trung thực, phi pháp, hoặc có những hành động phi đạo đức Người lãnh đạo

gương mẫu, có hành vi cư xử liêm chính, chuẩn mực trong việc ra các quyết định quản lý và cư xử với nhân viên là căn cứ quan trọng để thiết lập nền nếp và văn hóa của đơn vị Bên cạnh đó, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng

phụ thuộc vào tính chính trực và sự coi trọng các giá trị đạo đức của những người có liên quan đến hoạt động tín dụng Không chỉ là lãnh đạo, mà từ

Trang 38

về mặt đạo đức nghề nghiệp, không để những cám dỗ, hứa hẹn làm cho sự

đánh giá về khách hàng không còn đúng đắn, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cao, gây

ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của đơn vị

~ Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục

kiểm soát: là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong đơn

vị góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ xác định rõ, đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, sự phối hợp và phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng Đối với công việc kiểm soát, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát của các cấp kiểm soát trong đơn vị, từ đó làm căn cứ hướng dẫn thực hiện đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để kiểm soát hoạt động tín dụng của đơn vị Nếu không có sự phân chia rõ rằng như

Trang 39

KET LUAN CHUONG 1

‘Nhiing van dé trình bày trong chương một đã giải quyết được các vấn đề

lý luận cơ bản chung về KSNB hoạt động tín dụng tai các NHTM Cụ thể:

~ Hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, các hình thức tín dụng, phân tích cụ thé tinh chất rủi ro có thể đến

từ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

~ Tác giả giới thiệu hệ thống lý luận về KSNB ngân hàng cũng như hệ

thống lý luận về KSNB ngân hàng theo báo cáo của ủy ban Balse, các yếu tố cơ bản của KSNB NHTM

~ Nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ và những nội dung cơ bản của KSNB đối

với hoạt động tin dung trong NHTM

Những lý luận cơ bản về KSNB đối với hoạt động tín dụng trong NHTM

được trình bày ở trên là nền tảng để luận văn đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tin dụng KHDN Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình thời gian qua; tir

Trang 40

CHƯƠNG 2

THUC TRANG KIEM SOAT NOI BQ HOAT DONG TIN

DỤNG KHÁCH HANG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH BÁC QUẢNG BÌNH

2.1 KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG © AGRIBANK - CHI

NHÁNH BÁC QUẢNG BÌNH

2.1-1 Sự ra đời và phát triển của Agribank - CN Bắc Quảng Bình

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập từ ngày 26/03/1988 và hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam với tổng tài sản ban đầu chỉ von ven 1.500 tỷ đồng, trong đó hơn 90% vay của NHNN

và hầu như chỉ thực hiện tín dụng theo chỉ định đối với kinh tế quốc doanh và

tập thể phục vụ lĩnh vực nông nghiệp Mạng lưới hoạt động Agribank hiện có

trên 2.300 chỉ nhánh và phòng giao dịch phủ khắp toàn quốc được trang bị

công nghệ hiện dại Với hơn 40.000 cán bộ, gần 1.000 ngân hàng lưu động

'bằng ôtô chuyên dùng đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận ngân hàng cho tắt cả

đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân trong cả nước

Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình tiền thân là Agribank chỉ nhánh huyện Bồ Trạch — Agribank tỉnh Quảng Bình

án

“Theo hội nghị công bố quyết định về tổ chức mạng lưới và công t

bộ hệ thống Agribank trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Agribank chỉ nhánh tỉnh (Quảng Bình chia tách thành hai chỉ nhánh gồm: Agribank chỉ nhánh tỉnh 'Quảng Bình đặt trụ sở tại chỉ nhánh tỉnh cũ và Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng

Bình, đặt trụ sở chính tại Agribank chỉ nhánh huyện Bố Trạch cũ

“Trụ sở chính Agribank chỉ nhánh Bắc Quảng Bình đặt tại thị trắn Hoàn

Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quang , bao gồm 05 phòng nghiệp vụ và 03

phòng giao địch trực thuộc sau:

Ngày đăng: 24/09/2022, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN