Luận văn Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Minh Hóa, Bắc Quảng Bình nghiên cứu phản ánh thực trạng và đánh giá công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa.
Trang 1
LÊ THỊ THANH HƯƠNG
HOÀN THIỆN KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
Trang 2
LE TH] THANH HUONG
HOAN THIEN KIEM SOAT NOI BO HOAT DONG
CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TAINGAN
HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG
THON VIET NAM - CHI NHANH MINH HOA,
BAC QUANG BiNH
Trang 3ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4, Phương pháp nghiên cứu
5 Bé cục để tài
aa
kee
6 Téng quan tai liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE KIEM SOAT NOI BQ HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TẠI NGÂN HÀNG
THUONG MAL 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.1.1 Định nghĩa cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hằng thương mại 12 1.1.2 Nguyên tắc cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 12 1.1.3 Vai trò cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 3 1.1.4 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tai ngân hàng thương mại 14 1.1.5 Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mái L8
1.1.6 Mục tiêu kiểm soát nội bộ cho vay tại ngân hàng thương mại 16
1.2 KHAI QUAT KIEM SOAT NOI BO TRONG NGAN HANG THUONG
MAL 18
1.2.1 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại 18
1.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ theo Uy ban Basel 20 1.2.3 Mô hình kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 22
1.3 KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
Trang 5KẾT LUẬN CHUONG 1 31
CHUONG 2 THYC TRANG KIEM SOAT NOI BQ HOAT DONG
CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TAI AGRIBANK MINH HOA 33
2.1 TONG QUAN VE AGRIBANK MINH HÓA 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Minh Hóa 33 2.1.2 Mô hình tổ chức va tinh hình nhân sự tại Agribank Minh Hóa 344 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank huyện Minh Hóa 37 2.1.4 Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa 4“
22 THYC TRANG KIEM SOAT NOI BO HOAT BONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK MINH HÓA 47
2.2.1.Đặc điểm quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa 47 2.2.2 Nhận diện và đánh giá rủi ro 56 2.2.3 Hoạt động kiểm soát và sự phân công phân nhiệm “ 2.2.4 Giám sắt và sửa chữa những sai sót 68
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TAI AGRIBANK MINH HÓA 70
2.3.1 Những ưu điểm trong cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa T0
2.3.2 Những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
Trang 6
3.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO 82
3.1.1 Phát triển thêm các công cụ hỗ trợ đo lường rủi ro 82 3.1.2 Nẵng cao chất lượng nhận diện rủi ro
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIÊM SỐT VÀ SU PHAN
CƠNG PHÂN NHIỆM 84
3.2.1 Hồn thiện mơ hình quản lý rủi ro tín dung phủ hợp với tiền trình phát triển và phân công phân nhiệm 84 3.2.2 Luân chuyển cán bộ 85 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng 86 3.2.4, Nang cao cơng tác kiếm sốt sau giải ngân 86 3.2.5 Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay 87 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM SÁT VÀ SỬA CHỮA NHỮNG SAI
sor 88
3.3.1 Tăng cường giám sát điều hành nghiệp vụ tin dung tại Agribank Minh Hóa 88 3.3.2 Thực hiện nghiêm túc công tác sửa sai sau kiểm tra 89
3.3.3 Thiết lập chế tài thưởng phạt đủ sức răn đe và khuyến khích trong
KSNE hoạt động cho vay tại chỉ nhánh 89
3.4 MOT SO GIẢI PHÁP KHÁC 89
3.4.1 Nang cao năng lực cán bộ tác nghiệp 89
3.4.2 Hồn thiện hệ thơng thơng tin và truyền thông 90
3.4.3 Bảo hiểm tín dụng 91 KET LUẬN CHUONG 3 2
Trang 7
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐÔNG ĐÁNH
Trang 92.1 _ | Tình hình nhân sự Agribank Minh Hóa từ năm 2017-| 36 2019 22 [Tinh hình huy động vốn Agribank Minh Hóa từ nim | 37 2017-2019 23 [Tình hình cho vay của Agribank Minh Hóa từ năm| 39 2017 - 2019 2⁄4 [Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Minh Hóa| 40 lai đoạn 2017 ~ 2019
25 [Tình hình cho vay đối với Khách hàng cá nhân tạ| 42 Agribank Minh Hóa từ năm 2017-2019
2:6 — [Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân theo|_ 44
mục đích vay vốn tại Agribank Minh Hóa từ năm
2017-2019
2.7 [Tỉnh hình cho vay đối với khách hàng cá nhin theo | 45 hình thức đảm bảo tại Agribank Minh Hóa từ năm 2017-2019 28 — [Tí lệ nợ xấu của Agribank Minh Hóa từ năm 2017-|_ 60 2019 Danh mục sơ đồ Số hiệu 'Tên sơ đồ Trang sơ đề
2⁄1 | Co chu tô chức Agribank Minh Hóa 1 22 [Quy tinh cho vay Khách hàng cá nhân tại Agibankj 49
Minh Hóa
Trang 10và ngân hàng thương mại nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương
mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng kể về quy mô và đa
dang hóa các loại hình sản phẩm địch vụ Qua đó đã thể hiện tốt vai trò làm
cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, là cánh tay đắc lực của Chính phủ trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, ôn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế
lạm phát
“Trong quá trình phát triển đó, hoạt động tin dụng ~ một trong những hoạt
động truyền thống và quan trọng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ Các
ngân hàng thương mại đã và đang chuyển sang phát triển hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân thị phần còn rất nhiều tiềm năng khai thác Cụ thể theo
báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 8/2019, tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khách hàng cá nhân tăng 13,94% trong khi tốc độ tăng tín dụng chung là 9,4% Điều này cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vốn chưa được quan tâm chú trọng trong
giai đoạn trước đây, đang trở thành hoạt động phát triển mục tiêu cho nhiều
ngân hàng,
“Thông qua hoạt động vay vốn để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng, vay vốn khách hàng cá nhân đã góp phần phát triển nền kinh tế,
Trang 11
thể hiểu là nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đối với khoản vay của khách hàng tại
ngân hàng Một khi rủi ro xảy ra sẽ tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung
Đo mức độ rủi ro cao nên lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường,
cao hơn so với lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp, điều này đã làm gia
tăng lợi nhuận cho ngân hàng thương mại Tuy nhiên đi kèm với mức lợi
nhuận cao là rủi ro lớn, hệ thống ngân hàng thương mại bắt buộc phải tìm được giải pháp phù hợp đề hạn chế rủi ro trong hoạt động
dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng Trong đó xây dựng chính sách tín dụng vừa phủ hợp với quy định của pháp luật vừa phủ hợp với mục
tiêu phát triển của ngân hàng là giải pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay Tuy nhiên, một quy trình tốt rất cần kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm quá trình kiểm soát rủi ro được hiệu quả Từ đó đã đưa đến yêu cầu phải có những hoạt
động kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân,
Để đáp ứng yêu cầu trên, một hệ thống các nghiên cứu đã được thực hiện
đưa ra những quy chuẩn kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho ngân hàng Từ khuôn mẫu kiểm soát nội bộ của COSO, mô tả năm yếu tố quan trọng của kiểm soát nội bộ đến hệ thống các nguyên tắc về giám sát ngân hàng được để xuất bởi Ủy ban ngân hàng BASEL, tạo cơ sở xây dựng kiểm soát nội bộ cho hệ thống ngân hàng trên toàn thể giới
Tại Việt Nam, hiểu được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong hoạt
Trang 12chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tư số 13/2018/TT- NHNN ngày 18/5/2018 bổ sung một số điều của TT44/201 1/TT-NHNN,
Dựa trên những quy định, hướng dẫn đã được ban hành, hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam tự xây dựng cho mỗi ngân hàng một nội dung
kiểm soát nội bộ phù hợp với quy mô và chính sách, góp phần giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay, giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu Tuy nhiên hoạt
động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại hiện nay mặc dù đã được ban hành thành các quy định cụ thể nhưng quá trình vận dụng trong thực tiễn còn
khá nhiều khó khăn do bản chất của rủi ro tín dụng là vô cùng đa dạng và phức tạp, thường xuyên thay đổi theo môi trường trong khi nhận thức về quản trị rủi ro của cán bộ nhân viên trong ngân hàng chưa đồng đều, chỉ phí để xây
dựng và vận hành mô hình kiểm soát nội bộ thường khá cao Vì vậy mà hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung cũng như cho vay khách hàng cá nhân tại
ngân hằng thương mại nói riêng còn gặp rất nhiều hạn chế
Bên cạnh đó theo kế hoạch phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
hóa trong năm 2021 Xây
Basel II Để đạt được những mục tiêu trên, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay là mục tiêu hết sức triển Nông thôn Việt Nam sẽ thực hiện dựng và hoàn thiện lộ trình đáp ứng tiêu chị cần thiết
Hiểu được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, đồng thời nhận thấy tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chỉ nhánh huyện
Trang 13
hoạt động kiểm soát đang còn sơ sài, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào
cơng tác kiểm sốt từng rủi ro Dẫn đến tình trạng hồ sơ vay vốn còn thiếu chứng từ, sai sót; tỉ lệ nợ xấu vẫn còn cao; tài sản đảm bảo chưa được thẩm
định và quản lý hiệu quả
Do đó để đánh giá cụ thể hơn về thực trạng tổ chức kiểm soát nội bộ tại chỉ nhánh, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phản cải thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tôi đã chọn đề
tài “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ~ Chỉ nhánh huyện
Minh Hóa, Bắc Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh
Hóa Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơng tác kiểm sốt nội
bô trong cho vay khách hàng cá nhân tại chỉ nhánh Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu này được thực hiện để đạt các mục tiêu cụ thể sau:
~_ Phản ánh thực trạng và đánh giá cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt đông cho vay khách hàng cá nhân tại chỉ nhánh
~_ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3:1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14khách hàng cá nhân trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019
~ Về nội dưng: Nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa, tập trung nghiên cứu trên ba nội dung là Nhận diện và đánh giá rủi ro; Hoạt đơng kiểm sốt và
phân cơng, phân nhiệm; Giám sát và sửa chữa sai sót 4 Phương pháp nghiên cứu
~_ Phương pháp quan sát và mô phỏng: Tác giả sử dụng phương pháp
liên quan đến quá trình kiểm
quan sát, lắng nghe và ghi chép lại những yếu
soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại chỉ nhánh, nhằm mô phỏng và đánh giá lại đối tượng nghiên cứu
~_ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả vận dụng phương pháp hỏi
trực tiếp những cán bộ nhân viên có liên quan hoạt động kiểm soát nội bộ và liên quan đến hoạt đông cho vay khách hàng cá nhân tại đơn vị, nhằm thu
thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài
= Phương pháp phân tích: Được tác giả thực hiện chủ yếu thông qua việc chỉ tiết kiểm soát nội bộ thành các bộ phận cấu thành; sau đó tiến hành xem
xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận cấu thành đến tổng thể hoạt
đông kiểm soát nội bộ Cũng như xem xét kết quả dat được và mức độ đóng góp của từng bộ phận đến kiểm soát nội bộ trong khoảng thời gian nghiên
cứu Việc xem xét phản ánh đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành
giúp cho việc đánh giá được chính xác vai trỏ của từng bộ phận, từ đồ sẽ có những giải pháp sát thực với tình hình của đơn vị,
ei
Trang 15
phương pháp so sánh để đối chiếu các tài liệu, văn bản của Ngân hàng Nhà
nước với các văn bản, quy định của Agribank Minh Hóa vé kiểm soát nội bộ
~_ Phương pháp tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm
đánh giá tình hình nghiên cứu của tác giả đối với đối tượng nghiên cứu là kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa trên cơ sở kết quả có được từ phương pháp phân tích, so sánh được nêu ở mục trên
~_ Phương pháp quy nạp: Được sử dụng đề tổng kết, đưa ra kết luận về
hoạt động kiểm soát nội bộ từ quá trình điều tra, phân tích và so sánh trước
đó Gợi ý chính sách cẳn được quan tâm để hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nhằm bảo về mục tiêu
kiểm soát đạt hiệu quả cao nhất
§ Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề
tài luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Co sé ly luận về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Minh Hóa
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh mang tính
Trang 16Trước yêu cầu đó, đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và hoạt động cho vay của ngân hàng Một số bài viết
đã được tác giả chọn lọc tham khảo như:
(1) Lê Thị Huyền Trang (2014) với mục tiêu phân tán rủi ro, nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đang tập trung đẩy mạnh sang mảng
cho vay khách hàng cá nhân Do đó để bảo đảm chiến lược kinh doanh hiệu
quả, đồng thời hạn chế rủi ro thấp nhất thì việc kiểm soát nội bộ hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân có ý nghĩa vô củng to lớn với các ngân hàng
thương mại Dựa trên 5 yí thành kiểm soát nội bộ theo COSO, tác giả
đã phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh Trong quá trình phân tích yếu tố nhận diện và đánh giá rủi ro, tác giả đã
liệt kê được các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình cho vay khách hàng cá
nhân, đồng thời chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đó đến hoạt động của
ngân hàng Dựa trên kết quả của công tác nhận diện và đánh giá rủi ro, trong, cquá trình phân tích hoạt động kiểm soát tại đơn vị, tác giả đã trình bảy những
'thủ tục kiểm soát áp dụng để hạn chế những rủi ro được nhận diện Đồng thời
dẫn chứng thêm ví dụ tình huồng cho vay để mô tả cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về quy trình cho vay và kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng
cá nhân tại BIDV - chỉ nhánh Hà Tĩnh Tuy nhiên trên cơ sở lý luận của
'COSO, khi phân tích kiểm soát nội bộ của một đơn vị sẽ được cấu thành từ 5
yếu tổ là Môi trường kiểm soát, nhận diện và đánh giá rủi ro, hoạt động kiếm
sối, thơng tin và giám sát Thì bài viết của tác giả chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu về nhận diện, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát, mà bỏ qua phân
Trang 17hàng thương mại luôn gắn liễn với công tác tín dụng và rủi ro tín dụng, Hiện nay ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Vietinbank - chỉ nhánh ‘Quang Trị nói riêng chỉ mới chú trọng đến việc xây dựng chính sách tin dung
phù hợp mà chưa chú trọng đến hoàn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng Do đó dựa trên cơ sở nguyên tắc kiểm soát nội bộ của Ủy
ban BASEL và quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thông tư số
13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam Tác giá đã thực hiện đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietinbank - chỉ nhánh Quảng Trị dựa trên mô hình ba tuyến phòng thủ theo quy định của NHNN Tập trung phân tích ba khía cạnh là Nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng; Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm; Hoạt động giám sát và sửa chữa sai sót
Bài viết được đánh giá là đã có một hướng tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ
mới so với những nghiên cứu trước đó (Phân tích theo khuôn mẫu COSO)
Tiến hành nghiên cứu thông qua việc khảo sát lấy ý kiến, quan điểm của
những đối tượng có liên quan trực tiếp đến
dụng tại Vietinbank ~ Chỉ nhánh Quảng Trị Kết quả khảo sắt đã mang lại tính soát nội bộ hoạt động tín
khách quan cho kết luận của nghiên cứu Tuy nhiên nếu so sánh nội dung ba
khía cạnh nghiên cứu của tác giả với mô hình ba tuyến phòng thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì nội dung nghiên cứu vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của ba tuyến phòng thủ, như chưa làm nổi bật được chức năng
nhiệm vụ của tuyến phòng thủ thứ 2 xuất hiện ở đâu trong ba khía cạnh tác
Trang 18
hiện những rủi ro tiềm ẩn để cảnh báo kịp thời Bởi vậy hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng BIDV - chỉ nhánh Phố Núi là yêu cầu cần thiết và cấp bách Để làm được
soát 5 yếu tố của COSO, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng tại ngân hàng BIDV - chỉ nhánh Phố Núi Bài nghiên cứu đã nêu ra
được những ưu điểm — nhược điểm cụ thể của mỗi yếu tố Trong đó tập trung
u đó, tác giả đã căn cứ vào nội dung kiểm
đánh giá về hoạt động giám sát của đơn vị, thông kế các sai phạm bị phát hiện trong giai đoạn nghiên cứu, góp phần đánh giá kết quả kiểm soát nội bộ tại
đơn vị được thực hiện có hiệu quả hay khơng? Kiểm sốt nội bộ tại đơn vị có
góp phần hạn chế sai phạm và rủi ro tín dụng xảy ra hay không? Tuy nhiên
bai nghiên cứu cũng chỉ đang phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm
soát nội bộ dựa trên ý kiến chủ quan mà chưa có nhiều bằng chứng cụ thể để
chứng mình cho những đánh giá của tác giả
(4) Trương Thị Hồng Phương (2020) nhận định rằng trước những thay đổi của yếu tổ vĩ mô cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính đã làm
cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng ngày cảng cao Bên cạnh đó hiện nay các
ngân hàng thương mại đều hướng đến phát triển cho vay tiêu dùng, đây là mảng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Do đó cần thiết xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh Dựa trên phương pháp phân tích thực trạng hệ
thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương, mại thể hiện qua 5 bộ phận cầu thành theo tiêu chuẩn COSO Tác giả đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế mà các ngân hang thương mại
đang gặp phải trong hoạt động kiểm soát nội bộ hàng ngày Từ đó đề xuất một
Trang 19động của hệ thống ngân hàng nói chung Tuy nhiên, bài nghiên cứu đánh giá các cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ trên quan điểm đánh giá riêng của tác giả, mà chưa đưa ra những bằng chứng số liệu để tăng tính khách quan
của nghiên cứu Bên cạnh đó, để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bội hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào quy mô và tổ chức của ngân hàng, trong khi bài nghiên cứu lại đánh giá chung một hệ thống ngân hàng thương mại tại
'Việt Nam Điều này dẫn đến kết quả đánh giá vô tình bị đánh giá trung bình kết quả giữa những ngân hàng không cùng quy mô hay hệ thống kiểm soát nội
bộ với nhau
(5) Nguyễn Thị Bạch Tuyết & Ngô Uyên Thư (2020) cho rằng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại luôn tồn tại nhiều rủi
ro, mà nguyên nhân chính là do ngân hàng chưa thực sự xem trọng hoạt động, kiểm soát nội bộ, cho nên chưa phát hiện và không có biện pháp để giải quyết triệt để các rủi ro đó, một trong số đó có Ngân hàng Sacombank - chỉ nhánh Đồng Nai Với mục đích hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng này, nhóm tác giả đã làm sáng tỏ và đánh giá thực trạng của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thông qua cơ sở lý luận của COSO
2013, dựa trên 5 yếu tố cơ bản Bài nghiên cứu đã đặc biệt đi vào phân tích
hoạt động kiểm soát gắn với quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Sacombank - chỉ nhánh Đông Nai Thông qua quy trình kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhóm tác giả cho rằng ngân hing sẽ phát hiện và đánh giá được các rủi ro tiền ấn xây ra ở hiện tại và tương lai Tuy
nhiên, bài nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức để ngân hàng có thể đánh giá rủi
ro xảy ra ở tương lai, một trong những đánh giá được cho là khó thực hiện
Trang 20Nai Khi cho rằng ngân hàng chưa thực sự xem trọng hoạt động kiểm soát nội
bộ Điều này dẫn đến các biện pháp kiến nghị còn mang xu hướng đánh giá đề xuất chung, chưa có đề xuất đặc biệt cho Ngân hàng Sacombank - chỉ nhánh
Đồng Nai
Qua một số tài liệu tham khảo, có thể nhận thấy hiện nay có rất nhiều
nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng, thương mại nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại nói riêng Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung phân tích và
đánh giá kiểm soát nội bộ dựa trên hệ thống lí luận kiểm soát nội bộ của 'Coso, mà hạn chế nghiên cứu theo khung kiểm soát nội bộ của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
xây dựng mơ hình kiểm sốt nội bộ theo hướng thông lệ quốc tế
Do đó, với mong muốn được góp thêm vào tài liệu nghiên cứu kiểm soát
nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, luận văn này đã thực hiện đề tài "Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chỉ nhánh huyện Minh Hóa, Bắc Quảng Bình”
tiếp tục trên cơ sở lý luận chung về kiểm soát nội bộ theo Ủy ban BASEL và
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đánh giá thực trạng hoạt đơng
kiểm sốt nội bộ và đề xuất giải pháp thực hiện tốt hơn cơng tác kiểm sốt nội
Trang 21CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THUONG MAI
1.1, KHAI QUAT VE HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG CA
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Định nghĩa cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
"Theo quy định của Quốc Hội Việt Nam tại điều 4 luật số 47/2010/QH12 quy định hoạt động của các tổ chức tín dụng định nghĩa cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả; bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tí
Đồng thời quy định cho vay là một hình thức của cắp tín dụng, theo đó
dụng khác
bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
cdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
'Như vậy cho vay KHCN tại NHTM là một hình thức cấp tín dụng dành cho KHCN, theo đó NHTM thỏa thuận giao hoặc cam kết giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định như: mua nhà, xây
dựng sửa chữa nhà, chỉ tiêu và mua sắm tiện nghỉ gia đình nhằm nâng cao đời sống; bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
112 Nguyên tắc cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại
Trang 22
theo quy định tại điều 4 thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt
động cho vay của TCTD, nguyên tắc cho vay đối với khách hàng tại NHTM
được thực hiện theo thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng, phù hợp với quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan Theo đó, khách hàng vay vốn tại NHTM phải đảm bảo:
® Sử dụng vốn vay đúng mục đích: Sau khi được NHTM chấp nhận cho vay, người được vay vốn phải sử dụng vốn vay theo đúng mục đích vay đã được thể hiện trong hỗ sơ vay vốn
s® Hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay: Do sự chuyển giao khoản vốn vay chỉ
mang tính tạm thời, do đó người được cho vay sẽ phải trả cả gốc và lãi cho
ngân hàng Tiền lãi có thể trả theo kỳ thỏa thuận giữa khách hàng và ngân
hàng
% Hoan trả đúng thời hạn đã thỏa thuận: Người được vay vốn phải có
nghĩa vụ trả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận, nếu vượt quá thời
hạn trên mà người được vay chưa trả thì phải chịu phạt theo điều khoản đã
được kí kết trong hợp đồng vay vốn
1.1.3 Vai trò cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
Hoat déng cho vay là một phần của hoạt động tín dụng tại NHTM, hoạt
động này ra đời từ buổi đầu của NHTM và trở thành một trong hai nhiệm vụ
kinh doanh cơ bản của ngân hàng Do đó hoạt động cho vay KHCN nói riêng và hoạt động tín đụng tại NHTM nói chung có vai trò quan trọng như sau:
#_ Vai tô đối với nền kinh tổ: Cho vay KHCN thực hiện vai trò là một
trong những kênh dẫn truyền vốn vào nên kinh tế rất hiệu quả; giúp kích cầu,
Trang 23chất xã hội khác Chính vì thế mà hoạt động cho vay KHCN có mối quan hệ
mật thiết với tình hình phát triển kinh tế địa phương
Vai trò đối với ngân hàng: Phát triển phân khúc cho vay KHCN giúp
'NHTM đa dạng hóa hoạt động cấp tín dụng, thu về nguồn lợi nhuận đáng kể đồng thời giúp phân tán rủi ro, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng
Vai trò đối với khách hàng: Cho vay KHCN đã giải quyết được mâu
thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng tải chính của khách hằng Với các
ưu điểm như an toàn, thuận lợi, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp
ứng được nhu cầu vốn; cho vay KHCN đã giúp khách hàng mở rộng đầu tư, sản xuất khi nguồn vốn tự có chưa đáp ứng đủ cho nhu cẩu kinh doanh
"Như vậy cho vay KHCN dù với mục đích tiêu dùng hay đầu tư sản xuất
kinh doanh cũng có sức ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến đời sống của người cân và sự giàu mạnh cho xã hội, sự phát triển cho hệ thống NHTM
1.144 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tai ngân hàng thương,
mại
KHCN thường có nhu cầu vay vốn tại NHTM để thanh toán các chỉ phí
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình của cá nhân đó Hoặc cho vay
để đáp ứng nhu cầu của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó
1à chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân
Đặc điểm của cho vay tiêu dùng là vốn vay không tạo ra được hàng hóa,
vì vậy rủi ro không hoàn trả được nợ vay của KHCN thường rất cao Đặc
điểm của cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh là mô hình sản xuất kinh
doanh thường nhỏ lẻ, gói gọn trong phạm vi gia đỉnh, cơ cấu tổ chức hoạt động đơn gián, đễ bị tác động bởi thay đổi của môi trường kinh tế xã hội
Như vậy nhu cầu vay vốn của KHCN phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của
Trang 24của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng hoặc mở rộng sản xuất hộ kinh
doanh của cá nhân sẽ tăng theo, vì vậy khách hàng đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu của bản thân Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng, nhu cầu tiêu dung vốn của KHCN sẽ giảm dẫn
đến nhu cầu vay vốn cũng giảm theo
Bén cạnh đó, quy mô của từng hợp đồng vay KHCN thường có quy mô,
giá trị nhỏ tuy nhiên số lượng các khoản vay lại lớn so với đối tượng là KHDN, số lượng KHCN đông nhưng lại phân tán rộng khắp trên địa bàn Do vay chi phi
giao địch bình quân cao như chỉ phí thẩm định, chỉ phí hoàn thiện thủ tục cho
vay, chỉ phí giám sát vốn vay dẫn đến lãi suất cho vay KHCN thưởng cao hơn lãi suất cho vay KHDN để bù đắp chỉ phí và rủi ro cho NHTM
“Thông tin mà KHCN cung cấp cho NHTM không qua cơ quan kiểm
toán, nên độ chính xác thường không cao, chất lượng thấp; nhất là những thông tin về tài chính, thông tin về nguồn thu nhập để trả nợ cho NHTM (bao gồm
bảng lương, chứng minh thu nhập) Bên cạnh đó nguồn trả nợ cho các khoản vay
KHCN thường không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng, trình độ khách hàng, các sự cố
bắt thường ảnh hưởng đến khách hàng, tư cách khách hàng Nếu một trong
những yếu tố kể trên có những biến động ngược lại với những dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra những rủi ro trong hoạt động cho vay rất cao
Từ những đặc điểm của cho vay KHCN đã kể trên, NHTM cần thiết phải
có những chính sách KSNB phủ hợp để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra
trong quá trình cấp tín dụng
Trang 25dọa cũng tồn tại ở nhiều hình thái khác nhau Trong đó, rủi ro tín dung và rủi
ro hoạt động là hai loại rủi ro chủ yếu tạo ra tồn thất
Căn cứ vào thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân
hàng Do đó rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN có thể hiểu là tắt cả những
khả năng mà theo đó ngân hàng sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản vay đã cấp theo thỏa thuận với khách hàng dù với bắt kì lý do gì
Con ri ro hoạt đồng là rủi ro phát sinh do quy trình nội bộ quy định
không đẩy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do lỗi sự có của hệ thống hoặc do các yếu tổ của bên ngoài làm tồn thất về tài chính, tác động tiêu cực
đối với ngân hàng
Rai ro hoạt động xảy ra thường sẽ kéo theo rủi ro tín dụng Một khi rai ro phát sinh sẽ gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng về mặt tài chính như: làm mắt mát nguồn vốn, suy giảm khả năng thanh toán và chỉ trả cho
người gửi tiền, lợi nhuận và uy tín của ngân hàng bị giảm sút; gây ảnh hưởng
đến tâm lý của khách hàng có quan hệ giao dịch với ngân hàng thậm chí có
thể dẫn đến nguy cơ phá sản
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu chính xác rủi ro là khả năng, là xác suất, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra những tổn thất đã kể trên Điều nảy cũng
có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn những vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ
xảy ra tổn thất Chính vì vậy cần thiết phải có sự kiểm soát chặt chẽ của 'KSNB trong hoạt động cho vay đẻ hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro
1.1.6 Mục tiêu kiếm soát nội bộ cho vay tại ngân hàng thương mại
Dựa vào sự quan tâm của các nhóm đối tượng khác nhau đối với KSNB
Trang 26Muc tiêu hoạt động: NHTM phải đạt hiệu quả trong hoạt động, đặc biệt
là trong sử dụng tải sản và các nguồn lực khác để kinh doanh sinh lời, đồng
thời có thể kiểm soát và phòng chống các rủi ro mà NHTM có thể gặp phải Hoạt động KSNB phải bảo đảm rằng toàn bộ nhân viên trong NHTM đều làm việc để thực hiện mục tiêu của ngân hàng một cách hiệu quả và trung thực, với những chỉ phí hợp lý
$® Mục tiêu thông tin: NHTM phải có hệ thống số sách, hỗ sơ, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời để cung cấp cho các cấp điều hành, các cơ quan giám sát và đối tác bên ngoài; thông tin đáng tin cây, đầy đủ và trung thực để phục vụ mục đích ra quyết định cho các đối
tượng sử dụng
#ˆ Mục tiêu tuân thú: KSNB trong hoạt động của ngân hàng phải đảm bảo
mọi hoạt động nghiệp vụ đều tuân thủ theo cơ chế chính sách pháp luật hiện
hành, chính sách kinh doanh và quy trình đã được ngân hàng ban hành Sự phân chia các nhóm mục tiêu chỉ có tính tương đối vì một mục tiêu
cụ thể có thê liên quan đến 2 hoặc 3 nhóm mục tiêu nêu trên Nhóm mục tiêu
về hoạt động thường xuất phát từ yêu cầu của cổ đông, nhà đầu tư và chủ nợ, trong khi mục tiêu về sự tuân thủ xuất phát từ yêu cầu của các cơ quan quản
lý Với các mục tiêu như trên, KSN trong hoạt động hàng ngày của ngân
hàng được thực hiện để đảm bảo các nhiệm vụ sau:
-_ Bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, thất thoát tài sản có thể tránh
được
- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy
đủ, chính xác, kịp thời Các tài liệu hỗ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp
vụ được bảo quản an toàn Đảm bảo cung cắp số liệu một cách dang tin cậy
Quản lý tài sản chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát và có dự phòng rủi ro hợp
Trang 27~_ Giám sát và đảm bảo việc chấp hành các chính sách kinh doanh, quy
trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và để xuất giải pháp xử lý thích hợp
12 KHÁI QUÁT KIÊM SOÁT NỌI BQ TRONG NGAN HANG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại Được thành lập vào năm 1985, Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The Committee of Sponsoring
Organizations of the Treadway Commission) - Coso năm 1992 đã
tiên khái quát định nghĩa về KSNE Sau hơn 20 năm, Coso đã ban hành bản cập nhật mới là Coso Internal Control 2016, theo đó KSNB là một quá trình
bị chỉ phối bởi nhà quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị
Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục
tiêu: (1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; (2) Sự tìn cậy của báo cáo tài chính; (3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định
'Qua quá trình nghiên cứu, hệ thống lý thuyết về KSNB đã được nhiều tổ chức khác nhau trên toàn Thế giới phát triển, trong đó có sự đóng góp nghiên
cứu về KSNB của Ủy ban Basel Được thành lập vio năm 1974 với tên gọi
Basel Committee on Banking Supervision - Ủy ban Basel bao gồm các
chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng đã được ra đời để ngăn chặn sự sụp đỗ hàng loạt của hệ thống tải chính ngân hàng do ảnh hưởng của khủng hoảng
tải chính trên toàn thể giới
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm xây dựng và phát
triển các chuẩn mực về giám sát ngân hàng được quốc tế công nhận Theo
Basel, KSNB là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban điều
Trang 28được thực hiện tại một thời điểm nào đỏ mà còn tiếp diễn ở tắt cả các cấp
trong ngân hàng Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm thiết
trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và
lập mí
việc theo dõi sự hiệu quả đó phải diễn ra liên tục, mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia vào quá trình đó,
Tại Việt Nam, với sự phát triển của hệ thống tải chính - ngân hàng,
nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể hoạt động hiệu quả;
'NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN, trong đồ quy
định KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề
nại
đảm bảo hoạt động của NHTM đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro,
„ văn hóa kiểm soát
‘quy định của pháp luật
“Thông tư cũng nêu rõ KSNB được thực hiện đối với tắt cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các bộ phận tại NHTM (bao gồm trụ sở chính, chỉ nhánh
và các đơn vị phụ thuộc khác) nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Các hoạt
động của NHTM tuân thủ quy định của pháp luật; (2) Kiếm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; (3) Nâng cao nhận thức
về vai trò, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với KSNB để xây dựng, duy
trì văn hóa kiểm soát của NHTM
Như vậy hoạt động KSNB đối với lĩnh vực cho vay tại NHTM Việt Nam
có thể hiểu là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ
cấu tổ chức trong lĩnh vực cho vay, được xây dựng phù hợp và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay đồng thời vẫn bảo đảm các mục tiêu kinh
Trang 291.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ theo Ủy ban Basel
Để thực hiện mục tiêu và vai trò của KSNB trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển liên tục của ngành, Ủy ban Basel đã ban hành một
hiệp ước mới - Basel II đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính Trong đó
trụ cột thứ II liên quan đến nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro và
trách nhiệm thanh tra, giám sát của co quan quản lý thông qua hoạch định chính sách ngân hàng, cung cắp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân
‘hang phải đối mặt
'Ủy ban Basel II đã đề ra 13 nguyên tắc (Phụ lục 01) thiết kế và đánh giá
KSNB ngân hàng, làm khuôn khổ giúp các tổ chức tín dụng xây dựng, đánh
giá KSNB Mặc dù hiệp ước Basel II là một thông lệ quốc tế vả việc áp dụng gi lợi ích của bản thân ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng trên thể giới đã dần các quy định của Basel II là không,
nhưng vì lợi ch kinh tế qu
tuân thủ quy định của Basel II và hầu hết các nhà quản lý đều ủng hộ các mục
tiêu chung do Basel II để xuất và nhất trí cho rằng Basel II là công cụ hỗ trợ
đắc lực cho công tác giám sát và quản trị rủi ro ngân hàng
'Về cơ bản các tuyên tắc này tương tự như các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo của Coso; trên thực tế các nguyên tắc này trở thành những tiêu chuẩn tối thiểu, mang ý nghĩa rằng buộc trong hoạt động giám sát
ngân hàng Các nguyên tắc này được chia thành 06 nhóm có quan hệ chặt chế với những hoạt động tương ứng như sau
>_ Hoạt động điều hành và văn hóa tổ chức: có 3 nguyên tắc Nhận diện và đánh giá rủi ro: c6 1 nguyên tắc
'Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm: có 2 nguyên tắc
Thông tin và truyền thông: có 3 nguyên tắc
Am Giám sát và các hoạt động sửa chữa sai sót: có 3 nguyên tắc
Đánh giá KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng: có Ï nguyên tắc
Trang 30‘Voi trụ cột II, Basel II có ảnh hưởng lớn đến các NHTM trong việc nâng cao năng lực quản trị Nhiều NHTM đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (quản lý sau đối với các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro, đơn thuẳn thực hiện báo cáo các kết quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (quản lý trước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro, thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động, cảnh báo ngưỡng rủi ro, đưa ra các báo cáo và phân tích rủi ro)
Tại Việt Nam, NHNN và các tổ chức tín dụng có rất nhiều nổ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị, hạn chế mực Basel II được các ngân hàng đặc bi i ro tin dụng Theo đó việc áp dụng các chuẩn chú trọng
tạo kiện cho các tổ chức tín dụng có thể hoạt động tốt, NHNN
Việt Nam đã ban hành thông tư 41/2006/TT-NHNN hướng dẫn các NHTM xây dựng lộ trình toàn diện để áp dụng Basel Bay là bước tiến quan trọng trong áp dụng các chuẩn mực Basel II tai Vigt Nam
Hướng tới trụ cột II, Tháng 12/2011 NHNN Việt Nam đã ban hành thông tur 44/2011/TT-NHNN quy định hệ thống KSNB và KTNB, từng bước giúp các NHTM xay dựng hệ thống KSNB Theo thông tr, hệ thống kiểm soát nội bộ nên
hoạt động dựa trên 9 nguyên tắc (Phụ lục 02) được NHNN ban hành đồng thời
từng ngân hàng nên tự xây dựng một bộ nguyên
riêng phù hợp theo Basel II Đồng thời cấu trúc lại mô hình quản trị rủi ro, mô hình kiểm tra giám sát theo 3 tuyến phòng thủ, xây dựng hệ thống xếp hạng tín
, quy trình quản trị rủi ro
dụng nội bộ, cấu trúc hệ thống thông tin, truyền thông, cấu trúc lưu trữ cơ sở dit
liệu lịch sử của ngân hàng theo chuẩn Basel II
Tuy nhiên việc triển khai Basel II tại Việt Nam không dễ dàng do còn
vướng nhiều thách thức Vấn đề nhân lực có thể xem là khó khăn lớn nhất
Trang 31cầu nhân lực cho một kế hoạch kéo đài nhiều năm với số lượng và chất lượng
nhân lực phải đáp ứng với các yêu cầu đặt ra Yêu tố thứ hai ảnh hưởng đến
công tác triển khai Basel II la các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính lịch sử tối thiểu từ 5-7 năm và được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp Chỉ phí
triển khai là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ ba, trên thực tế không có mức chỉ phí chuẩn để thực hiện Basel II, chỉ phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng, tuy nhiên để triển khai Basel II đỏi hỏi nguồn tài chính rất lớn Chính vì vậy mỗi ngân hàng phải có sự tính toán
chỉ phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, không gây phát sinh quá lớn
Như vậy tùy thuộc vào quy mô, bản chất, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, vị trí địa lý, khuôn khổ pháp luật và quy định nội bộ của từng ngân hàng, các NHTM tại Việt Nam sẽ áp dụng một phần hoặc toàn bộ
các nguyên tắc của Basel II vào thực tế xây dựng KSNB tai don vi
1.2.3 Mô hình kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
“Theo NHNN, một khi môi trường kinh tế có nhiều biến động, thị trường tài chính — ngân hàng phát triển nhanh
điều hành và vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng sẽ được bộc lộ và
\hững yếu kém, tồn tại về quản trị, cần kịp thời khắc phục, xử lý
"Theo thông lệ quốc tế mới nhất về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro
của Ủy ban Basel, NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư 44/2011/TT-
NHNN quy định hệ thống KSNB và KTNB nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy
đủ, đồng bộ trong công tác KSNB, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ của
NHTM theo chuiin myc, thông lệ quốc tế; giúp ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro
Trang 32mang tính khái quát, chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của
KSNB trong hoạt động ngân hàng
Để khắc phục cho những thiếu sót của thông tư 44, thông tư 13/2018/TT-
NHNN đã được ban hành Theo đó hệ thống KSNB được xây dựng theo ba
tuyến bảo vệ độc lập có tính chất hỗ trợ cho nhau, bao gồm:
® Tuyến phòng thủ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm
thiểu rủi ro Do các khối kinh doanh, bán hàng, các chỉ nhánh, đơn vị vận hành và toàn bộ nhân viên, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là đảm bảo mọi hoạt động của 'NHTM đều được thực hiện day đủ, đúng quy định; thực hiện nhân dạng, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua
việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng công việc
Cu thé trong hoạt động cho vay KHCN tại NHTM tuyển phòng thủ thứ nhất được thực hiện chủ yếu bởi các nhân viên có liên quan đến quy trình cho vay KHCN tại ngân hàng Các nhân viên tự kiểm sốt cơng việc của mình qua việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, nôi quy, quy định do NHN, nha quản
trị, ban lãnh đạo của ngân hàng đặt ra; từ quá trình tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hỗ sơ, xét duyệt tín dụng, giải ngân đến thu hồi nợ Phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến thứ hai xây dựng chính sách, chiến lược quản
dụng
¢ Tuyén phòng (hủ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quan ly rủi lý rủi ro
ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thú quy
định pháp luật Được thực hiện bởi khối quản trị rủi ro và khối tuân thủ
Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập
đánh giá và kiểm soát tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất,
Trang 33dựng quy trình, hướng dẫn cho vay, thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, theo dõi, quản lý danh mục, giám sát các chương trình KSNB và tuân thủ
® Tuyến phòng thủ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ Đây là tuyến
phòng thủ cuối cùng được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, có chức năng: (1) Thực hiện kiểm toán đối với các nghiệp vụ tín dụng với những cách
thức khác nhau như kiểm tra thắm quyền, hạn mức phê duyệt tin dung, tinh
đầy đủ và hợp lý của hồ sơ vay, kiểm tra giám sát quá trình thu hồi vốn và sự tuân thủ nguyên tắc trong thực hiện nghiệp vụ;(2) Chịu trách nhiệm đánh giá
độc lập, khách quan đối với hiệu quả hoạt động của hai tuyến đầu; (3) Đưa ra kiến nghị đối với ban kiểm soát, hội đồng quản trị nhằm khắc phục, sửa đổi
những bắt cập trong hoạt động của NHTM Đây là bộ phận trực thuộc ban
kiểm soát và không thuộc ban điều hành của ngân hàng, nên việc đánh giá hai
tuyển phòng thủ trước và các rủi ro có thể xây ra được thực hiện độc lập và
khách quan
“Thông tư 13/2018/TT-NHNN được đánh giá có nhiều quy định mới theo
các thông lệ quốc tế Do đó hiện nay rất nhiều NHTM tại Việt Nam đang tích
cục rà soát và xây dựng hệ thống KSNB theo các quy định mới của thông tư 13 Tùy thuộc vào quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh
doanh, NHTM tự quyết định xây dựng mô hình ba tuyến bảo vệ sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của từng ngân hàng; vì đây không chỉ là vấn đẻ tuân 'thủ mà quan trọng hơn là sự đảm bảo về an toàn, tổn tại và phát triển của mỗi
ngân hang trong thị trường cạnh tranh ngày nay
“Sau khi nghiên cứu về KSNB hoạt động cho vay tai NHTM, luận văn sẽ
tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm KSNB hoạt động cho vay KHCN tại NHTM
1.3, KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 34lựa chọn phát triển phân khúc cho vay KHCN như là hình thức cho vay chủ
yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế một cách linh hoạt và kịp thời
Đối với ngân hàng, cho vay KHCN đã đem lại phần lớn lợi nhuận như kì vọng mặt khác cũng chứa đựng rủi ro rất lớn Vì vậy xây dựng hoạt động KSN hữu hiệu đối với quy trình cho vay sẽ mang lại sự đảm bảo hợp lý về an toàn và lành mạnh trong hoạt động của NHTM
Để thực hiện mục tiêu đó, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về KSNB trong hoạt động của NHTM, để xây dựng KSNB hữu hiệu đối với quy trình cho vay cần tập trung phân tích vào ba nội dung chính theo nguyên tắc của Ủy
‘ban Basel và mô hình ba tuyển phòng thủ của NHNN Việt Nam đó là: Nhận
diện và đánh giá rủi ro tương ứng với tuyến phòng thủ thứ nÏ
; Hoạt động,
kiểm soát và sự phân công phân nhiệm tương ứng với tuyển phòng thử thứ
hai; Giám sát và sửa chữa sai sót tương ứng với tuyến phòng thủ thứ ba 1.3.1 Nhận diện và đánh giá rủi ro
Hoạt động cho vay KHCN tại NHTM tiềm ấn nhiều loại rủi ro và khó có thể kiểm soát tất cả Nguyên nhân những rủi ro này có thể xuất phát từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy để tối thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra, ban giám đốc ngân hàng cẩn chú trọng đến công tác nhận diện và đánh
giá rủi ro, đây là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác định và thiết lập các thủ tục kiểm soát thích hợp sau này Để quy trình nhận diện và đánh giá
rủi ro được thực hiện tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
$* Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro, bao gồm các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu
kiểm soát rủi ro cụ thể cho ngân hang,
Trang 35Một khi rủi ro xảy ra đều tác động khiến cho mục tiêu của đơn vị có khả năng
không thực hiện được Trong đó có thể liệt kê một vài nhận đạng rủi ro tín
dụng đối với KHCN như:
-_ Nhận dạng các yếu tố tác động đến thu nhập của khách hàng: Thu nhập là nguồn trả nợ quan trọng của khách hàng, do đó xác định được yếu tế tác
động thay đổi thu nhập của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp cquản lý rủi ro thích hợp
~_ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị TSĐB của khách hàng:
TSĐB là một phương án để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay Sự sụt
giảm giá trị của TSĐB chính là rủi ro mà ngân hàng cần đánh giá thường
xuyên
- _ Kiểm tra thực tế trước và sau khi cho vay: Công tác kiểm tra giúp cho
'CBTD có được những thông tin bổ ích về hiệu quả sử dụng vốn của khách
hàng Tránh được hiện tượng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,
khách hàng chậm thanh toán khoản vay theo thỏa thuận
Tên cạnh đó việc nhận diện rủi ro phải được thực hiện theo từng khoản vay, từng khách hing, nhóm khách hàng; theo lĩnh vực đầu tư; theo khu vực địa lý; theo dạng hợp đồng tin dụng; theo dạng TSĐB Trong quá trình nhận
điện rủi ro cũng cẩn chú ý đến các rủi ro mới mà trước đó chưa được phát hiện
% Phan tich và đánh giá rủi ro: Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín cdụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đánh giá khả năng có thể xảy ra rủi ro hoặc tần suất xuất hiện rủi ro là công việc khá phức tap,
khó định lượng nhưng sẽ góp phần đưa ra những hoạt động kiểm soát hiệu quả Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Trang 36~ Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do anh
hưởng của nền kinh tế nói chung hoặc do thiên tai, lũ lụt, 6m dau, tai nan
- Khách hàng lập hỗ sơ giả, không cung cắp thông tin kip thời, đầy đủ, trung thực các tài liệu liên quan đến khoản vay như tình hình tải chính, sản
xuất kinh doanh
~ Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ảnh hưởng không tốt đến 'hiệu quả sử dụng vốn vay và không đủ khả năng trả nợ như đã cam kết
“Nguyên nhân gây ra rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng:
~ Ngân hàng tập trung tăng trưởng tin dụng nên giảm điều kiện vay vốn và nới lỏng kiểm soát cho vay, gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng
- Cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình cho vay đã quy định Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực và trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu
của công việc và sự thay đổi liên tục của các yếu tố môi trường liên quan ~ Thiết kế hệ thống công nghệ thông tin không phù hợp, lỗi thời Hệ
thống bảo mật thông tin khơng đảm bảo an tồn bảo mật
1.3.2 Hoạt động kiếm sốt và sự phân cơng phân nhiệm
Căn cứ vào các rủi ro đã được xác định, ngân hảng thực hiện thiết lập
các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế và quản lý rủi ro Các hoạt động kiểm soát là những chính sách, quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động cho vay KHCN tại NHTM do ban giám đốc ban hành, giúp giảm thiểu các rủi ro mà
ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động cho vay KHCN và tạo điều kiện
cho ngân hàng đạt được các mục tiêu đề ra
Xét một cách tổng quát, các hoạt động kiểm soát được tiến hành theo một quy trình cụ thể gồm 3 bước chủ yếu sau:
#_ Thiết lập các chính sách, quy trình cho vay đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và mục tiêu cho vay của ngân hàng
Trang 37cho vay đã được thiết lập Những hoạt động kiểm soát chủ yếu trong NHTM
bao gồm:
~ Phân chia trách nhiệm đây đủ: Ban giám đốc không cho phép một nhân viên được giải quyết một nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc Trách nhiệm và công việc cần được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận; mục đích nhằm để các nhân viên có thẻ kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, đồng thời giảm cơ hội cho bắt kỳ cá nhân nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể
gian lận và gây ra sai phạm
Nguyên tắc phân chia trách nhiệm tương tự như nguyên tắc phân công, phân nhiệm: trách nhiệm và công việc được phân chia cho từng bộ phận và cụ thể cho từng nhân viên Mục đích của phân công, phân nhiệm là tạo sự
chuyên môn hóa, nâng cao chuyên môn cho nhân viên, hạn chế sai sót và dễ
phát hiện nếu có sai sót xảy ra
~ Kiểm tra quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ: Đề thông tin đáng tin
cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của các nghiệp vụ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần đảm 'bảo rằng phải có một hệ thống chứng từ số sách tốt, cụ thể: Các chứng từ cần
được lập ngay khi nghiệp vụ vừa xảy ra, hoặc theo quy định của từng NHTM
“Các chứng từ phải được đánh số liên tục trước khi sử dụng hoặc phải có danh
mục chứng từ để có thể kiểm tra, tránh thất lạc và dễ dàng đối chiếu Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, kịp thời và nhanh chóng Tổ chức lưu trữ,
bảo quản tài liệu hồ sơ khoa học, an toàn, đúng quy định và thuận lợi kiểm tra khi cần thiết
~_ Kiểm soát hiện vật: NHTM cần thường xuyên so sánh, đối chiếu giữa
lược thực hiện bởi những cá
số sách kế toán với tài sản hiện có trên thực
Trang 38phạm, hư hỏng, trộm cắp đặc biệt là đối với các loại ấn chỉ đặc biệt, tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn Qua điều tra nguyên nhân, từ đó phát hiện những yếu
kém tổn tại trong đơn vị và có biện pháp khắc phục
- Kiém tra độc lập việc thực hiệm: Hoạt động này chính là xem xét lại
một cách cắn thận và liên tục các thủ tục kiểm soát nêu trên có được thực hiện
đầy đủ hay không Yêu
bởi các cá nhân hoặc bộ phận khác với cá nhân hoặc bộ phận đang thực hiện
tượng được kiểm tra Việc kiểm tra độc lập
ầu quan trọng là việc kiểm tra phải được tiến hành
nghiệp vụ; và phải độc lập với
sẽ giúp cho KSNB được đánh giá một cách đúng đắn hơn
thủ hay không, đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của nó
1.3.3 Giám sát và sửa chữa những sai sót
Giám sát là quá trình theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động cia KSNB để đảm bảo công tác KSNB được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục
Quá trình giám sát bao gồm các hoạt động:
$ Giám sắt thường xuyên: Thông qua bỗ trí nhân sự làm việc tại các chỉ
nhánh, NHTM tiến hành kiểm tra thường xuyên các công việc diễn ra hàng ngày tại đơn vị và kịp thời phát hiện rủi ro đối với các hồ sơ phát sinh mới tại
chỉ nhánh
$#ˆ Giám sát dink kỷ: Được thực hiện thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ
do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện thông qua giám sát từ xa trên hệ thống thông qua dữ liệu từ hệ thống tin học của ngân
hàng hoặc bố trí các đoàn kiểm tra định kỳ đến chi nhánh
Quá trình giám sát định ky thường được thực hiện qua các bước sau
~_ Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương án kiểm toán: Đây là bước đầu tiên chuẩn bị mọi nguồn lực cẳn thiết cho cuộc kiểm tra trong đó liệt kê
Trang 39+ Thực hiện kiểm toán: Kiém toán viên áp dung các phương pháp kiểm
toán nhằm kiểm tra thực tế, thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho
các ý kiến, các kiến nghị của kiếm toán viên
~ Kết thúc kiểm toán: Kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán, báo cáo
với các đơn vị có liên quan
~_ Theo đồi sau kiểm toán và đánh giá cơng việc kiểm tốn: Sau kết luận kiểm toán, kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra việc khắc phục các sai phạm
đã được phát hiện và giám sát thực hiện khuyến nghị của kiểm toán viên tại NHTM
Với tình hình phát triển nhanh chóng của cho vay KHCN tại hệ thống NHTM tại Việt Nam, NHNN đã thành lập Cơ quan thanh tra giám sát ngân
hàng thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống
tham nhũng, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của NHNN; thực hiện phòng chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc NHNN Đây cũng là
một hoạt động giám sát từ xa đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, Ban giám đốc NHTM cân thực hiện đánh giá, giám sát
thông qua thông tin thu thập từ bên ngoài như khiếu nại của khách hàng, ý dưới báo cáo kiến của cơ quan quản lý; thông tin bên trong từ nhân viên lên, thơng tin từ kiểm tốn nội bộ của đơn vị đề thấy những vấn đề cần được cải thiện
‘Tom lại KSNB hoạt động cho vay có vị trí rất quan trọng trong quản trị rủi ro ngân hàng, nên việc KSNB hoạt động có hiệu quả hay không sẽ ảnh
hưởng lớn đến hiệu quá kinh doanh của ngân hàng Để có thể tăng cường, KSNB, các nhà quản trị cần phải đánh giá được hoạt động KSNB trong ngân
Trang 40
CHUONG 1
Qua phân tích hoạt động cho vay KHCN tại NHTM, có thể khẳng định hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ đạo của ngân hàng nhưng đồng thời
cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Một khi rúi ro xảy ra sẽ tác động rất lớn tới ngân hàng mà tình huống xấu nhất là phá sản Những rủi ro này chỉ kết 'thúc khi hợp đồng tín dụng được thanh lý
Điều này đặt ra câu hỏi liệu công tác điề
hành quản lý có kha thi va đem lại hiệu quả cao không? Cán bô nhân viên ngân hàng có luôn làm đúng
nguyên tắc, đảm bảo tính đây đủ và pháp lý trong hoạt động hay không? Rủi
ro tin dung ma ngân hằng đang gánh chịu đang ở mức độ nào? KSNB chính là câu trả lời cho các câu hỏi trên, là phương tiện và công cụ trong công tác quản
lý và điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng
Tác gid sau khi phân tích cơ sở lý luận về KSNB tại NHTM đã nhận thấy, đối với lý luận KSNB của COSO, mặc dù nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng; nhưng cơ sở lý thuyết của COSO đánh giá là lý luận chung, mặc dù áp dung rộng rãi cho tắt cả các loại hình doanh nghiệp nhưng nếu dựa trên lý
luận COSO để thiết kế và đánh giá hoạt động KSNB tại ngân hàng có thể dẫn đến chưa chặt chẽ về yêu cầu và nội dung
“Trong khi đó các nguyên tắc về KSNB được ban hành bởi Ủy ban Basl, trên cơ sở kế thừa khuôn mẫu COSO, đã xây dựng được những nguyên tắc KSNB dành riêng cho giám sát hệ thống ngân hàng và được nhiều quốc gia lựa chọn; là những kinh nghiệm đáng để hệ thống NHTM ở Việt Nam nghiên
cứu và áp dụng
Bên cạnh đó NHNN tại Việt Nam cũng hết sức quan tâm đến hoạt động,
của hệ thống tài chính ngân hàng, tập trung giám sát và định hướng bằng các cquy định và hướng dẫn rất cụ thể trong xây dựng KSNB và KTNB