1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO

68 2K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 405,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả v

Trang 1

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, sơ đồ

Lời mở đầu 1

Chương 1- Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 3

I SỰ cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ 3

1.Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới 3

2 Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 5

2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra 5

2.2 Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông 5

2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm 5

2.4 Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước 6

2.5 Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội 6

3 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 6

II Nội dung cơ bản một số nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 7

1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ1.1Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 7

1.2 Phí bảo hiểm 9

1.3 Hợp đồng bảo hiểm 12

2.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12

2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 12

2.1.1 Đối tượng 12

2.1.2 Phạm vi bảo hiểm 13

2.2 Gía trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 14

2.2.1 Gía trị bảo hiểm 14

2.2.2 Số tiền bảo hiểm 15

Trang 2

Chương 2:Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty

bảo hiểm PJICO 19

I Giới thiệu chung về công ty 19

1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

2 Cơ cấu tổ chức 23

3 Sơ lược hoạt động kinh doanh từ khi thành lập 26

3.1 Ngành nghề kinh doanh chính 26

3.1.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc 26

3.1.2.Kinh doanh tái bảo hiểm 27

3.2.Hoạt động đầu tư 29

3.3 Phương châm kinh doanh 32

II.Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 33

1.Quy trình khai thác bảo hiểm 33

1.1 Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin từ khách hàng 33

1.2 Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro 34

1.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm 34

1.4 Đàm phán chào phí 35

1.5 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm( Hợp đồng bảo hiểm) 35

1.6 Theo dõi thu phí và giải quyết mới 36

1.7 Quản lý đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm 36

1.8 Chăm sóc khách hàng 36

2.Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba 36

3.Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 40

4 Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 43

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 45

I Những thuận lợi và khó khăn đối với khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO 45

1.Thuận lợi 45

1.1.Thuận lợi chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty 45

1.2 Thuận lợi riêng với hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới công ty PJICO 45

2 Khó khăn 48

2.1 Những khó khăn chung 48

Trang 3

2.2 Những khó khăn riêng 50

II Phương hướng, mục tiêu của PJICO trong tương lai 53

III.Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO 54

1.Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp 54

2.Xác định mức giá hợp lý, chú ý giảm phí cho các khách hàng truyền thống 56

3 Đào tạo chuyên môn đặc biệt khả năng tiếp cận, thuyết phục khách hàng cho đội ngũ khai thác 56

4.Tăng khả năng khai thác đồng thời 56

5.Hoàn thiện và phát triển mạng lưới đại lý và cộng tác viên 57

6.Một số biện pháp khác 57

IV Kiến nghị 57

1.Nhà nước 58

2.Với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 60

3.Với các cơ quan ban ngành khác có liên quan 61

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 63

Trang 4

Danh mục các chữ viết tắt

HĐBH: Hợp đồng bảo hiểmTNDS : Trách nhiệm dân sựKDBH : Kinh doanh bảo hiểm

Trang 5

Danh mục bảng ,sơ đồ

Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2004-2008)Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp.

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO

Bảng 2.3: Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốcBảng2.4: Tình hình nhận tái bảo hiểm (2004- 2006)

Bảng 2.5: Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006Bảng 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PJICO (2003-2006)

Bảng 2.7: Số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO (2003-2007)

Bảng 2.8: Doanh thu phí khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với người thứ 3 ở PJICO (2003-2007)

Bảng 2.9: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO (2003-2007)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PJICO

Trang 6

Lời mở đầu

Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào cácngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diệnvà có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.Bảohiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn gópphần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức vàdoanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất,kinh doanh.Kinh tếcàng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầubảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện.Bảohiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu.Vì việc vận chuyển bằng xecơ giới rất thuận tiện: tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, giá cả hợplý, phù hợp với điều kiện địa lý…nên được hầu hết mọi người sử dụng.Nhưng bên cạnh đó thì vận chuyển bằng xe cơ giới lại rất dễ gặp rủi ro,tai nạnbất ngờ không lường trước được.Những rủi ro này khi xảy ra ảnh hưởng lớnđến tính mạng và tài sản của người tham gia lưu hành trên đường và của cảnhững người dân.Chính vì thế khi triển khai loại hình bảo hiểm xe cơ giới nóđã chứng minh vai trò tích cực của mình là tài trợ, chia sẻ rủi ro với chủ xe,lái xe mỗi khi lưu hành trên đường gặp rủi ro.

Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xe cơ giới cũng làmột ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời cam kết đảmbảo của công ty bảo hiểm về việc khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại chongười tham gia bảo hiểm và người thứ 3.Là sản phẩm của loại hình dịch vụnên nếu muốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vị thế riêng chomình trên thị trường thì buộc các công ty bảo hiểm phải quan tâm đến khâukhai thác là khâu đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm Nhận biết được điều đótrong thời gian thực tập tại Văn phòng bảo hiểm khu vực I thuộc Hội Sở Công

ty bảo hiểm PJICO , em đã chọn đề tài : “Tình hình khai thác bảo hiểm xe

cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của

Trang 7

mình,nhằm mục đích tìm hiểu vào một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xe cơgiới,công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này tại PJICO, và đưa ra một sốkiến nghị của bản thân dựa trên kiến thức đã học để nhằm đẩy mạnh hoạtđộng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì chuyên đề được chia thành 3chương:

Chương I: Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Chương II: Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểmPJICO

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảohiểm xe cơ giới ở PJICO

Trang 8

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

I.SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1.Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểmxe cơ giới

Hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng nền kinh tếthị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập với quốc tế.Chính vì thế vấn đề giaothông vận tải luôn được đặt lên hàng đầu.Ngành giao thông vận tải vốn là mộttrong những ngành then chốt của hệ thống phát triển kinh tế,xã hội ở nước tavà còn là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.Có rất nhiều hìnhthức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp với địa lý, kinh tế xã hội thìgiao thông đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì những ưu thế riêng củamình.

Hệ thống đường bộ Việt Nam được hình thành và phát triển trong nhiềuthập kỷ cho đến năm 2008 đã có 256.000 km đường bộ.Toàn bộ các tuyếnđường Quốc lộ có tổng chiều dài hơn khoảng 17.300 km, trong đó gần 85%đường đã được tráng nhựa.

Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ và huyện lộ.Cáctuyến tỉnh lộ hiện nay có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50%đã được tráng nhựa.

Lưu hành bằng phương tiện xe cơ giới trên đường bộ không còn xa lạvới bất kỳ người dân nào của Việt Nam.Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn vìvận chuyển bằng xe cơ giới đem lại hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đấtnước ta hơn so với các phương tiện khác.

Thực tế hiện nay cho thấy số lượng ôtô và xe máy ở nước ta tăng lênmột cách nhanh chóng.Cho đến năm 2007 thì lượng xe ôtô là hơn 1,1 triệu xe

Trang 9

chở khách, 243.000 ôtô con, và xe máy là 21 triệu xe.Theo thống kê thì tốc độtăng trưởng bình quân của xe máy khoảng 16%/ năm, xe con vào khoảng16%/ năm.Dự đoán đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 2,8 đến 3 triệu ôtôcác loại và khoảng 33- 36 triệu xe máy.Khi đất nước phát triển GDP/đầungười đạt 1.500- 3.000 USD thì số xe hơi sẽ còn tăng mạnh nữa.

Tuy vậy thì xe cơ giới cũng có những nhược điểm như độ an toàn chongười và phương tiện là không cao, có thể dẫn tới tổn thất lớn.Trong khi hệthống đường bộ nước ta còn xấu, chất lượng mặt đường không đồng đều thêmvới đó là ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao Nên các vụ tainạn giao thông xảy ra nhiều và hậu quả nghiêm trọng.

Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2004-2008)Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương

Trang 10

xá chất hẹp, không đủ tiêu chuẩn, nhiều nơi còn không có biển báo hay đèntín hiệu giao thông…Trong những nguyên nhân trên thì lỗi của người điềukhiển giao thông chiếm 79,4%.

Khi xảy ra tai nạn thì các chủ phương tiện gặp rất nhiều khó khăn: tổnthất về trách nhiệm của mình gây ra đối với người thứ 3, tổn thất về vật chấtxe cơ giới, thiệt hại về con người…tạo sức ép cả về tài chính lẫn tinh thần gâykhó khăn lớn đối với cuộc sống của họ cũng như gián đoạn hoạt động kinhdoanh của họ.Chính vì thế giải pháp hữu hiệu nhất đó là tham gia bảohiểm.Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng mộtkhoản tiền gọi là phí bảo hiểm, nếu không may rủi ro được bảo hiểm xảy rathì chủ xe sẽ được bồi thường theo quy định.

Như vậy sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới là chắc chắn, không thểthiếu được đối với mỗi người tham gia giao thông.

2 Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới

2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra

Khi tham gia giao thông thì chẳng ai muốn mình gặp rủi ro co thể dẫnđến thiệt hại cả về người và về của.Nhưng rủi ro nhiều khi đến bất ngờ, có thểdo sự bất cẩn của chủ phương tiện Chính vì vậy để giảm thiểu tối đa nhữnghậu quả khi gặp rủi ro thì chủ phương tiện xe cơ giới sẽ tham gia bảohiểm.Khi đó chủ phương tiện sẽ nộp cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọilà phí bảo hiểm.Khi có tổn thất xảy thuộc phạm vi bảo hiểm thì chủ xe sẽđược bồi thường Số tiền bồi thường này chỉ trong hạn mức trách nhiệm và sốtiền bảo hiểm.Nhưng điều nay cũng giúp cho các chủ phương tiện xe cơ giớikhắc phục được những khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định ccuộcsống.

2.2 Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông

Trang 11

Số phí thu được ngoài mục đích chính là sẽ bồi thường cho chủ xe nếuhọ gặp tổn thất được bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm còn sử dụng cho mụcđích đề phòng hạn chế tổn thất.Như việc xây dựng,cải tạo đường xá, lắp đặtcác hệ thống đèn tín hiệu nằm hạn chế các tai nạn giao thông xảy ra.Bêncạnh đó các công ty bảo hiểm còn đề ra các biện pháp nhằm giúp khách hàngcủa mình đề phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra : Khuyến khích các chủ xetự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất,công ty bảo hiểm phốihợp với các cơ quan ban ngành chức năng tăng cường giáo dục, nâng cao ýthức chấp hành luât lệ giao thông của người dân.

2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hìnhthức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã và đang phát triển vì thế nguồn thutừ nghiệp vụ này của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là ít, nó sẽ góp phầntăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các doanhnghiệp bảo hiểm Ngược lại chính nhà nước, chính phủ có thể sử dụng nhânsách đó phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư hỗ trợ nâng caochất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng.

2.4 Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước

Khi người tham gia bảo hiểm nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm tạothành một nguồn quỹ bảo hiểm, ngoài việc dùng quỹ này chi trả bồi thườngcho những tổn thất rồi xây dựng,cải tạo hệ thống đường xá… thì nguồn quỹnày được các doanh nghiệp đi đầu tư sinh lời góp phần tăng nguồn vốn đàu tưvà phát triển kinh tế đất nước.

2.6 Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội

Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định, góp phần làm giảmbớt số lượng lao động bị thất nghiệp cho xã hội.

3 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Trang 12

Bảo hiểm xe cơ giới gồm các nghiệp vụ bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3- Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe

1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Ngày nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với ngườithứ ba là 1 loại hình bắt buộc.Chủ xe phải tham gia theo quy định của phápluật.Loại hình bảo hiểm này cũng là một dạng của bảo hiểm trách nhiệm nênnó mang đầy đủ các đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm.

- Đối tượng bảo hiểm có tính trừu tượng: là phần trách nhiệm hoặcbồi thường thiệt hại

- Bảo hiểm trách nhiệm thường được thực hiện theo hình thức bắtbuộc :vừa ổn đinh tài chính cho người được bảo hiểm , vừa bảo vệ quyền lợicho phía người bị nạn Ở Việt Nam hiệm nay bảo hiểm trách nhiệm dân sựcủa chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được áp dụng cho tất cả các chủphương tiện ôtô, xe máy, môtô…theo QĐ 30/HĐBH 10/03/1988, nghị đinh115/1997/NĐ- CP 17/12/1997.

- Giới hạn trách nhiệm: tại thời điểm mà chủ phương tiện thamgia bảo hiểm thì chưa thể xác định được thiệt hại trách nhiệm dân sự và có thể

Trang 13

thiệt hại là rất lớn nên đòng thời cần nâng cao tinh thần trách nhiệm chongười tham gia bảo hiểm và ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm nên côngty bảo hiểm thường đưa ra mức bồi thường tối đa.

1.1Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Người tham gia bảo hiểm thường là các chủ xe Người bảo hiểm nhậnbảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do điều khiển xecơ giới của người lái xe.

Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối vớingười thứ ba Đối tượng bảo hiểm không được xác định trước.Khi nào xảy ratai nạn trong khi lưu hành xe có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới đối với người thứ ba thì mới xác định được đối tượng bảo hiểm.

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối vớingười thứ ba:

- Thứ nhất: Thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người thứ ba

- Thứ hai: Chủ xe ( lái xe ) gây ra thiệt hại về người hoặc của cải bên thứ ba

- Thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại củachủ xe ( lái xe ) với tổn thất thực tế của người thứ ba

- Thứ tư: Có sự khiếu nại của người thứ ba

Người thứ ba ở đây là nạn nhân trong vụ tai nạn có thể là một người, nhiều người cũng có thể là tài sản, hoa màu hoặc tư trang hành lý của người đó.

Bảo hiểm sẽ không bồi thường nếu người thứ ba là:

- Lái xe, phụ xe làm thuê cho chủ xe

- Gia đình của lái xe, phụ xe và tư trang hành lý của họ

Trang 14

- Thiệt hại về tính mạng và giảm tình trạng sức khoẻ của người thứ ba

- Thiệt hại về vật chất của người thứ ba

- Tổn thất về tài sản làm giảm thu nhập của người thứ ba

- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứuchữa ngăn chặn vụ tai nạn xảy ra, chi phí cứu chữa và chăm sóc nạn nhân

Những trường hợp sau sẽ không được người bảo hiểm bồi thường:

- Hành động cố ý vi phạm của chủ xe, lái xe và bên thứ 3

- Xe không đủ điều kiện theo quy định của Luật an toàn giao thôngđường bộ để lưu hành.

- Chủ xe và lái xe vi phạm những quy định của Luật giao thôngđường bộ như không có giấy phép lưu hành xe,lái xe không có bằng lái, nồngđộ cồn của lái xe quá mức cho phép, xe đi vào đường cấm…

- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động gây nên.

Ngoài ra bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với các tài sản quýgiá như vàng, kim cương, đá quý…

1.2 Phí bảo hiểm

Trang 15

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứba là một số tiền nhất định mà chủ xe (lái xe) sẽ phải nộp cho công ty bảohiểm ngay sau khi họ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số phí này được đóng một lần trong suốt thời gian hợp đồng có hiệulực.

Do các phương tiện giao thông khác nhau, đa dạng, về độ lớn có xácsuất gây ra tai nạn khác nhau do đó phí bảo hiểm được tính theo công thức:

P = f +dTrong đó:

P: Phí bảo hiểm tính trên đầu phương tiện.f: Phí thuần

d: Phụ phí

Thực chất phí thuần là số tiền bồi thường bình quân trong n năm chomỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong kỳ đó được xác định theo côngthức:

f =

CTS

Trang 16

PNH = * Số tháng xe hoạt độngHoặc :

PNH = PN * Tỷ lệ phí ngắn hạn theo thángTrong đó:

PNH: - Phí bảo hiểm đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạnPN: - Phí bảo hiểm một năm

Nếu trong trường hợp mà người tham gia bảo hiểm đã đóng đủ phí chocả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó trong năm phương tiện đó khônghoạt động nữa hoặc được chuyển nhượng cho người khác nhưng khôngchuyển quyền được bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi hoànphí bảo hiểm tương ứng với só thời gian còn lại của năm nếu trước đó ngườitham gia bảo hiểm chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường.

Phí hoàn lại là: PHL =

Cách tính phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vớingười thứ ba ở trên là dựa theo quy luật số lớn.Nhưng hiện nay thì các công ty

Trang 17

bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ này đều tuân thủ theo quy tắc, biểu phí củaBộ Tài Chính và biểu phí mở rộng thỏa thuận giữa các công ty ảo hiểm mà đãđược Bộ Tài Chính phê chuẩn, thông qua.

1.3 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là bản cam kết giữa công ty bảo hiểm và ngườitham gia bảo hiểm,theo hợp đồng thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo nhưthỏa thuận nếu người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro được bảo hiểm.

Đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đốivới người thứ 3 thì hợp đồng bảo hiểm chính là giấy chứng nhận bảo hiểmhay còn gọi là ấn chỉ sẽ được đưa cho người tham gia khi họ nộp phí và hợpđồng có hiệu lực kể từ lúc đó.Trong ấn chỉ sẽ có những nội dung bắt buộc:tên công ty bảo hiểm, nơi cấp giấy chứng nhận, họ và tên người tham gia bảohiểm, biển kiểm soát,phí bảo hiểm, ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, thamgia loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự với hạn mức trách nhiệm là baonhiêu.Ở đằng sau của ấn chỉ còn in những thông tin về điều kiện được bảohiểm, các điều kiện loại trừ để khách hàng tham khảo

2.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản.Vì thế ngườitham gia bảo hiểm với hình thức tự nguyện

2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

2.1.1 Đối tượng

Chủ phương tiện xe cơ giới tham gia bảo hiểm này là để được bồithường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình khi gặp những rủi romà được bảo hiểm.Đối tượng hiểm ở đây chính là những chiếc xe cơ giới còngiá trị và đang được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối với xe máy, xe môtô thì các chủ phương tiện tham gia bảo hiểmtoàn bộ vật chất thân xe.

Trang 18

Đối với người tham gia bảo hiểm cho ô tô thì có thể bảo hiểm toàn bộvật chất xe hoặc có thể tham gia bảo hiểm từng bộ phận.Bộ phận thườngthống nhất quy định là tổng thành xe

Gồm có bảy tổng thành: động cơ, hộp số, trục trước,hệ thống lái, lốp,cầu sau, thân vỏ

Ngoài ra ở một số xe đặc biệt, chuyên dùng như xe cứu thương, cứuhỏa,cần cẩu còn có tổng thành thứ tám là các cơ cấu chuyên dụng lắp trên xeđể sử dụng theo nhu cầu.

Hiện nay ở Việt Nam các công ty bảo hiểm thường triển khai nghiệp vụbảo hiểm này bảo hiểm toàn bộ hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.Vì thông thườngkhi xảy ra rủi ro thì tổng thành thân vỏ thường bị tổn thất nhất và thân vỏchiếm một phần lớn trong cơ cấu giá trị của xe.

2.1.2 Phạm vi bảo hiểm

Khi xe cơ giới tham gia bảo hiểm mà gặp những rủi ro sau đây thì sẽđược công ty bảo hiểm bồi thường.

- Tai nạn do đâm va, lật đổ.

- Cháy nổ, bão lụt,sét, động đất và mưa đá.- Bị mất cắp toàn bộ xe.

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.

Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho các chủ xe cơgiới tham gia bảo hiểm những chi phí hợp lý nhằm:

- Ngăn ngừa và hạn chế những tổn thất phát sinh thêm đối với xe khirủi ro được bảo hiểm đã xảy ra.

- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe đến nơi sửa chữa.

- Giám định tổn thất cho xe nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

Trang 19

Những thiệt hại vật chất của xe cơ giới do những điều sau gây ra thì sẽkhông được công ty bảo hiểm bồi thường:

- Xe bị hao mòn tự nhiên,mất giá, giảm dần chất lượng theo thờigian,hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa.

- Xe bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.- Xe bị mất cắp bộ phận.

Để tránh bị trục lợi bảo hiểm những thiệt hại, tổn thất của xe xảy ratrong những trường hợp sau cũng không được bồi thường:

- Hành động cố ý vi phạm của chủ xe, lái xe.

- Xe không đủ điều kiện theo quy định của Luật an toàn giao thôngđường bộ để lưu hành.

- Chủ xe và lái xe vi phạm những quy định của Luật giao thông đườngbộ như không có giấy phép lưu hành xe,lái xe không có bằng lái, nồng độ cồncủa lái xe quá mức cho phép…

- Thiệt hại do chiến tranh gây nên.

Những trường hợp này không được bảo hiểm là do rủi ro cao và hầunhư là không thể quản lý được.

2.2 Gía trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm

2.2.1 Gía trị bảo hiểm

Gía trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trườngtại thời điểm chủ xe mua bảo hiểm cho xe.

Gía trị bảo hiểm là cơ sở quan trọng để người tham gia bảo hiểm lựachọn số tiền bảo hiểm va là cơ sở để bồi thường nếu rủi ro xảy ra.Thế nênviệc xác định được đúng số tiền bảo hiểm là rất quan trọng.Tuy nhiên việc

Trang 20

này không hề đơn giản,cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố.Thị trường giá cảluôn biến động và giá cả của xe máy cũng không nằm ngoài quy luật đó.Bêncanh đó lại có rất nhiều loại xe mới tham gia giao thông nên dã gây khó khăncho việc xác định giá trị xe.Trên thực tế, các công ty bảo hiểm hiện naythường dựa vào các yếu tố sau để xác định giá trị xe bảo hiểm như: loại xe,năm sản xuất của xe đó, đọ mới cũ của xe Và các công ty bảo hiểm thườngsử dụng phương pháp là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao đểxác định giá trị bảo hiểm.Cụ thể:

Gía trị bảo hiểm = Gía trị ban đầu- Gía trị khấu hao (nếu có)

Gía trị khấu hao =

Đối với xe có thời gian sử dụng ngắn (dưới 1 năm) thì khấu hao bằngkhông.

2.2.2 Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểmhay là giá trị thực tế của xe tại thời điểm bảo hiểm.

Việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền bao nhiêu của chủ xe làcơ sở để xác định số tiền bồi thường nếu có tổn thất xảy ra.

Nếu số tiền bảo hiểm nhỉ hơn giá trị thực tế của xe thì được gọi là bảohiểm dưới giá trị.Khi có rủi ro, tổn thất xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ bồithường dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm của xe.

Khi số tiền bảo hiểm bằng với giá trị thực tế của xe tại thời điểm bảohiểm thì được gọi là bảo hiểm ngang giá trị.Rủi ro, tổn thất xảy ra thì công tybảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ thiệt hại trong phạm vi bảo hiểm.

Còn khi chủ xe lựa chọn số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thìgọi là bảo hiểm trên giá trị.Nhưng khi có rủi ro xảy ra thị công ty bảo hiểmcũng chỉ bồi thường tối đa bằng giá trị bảo hiểm của xe.

Trang 21

2.2.3 Phí bảo hiểm

Xác định phí bảo hiểm là bao nhiêu rất quan trọng đối với bất kỳnghiệp vụ bảo hiểm nào, vừa phải thu hút được khách hàng, vừa phải có lợicho mình.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghệp vụ phổ biến mà hầu nhưdoanh nghiệp bảo hiểm nào cũng triển khai nên tính cạnh tranh giữa các côngty bảo hiểm rất cao.Vì thế ngoài việc chăm sóc khách hàng, bồi thường nhanhchóng thì việc có số phí hợp lý là một yếu tố được đặt lên hàng đầu để thu hútkhách hàng tham gia, quyết định năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm.

Cũng giống như cách tính phí cho các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung,phí bảo hiểm vật chất đóng cho mỗi đầu xe với mỗi loại xe gồm hai phần : phíthuần và phụ phí

P = f + d

Phí thuần cho mỗi đầu xe được xác định như sau:

f =

Phần phụ phí gồm các chi phí như chi phí đề phòng tổn thất, chi choquản lý…Phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định sovới phí bồi thường.

Riêng đối với những xe hoạt động theo tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạtđộng xe trong vòng một số ngày trong năm thì chủ xe chỉ phải đóng phí chonhững ngày xe hoạt động:

Phí bảo hiểm =

Trang 22

Để thuận tiện cho việc xác định phí bảo hiểm trong trường hợp này thìsố tháng được làm tròn cụ thể như sau:

- Xe hoạt động dưới 3 tháng trong một năm thì đóng 30% phí cả năm- Xe hoạt động từ 3 tháng trở lên đến dưới 6 tháng thì phải đóng 60% phí

2.3 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới: là sự thoả thuận giữa công tybảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải có trách

Trang 23

nhiệm nộp phí bảo hiểm, bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường, trả tiềnbảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗibên.Ngoài hợp đồng bảo hiểm thì giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểmcũng có giá trị pháp lý tương tự.

III QUY TRÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

Muốn triển khai và phát triển một loại hình bảo hiểm thì khâu khai thácnghiệp vụ là yếu tố tiên quyết vì khai thác là khâu đầu tiên trong quy trìnhtriển khai sản phẩm bảo hiểm, đưa sản phẩm đến với khách hàng, thu hútkhách hàng.Chỉ có tiến hành khai thác tốt thig mới thực hiện tiếp được cáckhâu tiếp theo và đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm là“số đông bù số ít”

1 Tìm kiếm khách hàng

Khâu khai thác là khâu có tính quyết định trong việc triển khai sảnphẩm bảo hiểm thì tìm kiếm khách hàng là một bước chính, chủ đạo trongtoàn bộ khâu khai thác.Bước này thực hiện nhằm đưa sản phẩm bảo hiểm đếnvới khách hàng, giúp khách hàng hiểu và biết sản phẩm bảo hiểm xe cơ giớimà công ty cung cấp, sau đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.Bên côngty bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết còn gọi là tiếp thị chokhách hàng như:

- Chính phủ và nhà nước đã ban hành nghị định số 103/2008/NĐ/CPngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới(Thay thế Nghị định 115/1997/NĐ-CP).Còn bảo hiểm vật chất xe cơ giới làbảo hiểm tự nguyện, khách hàng không bắt buộc tham gia

- Đàm phán và chào phí hay chính là đưa biểu phí cụ thể của nghiệp vụbảo hiểm mà khách hàng tham gia.

- Các thông tin khác nếu khách hàng yêu cầu

Trang 24

2.Bán bảo hiểm

Sau khi khách hàng đã đồng ý mua và thống nhất nôị dung trong hợpđồng bảo hiểm thì hai bên sẽ ký kết xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗibên.Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và thu phí bảo hiểmcủa khách hàng.

Căn cứ vào nội dung ghi trên giấy yêu cầu bảo hiểm để viết giấy chứngnhận bảo hiểm.Bên bán bảo hiểm phải ký, ghi rõ họ và tên vào mục “ngườibán bảo hiểm”

3.Thống kê báo cáo

Khi đã tìm được khách hàng và bán bảo hiểm thì việc thống kê báo cáotình hình, kết quả là một việc hết sức quan trọng Qua công tác thống kê nàycông ty bảo hiểm sẽ kiểm soát, nắm vững được tình hình hoạt động của khâukhai thác và bán bảo hiểm.Nắm vững được danh sách khách hàng, biết đượckhách hàng nào tham gia lâu dài và tham gia với số lượng lớn để có thể chămsóc khách hàng một cách tốt nhất để họ có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm khihợp đồng hết hạn.

Trang 25

Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Tổng vốn đầu tư ban đầu của công ty là55 tỷ đồng trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ đồng và tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng.Ngày 15/04/2004, PJICO nhận giấy phép điều chỉnh số 06/GPDDC 19/KDBHcủa Bộ Tài chính cho phép công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng Ngày26/04/2007, PJICO nhận giấy phép điều chỉnh số 06/GPDDC 19/KDBH củaBộ Tài chính cho phép công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) gồm 7 cổ đông sáng lậpđã có nhiều đóng góp tích cực góp phần đưa đến kết quả hoạt động rất đangkhích lệ.( Bảng 2.1)

Trang 26

Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp.

Tỷ lệ đónggóp (%)1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) 28,050 512 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

( VIETCOMBANK)

3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam(VINARE) 4,400 8

5 Công ty thiết bị vật tư toàn bộ (MATEXIM) 1,650 3

(Nguồn: Công ty PJICO) Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luônluôn không ngừng lớn mạnh, là “nhà bảo hiểm chuyên nghiệp” Kể từ khiđược thành lập cho đến nay, công ty bảo hiểm PJICO là công ty đứng thứ tưtrên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ.

Sau hơn 13 năm hoạt động, với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứngnhu cầu bảo hiểm ngay tại chỗ, công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên1.000 cán bộ nhân viên năng động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyênmôn tốt làm việc tại Hà Nội và 49 chi nhánh trên 200 đại lý tại các tỉnh,thành Công ty bảo hiểm PJICO đã nhanh chóng triển khai gần 70 loại hìnhbảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, tài sản hỏa hoạn, hàng hải, conngười, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hang vạn đối tượng khách hangtrong và ngoài nước Công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnhvực bảo hiểm như bảo hiểm xây dựng các nhà máy xi măng, công trình giaothông vận tải, công trình năng lượng, công nghiệp xăng dầu, dân dụng …đồng thời nhiều công trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia được bảo hiểmtại PJICO như: phần lớn các tàu chở dầu lớn của các hãng tàu Việt Nam, độitáu VOSCO, Vinalines, Thủy I; các đường quốc lộ, các cầu lớn như cầu

Trang 27

Thanh Trì, Bãi Cháy, Phú Lương, Cẩm Phả, Cầu Đuống, Hàm Rồng, VĩnhTuy, các cầu đường sắt, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện như sông Hinh, ĐạiNinh, Sê San 3,4…các nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam đã triển khai như:Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp…; các tòa cao ốc, các khách sạn lớn ở HàNội và thành phố Hồ Chí Minh; hệ thống các kho bể, trạm xăng dầu trong cảnước và đông đảo hành khách của Đường sắt Việt Nam…

Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 40% / năm, từ khithành lập đến nay, PJICO đã luôn kinh doanh có hiệu quả cao, không nhữngbảo toàn mà còn phát triển vốn kinh doanh lên gấp 10 lần vốn góp ban đầucủa các cổ đông Công ty bảo hiểm PJICO đã thực sự tạo ra được một thươnghiệu và biểu tượng ngày càng phổ biến và có uy tín trên thị trường bảo hiểmViệt Nam, được khách hàng tin tưởng và các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thếgiới như Munich Re, Swiss Re, ERC, BEST Re… hậu thuẫn tích cực.

Trang 28

Đứng đầu là đại hội cổ đông: có quyền lực cao nhất của PJICO

Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý PJICO do đại hội cổ đông bầu ra,có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định các vấn đề liên quan đến mụcđích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đậi hội cổđông

Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm và được uỷ nhiệmquyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành kinh doanh.Bên cạnh đó còn có 3phó tổng giám đốc cùng các phòng ban, chi nhánh,văn phòng đại diện các khuvực.

Văn phòng công ty PJICO gồm có các phòng, ban:

- Phòng bảo hiểm hàng hải: phòng có nghiệp vụ khai thác các dịch vụbảo hiểm về xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểmtrách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm nhà thầu đóng tàu, bảo hiểm tàu sông,tàu cá.

- Phòng bảo hiểm phi hàng hải: thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm kếthợp con người, bảo hiểm học sinh,giáo viên, bảo hiểm bồi thường cho ngườilao động, bảo hiểm hành khách, khách du lịch.

- Phòng xe cơ giới: thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm về xe cơ giới- Phòng bảo hiểm tài sản hoả hoạn: làm nhiệm vụ khai thác cácnghiệp vụ bảo hiểm rủi ro về xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH HẢI PHÒNGCHI NHÁNH TP HCMCHI NHÁNH ĐÀ NĂNGCHI NHÁNH QUẢNG NINHCHI NHÁNH THÁI NGUYÊNCHI NHÁNH HÀ TÂYCHI NHÁNH HUẾCHI NHÁNH BÁC NINHCHI NHÁNH NGHỆ ANCHI NHÁNH QUẢNG BÌNHCHI NHÁNH THANH HOÁCHI NHÁNH LÂM ĐỒNGCHI NHÁNH BÌNH ĐỊNHCHI NHÁNH TÂY NGUYÊN……….

PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢIPHÒNG PHI HÀNG HẢIPHÒNG XE CƠ GIỚIPHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠNPHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ

NGHIỆP VỤPHÒNG TÁI BẢO HIỂM

PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNGPHÒNG ĐẦU TƯ

PHÒNG KẾ TOÁNPHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNGPHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾPHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ

PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT

PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10PHÒNG BẢO HIỂM ĐÔNG ANH

CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC

Trang 29

ro đặc biệt, bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê mướn,bảo hiểm mọi rủi rocông nghiệp, bảo hiểm máy móc.

- Phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ: quản lý tất cả hoạt động củacác nghiệp vụ bảo hiểm hiện có của công ty, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vịthực hiện.Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu nhữngnghiệp vụ bảo hiểm mới.

- Phòng tái bảo hiểm: làm nhiệm vụ nhận và nhưọng tái bảo hiểm cácnghiệp vụ bảo hiểm.

- Phòng giám định bồi thường: thực hiện giám định các tổn thất đượcbảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại tổn thất từ đó quyết định mức bồithường.

- Phòng đầu tư: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, liên doanh ký kết,thực hiện các dự án đầu tư…

- Phòng kế toán: thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý phí bảo hiểmgốc, chi trả tiền bồi thường, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

- Phòng tổng hợp: có chức năng hành chính quản trị và quản lý tài sảncủa công ty.Mua sắm trang thiết bị tài sản, thiết bị văn phòng cho công ty, inấn tờ rơi, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, tổ chức phục vụ các cuộc họp,hộinghị….

- Phòng tổ chức lao động: quản lý nhân sự trong công ty, quản lý laođộng, tiền lương, điều động cán bộ, tuyển cán bộ nhân viên cho công ty

- Phòng đào tạo

- Phòng thanh tra pháp chế: thực hiện nhiệm vụ nghiên cưu các vănbản pháp quy của nhà nước liên quan tới hoạt động bảo hiểm, kiểm tra tínhchất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường Ban

Trang 30

thanh tra còn kiểm trta các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảohiểm và thủ tục bồi thường.

- Phòng quản lý đại lý

PJICO còn có 11 văn phòng đại diện: - Văn phòng bảo hiểm khu vực I- Văn phòng bảo hiểm khu vực II- Văn phòng bảo hiểm khu vực III- Văn phòng bảo hiểm khu vực IV- Văn phòng bảo hiểm khu vực V- Văn phòng bảo hiểm khu vực VI- Văn phòng bảo hiểm khu vực VII- Văn phòng bảo hiểm khu vực VIII- Văn phòng bảo hiểm khu vực IX- Văn phòng bảo hiểm khu vực X- Văn phòng Đông Anh

Ngoài ra,có các chi nhánh, phòng bảo hiểm đại diện đặt tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Sài Gòn, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Thái Nguyên, Lâm Đồng…

3 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty

Hoạt động kinh doanh chính của PJICO cũng giống như các công tybảo hiểm khác đó là ngoài việc triển khai kinh doanh trong lĩnh vực bảohiểm(bao gồm kinhh doanh bảo hiểm gốc và kinh doanh tái bảo hiểm), PJICOcòn tham gia một số lĩnh vực đầu tư khác như: mua trái phiếu, kinh doanh bấtđộng sản…

3.1 Ngành nghề kinh doanh chính

3.1.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc

Trang 31

Ngay từ khi mới thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sảnphẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủyếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới;Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểmxây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn Đây là những sảnphẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toànCông ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Kết quả chung toàn Công ty Bảo hiểm PJICO năm 2008, tổng thu kinhdoanh đạt 1.308 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với 2007, đạt 106% kế hoạch,trong đó doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.060 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với2007, đạt 102% kế hoạch HĐQT giao Lợi nhuận trước thuế đạt 60,5 tỷ đồng,tăng trưởng 32% so với 2007 Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng,tăng 13% so với 2007.

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO

1.Doanh thu phí bảohiểm gốc

335,643 599,726 729,107 667,378 885,27 1060

(Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO)

3.1.2.Kinh doanh tái bảo hiểm:

Hoạt động nhượng và nhận tái bảo hiểm hết sức quan trọng và phổ biếnở bất kỳ một thị trường bảo hiểm nào,nó giúp các công ty bảo hiểm ổn địnhhoạt động,tăng cường khả năng chi trả và nhận bảo hiểm

a.Nhượng tái bảo hiểm

Nhượng Tái bảo hiểm là hoạt động nhằm san sẻ rủi ro cho các doanhnghiệp bảo hiểm gốc khi rủi ro xảy ra Phí bảo hiểm gốc sau khi trừ phínhượng tái bảo hiểm và cộng phí nhận tái bảo hiểm là phần phí giữ lại của

Trang 32

Công ty bảo hiểm gốc Lượng phí bảo hiểm giữ lại hàng năm phụ thuộc vàokhả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ cấu doanh thu phí củacác loại hình nghiệp vụ bảo hiểm Phần phí nhượng Tái bảo hiểm của PJICOtrong các năm 2004-2006 như sau :

Bảng 2.3: Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốc

1 Phí bảo hiểm gốc (Tr.đ) 597.884 726.520 667.3772 Phí nhượng tái bảo hiểm (Trđ) 147.079 215.477 222.2643 Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc(%) 24,6 29,66 33,3

( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO)

Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phíbảo hiểm gốc của PJICO Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăngso với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96% trên tổng phí.

Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là :

Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICOnhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phínhượng và nhượng tái tự nguyện.

Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; BảoMinh; PVI; PTI

Trang 33

Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE;AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE,

Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổnđịnh tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm.Trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cốđịnh của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụmà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểmgốc

b.Nhận tái bảo hiểm

Hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận táibảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả.Hàng năm hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đóng góp một phần đáng kể vào lợinhuận của PJICO.

Bảng2.4: Tình hình nhận tái bảo hiểm (2004- 2006)

3.2.Hoạt động đầu tư

Đầu tư là một trong số mảng hoạt động lớn của công ty bảo hiểm, nó cómột chức năng quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty bảohiểm nói chung và đặc biệt trong việc duy trì khả năng tài chính trong việcthực hiện cam kết với người tham gia bảo hiểm.

Trang 34

Hoạt động đầu tư của PJICO đã phát triển theo hướng ngày càngchuyên nghiệp hơn PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằmsử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫnđảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty

Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá, PJICO đã đầu tưvào hầu hết các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, đầu tư cổ phiếu, tiềngửi, bất động sản, Năm 2006, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấulại theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loạichứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủiro vừa phải.

PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư gópvốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổngcông ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xâylắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công tycổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco) , ngoài ra PJICOcòn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựachọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp. - Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO
Bảng 2.1 Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp (Trang 28)
Bảng 2.5: Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006 - Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO
Bảng 2.5 Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006 (Trang 38)
Bảng 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PJICO(2003-2006) - Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO
Bảng 2.6 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PJICO(2003-2006) (Trang 39)
Bảng 2.7: Số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO (2003-2007) - Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO
Bảng 2.7 Số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO (2003-2007) (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w