1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội

42 673 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 218 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời nói đầu 1 I- Tóm lược về doanh nghiệp: 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 2 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 3 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 4

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu đáng ghi nhận, biểu hiện ở nhiều mặttrong nền kinh tế xã hội Đời sống nhân dân được từngbước cải thiện, hàng hóa trên thị trường trong nước ngàycàng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trongnước và xuất khẩu sang thị trường thế giới Đó là nhờ cácđường lối, chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước ta.Trong đó chủ trương kinh tế nhà nước đóng vai trò chủđạo trong nền kinh tế quốc dân là một chủ trương đúngđắn Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo sẽ làm cho nềnkinh tế của nước ta đi đúng hướng, đúng mục tiêu củaĐảng, của dân ta cả về mặt kinh tế lẫn về mặt chính trị Dođó từ năm 1989 khi nước ta bắt đầu tiến hành công cuộcđổi mới nền kinh tế thì Đảng và chính phủ đã có nhữngchính sách, định hướng để xây dựng kinh tế nhà nước trởnên vững mạnh, đặc biệt là những ngành có vai trò chủđạo trong nền kinh tế Với mục đích dần xoá bỏ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp đã gây ra sự trì trệ cho nền kinh tếtrong nhiều năm nên nhà nước ta đã tiến hành thành lậpcác công ty Các công ty này tự tiến hành kinh doanh vàhạch toán độc lập, vốn do nhà nước cấp và tiến hành nộpthuế sử dụng vốn cho nhà nước Trong số các công ty củanhà nước thì cũng có những công ty làm ăn không có hiệuquả do sự thay đổi kinh tế Công ty thương mại và bao bì

Trang 2

Hà Nội ngày nay cũng ra đời trong hoàn cảnh đó Qua hơn10 năm hoạt động công ty đã đạt được những thành tựuđáng kể Đó cũng chính là lý do để nhìn lại cũng như đánhgía hoạt động của công ty để từ đó thấy được những thànhcông và những tồn tại của công ty từ đó có thể đề ra đượccác giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn vướngmắc của công ty cũng như phát huy các yếu tố thuận lợicủa công ty.

Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn công tyThương mại và Bao bì Hà Nội, đặc biệt là các cán bộtrong phòng Kinh doanh 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong thời gian thực tập ở công ty Xin trân trọng cám ơnsự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Vũ Huy Thông,giảng viên khoa Marketing- Đại học Kinh tế Quốc dân đãgiúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này.

Trang 3

I- Tóm lược về doanh nghiệp:

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 250/QĐ-UB ngày24 tháng 1 năm 1989 thành lập "Công ty bao bì xuất khẩu Hà Nội", tênthương mại là HAPACO, đến nay công ty có tên là "Công ty thương mại vàbao bì Hà Nội", tên thương mại là HATRAPACO Hiện nay trụ sở chínhcủa công ty đặt tại 201 phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tiếp quản xí nghiệp chạm bạc ở phố Khâm Thiên Hà Nội với nhàxưởng cấp 4, có 92 công nhân chạm bạc trong đó 72% là nữ Đồng thời vàothời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã nên mặt hàng chạm bạckhông còn thị trường tiêu thụ, hơn thế nữa tài sản cố định không đáng kể.

Mặc dù được nhà nước cấp vốn nhưng chỉ là lượng vốn rất ít ỏi nêncông ty đã phải cố gắng bằng chính nội lực của mình Trong 2 năm đầu khimới thành lập, công ty phải tiến hành kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.Trong thời kỳ này công ty chủ yếu tiến hành hoạt động nhập khẩu nguyênliệu và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm phục vụ cho sản xuất bao bì Hainăm đầu hoạt động công ty bị thua lỗ do tay nghề của công nhân chưa caovà quản lý không tốt đồng thời thị trường bao bì chưa phát triển Từ năm1991 công ty quyết định lựa chọn sản xuất bao bì carton và khi xưởng sảnxuất carton ra đời đã giải quyết công ăn việc làm cho 60 lao động trongcông ty Đến nay công ty làm ăn đã có lãi, hoàn thành các nghĩa vụ đối vớinhà nước,lương công nhân ở mức trung bình của thành phố Hà Nội từ600.000đồng đến 700.000đồng/tháng Đến nay vốn do nhà nước cấp cộngvới vốn tự có và vốn lưu động của công ty đã gấp 6 lần năm 1990 Công tyđã xây dựng được trên 1000m² nhà xưởng và hoạt động có hiệu quả Thịtrường của công ty mở rộng dần từ Nam ra Bắc và khách hàng không chỉ làkhách hàng Việt Nam mà còn là các công ty, xí nghiệp liên doanh nướcngoài Hiện nay công ty đang tiến hành mở rộng mặt hàng kinh doanh Chođến nay công ty là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Trang 4

Nam, và là thành viên của Liên hiệp Công ty Xuất Nhập khẩu và Đầu tư HàNội Như vậy qua 14 năm, công ty đã có sự phát triển lớn mạnh và bền bỉđi lên bằng chính nội lực của mình.

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Công ty có cơ cấu bộ máy chính như sau: Công ty có 3 cơ sở:

- Cơ sở chính: Chủ yếu tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại Gồmcó các phòng ban sau:

Giám đốc

Phòng HC (8 ng)

TC-Phòng Kế toán(7 ng)

Phòng KD 1(6 ng)

Phòng KD 2(5 ng)

Phòng Kếhoạch&Đầu tư

Xưởng Bánthành phẩm

Xưởng InTổ Bảo vệ

- Chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5

3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

3.1 Chức năng của công ty:

- Sản xuất và kinh doanh các loại bao bì cho xuất khẩu và nội địa.- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

- Kinh doanh thương mại tổng hợp.

3.2 Nhiệm vụ của công ty:

- Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất bao bì.

- Nhập khẩu các hàng hóa phụ trợ cho sản xuất và kinh doanh bao bì.- Cung cấp bao bì cho nhu cầu trong nước.

- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài.

- Thu gom hàng hóa phục vụ cho kinh doanh thương mại tổng hợp.

II- Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty:1 Môi trường kinh doanh của công ty:

1.1.Môi trường bên ngoài:

a Điều kiện chính trị:

Nước ta đã được độc lập 28 năm với sự ổn định về chính trị Từ sự ổnđịnh về chính trị dẫn đến sự ổn định và phát triển về kinh tế Nhưng ngượclại có ổn định về kinh tế thì mới có ổn định về chính trị Từ đó có thể thấyđược chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanhnghiệp nói riêng Do đó công ty cũng gặp những khó khăn và thuận lợikhác nhau Thuận lợi là:

- Thứ nhất là sự ổn định về chính trị, khi ổn định về chính trị sẽ tạo điều

kiện cho các nhà đầu tư, các bạn hàng mạnh dạn vào làm ăn ở Việt Nam từđó công ty sẽ có nhiều cơ hội hơn, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tìmkiếm được các nguồn hàng mới đồng thời cũng tạo sự an tâm cho công tykhi thực hiện bất cứ một hoạt động kinh doanh nào.

- Thứ hai là nhà nước ta đã từng bước đặt quan hệ ngoại giao, tiến hành

trao đổi về kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới Từ

Trang 6

đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty làm ăn dễ hơn đặc biệt trong các hoạtđộng xuất nhập khẩu.

- Thứ ba là chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước ta là mở cửa

nền kinh tế để tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài vào làm ăn.

- Thứ tư là nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng nền kinh tế với kinh tế

nhà nước là chủ đạo nên công ty cũng có nhiều điều kiện ưu đãi hơn trongkinh doanh.

- Thứ năm là bộ máy chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn có sự thống

nhất về đường lối chính trị, kinh tế mặc dù có sự thay đổi tổ chức bộ máyChính phủ cũng như bộ máy của Đảng.

- Thứ sáu là công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội là thủ đô của cả nước đồng

thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nên công ty cũng cónhiều cơ hội làm ăn hơn.

Tuy nhiên công ty cũng gặp những khó khăn lớn khi kinh doanh Đó làsự không ổn định trong các chính sách của nhà nước đã gây ra không ít khókhăn cho các hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là trong việc hoạchđịnh các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.Công ty thuộc thành phần kinh tế nhà nước mặc dù có những lợi thế nhưngcũng có những hạn chế đặc biệt là sự huy động vốn rất khó khăn khi cầnthực hiện các thương vụ đòi hỏi nắm bắt đúng thời cơ Ngoài ra bộ máyhành chính của nhà nước còn quá cồng kềnh, rườm rà làm cho sự linh hoạt,chủ động trong kinh doanh của công ty bị hạn chế rất nhiều Đồng thời cònphải kể đến các tiêu cực trong bộ máy nhà nước tạo nên sự không côngbằng cũng như khó khăn trong kinh doanh của công ty Cũng phải kể đếnhệ thống pháp luật của nước ta còn quá nhiều kẽ hở và việc áp dụng luậtcòn nhiều chỗ chưa đúng do đó cũng tạo nên sự không công bằng trongkinh doanh, gian lận thương mại.

Như vậy các điều kiện về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của công ty, nó gắn liền với hoạt động của công ty trong hiện

Trang 7

tại cũng như trong tương lai Điều kiện chính trị chính là điều kiện đầu tiênđể công ty hoạt động.

b Điều kiện kinh tế:

Công ty được thành lập từ năm 1989, đây là thời kỳ nước ta bắt đầubước vào công cuộc đổi mới đất nước với nhiệm vụ đưa nước ta thoát khỏikhủng hoảng kinh tế triền miên Mở cửa nền kinh tế, xây dựng một nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hộichủ nghĩa, đó chính là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta Đến nay nước tađã đạt được những thành tựu rất đáng kể, bước đầu đã xây dựng được mộtnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Với sự tham gia của nhiều thànhphần kinh tế sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh rất thuận lợi nhưngcũng rất khó khăn Do đó công ty có những thuận lợi và khó khăn Thuậnlợi đó là:

- Thứ nhất là thu nhập quốc dân của nền kinh tế đã cao hơn so với 10 năm

trước đây nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàngkhác cũng tăng lên, nên công ty cũng có cơ hội làm ăn hơn.

- Thứ hai là nền kinh tế đã bắt đầu có sự tăng trưởng nhanh trong những

năm trở lại đây kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu vềhàng hóa cũng tăng cao đồng thời nhà nước cũng có nhiều khoản đầu tưhơn đặc biệt là cho các doanh nghiệp của nhà nước Do đó công ty cũng cónhiều cơ hội hơn khi xin vốn từ nhà nước.

- Thứ ba đó là nước ta đã đẩy lùi được lạm phát nên nền kinh tế đã phát

triển ổn định hơn Trong 2 năm 1998 và 1999 nước ta chịu ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Thái Lan nên các công ty của ViệtNam nói chung cũng như HATRAPACO nói riêng chịu ảnh hưởng khôngnhỏ Biểu hiện ở việc xuất khẩu khó khăn, buôn bán ngay trong nước cũnggặp nhiều khó khăn hơn.

Trang 8

- Thứ tư đó là nhà nước đã ổn định được tỷ giá hối đoái trong nhiều năm

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm làm ăn đặc biệt là các công tytiến hành hoạt động xuất khẩu.

Khó khăn đó là:

- Thứ nhất là sự cạnh tranh quyết liệt trong nên kinh tế nước ta và trên thị

trường quốc tế làm cho công ty kinh doanh khó khăn hơn.

- Thứ hai là những gian lận trong thương mại tạo nên sự không công bằng

trong kinh doanh

- Thứ ba là những chính sách về thuế làm cho giá cả bị đẩy cao lên, đặc

biệt khi chính phủ thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) làm chogiá bán của các mặt hàng cao hơn từ đó làm cho sức mua giảm.

- Thứ tư đó là khi công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu thì phải chịu

những thông lệ quốc tế nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn.

- Thứ năm là nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh nên cơ sở hạ tầng

của nền kinh tế bị tàn phá nặng nề nên các doanh nghiệp nói chung và côngty nói riêng cũng gặp phải nhiều khó khăn Từ cuối năm 1999 nền kinh tếnước ta xuất hiện những dấu hiệu chững lại, sức mua giảm xuống rõ rệttrên tất cả các ngành của nền kinh tế Do đó công ty cũng đã gặp nhiều khókhăn trong việc tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuy có những khó khăn nhưng công ty đã có nhiều biện pháp khắcphục như thành lập phòng kế hoạch & đầu tư để đưa ra những biện pháp,những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, tăngcường các biện pháp tiếp thị, mở rộng thị trường của công ty, tranh thủ vốnnhà nước cấp, chuyển từ việc công ty tự tiến hành các hoạt động xuất nhậpkhẩu sang uỷ thác xuất và uỷ thác nhập.

c Điều kiện xã hội:

Điều kiện xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa công ty Một xã hội tiến bộ, có bản sắc văn hoá riêng sẽ là cơ hội đểcông ty tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nhưng đồng thời

Trang 9

cũng là khó khăn nếu công ty không biết khai thác đúng hướng, đúng vớiđặc điểm của xã hội đó Công ty có nhiều thị trường nhưng quy lại có haithị trường chính đó là thị trường trong nước và thị trường ngoài nước vàmỗi một thị trường lại có những điều kiện xã hội khác nhau.

Đối với thị trường trong nước, công ty có nhiều điều kiện thuận lợi Donhu cầu của cuộc sống ngày càng cao nên những mặt hàng mang tính thẩmmỹ, nghệ thuật ngày càng được quan tâm chú trọng Những mặt hàng thủcông mỹ nghệ đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, phức tạp xã hội ngày càng nhiềutrong những nơi quan trọng, những gia đình giàu có,…

Đối với thị trường nước ngoài thì nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹnghệ rất cao, không những chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đạt được tiêuchuẩn về chất lượng Thị trường nước ngoài đa dạng và phong phú về nhucầu cũng như khiếu thẩm mỹ Đây cũng là cơ hội để công ty tiến hành kinhdoanh với các thị trường khác nhau Tuy nhiên công ty cũng gặp nhữngkhó khăn như việc đáp ứng các tiêu chuẩn nước ngoài, các công ty ở cácnước đó thường tin dùng các sản phẩm của các bạn hàng truyền thống, sựcạnh tranh ở các thị trường này rất khốc liệt.

d Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh thường làm cho công ty khó khăn hơn trong kinhdoanh Đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ là những đối thủ trongnước mà còn là những đối thủ nước ngoài Do nhà nước ta có chính sách tấtcả các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp kinh doanh, tiến hành các hoạtđộng xuất nhập khẩu nên đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều đặc biệtlà các xưởng, các xí nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ngàycàng nhiều Các xí nghiệp, công ty tư nhân ít chịu sự chi phối của nhà nướcmột cách trực tiếp nên khả năng linh hoạt, chủ động trong kinh doanh caohơn công ty đặc biệt là khả năng huy động vốn nhanh, thích ứng nhanhnhạy với sự thay đổi môi trường kinh doanh, hiệu quả quản lý cao, bộ máygọn nhẹ Bên cạnh đó các công ty tư nhân cũng có những hoạt động lách

Trang 10

luật như gian lận thương mại, trốn thuế, từ đó tạo ra sự cạnh tranh khônglành mạnh Bên cạnh các công ty tư nhân thì các công ty nhà nước cũng làđối thủ cạnh tranh của công ty Tuy nhiên chính các đối thủ cạnh tranh làđộng lực để công ty cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh Trong hoàncảnh hiện nay, các đối thủ cạnh tranh cũng có rất nhiều hoạt động để tăngcường vị thế của mình trên thị trường, ngoài các đối thủ hiện tại còn có cácđối thủ tiềm năng đó chính là các công ty sắp tham gia vào thị trường Dođó, công ty cần có những biện pháp cụ thể để có thể giữ vững thị trườnghiện có và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

1.2 Môi trường bên trong:

a Điều kiện về tài chính:

Vốn ít, cơ sở vật chất ban đầu chỉ là dãy nhà cấp bốn tiếp quản của xínghiệp chạm bạc Cho đến nay vốn của công ty đã gấp sáu lần vốn lúc đầu.Có được thành tích trên là nhờ được sự bổ sung vốn từ Sở tài chính, Cụcquản lý vốn và tài sản nhà nước tại Hà Nội Tuy nhiên cơ sở vật chất cònnghèo nàn, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đáp ứng được với yêu cầungày càng cao của thị trường Trong khi công ty đang khó khăn về nguồnvốn thì năm 1999 công ty lại bị chiếm dụng vốn 1,2 tỷ đồng đến nay vẫnchưa đòi được Như vậy điều kiện tài chính của công ty đang hết sức khókhăn, tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân viên của công ty vẫn cố gắng đểđạt được các chỉ tiêu mà nhà nước đề ra đồng thời tranh thủ xin thêm vốntừ nhà nước và tận dụng các khoản vay ưu đãi của nhà nước.

b Lợi thế kinh doanh:

Qua 14 năm hoạt động công ty đã có những lợi thể kinh doanh nhấtđịnh và những lợi thế này đã giúp công ty hoạt động có hiệu quả.

- Thứ nhất, công ty thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do đó cũng có được

những ưu đãi nhất định do chủ trương của nhà nước là kinh tế nhà nướcđóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Tất nhiên công ty không thể chỉ dựavào những sự ưu đãi này.

Trang 11

- Thứ hai, công ty đặt trụ sở kinh doanh chủ yếu ở hai trung tâm kinh tế lớn

đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do đó công ty cũng có nhiều cơhội kinh doanh hơn.

- Thứ ba, công ty hiện giờ là thành viên của Liên hiệp công ty xuất nhập

khẩu và đầu tư Hà Nội, đồng thời là hội viên của Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam, do đó được sự chỉ đạo từ cấp trên mỗi khi gặp khókhăn và tăng thêm vị thế của công ty trên thị trường.

c Trình độ nhân sự:

Trình độ nhân viên của công ty được nâng cao dần qua thời gian Khảnăng thích ứng với sự thay đổi của thị trường được nâng cao hơn Với việcthành lập phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và đầu tư thì khả năng an toàntrong kinh doanh được nâng cao hơn, tìm được nhiều thị trường mới, tăngcường các hoạt động marketing Việc bố trí nhân sự cũng tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động của các phòng này Những cán bộ trẻ mới đượctuyển dụng có trình độ, có sức trẻ do đó có thể tăng cường khả năng kinhdoanh cho công ty Khả năng quản lý của các nhà quản trị cũng khá tốt thểhiện ở việc tạo ra một bầu không khí thoải mái trong khi làm việc, nhàquản trị cấp cao nhất cũng có sự quan tâm đến đời sống của cán bộ nhânviên

C c u lao ơ sở sản xuất gồm có: ất gồm có: động của công ty:ng c a công ty:ủa công ty:

Sơ cấpNamNữ23-3030-4545-60

Tuy nhiên với trình độ như vậy thì các nhân viên của công ty cũng chưađủ khả năng để có thể đưa doanh nghiệp thực sự trở thành một công ty lớncủa nhà nước bởi lẽ thị trường thay đổi bất thường mà khả năng cập nhậtnhững thông tin mới của nhân viên còn thấp Do đó việc thích ứng với từngtình huống còn chậm, thêm vào đó khả năng hoạch định hay xây dựng kế

Trang 12

hoạch kinh doanh còn thấp Hơn nữa việc tuyển dụng bên trong công tycòn diễn ra chậm Do vậy việc tạo điều kiện cho những người thực sự cókhả năng với những công việc nhất định được làm đúng vị trí là khó khăn.

Trang 13

2 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm2002:

Thị trường của công ty ngày càng mở rộng với các bạn hàng trong vàngoài nước, không ngừng tăng về số lượng Công ty đang mở rộng lĩnh vựckinh doanh và chuyên vào một số hoạt động như:

- Nhập khẩu: máy móc và nguyên liệu dùng cho sản xuất như thép,giấy, hoá chất, máy dân dụng và máy công nghiệp, hàng tiêu dùng,…

- Xuất khẩu: Hàng thủ công mỹ nghệ như: hàng mây tre, đồ gốm sứ, đồgỗ mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất, bao bì, thảo dược, lương thực, thực phẩm vànông sản,…

- Sản phẩm: Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, các loại bao bìgiấy, các mặt hàng sử dụng vật liệu mới có nguồn gốc tự nhiên với hệthống xưởng sản xuất hàng mây tre đan, đồ gỗ sơn mài, đồ gia dụng, gốmsứ,…

- Dịch vụ: Các dịch vụ khách sạn, đại lý giao nhận và bốc xếp hàng,liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…

2.1 Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện:

Nội dungKế hoạchgiao

Thực hiện năm2002

Tỷ lệ % so vớiKH giao

Tỷ lệ % so vớicùng kỳ 20011Nhập khẩu4,8triệu USD6,95triệu USD144.80159.032Xuất khẩu0,7triệu USD0,84triệu USD120.00178.723Tổng doanh thu130 tỷ đồng170,18 tỷ đồng130.91151.274Tổng nộp NS

17,88 tỷ đồng

Với các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đã đạt được, công ty Thươngmại và Bao bì Hà Nội là một trong hai công ty thành viên của Liên hiệpcông ty Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội được UNIMEX Hà Nội, SởThương mại Hà Nội đề nghị thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc hoàn thành

Trang 14

kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 và được Liên hiệp công ty khenthưởng.

2.2 Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2002 tăng trên 178,72% so vớinăm 2001 Ngoài việc giữ vững được thị trường và bạn hàng cũ, công ty đãmở rộng thêm thị trường và khách hàng mới ở Nga và Nhật Bản, mở rộngthêm nguồn hàng xuất khẩu về quần áo, hàng mỹ nghệ Xưởng sản xuấtmây tre đã được củng cố về tổ chức, cải tiến về kỹ thuật, chủ động sản xuấtđược nguồn hàng đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng đạt yêu cầucủa khách hàng Đặc biệt năm 2002 xưởng này đã cung cấp 90% nguồnhàng xuất khẩu cho công ty, sản xuất tăng 147% so với năm 2001.

2.3 Nhập khẩu:

Công ty có nhiều tiến bộ rõ rệt, kết quả tăng hơn 159% so với năm2001 Năm 2002, mặt hàng truyền thống như nguyên liệu về giấy gặpnhiều khó khăn, kim ngạch nhập khẩu về mặt hàng này bị giảm sút do thịtrường trên thế giới có nhiều biến động về giá cả Công ty đã mở rộng vàđẩy mạnh thêm về các mặt hàng khác như vải, thép, xe chuyên dùng, điệntử, thực phẩm,… chiếm tỷ trọng hơn 90% so với kim ngạch nhập khẩu cảnăm.

2.4 Sản xuất kinh doanh và khai thác thị trường:

- Tổng doanh thu cả năm đạt 170,18 tỷ đồng tăng 151,27% so với năm2001 Trong đó doanh thu hàng hóa do công ty sản xuất tăng hơn 130% sovới năm 2001.

- Từng bước chủ động bán hàng xuất khẩu trực tiếp, qua các tổ chứcxúc tiến thương mại và tham gia Hội chợ trong và ngoài nước.

- Duy trì và giữ vững sản xuất bao bì carton và hàng thủ công mỹ nghệtại các làng nghề ổn định, áp dụng nhiều các hình thức kinh doanh trongxuất nhập khẩu và dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng khả năngcạnh tranh trong sản xuất kinh doanh - dịch vụ.

Trang 15

- Tích cực giao dịch tìm kiếm khách hàng, bạn hàng mới, thử nghiệmáp dụng các hình thức kinh doanh mới Xưởng sản xuất bao bì carton mặcdù gặp nhiều khó khăn, máy móc cũ, mặt bằng chật hẹp song vẫn tăngtrưởng gấp 2 lần so với những năm trước.

2.5 Đầu tư:

Công ty đã đầu tư thêm 1 máy bế cho sản xuất bao bì carton, xây dựngthêm 400m² nhà xưởng, trang bị 4 chiếc ôtô con mới để nâng cao năng lựcsản xuất, tăng hiệu quả làm việc tại Xí nghiệp sản xuất Bao bì carton, tạiChi nhánh TPHCM, tại văn phòng công ty Trị giá đầu tư năm 2002 là 1480 000 000 đồng.

2.6 Công tác tài chính kế toán:

- Năm 2002 công tác tài chính đã có những bước phát triển rất đáng kểvà quan trọng phục vụ tốt cho các đơn vị kinh doanh của công ty Phòng kếtoán với số biên chế chỉ có 5 người nhưng đã có nhiều cố gắng tích cựctrong việc huy động vốn và vay vốn ngân hàng đáp ứng kịp với tốc độ pháttriển kinh doanh của các đơn vị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Nộp ngân sách đạt 113,53% so với kế hoạch giao, được Uỷ ban nhândân TP Hà Nội cấp vốn lưu động bổ sung thêm 400.000.000 đồng tháng 7năm 2002 Giải quyết việc xử lý khoản nợ phải thu khó đòi là 741.800.000đồng từ nhiều năm nay vào kết quả sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện tốt việc báo cáo kịp thời cho các cấp các ngành với số liệuđầy đủ, lưu chuyển chứng từ chính xác không có các vụ việc xảy ra Chấphành tốt chế độ chính sách quản lý tài chính và các Luật định về thuế Bảotoàn và phát triển vốn.

- Từng bước chuẩn bị áp dụng đưa chế độ hạch toán kế toán phần mềmtrên mạng vào hoạt động, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, chi phí laođộng, hạch toán sản xuất kinh doanh báo sổ của Xí nghiệp sản xuất bao bìcarton và Chi nhánh TP HCM Phát huy cao tính tự giác, tiết kiệm, hiệuquả trong sản xuất kinh doanh.

Trang 16

2.7 Công tác tổ chức cán bộ và phối hợp hoạt động trong công ty:

- Từng bước kiện toàn và ổn định về cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụở các đơn vị mới thành lập như Chi nhánh TP HCM, Xưởng sản xuất mâytre xuất khẩu, phòng Kế hoạch và Đầu tư Tạo cơ chế mới, phối hợp cácthành phần kinh tế, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộphận nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức cho công nhân thi tay nghề, nâng lương đúng hạn, động viênkịp thời cho CBCNV.

- Giải quyết đúng chế độ chính sách cho người lao động, nộp Bảo hiểmxã hội đầy đủ đúng hạn Thu nhập bình quân đảm bảo cho người lao độngđạt năm sau cao hơn năm trước.

- Các cấp lãnh đạo trong công ty phối hợp chặt chẽ với nhau vì mụctiêu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, luôn lấy nguyên tắc tậptrung dân chủ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn được triệt để chấphành trong lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên.Quyền làm chủ của người lao động được tôn trọng, được quan tâm đầy đủ,người lao động được bình đẳng về môi trường làm việc phát huy khả năngsáng tạo ý thức tốt được nghĩa vụ, quyền lợi về vật chất và tinh thần,CBCNV tự giác hăng say lao động sản xuất kinh doanh.

- Quan hệ tốt với các ngành chức năng, cơ quan quản lý các cấp, hệthống ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh, cấp thêmvốn lưu động, làm đơn giá tiền lương 03 năm 2002-2004, duyệt quyết toán,thu hồi công nợ, mở rộng ngành hàng sản xuất kinh doanh, nâng hạngdoanh nghiệp từ hạng III lên hạng II,… tạo ra động lực tổng hợp để đưa sảnxuất kinh doanh tăng trưởng và phát triển bền vững.

2.8 Công tác chăm lo quyền lợi vật chất, tinh thần của CNVC:

Cùng với việc thực hiện những chỉ tiêu của nhà nước giao, Chínhquyền phối hợp cùng Công đoàn tổ chức cho CNVC rà soát lại hệ thốngcác văn bản quy chế dân chủ cơ sở Quý I/2002 đã tổ chức tốt Đại hội

Trang 17

CNVC 2002, ký thoả ước lao động tập thể, trên cơ sở đó cán bộ công nhânviên chức hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi được bảo đảm Chế độ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân viên.

- Bình quân thu nhập: Trên 1.350.000 đồng/người/tháng.

- Nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, công ty tổ chức cho toàn thểCBCNVC đi thăm quan du lịch ngắn ngày tại Đồ Sơn, Thác Đa,…

- Đặc biệt công ty đã tổ chức cho 7 cá nhân lao động giỏi đi thăm quankhảo sát Thái Lan và 6 đồng chí cán bộ chủ chốt đi tham quan khảo sát thịtrường Bắc Kinh- Thượng Hải đạt kết quả tốt.

III- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của công ty:

1 Giới thiệu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam Nóđược hình thành từ làng nghề, phường nghề sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng,sơn mài khảm trai ở Đình Bảng- Từ Sơn, điêu khắc ở Đồng Kỵ- Hà Bắc,Đồng Tâm- Nam Hà, đúc đồng ở Ngũ Xá- Hà Nội, mây tre ở Vạn Phúc-Thanh Trì, Ninh Sở- Hà Tây, cói đan ở Kim Sơn- Ninh Bình, Nga Sơn-Thanh Hoá, ở miền Nam có sơn mài Sông Bé, gốm Đồng Nai, đá NgũHành Sơn Những làng, vùng nghề truyền thống nêu trên có nghề truyềnthống từ hàng ngàn năm nay.

Nguồn lao động dồi dào và có trình độ, có kiến thức, có kỹ năng, kỹxảo Hàng chục vạn lao động có tay nghề cao, làm nghề chuyên nghiệpdưới sự chỉ đạo của các nghệ nhân Ngoài ra còn có hàng triệu lao động thủcông theo thời vụ Hiện nay đội ngũ lao động trẻ có trình độ văn hoá,nhanh, khéo tay hàng năm bổ sung một lực lượng không nhỏ Đây lànguồm tài nguyên quý giá để vổ chức khai thác kinh doanh xuất nhập khẩuthủ công mỹ nghệ.

Trang 18

Nguồn nguyên liệu phong phú: Hàng thủ công mỹ nghệ được sáng tạora từ các nguồn nguyên liệu khác nhau ở nước ta rất sẵn như: mây, tre,song, lá cói, vỏ đay, sọ dừa, các loại gỗ, than đá, đất Các loại kim loạikhác như: Gang, đồng, sắt, vàng, bạc, bạch kim,… Với bàn tay khéo léo,người ta tạo ra các sản phẩm mỹ thuật, mỹ nghệ và thủ công có giá trị đượcnhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Đặc tính mặt hàng: Hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệvừa mang tính mỹ thuật, vừa thể hiện nền văn hoá dân tộc, vừa có giá trị sửdụng Tuy hàng thủ công mỹ nghệ không liệt vào các loại hàng tiêu dùngthiết yếu, song đời sống và dân trí càng cao thì nhu cầu về nó ngày càngnhiều Hơn thế nữa, hàng thủ công mỹ nghệ mang những nét đặc trưngriêng của mỗi dân tộc mà nước khác có nhu cầu sử dụng, trao đổi Vì vậy,tuy trong mậu dịch quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ không chiếm tỷ trọnglớn nhưng nó trao thương với tất cả các nước trên thế giới, không nước nàokhông có hàng thủ công mỹ nghệ trong danh mục kim ngạch xuất khẩu.

2 Đánh giá thị trường hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế:

2.1 Thị trường thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra chủ yếu dành cho xuấtkhẩu, còn tiêu dùng ở trong nước thì rất ít Để thực hiện chủ trương gắn sảnxuất với thị trường thế giới nhằm giảm bớt khâu trung gian làm cho hànghóa Việt Nam thích ứng với thị trường thế giới nên các doanh nghiệp nhànước, nhà sản xuất, tư nhân rất chú ý đến việc sản xuất, thu mua và xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ Một số doanh nghiệp chuyên kinh doanhhàng thủ công mỹ nghệ cũng đều được phép tham gia xuất nhập khẩu mặthàng này vì thế các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt Lượng hàng thủcông mỹ nghệ ngày càng hạn chế, việc tăng năng suất cũng rất chậm vìviệc sản xuất chủ yếu là thủ công Trong khi đó số người được phép xuấtkhẩu rất lớn nên xảy ra tình trạng cạnh tranh trong việc kinh doanh làm chogiá cả của hàng thủ công mỹ nghệ tăng nhanh chóng và luôn thay đổi.

Trang 19

Nguồn hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu được nhập từ cáclàng nghề, các xưởng sản xuất nhỏ và do tư thương nắm giữ nên các doanhnghiệp nhà nước phải mua lại hoặc xuất khẩu uỷ thác Mặt khác, các nhàxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lại tranh nhau chào bán cho các công tynước ngoài với các mức giá và chất lượng không đồng đều dẫn tới hiệntượng phía nhập khẩu có điều kiện ép giá hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam Ngoài ra các công ty nước ngoài còn sử dụng các đơn vị, tổ chức củaViệt Nam làm môi giới, đại lý vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thâmnhập thị trường thế giới của hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta.

2.2 Giá xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới:

Trước đây doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếutheo Nghị định thư do nhà nước quy định, vì vậy mức giá xuất khẩu đảmbảo trong một thời gian dài và số lượng được ổn định Cũng do việc xuấtkhẩu theo Nghị định thư nên giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ khôngđược thay đổi phù hợp với sự biến động của thị trường và giá cả xuất khẩucủa các nước khác Tuy nhiên, nó đảm bảo cho công ty có mức giá ổn định,quyền lợi của công ty được bảo vệ.

Từ năm 1989 trở lại đây, do có sự chuyển hướng sang cơ chế thị trườngở nước ta nên nhà nước đã bỏ chế độ quản lý giá cả đối với mặt hàng thủcông mỹ nghệ và hiện nay giá mặt hàng này hoàn toàn do thị trường quyếtđịnh Trong khi đó, giá xuất khẩu có sự chênh lệch với giá quốc tế do cáccông ty trong nước cạnh tranh nhau trong việc xuất khẩu Để cạnh tranhđược họ luôn đưa ra các mức giá thấp hơn để tranh khách miễn là họ thựchiện được việc xuất khẩu mặc dù lãi suất thấp Do đó chính họ đã tự phágiá xuất khẩu gây thiệt hại cho quốc gia và cả người sản xuất Để có thểxuất khẩu được mặt hàng này là một khó khăn rất lớn trong hoạt động kinhdoanh của công ty.Tuy nhiên công ty có những mối quan hệ tốt với một sốbạn hàng vì vậy mặt hàng xuất khẩu của công ty được nhiều nưóc ưa

Trang 20

chuộng, việc xuất khẩu một số mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao như: Gốmsứ, hàng sơn mài mỹ nghệ, hàng mây tre đan,…

3 Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty:

3.1 Thị trường chủ yếu:

Ở nước ta từ năm 1985 trở về trước, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩuluôn chiếm tỷ trọng từ 9 đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.Trong những năm qua, thị trường thủ công mỹ nghệ trên thế giới nhìnchung khá sôi động, biến đổi về cả giá cả, số lượng và tỷ trọng cácloại mặthàng thủ công mỹ nghệ trong các khu vực.

Do địa lý khác nhau, văn hoá dân tộc khác nhau, trình độ phát triểnkinh tế và đời sống sinh hoạt khác nhau nên tự nó hình thành nhu cầu traođổi hàng thủ công mỹ nghệ một cách khác nhau

Như Nhật là một nước có ngành kỹ nghệ gốm sứ đạt trình độ hoàn hảobậc nhất thế giới, thế nhưng họ vẫn nhập gốm sứ Đồng Nai, Bát Tràng vềtiêu thụ tại Nhật Còn Đài Loan là nước đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào ngành sản xuất đồ điêu khắc rất tinh vi và hoàn chỉnh nhưng lại là bạnhàng mua hàng điêu khắc gỗ từ Việt Nam với số lượng tương đối lớn, đạthàng triệu USD/ năm.

Thị trường của công ty hiện nay chủ yếu là các nước thuộc khối tư bảnchủ nghĩa và các nước đang phát triển Tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệsang các nước này tăng nhanh và lớn hơn so với kim ngạch xuất khẩu trướcđây khi xuất sang các nước xã hội chủ nghĩa Song đối với thị trường nàythường xuyên có sự biến đổi về nhu cầu, dẫn tới sự biến động về giá cả, sốlượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Hànggốm sứ; đồ nội thất bằng gỗ,mây, tre; hàng sơn mài.

Thị trường chủ yếu của công ty bao gồm:- Châu Á: Được chia làm 3 thị trường chính:

+ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc: Xuất khẩu cácmặt hàng mang tính truyền thống với chủng loại phong phú nhất.

Trang 21

+ Thái Lan, Lào, Malaysia, Singapore, Ấn Độ.+ Vùng Trung Cận Đông.

- Châu Âu: CHLB Nga, CH Séc, Phần Lan, Đức, Ucraina, Anh, Pháp,Italia.

- Châu Mỹ: Mỹ, Canada.- Châu Đại Dương: Australia.- Châu Phi: Nam Phi.

3.2 Khách hàng chủ yếu của công ty:

Khách hàng của công ty rất đa dạng và phong phú về nhu cầu và đến từnhiều quốc gia, song có thể chia làm các loại chính như sau:

- Khách hàng quen biết qua các thương vụ buôn bán các mặt hàng thủcông mỹ nghệ của công ty.

- Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý, các trung gian thương mạihoặc các văn phòng giao dịch ở nước ngoài.

- Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo, qua các Web-site trênmạng, qua sự giới thiệu của Sở Thương mại, Trung tâm Xúc tiến thươngmại,…

- Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡ ở các cuộc hộithảo, hội chợ triển lãm, …

Nói chung các khách hàng của công ty hiện nay đều là những kháchhàng có quan hệ vững chắc và lâu dài với công ty Đa số trong số các kháchhàng này là các công ty trung gian, các đại lý của các công ty xuất nhậpkhẩu nước ngoài hoặc chính các công ty nước ngoài nhưng làm nhiệm vụnhư nhà phân phối Ngoài ra còn có các tổ chức sản xuất mặt hàng thủ côngmỹ nghệ trong nước, các công ty kinh doanh trong nước nhưng không đượcphép trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu Hiện nay công ty đang pháthuy mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên để giữ các khách hàng hiện có,mặt khác tích cực tìm kiếm thêm các bạn hàng mới.

3.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường:

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w