MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU QUÁ TRèNH HèNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CễNG TY ARTEX THĂNG LONG. 10 1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam. 10 1.1.1.Đặc điểm hàng Thủ công Mỹ nghệ. 10 1.1.1.1.Cỏc quan niệm v
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 10
1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam 10
1.1.1.Đặc điểm hàng Thủ công Mỹ nghệ 10
1.1.1.1.Các quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ 10
1.1.1.2 Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ 11
1.1.1.3 Đặc điểm của hàng Thủ công mỹ nghệ 13
1.1.2.Tình hình xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam 18
1.1.2.1 Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 18
1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm gần đây 21
1.1.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam 28
1.1.3.1.Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới 28
1.1.3.2.Tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 29
1.1.3.3.Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế. 30
1.1.3.4.Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với công ty ARTEX Thăng Long 32
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ARTEX Thăng Long 33
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ARTEX Thăng Long 33
1.2.1.1 Quá trình hình thành của công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long 33
1.2.1.2 Quá trình phát triển của công ty ARTEX Thăng Long JSC 34
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 38
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 39
1.2.4 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG VÀO THỊ TRƯỜNG EU (2005- 2007) 44
2.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty ARTEX Thăng Long 44
Trang 22.1.1 Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty ARTEX Thăng Long 442.1.2 Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long 472.1.3 Thực trạng xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long 482.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ARTEX Thăng Long trong những năm gần đây 552.1.5 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 61
2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long vào thị trường EU năm 2005- 2007 62
2.2.1 Tổng quan về thị trường EU 622.2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long vào thị trường EU trong những năm 2005 -2007 66
2.2.2.1 Các hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU 662.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long năm 2005- 2007 692.2.2.3 Xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU theo cơ cấu nhóm hàng của công ty ARTEX Thăng Long 712.2.2.4 Thị trường xuất khẩu trong khu vực EU của công ty ARTEX Thăng Long 762.2.2.5 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU 792.2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long trong thời gian qua 81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA 85CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 853.1 Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và của công ty ARTEX Thăng Long 85
3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến năm 2010 853.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty ARTEX Thăng Long 853.1.3 Chiến lược của công ty đến năm 2015 89
Trang 33.2 Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của
công ty ARTEX Thăng Long 90
3.2.1 Giải pháp cho công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện 90
3.2.2 Giải pháp cho đầu tư tạo nguồn hàng TCMN xuất khẩu 91
3.2.3 Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuyếch trương và quảng bá sản phẩm 93
3.2.4 Đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng TCMN 94
3.2.5 Sử dụng chuyên gia tư vấn nước ngoài trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng 95
3.2.6 Nâng cao trình độ kinh doanh xuất khẩu cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức về hàng TCMN cho nhân viên trong công ty 96
3.2.7 Mở rộng mạng lưới liên kết với các nhà sản xuất hàng TCMN 97
3.2.8 Nâng cao chất lượng đóng gói, bảo quản hàng TCMN 97
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước 98
3.3.1 Tăng mức ưu đãi trong sản xuất kinh doanh hàng TCMN 98
3.3.2 Chính sách đối với các làng nghề và đối với các nghệ nhân 98
3.3.3 Tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN 99
3.3.4 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu 100
3.3.5 Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu 100
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 4DANH MỤC TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn1999- 2007
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Bảng 3: Số liệu về việc nhập hàng từ các nguồn hàng quan trọng đối với từngmặt hàng chính của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ2004-2007
Bảng 5: Km ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo thị trường của côngty ARTEX Thăng Long năm 2005-2007
Bảng 6: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gần B ảng 7:Vốn của công ty trong 4 năm gần đây
Bảng 8: Thu nhập bình quân của mỗi người trong từng phòng ban của công tyBảng 9: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2005- 2007 củacông ty ARTEX Thăng Long.
Bảng 10: Tỷ trọng hàng thêu ren xuất khẩu sang thị trường EU của công tyARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, cói, guột, gỗ, nhựa các loại sangthị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu hàng g ốm s ứ sang thị trường EU của công tyARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu h àng TCMN kh ác sang thị trường EU củacông ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang các nước EU của công tyARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007.
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng TCMN sang EU của công tyARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu nhận uỷ thác hàng TCMN của công tyARTEX Thăng Long sang thị trường EU trong giai đoạn 2005- 2007
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ mang lại một lợi ích to lớn khôngchỉ về kinh tế mà còn về văn hóa xã hội So với những nhóm hàng khác, hàngTCMN được coi là nhóm hàng có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sửdụng đến 95 % nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước Thúc đẩy hàngTCMN còn tạo được công an việc làm cho rất nhiều người lao động, đặc biệtlà lao động nhàn rỗi, tại chỗ góp phần ổn định kinh tế nông thôn và giảm tệnạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc Đây là những lợi ích đemlại cho toàn nền kinh tế quốc dân và hoạt động này cũng có vai trò rất quantrọng đối với Công ty ARTEX Thăng Long.
Là một đơn vị với nghiệp vụ kinh doanh chính là xuất khẩu hàng TCMN,thì đây được coi là vấn đề quan trọng nhất, luôn được đưa ra trong định hướngchiến lược của Công ty Xuất khẩu hàng TCMN đã mang lại lợi nhuận cao chocông ty do Công ty có nhiều ưu thế về xuất khẩu hàng TCMN Hầu hết các cánbộ nhân viên đều nắm rất rõ về mặt hàng này, công ty còn có mối quan hệ chặtchẽ và lâu đời với các cơ sở chân hàng, có mối quan hệ rộng với nhiều cơ sởtrong nước điều này giúp cho hàng TCMN của công ty khá phong phú, đa dạngvề mẫu mã, thu hút được sự chú ý của khách hàng Eu là một thị trường truyềnthống và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường củacông ty Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường này có nhu cầu rất lớn vềhàng TCMN, họ rất chú ý đến mặt hàng TCMN của Việt Nam, họ đánh giá caovề độ tinh xảo trong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm sắc vănhóa dân tộc Điều này cho thấy phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang thị trườngEU là một cơ hội cho công ty
Trong bối cảnh như vậy, việc tìm ra những biện pháp cụ thể để nângcao khả năng xuất khẩu các sản phẩm TCMN của công ty ARTEX ThăngLong vào EU là rất cần thiết Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề
tài: “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Longsang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp.”
Trang 62 Mục đích nghiên cứu đề tài
Như ở trên đây đã nói, phát triển xuất khẩu hàng TCMN của công tyARTEX Thăng Long vào thị trường EU có vai trò rất lớn trong hoạt độngkinh doanh của công ty Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểuvề thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long sangthị trường EU trong những năm gần đây và từ đó đưa ra được những giải phápcụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Xuất khẩu nói chung là một vấn đề rất rộng lớn nên không thể đề cậphết được ở đây Trong đề tài này ta chỉ nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩuhàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long chỉ trong thị trường EU Đốitượng nghiên cứu của đề tài chính là hàng TCMN của công ty ARTEX ThăngLong.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài em có dùng những
phương pháp như: phương pháp phân tích theo mô hình, phân tích ngoại suy,phương pháp phân tích số liệu, đưa ra số liệu thống kê và phân tích…
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam và giớithiệu khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty ARTEXThăng Long.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và xuất khẩu hàng TCMN của công tyARTEX Thăng Long vào thị trường EU năm 2005-2007.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hàng TCMN sang thị trường EUcủa công ty ARTEX Thăng Long.
Để hoàn thành được chuyên đề này, trong thời gian thực tập tại công tyARTEX Thăng Long JSC, em đã được các cô chú tại phòng Thị trường vàphòng Kế toán của công ty giúp đỡ và tạo mọi điều kiện, cùng với sự hướng
Trang 7dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo THS Cấn Anh Tuấn Nhưng do thời giancòn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài của em khó tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý chân thànhtừ thầy giáo cũng như các cô chú trong công ty
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸNGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYARTEX THĂNG LONG.
1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
1.1.1.Đặc điểm hàng Thủ công Mỹ nghệ.
1.1.1.1.Các quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ.
Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có nhiều ưu điểm đặc biệt càng ngàycàng được ưa chuộng và được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới Córất nhiều quan niệm khác nhau về hàng TCMN:
* Theo quan niệm của các chuyên gia nghiên cứu về hàng TCMN chorằng hàng TCMN là sản phẩm của những làng nghề truyền thống, mang tínhđơn chiếc và có tính mỹ thuật cao Mỗi sản phẩm có thể nói là một tác phẩmnghệ thuật, quá trình sản xuất tuân theo công nghệ truyền thống và thườngnhậy bén với thị trường trong mẫu mã, chất lượng và có điều kiện linh hoạtthay đổi hướng sản xuất.
* Các nghệ nhân làm trong nghề thì quan niệm rằng mặt hàng TCMNthuộc nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống, hình thành lâu đời ởmột địa phương mà quy trình sản xuất thường do những nghệ nhân hoặc côngnhân lành nghề đảm nhận và có trách nhiệm Sản phẩm thường có tính địaphương và mang bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc sâu sắc Hình thức đàotạo thường mang tính chất truyền thống theo dòng họ và làng tộc.
* Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì cho rằng hàng thủcông mỹ nghệ là mặt hàng bao gồm các đồ trang sức trang trí làm bằng tay, sửdụng công cụ đơn giản để sản xuất ra sản phẩm.
Từ những quan niệm trên ta có thể rút ra một quan niệm chung nhưsau: Hàng TCMN những hàng hóa được sản xuất bằng phương pháp thủ
Trang 9công, gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nét văn hóa của nơitạo ra hàng hóa đó Ở nước ta từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều nghề vớinhiều làng nghề truyền thống và đã có tên tuổi trong lịch sử phát triển đấtnước, con người Việt Nam như: Tơ lụa Hà Đông, Gốm Phù Lãng, Gỗ ĐôngKỵ, Gốm Bát Tràng…Ở những nơi đó hội tụ các nghệ nhân lành nghề vàchính họ đã tạo ra những sản phẩm có thể nói là những tác phẩm nghệ thuật
Từ đó cho thấy hàng TCMN là những sản phẩm mang tính chất truyềnthống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hóa lạilà những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí có thể trở thành disản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của từng vùng lãnh thổ haytừng quốc gia nơi sản xuất ra những sản phẩm đó Hàng thủ công mỹ nghệkhông những là những tác phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần hay nhu cầuthưởng thức của xã hội mà còn là những sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầutrong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chính vì điều này mà ngày nay hàngthủ công mỹ nghệ không những có nhu cầu cao ở trong nước mà các thịtrường nước ngoài cũng rất chú ý đến những sản phẩm này và liên tục pháttriển theo xu hướng hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.
1.1.1.2 Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng TCMN là những mặt hàng thường có tính cơ bản là đơn chiếc,không có sản phẩm nào là giống hệt sản phẩm khác Có rất nhiều cách đểphân loại hàng thủ công mỹ nghệ để từ đó có thể hiểu rõ hơn về hàng thủcông mỹ nghệ, tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày các làng nghề, các thợthủ công hay những nghệ nhân thường dựa vào các cách phân loại sau đểphân biệt hàng thủ công mỹ nghệ:
- Phân loại theo từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ (theo nguyên liệu) gồm:+ Gốm sứ mỹ nghệ
+ Mây tre đan
Trang 10+ Sơn mài
+ Đồ gỗ mỹ nghệ+ Thêu ren, thổ cẩm+ Thảm các loại
+ Đồng, đá, bạc trạm, khắc+ Kim loại( kim khí mỹ nghệ)+ Giấy thủ công
+ Tác phẩm nghệ thuật…
- Phân loại theo các làng nghề: Theo tiêu chí này hàng thủ công mỹnghệ có thể được biết đến từ các làng nghề mà chuyên sản xuất mặt hàng đó,ví dụ: Gốm Bát Tràng, Gốm Phù Lãng, hàng mây, tre, cói ở Hà Tây, hàng gỗthủ công mỹ nghệ ở Phù Khê, Hương Mạc, hàng dệt ở Vạn Phúc (Hà Tây)…Theo cách phân loại này sẽ giúp cho khách hàng biết rõ hơn về nguồn gốc củahàng thủ công mỹ nghệ và có thể làm tăng được mức độ nổi tiếng của từngsản phẩm thủ công mỹ nghệ khi so sánh các sản phẩm này ở từng làng nghềkhác nhau.
- Ngoài ra chúng ta có thể phân loại hàng TCMN theo công dụng củatừng sản phẩm Tức là có thể phân hàng thủ công mỹ nghệ thành hàng để sửdụng (giỏ hoa, lọ, cốc, chén, giường, tủ, bàn, ghế…) và hàng để “chơi” (đồlưu niệm, tranh treo tường, đồ trang trí…) Qua cách phân loại có thể thấyđược hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa có thể thỏa mãn cùng lúc haimục đích “dùng” và “chơi”, tuy nhiên mỗi sản phẩm vẫn giữ được nét vănhóa và nghệ riêng của từng làng nghề sản xuất ra chúng.
Trên đây là một số cách phân loại hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiêntrong đề tài này chỉ đề cập đến cách phân loại thứ nhất là phân loại theo mặthàng và dùng cách phân loại này để phân tích xuyên suốt đề tài.
Trang 111.1.1.3 Đặc điểm của hàng Thủ công mỹ nghệ.
a) Đặc điểm chung của hàng thủ công mỹ nghệ
- Tính đa dạng: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra từ những
nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở thiên nhiên bao gồm các loại nguyên liệu cónguồn gốc từ thực vật: vỏ cây, thân gỗ, thân sợi, các loại lá, củ…hay các loạinguyên liệu xuất phát từ các loại động vật như da động vật, ngà sừng…cùngvới một số loại nguyên liệu được lấy từ đất, đá hay các kim loại, các phế liệucủa ngành sản xuất khác…Đây là ưu thế lớn nhất của ngành sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có cơ hội phát triển từ việc tận dụngnguyên vật liệu sẵn có trong nước để tạo ra các sản phẩm này Sự phong phúcủa nguyên liệu cũng thể hiện được tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹnghệ và tạo nên những sản phẩm độc đáo Tính đa dạng của sản phẩm thủcông mỹ nghệ còn thể hiện rõ ở khía cạnh văn hóa Mỗi sản phẩm mangnhững nét riêng về phong tục tập quán của mỗi địa phương nơi làm ra nhữngsản phẩm đó, điều này làm tăng giá trị cho sản phẩm và gây cho khách hàngmột sự thích thú, như một sự khám phá khi thấy sản phẩm Tất cả những sảnphẩm đó đều mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong đónhững ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáocủa dân tộc.
- Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất phân tán ở
khắp nhiều nơi trong những làng nghề, hay những địa phương, có quy mô nhỏvà số lượng sản xuất là ít Hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa chủ yếuđược tạo ra từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân Họ chính lànhững lao động trẻ ở nông thôn, những thợ thủ công… Cùng với sự phát triểnkhông ngừng của xã hội, thì cho dù khoa học công nghệ phát triển cho ra đờirất nhiều các sản phẩm máy móc hỗ trợ cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ
Trang 12nghệ nhưng cũng không thể thay thế được con người trong việc tạo ra các sảnphẩm mang “tâm hồn” của nền văn hóa đặc sắc Đó là vốn quý để sản làm ra
có giá trị cao và mang tính đơn chiếc Tính đơn chiếc khiến cho sản phẩm thủ
công mỹ nghệ khác biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề Cùng là gốmsứ nhưng người ta có thể dễ dàng phân biệt được các loại gốm sứ giữa cáclàng nghề với nhau như: gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Thổ Hà, gốm sứ PhùLãng…hay các sản phẩm Thủ công mỹ nghệ giữa các quốc gia khác nhaucũng khác nhau, mỗi sản phẩm ở các quốc gia khác nhau mang đậm tính vănhóa khác nhau Đây chính là lợi thế cạnh tranh của hàng Thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có sự đa dạng về mẫumã, kiểu dáng tùy theo sự sáng tạo, tay nghề của các nghệ nhân và phong tụctập quán của từng làng nghề, mang lại sự thỏa mãn và sức hấp dẫn cho ngườitiêu dùng đồng thời ảnh hưởng đến sự đồng đều của chất lượng sản phẩm
- Tính văn hóa: Thủ công mỹ nghệ là sản phẩm có từ lâu đời, tồn tại và
phát triển trong các làng nghề truyền thống, được làm ra từ các thợ thủ cônghay các nghệ nhân Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều được tạo ra trongmột làng nghề nhất định, mang sắc thái của một khu vực địa lý và của mộtcộng đồng dân cư đó với những điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán xã hộikhác nhau nên đã hình thành nhiều ý tưởng, kiểu dáng loại sản phẩm khácnhau
Thông qua tiêu dùng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ khách hàng cóthể cùng lúc thỏa mãn hai mục đích: “dùng” và “chơi” Khách hàng khi tiêudùng hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa nhucầu tiêu dùng và và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của sản phẩm từ sángtạo trong tạo dáng, sự khác biệt của từng loại sản phẩm, sự tinh xảo và điêuluyện của người thợ và hơn cả là sự kết tinh những nét văn hóa của dân tộcđược truyền vào từng sản phẩm Do đó việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng của
Trang 13khách hàng sẽ giúp làng nghề có cơ hội để định hướng tập trung sản phẩm củamình cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm khách hàng tiêu dùng khác nhau.Theo nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Quốc tế thì khách hàng khi sở hữumột thứ hàng thủ công mỹ nghệ nào đó, họ thường nghĩ chính mình đang nắmgiữ một biểu tượng minh chứng đặc trưng cho nền văn hóa truyền thống củamột dân tộc hay một địa phương, nơi sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ đó.
Chính vì vậy hàng TCMN mang tính văn hóa cao.
- Tính mỹ thuật: Một đặc trưng rất dễ dàng nhận biết từ hàng thủ công mỹ
nghệ là tính mỹ thuật Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sửdụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc và mỗi sản phẩm có thểnói là đều mang linh hồn đất Việt Khác với những sản phẩm công nghiệp khácđược sản xuất bằng nhiều loại máy móc hiện đại thì hàng thủ công mỹ nghệ có giátrị cao là vì sản phầm mang tính thủ công và chủ yếu là dựa vào đôi bàn tay khéoléo trong tạo dáng, sự tinh sảo và điêu luyện của người thợ kết tinh trong từng sảnphẩm đó Chính và đặc tính thủ công này đã tạo nên sự khác biệt và cho dù làkhông sánh kịp tính ứng dụng của những sản phẩm công nghiệp nhưng sản phẩmthủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng Những sảnphẩm như trống đồng Ngọc Lũ, phật nghìn mắt nghìn tay, sản phẩm thêu ren haynhững bộ gốm sứ cao cấp…là những minh chứng cho đời sống linh hoạt, cảnhquan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta trong từng thời kỳ lịch sử.
- Tính chất thủ công: Công nghệ sản xuất ra những sản phẩm này chính là
sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật, tạonên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm công nghiệphiện đại được tạo ra hàng loạt nhờ những máy móc hiện đại ngày nay Tuy nhiênđây cũng là đặc điểm làm cho hàng thủ công mỹ nghệ ngày nay càng được sự yêuthích hơn của người tiêu dùng.
Trang 14b) Đặc điểm cơ bản của từng loại hàng thủ công mỹ nghệ chính ở ViệtNam.
* Hàng gốm sứ: Gốm là loại hàng hoá rất phổ biến trong cuộc sống của
mọi tầng lớp dân cư Việt Nam Nghề gốm sứ Việt Nam đã có từ lâu đời, vàđược sản xuất ở khắp nhiều miền trong cả nước Điển hình như ở Miền Bắccó gốm sứ Bát Tràng ở Hà Nội, gốm Đông Triều ở Quảng Ninh,làng Cậy (HảiDương), Hương Canh, Hiến Lễ (Vĩnh Phú), gốm Phù Lãng- Bắc Ninh, haygốm Thổ Hà ở Bắc Giang…vào đến Miền Nam thì có gốm Sài Gòn, gốmBình Dương…là những làng nghề rất nổi tiếng từ trước đến nay Cho đếnngày nay, nghề gốm Việt Nam ngày càng được phát triển phong phú và đadạng hơn về kích cỡ, chủng loại khác nhau, những sản phẩm nổi tiếng như:những sản phẩm có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày (bát, đĩa,ấm chén, nồi…), những sản phẩm dùng trong xây dựng như (chân sứ, vậtcách điện…), hay dùng làm đồ thờ (bát hương, tượng, lọ hoa…), tranh tượngvà đồ lưu niệm…Những sản phẩm đó được trang trí bởi rất nhiều màu mennhưng phổ biến là các màu men được ưa chuộng như: men ngọc, men vàngnhẹ, men chảy và được kết hợp với các hoạ tiết gắn liền với những nét quenthuộc trong cuộc sống hàng ngày như: mái chùa, cây đa, cổng làng, hoa sen,thiếu nữ gẩy đàn…
* Hàng mây tre đan, hàng cói.
Đây là những sản phẩm rất độc đáo được làm từ các nguyên liệu từcây tre, cây mây, cây song là những loại cây đặc sản của miền nhiệt đới Từlâu rồi các nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ những nguyên liệu nàynhư: giường, bàn, ghế, lãng hoa, đồ lưu niệm…Hàng mây tre đan được pháttriển trong cả nước với những làng nghề nổi tiếng như: làng Phú Vinh – HàTây, Ngọc Động- Hà Nam, Thượng Hiền- Thái Bình, Vĩnh Ba- Phú Yên, YênSở- Hà Tây, Nho Quan- Ninh Bình…
Trang 15Ngoài ra, hàng cói cũng rất nổi tiếng với các địa danh như: làng TânLễ- Thái Bình, Kim Sơn – Ninh Bình, Nga Sơn – Thanh Hoá…
* Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời và đã đạt đến trình độ chất lượngkhá cao, là đồ dùng thông dụng khắp mọi nơi Người Việt Nam nước ta dùngsản phẩm đồ gỗ để làm giường tủ, bàn, ghế hay tranh gỗ, ngai, tượng, bàn thờ,ống hương…
Chạm khắc gỗ nổi tiếng ở nước ta có làng Phù Khê, Hương Mạc, ĐồngKị, Đồng Quan (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Vân Hà (Hà Nội), LýNhâm (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), Mỹ Xuyên (Huế)…
* Hàng dệt: Kỹ thuật dệt vải bông gai tơ tằm có từ thời Hùng Vương,
cho đến bây giờ ở Việt Nam đã có rất nhiều những làng nghề nổi tiếng như:Tương Giang- Bắc Ninh, Vạn phúc- Hà Tây, Ninh Giang- Ninh Bình…Hàngdệt rất phong phú và thường được làm ra từ những đôi bàn tay khéo léo củaphái đẹp nước ta nên nó thường được dùng để chăm sóc cho sắc đẹp và mangđậm bản sắc dân tộc (bản sắc của phụ nữ Phương Đông) và cho đến nay tuy bịchèn ép bởi sức cạnh tranh của rất nhiều những mặt hàng được làm ra từ máymóc và công nghệ hiện đại nhưng hàng dệt Việt Nam truyền thống vẫn đượcưa chuộng một khi kết hợp với các nghề thêu ren với chất liệu bản địa (tơlụa)
Mặt hàng thêu ren cũng là mặt hàng rất được để ý hiện nay ở nước ta.Là mặt hàng cũng có từ rất lâu và rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng như:rồng, phượng, hoa sen, phong cảnh chân dung…với những chất liệu, màu sắc,và ý nghĩa khác nhau
* Hàng sơn mài: Ở Việt Nam nổi tiếng với cây sơn trồng ở đất Phú Thọ
và rất có giá trị Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơikhác, là nguồn nguyên liệu đặc biệt quý giá Chính vì vậy hàng sơn mài Việt
Trang 16Nam nổi tiếng bền và đẹp Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng,nâu, dần cho đến nay bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, lộng lẫyvà sâu thẳm với những sản phẩm như: tranh treo tường, lọ đựng hoa, bìnhphong…
* Hàng đồng, đá, chạm, khắc: Đây là hàng hóa được làm ra từ một quy
trình rất phức tạp, tỉ mỉ và qua rất nhiều công đoạn Một số sản phẩm đượclàm ra như: hộp, khay, bàn cờ, mặt bàn, tranh treo tường…hay những sảnphẩm được làm từ khối đá cẩm thạch, qua trạm khắc đã trở thành những vòngđeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật…Ở Việt Nam có những làng nghề nhưlàng Quan Khải, Hóa Khê dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là rất nổi tiếng vớinghề chạm khắc đá truyền thống.
* Kim khí mỹ nghệ: Từ lâu rồi con người đã biết dùng kim loại để làm
đồ trang sức và cho đến ngày nay thì ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nướctrên thế giới đều sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm trang sức từ kim loạinhư: Vàng, bạc Các sản phẩm được tạo ra rất đa dạng như: Nhẫn, vòng tay,dây truyền, hoa tai…Riêng ở Việt Nam, các hàng hóa làm từ vàng được bắtnguồn từ làng Định Công (Hà Nội), nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm( Thái Bình) Hiện nay, đây là ngành hàng rất phát triển và có tiềm năng rấtlớn có thể đánh giá được tiềm lực của nước xuất khẩu mặt hàng này
Ngoài ra có một số sản phẩm trên thì ở Việt Nam còn phát triển ngànhgiấy thủ công, các mặt hàng thổ cẩm …cũng là những ngành nghề có từ lâuđời và phát triển cho đến bây giờ.
1.1.2.Tình hình xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
1.1.2.1 Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
a) Những làng nghề có xu hướng phát triển mạnh.
Những làng nghề có xu hướng phát triển mạnh thường phải là những làngnghề có nhiều ưu thế trong việc bảo đảm và cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào
Trang 17và có nhu cầu thị trường ổn định Ở Việt Nam thì những làng nghề như làng nghềchế biến lương thực, thực phẩm (đặc biệt là chế biến nông sản), chế biến gỗ, mâytre đan, chạm khảm…là những làng nghề khá phát triển từ trước tới nay.
Những làng nghề này có đặc điểm chung là có đội ngũ lao động trongnghề co tay nghề khá cao, có khả năng sản xuất sản phẩm có độ tinh xảo, độcđáo và có độ nhanh nhậy về thị trường và mẫu mã hàng hóa, có nhiều bí quyếtnghề nghiệp, bí quyết kỹ thuật và nghệ thuật cho phép họ có khả năng cạnhtranh hơn.
b) Những làng nghề phát triển không ổn định.
Ngược với các làng nghề thuộc nhóm những làng nghề có xu hướngphát triển mạnh ở trên, thì các làng nghề này thường sản xuất những sản phẩmmà nhu cầu có sự biến đổi khá nhanh và biến động lớn, tuy nhiên khả năngcải tiến lại, đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi công nghệ lại rất chậmvà tương đối khó khăn Sản phẩm của những làng nghề này chủ yếu phục vụđối tượng tiêu dùng hạn chế, thường là hàng đặc dụng - thường nằm trongnhóm nghề dệt, may, sản xuất giấy, đèn đúc đồng…
Những làng nghề thuộc loại này thường có đặc điểm chính là sản phẩmđược làm ra từ những người thợ tay nghề cao và có thể làm ra một số sảnphẩm cao cấp nhất định đạt tới mức hoàn mỹ và rất bài bản Tuy nhiên, sốlượng hàng tiêu thụ còn ít và chậm do giá thành sản xuất cao và có sản phẩmthay thế lớn.
c) Những làng nghề bị suy vong và có khả năng mất đi.
Những làng nghề thuộc loại này là những làng nghề đã từng có thờigian hoàng kim trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệnày, song đã bị suy thoái từ lâu do nhiều nguyên nhân mà cho đến nay chưahé mở nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đối với các loại sản phẩm này Biểuhiện tiêu biểu cho loại làng nghề này là những làng nghề như: Những làng
Trang 18nghề làm giấy sắc, dệt quai thao ở Hà Nội, làng tranh dân gian ở Bắc Ninh,Hà Nội, Hà Tây…nghề khâu áo dài tứ thân ở Hà Tây, Hà Tây…
Nguyên nhân gây lên sự suy sụp của các làng nghề trên là rất nhiều, tuynhiên một số nguyên nhân chính như:
- Nhu cầu thị trường biến động: Điều này tác động trực tiếp đếncác làng nghề truyền thống Nó đòi hỏi sự thích ứng của nền sản xuất kinhdoanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và chấp nhận cạnh tranh trênthị trường đó Vấn đề nhu cầu về sản phẩm do những làng nghề này sản xuấtvà khả năng thích ứng với thị trường biến đổi bằng việc đa dạng hoá và đổimới sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng…có vai trò rất quan trọng, quyếtđịnh sự tồn tại của những làng nghề và những làng nghề nào thích ứng đượcđiều này thì sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
- Việc ban hành chính sách của nhà nước và việc thực thi chínhsách này chưa đồng bộ Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh cho cácdoanh nghiệp, các làng nghề bằng cách ban hành những chính sách hay cácvăn bản pháp luật…và từ đó các làng nghề có những điều kiện thuận lợi đểhoạt động và phát triển Các làng nghề thủ công truyền thống Việt Namkhông chỉ có lợi thế mà còn có vận hội mới để phát triển Tuy vậy, vẫn còn cónhững tồn tại như:
+ Chính sách của nhà nước ban hành rất nhiều nhưng chưa đầy đủ đốivới các làng nghề truyền thống Hơn nữa, các chính sách này chưa đi sâu vàocuộc sống nhất là các làng nghề Việc tuyên truyền, phổ biến chính sáchtrong nhân dân các vùng nông thôn luôn còn nhiều hạn chế, do đó chưa tạođược hành lang pháp lý cần thiết cho người sản xuất và kinh doanh các loạisản phẩm mang tính nghệ thuật cao này.
+ Một số quy định và chính sách chưa hợp lý: đánh đồng mặt hàng thủcông mỹ nghệ với các mặt hàng công nghiệp khác về mức thuế suất, chưa có
Trang 19chế độ trợ giá, bảo hộ mậu dịch, vay vốn cho các làng nghề, hay cho các thợthủ công Còn rất ít những chính sách đãi ngộ cần thiết cho các nghệ nhân,nghệ sĩ nổi tiếng, có cống hiến lớn lao…
+ Khó khăn trong chính sách mở cửa, giaolưu hàng hoá làm hàng nướcngoài tràn ngập vào thị trường Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau làm chomặt hàng thủ công trong nước chịu sức ép nặng của cạnh tranh.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và trình độ kỹ thuật công nghệ còn rất thôsơ và ít được cải tiến là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều làng nghềchậm được mở rộng, ít có doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Hệ thống đường giao thông và mặt bằng để xây dựng lò, xưởng sảnxuất có vị trí quan trọng đã được nhiều làng nghề chú ý đến song nhiều nơicòn chưa làm được do chi phí cao Chính vì thế, các làng nghề gặp không ítnhững khó khăn và trở ngại cho việc đi lại và việc sản xuất.
d) Những làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có cơ hội pháttriển.
Những làng nghề này cũng từng có thời gian phồn thịnh, làm ra nhiềuhàng hoá đưa vào thị trường tiêu thụ và đã từng tiêu thụ được một số lượnghàng hoá rất lớn Tuy nhiên, nhu cầu thị trường về mặt hàng này bỗng nhiênthay đổi một cách đột ngột làm cho hình thành nhiều bất lợi cho người sảnxuất, nguyên liệu đầu vào khan hiếm và hàng làm ra tiêu thụ được rất ít Cáclàng nghề thuộc nhóm này như: sản xuất giấy gió ở Hà Tây, Hà Bắc; gò đúcvà cẩn đồng ở Hà Bắc, Hà Nội, Huế,… dệt thổ cẩm Chăm ở Quảng Nam- ĐàNẵng…
1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Namtrong những năm gần đây.
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển
Trang 20biến rõ rệt là phục hồi và tăng khá nhanh Nếu như năm 1998, do khủnghoảng tài chính kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệchỉ đạt 111 triệu USD thì từ năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều Cụ thể là từ năm 1999 đến năm2004 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta đã tăng từ 168,28 triệuUSD lên 398,13 triệu USD, như vậy đã tăng 229.85 triệu USD nghĩa là tănghơn gấp hai lần trong vòng 5 năm Điều này là do trong những năm gần đâythị hiếu của người tiêu dùng đang có xu hướng hướng tới những sản phẩmmang đậm nét dân tộc Chính vì vậy, càng ngày kim ngạch xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài trên thế giớicàng tăng Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 607,5 triệu USD,đến năm 2007 thì kim ngạch này đã được tăng lên 19% và đạt 750 triệu USD.Dưới đây là bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam giai đoạn 1999- 2007:
Bảng 1: Kim ng ch xu t kh u h ng th công m ngh c a Vi t Nam giaiạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiỹ nghệ của Việt Nam giaiệ của Việt Nam giai ủ công mỹ nghệ của Việt Nam giaiệ của Việt Nam giaio n 1999- 2007
đoạn 1999- 2007 ạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giai
Năm Giá trị XK hàngTCMN (tr USD)
Tổng giá trị XK cảnước (tr USD)
Tỷ trọng kim ngạch XK hàngTCMN/TKNXK(%)
Nguồn: Vụ XNK- Bộ Thương Mại
Qua bảng 1 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệcủa Việt Nam trong thời gian qua tăng lên một cách đều đặn Tỷ trọng kimngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hànghóa của cả nước nói chung có xu hướng tăng lên cho đến năm 2002 tuy nhiên
Trang 21lại bị giảm xuống trong những năm về sau Điều này là do Việt Nam đã mởrộng được thêm nhiều thị trường mới trong khu vực thị trường Châu Á- TháiBình Dương Tuy nhiên, tỷ trọng một số năm gần đây bị giảm xuống là do tỷtrọng xuất khẩu của các ngành công nghiệp dịch vụ khác tăng lên một cáchmạnh mẽ.
Tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua cácnăm cũng có chiều hướng tăng nhưng vẫn còn chậm Tốc độ tăng trưởngchậm là do hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn chưa khắc phục được đólà hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi vềtính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiều dáng và mẫumã.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có tiến bộ rất nhiều về mẫumã, hình dáng và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên chưa thỏa mãn được đúngyêu cầu của khách hàng và đôi khi sản phẩm còn quá đơn điệu và chất lượngkhông đồng đều Nguyên liệu khai thác chưa được tốt và nhiều khi còn bịđộng bởi sự thay đổi của thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ cho xuất khẩu Hơn nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ củanước ta còn phân tán làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên không đều,dễ bị lẫn lộn tốt xấu, hoạt động sản xuất mang tính tự phát, thiếu sự tổ chứchướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp lớn là nguyênnhân làm cho tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảmxuống.
Tuy vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ngày càng được cải thiệnhơn Các làng nghề liên tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo, đa dạng vềmẫu mã, chủng loại, phong phú về màu sắc …điều đó đã làm cho khả năngcạnh tranh với đối thủ khác được dễ dàng hơn Chính vì vậy, hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở khắp nhiều nơi trên thế giới Các thịtrường truyền thống và thị trường mục tiêu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Trang 22của Việt Nam ngày càng được củng cố và mở rộng hơn Thời kỳ hoàng kimcủa hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986 Tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979) Giai đoạntrước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theonhững thỏa thuận song phương Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi nhữngbiến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD) Từ sau năm 2000, thịtrường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN, donhững nỗ lực tìm kiếm thị trường Trong đó, EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu,Nhật Bản được xem là thị trường chính ở Châu Á, với 5% tỷ trọng Mỹ là thịtrường đầy triển vọng Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới
Theo một con số thống kê gần đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủcông mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau: 2000 đạt235 (triệu USD), 2001 đạt 235, 2002 đạt 331, 2003 đạt 367, năm 2004 đạt450, năm 2005 đạt 560 và 630,4 vào năm 2006 Tốc độ tăng trưởng bình quântrong giai đoạn này là 17,87%.Với thị trường EU ta xuất khẩu mặt hàng chínhlà gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu.Tỷ lệ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 21,28%, nhưng giá trịkim ngạch xuất khẩu đạt 2,8% Thị trường Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩusang thị trường này là 3,79 triệu USD năm 2004 (tăng 16,6% so với 2003).Khách hàng Nhật rất ưa thích mặt hàng gỗ và số lượng khách du lịch cũng giatăng Hiện có nhiều công ty Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang thị trườngNhật Bản Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng với nhiều triểnvọng khi nhiều Cty Việt Nam đang tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thươngmại tại thị trường Nam Phi.
Trang 23Theo TS Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu pháttriển ĐBSCL thì: "Người Việt vốn có tập quán sử dụng hàng thủ công mỹnghệ từ lâu đời Do đó, khi có thu nhập cao, hành vi tiêu dùng sẽ theo xuhướng sử dụng những hàng hóa có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên và từcác nghề truyền thống" Tuy nhiên, mặc dù đã và đang có những đóng góptích cực vào kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, ngành hàng thủ công mỹ nghệ vàlàng nghề truyền thống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển và mởrộng thị trường
Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trườngquốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế Mặt khác, ngành hàng thủcông mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liênkết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm
1.1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Namsang thị trường EU trong thời gian qua
Việt Nam có quan hệ thương mại với các nước thành viên EU từ rấtsớm, nhưng mãi đến ngày 22/10/1990, Việt Nam và Cộng đồng kinh tế châuÂu (EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam xuất khẩusang EU chủ yếu là các mặt hàng: Giầy dép, quần áo, thực phẩm (nông sản,thủy sản), hàng thủ công mỹ nghệ…Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm ViệtNam xuất khẩu được 100 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (gồm sứ, mâytre, gỗ mỹ nghệ) sang EU Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được ưa chuộngở thị trường Đông và Tây Âu Trong những sau đấy, nhóm hàng này được đẩymạnh sang thị trường EU và tiếp tục được nâng cao chất lượng sản phẩm, cảitiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu của thị trường này.
Trang 24Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Đơn v : Tri u USDị: Triệu USDệ của Việt Nam giai
Nguồn: Bộ Thương Mại
EU là khu vực thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam, và từ năm 2000 trở lại đây thị trường EU chiếmkhoảng 50% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Nước taxuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp,Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu Qua bảng trên ta thấy đượcsự tăng lên rõ rệt của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta sang thịtrường EU Cụ thể là từ năm 2003, kim ngạch mới chỉ đạt 179.7 triệu USD,đến năm 2004 thì kim ngạch đó tăng lên là 200 triệu USD, năm 2005 đạt 275triệu USD- chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này Năm 2006, với kim ng ạch l à 378 tri ệu USD Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệvào Pháp đạt 81,8 triệu USD; Đức đạt 62,5 triệu USD; Bỉ đạt 36 triệu USD;Anh 21,4 triệu USD; Hà Lan 18,9 triệu USD; Italia 16,2 triệu USD; Tây BanNha 18,8 triệu USD Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai,đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷlệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD) Riêng năm 2007 kimngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU đạt458.5 triệu USD tăng 21.3% so với năm 2006
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối Liên MinhChâu Âu (EU) là: thị trường xuất khẩu hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam
Trang 25trong khối EU là thị trường Đức (26.4%), tiếp đến là Pháp(14,7%), Hà Lan(11.6%), Anh(11%), Bỉ(10.7%), Ý(7,4%), Tây Ban Nha(6.3%), Thụy Điển(5%), còn lại là một số thị trường như: Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp…Cácsản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu xủa Việt Nam xuất khẩu sang thị trườngEU như: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, hàngthêu ren, thổ cẩm và thảm các loại
Trong các sản phẩm đó thì sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sơn mài là nhữngsản phẩm thâm nhập rất tốt vào thị trường EU và có kim ngạch xuất khẩuchiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệsang thị trường EU Hàng gốm, sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụmạnh sang thị trường EU, các mặt hàng khác cũng dần dần được xuất khẩusang thị trường EU với số lượng lớn.
Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ nước ta khi xuất khẩu sang thịtrường EU cũng có nhiều những đối thủ cạnh tranh mạnh như hàng của TrungQuốc và của các nước ASEAN khác Hơn nữa EU là thị trường rất khó tínhđòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và đặt ra nhiều tiêu chuẩn khá khắt khecũng là một thử thách trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.Trong xu thế hội nhập quốc tế, nước ta đang chủ trương đẩy mạnh xuất khẩunhững mặt hàng có thế mạnh nội lực cạnh tranh và sản phẩm thủ công mỹnghệ chắc chắn là sản phẩm có nội lực cạnh tranh của Việt Nam trong tươnglai.
1.1.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam.1.1.3.1.Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới.
Trang 26Thị trường của các loại sản phẩm này ngày càng được mở rộng cả thịtrường trong nước và thị trường nước ngoài Khách hàng các nước khácthường tìm kiếm nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm từ chính bàn tay laođộng thủ công của những người thợ tạo nên từ những nguyên liệu thiên nhiênsẵn có trong nước là chủ yếu Trong thời gian gần đây thị trường nước ngoàicủa một số mặt hàng truyền thống ngày càng mở rộng do xu hướng tiêu dùngmở rộng và có tiềm năng rất lớn như gốm sứ, gỗ,mây tre đan, thêu ren, thổcẩm…Các khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam càng tăng, họ tham quanvà mua hàng là một cơ hội cho các làng nghề Việt Nam có cơ hội để thúc đẩyxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hình thức xuất khẩu tại chỗ.Đó là mộtthế mạnh của Việt Nam cần được phát huy và cần được hỗ trợ để phát triển choviệc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam.
Hàng TCMN của Việt Nam mặc dù chiếm được nhiều ưu thế trongxuất khẩu, nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để chiếm giữ thị trườngxuất khẩu Theo nghiên cứu thị trường, nhu cầu của một số thị trường lớn vềhàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như sau: Nhu cầu của thị trường HoaKỳ nghiên cứu cho đến năm 2010 là khoảng 400 triệu USD hàng TCMN củaViệt Nam, với thị trường EU thì nhu cầu hàng TCMN này cao hơn với con số600 triệu USD năm 2010 Đặc biệt hơn với thị trường Nhật Bản là thị trườngđược xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu của Việt Nam, làthị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai Kim ngạchxuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản mỗi nămkhoảng 54 triệu USD/ năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN củaNhật Bản Đó là một số thị trường có tiềm năng lớn để Việt Nam có thể xuấtkhẩu hàng TCMN sang, và dựa vào những con số này, Việt Nam sẽ phải cốgắng nhiều hơn để phát triển xuất khẩu hàng TCMN.
Trang 271.1.3.2.Tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ.
* Tiềm năng về lao động.
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ, rất dồi dào và có tri thức, có khảnăng tiếp thu nhanh thêm với cần cù, sáng tạo và có tính cộng đồng cao Đó là ưuđiểm lớn nhất của lao động ở Việt Nam Mặt khác trong các làng nghề sản xuấtnhững mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta lại có những nghệ nhân hay nhữngngười thợ rất giỏi, có khả năng tiếp nối truyền thống và rất tâm huyết với nghề, cóý thức và tinh thần trách nhiệm đào tạo rất cao trong việc truyền lại nghề vànhững kiến thức cần có cho thế hệ trẻ Như vậy, có thể nói tiềm năng về lao độnglà tiềm năng lớn của Việt Nam trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
* Tiềm năng về nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Nguyên liệu để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ thường là nhữngnguyên liệu có được từ thiên nhiên như: đá, cói ,mây, tre, đất, cói…Và ở ViệtNam thì những nguyên liệu này là rất sẵn có và do đó nguyên vật liệu để cungcấp cho sản xuất là vô cùng phong phú và đa dạng Hơn nữa, nhu cầu nguyênliệu phụ liệu, phụ liệu nhập khẩu để cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹnghệ chiếm một tỷ lệ rất ít và thường chỉ từ 3- 5% Đây là một thuận lợi rấtlớn để từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường thế giới.
* Tiềm năng sản xuất và tính bền vững
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi đạt tới trình độ hoàn mỹ thì có thểphát triển rất tốt và có khả năng mở rộng quy mô và đứng vững trên thịtrường Điều đó được khẳng định trong thực tế đặc biệt là từ khi Việt Namthực hiện nền kinh tế mở, điều kiện sản xuất kinh doanh được cải thiện và cácsản phẩm sản xuất ra được đặt trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt Quamột thời kỳ phát triển khá dài các hình thức sản xuất và các quan hệ kinh tế
Trang 28mới xuất hiện và khá phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế thịtrường Bản thân mặt hàng thủ công mỹ nghệ tồn tại với lý do sâu xa (đượclịch sử công nhận) và đứng vững trong điều kiện mới khi thu nhập từ sản xuấtnhững mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhiều gấp nhiều lần so với sản xuất nôngnghiệp và sự phát triển của chúng rất phù hợp với quy luật phát triển kinh tếtiến bộ Đưa ra chủ trương khôi phục nghề truyền thống, nhà nước đã có rấtnhiều chương trình hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống Tiềm năngsản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là điều kiện tốt đối với việcxuất khẩu mặt hàng này của công ty ARTEX Thăng Long.
1.1.3.3.Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế đang bước đầu phát triển nên cơ sởvật chất kỹ thuật đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất yếu kém và thiếu thốn,lao động Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng dư thừa Chính vì vậy, việc đẩymạnh xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nước ta,trong việc thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, giải quyết công anviệc làm Có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói chung và xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế xã hội nước ta.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng có nhiều lợi thế sosánh của Việt Nam, và có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế,
Thứ nhất, phát triển sản xuất và mang xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ đã góp phần giảm thiểu được tỷ lệ thất nghiệp Điều này càng có ý nghĩahơn đối với nước ta, một nước nông nghiệp với hơn 70% người dân sống chủyếu dựa vào nông nghiệp Những lao động trong nghề lao động là những laođộng phổ thông là chủ yếu, chưa được qua đào tạo, trong khi ngành sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ lại không cần những người thợ đòi hỏi trình độ cao,mà đòi hỏi sự cần cù, chăm chỉ và khéo léo Như vậy, phát triển sản xuất và
Trang 29xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giúp được Việt Nam hạn chế được laođộng nông dân từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm.
Hai là, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có một đặc điểm là không đòihỏi phải có nguồn vốn lớn Nguyên liệu để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệcó nguồn gốc từ thiên nhiên là chủ yếu mà sẵn có ở nước ta một nước nhiệtđới, tài nguyên phong phú Vì vậy, phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ sẽ giúp nước ta khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu tựnhiên sẵn có trong nước tức là giúp khai thác được tối đa lợi thế so sánh củamình, kéo theo các ngành nghề khác phát triển Đây là một cơ hội tốt cho sựphát triển sản xuất của nước ta trong nền kinh tế thị trường eo hẹp này.
Ba là, sự phát triển của các làng nghề, các cơ sở sản xuất hàng TCMNtrong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – dịch vụ,giảm cơ cấu ngành nông – lâm ngư nghiệp, góp phần phân bố lực lượng laođộng hợp lý Sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã phá thế thuầnnông, tạo đà cho công nghiệp phát triển thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa của đất nước.
Bốn là, phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giúp chúng ta giữgìn được bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu tinh hoa và bản sắc dân tộc ViệtNam với thế giới, là do hàng thủ công mỹ nghệ là thứ hàng mà bản thân nó đãchứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc Đây là một nghề truyền thống được lưu từđời này qua đời khác và mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều là một tác phẩmnghệ thuật, được làm từ đôi bàn tay kỳ diệu của người thợ thủ công, nhữngnghệ nhân Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là gián tiếp giới thiệu với bạnbè thế giới về lịch sử, phong tục, văn hóa của dân tộc Việt Nam ngay cả vớinhững người chưa từng đặt chân tới Việt Nam cũng có thể biết được về ViệtNam thông qua những tác phẩm nghệ thuật này Do đó, phát triển xuất khẩu
Trang 30hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài giá trị thương mai, chúng ta còn phải hết sứcchăm chút đến giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của từng sản phẩm thủ công mỹnghệ.
Năm là, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần không nhỏ vào việctăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế quốc dân Hơn nữa, thúc đẩyxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước, từ đó gópphần cải thiện cán cân thanh toán Đó là do hàng năm kim ngạch thu được từhoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khá cao và hiệu quả kinh tế lớn.Đây là một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
1.1.3.4.Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với công tyARTEX Thăng Long.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không những có ý nghĩa to lớn vớinước ta nói chung mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của công ty ARTEX Thăng Long Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nàyđược công ty xuất khẩu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và khách hàng đặcbiệt rất ưa chuộng Công ty ARTEX Thăng Long đã lấy chức năng kinhdoanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ làm hoạt động chính mang lại lợinhuận và quảng bá hình ảnh của Công ty Vai trò của xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ đối với công ty ARTEX Thăng Long như sau:
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo nguồn ngoại tệ cho doanhnghiệp, tăng dự trữ ngoại tệ, mang lại lợi nhuận chính cho công ty Từ đó,giúp công ty có thể tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, hiệnđại…trong điều kiện nền kinh tế thị trường sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh,liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộngquan hệ kinh tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giảiquyết công an việc làm cho người lao động đặc biệt là cho lao động ở nôngthôn.
Trang 31- Từ việc thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có thể phát huycao độ tính năng động và sáng tạo của cán bộ nhân viên trong công ty cụ thểlà ở từng các phòng ban, các bộ phận trong công ty.
- Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ sẽ dẫn đến cạnh tranh, theo dõi,kiểm soát lẫn nhau giữa các thành phần tham gia kinh doanh mặt hàng nàytrên thị trường cả trong và ngoài nước Từ đó có thể làm tăng chất lượng hàngthủ công mỹ nghệ xuất khẩu tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.
- Thông qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, công ty có khả năngphát huy được lợi thế của mình, có điều kiện để tiếp xúc, học hỏi các thànhtựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để cải tiến mẫu mã, nâng caochất lượng sản phẩm Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn giúp cho doanhnghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ Các sản phẩm xuất khẩu sẽ không chỉđược những người tiêu thụ trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trườngnước ngoài Như vậy, nếu công ty thực hiện tốt công tác thâm nhập thịtrường, đẩy mạnh marketing quốc tế vào xuất khẩu thì đây là cơ hội mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ARTEX Thăng Long.
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ARTEX Thăng Long.1.2.1.1 Quá trình hình thành của công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ ThăngLong.
Công ty XNK Mỹ nghệ Thăng Long có tiền thân là một xí nghiệp Thủcông mỹ nghệ XNK và dịch vụ ( được hợp nhất từ 2 xí nghiệp: Xí nghiệp Mỹnghệ xuất khẩu và Xí nghiệp sản xuất gia công dịch vụ hàng xuất khẩu), rađời ngày 4/7/1989 theo quyết định số 382/ KTĐN- TCCB của Bộ trưởng Bộkinh tế đối ngoại Tên viết tắt là ARTEXEN, theo phân cấp lúc đó thìARTEXEN trực thuộc Tổng công ty XNK Mỹ nghệ ARTEXPORT.
Trang 32Theo quyết định số 899/KTĐN- TCCB của Bộ trưởng Bộ kinh tế đốingoại, vào ngày 10/04/1990, ARTEXEN được tách khỏi ARTEXPORT, trởthành một xí nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập và trực thuộc Bộ ThươngMại và mang tên mới là xí nghiệp XNK Mỹ nghệ Thăng Long.
Do thời gian này nước ta đang tiến hành thực hiện nền kinh tế thịtrường với rất nhiều sự mới mẻ và khó khăn trước mắt Tình hình hoạt độngkinh doanh có nhiều thay đổi, cơ chế kinh tế khác biệt, để phù hợp với tìnhhình kinh doanh đó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với các đốitác nước ngoài, Bộ Thương Mại cho phép Xí nghiệp đổi thành công ty có tênlà Công ty XNK Mỹ nghệ Thăng Long- Tên giao dịch quốc tế là ARTEXThăng Long ( ngày 29/03/1993).
Đến ngày 14 tháng 05 năm 2007, công ty được phòng Đăng ký kinhdoanh của sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận Đăngký kinh doanh số 0103017209 theo quyết định số 2130/QĐ- BTM ngày14/12/2006 và số 0393/QĐ- BTM ngày 09/03/2007 của Bộ trưởng BộThương Mại Đến nay công ty đã được cổ phần thành công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long Tên giao dịch là ARTEX Thăng Long JSC
Người đại diện trước pháp luật là ông Đào Đình Hải – Tổng giám đốccông ty Là công ty cổ phần được thành lập theo hình thức cổ phần hóa doanhnghiệp Nhà nước Được thừa hưởng mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp củacông ty XNK mỹ nghệ Thăng Long.
1.2.1.2 Quá trình phát triển của công ty ARTEX Thăng Long JSC.
a) Giai đoạn từ khi hình thành 1989- đến năm 1990.
Xí nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long được thành lập ngày4/7/1989 trên cơ sở sát nhập xí nghiệp Mỹ nghệ Hà Nội và bộ phận sản xuấtphụ của Tổng công ty XNK Mỹ nghệ ( ARTEXPORT) Thời gian đó xí
Trang 33nghiệp có vốn đầu tư khoảng 200 triệu và lực lượng lao động có khoảng 100người
Đây là giai đoạn công ty còn sản xuất hàng hóa XNK chủ yếu dựa vàochế độ bao cấp trên cơ sở thực hiện các hợp đồng sản xuất thu mua hàng xuấtkhẩu cho ARTEXPORT thực hiện xuất khẩu theo nghị định thư của nhà nướcViệt Nam ký kết với các nước XHCN.
Cho đến cuối năm 1989 công ty đã ký được rất nhiều hợp đồng xuấtkhẩu đổi hàng với liên đoàn dụng cụ gia đinh ODESA để đổi hàng thủ côngmỹ nghệ lấy dụng cụ gia đình… Ngoài ra thời gian này công ty còn được hỗtrợ để phát triển hàng xuất khẩu là 4 triệu CR ( tương đương 680.000 USD) làmột cơ hội cho sự phát triển của công ty.
Có thể nói đây là thời kỳ hưng thịnh của công ty, với kim ngạch xuấtnhập khẩu tăng, công ty đã có lãi, cải thiện được đời sống của cán bộ côngnhân viên và góp phần đầu tư vào sản xuất.
b) Giai đoạn 1991-1995.
Đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn của công ty Do sự biến động vềchính trị của các quốc gia Đông Âu đã khiến công ty bị mất thị trường xuấtkhẩu chính dẫn đến khủng hoảng đầu ra, thị trường không có, hoạt động kinhdoanh bị ngưng trệ Chiến tranh xảy ra ở Nam Tư và thay đổi chế độ chính trịở Bungari làm cho hàng xuất khẩu theo hợp đồng hàng đổi hàng đi không thuđược hàng nhập khẩu về, hơn nữa công ty lại không đòi được nợ từ hợp đồngđó, nên công ty đã phải vay ngân hàng một khoản nợ khá lớn 19 tỷ gốc và 10tỷ lãi ( trích đến năm 1993 ) tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, và trongtình hình đó công ty được nhà nước khoanh nợ 18 tỷ tại công văn số2981/KHTH ngày 15/6/1993 vì nguyên nhân khách quan.
Ngày 29/3/1993 Bộ Thương Mại và du lịch quyết định đổi tên xínghiệp thành công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long ( ARTEX Thăng
Trang 34Long), theo quyết định số 481/TM- TCCB Lúc này lực lượng lao động củacông ty vào khoảng 700 người và có tổng số vốn do nhà nước cấp là 5,9 tỷđồng.
Đây cũng là thời kỳ xóa bỏ cơ chế bao cấp khiến cho một số xưởng sảnxuất của công ty không đủ sức tồn tại như: Sơn mài, mạ bạc, dệt thảm đay,dép đi trong nhà, sản phẩm thô và may mặc.
Công ty đã bỏ ra một số lớn đầu tư kinh doanh liên doanh liên kết vớinước ngoài và thành lập lên hai công ty là HIPC và ART SUN, nhưng liêndoanh làm ăn không có hiệu quả Từ đó công ty mất và thiếu vốn trầm trọngbuộc phải vay ngân hàng đảo nợ, vay vốn cổ phần,…góp phần làm tăng chiphí lãi cho công ty Lỗ lũy kế của công ty tính đến cuối năm 1996 là 13 tỷđồng, phải thu khó đòi là 16 tỷ đồng.
c) Giai đoạn 1996- 1999.
Trong khoảng thời gian hai năm 1996-1997, công ty gặp nhiều thươngvụ gây thiệt hại về tài chính, cộng thêm với khoản lỗ 18 tỷ đồng làm cho tìnhtrang của công ty trở lên khủng hoảng rất nhiều Mặc dù kim ngạch xuất khẩuhàng năm vẫn tăng nhưng do chi phí khá lớn nên công ty tiếp tục lỗ rất nhiều.Trước những thực trang đó của công ty, Bộ Thương Mại đã cho phép công tythay đổi Ban lãnh đạo, sắp xếp lại tổ chức kinh doanh để thoát khỏi nhữngkhó khăn Trước tiên là tiếp tục ổn định quá trình sản xuất kinh doanh, thúcđẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua quy chế quản lý kinh doanhxuất nhập khẩu và cơ chế quản lý lao động tiền lương Sau đó là tăng cườngkiểm tra đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện các phương thức kinh doanh,sử dụng phương thức khoán trắng tới từng phòng nghiệp vụ kinh doanh, saucùng là xin giảm nợ và giãn nợ ngân hàng…
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được hoàn thiệnhơn và đã có những chiều hướng phát triển khá rõ rệt khi bước sang những
Trang 35năm 1998-1999 Việc kinh doanh thua lỗ đã hết, công ty thực hiện được nhiềuthương vụ, với nhiều bạn hàng nước ngoài và kí được nhiều hợp đồng vớinhững nước đó như: các nước Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.
d) Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Có thể nói đây là thời kỳ khởi sắc của công ty bởi vì hoạt động kinhdoanh của công ty đã bắt đầu thu được lãi cao và an toàn hơn so với thời kỳtrước đó Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tănglàm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên theo đó Về kimngạch xuất khẩu, hàng thêu trong 4 năm gần đây luôn dẫn đầu và đạt trên 1triệu USD/ năm Những mặt hàng như mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, gỗ mỹnghệ, cói đay, thổ cẩm đã dần chiếm lĩnh lại thị trường như trước đây Thịtrường của công ty cũng khá phát triển trong những năm gần đây, những thịtrường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặc biệt là các thị trườngmới và cũng khó tính như: Mỹ, Canada, Braxin… cũng đã tiếp cận hàng hóacủa công ty và dần chấp nhận chất lượng hàng hóa của công ty trong gần bốnnăm qua mà không có một khoản khiếu nại và từ chối thanh toán nào.
Trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài, ngày 14/12/2006 Bộ Thươngmại đã ra quyết định số 2130/QĐ- BTM phê duyệt phương án cổ phần hóacông ty Thực hiện quyết đinh trên, được sự đồng ý của Bộ Thương Mại vàban chỉ đạo cổ phần hóa ngày 18/1/2007 dưới sự giám sát của Bộ, công ty đãthực hiện thành công việc đấu giá công khai cổ phần ra ngoài công chúng chocác nhà đầu tư Ngày 14/3/2007 công ty đã tiến hành Đại hội Hội đồng cổđông thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long mộtcách thành công tốt đẹp và đại hội cũng đã thông qua điều lệ công ty, bầu rađược hội đồng quản trị Ngay sau khi kết thúc Đại hội, Hội đồng quản trị đãhọp phiên đầu tiên bầu ra Tổng Giám Đốc và cũng đã tiến hành đầy đủ cácbước theo quy định để thành lập bộ máy lãnh đạo mới của công ty cổ phần và
Trang 36ổn định tổ chức Năm 2007 cũng là năm đầu tiên công ty chính thức hoạtđộng theo mô hình của công ty cổ phần Đây là bước chuyển đổi mang tínhlịch sử trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty sau 18 nămthành lập.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Là một công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, có condấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập nên hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty đảm bảo không làm trái pháp luật Công ty thựchiện viện kinh doanh của mình theo Luật Thương Mại Việt Nam, chịu tráchnhiệm về hành vi và nguồn vốn nhà nước cấp Trên cơ sở đó công ty cổ phầnXNK mỹ nghệ Thăng Long có chức năng và nhiệm vụ sau:
Tổ chức tiêu thụ mặt hàng nhập khẩu, gồm các mặt hàng phục vụ tiêudùng như nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất, gia công chế biến hàngxuất khẩu của công ty và các ngành sản xuất khác trong nước.
Tổ chức hàng thêu xuất khẩu tại công ty
Nhận xuất khẩu và nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước vàquốc tế, tham gia liên doanh liên kết các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
Thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi, đảm bảo thu nhậpnâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ARTEX Thăng Long:
Trang 37: Quan hệ theo dõi và giám sát
: Quan hệ quản lý và chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ hướng dẫn, phối hợp và trao đổi thông tin
Bộ máy điều hành của công ty bao gồm các phòng ban và bộ phận sau:ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐC
PHÒNGT CHỨCH CHÍNH
PHÒNGT CHÍNHK HOẠCH
PHÒNGTHỊ TRƯỜNG
CHI NHÁNHTẠI TP HCMPHÒNG KINH
DOANH 1PHÒNG KINH
DOANH 2PHÒNG KINH
DOANH 4PHÒNG KINH
DOANH 6PHÒNG KINH
DOANH 9
Trang 38- Ban giám đốc: Đứng đầu là Tổng Giám Đốc công ty, chịu trách nhiệmtoàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật và bộchủ quản Tổng giám đốc công ty là người hoạch định chiến lược, lập kếhoạch kinh doanh, đồng thời là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động củacông ty Bên cạnh đó, Tổng Giám Đốc được sự hỗ trợ đắc lực của Phó TổngGiám đốc Phó Tổng Giám Đốc là người tham mưu cho Tổng Giám đốc trongcông tác hàng ngày, đồng thời thay mặt cho Tổng Giám Đốc những lúc cầnthiết.
- Các bộ phận quản lý:
+ Phòng tài chính kế hoạch: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệpvụ hạch toán vốn, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng vốn,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cho các bộ phận quản lý cấp trên vàcác bộ phận có liên quan Phòng còn có chức năng tham mưu cho Tổng Giámđốc xét duyệt các phương án kinh doanh, hướng dẫn giúp đỡ các phòng bantheo dõi các hoạt động kinh doanh, đồng thời theo dõi việc hạch toán tổnghợp về các hoạt động phát sinh trong công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức quản lý, tuyển chọnlao động, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên và nâng cao trình độ quản lýcủa các bộ phận trong công ty Tiếp nhận, vào sổ, chuyển đúng đối tượngcông văn giấy tờ thư từ đi đến và giữ bí mật cho công ty.
+ Phòng thị trường: Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, thựchiện các hoạt động đón tiếp khách hàng trong và ngoài nước, bố trí việc thamgia các hội chợ thương mại
- Các bộ phận kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh 1 và phòng 6 : Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩuvề mặt hàng thêu ren
Trang 39+ Phòng kinh doanh 2: Chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ.
+ Phòng kinh doanh 4: Là phòng chuyên nhập khẩu và kinh doanhtrong nước, ngoài ra còn thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thêu ren.
+ Phòng kinh doanh 9: Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tổng hợp.+ Chi nhánh tại thành phố HCM: Thực hiện chức năng như 1 phòngkinh doanh, trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh ở phía Nam như tổchức ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu…
Trong từng phòng ban được phân bố nhân sự rất hợp lý với chức năngvà nhiệm vụ của mình, với hầu hết là có trình độ Đại học trở lên, 100% cánbộ công nhân viên trong nghiệp vụ XNK là có trình độ đại học.
Tại công ty ARTEX Thăng Long, mỗi phòng chức năng được coi nhưmột đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập với chế độ hạch toán riêng Mỗiphòng có được bổ nhiệm một trưởng phòng và một phó phòng điều hành mọihoạt động kinh doanh của phòng mình
1.2.4 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Như trên đã nói, công ty ARTEX Thăng Long có chức năng và nhiệmvụ chính là xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng phục vụsản xuất trong nước ta thấy được lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty làthực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Thủ công mỹnghệ là mặt hàng phát triển đã từ rất lâu đời ở Việt Nam, mang đặc điểm riêngvà rất đặc biệt so với những loại hàng hóa khác.
Như đã biết dân tộc Việt Nam có truyền thống trồng lúa nước lâu đời,hay nông nghiệp nói chung, thì các nghề thủ công cũng rất phát triển Đầutiên là nghề chế tác đá ra đời, sau đó nghề làm đồ gốm, nghề mộc, đan lát,nghề dệt, nghề đúc đồng, rèn sắt…cũng dần dần phát triển Trước đây các sảnphẩm làm ra rất đơn giản, thô sơ nhưng phát triển cho đến bây giờ thì các sản
Trang 40phẩm này đã đạt đến mức độ tinh tế và phức tạp hơn rất nhiều Một số sảnphẩm đã đạt đến trình độ tinh xảo như trống đồng Đông Sơn cho đến ngàynay vẫn được xem là biểu tượng cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.Những sản phẩm này ra đời nhằm phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng phong phú, không những thế một số sản phẩm đãđược mang trao đổi giữa các địa phương, được đem đi cống nạp cho vua chúahay được bán cho các thương nhân nước ngoài Chính vì vậy đã có rất nhiềulàng nghề nổi tiếng ra đời như làng Gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc( Hà Đông)…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển,đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, đó là do sự phát triển mạnhmẽ của khoa họ kỹ thuật, kết quả của quá trình cơ giới hóa là cho ra đời hàngloạt các loại máy móc thiết bị hiện đại…đã làm cho các sản phẩm được sảnxuất ra từ máy móc rất nhiều Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là làm chongành thủ công mỹ nghệ không còn có thể phát triển nữa Mà trái lại với điềunày, người ta ngày càng có xu hướng quay về vẻ đẹp với thiên nhiên vànhững sản phẩm được làm từ đôi bàn tay khéo léo của con người ngày càngđược ưa chuộng hơn, đặc biệt là với các nước Phương Tây Thủ công mỹnghệ là loại hàng hóa không chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng mà còn phụcvụ cả nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật mỹ thuật của con người, đặcbiệt trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về giao lưu văn hóa như hiện nay.Chính vì xu hướng giao lưu hội nhập như hiện nay đã tạo điều kiện cho ngànhthủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển.
Công ty ARTEX Thăng Long nắm rõ được đặc điểm của loại hàng thủcông mỹ nghệ này, và dựa vào mặt hàng này để tồn tại và phát triển cho đếnngày nay Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty là:
Sản phẩm xuất khẩu chính gồm: Hàng thủ công mỹ nghệ( mây, tre, cói,gốm sứ, sơn mài, tôn, sắt…) ; hàng thêu( khăn bàn, khăn ăn, khay, lót cốc, ga,