MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 3 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP 3
Trang 1MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, quy mô của thị trường có ảnh hưởng rất lớnđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Quy mô của thị trường sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ hàng hóa, theo đó ảnh hưởng trực tiếp tớilợi nhuận thu được. Mở rộng thị trường là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệpkhi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải quan tâm vì nó gắn liền với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóahiện nay
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành may mặc ViệtNam cũng như trong khu vực trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm may mặc,mở rộng thị trường là một tất yếu giúp giải quyết thị trường tiêu thụ cho sảnphẩm của May 10, giúp doanh nghiệp tìm được đoạn thị trường và đối tác phùhợp với điều kiện của doanh nghiệp Hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO, May 10 sẽ tham gia vào sân chơi chung với cácdoanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác trên thế giới Hội nhập toàn cầu làmột thế tất yếu để doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhằm tạo sự phát triểnvững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần May 10, là công ty sảnxuất và xuất khẩu hàng may mặc có uy tín trên thị trường Em chọn đề tài
“Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phầnMay 10” làm chuyên đề Đây là vấn đề đang được ban lãnh đạo và các phòng
ban quan tâm và rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty Tuy nhiên vớikiến thức có hạn và thời gian thực tập không nhiều nên chuyên đề có thể còngặp nhiều thiếu sót
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trần Hoè và các anh chị phòngMarketing đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và giúp em hoàn thànhtốt chuyên đề thực tập.
Trang 2Bố cục của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Sản phẩm may mặc xuất khẩu và yêu cầu phát triển thịtrường.
Phần này giới thiệu khái quát về sản phẩm may mặc, đặc điểm thịtrường và các nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường của sản phẩmmay mặc.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của công ty May10.
Phần này sẽ đi sâu nghiên cứu về sản phẩm may mặc của công ty May10, khái quát tình hình kinh doanh và thị trường của công ty trong những nămgần đây.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm may mặc của côngty May 10 trong những năm tới
Mục tiêu xuất khẩu, phương hướng phát triển của công ty trong nhữngnăm tới sẽ được đề cập đến trong phần này Đồng thời cũng nêu lên một sốgiải pháp mà Công ty May 10 đang quan tâm và sử dụng trong những nămtới
Trang 3CHƯƠNG 1: SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀ YÊUCẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨUSẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Đặc điểm sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc mang tính thời vụ cao, phụ thuộc nhiều vào thờitiết, các sản phẩm may mặc thường được thiết kế phù hợp với thời tiết từngkhu vực địa lý, theo từng mùa khác nhau Điều này đòi hỏi các nhà kinhdoanh phải có những am hiểu nhất định về thời tiết, khí hậu tại thị trường màmình muốn kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm có tính thời trang cao Khi xã hội càngphát triển, đời sống nhân dân càng cao, nhu cầu làm đẹp tăng lên thì các sảnphẩm may mặc dần được coi như một món trang sức, luôn đi kèm với nhữngphụ kiện nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho người sử dụng Xuất phát từ thực tếnày mà hiện nay, các sản phẩm may mặc luôn có tính thời trang cao, thể hiệnphong cách và cá tính của người sử dụng
Chu kỳ sống của sản phẩm may mặc ngắn Một sản phẩm may mặc rađời luôn gắn liền với một mẫu mã, kiểu cách nhất định, được thiết kế phù hợpvới thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm nó được tung ra thị trường.Theo thời gian, thị hiếu thay đổi thì các sản phẩm đó sẽ thành ra lỗi mốt vàkhông còn được ưa chuộng nữa
Chất lượng sản phẩm có nhiều cấp độ khác nhau, từ bình dân đến caocấp để có thể phục vụ nhu cầu sử dụng của mọi tầng lớp trong xã hội Ngườicó thu nhập thấp hoặc trung bình thường lựa chọn các sản phảm mang tínhbình dân Ngược lại với những người có thu nhập cao thì sản phẩm mà họ lựachọn là những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao và mang tính độc đáo riêng
Trang 4Để sản xuất một sản phẩm may mặc cần phải qua rất nhiều công đoạn,từ thiết kế, cắt, may, thêu thùa, là, gấp, đóng gói nên cần sử dụng rất nhiềulao động và đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo cao trong sản xuất.
Nguồn nguyên liệu của ngành may mặc phụ thuộc lớn vào các ngànhcông nghiệp và nông nghiệp sử dụng nguồn gốc tự nhiên như ngành bông,ngành dệt, ngành sợi Các nguồn nguyên liệu này lại phụ thuộc nhiều vàođiều kiện tự nhiên nên tính ổn định về số lượng, chất lượng và giá cả thấp.Điều này khiến cho sản phẩm may mặc cũng chịu nhiều ảnh hưởng về chấtlượng và giá cả
Công ty may 10 chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm hàngmay mặc thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Hiện nay hai hìnhthức xuất khẩu sản phẩm công ty đang áp dụng là gia công xuất khẩu và xuấtkhẩu trực tiếp (FOB) Hoạt động chủ yếu của công ty là nhận nguyên liệu giacông sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Các mặt hàng mà côngty đang sản xuất chủ yếu là :
- Sơ mi nam nữ các loại - Jacket các loại
- Quần âu nam nữ
- Quần soóc, quần đùi (cho cả người lớn và trẻ em) - Quần áo ngủ, thể thao
- Quần áo bảo hộ lao động
Trong đó áo sơ mi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàngnăm đem lại nguồn thu cao cho công ty Ngoài ra công ty còn có các xưởngsản xuất veston, comple, váy là các sản phẩm mới của công ty Trong quátrình kinh doanh xuất khẩu lâu dài công ty đã thiết lập được nhiều mối quanhệ và có vị trí trên trường quốc tế Sản phẩm của công ty May 10 từ lâu đã nổitiếng với tính năng sang trọng - lịch sự - chất lượng, đặc biệt là sản phẩm
Trang 5sơmi nam được coi là sản phẩm mũi nhọn của công ty Mỗi sản phẩm củacông ty đều thể hiện sự phong phú, chất lượng, phù hơp với thị hiếu củangười tiêu dùng
1.1.2 Khả năng xuất khẩu sản phẩm may mặc của doanh nghiệp
Cuối năm 2007 tại Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới WTO, đây là cơ hội vàng cho ngành dệt may phát triển, vì không bịkhống chế về hạn ngạch Khi đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ quan tâmvào ngành sản xuất dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp tại nước thứ bacũng sẽ vào đặt hàng Như vậy số lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ tăng lên Điềuđó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đầu tư mới và thu hút thêmcác nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho cácdoanh nghiệp may xuất khẩu, giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giaohàng của các doanh nghiệp được bình đẳng với các nước và ngành dệt mayViệt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có.Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được kháchhàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, MaySài Gòn 3,May An Phước, May 10, May 28 sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơnhàng lớn Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn,góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.May 10 là công ty xuất khẩu hàng may mặc có tên tuổi trên thị trường quốc tế,với kinh nghiệm đã tích luỹ được nhiều cơ hội sẽ đến với công ty, nếu nắm bắtkịp thời và tận dụng được các cơ hội từ môi trường kinh doanh quy mô củacông ty có thể sẽ được mở rộng đáng kể.
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC
Nhu cầu về sản phẩm may mặc là rất đa dạng, số lượng lớn và thườngxuyên do sản phẩm may mặc là mặt hàng thiết yếu, không một người tiêu
Trang 6dùng nào không cần đến nó Điều này làm cho thị trường may mặc luôn sôiđộng với các hoạt động mua và bán.
Yêu cầu về công nghệ và vốn đối với sản phẩm may mặc thấp hơn cácsản phẩm khác, do đó cạnh tranh về giá không quan trọng, thị trường khôngco giãn về giá, giá cả thay đổi nhưng không làm cầu trên thị trường thay đổi.Đối với lĩnh vực xuất khẩu thị trường xuất khẩu về cả khách hàng lẫn phạm viđịa lý là rất rộng lớn, nhất là khi nền kinh tế đang có xu thế toàn cầu hoá nhưhiện nay đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sảnphẩm nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc tiếnhành các hoạt động kinh doanh xác định đúng đối tượng khách hàng, các khuvực sẽ xâm nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất phù hợp vớimục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những điều kiện có hạn của chính côngty may 10
Đối với các nước nhập khẩu trên thế giới, hàng may mặc được chia làm4 phân nhóm chính:
- Các sản phẩm thời trang cao cấp: Các sản phẩm may mặc có mầu sắc,kiểu dáng thời trang, chất lượng
- Các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu thô :Casơmia, lenangora, len môhai và các loại len quý hiếm khác
- Các sản phẩm có hàm lượng lao động cao - Các sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống
Hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang tận dụng lợi thếnguồn nhân lực giá rẻ dồi dào của đất nước, các sản phẩm sản xuất ra chủ yếulà hàng thông thường, có hàm lượng lao động cao
* 4 xu hướng lớn trong thương mại dệt may thế giới hiện nay:
- Các nước phát triển tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á tiếp tục bị giảmbớt thị phần, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nước sản xuất
Trang 7hàng dệt may giá rẻ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đối trọng lại bằngbiện pháp tập trung vào hàng cao cấp
- Các nhà sản xuất đối tác của Hoa Kỳ và EU cũng bị giảm thị phần.Việc liên kết gia công Mexico – Trung Mỹ tại Hoa Kỳ và Bắc Phi - Thổ NhĩKỳ tại EU đã hạn chế bớt giảm sút của những nhà sản xuất này
- Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may, mặc dù bịHoa Kỳ và EU áp dụng chế độ hạn chế và kiểm soát nhập khẩu Biện phápchính được Trung Quốc áp dụng trong năm 2006 là đa dạng hoá thị trườngxuất khẩu, trong đó chú trọng tăng thị phần tại các nước châu Á
- Các nước đang phát triển tại châu Á tiếp tục được lợi từ những sảnphẩm dệt may xuất khẩu giá rẻ của mình Bangladesh, Campuchia và ViệtNam là những nước thắng lợi trong thời kỳ hậu hạn ngạch hàng dệt may thếgiới, cùng với Trung Quốc
Như vậy cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như vớicông ty May 10 nói riêng trong thời gian tới là rất nhiều Yêu cầu đặt ra đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc là phải tìm ra cách thức xâmnhập thị trường hàng may mặc thế giới phù hợp với điều kiện thực tế củadoanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất
1.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO SẢNPHẨM MAY MẶC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Sau Trung Quốc, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng rấtmạnh trong hai năm qua, bất chấp những khả năng bị Mỹ đánh thuế chốngbán phá giá
Lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ở Cat 338/339 (sơ mi dệt kimbông) tăng 54% và tăng 32% ở Cat 347/348 (quần vải bông)
Thêm vào đó, Việt Nam không bị sức ép cạnh tranh của Trung Quốc vìMỹ đã xóa bỏ các hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, như ở Cat
Trang 8341/641 (sơ mi dệt thoi dành cho phụ nữ và thiếu nữ), lượng hàng xuất khẩucủa Việt Nam tăng 57%
Nhưng ở hai Cat hàng này, thị phần hàng Việt Nam vẫn ở mức khiêmtốn 3.45% so với mức vượt trội 46% của Trung Quốc
Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh Nam Á, thị phần của các nhàxuất khẩu Việt Nam vẫn tăng cao ở các mặt hàng xơ nhân tạo
Mặt khác, khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may hiện nay là để mấtthị trường Mỹ Để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua việc áp dụng Quy chếthương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR), Chính phủ Mỹđã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may ViệtNam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹcho rằng việc áp dụng biện pháp này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinhdoanh của họ, bởi họ không thể lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế.Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà nhập khẩu Mỹ sẽ quay lưng lại vớihàng dệt may Việt Nam và lựa chọn một đối tác làm ăn khác ít bị rủi ro hơn.Theo ông Ân, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đangchuyển hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác "Theo dự báo trướcđây, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/năm, nhưng nếu Mỹáp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụngbiện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-7%/năm"
Hiện ngành dệt may có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc và việcMỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may sẽ gây khó khăncho người lao động Theo ông Lê Quốc Ân, có thể số lao động ngành dệt maychưa bị giảm đi trong năm 2007 vì Mỹ mới bắt đầu áp dụng chế độ theo dõinày, nhưng từ năm 2008 trở đi, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng cao
Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi từ việc Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặcbiệt, ngành dệt may dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác,
Trang 9đồng thời chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đầu tư sảnxuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa
Riêng đối với thị trường Mỹ, ngành sẽ coi trọng điều tiết, kiểm soát cảvề số lượng, chủng loại và giá cả hàng hoá xuất sang thị trường này, đồngthời tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi đặc biệtđối với ngành dệt may Việt Nam cũng như không áp dụng biện pháp chốngbán phá giá.
Trước sự biến động của thị trường thế giới, để mở rộng thị trường xuấtkhẩu bắt buộc các doanh nghiệp dệt may phải hiểu rõ thị trường và xu hướngbiến động, cụ thể, phải tiến hành các hoạt động sau:
1.3.1 Nghiên cứu thị trường để lựa chọn đoạn thị trường và lậpchiến lược kinh doanh.
Ngày nay nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ không thể thiếutrong việc nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách rất phổ biến Hoạt độngnghiên cứu thị trường được dùng để thu thập các thông tin trên thị trường nhưthông tin về các sản phẩm mới, chính sách của nhà nước (dự kiến phân bổngân sách nhà nước, thuế xuất nhập khẩu, các thoả thuận của nhà nước có liênquan đến thị trường ), thông tin về các đối tác, khách hàng tiềm năng, nhucầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng Dựa trên những thông tin trên doanhnghiệp có thể dự đoán thị trường và đưa ra những quyết định đúng đắn để cóthể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, củng cố vị trí của mình trên thịtrường
Thông qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ có nhiều thông tinhơn để đề ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp, xác lập các kênh phân phốihiệu quả, định ra mức giá cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Thuthập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, thuthập thông tin về sự phân phối lợi nhuận trong các thành phần tham gia phân
Trang 10phối sản phẩm để kịp thời điều chỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh của sảnphẩm, tăng lợi nhuận cho mình Qua đó có thể định vị giá một cách hợp lý
Ngoài ra nghiên cứu thị trường còn là cơ sở cho phép doanh nghiệpđánh giá thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp để từ đócải tiến dịch vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm ra một địnhvị mới thích hợp cho sản phẩm của mình
Đối với thương mại quốc tế, do tính chất phức tạp của nó, việc nghiêncứu luật pháp liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường nhưLuật Thương mại, Luật Hải quan, Luật chóng bán phá giá, chống độc quyền ,các tập quán và thông lệ quốc tế, các đặc điểm văn hoá - xã hội là các yếu tốcần phải xem xét, cân nhắc và rất cần thiết để doanh nghiệp xâm nhập vào thịtrường nước ngoài
Tuy nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng trong hoạt độngkinh doanh nhưng các cuộc điều tra gần đây cho thấy chi phí cho nghiên cứuthị trường của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, không chỉ so với các nướcphát triển mà chi phí này của Việt Nam còn thua nhiều nước trong khu vực.Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thừa nhận, ít doanhnghiệp Việt Nam có thói quen thu thập và xử lý thông tin trước khi ra quyếtđịnh Các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin cả vềcon người lẫn phương tiện Việc thu thập thông tin về phía nước ngoài và đốitác là doanh nghiệp nước ngoài thường rất khó khăn đối với các doanh nghiệpnhỏ và vừa Đây là một thực trạng đáng cảnh báo, vì những lợi thế giúp cácdoanh nghiệp thành công trước đây như yếu tố giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ củachính phủ, đang mất dần Mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng lên dophải mở cửa theo lộ trình cam kết gia nhập WTO đòi hỏi các doanh nghiệpphải tạo sức cạnh tranh thông qua xây dựng và quảng bá thương hiệu Cácdoanh nghiệp cần hiểu rõ hơn thị trường trong nước và quốc tế, điều này sẽ
Trang 11giúp cho sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ có được hiệu quả tốt trong việcgia nhập và chiếm lĩnh thị trường
1.3.2 Chọn phương thức gia nhập thị trường quốc tế phù hợp vớitiềm năng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Phương thức gia nhập thị trường quốc tế gồm có: - Xuất khẩu gián tiếp
- Xuất khẩu trực tiếp.
- Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.- Liên doanh.
- Thành lập chi nhánh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nướcngoài
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đang cốgắng xuất khẩu trực tiếp và thành lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hànhhoạt động trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài thuận tiện hơn
1.3.3 Xây dựng chiến lược thị trường và phát triển thị trường xuấtkhẩu
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, để đứngvững ở thị trường nước ngoài cần xây dựng chiến lược thị truờng ngay từ khibắt đầu kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp xuất khẩu thườngcó chiến lược đa dạng hoá thị trường để tránh mất thị trường ảnh hưởng đếnkhối lượng hàng hoá xuất khẩu Không nên "độc canh" trên một thị trường vìsẽ gặp rủi ro khi thị trường thay đối Cần lựa chọn một số thị trường nhất địnhđể khỏi phụ thuộc vào một khách hàng nào đó nhằm phát triển thị trường.Phát triển thị trường là phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, phát triểnđịa bàn kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 121.3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
Trên thị trường quốc tế chỉ có các sản phẩm, các doanh nghiệp có nănglực cạnh tranh mới có thể xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, ngượclại những sản phẩm kém năng lực cạnh tranh sẽ không tiêu thụ được, cácdoanh nghiệp phải nâng cấp năng lực cạnh tranh nếu không muốn bị phá sản.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu là khả năng đáp ứng nhucầu khách hàng nước ngoài về chất lượng, giá cả, kiểu dáng, thương hiệu, baobì, tính độc đáo hay sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị truờngquốc tế Doanh nghiệp muốn phát triển thị trường xuất khẩu phải có được ưuthế cạnh tranh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng, so với đối thủ cạnh tranh.
1.3.5 Khắc phục rào cản trong thương mại quốc tế của doanhnghiệp
Rào cản thương mại quốc tế là tất cả những chính sách, quy định, biệnpháp của Chính phủ nhằm hạn chế, ngăn cản sự thông thương hàng hoá củanước mình với các nước, gồm:
-Thuế quan các loại.
-Quota, giấy phép nhập khẩu, các quy định hạn chế hoặc ngăn cấmnhập khẩu, chống bán phá giá.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật: về chất lượng, quy cách bao bì, ký mã hiệu,nhãn hiệu sản phẩm, các trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp.
Trong đó các rào cản kỹ thuật có xu hướng được sử dụng phổ biến vàchủ yếu trong thương mại quốc tế.
Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế thìđiều đầu tiên là phải nghiên cứu kỹ luật pháp nước nhập khẩu để kịp thời tìmra các rào cản, từ đó có biện pháp thích nghi nhằm xâm nhập thị trường cóhiệu quả.
Trang 131.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢNPHẨM MAY MẶC
1.4.1 Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên như khí hậu, địa lý…luôn là yếu tố được cácdoanh nghiệp quan tâm khi bắt đầu hoạt động và trong suốt quá trình tồn tại,phát triển của mình Những biến động của tự nhiên như mưa, nắng, bão, lụt,…có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chúnggây ra những hao mòn tự nhiên, nếu không quan tâm đến sẽ gây ra nhữngthiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp
Đối với sản phẩm may mặc, thời tiết sẽ quy định chất liệu, kiểu dáng,màu sắc, mẫu mã sản phẩm Sự thay đổi về thời tiết sẽ dẫn đến những thayđổi về sản phẩm may mặc Vì vậy nghiên cứu các nhân tố tự nhiên là rất cầnthiết đối với công ty.
1.4.2 Các nhân tố kinh tế
Sự ổn định hay bất ổn định về kinh tế, chính sách kinh tế của các quốcgia, khu vực tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả của hoạt động kinhdoanh chính của các công ty nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của côngty nói riêng Vì vậy, đối với công ty cần nghiên cứu một số vấn đề như:
* Cấu trúc công nghiệp của nước sở tại: Định hình các nhu cầu về sảnphẩm, dịch vụ, mức lợi tức và mức độ sử dụng nhân lực Có 4 loại cấu trúccông nghiệp:
- Nền kinh tế tự cung tự cấp
- Nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu thô- Nền kinh tế đang công nghiệp hoá- Nền kinh tế công nghiệp hoá
* Sự phân bổ thu nhập: Phản ánh khả năng thanh toán và sử dụng củangười tiêu dùng
Trang 14* Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước nhập khẩu: Ảnh huởng đếntổng cầu thị trường và tổng mức nhập khẩu hàng hoá của quốc gia đó Nóđược biểu hiện qua GNP, GDP bình quân trên đầu người,, tốc độ tăng trưởng,sự ổn định kinh tế
* Xu thế phát triển và hội nhập kinh tế vùng và trên biên giới: Giảm bớtcác rào chắn thương mại giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy các di chuyểntrên thị trường quốc tế về đầu tư, nhân tố đầu vào…và các chính sách kinh tế,tài chính, tỷ giá hối đoái…Hội nhập có ảnh hưởng đến lợi ích các quốc giatham gia khối kinh tế, dẫn đến các thay đổi quan trọng trong các quốc giathành viên Quan trọng nhất là tăng áp lực về cạnh tranh đối với sản phẩmxuất khẩu.
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của một doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế có thể và phải được tínhđến là: Tốc độ tăng trưởng của GDP, lãi suất tiền vay, mức độ thất nghiệp,chính sách tài chính, tỷ lệ lạm phát,…Các nhân tố này có tác động trực tiếpđến tình hình sản xuất, xuất khẩu của công ty, vì vậy yêu cầu công ty phảinghiên cứu và nắm bắt được xu hướng vận động của các yếu tố kể trên để cóhướng đi đúng.
1.4.3 Các nhân tố văn hóa
Yếu tố văn hoá là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhucầu, hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùngcá nhân Các giá trị văn hoá cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền vàđược củng cố bằng những quy chế xã hội như luật pháp, đạo đức, tôn giáo,chính quyền, hệ thống thứ bậc trong xã hội quyết định đến những mặt hàngcác cá nhân tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng, các trào lưu trong xã hội …
Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt vấn đề có tính chất chiến lược nhưlựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn chiến lược Marketing, các quyết định
Trang 15về mục tiêu nhiệm vụ tổng quát của doanh nghiệp Văn hoá cũng ảnh hưởngđến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các thao tác, các hành vi cụthể của các nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm Marketing Ngônngữ, các chế định xã hội, các tiêu chuẩn thái độ và giá trị… là những biến sốvăn hoá mà doanh nghiệp nên quan tâm.
Thời trang là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố văn hóa.Những thay đổi trong văn hoá tạo nên những cơ hội và nguy cơ cho các doanhnghiệp kinh doanh hàng may mặc Cần có sự hiểu biết sâu rộng truyền thống,phong tục tập quán của khách hàng để tìm ra các nhu cầu của khách hàng vàcó cách thức tiếp cận phù hợp.
1.4.4 Các nhân tố pháp lý
Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và luật pháp ngày càngcó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tếthị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trênthế giới Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạtđộng cạnh tranh, quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chínhsách của Chính phủ để điều tiết thị trường Để thành công trong hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu,phân tích, dự báo về chính trị, luật pháp cùng xu hướng vận động của nó Cụthể các doanh nghiệp cần quan tâm đến:
- Các quy định của Chính phủ về cạnh tranh, chống độc quyền, về việccho vay, khuyến mại,…
- Các quy định về bảo vệ quyền lợi của các công ty, bảo vệ quyền lợicủa người tiêu dùng, bảo vệ công chúng…
- Các luật về thuế, về bảo vệ môi trường sinh thái, ô nhiễm.
- Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của Nhànước, của các địa phương.
Trang 16- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoạithương.
- Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch và hiệu lựcthi hành chúng.
Trên thực tế, các yếu tố pháp lý ổn định, rõ ràng, minh bạch có thể tạora thuận lợi cho kinh doanh Sự thay đổi và sự biến động đều có thể tạo ranhững cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liêntục, nhanh chóng, không thể dự báo trước.
Trang 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY 10
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY 10
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty May 10
Tên công ty: Công ty cổ phần may 10
Tên giao dịch: Garment 10 Joing stock company Họ và tên Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trụ sở chính: Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84 - 4 -8 276923, 8276396
Fax: 84- 4 -8276925
Websites: http// www.garco10.com.vn
E-mail: ctmay10@garco10.com.vn
Mã số thuế : 0100101308-1
Số quyết định thành lập doanh nghiệp : 0103006688
Vốn điều lệ : 54.000.000.000 đồng (năm mươi bốn tỷ đồng)
- Năm 1946 : Hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của chủtịch Hồ Chí Minh các xưởng quân trang được thành lập với nhiệm vụ phục vụbộ đội về quân trang
- Năm 1947-1954 : Do điều kiện chiến tranh, các xưởng may quântrang của xưởng quân trang phải dời lên Việt Bắc Để giữ bí mật các cơ sởquân trang đều được đặt tên theo bí số của quân đội Tại đây xưởng quântrang sản xuất ra các sản phẩm ban đầu là các loại quan trang đơn giản nhưnghết sức thiết yếu để cung cấp cho bộ đội như: áo sơ mi ngắn tay, quần soóc,áo lót, màn, bao gạo, phao bơi, mũ nan, mũ canô Sau đó ba xưởng may nhỏlà AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ, rồi đổi
Trang 18thành xưởng May 1 mang bí số là X1 Năm 1952 xưởng May 1(X1) được đổitên thành xưởng may 10 với bí số X10
- Năm 1954-1956 : Xưởng May10 sáp nhập với xưởng May40 vẫn lấytên là xưởng May10 trực thuộc Bộ quốc phòng, đồng thời chuyển từ Việt Bắcvề thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội Lúc này ngoài sản xuất quân trang,xưởng May10 còn sản xuất hàng nội địa phục vụ dân sinh
- Năm 1961 : Xưởng May10 đổi tên thành Xí nghiệp May10 do Bộcông nghiệp nhẹ quản lý Xí nghiệp May10 tiếp tục sản xuất hàng quân trangvà may dân dụng
- Năm 1975-1990 : May10 chuyển hướng may gia công làm xuất khẩucho Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu
- Sau năm 1990 : Liên Xô và Đông Âu tan rã, May10 mở rộng địa bànhoat động sang thị trường : CH Liên bang Đức, Nhật Bản, Hồng Kông
- Năm 1992 : Xí nghiệp May10 được đổi tên thành công ty May10 đểphù hợp với chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ đổi mới
- Tháng 1/2005 : công ty May10 được chuyển thành công ty Cổ phầnMay10 với 50% vốn của VINATEX (Tổng công ty Dệt may Việt Nam)
Nhìn lại lịch sử của mình Công ty cổ phần May 10 (GARCO 10 JSC)đó trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển Trong suốt hơn 60 nămqua, lớp lớp các thế hệ công nhân May 10 đó lao động không biết mệt mỏi đểxây dựng May 10 từ những nhà xưởng bằng tre, nứa thành một doanh nghiệpmạnh của nghành dệt may Việt Nam Với 8000 lao động, mỗi năm sản xuấttrên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩusang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,… Nhiều tên tuổi lớncủa ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đó hợp tác sảnxuất với Công ty cổ phần May 10 như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim,Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow, Quá trình
Trang 19phát triển của công ty là sự cố gắng vươn lên liên tục và luôn đạt được tốc độtăng trưởng cao
2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực maymặc tại Việt nam với 51% vốn nhà nước (Vinatex) Công ty có 11 xí nghiệpthành viên (5 xí nghiệp tại May 10 - Hà nội, 6 xí nghiệp tại các địa phương), 2công ty liên doanh và 3 phân xưởng phụ trợ
- Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi
- Xí nghiệp Veston 1, Veston 2 chuyên sản xuất complê
- Các Xí nghiệp địa phương còn lại chuyên sản xuất sơ mi, quần âu Hình thức tổ chức sản xuất trong từng Xí nghiệp cơ bản giống nhau,bao gồm các công đoạn chính như: cắt, may, là, gấp và đóng gói
Số lượng và chủng loại thiết bị tại các đơn vị tuỳ theo chủng loại sảnphẩm sản xuất và có thể điều tiết chuyển đổi giữa các đơn vị thông qua bộphận quản lý thiết bị của công ty
Hai xí nghiệp Veston tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền hàngngang (mỗi ca sản xuất ra 1 bộ sản phẩm hoàn chỉnh), các xí nghiệp còn lại tổchức theo kiểu dây chuyền hàng dọc (mỗi dây chuyền ra 1 sản phẩm hoànchỉnh) Số lượng dây chuyền sản xuất và quy mô dây chuyền tại các xí nghiệpkhông giống nhau vì nó được thiết kế cho phù hợp với chủng loại sản phẩmvà trình độ quản lý của các đơn vị
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần May10 được thể hiện quasơ đồ sau :
Trang 20
Sơ đồ 1: Tổ chức của Cụng ty Cổ phần may 10
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc điều hành
giám đốc điều hành
Trang 212.1.3 Các phòng ban chức năng
* Cơ quan Tổng giám đốc
Cơ quan Tổng giám đốc là Cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn caosau Hội đồng quản trị, đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giámđốc có Phó Tổng giám đốc Cơ quan Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trướcTổng Công ty, Bộ Công nghiệp và Nhà nước về mọi hoạt động của Doanhnghiệp
* Phó tổng giám đốc
Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng giámđốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt Chịu trách nhiệmtrước pháp luật và Tổng giám đốc về các quyết định của mình
* Phòng kế hoạch
Là phòng tham mưu của Cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kếhoạch, xuất nhập khẩu; kinh doanh thương mại (FOB) Tham gia đàm phánký kết các hợp đồng kinh tế, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, giải quyếtcác thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc.Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảohoàn thành kế hoạch của Công ty
* Phòng kho vận
Là phòng chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc công tácquản lý, chế biến, cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất, công tác vận tảihàng hoá, nguyên phụ liệu phục vụ kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanhcủa Công ty
* Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là phòng chức năng tham mưu cho Cơ quan Tổnggiám đốc trong công tác tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trongnước
Trang 22- Nghiên cứu chế thử sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáogiới thiệu sản phẩm trong nước
- Tham gia đàm phán ký hợp đồng kinh tế với khách hàng trong nước,soạn thảo và thanh toán các hợp đồng kinh tế đã ký kết
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá kháctheo quy định của Công ty tại thị trường trong nước, nhằm đáp ứng yêu cầusản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao
- Cung ứng vật tư thiết bị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh
* Phòng kỹ thuật
Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý côngtác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng cácthiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới nhằm đáp ứng sựphát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
* Ban đầu tư phát triển
Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xâydựng cơ bản trực thuộc Tổng giám đốc, có chức năng :
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Côngty
- Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công cáccông trình xây dựng cơ bản
- Bảo dưỡng duy trì các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong Côngty
* Phòng tài chính kế toán
Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giámđốc về Công tác kế toán tài chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền vàđồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sảnxuất kinh doanh có hiệu quả
Trang 23* Phòng QA
Phòng chất lượng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Cơ quanTổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Côngty theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO9002, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượnghoạt động có hiệu quả
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trìnhsản xuất, để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và phương thức kinh doanh của côngty May 10
* Công ty cổ phần May 10 hoạt động trên các lĩnh vực:
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệungành may
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩmvà công nghiệp tiêu dùng khác
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân + Đào tạo nghề
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất các sản phẩm may mặc đểxuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Trang 24* Phương thức kinh doanh của công ty
Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hóa khác liênquan đến ngành dệt may Sản phẩm chính của công ty áo sơ mi nam, nữ,jacket các loại, bộ veston nam cùng một số sản phẩm như quần âu, quần áo trẻem, bộ áo bảo hộ lao động phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nướctheo 3 phương thức:
- Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu của kháchhàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả chokhách hàng
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty sản xuất mẫuchào bán theo yêu cầu của khách hàng, khi thoả thuận ký được hợp đồng thìcông ty sẽ tự mua nguyên vật liệu theo mẫu chào hàng để sản xuất bán chokhách Hàng FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế và khuvực tiêu thụ hàng do khách hàng chỉ định
- Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh từ mua nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế mẫu mã sản phẩm để sản xuất,tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước
2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty May 10
Ngành may mặc đang đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triểncủa nền kinh tế nước ta hiện nay, có khả năng trở thành ngành đứng đầu vềkim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới, vượt qua cả xuất khẩu dầu thô
Công ty May 10 là một doanh nghiệp có uy tín trong ngành may mặc ViệtNam, có lịch sử hình thành gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, công tyđã không ngừng lớn mạnh, sản lượng sản xuất ra ngày càng tăng, doanh thu vàlợi nhuận năm sau cao hơn năm trước Sản phẩm của công ty ngày càng đượccác khách hàng quốc tế tín nhiệm và người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
Trang 25Bảng 1: Bảng cơ cấu doanh thu của công ty May 10
Tổng doanh thu Triệu đồng 552,954 631,604 600,000 Doanh thu xuất khẩu Triệu đồng 479,892 541,952 400,000- Doanh thu gia công Triệu đồng 136,470 192,586 190,000- Doanh thu FOB Triệu đồng 343,422 349,366 210,000Doanh thu nội địa triệu đồng 64,383 70,013 175,000Doanh thu Hà Quảng, Bỉm Sơn Triệu đồng 8,679 19,639 25,000
Thu nhập bình quân đầu người 1000đ/tháng 1,430.00 1,502.50 1,750.00
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Phân tích số liệu qua bảng cơ cấu doanh thu, xét về quy mô năm sauluôn tăng hơn năm trước Năm 2006 doanh thu đạt 631,604 triệu đồng, tăng14.22% so với năm 2005 Năm 2007 do một số thay đổi từ môi trường kinhdoanh, doanh thu giảm 31,604 triệu đồng so với năm 2006 Có thể thấy sựthay đổi của doanh thu qua biểu đồ sau:
Biểu 1: Doanh thu của Công ty May 10 qua các năm
Triệu đồng
năm 2005năm 2006năm 2007
Doanh thu của công ty May 10 qua các năm
Trang 26Biểu 2: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu
năm 2005năm 2006năm 2007
Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu
doanh thu nội địadoanh thu xuất khẩu
Xét về cơ cấu doanh thu cho ta cái nhìn khách quan về tình hình kinhdoanh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của công ty Doanh thu xuất khẩu chiếmtỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, hơn 80% tổng doanh thu của công ty dohoạt động xuất khẩu mang lại Điều này cho thấy tầm quan trọng của xuấtkhẩu đối với công ty May 10 Xét về con số tuyệt đối, doanh thu từ hoạt độngxuất khẩu cũng tăng trưởng đều qua các năm Năm 2006 doanh thu hoạt độngxuất khẩu đạt 541,952 triệu đồng, tăng 12.93% so với năm 2005 Năm 2007tuy doanh thu thấp hơn 2006 nhưng lợi nhuận tăng do doanh thu nội địa củadoanh nghiệp tăng mạnh, tăng 150% so với năm 2006.
Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên qua các năm, tốc độ tănglần lượt qua các năm là 5.07% và 16.47% cho thấy mức lương được điềuchỉnh, thu nhập của người lao động tăng lên đảm bảo cho chi tiêu của họtrước tình hình lạm phát của năm vừa qua.
Trang 27Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gia côngvà kim ngạch xuất khẩu FOB
ĐVT: 1000 USD
Kim ngạch xuất khẩu gia công 29,395.95(25.46%)
24,000.00(18.75%)Kim ngạch xuất khẩu FOB 86,067.91
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Kim ngạch xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng, năm 2006 tăng 13.57 %so với năm 2005.
Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty May 10
1000 USD
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Kim ngạch xuất khẩu của công ty May 10
Kim ngạch xuất khẩu gia côngKim ngạch xuất khẩu FOB
Đạt được những thành tựu trên là nhờ Công ty cũng như ngành maymặc Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh so với các nước khác, đó chínhlà ưu thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ hơn so với nhiều
Trang 28nước xuất khẩu dệt may khác Do hướng vào tận dụng chi phí nhân công rẻnên xuất khẩu gia công chiếm gần 20% tổng kim ngạch.
Do kim ngạch xuất khẩu FOB có tính cả giá trị của hàng hoá nên tuychiếm giá trị lớn trong tổng kim ngạch, trên 70% qua các năm nhưng giá trịgia tăng của các đơn hàng FOB là rất bé so với tổng giá trị hợp đồng Có thểthấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007
Trị giá hợp đồng (USD) 22,671,305.43Trị giá FOB (USD) 84,156,068.71
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Quan sát số liệu cho thấy tuy công ty đã định hướng xuất khẩu theohình thức FOB là chủ yếu song hiệu quả của hoạt động xuất khẩu chưa thựcsự tốt do giá trị thu được từ hoạt động FOB còn chiếm tỷ trọng rất ít trên tổnggiá trị hàng hoá xuất khẩu.
Biểu 4: Tỷ trọng giá trị hợp đồng theo FOB
Tỷ trọng giá trị hợp đồng theo FOB
Trị giá hợp đồng (USD)Trị giá FOB (USD)
Trang 29Công ty May 10 đã xác định sản phẩm chủ lực của công ty là trangphục dành cho nam giới như áo sơ mi nam, quần áo nam, áo jacket nam.Trong đó áo sơ mi nam là mặt hàng mũi nhọn của công ty Nó sớm khẳngđịnh được uy tín của mình với khách hàng quốc tế và được người tiêu dùngưa chuộng Cạnh đó công ty cũng chủ trương đa dạng hoá sản phẩm phục vụngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng hóa xã hội.
Bảng 4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty May 10
ĐVT: ChiếcMặt hàng
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vai trò quan trọng của sản phẩm sơ mi, nóchiếm số lượng lớn so với các mặt hàng khác, luôn dẫn đầu về khối lượng hàngxuất khẩu hàng năm và chiếm tỷ trọng lớn Sản phẩm sơ mi May 10 có chấtlượng rất cao và được tổng cục đo lường cấp chứng nhận là sản phẩm đạt tiêuchuẩn nhà nước cấp I Nhưng có thể thấy sự mất cân đối lớn trong cơ cấu sảnphẩm xuất khẩu của công ty Sau sơ mi nam thì quần âu là mặt hàng có khốilượng xuất khẩu đứng thứ 2 của công ty nhưng so về tỷ trọng nó chỉ chiếmchưa đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó doanh nghiệp đã cốgắng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm song những sản phẩm mà công ty xuấtkhẩu còn đơn giản và chất lượng chưa cao, do dó lượng xuất khẩu chưa cao Sự
Trang 30mất cân đối này là một điều kiện không tốt, công ty cần hướng đến đầu tư dâychuyền sản xuất hiện đại để sản xuất các loại sản phẩm đòi hỏi độ khó về kỹthuật, thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo mẫu mốtđể thực hiện đa dạng hoá sản phẩm Hơn nữa, tăng lượng xuất khẩu những mặthàng đang được khách hàng chấp nhận nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu một số thị trường xuất khẩu chủ yếu củaMay 10 (tính theo giá trị hợp đồng)
4 Các thịtrường khác
(Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Qua bảng số liệu có thể thấy thị trường Mỹ là thị trường hàng đầu củaMay 10 chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của may 10 Vì vậytiếp tục duy trì và phát triển thị phần của công ty có đóng góp rất lớn chodoanh thu của công ty, nếu để mất thị trường Mỹ công ty sẽ thất thu mộtkhoản rất lớn Hiện doanh nghiệp đang tiến hành nhiều biện pháp để giữ thịphần trên thị trường Mỹ.
Ngoài việc đầu tư vào các thị trường chủ yếu như Mỹ, EU, Nhật côngty còn chủ trương đa dạng hoá thị trường xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sản
Trang 31phẩm may mặc sang thị trường khác cũng có sự đi lên theo thời gian, đạt mứctăng trưởng trung bình 1.5%/ năm Đây là biểu hiện tích cực, cần phải quantâm và đầu tư hơn nữa nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.
Công ty Cổ phần May 10 đã trở thành một trong những công ty sảnxuất hàng may mặc có tiếng tăm nhất ở Việt Nam và vùng Nam Á, sản phẩmcủa May 10 đã có mặt trên khắp thế giới, ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng nhưChâu Á Chất lượng sản phẩm của May 10 đáp ứng được các tiêu chuẩn trênthế giới, thoả mãn đươc nhu cầu của nhiều nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản,Hungary,….
Biểu 5: Năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của công ty
1000 chiếc
Năm 2005Năm 2006Năm 2007
Năng lực sản xuất của công ty May 10
Với việc chú trọng vào đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc hiện đạinhằm hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao trong những nămtới, hiện nay năng lực sản xuất của công ty đã tăng lên đạt 14.500.000 chiếcđủ khả năng đáp ứng cho tất cả các đơn hàng của công ty, tạo thuận lợi chocông ty nhận thêm các đơn hàng mới.
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦACÔNG TY MAY 10
Trang 322.2.1 Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty May 10
Những năm qua mặc dù ngành dệt may sản xuất, xuất khẩu trong điềukiện tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn, nhất là trên thị trường chiếm tỷtrọng lớn nhất là Hoa Kỳ, mặt hàng dệt may đã vượt qua mặt hàng dầu thô lầnđầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
Thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi sau khi Việt Nam đã chínhthức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều khách hàng đến vớiCông ty, thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng và mở rộng đặc biệt là sựtăng trưởng mạnh mẽ của lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Năm 2007, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 7,75 tỷUSD, tăng 32,8% so năm 2006 và lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu dệt maycủa thế giới Thành tựu này là kết quả nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi củangành hàng Đặc biệt, trong đó là những bước đi khôn ngoan khi mở rộng thịtrường và vượt qua những rào cản của thị trường Mỹ
Năm 2007 là năm đầu tiên VN gia nhập WTO Lẽ ra là thành viên tổchức này việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ thuận lợi vì được bãi bỏ chế độ hạnngạch Tuy nhiên, ở thị trường lớn nhất của hàng dệt may VN là Hoa Kỳ thìVN lại bị áp đặt cơ chế giám sát ngặt nghèo, chỉ cần một động thái khiến bịnghi ngờ là bán phá giá thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch xuấtkhẩu Điều này không chỉ Hiệp hội và doanh nghiệp lo lắng mà đối tác nướcngoài cũng lo Hiệp hội đã có những bước đi khôn ngoan né cơ chế giám sátnày bằng cách kiểm soát chặt lượng hàng vào Mỹ, không để hàng vào ồ ạt,nhất là những cat nhạy cảm; đồng thời hướng sản xuất xuất khẩu ở thị trườngnày vào những cat khó làm giá trị gia tăng cao Chính vì thế, trong suốt năm2007, dệt may VN xuất khẩu vào Mỹ vẫn tăng cao mà không bị “tuýt còi”
Công ty May 10 trong giai đoạn 2005-2006 xuất khẩu sang thị trườngMỹ chiếm tới 45% kim ngạch mặc dù xuất khẩu vẫn bị rào cản hạn ngạch
Trang 33Đến năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO,hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ bị áp dụngcác biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ dẫn tới việc nhà nhập khẩu HoaKỳ dè dặt hơn trong việc đặt hàng tại Việt Nam.
Mặt khác chi phí đầu vào như nguyên phụ liệu, giá xăng dầu, điện,nước, vận chuyển, lương cơ bản,…tăng từ 10-20% và vẫn tiếp tục tăng và códấu hiệu tiếp tục tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng không nhỏtới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối với thị trường xuất khẩu, ngoài yếu tố chất lượng và mẫu mã, giácả thị trường lao động trong khu vực đang là một yếu tố cạnh tranh gay gắt.Do đó lãnh đạo công ty đã tích cực cải tạo nhà xưởng, đầu tư máy móc thiếtbị hiện đại, công nghệ tiên tiến, cải tổ công tác tổ chức, quản lý sản xuất nhằmđảm bảo chất lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tạo lợithế cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2 Thị trường xuất khẩu của công ty May 10
Thị trường nước ngoài là thị trường chính đem lại doanh thu và lợinhuận hàng năm cho công ty thông qua chiến lược gia công xuất khẩu và kinhdoanh FOB.
2.2.2.1 Theo khu vực thị trường
Là một công ty tồn tại và phát triển lâu năm trên thị trường quốc tế,công ty đã thiết lập được mối quan hệ kinh tế bền vững với nhiều doanhnghiệp có uy tín và có quan hệ truyền thống với nhiều nước lớn như Mỹ, NhậtBản và EU, đây cũng là 3 thị trường lớn của xuất khẩu của công ty May 10
Đối với thị trường Hoa Kỳ, đây vẫn là thị trường chủ lực đóng gópnhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt maymặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khókhăn do chính sách bảo hộ không rõ ràng của Hoa Kỳ Hiện nay xuất khẩu dệt