1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập chuyên môn Hôn nhân gia đình 10 điểm

23 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi
Chuyên ngành Luật hôn nhân và gia đình
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên môn
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 142,61 KB

Nội dung

BBBB DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự HNGĐ Hôn nhân và gia đình TAND Tòa án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Giới thiệu đề tài 1 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 1.

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật dân sựHN&GĐ : Hôn nhân và gia đìnhTAND : Tòa án nhân dânUBND : Ủy ban nhân dânBBBB

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 1

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 2

NỘI DUNG 2

Chương 1: Vài nét về đề tài thực tập và cơ quan thực tập 2

1 Tìm hiểu một số vấn đề về ly hôn 2

2 Tìm hiểu về cơ quan thực tập – TAND quận Hoàng Hoàngi: 4

CHƯƠNG 2 Thực trạng ly hôn và thực tiễn giải quyết việc ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại tòa án nhân dân quận Hoàng Hoàngi 6

1 Thực trạng ly hôn tại TAND quận Hoàng Hoàngi: 6

1.1 Nhận xét chung 6

1.2 Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi nghiên cứu trên một số phương diện: 7

Trang 3

1.3 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn được tổng kết qua báo cáo của

9

2 Thực tiễn giải quyết việc ly hôn tại TAND quận Hoàng Hoàngi theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: 12

CHƯƠNG 3 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về ly hôn, nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hôn tại tòa án nhân dân quận Hoàng Hoàngi 15

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

PHỤ LỤC 1 : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 18

1 Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập 19

2.Những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực tập 20

PHỤ LỤC 2: NHỮNG BẢN ÁN VÀ SỐ LIỆU KÈM THEO 20

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận đi đôi với thực tiễn”1 và “Thực tiễn

cần phải có lý thuyết soi đường, lý thuyết không có thực tiễn là lý thuyết suông”2 Thựcvậy, lý thuyết và thực tiễn cần được bổ sung cho nhau, đối với sinh viên, quá trình học tậptrên giảng đường là quá trình tích lũy kiến thức và thực tập là cơ hội để sinh viên cọ xátvới thực tiễn, áp dụng những kiến thức đã học vào xử lý tình huống

Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, là cầu nối giữa hai con người không cùngchung huyết thống hòa làm một và là sợi dây ràng buộc giữa người đàn ông và người phụ

nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữmuốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vữngtrên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Khi cuộc sống hôn nhân không còn giữ được ýnghĩa như ban đầu và mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng có quyền đượcchấm dứt quan hệ vợ chồng Nếu như kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng của ngườinam và người nữ theo quy định của pháp luật thì ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ đó ỞViệt Nam, trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn diễn ra phổ biến, ngày càng tăng

về số lượng lẫn tính chất phức tạp về nội dung, đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết

để hạn chế ly hôn; đồng thời hoàn thiện, phát huy vai trò của pháp luật trong việc điềuchỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh từ việc giải quyết các vụ việc ly hôn Cho nên, nghiêncứu về ly hôn theo theo pháp luật Việt Nam luôn là vấn đề có tính cấp thiết về mặt lý luận

và thực tiễn Các nghiên cứu về ly hôn ở Việt Nam rất phong phú nhưng chưa có côngtrình nào đề cập một cách toàn diện những vấn đề lý luận về ly hôn theo quy định củapháp luật Việt Nam với thực tiễn giải quyết ly hôn tại Hoàng Hoàngi - một đơn vị hànhchính cấp quận của thành phố Hà Nội, nơi đã và đang khẳng định tiềm năng và thế mạnhđối với sự phát triển của thành phố Tình trạng ly hôn ở quận Hoàng Hoàngi cũng cóchiều hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài

“Thực tiễn giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi” Thực trạng ly hôn tại Toà án nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi” có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất

giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiệnnay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu về tình hình ly hôn và thực tiễn việc giải quyết các trường hợp

ly hôn tại TAND quận Hoàng Hoàngi, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 trong việc giảiquyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hoàng Hoàngi

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành,

đề tài không bao gồm giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài và không đi sâu nghiên cứutrình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn Đề tài đánh giá, phân tích thực trạng ly hôn tại Tòa ánnhân dân quận Hoàng Hoàngi thông qua các bản án, quyết định trong 03 năm, từ năm

2018 đến năm 2020

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về ly hôn và thực trạng ly hôn tại Tòa án Qua

đó phát hiện những vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như nhữngvướng mắc trong thực tiễn giải quyết nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật

về ly hôn, nâng cao chất lượng giải quyết ly hôn của Toà án

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về ly hôn; quy định của pháp luật ViệtNam hiện hành về ly hôn; Thực trạng ly hôn và giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dânquận Hoàng Hoàngi, thành phố Hà Nội Sau cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật hiện hành về ly hôn và nâng cao chất lượng giải quyết ly hôn của Tòa

án

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP VÀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1 Tìm hiểu một số vấn đề về ly hôn

1.1 Khái niệm ly hôn và giải quyết các trường hợp ly hôn

Khi cuộc hôn nhân không còn giữ được ý nghĩa như ban đầu, việc ly hôn là cần thiết đểgiải phóng cho vợ, chồng khỏi những mâu thuẫn sâu sắc mà họ không thể tự giải quyết

được Theo Lê-nin:“Thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những

mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh” bởi bản

chất ly hôn “chỉ là việc xác nhận một sự kiện: Cuộc sống hôn nhân này là cuộc sống hôn

nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối Đương nhiên, không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan”.3 Ly hôn là mặt trái của hôn nhânnhưng việc giải quyết ly hôn là tất yếu khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tìnhcảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ Tuy nhiên, ly hôn không thể tiến hành một cách tùy tiện

mà phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước bởi ly hôn không chỉ ảnh hưởngtrực tiếp đến quan hệ vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các con cũngnhư lợi ích xã hội Ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân, là kết quả của hành vi có ý chí của

3 C Mác(1978), “Bản dự luật về li hôn”, C Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Tập

1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 220

Trang 6

vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc một bên chồng và có giá trị pháp lý khi được Tòa án cóthẩm quyền công nhận Đây có thể coi là biện pháp cuối cùng để chấm dứt tình trạng hôn

nhân không thể cứu vãn được Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 “Ly hôn là

việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”4

Tại điều 1 BLTTDS năm 2015 quy định: Bộ luật tố tụng dân sự quy định nhữngnguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân(sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tụcyêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự) Các vụ việc phát sinhtrong lĩnh vực HN&GĐ được gọi là các vụ việc về HN&GĐ, được Tòa giải quyết theotrình tự luật định Pháp luật quy định về các nguyên tắc cơ bản trình tự, thủ tục khỏi kiện

để Tòa án giải quyết các vụ về tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thươngmại, lao động, 5 Trong đs, đối với những vụ việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụnhân thân hoặc về tài sản giữa các bên tham gia pháp luật HN&GĐ được gọi vụ ánHN&GĐ, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 38 BLTTDS và được giảiquyết theo trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự Đối với những việc không có tranhchấp mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó

về HN&GĐ thì đó là việc dân sư, thuộc thẩm quyền của Tòa án theo điều 29 BLTTDS vềthủ tục giải quyết việc dân sự Như vậy, về quy định trình tự thủ tục khi Tòa án thụ lý, hòagiải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án HN&GĐ

Có thể khẳng định, yếu tố “tranh chấp” là yếu tố cơ bản để xác định một vụ việc là

“vụ án” hay là “việc” Về tính chất của quan hệ hôn nhân, có ba mối quan hệ là hôn nhân

hợp pháo, hủy việc kết hôn trái luật, những trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồngnhưng không được công nhận là vợ chồng6 vIệc xác định rõ quan hệ hôn nhân và yêu cầucủa đương sự là căn cứ để xác định việc HN&GĐ hay là vụ án HN&GĐ Chỉ có hôn nhânhợp pháp ( hoặc một số trường hợp coi như hợp pháp7) nếu có tranh chấp theo điều 28BLTTDS năm 2015 mới thuộc thẩm quyền của Tòa án Đối với việc yêu cầu hủy kết hôntrái luật, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự theo điều 29 BLTTDS 2015

Như vậy, giải quyết các trường hợp ly hôn của TAND cấp huyện là việc Tòa án áp

dụng các quy định pháp luật để ban hành bản án hoặc quyết điịnh là chấm dứt hoặc phát sinh mới các quyền và nghĩa vụ vợ chồng và những người khác có liên quan đến các trường hợp ly hôn là do một bên yêu cầu, thuận tình ly hôn, ly hôn do yêu cầu của accs chủ thể khác theo quy định pháp luật.

1.2 Căn cứ ly hôn trong các trường hợp:

1.2.1 Căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp thuận tình ly hôn

4

Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

5 Xem Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014

6 Điều 3, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16 Luật HNGĐ nă 2014

7 Một số trường hợp ngoại lệ đối với quan hệ hôn nhân vi phạm chế độ “ một vợ, một chồng “ Xem Đại học Luật Hà Nội, giáo trìn Luật HN&GĐ.

Trang 7

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu được chấm dứt hôn nhânbằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trướckhi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể thamkhảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ

em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ,chồng, con có liên quan đến vụ án; trường hợp đơn và các tài liệu, chứng cứ cung cấp đã

có đủ cơ sở để xác định thì không phải thu thập thêm Khi giải quyết đơn yêu cầu thuậntình ly hôn thì việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắt buộc phải tiếnhành Sau khi tiến hành hòa giải, căn cứ vào kết quả hòa giải để Thẩm phán ra quyết địnhphù hợp Nếu vợ chồng đoàn tụ với nhau thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyếtviệc yêu cầu Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự thỏa thuận đượcviệc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án ra quyết định côngnhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự8

1.2.2 Căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng

Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hai căn cứ ly hôn

áp dụng cho trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng

- Căn cứ thứ nhất: Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọngquyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sốngchung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

- Căn cứ thứ hai: Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích9

1.3 Hậu quả pháp lý khi ly hôn

Vợ chồng kết hôn với nhau trên cơ sở tình yêu tự nguyện nhưng trong thực tế cuộcsống vẫn có hàng ngàn lý do khác nhau để vợ chồng chia tay nhau Ly hôn là hiện tượngkhông bình thường nhưng nó tồn tại như một tất yếu khách quan Ly hôn nó ảnh hưởngtrực tiếp đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, của các con và lợiích của xã hội Vì vậy, khi giải quyết ly hôn Tòa án phải giải quyết các vấn đề như: quan

hệ tài sản, quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ,con cái

2 Tìm hiểu về cơ quan thực tập – TAND quận Hoàng Hoàngi:

2.1 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của TAND quận Hoàng Hoàngi:

2.1.1 Cơ cấu tổ chức

TAND quận Hoàng Hoàngi là cơ quan xét xử sơ thẩm các vụ án trên địa bàn quận

Hoàng Hoàngi, thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công

lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Bằng hoạt động củamình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấphành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng,chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

TAND quận Hoàng Hoàngi hiện nay có:

- đồng chí Nguyễn Thu Hiền – Chánh án

Trang 8

- đồng chí Nguyễn Mạnh Tiến – Phó chánh án

- đồng chí Nguyễn Tiến Hải – Phó chánh án

- đồng chí Nguyễn Thị Tâm – Chánh văn phòng

Và 16 thẩm phán sơ cấp, 3 thẩm phán trung cấp và 11 thư ký tòa án

2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì TAND quận Hoàng Hoàngi

có nhiệm vụ:

- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật

- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật

2.2 Thủ tục ly hôn tại Tòa án:

2.2.1 Quyền ly hôn và căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành:

Thứ nhất: Về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải

quyết việc ly hôn Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dướimười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn

Thứ hai: Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sauđây:

- Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;

- Đời sống chung không thể kéo dài;

- Mục đích của hôn nhân không đạt

2.2.2 Trình tự thủ tục ly hôn tại Tòa án

2.2.2.1 Thuận tình ly hôn

Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận nơi cư

trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05

ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Đươngsự;

Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án

quận và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi

quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định côngnhận thuận tình ly hôn

2.2.2.2 Trình tự đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu 1 bên)

Bước 1: đương sự nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận nơi bị đơn

(chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Trang 9

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp

tiền tạm ứng án phí cho Đương sự;

Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án

quận và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản

án hoặc quyết định giải quyết vụ án

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LY HÔN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC

LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN Hoàng HoàngI

1 Thực trạng ly hôn tại TAND quận Hoàng Hoàngi:

2.1 Nhận xét chung

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì trong những năm gần đây, trên địabàn quận Hoàng Hoàngi, số vụ việc về ly hôn tăng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đờisống xã hội trong quận nói chung và đời sống hôn nhân và gia đình nói riêng; nguyênnhân, tính chất của các vụ việc ly hôn ngày càng phức tạp Số lượng vụ án hôn nhân vàgia đình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các loại án mà Tòa án nhân dân quận HoàngHoàngi thụ lý

Theo báo cáo tổng kết ba năm 2018, 2019 và nửa đầu 2020 của Tòa án nhân dânquận Hoàng Hoàngi, thành phố Hà Nội thì số vụ án hôn nhân và gia đình được thụ lý vàgiải quyết qua từng năm như sau:

Bảng 1: Công tác thụ lý và giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân quận Hoàng Hoàngi qua các năm 2018, 2019, 2020

(Nguồn: Báo cáo văn phòng Tòa án nhân dân quận Hoàng Hoàngi)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đìnhđều đạt kết quả cao những năm vừa qua, tỷ lệ số vụ án đã giải quyết đều xấp xỉ 97% Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, kể từ ngày01/7/2016, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án nhân dân quậnHoàng Hoàngi đã áp dụng Điều 212 của bộ luật này ra quyết định công nhận thuận tình lyhôn và sự thỏa thuận của các đương sự mà không còn mở phiên họp nữa Điều này đãgiúp Tòa án tiết kiệm hơn về mặt thời gian, giảm các vụ việc tồn đọng; đối với các đương

Trang 10

sự thì cũng tiết kiệm được thời gian và hơn nữa, quyết định này có hiệu lực thi hành ngay

và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Tuy nhiên, bên cạnh đó, số lượng vụ án tồn vẫn còn; nhiều vụ án bị kháng cáo,kháng nghị; tình trạng án bị hủy vẫn tồn tại Như vậy, ngoài những kết quả đạt được, Tòa

án nhân dân quận Hoàng Hoàngi còn có những hạn chế khi giải quyết vụ việc ly hôn xuấtphát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quá trình áp dụng pháp luật khiếncho công tác xét xử chưa thực sự đạt hiệu quả

2.2 Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi nghiên cứu trên một số phương diện:

2.2.1 Về độ tuổi ly hôn

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi trở lên,

nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014), nhưngkhông quy định độ tuổi ly hôn mà chỉ quy định các căn cứ ly hôn, khi có những căn cứ màpháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho họ được quyền ly hôn.Bởi vậy, mà trên thực tế tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và diễn ra ở nhiều lứa tuổikhác nhau Theo báo cáo tổng kết hàng năm của TAND quận Hoàng Hoàngi cho thấythực trạng ly hôn ở các độ tuổi như sau:

Bảng 2: Thống kê độ tuổi ly hôn trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2020

Đơn vị tính: (%)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ ly hôn cao nhất tập trung ở độ tuổi từ 18đến 30 tuổi, và liên tục tăng sau mỗi năm Phần lớn ly hôn khi mới chung sống cùng nhauđược từ 1-7 năm, hầu hết đang có con nhỏ, mỗi năm toàn thành phố có khoảng 3-4 ngànđôi bạn trẻ tổ chức kết hôn, xây dựng tổ ấm gia đình Tuy nhiên do yêu vội, cưới gấp, kếthôn theo trào lưu không chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào cuộc sống lứa đôi, nhiềucặp vợ chồng trẻ đã phải “dắt” nhau ra tòa sau một thời gian ngắn chung sống, thực trạngnày thực sự trở nên báo động đối với toàn xã hội Hoặc đối với một số gia đình mặc dù đãchung sống với nhau một thời gian nhưng vẫn chưa có con đã làm cho vợ, chồng khôngcòn thiết tha với gia đình nên sẽ có xu hướng ngoại tình để mong có một đứa con… Cónhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn như vợ chồng có sự thay đổi trong sinh hoạt, phảidành nhiều thời gian để chăm sóc con không có nhiều thời gian để vợ chồng quan tâmchia sẻ với nhau Bên cạnh đó, có thể do những mâu thuẫn về kinh tế đem lại như cáckhoản chi tiêu cho gia đình ngày càng nhiều, vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến thiếu sự thôngcảm, hiểu nhau đó cũng chính là nguyên nhân mà vợ chồng ly hôn

Trang 11

Ngoài ra, ở độ tuổi từ 30 đến 50 tỷ lệ ly hôn tập trung cũng tương đối cao bởi lẽ ở

độ tuổi này các cặp vợ chồng chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình, từ công việc cơquan… Khi đó mọi cái xấu, tốt của vợ chồng cũng được bộc lộ rõ nhất Ở độ tuổi này,tình yêu tình cảm vợ chồng có nhiều thay đổi, tình cảm vợ chồng có phần lắng xuống ở đóchỉ còn trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, với con cái Trong giai đoạn này cũng

có những thay đổi lớn trong địa vị xã hội, đối với người đàn ông đã bước qua tuổi lậpthân, lúc này họ đã có một chút địa vị trong xã hội Có thể thấy, thời kỳ này đối với ngườiđàn ông họ đã đạt được đỉnh cao thành công về sự nghiệp và đạt được nhiều mặt về vậtchất như tiền tài, danh vọng Từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, sau dần là những cuộc tranhcãi vã giữa hai bên và nguy cơ tan vỡ gia đình cũng từ đó tăng lên và dẫn đến hiện tượng

"Ông ăn chả, bà ăn nem" và khi vợ chồng không còn tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhaunữa thì ly hôn là điều tất yếu xảy ra

Nếu như ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi tỷ lệ ly hôn tập trung cao nhất thì ở độ tuổitrên 50 tỷ lệ ly hôn lại thấp hơn nhiều Vì như phân tích ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi nhưtrên cho thấy nếu hai vợ chồng bước qua gia đoạn thời kỳ quan trọng nhất được coi làbước ngoặt của cuộc sống, thì lúc này vợ chồng đã có một khoảng thời gian dài để hiểu vàthông cảm cho nhau Hơn nữa lúc này con cái của họ đã trưởng thành, họ cũng có thể lênchức ông bà, giữa họ còn có sợi dây liên kết đó chính là các con, các cháu của cho nên, họphải là tấm gương cho con cháu học hỏi và noi theo, đây cũng là nét đẹp trong phong tụctruyền thống của người Việt Nam ta từ xưa đến nay

2.2.2 Về thành phần xã hội

Bên cạnh việc việc xem xét tình tình ly hôn trên địa bàn quận Hoàng Hoàngi theo

độ tuổi, trong các báo cáo thống kê số liệu của TAND quận Hoàng Hoàngi cũng cho thấytrong tình hình ly hôn về thành phần xã hội, việc ly hôn diễn ra ở mọi đối tượng, thuộccác tầng lớp khác nhau trong xã hội như: Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, hưutrí, buôn bán dịch vụ, nội trợ…

Qua số liệu thống kê tại văn phòng TAND quận Hoàng Hoàngi, tỷ lệ ly hôn caotrong xã hội tập trung chủ yếu ở thành phần cán bộ, viên chức Điều đó đặt ra câu hỏi liệu

sự khác biệt về trình độ nhận thức có ảnh hưởng sâu sắc đến thực trạng ly hôn hay khôngkhi mà tình trạng ly hôn ở cán bộ, viên chức ngày càng gia tăng chiếm tỷ lệ cao trong khi

đó ở các tầng lớp lao động khác thì ngược lại trình độ học vấn không cao tương ứng với

tỷ lệ ly hôn chiếm tỷ lệ thấp hơn Điều đó lý giải tại sao cán bộ công chức, viên chứcchiếm tỷ lệ ly hôn cao bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau Trước hết, do những khókhăn trong nền cơ chế thị trường tác động đến, ngày nay do áp lực của tiến độ công việcthành phần cán bộ công chức họ có rất ít thời gian để chăm sóc gia đình, con cái, đi côngtác, đi làm từ sáng đến tối, thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng với đối tác hay mải

mê nghiên cứu những công trình khoa học nên họ dần dần lãng quên đi chức năng tráchnhiệm của người vợ, người chồng trong gia đình mải mê tiến thân trên con đường sựnghiệp của mình Từ đó dẫn đến một lối sống thực dụng, ích kỷ cá nhân Ở tầng lớp tríthức, cái "Tôi", lòng tự trọng, tự ái cao của hai bên dẫn đến thiếu sự dung hòa giữa haibên, không bên nào chịu nhường nhịn bên nào chỉ vì những câu nói nhỏ nhặt, những lời lẽ

Ngày đăng: 13/09/2022, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w