1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng

90 822 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 784,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1. Tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị ở doanh nghiệp (*************) 3 1.1.1 Khỏi niệm nhập khẩ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thương mại quốc tế đang trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, đónggóp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế quốc dân, đặc biệt trong giai đoạn hộinhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên chínhthức của tổ chức WTO, đây là bước ngoặt cho nước ta, tạo thế và lực mới đểphát trriển một nền kinh tế bền vững

Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đem lại nhiều cơ hội cho các doanhnghiệp bên cạnh đó cũng không ít những thách thức, một khi Việt Nam đã mởcửa, thị trường ngày càng được mở rộng, sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệpnước ngoài trong nước hơn, điều đó đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp ngày một khốc liệt hơn Để tồn tại và đứng vững trên thị trườngthì các doanh nghiệp cần có những bước đi đúng hướng để nâng cao hiệu quảkinh doanh của mình

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, cùng với sự đồng ý của ban lãnhđạo công ty và thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, em đã chọn đề tài:

“Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất

nhập khẩu xi măng”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu là các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng nói riêng và các công

ty xuất nhập khẩu nói chung, dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, đánh giá cáckết quả hoạt động kinh doanh, các tồn tại và nguyên nhân của các mặt tồn tại

Trang 2

đó để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩuthiết bị của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập là hiệu quả kinh doanhnhập khẩu và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩuthiết bị của VINACIMEX

4 Phương pháp nghiên cứu

Các thông tin được thu thập thông qua giáo trính, báo, tạp chí, Internet,

sự tiếp xúc với các cán bộ nhân viên, đặc biệt là các báo cáo kết quả kinhdoanh từ các phòng ban trong công ty Chuyên đề có sử dụng các phươngpháp thống kê học, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu vàcác thông tin thu thập được để từ đó luận giải tính thực tiễn của chuyên đề

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương như sau:

- Chương I: Những lí luận cơ bản về hiệu quả nhập khẩu thiết bị doanh

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tầm quan trọng của nhập khẩu thiết bị ở doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm nhập khẩu thiết bị

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống diễn ra mạnh mẽ, thị trường trongnước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt độngngoại thương Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương sẽ bảo đảm

mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước vàbảo đảm sự cân bằng giữa hai thị trường đó, vì vậy thương mại quốc tế chính

là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiệnchính sách mở cửa

Nhập khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế, có vai trò rất quantrọng, cùng với xuất khẩu, nó bổ sung kịp thời những mất cân đối của nềnkinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định, tạo nên sưc mạnh củamột quốc gia thông qua con đường ngoại thương

Như vậy, nhập khẩu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam

từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Ngày nay, nhập khẩu không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao hànghoá từ nước nay đến nước khác mà nó còn bao gồm cả việc chuyển giao côngnghệ, với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cáchàng rào thương mại quốc tế cũng thay đổi nhanh chóng theo hướng xoá bỏcác hàng rào định lượng, giảm dần mức thuế quan gắn với các hàng ràothương mại quốc tế mới Các tổ chức và thể chế thương mại quốc tế ra đời vàhoạt động ngày càng có hiệu quả đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển và

Trang 4

đạt hiệu quả ngày càng cao không chỉ với các quốc gia phát triển mà với cảcác quốc gia đang phát triển, điều đó cho thấy khối lượng giao dịch giữa cácquốc gia trên thế giới ngày càng lớn và nhập khẩu có vai trò quan trọng,không thể thiếu được trong viêc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế củamột quốc gia.

1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu thiết bị

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế Nhậpkhẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trongnước

Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuấtđược hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế,nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không cólợi bằng nhập khẩu, hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếuđược thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tếquốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố cuả sản xuất: Công cụ lao động,đối tượng lao động và lao động với cách tác động đó, ngoại thương được coinhư một phương pháp sản xuất gián tiếp

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng củanhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

1.1.2.1 Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách cơ bảnlao động thủ công sang lao động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn

Kinh tế Việt Nam từ trước đến nay cơ bản xuất phát từ một nền sản xuất nôngnghiệp qui mô nhỏ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác đinh đếnnăm 2010 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 16-17%; công nghiệp chiếm 40-41%

và dịch vụ chiếm 42-43% Để thực hiện được chỉ tiêu này nhập khẩu có vai

Trang 5

trò rất quan trọng trong việc nhập khẩu công nghệ mới trang bị cho các ngànhkinh tế như điện và điện tử, công nghệ đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biếnnông sản Từ đó hướng các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá

1.1.2.2 Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh

tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những

tỷ lệ nhất định như: Cân đối giữa khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích luỹ vàtiêu dùng; giữa hàng hoá và lượng tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu vớinhập khẩu va cán cân thanh toán quốc tế

Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc cung cấp các điềukiện đầu vào làm cho sản xuất phát triển Mặt khác, tạo điều kiện để các quốcgia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận hưởng được những lợi thế từ thịtrường thế giới va khắc phục những mặt mất cân đối thúc đảy kinh tế quốcdân phát triển

1.1.2.3 Nhập khẩu phải cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

Về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuấtkhông đủ như thuốc chữa bệnh, đồ điện gia dụng, lương thực thực phẩm Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khắc phục lại những ngành nghề cũ, mở ranhững ngành nghề mới tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đótăng khả năng thanh toán

Mặt khác, nhập khẩu trực tiếp góp phần xây dựng nhiều ngành nghềsản xuất hàng tiêu dùng làm cho cả sản lượng lẫn hàng tiêu dùng phát triển,khả năng lựa chọn cuả người dân sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng tănglên

1.1.2.4 Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu

Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuấthàng xuất khẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém

Trang 6

phát triển vì khả năng sản xuất của các quốc gia này còn có hạn Do vậy nhiềuquan niệm cho rằng đay chính là hiện tượng “ Lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu”

và sự phát triển gia công xuất khẩu ở Trung Quốc, Việt Nam là những minhchứng cụ thể

Tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rông thị trường xuất khẩu hanghoá cua rmột quốc gia ra nước ngoài thông qua quan hệ nhập khẩu cũng nhưcác hình thức thanh toán đòi hỏi kết hợp nhập khẩu kết hợp với xuất khẩu

1.1.3 Các hình thức nhập khẩu thiết bị

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, có nhiều phương thức giao dịch, mỗiphương thức giao dịch đều có đặc thù riêng, ưu và nhược điểm khác nhau.Đểđẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi doanh nghiệp tuỳ vàođiều kiện của mình để lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp Hiện naytrong trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu coá một số phương thứcgiao dịch như sau:

1.1.3.1 Hình thức giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán và ngườimua quan hệ trực tiếp với nhau đẻ bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả vàđiều kiện giao dịch khác

Nhập khẩu trực tiếp cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầucủa thị trường về số lượng, chất lượng giá cả để người bán thoả mãn tốt nhấtnhu cầu của thị trường, giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận, giúpxây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp nhưng chi phí tiếp thị thị trườngnước ngoài cao cho nênnhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ, vốn ít thì nên xuấtnhập khẩu uỷ thác có lợi hơn, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi cónhiều cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: giỏi về giao dịchđàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặ biệt là nghiệp vụthanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới đảm bảo kinh doanh xuất nhập

Trang 7

khẩu trực tiếp có hiệu quả Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu vừa thể hiện điểm yếu cua rđa số các doanh nghiệp vừa

và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới

1.1.3.2 Phương thức giao dịch qua trung gian

Giao dịch qua trung gian là phương thức mua bán quốc tế được thựchiện nhờ sự giúp đỡ của bên thứ 3, người thứ 3 này được hưởng một khoảntiền nhất định

Trong phương thức này, người trung gian thường là những người amhiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương do

đó họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác.Người trung gian đặc biệt là các đại lí thường có cơ sở vật chất nhất định chonên người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng và chính nhờdịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói mà người ủythác có thể giảm bớt chi phí vận tải Tuy nhiên, những công ty kinh doanhxuất nhập khẩu theo phương thức này sẽ mất đi sự liên hệ với thị trường, công

ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lí và môi giới và một phần lợi nhuận

sẽ phải chia sẻ cho các trung gian này

1.1.3.3 Phương thức tạm nhập tái xuất

Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất là việcthương nhân Việt Nam mua hàng từ nước ngoài đưa về làm thủ tục tạm nhậpkhẩu vào Việt Nam rồi bán cho một nước khác trên cơ sở làm thủ tục tái xuấtkhẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam Mục đích thực hiện của giao dịchtái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nước này, bán đắt hàng hóa ở nước khác

và thu số vốn bỏ ban đầu, và giao dịch này luôn luôn tu hút ba nước tham gia

đó là: Nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu

Trang 8

Đây là phương thức kinh doanh được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêngbiệt Người kinh doanh thường ký kết một hợp đồng xuất khẩu và một hợpđồng nhập khẩu Hai hợp đông này về cơ bản không khác nhứng hợp đồngxuất nhập khẩu thông thường, song chúng có liên quan mật thiết với nhau.Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hóa, bao bì, kí mã hiệu, nhiều khi cả

về thời hạn giao hàng và các chứng từ hàng hóa

1.1.3.4 Buôn bán đối lưu

Phương thức buôn bán đối lưu hay còn gọi là phương thúc xuất nhậpkhẩu liên kết là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua hàng, lượng hàng trođổi với nhau có giá trị tương đương Mục đích của phương thức giao dịch nàykhông phải là nhằm thu ngoại tệ mà thu về một hàng hóa có giá trị tươngđương

Các hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu: Hàng đổi hàng, trao đổi bùtrừ, chuyển giao nghĩa vụ, mua đối ứng, nhiệm vụ bồi hoàn

Các doanh nghiệp sử dụng phương thức kinh doanh này trong trườnghợp tỷ giá hối đoái biến động sẽ giảm được rủi ro tuy nhiên, trong buôn bánđối lưu, người ta luôn chú trọng đến yêu cầu cân bằng Đó là yêu cầu phải có

sự cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên Yêu cầu cân bằng đó làcấn bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao cho nhau và các điều kiệngiao hàng do đó các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm đối tác cócùng nhu cầu

1.1.3.5 Phương thức đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó ngườimua( tức người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán( tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua

Trang 9

của người nào bán rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với nhữngđiều kiện đã nêu.

Đấu thầu quốc tế có hai loại hình: Đấu thàu mở rộng và đấu thầu hạnchế Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc muasắm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang pháttriển

1.1.3.6 Đấu giá quốc tế

Đấu giá hàng hóa quốc tế là một phương thức hoạt động thương mại,được tổ chức ở một nơi nhất định tại đó người bán hàng tự mình hoặc thuêngười tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn đượcngười mua trả giá cao nhất

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng được đem ra đấu giá thường

là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa và được đưa ra đấu giá ở những trungtâm đấu giá quốc tế Đấu giá được tiến hành theo nguyên tắc công khai, trungthực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia

1.2 Nội dung của hoạt động nhập khẩu thiết bị ở doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường nước ngoài, chọn đối tác kinh doanh

Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hànhlập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường Nội dungnghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thị trường củadoanh nghiệp: Cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh

Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khảnăng sản xuất trong một thời gian các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứngcho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khẩu bao nhiêu, khảnăng dự trữ xã hội bao nhiêu.Trên cơ sở các thông tin về lao động, vật tư, tiền

Trang 10

vốn và các tiềm năng khác của doanh nghiệp để xác định cung của doanhnghiệp có khả năng đưa ra thị trường.

Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá

và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua sử dụng với giá cả thị trườngtrong một khoảng thời gian Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô thịtrường Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng đơn vị tiêudùng, khối lượng hàng của mỗi đơn vị tiêu dùng, bên cạnh đó doanh nghiệpcần nghiên cứu giá hàng nhập khẩu Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìmđược chênh lệch giá ( trên thị trường bán) và giá mua Có thể ước chi phí vậnchuyển và nộp thuế để xác định thị trường mua hàng và quyết định khốilượng hàng cần đặt hàng, hàng cần thu mua hoặc nhập khẩu

Nghiên cứu chính sách của chính phủ về loại hàng hoá kinh doanh chophép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanhhoặc cấm kinh doanh Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quannhư cước vận tải, giá thuê kho tàng, cửa hàng, đất đai và lãi suất tiền vay ngânhàng để xác định giá cả thị trường Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, chínhsách giá cả của doanh nghiệp để xác định giá mua, giá bán của doanh nghiệpcho phù hợp

Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải xác định số lượngđối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và giántiếp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và xác định trạng thái cạnh tranhtrên thị trường Số lượng đối thủ cạnh tranh càng đông quyết định mức độcạnh tranh càng gay gắt

Như vậy, nghiên cứu thị trường giúp lựa chọn mặt hàng và lĩnh vựckinh doanh đúng đắn, chỉ kinh doanh những mặt hàng thị trường có nhu cầu

và chỉ có thông qua nghiên cứu thị trường mới giúp doanh nghiệp làm chủđồng vốn, làm chủ diễn biến thị trường để kinh doanh có lãi

Trang 11

1.2.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch và lập phương án nhập khẩu

Sau khi thu thập được các thông tin về đối tác thì để hoạt động kinhdoanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng chiếnlược, kế hoạch và lập phương án kinh doanh với các công việc cụ thể sau:

+ Xác định mục tiêu chiến lược: Mục tiêu của chiến lược kinh doanh làtoàn bộ các kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trongquá trình kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường theođưổi nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng có thể quy lại ba mục tiêu cơ bản là:Lợi nhuận, vị thế, an toàn Tuy nhiên, các mục tiêu bao giờ cũng phải xuấtphát từ điều kiện cụ thể của thị trường, khách hàng, nguồn hàng và nguồn lựchiện tại của doanh nghiệp để đảm bảo tính cụ thể, tính linh hoạt, định lượng,tính khả thi, tính nhất quán và tính hợp lí

+ Xác định chính sách và điều kiện nhập khẩu: Đây là công việc tiếptheo sau khi xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Doanh nghiệpcần xác định chính sách nhập khẩu của mình với đối tác và các điều kiện nhậpkhẩu phù hợp, có lợi cho cả hai bên tạo thuận lợi cho việc đàm phán và lý kếthợp đồng

+ Lập kế hoạch và phướng án nhập khẩu: Đây là bước rất quan trọng,

nó ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp, có các kế hoạchkinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp mới đi đúng hướng, tránh được các rủi

ro có thể xảy ra Lập kế hoạch và phương án kinh doanh chính là việc đưa racác mục tiêu, nhiệm vụ, cùng với các biện pháp thực hiện các mục tiêu đề ra.Công việc này thường do một bộ phận kinh doanh phụ trách, nếu được cấptrên chấp nhận thì sẽ được đưa vào thực thi

+ Lựa chọn đối tác: Doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về các đốitác thông qua các trang Web, các cơ quan, tổ chức để biết được uy tín, quan

Trang 12

điểm và cách thức kinh doanh của họ, từ đó lựa chọn các đối tác làm ăn lâudài với mình.

+ Lựa chọn phương thức nhập khẩu: Để nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu thì doanh nghiệp cần nghiên cứu các phương thức nhập khẩu, ưunhược điểm của mỗi loại phương thức đồng thời căn cứ vào tiềm lực củadoanh nghiệp để chọn phương thức nhập khẩu phù hợp nhất

1.2.3 Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa

Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người mua và người bán nhằm đạtđược những thoả thuận nhất trí về nội dung của những hợp đồng ngoạithương, để sau quá trình đàm phán, người mua và người bán có thể đi đến kýkết hợp đồng

Trang 13

Đàm phán hợp đông ngoại thương là quá trình thống nhất các lợi íchtrong khi vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên trong hợp đồng

Để thực hiện điều này, các bên đối tác cần tránh cả hai khuynh hướng

có thể xảy ra:

- Một là chỉ vì muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, luôn luôn nhượng bộ mọiđiều kiện của đối phương để tự gánh chịu hết mọi thiết thòi trong ký kết hợpđồng ngoại thương;

- Hai là khăng khăng giữ lấy lập trường của mình, kiên quyết bảo vệlấy quyền lợi cho riêng mình, không quan tâm giữ gìn mối quan hệ giữa haibên làm cho việc đàm phán tan vỡ, hoặc dồn đối tác vào thế bất lợi, không thểthực hiện được những gì đã ký kết

Đàm phán hợp đồng ngoại thương là một môn khoa học đồng thời làmột nghệ thuật đòi hỏi người thực hiện đàm phán không ngừng nâng cao nănglực nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương mà còn luôn trau dồi kỹ năng đàmphán mới mong đạt được thành công

Các hình thức đàm phán chủ yếu gồm:

+ Đàm phán giao dịch bằng thư tín: Là hình thức mà qua thư từ gửibằng bưu điện, telex, fax, hoặc email, người mua và ngưòi bán thoả thuận vớinhau những điều khoản cần thiết của hợp đồng

Với hình thức này thì người viết thư có thời gian và điều kiện để cânnhắc, tham khảo ý kiến của nhiều người khác trước khi gửi thư đi,ít tốn kém

và cùng một thời gian, người viết có thể giao dịch đàm phán bằng thư vớinhiều bạn hàng khác nhau Tuy nhiên, thời gian đàm phán kéo dài, có thể trảiqua nhiều lần viết thư mới đạt được kết quả cuối cùng

+ Đàm phán qua điện thoại: Là hình thức qua đường dây điện thoạiquốc tế, người mua và người bán thực hiện giao dịch đàm phán với nhau để điđến ký kết hợp đồng ngoại thương Vói hình thức này thì sẽ có được kết quả

Trang 14

dàm phán rất nhanh chóng nhưng rất tốn kém, trình báy rất tốn kém và traođổi qua điện thoại là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho sự thoảthuận, quyết định trong trao đổi.

Phương pháp gặp mặt trực tiếp để đàm phán: Là hình thức có ưu điểm

so với cả hai cách thức đàm phán qua thư từ và điện thoại Đàm phán trực tiếpgiúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán, cho phép giải quyết những bất đồng phứctạp giữa các bên gặp gỡ, tạo được sự thông hiểu lẫn nhau và duy trì được mốiquan hệ hợp tác lâu dài với nhau và kết quả đàm phán có được sự xác nhậnpháp lý ngay của các bên khiến cho hợp đồng mau chóng đi vào thực hiện

VINACIMEX là một công ty xuất nhập khẩu nhưng hoạt động chủ yếu

là nhập khẩu các thiết bị phụ tùng với quy mô nhỏ, thị trương chủ yếu là cácnước quen thuộc nên hầu như thực hiện đàm phán qua thư hoặc điện thoại, ítkhi thực hiện đàm phán giao dịch bằng cách gặp mặt trực tiếp Nhưng vớihình thức đàm phán nào thì cũng đòi hỏi phải có những nhân viên có năng lựcchuyên môn cao, luôn trau dồi kỹ năng đàm phán thì đàm phán mới thànhcông, hợp đồng được ký kết

1.2.4.Thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị kinhdoanh xuất nhập khẩu phải tiến hành các bước sau đây:

Thứ nhất là xin giấy phép nhập khẩu

Giấy nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lí nhậpkhẩu Vì thế, sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấyphép nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó

Khi đối tượng hợp đông thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu,doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xi phép gồm: Hợp đồng, phiếu hạn nghạch(nếu hàng thuộc diện quản lí bằng hạn ngạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu

Trang 15

( nếu đó là trương hợp nhập khẩu uỷ thác, giấy báo trúng thầu của bộ tàichính

Nếu hàng nhập khẩu qua nhiều cửa khẩu, cơ quan hải quan sẽ cung cấpcho doanh nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi Mỗi khi hàng thực tếđược giao nhận ở cửa khẩu, cơ quan hải quan cửa khẩu đó sẽ trừ lùi vào phiếutheo dõi đó

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu một

số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vậntải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định Đơn xin phép phải được chuyểnđến phòng cấp giấy phép của bộ thương mại Sau 3 ngày kể từ ngày nhậnđược đơn đó, phòng cấp giấy phép phải trả lời kết quả

Thứ hai là kiểm tra chất lượng

Cơ quan giao thông phải kiểm tra niêm phong, cặp chì trước khi dỡhàng ra khỏi phương tiện vận tải Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặtkhông theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lậpbiên bản giám định dưới tàu Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếuhụt, mất mát, phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu còn nếu bị đổ vỡ -phải có biên bản hàng đỏ vỡ hư hỏng Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việcthiếu hụt mới bị phát hiện, chủ hàng yêu cầu VOSA cấp giấy chứng nhậnhàng thiếu

Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn,phải lập thư dự kháng, nếu thấy nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất,sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định, nếu tổn thấtxảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm Trong những trường hợp khácphải yêu cầu ccông ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thưgiám định

Trang 16

Thứ ba là thuê tàu lưu cước

Tuỳ theo phương thức giao nhận mà nghĩa vụ thuê tàu sẽ do người muahay người bán đảm nhận Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thuêtàu theo điều kiện nhóm E, F

Khi thực hiện nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải thì doanh nghiệpnhập khẩu sẽ thực hiện những nghiệp vụ cụ thể sau: Liên hệ với các đại líthuê tàu, đại lý vận tải, lấy bản đăng ký, xem xét lịch tàu, bảng giá cước phí;sau đó lựa chọn chuyến tàu, hãng tàu; điền vào mẫu đưng kí thuê tàu, xácnhận vỡi hãng tàu, tổ chức giao nhận hàng, lấy giấy biên bản để đổi lấy vậnđơn và cuối cùng là thanh toán cước phí và lấy vận đơn

Việc thuê tàu lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm, nghiệp vụ, có thông tin

về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vì vậy,trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuêtàu, lưu cước cho một công ty vận tải khác

Thứ tư là mua bảo hiểm

Hàn hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiểu rủi ro, tổn thất Vì thếbảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoạithương

Các chủ hàng nhập khẩu của Việt Nam khi cần mua bảo hiểm, đều muatại các công ty bảo hiểm Việt Nam Hợp đông bảo hiểm có thể là hợp đồngbảo hiểm bao hoặc hợp đồng bảo hiểm chuyến Có ba điều kiện bảo hiểmchính: Bảo hiểm mọi rủi ro( điều kiện A), bảo hiểm có tổn thất riêng( điềukiện B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng ( điều kiện C) Cũng có một số điềukiện, bảo hiểm phụ như: Vỡ, rò, gỉ, mất trộm, mất cắp và không giaohàng Ngoài ra, còn một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: Bảo hiểm chiếntranh, bảo hiểm đình công, bạo động và dân biến

Trang 17

Việc lựa chọn điều kiệnbảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau: Điềukhoản hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếphàng, loại tàu chuyên chở.

Thứ năm là làm thủ tục hải quan

Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phảilàm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước chủ yếu sau:

Đầu tiên là doanh nghiệp phải khai báo hải quan, doanh nghiệp phảikhai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai bao gồm các nội dung: Loạihàng, tên hàng, số, khối lượng, gia trị hàng, tên công cụ vận tải tờ khai hảiquan phải được xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là:Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết

Sau đó, doanh nghiệp phải đưa hàng đến địa điểm theo qui định để tiếnhành kiểm tra Chủ hàng sẽ phải chịu chi phí và nhân công về việc đóng, mởkiểm tra các kiên hàng

Cuối cùng, sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa xong, nếu hợp pháp thìdoanh nghệp sẽ tiến hành nộp thuế nhập khẩu, nếu không thì phải điều chỉnhlại cho phù hợp

Thứ sáu là giao nhận hàng với tàu

Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhậpkhẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đótrong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theolệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng đó Do đó, đơn vị kinh doanhnhập khẩu phải, hoặc trực tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận

Thứ bảy là làm thủ tục thanh toán

Sau khi tiếp nhận hàng hoá xong và kiểm tra, xử lí các sai xót phát sinhthì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thực hiện thanh toán theo như trong hợp đồng

đã thoả thuận Tuỳ theo sự thoả thuận về phương thức thanh toán trong hợp

Trang 18

đồng mà doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước thanh toán khác nhau Hiện nay,trong các hợp đông xuất nhập khẩu thường sử dung các phương thức thanhtoán chủ yếu như: Thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán bằng phươngthức nhờ thu.

Thứ tám là khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiệnthấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơkhiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại đơn khiếu nại phải kèm theonhững bằng chứng về việc tổn thất như: Hoá đơn, vận đơn đường biển, đơnbảo hiểm

1.3 Hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị ở doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm liên quan đến hiệu quả

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế thực sự là mối quan tâm hàngđầu của mọi nền sản xuất xã hội và của mọi doanh nghiệp Thị trường chính

là nơi chỉ ra nền kinh tế nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng có hiệuquả kinh tế hay không Khi đề cập đến hiệu quả kinh tế thì có thể đứng trênnhiều góc độ khác nhau để xem xét

Xét một cách chung nhất, hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình

độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông quanhững chỉ tiêu đặc trưng kinh tế- kỹ thuật đước xác định bằng tỉ lệ so sánhgiữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượngphản ánh chi phí đã bỏ ra với các nguồn vật lực đã được huy động vào tronglĩnh vực kinh doanh thương mại.Hiệu quả kinh tế thương mại chính là biểuhiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Chúng biểu hiện

ở lợi nhuận và sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa và xét về mặthình thức, đó là một đại lượng so sánh giữa chi phí và kết quả bỏ ra

Trang 19

Hiệu quả KTTM = Kết quả đầu ra

Chi phí đầu vào

Xét ở góc độ khác, hiệu quả kinh tế không tồn tại một cách biệt lập vớisản xuất Những kết quả do thương mại mang lại tác động nhiều mặt đến nềnkinh tế, chúng được đánh giá và đo lường trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả kinh

tế liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất Chỉ tiêu đó chính là năng suất laođộng xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội trên quy mô toàn nền kinh tế quốcdân Hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả lao động xã hội được xác định bằngviệc so sánh giữa lượng lao động hữu ích cuối cùng thu được với hao phí laođộng xã hội

Về mặt lí luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế thương mại là độnglực thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, là sựtiết kiệm lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồntích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống, mức hưởng thụ của người dântrong nước

1.3.2.Phân loại hiệu quả nhập khẩu

1.3.2.1.Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt độngthương mại của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh Biểu hiệnchung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đóchính là hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh tế – xã hội mà thương mại mang đến cho nền kinh tếquốc dân là sự đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sảnxuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũyngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhândân

Trang 20

Trong quản lý thương mại, hiệu quả cá biệt của từng doanh nghiệp,từng thương vụ rất được coi trọng trong nền kinh tế thị trường vì hoạt độngkinh doanh có hiệu quả thì mới có cái để doanh nghiệp mở rộng và phát triểnquy mô kinh doanh Nhưng quan trọng hơn là phải đạt hiệu quả kinh tế-xã hộiđối với nền kinh tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự pháttriển Hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả cá biệt có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh tế-xã hội đạt được trên cơ sởhiệu quả của các doanh nghiệp thương mại, hiệu quả cá biệt, tuy nhiên vẫn cóhiệu quả cá biệt của một số doanh nghiệp nào đó không đảm bảo nhưng hiệuquả chung kinh tế-xã hội vẫn thu được Điều này có thể xảy ra trong nhữngtrường hợp nhất định, trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhânkhách quan mang lại Mặt khác, để thu được hiệu quả kinh tế-xã hội đôi khiphải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào đó Bởi vậy, Nhà nước cần có chínhsách bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích củatoàn doanh nghiệp của người lao động trên quan điểm cơ bản là đạt hiệu quảkinh doanh trong hiệu quả kinh tế-xã hội.

1.3.2.2.Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung chotoàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng chotừng bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất

Tại mỗi doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanhsuy đến cùng cũng đều là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh giá hiệuquả kinh tế, chi phí lao động xã hội biểu hiện dưới dạng chi phí cụ thể như:

- Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm

- Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm

Trang 21

Bản thân mỗi loại chi phí trên có thể phân chia chi tiết theo những tiêuthức nhất định Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động thươngmại cần phải đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây đồngthời lại phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí Đó là đòi hỏi cần thiếtgiúp cho công tác quản lý kinh doanh tìm được hướng giảm chi phí cá biệt vàgiảm chi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế.

1.3.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.

Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương

án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra

Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiệnmột thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu đượcnhững lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ

ra chi phí hay không cho thương vụ đó Vì vậy, trong công tác quản lý kinhdoanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn haynhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối

Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quảtuyệt đối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính

là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Mục đích chủ yếucủa công việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ

đó cho phép lựa chọn một cách làm, một phương án có hiệu quả cao nhất

Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhaunhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn

cứ của nhau Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối người ta sẽ xác định được hiệuquả so sánh, từ hiệu quả so sánh sẽ xác định được phương án tối ưu

1.3.3 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị, vật tư

Trang 22

Đối với doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu gópphần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể tái sản xuất

mở rộng, tăng ưu tín và thế lực cũng như vị thế cho doanh nghiệp trên thịtrường quốc tế

Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thì hiệu quả chính là thước

đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, và khả nănghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là vấn đề sống còn của doanhnghiệp Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường quan trọng giúpcho các doanh nghiếp có thể thắng lợi trong điều kiện nền kinh tế khó khănnhư hiện nay

Đối với người lao động thì hiệu quả kinh doanh chính là kết quả laođộng nên khi hiệu quả kinh doanh cao chính là động lực thúc đẩy người laođộng làm cho họ nhiệt tình, hăng say, yên tâm và luôn có tinh thần tráchnhiệm cao trong công việc đối với công ty từ đó đóng góp những công sứccủa họ cho sự phát triển của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp có ý nghĩaquan trọng đối với xã hội Nó không những đóng góp thêm vào ngân sáchNhà nước, giúp nền kinh tế ngày càng phát triển, mà nó còn tạo thêm việc làmcho người lao động Từ đó, nó tạo điều kiện thuận lợi đê chúng ta có thể hộinhập khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định kinh tế chính trị củađất nước

Trang 23

1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá nhập khẩu thiết bị, vật tư

Chỉ tiêu hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ

sử dung các yếu tố tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời là phạmtrù kinh tế gắn kiền với sản xuất hàng hoá Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp

sử dụng để đánh giá kết quả đạt được sau khi kết thúc quá trình nhập khẩu Một

số chỉ tiêu hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng đó là:

a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp

* Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu do việc

nhập khẩu mang lại với chi phí đã phải bỏ ra để mua hàng nhập khẩu

Tỷ suất ngoại tệ

Tổng thu nhập do bán hàng nhập khẩu( Bằng bản tệ)Tổng chi phí do mua hàng nhập khẩu( Bằng ngoại tệ)

Nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu > tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhậpkhẩu có hiệu quả

Nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu < tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhậpkhẩu không có hiệu quả

* Kim ngạch nhập khẩu trong kỳ: Là giá trị của hàng hoá má doanh nghiệp

nhập khẩu về

Kim ngạch nhập khẩu = ∑Qi x Gi

Qi: Tổng khối lượng mặt hàng i nhập khẩu trong kỳ

Gi: Giá mặt hàng i nhập khẩu trong kỳ

N: Số mặt hàng nhập khẩu trong kỳ

* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuân.

+) Chỉ tiêu lợi nhuận:

Là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Lợi nhuân chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh

Trang 24

nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Chỉ tiêu lợi nhuận của hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu được tính như sau:

LNnk = DTnk – CPnkTrong đó:

LNnk: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

DTnk: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

CPnk: Chi phí hoạt động kinh doanh nhập khẩu

+) Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu là tỷ số giữa lợi nhuận nhập khẩu và chi phínhập khẩu:

P

P’ =

C

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

C: Chi phí hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra mang lạibao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp

* Doanh lợi doanh thu nhập khẩu: Được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận

nhập khẩu và doanh thu nhập khẩu

Pnk = Lợi nhuận nhập khẩu / Doanh thu nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận

b) Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn

Mức sinh lợi của vốn lưu động

Trang 25

Tổng lợi nhuận kinh doanh

Mức sinh lợi của vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đòng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận

Mức sinh lợi của vốn cố định

Tổng lợi nhuận kinh doanh

Mức sinh lợi của vốn cố định =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cố địnhhoặc số vốn cố đinh cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận

Thời gian hoàn vốn

Là thời gian cần thiết để tổng doanh thu có thể hoàn lại tàon bộ vốn bỏ

DT: Doanh thu phân bố cho nhiều hạng mục: khấu hao, trả lãi vay

c)Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

Năng suất lao động bình quân: Được xác định bằng số doanh thu nhập

khẩu tạo ra trong một lao động hao phí

DT

NK W

L = L

Trong đó:

Trang 26

L : Năng suất bình quân 1 lao động nhập khẩu.

DT

NK: Doanh thu nhập khẩu trong kỳ kinh doanh

L: Số lao động bình quân trong nhập khẩu trong kỳ kinh doanh.

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một người lao động tham gia vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêunày càng lớn thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao

Mức sinh lợi của lao động bình quân: Được xác định bằng tỷ số giữa lợi

nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu trên số lượng lao độngbình quân của kỳ kinh doanh

P

NK R

L = L

Trong đó:

R

L: Mức sinh lợi của lao động bình quân

P

NK: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

L: Số lao động bình quân của kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 người lao động tham gia vàohoạt động kinh doanh nhập khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận chodoanh nghiệp

Trang 27

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thiết bị ở doanh nghiệp

1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực

Trong hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực có vai trò quyết định đếnthành công của doanh nghịêp Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đựoc conngười thực hiện Con người cung cấp số liệu đầu vào, thị trường để thực hiệnchiến lược, kế hoạch và mục tiêu, con người thực hiện phân tích môi trường

và lựa chọn phương pháp và nghệ thuật kinh doanh, đặc biệt là đối với nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, buôn bán với nhữngđối tác nước ngoài với những phong tục tập quán, văn hóa, chính trị khácnhau thì luôn phải có nhũng cán bộ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm, trình

độ chuyên môn cao để có thể giao dịch đàm phán, ký kết họp đồng với đốitác, đưa ra được các chiến lược thực hiện được các mục tiêu của công ty đề ra

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạtđộng kinh doanh, là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Các hệ thống kho tàng, bến bãi cóbảo đảm, có đúng tiêu chuẩn hay không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoánhập khẩu về Bên cạnh đó, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin,

hệ thông bến cảng, cửa hàng cung ứng xăng dầu cũng ảnh hưởng rất lớn đếnviệc vận chuyển hàng hoá, nếu thấp kém hoạt động kinh doanh sẽ gặp khókhăn, một số yếu tố có thể gây ra chi phí cao hoặc rủi ro

Nguồn vốn

Nguồn vốn có liên quan và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất

Trang 28

nhập khẩu, tham gia thị trường quốc tế, các mặt hàng nhập khẩu thường cógiá trị rất lớn như các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng đòi hỏi doanh nghiệpphải có có nguồn vốn đủ lớn để mua hàng, thanh toán các khoản lệ phí, thuếnhập khẩu và các khoản chi phí khác để tránh được các rủi ro trong hoạt độngnhập khẩu.

Uy tín của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì vấn đề uy tín doanh nghiệp là vô cùng quantrọng Đó là hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường Nếudoanh nghiệp xây dựng được uy tín, tạo được sư tin tưởng của mình với đốitác thì sẽ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh lâu dài, bên cạnh đó doanh nghiệp

có được khách hàng truyền thống, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng vàgiảm được chi phí tìm nguồn hàng, tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinhdoanh

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Các yếu tố kinh tế bao gồmmột phạm vi rộng từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đếnnhu cầu tiêu dùng hàng hoá và các yếu tố có liên quan đến sử dụng nguồn lựccủa kinh doanh như: Tốc độ tăng trưởng của GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửingân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá cả, cán cân thanh toán Sự thayđổi các yếu tố trên đều tạo ra cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau Các doanh nghiệp thươngmại hoạt đông kinh doanh trong một nền kinh tế đang tăng trưởng, sự pháttriển của nền kinh tế có khuynh hướng làm giảm bớt áp lực cạnh tranh tronglĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dung của các xí nghiệp và

Trang 29

dân chúng tăng lên Ngược lại, nền kinh tế suy thoái làm giảm nhu cầu tiêudùng, dễ tạo ra cạnh tranh về giá cả trong các ngành kinh doanh thuộc giaiđoạn bão hoà

có thể tạo nguy cơ thua lỗ cho ngành kinh doanh khác hoặc sự thay đổi nhữngquy đinh mặt hàng nào được phép nhập khẩu, mặt hàng nào được không đượcphép nhập khẩu sẽ làm gián đoạn quá trinh kinh doanh của các doanh nghiệp.Vậy để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại phảinghiên cứu, phân tích dự báo về chính trị và pháp luật, cùng với xu hướng vậnđộng của nó thì mới đưa ra được các kế hoạch, chiến lược thực hiện các mụctiêu, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến đầu tư,chi phí, hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp Trong vòng 1 năm từ31/12/2007 đến 12/12/2008 tỷ giá VND/USD tăng từ 16,030 lên 16,985( tương đương 6%), tỷ giá VND/JPY tăng từ 143.96 lên 187.69 ( tương đương30.4%) Tỷ giá tăng sẽ tác động mạnh làm tăng chi phí tài chính của nhữngcông ty có dư nợ vốn vay dài hạn có gốc ngoại tệ ( USD, JPY) lớn Điển hình

là các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất xi măng và vận tải biển

do máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nay có giá trị lớn, thời gian sử

Trang 30

dụng dài và hiện tại trong nước chưa sản xuất được Nguồn vốn để mua sắmthiết bị máy móc này chủ yếu là vốn vay dài hạn và có gốc ngoại tệ.

Nhu cầu thị trường

Tình hình nhu cầu thị trường vê mặt hàng kinh doanh cũng là một yếu

tố chi phối các doanh nghiệp cùng kinh doanh Nhu cầu thị trương tăng làmgiảm áp lực cạnh tranh Nhu cầu tăng là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thịphần của mình Trái lại, tình hình nhu cầu thị trường có khuynh hướng giảmsút là một nguy có đối với doanh nghiệp kinh doanh vì doanh nghiệp phải tìmmọi cách để bảo vệ thị phần của mình và không làm giảm doanh thu

Hiện nay, Việt Nam đang trên chặng đường phát triển, việc xây dựng

và mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng có xu hướng ngay càng tăng lên đặc biệt

là hệ thống giao thông vận tải, các nhà máy sản xuất được đầu tư xây dựngmới chính vì vậy mà nhu cầu về xi măng trong nước ngày một tăng lên tạođiều kiện thuận lợi cho ngành xi măng Việt Nam Nhưng hiện nay, vấn đề đápứng nguồn nguyên liệu, thiết bị cho ngành sản xuất xi măng còn gặp nhiềukhó khăn, bên cạnh đó dây chuyền công nghệ sản xuất các loại thiết bị còn lạchậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thiết bị từ cácnước khác

Trang 31

CHƯƠNG II HỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ

CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

2.1 Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu xi măng

2.1.1 Sự hình thành và phát triển công ty

- Tên giao dịch: Công ty xuất nhập khẩu xi măng

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National cement trading

- Tên viết tắt: Vinacimex

- Địa chỉ: 228 Lê Duẩn- Đống Đa- Hà Nội

- Điện thoại: 84.4 48512424

- Fax: 84.48513748

- Email: vinacimex@fmail.vnn.vn

Công ty Xuất nhập khẩu xi măng ( viết tắt là VINACIMEX) tiền thân

là phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

Trang 32

Tuy nhiên, vào những năm 80 tình hình thị trường có sự biến đổi sâu sắc ảnhhưởng tới tất cả các khối ngành kinh tế, trong đó có ngành xi măng, chính sựthay đổi đó đã làm cho hoạt động của phòng xuất nhập khẩu ngày càng trởnên phức tạp, khối lượng công việc ngày càng nhiều Do đó, mà việc giới hạnquyền hạn của công ty chỉ là một phòng ban của tổng công ty không còn phùhợp nữa và để nâng cao được năng lực cạnh tranh, khẳng định vị trí của mìnhtrên thị trường nên phòng xuất nhập khẩu xi măng trực thuộc Tổng công ty ximăng Việt Nam được sự cho phép của Bộ xây dựng đã tách ra và thành lậpcông ty xuất nhập khẩu xi măng.

Công ty xuất nhập khẩu xi măng được thành lập theo quyết dịnh số692/BXD-TCCB ngày 03/11/1990 của Bộ xây dựng, hiện nay là thành viêncủa Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước,hoạt động chuyên ngành về xuất nhập khẩu xi măng, Clinker, thiết bị phụtùng cho sản xuất xi măng và đầu tư phát triển

Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lítrực tiếp của tổng công ty xi măng Việt Nam, hoạt động theo điều lệ phù hợpvới điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt Nam, luật doanhnghiệp nhà nước và các quy định của pháp luật Đồng thời chịu sự quản lí nhànước của bộ xây dựng, các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ

uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là cơ quanthực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy địnhcủa luật doanh nghiệp nhà nước, theo phân cấp hoặc uỷ quyền của chính phủ

Trong suốt chặng đường phát triển, công ty đã không ngừng mở rôngthị trường và tạo mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước Để tạothuận lợi cho hoạt động kinh doanh công ty đã thành lập hai chi nhánh đạidiện tại TP.Hồ Chí Minh theo quyết định số 154/BXD-TCLD và tại Hải

Trang 33

Phòng theo quyết định sô 333/BXD-TCLD và văn phòng đại diện tại ViênChăn- Lào theo quyết định số 515/XMVN-HĐQT.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng

Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng vật tư phục vụ cho sản xuất của ngành ximăng

Nhập khẩu thiết bị toàn bộ để phát triển ngành

Nhập khẩu clinker để đáp ứng nhu cầu trong nước và bình ổn thị trườngXuất khẩu xi măng cho thị trường trong nước và ngoài nước

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nguồn cung ứng xi măng cònchưa đủ đáp ứng được cầu nên việc xuất khẩu xi măng ra nước ngoài còn hạnchế, vì vậy hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu các loại thiết bị, vật tưphục vụ cho việc sản xuất xi măng trong nước

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Theo quyết định của Bộ xây dựng, công ty có nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới,khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư phụ tùng,thiết bị chuyên ngành và khả năng xuất khẩu sản phẩm của ngành ra thịtrường thế giới

- Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả trên thếgiới cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty để tiếp cận với thị trườngthế giới

- Chịu trách nhiệm sử dụng quỹ ngoại tệ của toàn công ty để thanh toán và

sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt Tuân thủ đúng

Trang 34

các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính, xuất nhập khẩu và các quychế giao dịch, đối ngoại của bộ và nhà nước quy định.

- Được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hang Việt Nam vànước ngoài, được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước theo hướng dẫn chung của nhà nước để phục vụ cho sản xuất kinhdoanh, phát triển ngành trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trang trải vốnvay

- Thực hiện cam kết trong hợp tác quốc tể thông qua hợp đồng thương mại.Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với nhà nước

- Công ty được phép trực tiếp quan hệ với các tổ chức và thương nhân nướcngoài để ký kết các hợp đồng kinh tế, tiến hành các hợp đồng mua bán, hợptác đầu tư Được cử cán bộ tham gia hội thảo, hội chợ, được trao đổi thong tinkinh tế kỹ thuật của các ngành công nghiệp xi măng theo các quy định hiệnhành của bộ, nhà nước và luật quốc tế

- Công ty được thực hiện các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại và kinh doanhxuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng đã được bộ thương mại quy định tạicông văn số 138/HĐBT – TCCB ngày 12/05/1988

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Là một trong những thành viên của VNCC, tổ chức bộ máy quản lí và

tổ chức kinh doanh của VINACIMEX phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ đượcTổng công ty giao, phù hợp với phân cấp của tổng công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty XNK xi măng bao gồm: Ban giám đốc, 3phòng nghiệp vụ, 1 phòng kế toán thống kê tài chính, 1 phòng tổng hợp, haichi nhánh giao nhận tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh

Trang 35

 Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lí chung các hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty

 Phòng kế toán thống kê tài chính: Thu thập, xử lí, kiểm tra, phân tích cungcấp toàn bộ thông tin về kinh tế tài chính của công ty giúp ban giám đốc điềuhành quản lí hoạt động kinh tế tài chính đạt hiệu quả

 Phòng tổng hợp: Có chức năng tổng hợp và phân tích các thông tin phục

vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác kế hoạch hợp đồng,

tổ chức, bảo hiểm lao động…giúp ban giám đốc trong công tác quản lí chungtoàn công ty

 Ba phòng nghiệp vụ: Phòng XNK I,II,III

Mối quan hệ giữa các phòng trong công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp tácgiúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được phân công để cùngthực hiện tốt nhiệm vụ chung của công ty Nếu có phát sinh những quan điểmkhác nhau giữa các phòng mà không thống nhất được phải báo cáo với giámđốc cho ý kiến chỉ đạo và quyết định cuối cùng

 Hai chi nhánh của công ty:

* Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Hải Phòng: Đượcthành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/7/1993 theo quyết định số469/XMVN-TCLD của Tổng công ty xi măng Việt Nam, chịu trách nhiệm vềhoạt động xuất nhập khẩu xi măng và vật tư thiết bị ở phía Bắc và miềnTrung.Chi nhánh Hải Phòng được mở tài khoản chuyên chi tại ngân hàng để

dễ dàng phục vụ các hoạt động kinh doanh của mình

* Chi nhánh công ty xuất nhập khẩu xi măng tại thành phố Hồ ChíMinh: Được thành lập vào ngày 1/4/1991 theo quyết định số 154/BXD-TCLDcủa bộ xây dựng, là đơn vị ghi sổ báo cáo về công ty Có tài khoản tiền gửi

Trang 36

VND và tài khoản chuyên thu ngoại tệ tại ngân hàng, chịu trách nhiệm nhậpkhẩu hàng hoá ở phía Nam.

Hai chi nhánh của công ty có nhiêm vụ giao nhận hàng hoá cua công tynhập khẩu về qua các cảng biển và sân bay, tổ chức vận tải giao cho các công

ty đặt hàng, chịu sự quản lí trực tiếp của công ty xuất nhập khẩu xi măng Mọihoạt động của 2 chi nhánh đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của công tyXNK xi măng

Cơ cấu tổ chức của hai chi nhánh phù hợp với nhiệm vụ được giao: Tổchức các thủ tục đối với các hàng nhập khẩu theo quy định của nhà nước tiếpnhận hàng tại cảng, tổ chức vận chuyển đưa hàng về các đơn vị nhận hànggiao tại kho các công ty Mỗi chi nhánh có trưởng chi nhánh, phó trưởng chinhánh và các tổ chức tiếp nhận hàng hoá

Chế độ báo cáo: Hàng tuần, tháng , quý, năm, có báo cáo tiếp nhậnhàng hoá, hàng tháng, quý có báo cáo về chỉ tiêu tài chính

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Xi Măng

Khối tiếp nhậnvận chuyểngiao

Khôí nghiệp

vụ Xuất nhập khẩu

Chinhánh

Phòngxuất

Phòngxuất

Phòngxuất

Trang 37

VINACIMEX được cấu trúc theo mô hình trực tuyến - chức năng vớihai cấp quản lí: Ban giám đốc và các Trưởng - Phó các phòng Theo đó cácphòng ban trong công ty hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giámđốc Trong các phòng ban thì người chịu trách nhiệm chính trước ban giámđốc và trực tiếp quản lí mọi hoạt đông của nhân viên là trưởng phòng Mỗi

bộ phận hay chi nhánh có phạm vi hoạt động riêng, đảm nhiệm một hay một

số chức năng nhiệm vụ Nhưng mỗi chức năng nhiệm vụ không phân giao, bốtrí cho nhiều bộ phận khác tránh dẫn đến chông chéo, trùng lắp hay thiếu bộphận chịu trách nhiệm một cách rõ ràng Mô hình này tạo điều kiện thuận lợicho việc thực hiện chế độ thủ trưởng tập chung thống nhất đảm bảo nhữngthông tin từ người lãnh đại đến người thừa hành chính xác và không bị sailệch

Đồng thời từng chức năng trong công ty được tách riêng Mỗi phòng cónhững nhân viên am hiểu chuyên môn thành thạo nghiệp vụ Nguời lãnh đạochức năng - trưởng, phó các phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện các lĩnh vực chuyên môn của phòng mình, đồng thời điều hoà phốihợp với các hoạt động của các phòng khác tạo sự ăn khớp trong các hoạt độngcủa công ty

Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này có nhược điểm đó là: Mỗi thủ trưởng phải cókiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Mặt khác nó không tậndụng được các chuyên gia có trình độ về từng chức năng quản trị

2.1.4 Các nguồn lực của công ty

Trang 38

2.1.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực

Từ khi thành lập đến nay, số lượng cán bộ công nhân viên củaVINACIMEX không ngừng tăng lên, đồng thời trình đọ chuyên môn của họcũng ngày một được nâng cao Hiện nay, công ty có tổng số 73 cán bộ côngnhân viên được bố trí:

Tại văn phòng công ty: 46 người

Chi nhánh tại Hải Phòng: 17 người

Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 10 người

Trong đó có 29 nữ chiếm 39,6%, 44 nam chiếm 60,4% được phân chiathành 3 loại: Cán bộ quản lí, chuyên viên và nhân viên nghiệp vụ Trong đó: Cán

bộ quản lí có 15 người chiếm 23,8% bao gồm ban giám đốc; kế toán trưởng, phóphòng tổng hợp; phó phòng kế toán; trưởng, phó các phòng xuất nhập khẩuI,II,III Nhân viên nghiệp vụ chiếm 11.8% Chuyên viên chiếm 64.4% có trình

độ chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn nào đó

Mỗi phòng thực hiện một chuyên môn riêng, trong mỗi phòng mỗingười cũng thực hiện những công việc chuyên môn riêng không có tình trạngchồng chéo công việc, hay công việc bị bỏ bê không có người làm Tính chấtchuyên môn hóa các kế hoạch công ty đạt mức cao

Chất lượng nguồn nhân lực trong công ty tương đối cao Với số lượngcán bộ công nhân viên ở trình độ tốt nghiệp đại học là 65 chiếm 89,04%(BGĐ có 3 người, Phòng Kế toán 8 người, Phòng tổng hợp 5 người, PhòngXNK I 6 người, Phòng XNK II 7 người ), hầu hết tốt nghiệp các trường đạihọc Ngoại thương, kinh tế quốc dân, tài chính kế toán, ngoại ngữ trình độcao đẳng 2 người chiếm 2.7%, THCN 4 người chiếm 5.5%, công nhân kĩthuật 8 người chiếm 10,9% Như vậy, có gần 90% cán bộ công nhân viên của

Trang 39

công ty có trình độ chuyên môn cao( tốt nghiệp đại học) Cán bộ công nhânviên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao có thể thực hiện công việcmột cách dễ dàng hiệu quả cao, đảm bảo kết quả nhanh chóng chính xác.Thâm niên làm việc của cán bộ công nhân viên tại công ty cao nhất là 33năm, thấp nhất là 1 năm Độ tuổi của công nhân viên trong công ty:

2.1.4.2 Cơ sở vật chất

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, VINACIMEX đã đầu tưhàng trăm triệu đồng mỗi năm để mua sắm cơ sở vật chất đặc biệt là các loạiphương tiện vận tải, thiết bị dung cụ quản lí phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của công ty

Tại trụ sở chính của công ty, các trang thiết bị đã được trang bị đầy đủ,các phòng làm việc của nhân viên đều được trang bị máy tính nối mạng, máy

in, máy fax và điện thoại để phục vụ cho việc liên hệ với khách hàng đảmbảo cho việc thực hiện hợp đồng, các hoạt động của công ty được báo cáonhanh chóng, kịp thời Ngoài ra, công ty còn trang bị đầy đủ các loại phươngtiên phục cho các nhân viên trong việc gặp gỡ khách hàng, đàm phán ký kếthợp đồng và các kho bãi an toàn, đảm bảo chất lượng hàng hoá nhập khẩu

Trang 40

đồng thời tại hai chi nhánh của công ty cũng đều được trang bị tốt về cơ sởvật chất tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

3 Năng lực về vốn, tài chính của doanh nghiệp

Khi mới thành lập, công ty có tổng số vốn pháp định là: 6.418.000.000đồng Trong đó:

Đến nay, vốn của công ty đã lên tới 860.546.492.564 đồng

ty đã thiết lập được các mối quan hệ tôt với các tổ chức, ngân hàng trong

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại tâp I Khác
2. Vũ Hữu Tửu - Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB giáo dục-2007 Khác
3. GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân - Giáo trình kinh tế thương mại. NXB lao động xã hội năm 2005 Khác
4. Một số trang Web: www.mpi.gov.vn; www.google.com.vn; www.VnExpress.net Khác
5. Các tài liệu khác: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty Khác
6. GS.TS Võ Thanh Thu - Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2005 7. Giáo trình kinh tế ngoại thương Khác
8. GS.TS Nguyến Kế Tuấn – Kinh tế Việt Nam năm 2008, một số vấn đề điều hành kinh tế vĩ mô, NXB ĐHKTQD Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Xi Măng - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Xi Măng (Trang 36)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Xi Măng - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xuất nhập khẩu Xi Măng (Trang 36)
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 –2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 –2008 (Trang 44)
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 – 2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 – 2008 (Trang 44)
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.2 Thị trường nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu (Trang 47)
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu theo mặt hàng của công ty  năm 2004 - 2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.3 Thị trường nhập khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2004 - 2008 (Trang 51)
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu theo mặt hàng của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.3 Thị trường nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (Trang 51)
2.2.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị của VINCIMEX - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
2.2.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị của VINCIMEX (Trang 55)
Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của công ty năm 2004- 2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.5 Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của công ty năm 2004- 2008 (Trang 58)
Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.5 Tỷ suất doanh lợi doanh thu nhập khẩu của công ty (Trang 58)
Bảng 2.5: Mức sinh lợi của vốn cố định - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.5 Mức sinh lợi của vốn cố định (Trang 59)
Bảng 2.5:  Mức sinh lợi của vốn cố định - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.5 Mức sinh lợi của vốn cố định (Trang 59)
Bảng 2.6: Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
Bảng 2.6 Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động (Trang 60)
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là năm 2008, tuỳ tình hình kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo  - Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị của công ty xuất nhập khẩu xi măng
rong nhiều năm qua, đặc biệt là năm 2008, tuỳ tình hình kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w