Trong quỏ trỡnh nghiờn cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: " Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam" tụi đú nhận được sự giỳp đỡ nhiệt tỡnh củ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: " Việc làm
cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam" tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Xuấtkhẩu lao động và Chuyên gia - Công ty cổ phần Thuỷ sản khu vực I Đồng thờitôi cũng nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TH.S Phạm Văn Chiến,các thầy cô và các bạn sinh viên
Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ toàn thể cán bộ công nhân viên côngtại Trung tâm Xuất khẩu lao động và Chuyên gia - Công ty cổ phần Thuỷ sảnkhu vực I, sự chỉ bảo và hướng dẫn của TH.S Phạm Văn Chiến, các thầy cô vàcác bạn sinh viên Khoa Kinh tế chính trị đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận vănnày.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CÁC CHƯ VIẾT TẮT
LLLĐ : Lực lượng lao độngXKLĐ : Xuất khẩu lao độngLĐXK : Lao động xuất khẩu CMKT : Chuyên môn kỹ thuậtCHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩaPTTH : Phổ thông trung học
THCN : Trung học chuyên nghiệpCĐ, ĐH : Cao đẳng, Đại học
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động đã và đang là một hoạt động góp phần đáng kể trongcông tác tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăngnguồn thu cho ngân sách Nhà Nước Tuy nhiên để XKLĐ thực sự có tính hiệuquả, tính chiến lược lâu dài cần quan tâm xem xét vấn đề tạo việc làm cho laođộng xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước Thực tế, lao động xuất khẩu hết hạnhợp đồng về nước đa số là có việc làm bấp bênh hoặc thất nghiệp – đây đang làvấn đề quan tâm của cả bản thân lao động xuất khẩu cũng như những cơ quanchức năng quản lý lao động xuất khẩu nói riêng và công tác tạo việc làm nóichung Với mong muốn đánh giá thực trạng việc làm của lao động xuất khẩuhết hạn hợp đồng về nước, từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như đề xuất một sốgiải pháp tạo việc làm cho lực lượng lao động này nên tác giả đã chọn đề tài:
“Việc làm của lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt
Nam” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tế để nắmđược thực trạng việc làm của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, cácnhân tố ảnh hưởng đến công tác này, vai trò của công tác tạo việc làm đối vớilao động đi XKLĐ hết hạn về nước, những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đểnâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho lao động đi XKLĐ hết hạn hợpđồng về nước trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc làm của lao động đi XKLĐ hết hạn hợp đồng
về nước của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2007
Trang 4Phạm vi nghiên cứu: Việc làm của lao động đi XKLĐ hết hạn về nước giai
đoạn 2000 – 2007 của Việt Nam.(cụ thể phỏng vấn lao động xuất khẩu hết hạnvề nước tại các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang, Ngoại thành Hà Nội)
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê,so sánh, sử dụng bảng hỏi, phần mềm thống kê tin học kinh tế,….Ngoài ra cònsử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp duy vậtlịch sử để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tên khóa luận và kết cấu khóa luận
Tên khóa luận: “Việc làm của lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp
đồng về nước ở Việt Nam”
Kết cấu luận văn:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về Việc làm của lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước.
CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng việc làm của lao động xuất khẩu sau khihết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp tạo việc làm cholao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNGXUẤT KHẨU HẾT HẠN HỢP ĐỒNG VỂ NƯỚC.
1.1 Lý thuyết chung về việc làm và tạo việc làm
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp tạo việc làm khá phổ biến ởcác nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên vấn đề hiện nay làchưa có giải pháp, chính sách cụ thể nào dành riêng về hậu XKLĐ – tái sử dụnglao động xuất khẩu khi hết hạn hợp đồng về nước Trước khi đi vào tìm hiểuvấn đề này ta cần hiểu một số khái niệm liên quan như việc làm, thất nghiệp,XKLĐ, lao động xuất khẩu, lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, tạoviệc làm…
1.1.1.Việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp
Việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu củamọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế và của chính bản thân mỗi người lao động.Đặc biệt đối với Việt Nam - nước có nền kinh tế đang phát triển, đông dân cư,tốc độ tăng dân số khá cao trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tạoviệc làm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu kết hợp giữa sức lao động và tưliệu lao động Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra các kháiniệm về việc làm dựa trên nhiều góc độ khác nhau.
Việc làm
- Theo Điều 13, Chương II, Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhậpkhông bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”(1)
Theo khái niệm trên, thì việc làm được cụ thể hóa thành ba dạng hoạt độngsau:
1 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003
Trang 6- Dạng 1: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hoặcbằng hiện vật cho các công việc đó.
- Dạng 2: Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm: sảnxuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặc hoạtđộng kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc mộtphần.
- Dạng 3: Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thùlao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho việc đó Bao gồm sản xuất nôngnghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng; hoặchoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộđứng ra làm chủ hoặc quản lý
Theo khái niệm trên thì việc làm phải thỏa mãn hai điều kiện: một là hoạtđộng tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình;hai là hoạt động đó không bị pháp luật cấm.
Lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động và quá trình đó chỉ có thể diễnra khi đã được giả định những tiền đề vật chất cho quá trình lao động đầy đủ đólà đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Xét trên một quốc gia thì quá trình lao động sản xuất (việc làm) của bộphận dân cư có sức lao động được giả định trên cơ sở số lượng việc làm.Do đóviệc làm không chỉ diễn ra trong mối quan hệ sản xuất giữa con người với tựnhiên mà còn giứ con người với nhau trong quá trình sản xuất.Trong đó liênquan đến lợi ích kinh tế và lợi ích pháp luật khi tạo lập đầy đủ các yếu tố vậtchất.Do đó việc làm là ván đề có ý nghĩa về kinh tế -xã hội – chính trị rất quantrọng đối với quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấukinh tế.
Trang 7Ở nước ta trước năm 1986 thì việc làm được hiểu là những người lao độnglà người có việc làm và được xã hội thừa nhận.nhưng sau đổi mới từ năm 1986thì với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế thì việc làm cũng được hiểu theo nghĩa khácvà rộng hơn.Theo đó thì việc làm được hiểu là mọi hoạt động lao động tạo ranguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.Với quan niệm như vậy thì sẽlàm cho nội dung của việc làm được mở rộng hơn tạo điều kiện cho giải phóngtiềm năng lao động, giải quyết được việc làm cho người thuộc nhiều thành phầnkinh tế khác nhau.
-Dân số có việc làm thường xuyên: gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên
có tổng số ngày làm việc trên thực tế lớn hơn hoặc bằng số ngày có nhu cầu làmthêm.
-Dân số không có việc làm thường xuyên: gồm những người từ đủ 15 tuổi trở
lên có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn số ngày có nhu cầu làm thêm.
Thất nghiệp
Theo đúng nghĩa của từ thì thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sứclao động ra khỏi tư liệu sản xuất.
Trang 8Theo ILO – Tổ chức lao động quốc tế: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khimột số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không tìm đượcviệc làm ở mức lương thịnh hành”.2
Thất nghiệp là một trong những hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trongnhiều chế độ xã hội Để kích thích nền kinh tế phát triển thì cần thiết duy trì mộttỷ lệ thất nghiệp hợp lý và các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ đó từ 3% đến 5% Tuynhiên trên thực tế ở các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế chậm pháttriển và kinh tế đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức khá cao như ởmột số nước nghèo tỷ lệ này là từ 10% đến 20% ảnh hưởng rất xấu đến pháttriển kinh tế xã hội.
Thất nghiệp có nguyên nhân kinh tế - xã hội của nó, căn cứ vào nguyênnhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng mà người ta chia thất nghiệp ra thànhnhững loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp dothiếu cầu, thất nghiệp theo mùa vụ, thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp cổ điển.
Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời
gian để tìm được công việc thích hợp nhất với thể lực và trình độ chuyên môncủa mình Trên thực tế nếu sở thích, năng lực của người lao động và công việclà đồng nhất với nhau thì bất cứ lúc nào người lao động muốn thay đổi côngviệc cũng có khả năng tìm ngay được việc làm khác phù hợp với năng lực và sởthích cá nhân, như vậy sẽ không có thất nghiệp Tuy nhiên, trình độ, năng lực,sở thích của mỗi người lao động là khác nhau, đồng thời mỗi công việc cũng cónhững thuộc tính khác nhau, các luồng thông tin giữa nhu cầu tìm việc làm vàchỗ làm còn trống không ăn khớp nhau… Do đó, để tìm việc làm phù hợpngười lao động cần có thời gian và nỗ lực tìm việc.
2 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003
Trang 9Thất nghiệp cơ cấu: Là thất nghiệp phát sinh khi không có sự đồng bộ giữa
kỹ năng, trình độ lành nghề và cơ hội làm việc do cầu lao động và sản xuất thayđổi Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cơ cấu: cơ cấu nền kinh tế thay đổi dẫnđến nhu cầu phân phối lại, đào tạo lại lực lượng lao động, sự cứng nhắc của tiềnlương do sự chi phối của tiền lương tối thiểu,…
Thất nghiệp do thiếu cầu: Theo lý thuyết của Keynes thì khi tổng cầu của
nền kinh tế giảm kéo theo giảm cầu về lao động làm cho thất nghệp xuất hiện.Trong nền kinh tế thị trường, tất cả đều phụ thuộc vào mức tổng cầu, gồm cầucủa cá nhân người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ; cầu cho đầu tư của khuvực sản xuất tư nhân; cầu cho đầu tư và tiêu dùng của chính phủ Nếu tổng cầuđưa mức sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng khi đó sẽ có mộtmức thất nghiệp nhất định Để giảm thất nghiệp thì cần kích cầu bằng cách tăngtrực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc chính phủ có chính sách khuyến khích đầutư tư nhân như cho vay với lãi suất thấp, trợ cấp giá cho đầu tư,…
Thất nghiệp theo mùa: Là thất nghiệp phát sinh do cầu lao động dao động
thường xuyên vào những thời kì nhất định trong năm như: cầu lao động củanông nghiệp giảm sau vụ trồng cấy và kéo dài đến khi thu hoạch mùa màng, cầucủa ngành xây dựng giảm vào các tháng mùa mưa,…
Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ
của nền kinh tế Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, suy thoái thất nghiệptăng.
Thất nghiệp cổ điển: là thất nghiệp xuất hiện khi nhu cầu tiền lương thực tế
đòi cao hơn tiền lương cân bằng trên thị trường lao động do sự đấu tranh củacông đoàn đòi tăng lương cho công nhân, hoặc do luật tiền lương tối thiểu củanhà nước đưa ra mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thịtrường lao động
Trang 10Theo các công trình nghiên cứu cho thấy, thất nghiệp giữa các nhóm dân cư,các vùng địa lý là khác nhau như: nhóm thanh niên từ 15 đến 24 có tỷ lệ thấtnghiệp cao nhất, thất nghiệp thành thị luôn có tỷ lệ cao hơn của nông thôn,những người có trình độ học vấn thấp thất nghiệp nhiều hơn.
Thiếu việc làm và thất nghiệp luôn gắn liền với người lao động có khả nănglao động, muốn lao động nhưng khả năng lao động đó không được sử dụng mộtcách có hiệu quả Vậy thế nào là người có việc làm, người thiếu việc làm, thấtnghiệp?
Người có việc làm: gồm những người làm việc trong khoảng thời gian xác
định của cuộc điều tra kể cả lao động làm nghề giúp việc gia đình được trả cônghoặc tạm thời nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, nghỉ lễ, nghỉ phép hoặc tạm thờinghỉ việc do thời tiết xấu.3
Như vậy, người có việc làm bao gồm: người có khả năng làm việc và thực tếđang làm việc cộng với những người có việc làm nhưng hiện đang không làmviệc.
Người thất nghiệp: Gồm những người trong khoảng thời gian xác định của
cuộc điều tra không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm và cónhu cầu tìm việc làm.4
Vậy tiêu thức để xác định người thất nghiệp gồm: (1) đang không có việclàm, (2) tích cực tìm kiếm việc làm, (3) có khả năng lao động Như vậy, ngườilao động có khả năng lao động, không có nhu cầu làm việc làm đương nhiênkhông được xếp vào nhóm người thất nghiệp.
3 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hình tại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003.
4 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hìnhtại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003.
Trang 11Người thiếu việc làm: Gồm những người trong khoảng thời gian xác định
của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần,trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người cótổng số giờ làm việc bằng số giờ theo quy định trong tuần, tháng, năm nhưng cóthu nhập quá thấp không đủ đảm bảo cuộc sống nên muốn làm thêm.
Tình trạng việc làm của lao động xuất khẩu (LĐXK) hết hạn hợp đồng vềnước cũng bao gồm: thất nghiệp, thiếu việc làm, có việc làm và một nhómkhông có nhu cầu tìm việc làm Vậy trước khi đi vào nghiên cứu tình hình cụthể về tình trạng việc làm của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước trước tiên tacần hiểu thế nào là XKLĐ, người đi XKLĐ, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước
Trước khi đi tìm hiểu về XKLĐ cần hiểu các khái niệm cơ bản sau :
- Nhập cư chủ yếu đề cập đến người lao động (có nghề hoặc không có nghề)
từ nước ngoài đến một nước nào đó để làm việc.
- Xuất cư chủ yếu đề cập đến người lao động ra đi từ một nước nào đó tới
nước mà họ lao động (có thể là từ quê hương hoặc từ một nước quá cảnh).
- Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là
hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thungoại tệ cho đất nước, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa,khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theonguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thốngdân tộc của nhau.(5)
- Xuất khẩu lao động (XKLĐ): Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày
20/9/1999 của Chính Phủ nêu rõ: “xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạtđộng kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm,5() – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Trang 12tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho lao động tăng nguồn thu ngoại tệcho đất nước… cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ vàchuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũlao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa…”(6)
+ Lao động xuất khẩu (LĐXK) nói về bản thân người lao động hoặc tập
thể người lao động ở những độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau,trình độ khác nhau đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức khácnhau.
+ Lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước:
Hợp đồng lao động: được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động Trong hợp đồng lao động xác định rõ: công việc phảilàm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, điềukiện về an toàn lao động,… và trong hợp đồng lao động có xác định rõ thời hạnhợp đồng.
Người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng: Nghĩa là những người Việt
Nam đi lao động ở nước ngoài đã hoàn thành thời gian lao động ở nước ngoàighi trên hợp đồng lao động.
Các nước đang phát triển rất quan tâm đến vấn đề xuất khẩu lao động để tậndụng lợi thế so sánh phát triển kinh tế đất nước tạo việc làm cho lao động, songmột vấn đề đặt ra là việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Đây là mộtbài toán đặt ra cho các nước để sao cho hoạt động XKLĐ – tạo việc làm cho laođộng không chỉ mang tính tạm thời mà làm cho XKLĐ là hoạt động mang tínhchiến lược lâu dài trong việc tạo việc làm cho người lao động, làm cho việc điXKLĐ là một lợi thế để khi hết hạn hợp đồng về nước LĐXK có cơ hội tốt hơn6 – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Trang 13trong việc tìm kiếm việc làm Trước khi đi vào nghiên cứu tình hình tạo việclàm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cần hiểu rõ thế nào là tạo việc làm –tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác tạo việc làm cho lao động nói chung, LĐXK hết hạn hợp đồng về nướcnói riêng, tìm hiểu khái quát một số mô hình tạo việc làm.
1.1.2.Tạo việc làm cho người lao động
Khái niệm: “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu
sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hộikhác để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất với nhau”7.
Theo quan niệm như thế này thì tạo việc làm cho người lao động đòi hỏiphải có những yếu tố cơ bản đó là TLSX với số lượng và chất lượng đầy đủ,yếu tố này muốn có được trong nền kinh tế đòi hỏi phải có sự có mặt của doanhnghiệp và cần thiết phải có yếu tố quan trọng khác đó chính là sức lao động đápứng với số lượng và chất lượng TLSX đã được tạo ra, điều này muốn có đượcphải phụ thuộc về phía người lao động.tuy nhiên để có được sự kết hợp của haiyếu tố này thì đòi hỏi phải có những điều kiện kinh tế -xã hội khác,vậy nhữngđiều kiện này chỉ có thể có được chủ yếu thông qua vai trò to lớn của nhà nước.
Vậy tạo việc làm cho người lao động chính là quá trình mà người lao độngvới tư duy, trình độ, sức khỏe của mình có thể tự do tìm kiếm được một côngviệc phù hợp, cũng như là quá trình mà người sử dụng sức lao động có thể tìmkiếm được những người lao động thoả mãn được yêu cầu của mình cả về mặt sốlượng và chất lượng, mà điều này muốn có được thì đòi hỏi phải có nhữngthông tin về nhu cầu của thị trường cũng như về nguồn cung đối với thị trườnglao động, trên cơ sở mà người lao động và người sử dụng lao động mới có thểgặp nhau được, khi có được sự phù hợp đó thì cũng chính là việc làm được tạo7 Trần Thị Thu – Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( phân tích tình hìnhtại Hà Nội) (2003), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2003
Trang 14ra.Để có được những thông tin này hay chính là môi trường để có được sự kếthợp giữa yếu tố sức lao động và TLSX cũng như những giải pháp được đưa rathực hiện nhằm duy trì việc ổn định và có hiệu quả cao đòi hỏi phải có vai tròcủa nhà nước.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng việc làm có thể vẫn có thể được tạo ra khikhông có môi trường cho sự kết hợp giữa TLSX và sức lao động nhưng khi đóviệc làm tạo ra không bền vững và không tồn tại được lâu dài được.
Lao động không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người Để khảnăng lao động được đem ra vận dụng trong quá trình lao động trước tiên ngườilao động phải tìm kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và sở thích củamình, đồng thời người sử dụng lao động có thể thuê được số lượng và chấtlượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh Như vậy,việc phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động là hết sức cần thiết đểnhu cầu tìm việc làm của người lao động và cầu về sức lao động gặp nhau, nókhông chỉ giúp cho người sử dụng lao động duy trì và mở rộng sản xuất kinhdoanh đồng thời cũng góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập,cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội Vì thế mà vấn đềtạo việc làm có ý nghĩa rất to lớn đối với LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.
Cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là cơ chế ba bên:người lao động - LĐXK hết hạn hợp đồng về nước; Nhà nước và người sử dụnglao động Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước và Nhà nước trong việc tạo việc làm cho chính bản thân người lao động cósự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà Nước.
Về phía người LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, phải chủ động tìm kiếmviệc làm, tiếp cận với thông tin của thị trường lao động, tự tạo việc làm cho bảnthân, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mang về một cách có hiệu quả Muốn có
Trang 15được cơ hội có việc làm thì đòi hỏi bản thân người XKLĐ hết hạn hợp đồng vềnước phải nhận thức được tầm quan trọng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, …trong sản xuất kinh doanh Việc học nghề gì, học như thế nào và bằng cách nàolà câu hỏi đặt ra đối với mỗi người LĐXK, người lao động có thể tìm kiếmthông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, hệthống dịch vụ lao động việc làm, các trung tâm dịch vụ XKLĐ và chuyên gia,các trường lớp đào tạo nghề,… Sự nỗ lực của bản thân người lao động trongviệc tạo việc làm cho bản thân là yếu tố quan trọng nhất, kết hợp với sự hỗ trợcủa Nhà nước và kết hợp của doanh nghiệp làm cho công tác tạo việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, người LĐXK hết hạn hợp đồng về nước muốn tìm được việc làmphù hợp thì ngay từ trước khi đi XKLĐ cần tham gia các khóa đào tạo, địnhhướng nghề nghiệp, nó không chỉ giúp lao động có đủ điều kiện đi XKLĐ màcòn là hành trang giúp LĐXK có cơ hội học tập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệmsản xuất kinh doanh tiên tiến của nước bạn Khi hết hạn hợp đồng về nước,những kiến thức kĩ năng mà họ thu nhận được chính là hành trang giúp họ tìmđược việc làm phù hợp với năng lực và sở thích của mình
Về phía Nhà Nước: Thị trường lao động ngày càng phát triển càng cần có sựđiều tiết của nhà nước thông qua các chính sách về giáo dục đào tạo, lao động –việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh,…, các chính sách liên quan trực tiếpđến việc quản lý và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng vềnước có những lợi thế nhất định trong việc tìm được việc làm phù hợp có thunhập cao cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước và cho chính gia đình họ.
Về phía người sử dụng lao động: gồm các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước cần nắm bắt kịpthời các thông tin của thị trường đầu vào đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ làm
Trang 16mời mà còn phải duy trì và phát triển chỗ làm của LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước Đó cũng chình là hoạt động nhằm duy trì và phát triển sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Người sử dụng lao động cần có vốn để mua côngnghệ, máy móc, hạ tầng sản xuất, thuê nhân công,… và để mở rộng sản xuấtcòn cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của Nhànước trong lĩnh vực lao động việc làm, XKLĐ, hậu XKLĐ Đồng thời cần biếttổ chức và quản lý lao động một cách khoa học, tạo động lực cho lao động làmviệc, nâng cao năng suất lao động, có chiến lược đào tạo và phát triển tay nghềcho người lao động, có như vậy mới nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp,mở rộng sản xuất và tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm mới cho lao động nóichung LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng.
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cần cósự kết hợp chặt chẽ giữa ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động và chínhbản thân người lao động – LĐXK hết hạn hợp đồng về nước sao cho cơ hội việclàm và mong muốn được làm việc của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước gặpnhau trên thị trường lao động đúng lúc, đúng chỗ Vì thế mà Nhà nước cần cóchính sách khuyến khích phát triển thông tin thị trường lao động, tạo điều kiệnthuận lợi cho người sử dụng lao động và LĐXK hết hạn hợp đồng về nước gặpnhau.
1.1.3 Một số mô hình tạo việc làm (trong đó có LĐXK hết hạn hợp đồng
về nước)
Mô hình tạo việc làm được các công trình nghiên cứu đúc rút về lý luận vàáp dụng cho các đối tượng lao động trong đó có LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước Các mô hình tạo việc làm mang tính khái quát, lý luận được áp dụngtrong việc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước như: Mô hình cổđiển về tạo việc làm; mô hình tạo việc làm, thất nghiệp của Keynes; Mô hình
Trang 17tập trung vào quan hệ giữa tích lũy vốn, phát triển công nghệ và tạo công ănviệc làm; Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp khuyến khích giá, tạo công ănviệc làm; Mô hình chuyển giao giữa hai khu vực
Mỗi mô hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Việc vận dụng mô hìnhnào vào công cuộc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là tùythuộc vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương và từng ngành kinh tế nhấtđịnh Việc áp dụng các mô hình một cách linh hoạt, kết hợp nhiều mô hìnhđồng thời dựa trên điều kiện thực tế sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm mới choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước đồng thời duy trì và phát triển số việc làmhiện có của lực lượng lao động này.
1.2 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước.
1.2.1.Đặc điểm của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng trở về nước
Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho nước cóLĐXK, nó không chí góp phần giảm thất nghiệp mà còn làm tăng thu nhập chongười lao động, cải thiện đời sống của người dân, tăng nguồn thu ngoại tệ chongân sách Nhà nước Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc làm của LĐXK sau khi hếthạn hợp đồng về nước, tại sao phải quan tâm đến vấn đề tạo việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước Để trả lời câu hỏi đó trước hết ta đi tìm hiểuđặc điểm của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước để thấy rõ hơn tại sao phải tạoviệc làm cho lực lượng lao động này.
Trước hết, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là một bộ phận của lực lượnglao động nói chung, theo các cuộc điều tra nghiên cứu đã cho thấy lao động đixuất khẩu chủ yếu là trong độ tuổi từ 18 – 25 chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70 –80%) do vậy LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu là nằm trong độ tuổi từ20 đến 30 tuổi (chiếm khoảng trên 60%) Như vậy, LĐXK hết hạn hợp đồng về
Trang 18nước là lực lượng lao động có đầy đủ năng lực thể chất và tinh thần cần thiếtcho hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời mỗi năm lượng LĐXK hết hạnhợp đồng về nước là tương đối lớn (theo điều tra khảo sát trong giai đoạn 2000– 2005, trung bình mỗi năm LĐXK hết hạn hợp đồng về nước khoảng 20.000người) – đây là một lực lượng lao động có chất lượng khá, rất lãng phí nếu nhưkhông có kế hoạch sử dụng sao cho có hiệu quả Tạo việc làm cho LĐXK hếthạn hợp đồng về nước là góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp chung của cảnước.
Thứ hai, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước được coi là lao động có trình độtay nghề nhất định Việc sử dụng lực lượng lao động này không chỉ đem lạinăng suất lao động cao mà còn tiết kiệm được chi phí đào tạo Trước khi điXKLĐ, lao động được qua các lớp đào tạo nghề, ngoại ngữ nhất định, đồng thờitrong thời gian lao động ở nước ngoài (đa phần là các nước có nền sản xuất tiếntiến hiện đại) có điều kiện để học tập, tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệsản xuất tiên tiến, hiện đại Do vậy, nếu không có biện pháp và kế hoạch sửdụng nguồn lao động này sẽ gây ra lãng phí nguồn lực đồng thời làm tăng tỷ lệthất nghiệp.
Thứ ba, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu là lao động chính tronggia đình Theo số liệu điều tra nghiên cứu của các cuộc điều tra cho thấy trungbình mỗi LĐXK hết hạn hợp đồng về nước phải nuôi khoảng 2 – 3 người phụthuộc Như vậy, nếu lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước không cóviệc làm, đời sống của nhân dân gặp khó khăn, y tế, giáo dục không được quantâm,… gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động trong tương lai tức là ảnh hưởngđến đầu vào của quá trình sản xuất trong tương lai, gây ảnh hưởng đến pháttriển kinh tế xã hội Do đó mà công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợpđồng về nước không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ mang tínhchiến lược.
Trang 19Thứ tư, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có được tác phong làm việc côngnghiệp, có vốn kiến thức và trình độ ngoại ngữ nhất định Khi về nước họ có thểtự bỏ vốn ra mở các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ không những gópphần tạo việc làm cho bản thân và gia đình mà còn góp phần tạo việc làm chomột lượng lao động địa phương nhất định Do vậy, chính quyền các cấp, cácban ngành từ trung ương đến địa phương cần có những chính sách hỗ trợ, tạođiều kiện cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có thể sản xuất kinh doanh,cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết thông qua các buổi nói chuyện, tậphuấn về phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức thành lập hội nôngdân làm giàu, …, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công để LĐXK hếthạn hợp đồng về nước có điều kiện tốt nhất áp dụng những kiến thức mà mìnhcó vào xây dựng, phát triển kinh tế gia đình đồng thời góp phần phát triển kinhtế đất nước, ổn đinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảmnghèo.
1.2.2 Sự cần thiết của công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hếthạn hợp đồng về nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thì một trong nhữngvấn đề quan trọng đối với tất cả các nước đó là giảm thất nghiệp Đối với mộtnước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cộng thêm có số dân đông vàtốc độ gia tăng dân số cao thì XKLĐ là một giải pháp hữu hiệu giúp cho ViệtNam phát huy được lợi thế so sánh của mình đồng thời giảm được tỷ lệ thấtnghiệp trong nước Song một vấn đề đặt ra là sau một thời gian lao động ở nướcngoài khi kết thúc hợp đồng trở về nước số lượng lao động này gia nhập vào lựclượng lao động trong nước làm cho thất nghiệp tạm thời tăng lên Xét về mặtkinh tế thì thất nghiệp dẫn đến đói nghèo, không những gây thiệt hại lớn chonền kinh tế mà còn gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người lao động vàgia đình họ, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn trong xã hội Xét
Trang 20về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những hậu quả xã hội nặng nề, những ngườithất nghiệp tham gia đáng kể vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, trộmcắp,… Thất nghiệp còn tác động không tốt đến tâm tư tình cảm của người laođộng, mất niềm tin vào tương lai,… Do đó tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợpđồng về nước là hết sức cần thiết nhằm giảm thất nghiệp tạm thời
XKLĐ là hoạt động mang “lợi ích kép” – tức là hoạt động mang lại nhiềulợi ích cho kinh tế xã hội của nước có lao động xuất khẩu đồng thời cũng đemlại lợi ích cho chính bản thân người lao động đi xuất khẩu:
-XKLĐ góp phần tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, đặc biệt làvới nước có dân số đông và tốc độ tăng dân số cao như Việt Nam thì XKLĐ làmột giải pháp khá thực tiễn.
Một thực tế đặt ra là LĐXK hết hạn hợp đồng về nước chưa có được việclàm ổn định làm cho XKLĐ chỉ mang tính trước mắt trong việc giải quyết việclàm mà chưa tính đến tính hiệu quả lâu dài.
Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là tạo điều kiện choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước có thể đem những kiến thức, kỹ năng,… thunhận được trong quá trình lao động ở nước ngoài vào sản xuất kinh doanh, xâydựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Việc tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước không chỉ có lợicho bản thân người lao động mà còn có lợi cho gia đình cho toàn xã hội, là giảipháp chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội đất nước Tạo việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp tạm thờixuống mức hợp lý thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, đồng thời người laođộng có điều kiện áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm, phương pháp sản xuấttiên tiến vào phát triển sản xuất, đặc biệt là việc phát triển các mô hình sản xuất
Trang 21kinh doanh vừa và nhỏ rất thích hợp với điều kiện hiện có của nước ta từ đóthúc đẩy sản xuất phát triển, người lao động có thu nhập và còn tạo thêm nhiềuviệc làm cho cả lao động tại địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhưvậy tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cũng đồng nghĩa vớiviệc tránh lãng phí “tài sản” quý giá nhất là nguồn vốn con người đồng thờicũng tránh được những hậu quả tâm lý xã hội xấu đi kèm như tệ nạn xã hội, tộiphạm hình sự,… Muốn vậy, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khíchcác chủ doanh nghiệp sử dụng LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, có các chínhsách hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ năng cần thiết để người lao động có thể tự tạoviệc làm cho mình bằng cách mở các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ,…Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là cần thiết khách quan, gópphần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Mối quan hệ giữa việc làm và chất lượng cuộc sống của con người: Phát
triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình phát triển.Trong quá trình phát triển đó phải quan tâm đến hai nhóm nhân tố đó là pháttriển nhóm nhân tố tiềm lực chung như: công nghiệp, thương mại, dịch vụ,… vàphát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với nâng caochất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống được thể hiện ở: mức độ phúc lợixã hội và mức độ thỏa mãn một số nhu cầu của con người Chất lượng cuộcsống càng cao đồng nghĩa với mức phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn các nhu cầucủa con người càng cao Khi chất lượng cuộc sống nâng cao đồng nghĩa vớiviệc các dịch vụ y tế giáo dục ngày càng phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầucủa con người,… Để nâng cao được chất lượng cuộc sống trước hết phải cóviệc làm vì chỉ khi có việc làm, có thu nhập thì mới có điều kiện để nâng caochất lượng cuộc sống Nếu không có việc làm, không có thu nhập khi đó khôngcó khả năng đáp ứng các mức phúc lợi xã hội cũng như những nhu cầu cơ bản
Trang 22thiết yếu của con người Do vậy, tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước là rất cần thiết, nó không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế màcòn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảmtệ nạn xã hội.
Tóm lại: Tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là hết sức cầnthiết đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội, xóađói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động xuất khẩuhết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam
1.3.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn, khoa học côngnghệ
Cầu lao động nói chung và cầu LĐXK hết hạn hợp đồng về nước bắt nguồntừ cầu sản xuất Kinh tế ngày càng phát triển, quy mô sản xuất ngày càng đượcmở rộng thì cầu về sức lao động càng lớn Tuy nhiên, muốn mở rộng sản xuất thìphải dựa vào những tiền đề vật chất Chính những tiền đề vật chất là nhân tố tiênquyết trước hết ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động.
Trước hết phải kể đến điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phươngnhư độ màu mỡ của đất đai, tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, tàinguyên biển,… đều trở thành nguyên vật liệu Tuy nhiên đây đều là những vậtchết Để những tài nguyên thiên nhiên được khai thác, đưa vào chế biến và sửdụng đòi hỏi phải có vốn để mua công nghệ kỹ thuật, dây chuyền công nghệ,máy móc phục vụ cho sản xuất chế biến Trên thực tế có những nước rất nghèotài nghuyên như Nhật Bản nhưng nhờ có công nghệ, trang thiết bị hiện đại cùngvới trình độ quản lý tiên tiến, khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho laođộng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Trang 23Như vậy, với điều kiện tự nhiên thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiênphong phú là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, tạo việclàm cho người lao động Việc làm cần thiết hiện nay là phải thu hút được vốnđầu tư vào phát triển sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả.
1.3.2 Nhân tố thuộc về chất lượng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng vềnước ảnh hưởng đến tạo việc làm
Cơ chế tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước đòi hỏi sự kếthợp chặt chẽ giữa ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động và bản thân ngườilao động – LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Do đó, một trong những nhân tốảnh hưởng đến tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước là số lượngvà chất lượng của lực lượng lao động này
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay thì chất lượng LĐXK hết hạn hợpđồng về nước là vấn đề quan trọng hơn cả Do đó để có cơ hội có được việc làmphù hợp và ổn định khi về nước sau khi hết hạn hợp đồng thì ngay từ khi điXKLĐ người lao động phải có ý thức học tập, nâng cao tay nghề, đồng thờichăm chỉ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại để khi vềnước có hành trang tốt nhất cho việc tìm kiếm việc làm cho bản thân.
1.3.3 Cơ chế chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
Chính sách của Nhà nước nói chung của các địa phương nói riêng có ảnhhưởng rất lớn đến công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.Trong mỗi thời kỳ thì chủ trương, chính sách phát triển kinh tế là khác nhau, cóthời kỳ chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất theo hướngsử dụng nhiều lao động, có thời kỳ lại khuyến khích phát triển sản xuất theohướng sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động Đồng thời sự điều tiếtcủa nhà nước trong hoạt động của thị trường như thị trường sản phẩm: các biệnpháp tăng cầu sản phẩm dẫn đến kích thích mở rộng sản xuất kích cầu lao động
Trang 24tăng lên; hay tác động đến thị trường lao động, có các biện pháp phát triển hệthống thông tin thị trường lao động làm cho nhu cầu về việc làm và cầu về sứclao động gặp nhau đúng thời điểm,… Các chính sách phát triển, chuyển dịch cơcấu kinh tế cũng tác động đến cầu lao động nói chung và cầu LĐXK hết hạnhợp đồng về nước nói riêng Như vậy, để tạo thêm nhiều việc làm cho LĐXKhết hạn hợp đồng về nước Nhà nước cần có những chính sách phát triển kinh tếxã hội thích hợp để kích cầu LĐXK hết hạn hợp đồng về nước lên.
1.4.Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồngvề nước tại một số nước trong khu vực.
Tại một số nước Châu Á có điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKLĐ đã tiếnhành hoạt động đưa lao động đi làm việc từ rất sớm như Hàn Quốc, Malaysia,…Đối với các nước này thì chiến lược xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháptạo việc làm, tăng thu nhập trước mắt mà với tầm nhìn xa của mình ngoài việctích luỹ ngoại tệ để phát triển đất nước, lao động xuất khẩu của Hàn Quốc và cácnước còn đặt mục tiêu học cách quản lý, học nghề, tiếp thu kinh nghiệm, trìnhđộ khoa học - kỹ thuật tại các nước công nghiệp mà lao động đi xuất khẩu vềnước góp sức vào phát triển kinh tế, tránh được tình trạng thất nghiệp hay côngviệc không ổn định khi hết hạn XKLĐ về nước Từ chính sách nhìn xa trôngrộng đó, nhiều lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Hàn Quốc vàcác nước đã trở thành chủ nhà máy, doanh nghiệp vừa và nhỏ - là thành phầnchủ yếu của nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay Từ kinh nghiệm của các nước tathấy chất lượng lao động đặc biệt lao động xuất khẩu cần nâng cao, đồng thờimục tiêu xuất khẩu lao động cần được quán triệt đến từng cá nhân lao động đixuất khẩu, để có tiền đề thuận lợi cho công tác giải quyết vấn đề hậu XKLĐ.
Qua kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về vấn đề tạo việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước, đặc biệt là qua kinh nghiệm của Hàn Quốc tarút ra được một số bài học kinh nghiệm cho công tác tạo việc làm cho LĐXKhết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam như sau:
Trang 25Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng lao động đi xuất khẩu là giải pháp mang
tính chiến lược lâu dài Chỉ khi lao động có trình độ về chuyên môn và nhậnthức nhất định thì khi đó hoạt động XKLĐ không chỉ đơn thuần là tạo việc làm,giảm thất nghiệp mà khi đó XKLĐ còn là một cơ hội tốt để người lao động cóthể học tập kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, pháttriển sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý và sử dụng các nguồn lực một cáchcó hiệu quả nhất Sau thời gian lao động – học tập ở nước ngoài, khi trở về nướcvới những kiến thức trong tay cùng với nguồn vốn mang về và điều kiện thực tếđể phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội đất nước Việc nâng cao chấtlượng lao động đi xuất khẩu thông qua các biện pháp như chú ý phát triển giáodục ngay từ các cấp tiểu học, trung học, nâng cao tiêu chuẩn cần thiết của laođộng đi xuất khẩu lên, chú trọng phát triển XKLĐ theo hướng tập trung vào cácngành mà trong nước có khả năng phát triển, các ngành mà sản xuất trong nướccòn lạc hậu, để khi lao động trở về có thể sử dụng những kiến thức mình có mộtcách có ích và hiệu quả nhất.
Hai là, cần có chính sách cụ thể trong việc quản lý và tạo việc làm cho
LĐXK hết hạn hợp đồng về nước Có kế hoạch sử dụng LĐXK hết hạn về nướcngày từ khi lao động bắt đầu đi xuất khẩu.
Ba là, có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của đất
nước, đặc biệt là phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ vớinhững ưu điểm như: cần vốn ít, dễ thay đổi công nghệ, phù hợp với năng lựcquản lý của người lao động.
Bốn là, quy hoạch các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất một
cách khoa học hợp lý để có thể tận dụng được nguồn nguyên nhiên liệu cũngnhư lao động tại chỗ đặc biệt là LĐXK hết hạn hợp đồng về nước của các địaphương.
Tóm lại, trên cơ sở hệ thống hóa những khái niệm về lao động, việc làm,
thất nghiệp, tạo việc làm, cơ chế tạo việc làm, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
Trang 26tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cùng với bài học kinhnghiệm từ công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước của mộtsố nước trong khu vực sẽ được áp dụng vào để phân tích thực trạng việc làmcủa LĐXK hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007.
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU HẾT HẠN HỢP ĐỒNG VỀ NƯỚC
2.1.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.
Việt Nam nằm ở cực đông nam của bán đảo Đông Dương chiếm diện tíchkhoảng 329.314km2, biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam,Vịnh Bắc bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào vàCampuchia ở phía Tây Đất nước có hình chữ S, khoảng cách từ Bắc vào Namlà khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất chiều từ đông sang tây khoảng 50km Vớiđường biển dài 3.650km không kể các đảo Nằm ở ngã ba lưu thông hàng hóa,trên bán đảo Đông Dương là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vàgiao lưu hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực Với đường biển dài, bờbiển rộng tạo điều kiện cho việc khai thác tài nguyên biển đồng thời thuận lợicho việc lưu thông hàng hóa bằng đường biển Dân số Việt Nam lên tới 85,159triệu người (năm 2007), mật độ phân bố dân cư là 259 người/km2, với 64 tỉnhthành phố trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương Đây chính là nhữngđiều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước góp phần tạoviệc làm cho lao động nói chung, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng,đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với công tác tạo việc làm choLĐXK hết hạn về nước do dân số quá đông, sự phân bố dân cư không đồngđều,… Vì vậy cần có những giải pháp thích hợp trong việc tạo việc làm cho laođộng, phát triển kinh tế xã hội.
Trang 282.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Từ năm 1986 nền kinh tế cả nước chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường Sau 22 năm đổi mới và phát triển nền kinh tếnước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tăng trưởng kinh tế năm 2007đạt 8,44% cao nhất trong 10 năm trở lại đây (năm 1997 là 8,15%, năm 2002 là7,08%, năm 2006 là 8,17%), cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Với cơ cấu ngành kinh tế Dịch vụ - công nghiệp– nông nghiệp kinh tế nước ta đã có những tiến bộ nhất định trong chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế là cơ sở tiền đề dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động(Bảng 2.1) Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp ngày một tăng; nhất là cácngành dịch vụ ngoài quốc doanh tạo điều kiện tạo thêm nhiều việc làm choLĐXK hết hạn hợp đồng về nước.
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007(8)
GDP (theo giá thực tế, nghìn tỷ VNĐ, trong đó cơ cấu theocác ngành %)
- nông, lâm, ngư-công nghiệp- XD- dịch vụ
20,00%41,50%38,10%Với tốc độ phát triển kinh tế của năm 2007 đặt 8,44% cao nhất từ trước đến nay,GDP bình quân đầu người vào khoảng 16 triệu đồng/người (tính theo giá thực tế).Năm 2007, cả nước đã tạo được việc làm cho 1,68 triệu lao động, trong nước làkhoảng 1,6 triệu lao động, vượt kế hoạch đề ra là 1,52 triệu lao động.
8 - http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/kinhtetrongnuoc/2008/02/767877/
Trang 29Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tếcũng có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhànước Phát huy vai trò của kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển và mở rộngcác thành phần kinh tế vừa và nhỏ Qua đó góp phần tạo việc làm cho LĐXKhết hạn hợp đồng về nước Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triểnkinh tế xã hội của năm 2007.
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2007 9
Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cùng với những điều kiện tự nhiênthuận lợi tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó làviệc đầu tư cho hệ thống giáo dục, đào tạo, cả nước có 240 trường dạy nghềtrong đó có 160 trường công lập, 45 trường thuộc doanh nghiệp Ngoài ra trênphạm vi cả nước còn có 221 trung tâm dạy nghề góp phần vào phát triển giáodục đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
Với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng,Việt Nam đã xây dựng được các khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơiđông dân cư, ở các vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến từ đó góp phần vàoviệc giải quyết việc làm cho lao động ngay tại các tỉnh thành phố có khu côngnghiệp, khu chế xuất và các vùng lân cận.
2.1.2 Đặc điểm của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước ảnhhưởng đến tạo việc làm.
2.1.2.1 Về cơ cấu tuổi
9 - Báo cáo tình hình giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động năm 2007 – Bộ lao động thương binh vàxã hội.
Trang 30Lao động đi xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là trong độ tuổi từ 18-30 tuổi,đặc biệt nhiều nhất là trong khoảng 20-25 tuổi Thời hạn hợp đồng đi làm việcở nước ngoài của lao động xuất khẩu thường là 2 – 3 năm, hoặc nhiều hơn là 4năm Do vậy mà lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu làtrong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi Theo phỏng vấn 185 lao động xuất khẩu hết hạnhợp đồng về nước, thì lao động trong độ tuổi 20 – 30 chiếm 54,05% Như vậyđây là nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cần phải có chính sách và chiến lượcsử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý để tránh lãng phí.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước
2.1.2.2 Về cơ cấu giới tính
Lao động Việt Nam đi xuất khẩu chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc chủyếu trong các ngành xây dựng chiếm 9,34%, công nhân nhà máy chiếm 41,46%,dịch vụ gia đình và xã hội chiếm 29,27% (11) Do vậy mà lao động xuất khẩu củaViệt nam giai đoạn 2000 – 2007 thì nam giới chiếm tỷ lệ lớn hơn Trong một vàinăm gần đây thì lao động xuất khẩu đi làm giúp việc gia đình, khán hộ công…bắt đầu tăng nên tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu bắt đầu tăng lên Qua đây ta thấy laođộng xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu là lao động nam Theo phỏngvấn 185 lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước ta thấy lao động namchiếm tới 68% Ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu giới của lao động xuất khẩu hết hạn10 - Theo phỏng vấn 185 lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước tại Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang, ngoại thành hà nội, Tháng 1 năm 2008
11 - Cục Quản lý lao động ngoài nước, Báo cáo tổng kết năm 2001,2002,2003,2004,2005,2006,2007-Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Bản tin số 6 – tháng 8/2005
-Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015
Trang 31hợp đồng về nước.
Biểu 2.1:Cơ cấu lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước theo giới tính
2.1.2.3 Về trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật
a Trình độ văn hóa: Lao động xuất khẩu của Việt Nam trước đây (giai
đoạn 1990 – 1999) thì chưa kèm với điều kiện về trình độ văn hóa Nhưng từnăm 2000 trở lại đây một trong số những điều kiện nhất định để đi XKLĐ làphải tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên Do vậy mà lao động xuất khẩu hết hạnhợp đồng về nước của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là tốt nghiệp trunghọc cơ sở trở lên, tuy nhiên tỷ lệ lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nướctốt nghiệp phổ thông trung học còn chưa cao Theo kết quả của cuộc điều tratrước (phỏng vấn 339 lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước tại một sốtỉnh) thấy tỷ lệ lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước tốt nghiệp phổthông trung học chiếm khoảng 54,9%(12) Như vậy lao động xuất khẩu hết hạnhợp đồng về nước của Việt Nam tuy trình độ văn hóa chưa cao song cũng phầnnào cũng đáp ứng được yêu cầu để tiếp thu, học tập được một nghề nhất định.
b Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Lao động xuất khẩu sau khi hết hạn
hợp đồng về nước đều được coi là lao động đã qua đào tạo Đây là nguồn nhânlực có trình độ chuyên môn nhất định Qua thời gian lao động ở nước ngoài, đaphần là các nước phát triển có nền sản xuất hiện đại tiến tiến, học tập được cáckỹ thuật sản xuất tiên tiến, được rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, tính12 – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Trang 32kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, đồng thời có vốn ngoại ngữ nhất định thuậnlợi cho việc tiếp thu các kiến thức bổ ích phục vụ cho sản xuất…Đặc biệt hiệnnay lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam giai đoạn 2000– 2007 chủ yếu đi xuất khẩu theo các lĩnh vực xây dựng, làm việc trong các nhàmáy Mà hiện nay Việt Nam đang trên đường phát triển kinh tế đất nước do vậynguồn nhân lực này hết sức cần thiết để phục vụ cho công cuộc mở rộng pháttriển sản xuất Dưới đây là cơ cấu lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nướccủa Việt Nam theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật (13)
Các tiêu thức
TĐVH ( Số người, %)TĐCMKT ( Số người, %)Chưa tốt
Tốt nghiệpTHPT
Không cóCMKT
Có trình độ từsơ cấp trở lên
Tuổi18 – 30 tuổi30 – 40 tuổi
Chuyên giaLao động :Xây dựng
0,77%99,239,3413 – Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – PGS, TS Trần Thị Thu – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
14 - Cục Quản lý lao động ngoài nước, Báo cáo tổng kết năm 2001,2002,2003,2004,2005,2006-Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Bản tin số 6 – tháng 8/2005
-Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015
Trang 333
Công nhân nhà máyNông – Lâm nghiệpDịch vụ gia đìnhSĩ quan, thuyền viênNgành nghề khác
Trong đó: lao động có nghề
Qua bảng 2.5 ta thấy lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của ViệtNam chủ yếu là lao động phổ thông như giai đoạn 2000 - 2006 công nhân xâydựng chiếm 9,34%; công nhân nhà máy chiếm 41,46%; làm giúp việc gia đình,khán hộ công chiếm 29,27 %…
Lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước thời gian đầu còn khóhòa nhập với cuộc sống do sự thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt.
Tuy được lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước được coi là laođộng có trình độ tay nghề, song trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cònrất hạn chế Chủ yếu là thu nhận từ quá trình lao động tại nước bạn chứ khôngđược đào tạo một cách bài bản, trình tự và có khoa học, do vậy năng lực nghềnghiệp của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước cũng có phần hạn chếnhất định.
2.1.2.4 Tâm sinh lý a Tâm lý
Hầu hết LĐXK hết hạn hợp đồng về nước đều có tâm lý tương đối ổn định,thoải mái và nhanh chóng hòa nhập vào cộng động Có thể lý giải được việc nàynhư sau:
- LĐXK của Việt Nam chủ yếu là lao động ở nông thôn, nơi mà lối sốngcủa người dân còn mang tính cộng đồng cao, “văn hóa làng xã” còn khá bềnvững Những giá trị văn hóa đó đã ăn sâu vào trong mỗi người lao động và
Trang 34những giá trị văn hóa đó không bị mai một hay nếu có là không đáng kể trongquá trình lao động ở nước ngoài Chính vì vậy mà khi trở về nước họ dễ dànghòa nhập vào cộng đồng xung quanh.
- Mục đích đi XKLĐ của người lao động đó là tìm kiếm việc làm có mứcthu nhập cao, nhằm cải thiện đời sống của bản thân người lao động và gia đìnhhọ Sau khi hết hạn hợp đồng về nước đa phần đời sống của họ được cải thiệnhơn nhiều so với trước do vậy mà LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có tâm lýtương đối thoải mái.
Tuy nhiên, không phải LĐXK hết hạn về nước nào cũng có thể dễ dàng hòanhập vào cuộc sống Khi về nước, văn hóa và lối sống của người lao động có sựthay đổi ít nhiều ở mức độ khác nhau Vì vậy người lao động phải mất một thờigian nhất định để hòa nhập vào cộng đồng Bên cạnh đó có những lao động docó sự thay đổi quá lớn trong lối sống nên việc hòa nhập trở lại cộng đồng là mộtvấn đề rất khó khăn, những đối tượng này rất cần sự quan tâm giúp đỡ của cộngđồng, xã hội.
b Sinh lý
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động sống và làm việctrong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội khác biệt so với ở trong nước.Nhờ khả năng thích nghi tốt mà sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước, sứckhỏe của người lao động nhanh chóng ổn định trở lại để tiếp tục tham gia vàocác hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó có một bộ phận lao động do không làm chủ được bản thân, savào lối sống hưởng thụ trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động ở nướcngoài Do đó khi về nước những người này thường mắc một số bệnh lý, nghiêmtrọng hơn đó là tiếp tục duy trì cuộc sống thiếu lành mạnh đó nên sức khỏe và
Trang 35khả năng lao động giảm sút ảnh hưởng rất xấu đến việc tìm kiếm việc làm khihết hạn hợp đồng trở về nước.
2.1.3 Tác động của hoạt động XKLĐ đến người lao động sau khi hết hạnhợp đồng về nước ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho người lao động
XKLĐ là một hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích đối với quốc gia XKLĐ,ngoài những tác động đến kinh tế xã hội của đất nước thì hoạt động này còn tácđộng trực tiếp đến người lao động đi xuất khẩu về mọi mặt (cả tích cực lẫn tiêucực) Cần nhận thức rõ những tác động đó của hoạt động XKLĐ đến người laođộng để thấy được những đặc điểm của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng vềnước, thấy rõ hơn nguyên nhân vì sao dẫn đến thực trạng việc làm của họ khi vềnước Qua đó có những biện pháp làm giảm những hạn chế mà XKLĐ đem đến.
Thu nhập của lao động: Thực tế XKLĐ đã góp phần cải thiện đời sống của
người lao động: xây nhà, mua đất đai, mua đồ dùng gia đình….nâng cao chấtlượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ Con cái được quan tâmchăm sóc về mọi: mặt giáo dục, y tế,… chất lượng nguồn nhân lực trong tươnglai được quan tâm Như vậy, XKLĐ góp phần cải thiện đời sống của người laođộng và gia đình họ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, tiếp cận vớinhững tri thức tiến bộ, kinh nghiệm, kĩ năng trong sản xuất thông qua sách báo,tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng tạo cơ hội cho bản thân trong việc tìmkiếm việc làm, đồng thời khi điều kiện sống được nâng cao, LĐXK hết hạn hợpđồng có cơ hội tiếp cận với hệ thống thông tin của thị trường lao động, giúp chonhu cầu lao động và cầu về sức lao động gặp nhau đúng lúc, đúng thời điểm.
Theo phỏng vấn 185 lao động xuất khẩu sau khi kết thúc hợp đồng lao độngvề nước thì thu nhập bình quân hàng tháng của họ 251.000 – 540.000đồng/tháng chiếm 27,3%, thu nhập bình quân tháng trên 920.000 đồng/thángchiếm 29,73% Nguyên nhân là do sau một thời gian về nước không tìm đượcviệc làm, nguồn vốn mang về không được sử dụng vào việc tạo việc làm cho
Trang 36bản thân và gia đình nên sau một thời gian khi dùng hết số tiền mang về cuộcsống của LĐXK hết hạn hợp đồng lại rơi vào tình trạng khó khăn.
Bảng 2.6: Tác động của hoạt động XKLĐ đến thu nhập
của người lao động (15)
Thu nhập bình quân tháng
- Dưới 180.000 đồng/tháng- 181.000-250.000 đồng/tháng- 251.000-540.000 đồng/tháng- 541.000-920.000 đồng/tháng- Trên 920.000 đồng/tháng
Tổng số (người)
Tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: Làm việc
trong môi trường đa quốc gia, hiện đại, lao động Việt Nam trưởng thành rất nhanh,họ được rèn luyện về tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc lẫn tính kỷ luật, cóthêm một vốn ngoài ngữ nhất định là điều kiện rất thuận lợi để LĐXK tự trau dồikiến thức nâng cao trình độ của mình thông qua việc tìm hiểu các tài liệu nướcngoài… Sau thời gian đi XKLĐ trở về nhiều lao động còn mang về nước hànhtrang vốn tay nghề kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp như cơkhí, chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô…Những ngành này đang phát triển ở Việt Namvì vậy đây chính là hành trang để lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng vềnước có thể tìm được một công việc phù hợp có khả năng nuôi sống gia đình Tuynhiên lượng lao động đi xuất khẩu của Việt Nam được làm việc trong môi trườngsản xuất hiện đại là không nhiều, chủ yếu là làm lao động phổ thông… Do đó mà15() - Theo số liệu phỏng vấn 185 lao động xuất khẩu tại các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang, Ngoại thành Hà Nội, tháng 1 năm 2008
Trang 37gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng:trình độ người LĐXK thấp, không có ngành nghề do khi đi XKLĐ làm giúp việcgia đình, khán hộ công hay nếu có ngành nghề thì do sự phát triển của quá trìnhsản xuất hiện đại của các nước làm cho các khâu của quá trình sản xuất đượcchuyên môn hóa sâu, người LĐXK được chuyên môn hóa nên những kỹ năng màhọ thu nhận được không có ý nghĩa đáng kể khi đem ra vận dụng trong nền sảnxuất còn đang phát triển của nước ta Bài toán đặt ra đối với những người hoạchđịnh kế hoạch XKLĐ là xuất khẩu lao động theo ngành nghề nào cho phù hợp, cầnnâng cao trình độ LĐXK như thế nào để khi kinh tế phát triển có thể đối mặt vớivấn đề lao động có giá nhân công rẻ không còn là một lợi thế mà trở thành mộtthách thức đối với phát triển kinh tế.
Tình trạng hôn nhân của người lao động đi xuất khẩu
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động XKLĐ đến đời sống củangười lao động đi xuất khẩu thì vẫn còn tồn tại những tác động tiêu cực đến cuộcsống của người lao động sau khi kết thúc hợp đồng về nước Thực tế có rất nhiềulao động xuất khẩu đặc biệt là lao động nữ sau khi kết thúc hợp đồng về nước hạnhphúc gia đình không được trọn vẹn như trước khi đi XKLĐ Có những lao độngxuất khẩu nữ sau khi kết thúc hợp đồng về nước thì gia đình ly tán, hạnh phúc giađình tan vỡ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như trong thời gianđi lao động ở nước ngoài gửi tiền về cho gia đình, chồng ở nhà cờ bạc, rượu chè,không chăm lo con cái ( bỏ học, nghiện ngập)… dẫn đến tan vỡ hạnh phúc giađình.
Theo kết quả phỏng vấn 185 lao động đi xuất khẩu kết thúc hợp đồng vềnước thì có đến 5,4% lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước trong tìnhtrạng hôn nhân là ly thân Tình trạng này ảnh hưởng rất xấu đến vấn đề tạo việclàm và sự tự tìm kiếm việc làm của bản thân người lao động Khi tình trạng hônnhân gia đình không tốt, người lao động không được tạo cơ hội trong việc tìm
Trang 38kiếm thông tin về việc làm, không có điều kiện để trang bị kiến thức, kĩ năng,…để phục vụ cho việc tiếp cận với cơ hội việc làm một cách tốt nhất Đồng vốnmà người lao động mang về bị lãng phí, không được sử dụng vào mục đích tạoviệc làm, phát triển sản xuất Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến chất lượng laođộng trong tương lai về thể lực, trí lực, tâm sinh lý,… Đây cũng là một vấn đềrất cần được quan tâm Cần phải có chính sách tuyên truyền giáo dục ý thức củangười lao động cũng như người thân của họ để hạn chế tác động tiêu cực củaXKLĐ mang lại.
Bảng 2.7: Tác động của hoạt động XKLĐ đến tình trạng hôn nhâncủa người lao động đi xuất khẩu(16)
Tình trạnghôn nhânnhư trướckhi đi XKLĐ lập gia đình
ly thân
Biểu 2.2 :Tình trạng hôn nhân của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước
16
Trang 39Nhận xét về tác động của hoạt động XKLĐ đến người lao động đi làmviệc ở nước ngoài: XKLĐ là một hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích cho
người lao động Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của laođộng xuất khẩu cũng như gia đình họ Người lao động khi đó có điều kiện chămlo đến con cái về mọi mặt như y tế, giáo dục… Đồng thời đi xuất khẩu lao độngcũng là một cơ hội giúp cho người lao động có thể mở mang kiến thức và sựhiểu biết về thế giới bên ngoài Tiếp thu được những kiến thức nghề nghiệp mớihiện đại, kĩ năng làm việc, tác phong công nghiệp, có thêm được vốn ngoại ngữnhất định Tuy nhiên bên cạnh những cái lợi mà hoạt động XKLĐ mang lại cầnchú ý cả đến những tác động tiêu cực của nó như vấn đề hạnh phúc gia đình củalao động xuất khẩu trước khi đi XKLĐ tỷ lệ ly thân chiếm khoảng 2,7% sau khiđi xuât khẩu lao động tỷ lệ nay tăng lên 5,41%(Bảng 2.7), hay những thói quenxấu mà lao động xuất khẩu học được từ cuộc sống công nghiệp của các nướchiện đại mà lao động đến làm việc, đặc biệt những khó khăn đặt ra của vấn đềhậu XKLĐ ở nước ta hiện nay để có những biện pháp hạn chế những tác độngtiêu cực đó làm cho hoạt động XKLĐ thực sự là hoạt động mang lại lợi ích“kép”.
2.2 Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạnhợp đồng về nước ở Việt Nam (2000 – 2007)
Tạo việc làm là điều hết sức cần thiết đối với bất cứ một quốc gia nào, đặcbiệt là đối với Việt Nam một quốc gia có 85,159 triệu dân (năm 2007), bìnhquân mỗi năm lực lượng lao động của cả nước tăng thêm 1,02 triệu người (tăng2,5%) Vì vậy mà công tác tạo việc làm nói chung và công tác tạo việc làm cholao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng là rất quan trọng đối vớivấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước Hiện nay, mỗi năm Việt Nam đưatrung bình khoảng 6,8 vạn lao động đi làm việc tại các nước trên thế giới Nhưvậy, trong giai đoạn tiếp theo mỗi năm cũng có một lượng tương đương lao
Trang 40động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, mà hầu hết lao động xuất khẩu hếthạn hợp đồng về nước đều không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh theo mùavụ Từ thực tế trên cho thấy cần có kế hoạch cụ thể về vấn đề tạo việc làm cholao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước để tránh lãng phí nguồn nhân lựccó chất lượng mà không phải tốn nhiều chi phí đào tạo.
2.2.1Khái quát tình hình việc làm của lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước của Việt Nam.
Trong thực tế ở Việt Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức nào ở phạmvi quốc gia và cấp tỉnh thành về việc làm của lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước Trong đề tài nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng lao động xuấtkhẩu” của công ty Dịch vụ - xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco có mộtphần dành cho khảo sát thực trạng việc làm của LĐXK hết hạn hợp đồng vềnước Tuy chưa có số liệu chính thức, song qua khảo sát 100 LĐXK hết hạnhợp đồng về nước của Thành phố Hồ Chí Minh thì có đến 80% LĐXK trở về cóviệc làm bấp bênh hoặc thất ngiệp Chỉ có 20% là có việc làm nhưng chủ yếu làtự mở cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ theo kiểu gia đình, ít người có được việclàm ổn định phù hợp với ngành nghề mình tu nghiệp, làm việc ở nước ngoài.
Về số lượng LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có số liệu thống kê dự đoándựa trên số lượng lao động xuất khẩu của giai đoạn trước (1996 – 2000) với giảđịnh hợp đồng lao động có độ dài khoảng 2 – 3 năm, số lao động được tái hợpđồng khoảng 5% ta ước tính được trung bình trong giai đoạn 2000 – 2005, trungbình mỗi năm có khoảng 20 nghìn lao động hết hạn hợp đồng về nước Về chấtlượng LĐXK Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước đa phần là lao động đã quađào tạo nghề, có trình độ thành thạo, tác phong công nghiệp, cần cù, khéo léo,có khả năng đảm nhận vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất Do vậy cần cóchính sách, kế hoạch sử dụng LĐXK hết hạn hợp đồng về nước một cách cóhiệu quả nhất tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao chất lượng cuộc sống,…