Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2008 –

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 71 - 73)

- Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm

3.1.4.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2008 –

c. Các nhân tố thuộc về phía người sử dụng lao động

3.1.4.1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2008 –

3.1.4.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010 2008 – 2010

Đảng ta xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen lẫn nhau.

- Tình hình thế giới: Với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa tiền tệ, các yếu tố của sản xuất,… Tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, khủng hoảng kinh tế cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Trong nước: thuận lợi cơ bản nhất đó là những bài học kinh nghiệm rút ra trong suốt hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn tồn tại những yếu kém khuyết điểm cần rút kinh nghiệm.

Trước nhận thức rõ ràng về những thuận lợi và khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2008 – 2010

Thứ nhất, về cơ cấu ngành kinh tế: chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, cụ thể: giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 15 – 16%, tỷ trọng công nghiệp là 43 – 44%, tăng tỷ trọng dịch vụ lên 40 – 41%. Để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần quan tâm đến chất lượng của cấu trúc kinh tế, sự chuyển dịch kinh tế và lao động trong nội bộ ngành. Cần xác định rõ các ngành trọng điểm ưu tiên phát triển, từ đó có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành đáp ứng được cầu về lao động của ngành đó. Tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, giảm lao động trong nông nghiệp và di chuyển sang lĩnh vực hoạt động dịch vụ, công nghiệp.

Hai là, cơ cấu kinh tế vùng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm đang được xây dựng và hình thành theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, làm cho bộ mặt kinh tế của các vùng, các địa phương đều có những thay đổi theo hướng tích cực. Xây dựng các khu công nghiệp, vùng công nghiệp gắn với các đầu mối giao thông khu du lịch trong mối liên kết với các tỉnh, các khu vực. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp, vùng công nghiệp, từ đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động ngay tại các vùng, các địa phương.

Ba là, cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế nhà nước được đổi mới, sắp xếp lại sao cho phát huy vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế; kinh tế tập thể được tổ chức lại theo luật hợp tác xã, thu hút một số lượng lớn lao động nông thôn vào lao động; kinh tế tư nhân được phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, góp phần đáng kể trong việc tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là mô hình kinh tế vừa và nhỏ; thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động trong nước đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách. Đồng thời cũng cần chú ý đến mối quan hệ giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phân công lao động thống nhất giữa các khu vực, các thành phần kinh tế.

Đồng thời với phát triển kinh tế cần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa xã hội theo phương châm phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước là nhiệm vụ then chốt, kết hợp hài hòa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh,

chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo trật tự, văn minh, công bằng xã hội,…(25)

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 71 - 73)