Đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.

Việt Nam nằm ở cực đông nam của bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 329.314km2, biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, Vịnh Bắc bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Đất nước có hình chữ S, khoảng cách từ Bắc vào Nam là khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất chiều từ đông sang tây khoảng 50km. Với đường biển dài 3.650km không kể các đảo. Nằm ở ngã ba lưu thông hàng hóa, trên bán đảo Đông Dương là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực. Với đường biển dài, bờ biển rộng tạo điều kiện cho việc khai thác tài nguyên biển đồng thời thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa bằng đường biển. Dân số Việt Nam lên tới 85,159 triệu người (năm 2007), mật độ phân bố dân cư là 259 người/km2, với 64 tỉnh thành phố trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước góp phần tạo việc làm cho lao động nói chung, LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn về nước do dân số quá đông, sự phân bố dân cư không đồng đều,… Vì vậy cần có những giải pháp thích hợp trong việc tạo việc làm cho lao động, phát triển kinh tế xã hội.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Từ năm 1986 nền kinh tế cả nước chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sau 22 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,44% cao nhất trong 10 năm trở lại đây (năm 1997 là 8,15%, năm 2002 là 7,08%, năm 2006 là 8,17%), cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với cơ cấu ngành kinh tế Dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp kinh tế nước ta đã có những tiến bộ nhất định trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là cơ sở tiền đề dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động (Bảng 2.1). Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp ngày một tăng; nhất là các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh tạo điều kiện tạo thêm nhiều việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007(8)

Ngành 1986 1990 1995 2000 2003 2007

GDP (theo giá thực tế, nghìn tỷ VNĐ, trong đó cơ cấu theo các ngành %)

- nông, lâm, ngư - công nghiệp- XD - dịch vụ 0,559 38,06% 28,88% 33,06% 41,955 38,74% 22,67% 38,59% 228,89 2 27,18% 28,76% 44,06% 441,64 6 24,53% 36,73% 38,74% 605,49 1 21,80% 39,97% 38,23% 1.383,132 20,00% 41,50% 38,10%

Với tốc độ phát triển kinh tế của năm 2007 đặt 8,44% cao nhất từ trước đến nay, GDP bình quân đầu người vào khoảng 16 triệu đồng/người (tính theo giá thực tế). Năm 2007, cả nước đã tạo được việc làm cho 1,68 triệu lao động, trong nước là khoảng 1,6 triệu lao động, vượt kế hoạch đề ra là 1,52 triệu lao động.

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước Phát huy vai trò của kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế vừa và nhỏ. Qua đó góp phần tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội của năm 2007.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2007 9

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cả nước

1 Dân số trung bình 1000 người 85.159

2 Giải quyết việc làm Người 1.680.000

3 GDP(giá thực tế) Tỷ đồng 1.383.132

4 Tốc độ tăng GDP % 8,44

5 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 16,24

Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là việc đầu tư cho hệ thống giáo dục, đào tạo, cả nước có 240 trường dạy nghề trong đó có 160 trường công lập, 45 trường thuộc doanh nghiệp. Ngoài ra trên phạm vi cả nước còn có 221 trung tâm dạy nghề góp phần vào phát triển giáo dục đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

Với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã xây dựng được các khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơi đông dân cư, ở các vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến từ đó góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động ngay tại các tỉnh thành phố có khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 27 - 29)