Giải pháp tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 74 - 83)

- Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu

3.2.Giải pháp tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước

2 5 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X– “báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX,

3.2.Giải pháp tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước

đi xuất khẩu lao động phải trú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và giáo dục định hướng cho lao động đi XKLĐ, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu để sau khi về nước đây là nguồn lao động thực sự có chất lượng góp phần thuận lợi cho công tác tạo việc làm sau khi hết hạn hợp đồng về nước.

- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, giới thiệu việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Hiện nay, mới chỉ có các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, chưa có một tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực môi giới, giới thiệu việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời lại đứng ra nhận môi giới, giới thiệu việc làm cho chính những lao động mà họ giới thiệu đi XKLĐ khi hết hạn hợp đồng về nước, vì chính những tổ chức này nắm rõ những thông tin về những lao động này.

3.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nước

Trước thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam nói trên, tôi xin đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.

3.2.1.Đối với quản lý nhà nước

Chính sách quản lý và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp động về nước của Nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý: Luật kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, vì đây là khu vực

có khả năng tạo ra nhiều việc làm. Đặc biệt là tạo môi trường đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Thực hiện định hướng của chính phủ đến năm 2010 cả nước có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.

- Cần có chính sách cụ thể trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước. Hiện nay, nước ta chưa có một chính sách cụ thể nào về quản lý và sử dụng lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Dường như, các cơ quan, bộ, ban ngành có liên mới chỉ quan tâm đến vấn đề quản lý hoạt động XKLĐ, còn hậu XKLĐ vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ. Lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước phải tự tạo việc làm cho bản thân họ.

- Có kế hoạch quản lý và hướng sử dụng một cách hiệu quả nhất lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước, tránh lãng phí nguồn nhân lực trên. Cần có một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm rõ ràng trước Chính Phủ về quản lý lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.

- Đưa ra chiến lược XKLĐ gắn liền với kế hoạch cho hậu XKLĐ. Ngay từ khi có số liệu thống kê về lao động xuất khẩu cần có một số lượng thống kê cụ thể về lao động xuất khẩu theo các chỉ tiêu giới tính, độ tuổi, ngành nghề, lĩnh vực tham gia xuất khẩu lao động để từ đó có kế hoạch sử dụng lao động khi hết hạn hợp đồng trở về nước sao cho có hiệu quả. Đồng thời, có kế hoạch hướng nghiệp, giúp người lao động biết cách sử dụng đồng vốn mang về sao cho hiệu quả.

3.2.2.Đối với các địa phương

Phát triển các ngành nghề phù hợp trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước.

Phát triển ngành công nghiệp: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn.

Để tạo việc làm cho lao động, trước tiên phải phát triển các ngành nghề có hệ số sử dụng lao động cao, tuy nhiên để có năng suất lao động cao thì việc phát triển sản xuất không chỉ được mở rộng theo chiều rộng mà cần phát triển kinh tế theo chiều sâu. Vấn đề không chỉ là đòi hỏi về vốn, công nghệ, mà còn đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao về thể lực và trí lực, như vậy có thể tận dụng được nguồn LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, giảm thất nghiệp, giảm chi phí đào tạo,…

- Tuy nhiên để phát triển sản xuất đòi hỏi phải thu hút được vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị,…nguồn vốn rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và Nhà Nước để tạo thêm được nhiều việc làm. Do vậy cần khai thác hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, ODA (FDI khoảng 4-5 tỷ USD/năm, ODA thực hiện 2 – 3 tỷUSD/năm) để phát triển doanh nghiệp. Khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về nước để tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên song song với việc huy động nguồn vốn là vấn đề sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả. Cần đầu tư có trọng điểm để tạo mở được cầu lao động trên thị trường lao động. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội phải gắn với chương trình tạo việc làm cho người lao động tại các vùng lãnh thổ, địa phương, khu vực thành thị và nông thôn.

Phát triển các khu công nghiệp, khu chế suất, đặc biệt là khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các địa phương có nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào, tạo thêm được nhiều việc làm mới cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước do lao động này có lợi thế về ngoại ngữ, có cơ hội trong việc tìm kiếm

việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế suất có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế ở Việt Nam có các trung tâm công nghiệp lớn như Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội,… giải quyết rất nhiều việc làm cho lao động nói chung và LĐXK hết hạn hợp đồng về nước nói riêng.

Để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải thu hút được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua một số biện pháp sau:

- Tăng cường đầu tư phát triển các ngành sản xuất mũi nhọn theo chiều rộng và theo chiều sâu. Trước mắt ưu tiên phát triển các ngành sản xuất sản phẩm chủ lực như ngành điện, điện tử, tin học, cơ khí, dệt may, da dày, chế biến nông lâm thủy hải sản.

- Phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng nước ngoài đưa các khu công nghiệp tập trung đã có đi vào hoạt động đồng thời mở thêm các khu công nghiệp mới tạo thêm nhiều việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước.

- Tạo hành lang môi trường pháp lý thông thoáng, thực hiện nghiêm túc luật đầu tư, có các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ví dụ như miễn thuế sử dụng đất trong 10 năm, giảm 50% thuế thu nhập cho các doanh nghiệp,… để thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nói chung, lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ

LĐXK hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam tập trung chủ yếu là ở nông thôn, nơi có các làng nghề thủ công truyền thống, việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống với quy mô vừa và nhỏ rất phù hợp với khả năng về vốn, trình độ tổ chức quản lý của LĐXK hết hạn hợp đồng về nước góp phần giải quyết việc làm cho lao động đồng thời duy trì, bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Vấn đề đặt ra đối với việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống đó là đầu ra của sản phẩm, cơ sở vật chất nghèo nàn, năng suất lao động chưa cao, ô nhiễm môi trường. Vậy để thúc đẩy sản xuất cần tuyên truyền giáo dục cho người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm, có chính sách hỗ trợ cho sản xuất như hỗ trợ mặt bằng, giúp vay thêm vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh,…

Phát triển các loại hình dịch vụ, phục vụ công nghiệp hóa và đời sống.

- Khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao thì các dịch vụ phục vụ cho cuộc sống ngày một đa dạng và phong phú, phát triển các loại hình dịch vụ gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đồng thời tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước (lao động đi xuất khẩu làm giúp việc gia đình, khán hộ công).

- Thương mại: phát triển các trung tâm thương mại đối với các thành phố khu đô thị lớn, hay các cửa hàng thương mại tại các tỉnh, huyện, thị xã thị trấn phù hợp với khả năng về vốn của người LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, không đòi hỏi khả năng quản lý cao,…

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình.

Phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý như tăng cường quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ và hỗ trợ đầu tư hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước ngay tại các địa phương, tận dụng nguồn lao động có

vốn ngoại ngữ nhất định, có điều kiện tiếp thu những kỹ thuật sản xuất tiên tiến không mất nhiều chi phí đào tạo.

Phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ sửa chữa máy móc nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và các dịch vụ nhỏ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước ở nông thôn.

Phát huy vai trò của hội nông dân, hội phụ nữ giúp nhau làm giàu, đồng thời cần thành lập hội những LĐXK hết hạn hợp đồng trở về nước để giúp đỡ nhau làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tổ chức này sẽ hỗ trợ Nhà nước trong việc quản lý và tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước. Tư vấn, hỗ trợ người lao động giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là vấn đề việc làm.

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu là giải pháp có tính chiến lược lâu dài đối với công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước

- Phát triển giáo dục và đào tạo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Có biện pháp tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo, đầu tư cho giáo dục đào tạo tăng để nâng cao chất lượng lao động nói chung, lao động xuất khẩu nói riêng để hàng hóa sức lao động của Việt Nam có tính cạnh tranh trên thị trường đồng thời thuận lợi cho việc giải quyết việc làm trong giai đoạn hậu XKLĐ. Giáo dục đào tạo là biện pháp có tính chiến lược lâu dài đối với công tác tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng. Cần nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ

thuật, tay nghề lao động,… để người lao động có cơ hội việc làm nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu làm cho hàng hoá sức lao động Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường các nước đồng thời giúp cho người lao động có thể tiếp thu với những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp từ đó khi hết hạn hợp đồng về nước đem tài sức của mình góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước đồng thời cũng chính là công cụ để người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước có thể trang trải, nâng cao chất lượng cuộc sống và là tiền đề tiên quyết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

- Mở các lớp dạy phương thức làm kinh tế tại từng địa phương sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước có thể tự tạo việc làm, sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

- Nguời lao động cần thay đổi nhận thức ngay từ khi học nghề chuẩn bị đi XKLĐ. Giáo dục định hướng cho người lao động hiểu XKLĐ lao động không chỉ giúp họ xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động mà đây chính là một cơ hội tốt để người lao động có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết của bản thân để làm hành trang cho tương lai khi hết hạn hợp đồng về nước có thể cải thiện đời sống bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Người lao động xuất khẩu sau khi hết hạn về nước cần chủ động tìm kiếm việc làm khi hết hạn hợp đồng về nước. Bên cạnh bộ phận lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước chủ động tìm kiếm việc làm vẫn còn bộ phận lao động chưa tích cực tìm kiếm việc làm, hoặc chưa có định hướng gì cho tương lai khi về nước. Một trong những nguyên

nhân đó là do trình độ của người lao động còn thấp, chưa biết cách chủ động tạo việc làm cho bản thân, chưa sử dụng đồng vốn mang về sao cho có hiệu quả. Do vậy, việc tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước trước hết là việc của chính bản thân người lao động, người lao động phải biết chủ động học tập, nâng cao trình độ và nắm bắt lấy cơ hội việc làm cho bản thân, tránh tình trạng trông chờ, ỉ lại vào các cơ quan chức năng.

- Xây dựng kế hoạch và tự trang bị kiến thức cho bản thân sao cho sử dụng nguồn vốn mang về một cách có hiệu quả nhất. Lao động xuất khẩu cần có kế hoạch học tập và trang bị kiến thức cho mình ngay từ khi tham gia các khoá đào tạo xuất khẩu lao động, chủ động tìm đến kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm,… đó là con đường ngắn nhất giúp người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước có được cuộc sống tốt hơn, tránh rơi vào tình trạng nghèo như trước khi đi XKLĐ.

Thực hiện tái xuất khẩu đối với lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước

Thông qua hoạt động tái XKLĐ vừa giảm bớt được gánh nặng việc làm, vừa tăng thêm thu nhập cho người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước vẫn còn khả năng làm việc ở nước ngoài, tiết kiệm chi phí đào tạo đối với lao động đi xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đồng thời người lao động thuận lợi trong việc học hỏi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm kĩ thuật hiện đại, phương pháp tiên tiến, tác phong công nghiệp.

Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động

Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hoá các thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp. Tăng cường các hình thức hiệu quả về thu thập, xử lý, cung ứng

thông tin thị trường lao động của các cơ quan chức năng về quản lý lao động.

Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao động gặp nhau.

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 74 - 83)