Tình hình tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam trong giai đoan 2000 –

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 59 - 63)

- Tổng cục dạy nghề và quản lý lao động ngoài nước, Đề án đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm

2 3 Theo điều tra phỏng vấn 185 lao động xuất khẩu hết hạn hợpđồng về nước tại các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bắc Giang, Ngoại thành Hà Nội, tháng 1 năm

2.2.3. Tình hình tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam trong giai đoan 2000 –

đồng về nước của Việt Nam trong giai đoan 2000 – 2007

2.2.3.1.Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước.

Thuận lợi

Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển sản xuất khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tái nguyên thiên nhiên đó, đồng thời việc mở rộng sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi một lượng lao động nhất có trình độ kiến thức nhất định do vậy mà góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Song hiện nay việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa thực sự có hiệu quả cao. Cần có kế hoạch và biện pháp khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đất nước một cách có hiệu quả nhất, tránh lãng phí nguồn lực.

-Lao động Việt Nam cần cù, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi. Đặc biệt lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước có được trình độ tay nghề nhất định, được tiếp thu với những công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, có tác phong làm việc công nghiệp, tính kỷ luật cao, công thêm vốn ngoại ngữ nhất định… Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước có thể có được cơ hội việc làm phù hợp.

-Việt Nam đang trên đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với các chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nói chung và lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng.

-Chính sách mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cụ thể là ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, làm cho nền kinh tế phát triển, sản xuất mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

-Chính sách thu hút các đối tác nước ngoài vào đầu tư và liên doanh liên kết, hàng loạt nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất được mọc lên góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước là nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ cùng tác phong làm việc công nghiệp rất phù hợp với môi trường làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, liên doanh, liên kết với nước ngoài.

-Nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng tăng thúc đẩy sản xuất phát triển và mở rộng tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Khó khăn

-Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta còn chậm, hạ tầng cơ sở vật chất của nông thôn lạc hậu.

-Lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước chủ yếu tập trung ở nông thôn, chất lượng lao động còn thấp.

-Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu còn chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

-Ngân sách của Nhà nước đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu.

-Chưa có một chích sách cụ thể trong việc tiếp nhận quản lý và tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước.

-Mới chỉ khuyến khích phát triển các công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà chưa có một công ty nào

hoạt động trong lĩnh vực tiếp nhận lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước.

-Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đều có quy mô nhỏ, khả năng đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và thu hút lao động còn hạn chế.

-Hàng năm một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động làm cho cung lao động lớn hơn cầu rất nhiều, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.

-Suất đầu tư cho một chỗ làm việc trong thực hiện các dự án cho vay theo chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo còn thấp.

-Thị trường lao động đã hình thành và phát triển song vẫn còn tồn tại những yếu tố làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường.

-Hệ thống thông tin thị trường lao động còn hạn chế: tính chuyên nghiệp và hiện đại của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp còn chưa cao; hệ thống tư vấn việc làm và nghề nghiệp chưa thật sự có hiệu quả; các hình thức thông tin thị trường lao động như hội chợ việc làm, thông tin và quảng cáo việc làm chưa được tiến hành phổ biến và rộng rãi.

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn của công tác tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng. Các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương cũng như bản thân người lao động cần nhận thức đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn trên để có hướng và biện pháp tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước nói riêng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

2.2.3.2.Kết quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 tại các tổ chức hoạt động XKLĐ:

từng điều kiện cụ thể mà áp dụng loại hình nào cho phù hợp:tổ chức đào tạo và giáo dục định hướng ngay tại địa phương có lao động đi xuất khẩu tập trung hoặc kết hợp với các trường lớp ,trung đào tạo mở lớp tập trung tại các doanh nghiệp hay các trường liên kết.

Tuy nhiên hiện nay do địa bàn tuyển lao động xuất khẩu của các công ty hoạt động dịch vụ XKLĐ lại chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu,xa,…do vậy mà rất khó khăn cho công tác giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu.

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý XKLĐ:(76%) cho rằng công tác đào oạt động XKLĐ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.15: Số lượng lao động được đi XKLĐ sau đào tạo tại SONA24

Năm Lao động qua đào tạo (người)

Lao động đi XKLĐ sau đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%)

2001 910 537 59,00

2002 2961 1999 67,50

2003 3378 2736 81,00

2004 4270 3720 87,21

Theo đánh giá từ phía người lao động đi XKLĐ về quá trình giáo dục định hướng trước khi đi XKLĐ tại các doanh nghiệp cho biết trình độ tay nghề và nội dung giáo dục định hướng khá hơn trước khi đào tạo, tuy nhiên vẫn có lao động cho rằng chưa đủ để lao động tự tin vào tay nghề, trình độ ngoại ngữ của mình,… vì vậy mà lao động Việt nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức,phương thức sản xuất hiện đại ở các nước,khi hết hạn hợp đồng về nước chưa có được hành trang cần thiết để tìm được việc làm phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Như vậy công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai nói chung và chất lượng lao động xuất khẩu nói riêng là biện pháp chiến lược lâu dài đối với công tác giải quyết vấn đề hậu XKLĐ,lao động xuất khẩu có chất lượng cao, tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, tăng thu nhập của người lao động, lao động có trình độ sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm tiên tiến về phục vụ cho công cuộc phát triển đát nước, là tiền đề quan trọng nhất trong việc sử dụng nguồn nhân lực xuất khẩu về nước một cách hiệu quả nhất.

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng việc làm và công tác tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam giai đoạn 2000 -

Một phần của tài liệu Việc làm cuả lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng về nước ở Việt Nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w