MỤC LỤC
Do vậy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ trung ương đến địa phương cần có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có thể sản xuất kinh doanh, cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết thông qua các buổi nói chuyện, tập huấn về phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức thành lập hội nông dân làm giàu, …, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công để LĐXK hết hạn hợp đồng về nước có điều kiện tốt nhất áp dụng những kiến thức mà mình có vào xây dựng, phát triển kinh tế gia đình đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn đinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Như vậy tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cũng đồng nghĩa với việc tránh lãng phí “tài sản” quý giá nhất là nguồn vốn con người đồng thời cũng tránh được những hậu quả tâm lý xã hội xấu đi kèm như tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự,… Muốn vậy, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các chủ doanh nghiệp sử dụng LĐXK hết hạn hợp đồng về nước, có các chính sách hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ năng cần thiết để người lao động có thể tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ,….
Do đó để có cơ hội có được việc làm phù hợp và ổn định khi về nước sau khi hết hạn hợp đồng thì ngay từ khi đi XKLĐ người lao động phải có ý thức học tập, nâng cao tay nghề, đồng thời chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại để khi về nước có hành trang tốt nhất cho việc tìm kiếm việc làm cho bản thân. Đồng thời sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động của thị trường như thị trường sản phẩm: các biện pháp tăng cầu sản phẩm dẫn đến kích thích mở rộng sản xuất kích cầu lao động tăng lên; hay tác động đến thị trường lao động, có các biện pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cho nhu cầu về việc làm và cầu về sức.
Việc nâng cao chất lượng lao động đi xuất khẩu thông qua các biện pháp như chú ý phát triển giáo dục ngay từ các cấp tiểu học, trung học, nâng cao tiêu chuẩn cần thiết của lao động đi xuất khẩu lên, chú trọng phát triển XKLĐ theo hướng tập trung vào các ngành mà trong nước có khả năng phát triển, các ngành mà sản xuất trong nước còn lạc hậu, để khi lao động trở về có thể sử dụng những kiến thức mình có một cách có ích và hiệu quả nhất. Tóm lại, trên cơ sở hệ thống hóa những khái niệm về lao động, việc làm, thất nghiệp, tạo việc làm, cơ chế tạo việc làm, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước cùng với bài học kinh nghiệm từ công tác tạo việc làm cho LĐXK hết hạn hợp đồng về nước của một.
Với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là việc đầu tư cho hệ thống giáo dục, đào tạo, cả nước có 240 trường dạy nghề trong đó có 160 trường công lập, 45 trường thuộc doanh nghiệp. Với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã xây dựng được các khu công nghiệp, khu chế xuất ở những nơi đông dân cư, ở các vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến từ đó góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động ngay tại các tỉnh thành phố có khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng lân cận.
Như vậy, trong giai đoạn tiếp theo mỗi năm cũng có một lượng tương đương lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước, mà hầu hết lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước đều không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh theo mùa vụ. Về chất lượng LĐXK Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước đa phần là lao động đã qua đào tạo nghề, có trình độ thành thạo, tác phong công nghiệp, cần cù, khéo léo, có khả năng đảm nhận vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất.
Phân theo ngành kinh tế thì lao động có việc làm trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn về số lượng và tỷ trọng được thể hiện ở Bảng 2.9: Lao động làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế. Trong số các giải pháp tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập KTQT như hiện nay thì XKLĐ là một giải pháp giải quyết việc làm khá hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn cho Việt Nam.
- Nguyên nhân dẫn đến lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước không có việc làm : Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước không có việc làm như: nhà nước chưa có một chính sách cụ thể nào về việc tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước; nguồn vốn mà lao động mang về nước chưa được sử dụng vào việc tạo việc làm cho người lao động; trình độ của người lao động còn thấp, chưa biết cách sử dụng nguồn vốn mang về. Một hiện tượng tiêu cực là thanh niên đi XKLĐ về có tiền lâm vào tình trạng đua đòi ăn chơi, rượu chè, thậm chí còn lôi kéo một bộ phận thanh niên ở địa phương gây tác động xấu đến đời sống vật chất cũng như tinh thần và sự ổn định xã hội của địa phương, hay sử dụng tiền mang về để mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình.
Phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý như tăng cường quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ và hỗ trợ đầu tư hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước ngay tại các địa phương, tận dụng nguồn lao động có. Phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động (hội chợ việc làm, trang web việc làm, thông tin và quảng cáo việc làm,…). Có cơ chế hiệu quả trong nghiên cứu, xử lý, cung ứng thông tin thị trường lao động các nước để phục vụ cho việc đào tạo và XKLĐ. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thị trường lao động thụ động, như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, đào tạo lại, giải quyết lao động dôi dư, … đảm bảo cho thị trường lao động vận hành hiệu quả. Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích của lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Các chính sánh tiền lương, tiền công tác động linh hoạt đến hoạt động của thị trường lao động. Khuyến khích phát triển kinh doanh trên lĩnh vực môi giới việc làm, giới thiệu việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn về nước. Đây sẽ là cầu nối quan trọng giúp người lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước và người sử dụng lao động có thể tiếp cận với nhau một cách nhanh nhất. - Người sử dụng lao động cần có kế hoạch và chính sách tuyển dụng lao động một cỏch rừ ràng, và phổ biến rộng rói cho người lao động biết. Cần thay đổi quan điểm tuyển dụng, tránh tình trạng coi trọng bằng cấp, hay tiêu cực trong quá trình tuyển dụng lao động. Thông tin tuyển dụng cần được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người lao động được biết…. - Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt đối với lao động để có được lao động phù hợp với yêu cầu của công việc và tiết kiệm chi phí đào tạo lại, chi phí tuyển dụng mới do phải sa thải lao động làm việc không tốt, hoặc do lao động bỏ việc. Khuyến khích đối với những doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh có khả năng tiếp nhận lao động xuất khẩu có ngành nghề phù hợp vừa tránh lãng phí nguồn nhân lực cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cần chú trọng và đầu tư nhiều hơn đến công tác đào tạo lao động đi xuất khẩu để sau này có được một lực lượng lao động có chất lượng thuận lợi cho công tác xuất khẩu và hậu xuất khẩu sau này. Các giải pháp khác. - Động viên giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực phi Chính Phủ. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực phi chính thức là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế đang phát triển, có vai trò lớn trong giải quyết việc làm do khu vực này không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề đồng thời lại sử dụng khối lượng vốn ít hơn các khu vực kinh tế khác. Ta cần tạo điều kiện để khu vực kinh tế phi chính thức được phát triển một cách khách quan, năng động, hỗ trợ nó cùng phát triển trong chiến lược chung của nền kinh tế. - Phát triển cơ sở hạ tầng: Điện lưới quốc gia, giao thông, chợ, hệ thống thông tin liên lạc…để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, di chuyển lao động trên thị trường và tạo việc làm cho lao động. - Chương trình hỗ trợ trực tiếp thông qua quỹ quốc gia về giải quyết việc làm: Tiếp tục phát triển quỹ quốc gia về giải quyết việc làm một cách có hiệu. quả, sử dụng quỹ này cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước vay để phát triển sản xuất kinh doanh. - Cho vay vốn giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động xuất khẩu hết hạn về nước được vay vốn để tự tạo việc làm cho bản thân họ. Để nguồn vốn vay thực sự có hiệu quả nó phải gắn với các dự án phát triển kinh tế xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước và nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy cần có sự kết hợp của các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… ở các địa phương để giúp cho đồng vốn đến được đúng đối tượng đồng thời sử dụng có hiệu quả nhất. - Phát triển kinh tế gắn với phân bổ lại lực lượng lao động sao cho phù hợp với khả năng làm việc của nguời lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước và phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các tổ chức,… Do lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước của Việt Nam không tập trung, phân bố rải rác ở các tỉnh, địa phương trong cả nước, số lượng tại các địa phương không lớn do vậy rất khó cho việc sử dụng lao động này sao cho hiệu quả. Cần có kế hoạch phân bổ lại nguồn nhân lực này một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phân bổ ngay từ khâu tuyển lao động đi xuất khẩu để tránh thụ động khi lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. - Phát triển phong trào thanh niên tình nguyện, vận động người lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới, để phân bổ lại lao động sao cho giảm bớt sự chênh lệch giữa cung và cầu lao động của các địa phương. đồng về nước), đây là nguồn lao động trẻ, yêu lao động, cần có chính sách động viên khuyến khích nguồn lao động này đi tham gia xây dựng các vùng kinh tế mới của đất nước, các vùng kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu,….