Cơ sở thực tiễn: Bên cạnh những người thầy âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người,hết lòng vì học sinh thân yêu,sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu họcsinh trong bão lũ, và c
Trang 1
ĐỀ TÀI
“ phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ
thông”
Trang 2Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục làquốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt” Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựngđội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt độngkhuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế vàtăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) Phát triển đội ngũnhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động lực quan trọng để đổimới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhânlực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xãhội và hội nhập quốc tế Đồng thời, Đại hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ
Trang 3bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải pháp: "xây dựng đội ngũgiáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then chốt,
là tiền đề trong đổi mới GD-ĐT hiện nay Chủ trương “Phát triển đội ngũ giáoviên là khâu then chốt” trong “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đàotạo” thể hiện tư duy và nhận thức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để vàsâu sắc của Đại hội XI
Cơ sở thực tiễn:
Bên cạnh những người thầy âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người,hết lòng vì học sinh thân yêu,sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu họcsinh trong bão lũ, và cảm động hơn nữa là không ít giáo viên đã chia sẽ phầnthu nhập ít ỏi của mình gúp học sinh nghèo vượt khó,học giỏi…những hànhđộng bình dị đó đã vun đúc lên sự vẻ vang của nền giáo dục nước nhà thì cómột bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách:lợi dụng học trò và phụhuynh, chạy theo thành tích,thậm chí thầy cô đánh đập học sinh,dùng áp lựcxúc phạm đến nhân cach của học sinh….sống ngụy biện để lừa gạt dư luận,tựlừa dối mình,đánh mất mình,làm mất lòng tin của xã hội,làm ảnh hưởng đến
uy tín chất lượng giáo dục
Từ đó cho thấy muốn chấn hưng,phát triển và đưa nước ta hội nhập quốc tếthì cần phải chấn hưng nền giáo dục nước nhà Để chấn hưng giáo dục, nângcao chất lượng giáo dục thì cần phải chấn hưng đội ngủ giáo viên, nâng caonhận thức của người giáo viên Để giúp giáo viên nhận thức rõ vai trò vị trícủa mình đối với xã hội,hướng giáo viên rèn luyện tốt hơn trong sự nghiệptrồng người, em đã chọn đề tài “ phẩm chất và năng lực của người giáo viêntrung học phổ thông”
II Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn của vấn đề tôi đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực của người giáo viên trunghọc phổ thông(THPT)
Trang 4III Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở lý luận về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT-Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc rènluyên phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
-Đối tượng: phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT
-Khách thể: nhân cách của người giáo viên
V Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: phẩm chất và năng lực của người giáo viên
- Phạm vi: ở trường THPT
VI Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao phẩm chất và nănglực người giáo viên thì sẽ đáp ứng được sự nghiệp trồng người của xã hội
VII Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp đọc tài liệu
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :phương pháp quan sát, hỏi ý kiến chuyêngia, phương pháp trò chuyện,phương pháp tổng kết kinh nhgiệm giáo dục
VIII Đóng góp chính của đề tài
Giúp người giáo viên nhận thức về vị trí vai trò của người giáo viên trongnền giáo dục nước nhà, hướng người giáo viên rèn luyện mình tốt hơn trongnhiệm vụ “trồng người”
Trang 5
B NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý luận về nhân cách của người giáo viên THPT
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Phẩm chất là gì?
Chất có nghĩa là cái vốn có; chất là tính quy định bên trong một vật nàykhác với vật khác Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.Khái niệm phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp,phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệthần kinh, các giác quan và cơ quan vận động Đặc điểm sẵn có là cơ sở tựnhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý.Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí,hứng thú, tính khí, phong cách của con người
Như vậy có thể hiểu phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặctrưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong,trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông quahoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác củangười giáo viên
1.1.2 Năng lực là gì?
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặcđiểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của mộthoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nóđóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tựnhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có
Trang 61.1.3 Giáo viên THPT ?
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiếnhành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chươngtrình giảng dạy của nhà trường trung học phổ thông đồng thời cũng là người
kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng họctrò Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo còn giáo viên nữ thườngđược gọi là cô giáo
1.1.4 Phẩm chất và năng lực của người giáo viên xưa và nay
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tấm gương nhàgiáo sáng ngời cả cốt cách và tâm hồn Những con người đó đã tạo nên phẩmchất đạo đức cao đẹp của người thầy trong truyền thống.Người thầy giáo ViệtNam trong truyền thống là những con người đã vắt trọn công sức và tâmhuyết để trao lại cho học trò của mình một thứ tài sản vô giá: “đạo làmngười” Ông thầy là người dẫn dắt con người trở thành con người có đạo đứccao đẹp, có trí tuệ sâu rộng, có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai của thế hệtrẻ mà “hành nghề” Hành nghề vì sự nghiệp giáo hoá chứ không phải vì danhlợi Họ là những người rất coi trọng tri thức, tôn vinh đạo thánh hiền, lấy “dạychữ, dạy người” làm lẽ sống, coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết;xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ, bằng học vấn vàcống hiến Ai sinh ra trên đời này cũng đều có cha mẹ, sự trưởng thành cũngđều có công lao to lớn của người thầy Người thầy không chỉ dạy ta chữnghĩa, kiến thức mà còn dạy ta biết làm người cho đúng nghĩa Nhìn lại nhữngthời kỳ xa xưa nền văn hiến của dân tộc, chúng ta sẽ gặp biết bao nhà giáodục mẫu mực, lỗi lạc Từ triều Lê, giáo dục nho học ở nước ta đã phát triểnrộng rãi, hầu như không có làng xã nào ở đồng bằng mà không có các lớp họcchữ Hán ở trình độ nhập môn Dường như tất cả mọi người đã theo Nho họcđều là thầy dạy, dân ta quen gọi là thầy đồ Thầy vừa dạy, vừa học, dạy hết
Trang 7chữ thì để học sinh đi học thầy đồ khác Đó là tình trạng phổ biến của trườnglớp Nho học thời xưa.
Ngày nay với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động khôngnhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức người thầy nói riêng Sự tácđộng hai mặt của kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội biến đổi theohai chiều hướng: tích cực và tiêu cực Vì vậy, mỗi người thầy giáo Việt Namtrong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹp củangười thầy giáo; để xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; để đáp ứngđược yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải khôngngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòihỏi và kỳ vọng của xã hội.Mỗi người thầy giáo cần phát huy những phẩm chấtcao đẹp của người thầy giáo trong truyền thống dân tộc Mỗi người thầy giáohôm nay cũng luôn phải là người có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai củathế hệ trẻ mà hành động, phấn đấu Hành nghề vì sự nghiệp giáo dục chứkhông phải vì quyền lợi vật chất Họ cũng luôn luôn phải là người coi trọngdanh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằngtài năng và đức độ chứ không phải bằng quyền lực chính trị, bằng tiền bạc…
Họ phải là những người rất coi trọng tri thức, coi trọng chữ nghĩa, tôn thờ đạothánh hiền.Người thầy ngày nay vừa phải chú trọng tri thức khoa học vừaphải biết kết hợp với thực tiễn, phải thấm nhuần nguyên tắc về “sự thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn”, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành Mỗi ngườithầy không những phải trang bị cho học sinh tri thức mà còn phải giúp họ tìmđược phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả cao
1.2 Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên
1.2.1 Những yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên
Người giáo viên trung học phổ thông cần có những phẩm chất sau:
Phải có thế giới quan khoa học: người giáo viên là người giác ngộ XHCN gắnliền với lý tưởng nghề nghệp trong sáng,luôn say sưa học tập không ngừng
Trang 8nâng cao kiến thức trình độ cách mạng, có năng lực trình độ tổ chức thực hiệnthành công quá trình dạy học và giáo dục
- Lòng thương yêu học sinh:đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của conngười và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên
- Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên vừa là người thầy vừa làngười bạn lớn thân thiết của học sinh Giáo viên phải là tấm gương sáng soichiếu vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của các em, giáo dục và rèn luyệnthói quen tốt cho các em
- Lòng yêu nghề: luôn tìm tòi nội dung, phương pháp để giáo dục sát đốitượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông cảm,chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với học sinh
là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử thách đểthực hiện chức năng “ người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao vàniềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn thiện mình để cốnghiến cho sự nghiệp “ trồng người”
- Ngoài ra người giáo viên còn có những phẩm chất: phải là công dân gươngmẫu có ý thức trách nhiệm cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộngđồng và phải là người có phong cách mô phạm, sống khiêm tốn, dản dị chanhòa,gần gũi, sẵn sằng giúp đỡ mọi người, là tấm gương sáng cho học sinh noitheo
1.2.2 Những yêu cầu về năng lực của người giáo viên.
Yêu cầu về năng lực của người giáo viên hiện nay: giáo viên phải đượcđào tạo ở trình độ cao về học vấn, toàn diện cả về khoa học tự nhiên, khoahọc ứng dụng kĩ thuật và công nhệ, cả về khoa học nhân văn và khoa học xãhội Người giáo viên phải không ngừng hoàn thiện và phát huy tính tự họcđộc lập tự chủ sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp nhịpnhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện mục têu giáo
Trang 9dục.Cụ thể như:năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng, năng lựcthiết kế kế hoạch dạy học,tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát đánh giá kếtquả của hoạt động và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn gây ra.
Ngoài ra người giáo viên còn cần các năng lực sau: nắm vững tri thức khoahọc, thường xuyên tư học tự nghiên cứu bắt kịp với yêu cầu đổi mới khôngngừng trong nội dung và phương pháp giảng dạy, nắm vững các tư tưởng vàthành tựu khoa học tiên tiến Người giáo viên phải có kiến thức và kĩ nănggiao tiếp ứng xử sư phạm, kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình dạy học linhhoạt, sáng tạo,kỹ năng nghiên cứu nắm vững đối tượng,nắm vững trình độphát triển nhân cách trẻ và kĩ năng đúc kết kinh nghiệm giáo dục của bản thân
và đồng nghiệp
1.3 Tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của người giáo viên THPT.
1.3.1 Yêu cầu của xã hội đối với người giáo viên.
Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới,trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy, làm cho dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền đạo đức xãhội nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đứcngười thầy trong truyền thống nói riêng Để tạo ra một lớp người Việt Namcường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước
ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, lànhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó người thầy giữ vai trò không nhỏ.Đểhoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải không ngừng tựđổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyếttâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác
“dạy chữ, dạy nghề, dạy người” Tập thể người thầy, cá nhân người thầykhông ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủnghĩa Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn
Trang 10là nhà mô phạm Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong laođộng sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thươngyêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự
là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên
-Đánh giá phẩm chất người giáo viên THPT:gồm có 5 tiêu chí
Rèn luyện , tu dưỡng phẩm chất trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị
xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp , Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
- Đánh giá năng lực người giáo viên THPT: gồm có 5 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí:
Giáo viên THPT cần rèn luyện về năng lực theo các tiêu chí sau:
Cần tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục , có năng lực xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy như vận dụng các phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học của học sinh Có năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện đạo đức của học sinh và có năng lực hoạt động chính trị, xã hội
* Đánh giá, xếp loại giáo viên
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn Kết quả đánh giá, xếp loại thể hiện qua việc cho điểm theo các mức của từng tiêu chí được quy định như sau :
Mức 1: 1 điểm, mức 2: 2 điểm, mức 3: 3 điểm, mức 4: 4 điểm Nếu có tiêu chí
Trang 11chưa đạt mức 1 thì không cho điểm Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100
Xếp loại : Căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên được xếp loại như sau:
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 và có tổng số điểm từ 90 đến 100
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15tiêu chí đạt mức 3, mức 4 và có tổng số điểm từ 65 đến 89
- Loại trung bình : Tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn
- Loại kém : Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chíchưa đạt mức 1 trong đánh giá
Giáo viên tự đánh giá, xếp loại Đối chiếu với Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá ( Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT) Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Chương II Thực trạng về nhân cách của người giáo viên THPT hiện nay
Trang 122.1 Đánh giá chung về tình hình đội ngủ giáo viên
Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời
kỳ CNH, HĐH, đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn không ít những hạn chế
Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, nhất là giáo viên có năng lực chuyên mônnghiệp vụ sư phạm tốt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểusố Cơ cấu giáo viên vẫn còn mất cân đối giữa các môn học, bậc học, cácvùng, miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặtchưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học Đối với bậc học THPTvẫn còn một số trường thiếu giáo viên các môn có tính đặc thù như côngnghệ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, giáo dục công dân, ngoại ngữ dẫn đếntình trạng giáo viên dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo còn kháphổ biến, không bảo đảm chất lượng giáo dục Mặt khác, tỷ lệ giáo viên cótrình độ đạt chuẩn cao nhưng chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, kỹnăng sư phạm hạn chế, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới Số giáo viên cókhả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ tin học còn chiếm tỷ lệ thấp Đángchú ý, công tác đào tạo giáo viên chưa thật sự gắn kết với nhu cầu sử dụngcủa từng địa phương, vùng miền Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển độingũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức Nhất là chế độ, chínhsách vẫn còn những bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huytiềm năng của đội ngũ giáo viên phổ thông Để đáp ứng yêu cầu phát triển GD
và ĐT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, Bộ GD và ĐTcần xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệthống các trường sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học, cao đẳng
và trường cán bộ quản lý giáo dục.Đồng thời tham gia vào việc đổi mớichương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong hệ thốnggiáo dục Ngành GD và ĐT cùng các địa phương đánh giá đúng thực trạng
Trang 13đội ngũ nhà giáo về tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,phương pháp giảng dạy để tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng caotrình độ đội ngũ nhà giáo Đáng chú ý, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện cácquy định, chính sách, chế độ đối với nhà giáo cũng như các điều kiện bảo đảmviệc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viênđội ngũ giáo viên phổ thông toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục
2.2 Đặc trưng phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT
Giảng dạy và giáo dục theo ý nghĩa chân chính của nó, không có nghĩa là giáo dục và giảng dạy con người chung chung mà là giáo dục và giảng dạy từng con người cụ thể Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày
Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TSNguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ:
“Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm” Để có được điều này, điều cần thiết nhất
là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khámphá và muốn cống hiến cho công việc Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này,nhưng với nghề giáo càng đúng hơn Một nhà giáo có trách nhiệm phải tìmđược những biện pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp nhằm đảm bảo sự tiến
bộ của mỗi học sinh Ai nói rằng làm nghề giáo là nhàn, là có nhiều thời giannhàn rỗi, thì chỉ đúng với giáo viên nào đó thiếu lương tâm và tinh thần tráchnhiệm, giảng dạy bằng cách đọc – chép, nặng về sỉ vả học sinh mà không hiểu
gì về hoàn cảnh của từng em Trong lao động của nhà giáo, công việc chấmchữa các bài tập là một công việc đòi hỏi lương tâm và tinh thần trách nhiệm.Một nhà giáo có lương tâm không đầy đủ sẽ đọc rất nhanh bài làm, bỏ quanhiều lỗi và đưa ra một nhận xét rất chung chung và cho một điểm nào đó
Trang 14Học sinh có những sai lầm trong bài làm mà không được sửa chữa sẽ tiếp tụcgiậm chân tại chỗ và nản chí trong học tập Tuy nhiên có thể thấy rằng rằngđộng lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớnvào nhận thức của các cấp lãnh đạo; các chủ trương, chính sách về giáo dục.Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoànthành chức trách Dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất
và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là trithức và tình yêu thương học trò Đối với nhà giáo thâm niên hay người mớivào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ýthức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương,trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ Bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòihỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghềnghiệp Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêmngười thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận vớikhoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày
Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, thì phải lấymục tiêu người thầy là hàng đầu Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kếtiếp Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độnhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáodục đúng đắn
2.3 Thực trạng về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT 2.3.1 Việc tu dưỡng và rèn luyện nhân cách của người giáo viên THPT hiện nay
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta được bắt đầu từnhân cách trong sáng của nhà giáo- những người làm nghề “cao quý nhấttrong những nghề cao quý” Dẫu vẫn còn đây đó những “hạt sạn” như chuyệnnhà giáo vùng thấp nhận phong bì của học sinh, phụ huynh xin chuyển tuyến,vào trường chuyên, lớp chọn, xin điểm hay dạy thêm tràn lan cho chính học
Trang 15sinh lớp mình làm mất đi sự tôn trọng của học trò, nhưng ở vùng cao vẫn rấtnhiều nhà giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục,san sẻ cả đồng lương ít ỏi của mình cho những bữa ăn của đám học trò nghèo
xa nhà, thật đáng nể trọng Nói về giáo viên có thành tích tốt trong giáo dục,
có thể thấy rất nhiều, dưới đây là những tấm gương tiêu biểu:
Rời xa gia đình lên miền núi, vùng đặc biệt khó khăn để dạy học, nhiều giáoviên phải ở nhà tranh vách nứa, trèo đèo lội suối, đi bộ cả ngày đường để vậnđộng học sinh đến lớp
Sáng 9/11/2012, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt, biểu dương 128 nữ nhà giáotiêu biểu đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Các cô đã chia sẻ những câu chuyện xúcđộng về sự hy sinh, hết lòng vì sự nghiệp trồng người
Cô Trần La Giang (THPT chuyên Sơn La) kể, ra trường cô về Sơn La côngtác và 20 năm qua gắn bó với mảnh đất nơi đây Là giáo viên dạy giỏi mônVật lý, cô từng tham gia ôn luyện và phụ trách học sinh đi thi học sinh giỏi.Thành quả cô thu được là 79 giải tỉnh, 33 giải quốc gia
Không chỉ dạy trò giỏi, cô Giang còn dạy con rất giỏi khi Ngô Phi Long - họcsinh người dân tộc đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế
"Đối với các tỉnh thì kết quả này không có gì to tát, nhưng ở tỉnh có kinh tếkhó khăn thì chuyên Sơn La phải nỗ lực hơn nhiều Có lúc giáo viên phải đưahọc sinh về nhà, rồi bạn bè, người thân giúp đỡ các em mới vượt qua đượckhó khăn", cô Giang cho hay
Nhận bằng tốt nghiệp năm 1981, cô Hà Thị Hằng lên công tác ở trường THPTĐịnh Hóa (Thái Nguyên), nơi đặc biệt khó khăn Lúc ấy, cuộc sống người dâncòn nghèo đói, trường học chỉ là những mái nhà tranh rách nát Giáo viên ởnhà tập thể, còn học sinh phải ở trọ với điều kiện sinh hoạt kham khổ Ngoàimấy bơ gạo cùng khoai sắn và một ít rau nhà mang theo, các em không cótiền mua mắm, mỡ, mì chính và đặc biệt là bữa ăn không bao giờ có thịt, cá