Để xem xét trước một điều kiện nào đó khi thực hiện một số hành động trong macro, ta tạo macro có điều kiện.
B1. Từ cửa sổ Database, click thẻ Macro - New, xuất hiện cửa sổ thiết kế macro. B2. Click menu View - Conditions, cột Condition sẽ xuất hiện bên cạnh cột Action.
B3. Đưa biểu thức điều kiện vào ô Condition tương ứng với hành động mà ta muốn qui định điều kiện. Trong trường hợp điều kiện tương ứng với nhiều hành động, các hành động kế phải có dấu "ba chấm" (…) ở ô Condition tương ứng.
BÀI TẬP
Bài 1 : Tạo các Form Khachhang, Nhanvien, Hoadon, Sanpham, ChitietHD. Tạo một nhóm các macro chứa các hành động mở các Form trên. Sau đó tạo Form có tên “Bang chon Form” chứa các nút lệnh gắn với các macro mở các form Khachhang, Nhanvien, Hoadon, Sanpham, ChitietHD.
Bài 2 : Tạo một Form để khi xem thông tin về một khách hàng, ta muốn xem thông tin về các hóa đơn của khách hàng đó nhưng không muốn hiển thị chúng thường xuyên trên màn hình.
HD :
- Tạo Form “Xem HD” dạng Main-Sub Form có Main Form là table HOADON và Sub
Form là table CHITIETHD
- Tạo Form “Danh sach KH” (loại columnar) từ table KHACHHANG
- Tạo nút lệnh “Xem hóa đơn” trong Form “Xem HD” để xem hóa đơn và các nút lệnh
Bài 3 : Tạo Form : XEM HOA DON theo mẫu sau đây để có thể hiển thị các hóa đơn đã lập theo yêu cầu sau :
- Khi chọn Xem bảng tổng hợp hóa đơn thì Combo Box để chọn hóa đơn sẽ không xuất hiện và
khi click nút In báo cáo sẽ in ra bảng tổng hợp hóa đơn.
- Khi chọn yêu cầu in chi tiết từng hóa đơn thì Combo Box để chọn hóa đơn sẽ xuất hiện và khi
click In báo cáo sẽ in ra mẫu hóa đơn đang chọn.
Bài 4 : Tạo macro dùng làm toolbar có 5 nút để thực hiện các chức năng :
1- Mở form SAN PHAM.
2- Mở query Query1.
3- Mở table NHANVIEN.
4- Mở report KH MUA HANG.
5- Thoát khỏi FORM1.
Bài 5 : Dùng macro để tạo menu HE THONG và TIEN ICH gồm các chức năng :
HE THONG TIEN ICH
- Mở Table NHAN VIEN - Chạy chương trình máy tính điện tử
- Mở Form HOA DON - Chạy chương trình Word
- Mở Report BAN HANG - Thoát khỏi Access
(các form, report do học viên tự tạo trong CSDL BANHANG.MDB) Bài 6: Tạo macro điều kiện dùng để thực thi form sau :
Yêu cầu :
Nếu người sử dụng chọn mục Danh mục sản phẩm và bấm nút OK thì sẽ mở form DANH
MUC SAN PHAM. (Combo Box Mã Sản Phẩm ẩn đi).
Nếu người sử dụng chọn mục Chi tiết sản phẩm thì Combo Box Mã Sản Phẩm hiện ra. Nếu
người sử dụng không chọn MASP mà bấm OK thì sẽ thông báo lỗi. Ngược lại thì mở form CHI
Nếu người sử dụng bấm vào nút CANCEL thì sẽ xuất hiện màn hình :
Visual Basic là ngôn ngữ lập trình cho Microsoft Access.
1. Biến:
1.1. Cách khai báo biến :
Dim tên_biến [As kiểu]
1.2. Phạm vi của biến :
Scope Declaration
Trong một thủ tục (Procedure) Dim, Static, hay Redim Trong một đơn thể (Module) Dim hay Private
Cấp chương trình Public (khai báo trong đoạn Declarations ở đầu module)
1.3. Kiểu :
1.3.1. Các kiểu cơ sở :
Tên kiểu Ý nghĩa lưu trữ Khai gọn
Byte Số nguyên 1 byte
Integer Số nguyên 2 bytes %
Long Số nguyên 4 bytes &
Single Số chấm động 4 bytes !
Double Số chấm động 8 bytes #
Currency 8 bytes số fixed-point @
String Chuỗi $
Boolean 2 bytes
Date 8 bytes
Object 4 bytes
Variant Bất kỳ dữ liệu gì
1.3.2. Kiểu do người dùng định nghĩa :
Type tên_kiểu_người_dùng_định_nghĩa Khai báo các thành phần
End Type 1.3.3. Mảng:
Cách khai báo mảng :
Dim tên_mảng(số_phần_tử_trừ_một) As kiểu
Chỉ số mảng được tính từ 0 (default), nhưng ta có thể thay đổi thành 1 bằng cách thêm câu lệnh Option Base 1 trong vùng khai báo của một module.
Có thể chỉ ra chỉ số đầu và cuối cho mảng bằng từ khóa To : Dim Myarray(10 To 20) As String
Mảng nhiều chiều :
Mảng động : được dùng khi ta không biết được số phần tử của mảng và chỉ có thể xác định khi chạy. Cách tạo một mảng động :
Khai báo mảng không cần mô tả chỉ số : Dim tên_mảng()
Để xác định phần tử của mảng : Redim tên_mảng(chỉ_số) 1.3.4. Hằng :
Cách khai báo :
Const tên_hằng = biểu_thức