Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, Ngân hàng thương mại đã trở thành tổ chứctài chính quan trọng bậc nhất, không thể thiếu đối với nền kinh tế mỗi quốcgia Việt Nam- một quốc gia đang có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và caohàng đầu thế giới, đặt ra yêu cầu cũng là động lực thúc đẩy cho sự phát triểncủa hệ thống Ngân hàng thương mại, nhất là khi Việt nam đã gia nhập WTO,
sự cạnh tranh sẽ ngày càng mãnh liệt Các ngân hàng thương mại sẽ phải nỗlực không ngừng để cải thiện về chất lượng và số lượng Tuy nhiên, các ngânhàng thương mại Việt Nam (và cả thế giới) dù phát triển đến đâu thì hoạtđộng kinh doanh cơ bản nhất là cung cấp tín dụng Trong quá trình cung cấptín dụng cho khách hàng, các ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ xảy rarủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau và đều có chung một hệ quả: khách hàng không trả được nợ khi đến hạn.Ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đềphòng, hạn chế nó Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để hạn chế rủi ro tíndụng, trong đó có chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng Việc ứngdụng phương pháp này nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác ra quyết định vàkiểm soát tín dụng đang là vấn đề đòi hỏi cấp thiết trên cả phương diện lýluận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với Hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam
Chính điều đó đã nói lên tính cấp thiết của đề tài: “Giải pháp hoàn
thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.”
Với đề tài này, em mong muốn tìm hiểu, phân tích kỹ hơn về phươngpháp chấm điểm tín dụng trong xếp loại khách hàng trên cả hai phương diện
Trang 2lý thuyết và thực tiễn Từ đó đánh giá những thành công và hạn chế của hoạtđộng này, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp kiến nghị nhắm hoànthiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp Đồngthời việc nghiên cứu giúp em có điều kiện tích luỹ thêm kiến thức, nhất lànhững kiến thức thực tiễn, cách trình bày vấn đề một cách khoa học theo sựnhận thức và hiểu biết của mình để rút kinh nghiệm cho quá trình học tập vànghiên cứu tiếp theo.
Đối tượng vay vốn của khách hàng rất phong phú và đa dạng, mangnhững đặc tính khác nhau Vì vậy, ngân hàng phân chia khách hàng có đủđiều kiện chấm điểm tín dụng thành ba nhóm:
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong
xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phầncác doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo VP bank Chinhánh Hà Nội, các anh chị tại Tổ tín dụng Phòng giao dịch VP bank KhâmThiên và sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô giáo PGS-TS Nguyễn Thị ThuThảo đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Trang 3Do điều kiện kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của
Cô giáo và người đọc
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
TRONG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP.
1.1 Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoáđặc biệt – hàng hoá tiền tệ Một hoạt động đặc trưng của Ngân hàng là huyđộng tiền gửi của các cá nhân tổ chức, rồi sử dụng số tiền này để cấp tín dụngcho những người đang có nhu cầu vốn, nhằm mục đích thu lợi nhuận Vớihoạt động huy động vốn, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, có quyền hưởnglãi từ khoản tiền gửi nhưng đồng thời có quyền rút vốn bất cứ lúc nào, ngânhàng chỉ có thể thu lãi phạt chứ không thể từ chối việc trả lại vốn cho kháchhàng Nguồn tiền của các ngân hàng thương mại đang có thay đổi mạnh mẽ
do gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổchức tài chính khác, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trìnhtoàn cầu hoá Điều này tạo thuận lợi hơn cho một ngân hàng trong việc tìmkiếm nguồn tiền song lại làm tăng tính mỏng manh, kém ổn định của cả hệthống Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, khicấp tín dụng, ngân hàng có quyền thu lãi từ việc cấp tín dụng song lại khôngthể thu hồi vốn về trước khi kết thúc hợp đồng tín dụng nếu như khách hàngkhông vi phạm hợp đồng Ngày nay với sự phát triển của công nghệ ngânhàng, cho phép ngân hàng có thể chuyển nguồn tiền của mình đầu tư tới cácvùng, các thị trường khác, ngày càng xa trụ sở chính Điều này giúp các ngânhàng giảm bớt rủi ro do đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm và thị
Trang 4trường song rủi ro cũng tăng lên do tính biến động lớn trên thị trường khu vực
và thế giới, do thông tin sai lệch, do rủi ro đạo đức…
Như vậy, ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với rất nhiểu rủi ro,điều đó đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán và đặcbiệt là khả năng đạt hiệu quả tối đa trong sử dụng vốn Nếu việc cấp tín dụngkhông hiệu quả khiến ngân hàng không thu được lãi, gốc đầy đủ, đúng hạnhoặc thậm chí mất vốn thì nó sẽ nhanh chóng đẩy ngân hàng tới chỗ mất khảnăng thanh toán do nhu cầu rút vốn của người gửi tiền Xảy ra rủi ro tín dụng
dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, không trả đúng hạnhoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớnnhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạtđộng tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay saocho độ an toàn là cao nhất Tuy nhiên, trong thực tế rủi ro tín dụng là khôngthể tránh khỏi, chỉ có thể đề phòng, hạn chế mà không thể loại trừ
Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường được chia thành
ba nhóm sau:
Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách
quan, không thể tránh khỏi hoặc vượt quá khả năng kiểm soát của người vaynhư thiên tai, chiến tranh, thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội…Nhữngnguyên nhân này không thường xuyên xảy ra nhưng lại tác động nặng nề tớingười vay, làm suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng
Nguyên nhân thuộc vể chủ quan người vay: là những nguyên nhân
liên quan đến trình độ yếu kém của người vay trong vấn đề kinh doanh, quảnlý; liên quan đạo đức người vay khi họ cố tình lừa đảo cán bộ ngân hàng; sửdụng vốn vay sai mục đích vào các Dự án mạo hiểm để đánh đổi lợi nhuận
Trang 5cao; nhiều người vay kinh doanh có lãi nhưng cố tình không trả nợ cho ngânhàng đúng hạn, chây ì, hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn được lâuhơn Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: là những nguyên nhân liên
quan đến trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ngânhàng Để cho vay tốt, cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực màkhách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng đang sống, khả năng dựbáo các vấn đề liên quan đến người vay…Khi nhân viên tín dụng cho vay đốivới khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì khả năng xảy rarủi ro tín dụng là rất lớn Không những thế, làm việc trong môi trường thườngxuyên tiếp xúc với tiền bạc, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏinhững cám dỗ của nó, tiếp tay cho khách hàng lừa đảo ngân hàng Nhómnguyên nhân này thường kết hợp với nhóm nguyên nhân thứ hai gây ra thiệthại cho ngân hàng
Như vậy các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với rủi ro tíndụng, diễn biến phức tạp và khó phòng tránh Bởi vậy, để đạt được hiệu quảtrong hoạt động tín dụng, có nhiều biện pháp được thực hiện như: nâng caochất lượng thẩm định tín dụng, trích lập dự phòng…thì xếp hạng doanhnghiệp là một kỹ thuật ngày càng được chú ý rộng rãi Thông qua xếp hạngdoanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ so sánh hạng của doanh nghiệp đạt được cácmức phân hạng của ngân hàng để ra phán quyết cho vay, và có thể lựa chọnkhách hàng tốt hơn Đồng thời, qua hạng tín dụng của doanh nghiệp, cán bộtín dụng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể và phù hợp để giám sát và kiểm travốn vay
Ở Việt Nam hiện nay, có một phương pháp xếp hạng doanh nghiệp đangđược áp dụng khá phổ biến: Chấm điểm tín dụng Một hệ thống chấm điểmtín dụng được tiêu chuẩn hoá và tự động hoá sẽ cho phép giảm bớt thời gian
Trang 6và chi phí cho vay, do đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mởrộng vốn vay và kháchh hàng trên cơ sở an toàn Mặt khác, nó còn giúp giảmbớt nhân sự trong ngân hàng thương mại để tập trung nhiều hơn vào cáckhoản vay chất lượng
Như vậy, phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanhnghiệp so với những phương pháp thẩm định tín dụng trước đây có nhiều ưuđiểm vượt trội Vì thế, chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp là rấtcần thiết đối với mục tiêu an toàn và sinh lời của ngân hàng
1.2 Khái niệm phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp.
1.2.1 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp( credit rating) là kỹ thuật đánh giá rủi
ro tín dụng do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín tín dụng của người vay nợ.
Tại Mỹ có các tổ chức xếp hạng tín dụng như Standard and Poor( S&P);Moody’s; Investor Service and Fitch S&P xem xét các yếu tố như loại tíndụng cung cấp, loại tài sản bảo đảm và các yếu tố khác để xếp hạng tín dụngdoanh nghiệp từ cao nhất là AAA xuống thấp nhất là C, theo đó hạng càngthấp thì rủi ro tín dụng càng cao Ngoài ra, S&P còn xếp hạng giảm dần tươngđối từ AAA, AA đến A và sử dụng các dấu + và - để chỉ thứ hạng khác biệttương đối
1.2.2 Chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp:
Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống
kê và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng.
Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác địnhthông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào thông tin tài chính,
Trang 7thông tin phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thởi điểm chấm điểm tíndụng.
Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộchấm điểm tín dụng xác định được sau khi phân tích các tiêu chí đó
Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân vớitrọng số
Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng( chỉ
số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.Khi chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, ngân hàng sử dụngcác bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyêntắc:
Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ
số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằmgiữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất
Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức có nănglực tài chính mạnh hơn thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín dụngtương đương hạn tín nhiệm của bên bảo lãnh Quy trình chấm điểm tín dụngcủa bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng
1.3 Mục tiêu của việc chấm điểm tín dụng:
Việc chấm điểm tín dụng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng trongviệc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn,mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đangcòn dư nợ, hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệucho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phókịp thời
Trang 8- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có
Z score do nhà kinh tế học Koa kỳ Edward.I Altman, giảng viên trường đạihọc Newyork thiết lập Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứkhông áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công tyđầu tư tài chính Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hếtcác nước, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1 là tỷ số “Vốn lưu động/ Tổng tài sản”
X2 là tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản”
X3 là tỷ số “ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản”
X4 là tỷ số “Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách củatổng nợ”
X5 là tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vàonhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Trang 9Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo sư E.I Altman đã phát triển ra Z’ và Z”
để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất:
Đối với doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loạihình doanh nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đãđược đưa ra Công thức tính chỉ số Z” được điều chỉnh như sau:
Trang 10* Nếu Z”< 1,1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phásản cao.
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Giáo sư E.I.Altman đã phátminh tiếp hệ số Z” điều chỉnh Chỉ số này bằng với chỉ số Z” + 3,25( các vùngcảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3,25) Ông đã nghiên cứu trên 700công ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh này với hệ số tínnhiệm của Standard and Poor Công thức Z” điều chỉnh được xác định như sau:
Z” = 3,25+ 6,56X1+3,26X2+6,72X3+1,05X4
Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa chỉ số Z” và các chỉ số của
Standard and Poor
Z” điềuchỉnh
Định mức tínnhiệm S&P Tình trạng
> 8,15 AAA Chất lượng cao nhất
Trái phiếu
có thể đầutư
3,20 – 3,75 CCC + Đầu cơ có rủi ro cao
2,50 – 3,20 CCC 1,75 – 2,50 CCC -
0 – 1,75 D Không hoàn được vốn
(Nguồn: www.saga.com.vn )
Trang 11Sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh và hệ số tín nhiệm S&P là khácao, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối Có một sự chênh lệch nhất định giữahai chỉ số trên nhưng có thể chấp nhận được Mặc dù chỉ số Z” điều chỉnhđược dùng khá tốt ở các thị trường khác, cũng nên được nghiên cứu để điềuchỉnh theo môi trường Việt Nam.
Nói chung hệ số Z” có thể giúp ngân hàng nhận định cơ bản về tình hìnhtài chính và khả năng thanh toán nợ của công ty
Tuy nhiên, chỉ số Z chỉ có thể cho ta thấy nguy cơ phá sản của doanhnghiệp trên góc độ số liệu tài chính, mà không xem xét được các yếu tố khácnhư môi trường kinh doanh, chiến lược và chính sách phát triển của doanhnghiệp, danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ truyền thống giữa kháchhàng và ngân hàng
1.4.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp chấm điểm để xử lýcác đơn xin vay của người tiêu dùng Thực tế, nhiều tổ chức tín dụng đã sửdụng mô hình chấm điểm để xử lý số lượng đơn yêu cầu ngày một gia tăng,những ngân hàng cũng sử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tíndụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ.Nhiều khách hàng ưa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầntín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống chấm điểm tự động
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hìnhcho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, cốngười phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cánhân, thời gian công tác
Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thưởng sử dụng từ 7 đến 12 hạngmục được cho điểm từ 1 đến 10, ví dụ: bảng dưới đây cho thấy những hạngmục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ
Trang 12Bảng 1.2: Bảng cho điểm những hạng mục thường được sử dụng
các ngân hàng Mỹ.
1 Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia phụ trách kinh doanh
Công nhân có kinh nghiệm
Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm
Công nhân bán thất nghiệp
1087542
2 Trạng thái nhà ở
Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ
Sống cùng bạn hay người thân
642
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm
Từ 1 năm trở xuống
52
5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm
Từ 1 năm trở xuống
21
6 Điện thoại cố định
Có
Không
20
Trang 13Nhiều hơn ba
42
8 Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc
Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành Séc
Không có
4320
(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- PGS.TS Nguyễn Văn
Tiến- Nhà xuất bản Thống Kê).
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên
là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Biết rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữakhách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu Trên cơ sở đó,ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hìnhđiểm số như sau:
Bảng 1.3: Bảng chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số
thường được áp dụng ở các ngân hàng Mỹ.
Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng
( Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Văn
Tiến – Nhà xuất bản Thống Kê).
Mô hình này có ưu điểm là loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quátrình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điềuchỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh
Trang 14tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình Một mô hình điểm số khônglinh hoạt có thể đe doạ đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏsót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch
vụ ngân hàng
1.4.3 Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C:
Phòng tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm về việc phân tích và đưa
ra những đánh giá đối với hầu hết các đơn xin vay Kinh nghiệm cho thấyrằng khi xem xét một đơn xin vay, phòng tín dụng phải trả lời thoả đáng 3 câuhỏi sau:
Người xin vay có đáng tin cậy không? Sao bạn biết?
Liệu hợp đồng tín dụng có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn chongân hàng và người gửi tiền cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụngmón vay hiệu quả không?
Liệu ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của kháchhàng trong trường hợp khoản cho vay có vấn đề và liệu ngân hàng có thể thuhồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không?
Mô hình sáu chữ C nhằm trả lời câu hỏi quan trọng “Khách hàng cóđáng tin cậy hay không?”
- Tính cách( Character): Cán bộ tín dụng phải có được bằng chứng cho
thấy rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợnghiêm túc Nếu không biết chắc chắn lý do khách hàng xin vay thì cán bộ tíndụng cần phải tiến hành điều tra để nhận được câu trả lời thích đáng Khi mụctiêu xin vay đã được làm rõ, cán bộ tín dụng phải quyết định xem nó có phùhợp với chính sách cho vay hiện tại của ngân hàng không? Đồng thời phảixem xét xem liệu người vay có trách nhiệm trong việc sử dụng tiền vaykhông Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch
Trang 15trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng lên tính cách khách hàng trongcách nhìn nhận của cán bộ tín dụng
- Năng lực( Capacity): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng
có đủ năng lực vay vốn và có đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồngvay vốn Tuỳ vào luật pháp của mỗi quốc gia, đối với cá nhân, dưới 18 tuổikhông đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứvào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm ngườiđiều hành
- Dòng tiền mặt( cash): đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng đối với
một yêu cầu xin vay và thường tập trung vào câu hỏi: liệu người vay có khảnăng tạo ra một dòng tiền mặt đủ lớn để đáp ứng yêu cầu hoàn trả cho ngânhàng món vay không? Nhìn chung khách hàng vay vốn chỉ có ba nguồn có thểđược sử dụng để hoàn trả khoản vay
Dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng hoặc thu nhập
Dòng tiền từ việc bán tài sản
Các nguồn vốn huy động bằng cách phát hành nợ hay chứng khoánvốn
Bất cứ nguồn nào trong ba nguồn trên đều có thể được sử dụng để đápứng nhu cầu tiền mặt trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng Tuy nhiên cácngân hàng rất quan tâm tới dòng tiền tạo ra từ Doanh thu bán hàng và xemđây là một nguồn chính để thanh toán nợ bởi vì việc bán các tài sản có thểlàm suy yếu năng lực hoạt động của người vay và khiến cho ngân hàng rơivào tình trạng một chủ nợ không được bảo đảm Hơn nữa, sự suy giảm quy
mô dòng tiền mặt thường ẩn chứa một sự suy giảm trong kinh doanh và do đóngân hàng phải đối mặt với rủi ro về một khoản nợ có vấn đề
Dưới giác độ kế toán, dòng tiền mặt được định nghĩa như sau:
Dòng tiền mặt = Lợi nhuận ròng + Các chi phí bằng tiền mặt( đặc biệt
Trang 16( tổng các nguồn thu trừ đi tất cả chi
Một định nghĩa khác được sử dụng đối với các nhà kế toán và phân tíchtài chính là:
Dòng tiền mặt = Lợi nhuận ròng + Các chi phí không bằng tiền mặt +
+ Các khoản phải trả bổ sung - Số dư hàng hoá tồn kho và các khoản
phải thu bổ sungMột trong những đặc trưng của định nghĩa thứ hai về dòng tiền mặt là nógiúp cho các cán bộ tín dụng tập trung vào những khía cạnh quan trọng tronghoạt động kinh doanh của khách hàng như: chất lương, kinh nghiệm quản lý
và sức mạnh thị trường của khách hàng Khi người vay đang trong tình trạng
sử dụng quá nhiều các khoản tín dụng thương mại( các khoản phải trả), hàngtồn kho gia tăng hoặc đang có khó khăn trong việc thu hồi các khoản tín dụngcấp cho bạn hàng( các khoản phải thu) thì khoản vay mà ngân hàng đã cấpcho khách hàng có thể sẽ có vấn đề
- Tài sản thế chấp( Collateral): đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín
dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.Trong việc đánh giá tài sản thế chấp cán bộ tín dụng phải lưu ý đến những đặcđiểm như: thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, mức độ chuyên môn hoá thểhiện ở tài sản của khách hàng Ở đây, công nghệ có một vị trí quan trọng Nếutài sản của khách hàng lỗi thời về công nghệ, giá trị thế chấp của chúng sẽ bịgiảm
- Điều kiện( Conditions): cán bộ tín dụng phải nhận biết được xu
hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như ngành mà doanh nghiệp hoạtđộng Các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thời kỳ suy thoái kinh tế cũng ảnhhưởng đến các khoản cho vay của ngân hàng
Trang 17- Sự kiểm soát( Control): tập trung vào các vấn đề như sự thay đổi về
pháp luật có ảnh hưởng xấu đến người vay không? Và liệu khách hàng có đápứng được các tiêu chuẩn chất lượng tín dụng mà ngân hàng đặt ra hay không?
1.4.4 Mô hình chấm điểm tín dụng của công ty FICO:
FICO( The US Fair Issac Company) tại Mỹ là công ty phát triển hệthống chấm điểm tín dụng tự động vào những năm 1960 và 1970 Điểm tíndụng do FICO xây dựng có giới hạn từ 300 đến 850, điểm trung bình là 720
và điểm càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp Hệ thống chấm điểm tín dụngFICO dựa vào 5 yếu tố với trọng số như sau:
Bảng 1.4: Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO
Lịch sử thanh toán nợ 35 Thanh toán nợ đúng hạn hay không? Có lần
nào không trả nợ hay không?
Trị giá khoản tín dụng 30 Doanh số khoản tin dụng là bao nhiêu? Thời hạn tín dụng 15 Khoản tín dụng có thời hạn bao lâu?
Lịch sử quan hệ tín dụng 10 Đây có phải là khoản tín dụng mới hay
không? Còn khoản tín dụng nào khác nữa không?
Dựa vào các yếu tố tác động với trọng số nêu trên, FICO xây dựngthang điểm và chấm điểm tín dụng
Trang 18Bảng 1.5: Mối quan hệ giữa điểm và xác suất khách hàng mất
Chẳng hạn, hầu hết các ngân hàng ở Mỹ sử dụng thang điểm của FICO
để xếp hạng tín dụng cho khách hàng như sau:
Bảng 1.6: Thang điểm tín dụng và kết quả xếp loại
1.5 Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng là doanh nghiệp:
Quy trình tín dụng trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được thựchiện theo 7 bước:
1.5.1 Thu thập và phân tích các thông tin:
Thu thập thông tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình chấm điểm tíndụng trong xếp hạng khách hàng, nhưng đây là giai đoạnh rất quan trọng, có
Trang 19ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng doanh nghiệp cuối cùng Nên cán
bộ tín dụng phải tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để thuthập khối lượng thông tin phong phú đồng thời dễ dàng kiểm tra tính chínhxác của thông tin Chất lượng thông tin thể hiện ở ba thuộc tính sau: đầy đủ,kịp thời, chính xác Thông tin cần thu thập nói chung, gồm có: thông tin tàichính và thông tin phi tài chính Các thông tin này có thể thu thập từ cácnguồn sau:
Thông tin thu thập từ hồ sơ của khách hàng vay vốn: khi khách
hàng đề nghị cấp tín dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng lập và nộp chongân hàng một bộ hồ sơ vay Qua bộ hồ sơ này ngân hàng có thể thu thập
được khá nhiều thông tin về khách hàng, bao gồm: Thông tin về tư cách pháp
nhân của khách hàng vay vốn; Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng thể hiện qua các báo cáo tài chính của các kỳ ngắn nhất; Thông tin về
kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh của khách hàng; Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ vay thể hiện qua phương
án sản xuất kinh doanh Trong các thông tin vừa liệt kê, thông tin về tình hình
tài chính của khách hàng và khả năng hoàn trả nợ vay rất quan trọng
Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Đây là nguồn thông tin mà ngân
hàng đã thu thập trước kia khi khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng
và lưu trữ lại để sử dụng cho những lần vay tiêp theo Nguồn thông tin này cóthể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nếu như hoạt động xử lý và tổchức thông tin tiến hành trước đó được diễn ra chính xác, an toàn
Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp: thông tin từ
khách hàng có nhược điểm là mức độ tin cậy không cao vì thông tin này dochính khách hàng cung cấp, chưa qua kiểm chứng và xử lý Thông tin lưu trữ
có ưu điểm là đã trải qua kiểm chứng nhưng nhược điểm của nó là lạc hậutheo thời gian và không phải lúc nào cũng phù hợp với việc phân tích Do
Trang 20vậy, để kiểm chứng và cập nhật hoá thông tin ngân hàng cần phỏng vấn vàđiều tra khách hàng khi họ vay vốn Thông tin qua phỏng vấn có ưu điểm làthông tin mới nhất đồng thời qua nghệ thuật phỏng vấn có thể loại bỏ đượcmột số thông tin gây nhiễu để từ đó chắt lọc thông tin chính xác hơn phục vụcho việc phân tích, ngoài ra còn bổ sung thêm thông tin về khách hàng màqua hồ sơ vay chưa thể thu thập đầy đủ Việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp baogồm thăm quan nhà xưởng, văn phòng, tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với lãnhđạo và người lao động trong doanh nghiệp, xem xét tài sản, vật thế chấp.
Các nguồn thông tin khác: Ngoài các thông tin kể trên, ngân hàng
còn có thể sử dụng một số nguồn thông tin khác Đó là thông tin từ các ngânhàng khác mà khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng Thông tin
từ các tổ chức thông tin chuyên môn như Trung tâm thông tin tín dụng củaNgân hàng nhà nước (CIC); thông tin từ báo chí, ấn phẩm của cơ quan chínhphủ như niên giám thống kê, báo, tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinhdoanh của khách hàng Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có quan hệvới khách hàng như Bộ chủ quản, cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trường,kiểm toán, hải quan…Và một số thông tin khác tuỳ thuộc vào đặc thù củangười vay
Như vậy, có rất nhiều nguồn thông tin mang lại những dữ liệu khác nhaucho hoạt động chấm điểm tín dụng Trong số những thông tin đó, có nhữngthông tin đáng tin cậy và cả những thông tin không đáng tin cậy, vì vậy, hoạtđộng chấm điểm tín dụng đỏi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyênmôn vững vàng, hiểu biết sâu rộng về nhiều vấn đề từ đó biết sàng lọc thôngtin, lựa chọn những thông tin tốt nhất, phản ánh chính xác tình trạng hiện tạicủa doanh nghiệp
Trang 21Kết quả của quá trình thu thập thông tin từ các nguồn trên, cán bộ tíndụng có được lượng thông tin phong phú và đa dạng Một số thông tin chủyếu:
a Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kếtoán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phátsinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phảnánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kếtquả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhấtđịnh; đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tàichính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh củađơn vị để ra các quyết định phù hợp Báo cáo tài chính được coi là nguồnthông tin quan trọng trong việc chấm điểm các chỉ số tài chính, ảnh hưởngđến quyết định tín dụng của ngân hàng thương mại nên nó phải chính xác,hoàn chỉnh và đặc biệt là đáng tin cậy Các báo cáo tài chính được sử dụng đểchấm điểm hiện nay là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh vàBáo cáo lưu chuyển tiền tệ
*Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định Kết cấu của bảng được chialàm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn Bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấucác loại tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sửdụng của đơn vị Các khoản mục tài sản được sắp xếp theo khả năng chuyểnhoá thành tiền giảm dần Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành cácloại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, thể hiện cơ cấu tàitrợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của đơn vị Các khoảnmục bên nguồn vốn được sắp xếp thành nợ và vốn chủ sở hữu hoặc theo thời
Trang 22hạn thành nguồn ngắn hạn và nguồn dài hạn Bảng cân đối kế toán thường cócác khoản mục như sau:
Bảng 1.7: Bảng cân đối kế toán ngày…tháng…năm…
Trang 23- Chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn; khả năng thanhtoán nhanh.
- Chỉ tiêu “Cân nợ”: Nợ phải trả/ Tổng tài sản; Nợ phải trả/ Nguồn vốnchủ sở hữu; Nợ phải trả/ Tổng dư nợ ngân hàng
* Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tàichính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định
Bảng 1.8: Báo cáo kết quả kinh doanh từ…đến…
Đơn vị tính…
6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 515 21
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và tài chính
30 =20(21+22)
-(24+25)
Dựa vào báo cáo, cán bộ tín dụng có thể đánh giá tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: Vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bìnhquân; Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Xem xét các chỉ tiêu thu nhập: Tổng thu
Trang 24nhập trước thuế/ Doanh thu thuần; Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản;Tổng thu nhập trước thuế/ Vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cán bộ tín dụngphải lưu ý rằng một phần các số liệu phản ánh trên đó là các giá trị kế toánchứ chưa phải giá trị bằng tiền Cụ thể, doanh thu là số tiền thu được từ việccung cấp hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanhtoán cho đơn vị( khác với thu) Còn chi phí được hiểu là số tiền doanh nghiệpthanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho đơn vị khác để phục vụ cho quátrình sản xuất kinh doanh( khác với chi) Các khoản này được ghi nhận ngaytại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩmhay mua nguyên vật liệu mặc dầu đơn vị chưa thu tiền hàng và cũng chưa trảtiền cho nhà cung cấp Mà trong điều kiện hiện nay, việc mua bán chịu hay tíndụng thương mại diễn ra rất phổ biến trong các doanh nghiệp Điều đó dẫnđến có những doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán nhưng vẫn bị phá sản do đơn
vị đó đã không có lợi nhuận bằng tiền, mất khả năng thanh toán các khoản nợđến hạn Vì vậy, cán bộ tín dụng phải rất lưu ý, phân tích báo cáo kết quả kinhdoanh kết hợp với những báo cáo khác, đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụngthông tin của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời cácvấn đề liên quan đến các luồn tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tàitrợ, đầu tư bằng tiền của daonh nghiệp trong từng thời kỳ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh khả năng thanh toán của doanhnghiệp trong một thời gian nhất định, thường lập cho từng tháng
Bảng 1.9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ…đến…
Trang 25Khoản mục Mã số Kỳ trước Kỳ này
I Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
1 Các khoản phải thu
2 Các khoản phải chi
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
1 Các khoản phải thu
2 Các khoản phải chi
III Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
1 Các khoản phải thu
2 Các khoản phải chi
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 40
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ( 50+60+61) 70
Do các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các giá trị bằng tiền,phát sinh thực sự trong thực tế cho nên nó rất được chú trọng trong phân tích,chấm điểm tình hình tài chính khách hàng Bằng cách so sánh báo cáo lưuchuyển tiền tệ với báo cáo kết quả kinh doanh, cán bộ tín dụng có thể thấyđược tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp, tính toán được phần chênhlệch giữa doanh thu và thực thu, chi phí và thực chi, từ đó đánh giá được khảnăng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và phần vốn doanh nghiệp bị đơn vịkhác chiếm dụng Cùng với đó là chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang
áp dụng cho các bạn hàng cũng như chính sách mà doanh nghiệp được hưởng
từ nhà cung cấp, nó nói lên phần nào uy tín, mức độ ưu đãi của các đơn vịkhác dành cho doanh nghiệp đang nghiên cứu Ngoài ra, với hoạt động nghiêncứu các luồn tiền vào, ra daonh nghiệp, ngân hàng có thể xác định được khinào doanh nghiệp có thặng dư ngân quỹ để trả nợ và khi nào có bội chi cần bùđắp Cùng nghĩa với việc ngân hàng xác định nhu cầu tài chính và khả năng
Trang 26trả nợ của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định từ đó có những quyếtđịnh tín dụng phù hợp theo hướng duy trì quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp
và ngân hàng
b Những thông tin khác:
Các báo cáo tài chính chỉ cung cấp những thông tin về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Để đánh giá khả năng “tín dụng” của khách hàng thì bêncạnh những thông tin tài chính trên, cán bộ tín dụng còn phải thu thập nhữngthông tin phi tài chính như năng lực, kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị trí trênthị trường, quan hệ với khách hàng, với ngân hàng…Những thông tin nàykhông sẵn có, lại khó định lượng nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khảnăng thu thập, phân tích và tổng hợp tốt Những tài liệu cần thiết mà cán bộtín dụng cần thu thập:
* Tìm hiểu chung về khách hàng: Lịch sử công ty; Những thay đổi về
góp vốn; Những thay đổi về cơ chế quản lý; Những thay đổi về công nghệhoặc thiết bị; Những thay đổi trong sản phẩm; Lịch sử về các quá trình liênkết, hợp tác, giải thể; Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt độngkinh doanh này; Điều kiện địa lý Những thông tin này được dùng để đánh giáchung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tươnglai Đây là điều cần thiết để chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của công ty
* Tìm hiểu về khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo: Danh sách
ban lãnh đạo công ty; Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo công ty; Khảnăng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất
và ban điều hành Các kết quả đạt được thể hiện qua: Giá trị doanh thu tăng;Mức độ giảm/ kiềm chế mức tăng chi phí; Mức gia tăng lợi nhuận; Khả năngquản lý chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng…
* Tìm hiểu về tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng: Đối với khách
hàng truyền thống, ngân hàng đã có sẵn những thông tin về tình hình giao
Trang 27dịch với ngân hàng của doanh nghiệp thông qua các hồ sơ lưu trữ của cán bộtín dụng và nhân viên kế toán giao dịch: khách hàng luôn trả nợ đúng hạn hayphải gia hạn nợ, có nợ quá hạn hay phải gia hạn nợ, có nợ quá hạn trong quákhứ không, đã mất khả năng thanh toán với ngân hàng lần nào chưa, số dưtiền gửi trung bình tháng tại ngân hàng, số lượng các ngân hàng khác màdoanh nghiệp đang giao dịch…Tuy nhiên đối với khách hàng mới, đặt quan
hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng thì các thông tin này thu thập phức tạp hơn.Nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ ngân hàng đã có quan hệ với doanhnghiệp từ trước đó, hoặc từ CIC
Như vậy qua việc nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các báo cáo tài chínhkết hợp với những thông tin tham khảo khác và quan sát thực tế của bản thân,cán bộ tín dụng có thể loại trừ các thông tin kém trung thực để đưa ra nhữngđánh giá xác đáng về tình hình cơ bản của doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực việcchấm điểm tín dụng và ra quyết định tín dụng của ngân hàng thương mại
1.5.2 Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế, ngành nghề lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Các ngành nghề khác nhauthì khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng về mức cơ cấuvốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lờim khả năng cạnh tranh…Nênviệc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để chấm điểm vàxếp hạng doanh nghiệp phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và môitrường pháp lý của từng quốc gia cũng như phải sát gần với thông lệ chuẩnquốc tế Trong điều kiện Việt Nam trước đây, hệ thống chấm điểm tín dụngphân thành 4 loại ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhaugồm: Nông, lâm và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; Côngnghiệp Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề căn cứ vào ngành nghềchính đăng ký trên giấy nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nếu
Trang 28doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề nàođem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay, được phân theo 8 ngành kinh tế, thay thế cho việcphân theo 4 ngành kinh tế trước đây bao gồm:
- Công nghiệp năng lượng( điện, than, dầu khí)
- Công nghiệp chế tạo
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1.5.3 Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp:
Quy mô của doanh nghiệp là một yếu tố cần xem xét, bởi những doanhnghiệp có quy mô khác nhau sẽ có những lợi thế, cơ hội khác nhau khi tiếpxúc với thị trường Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có thể đa dạnghoá loại hình hoạt động để giảm rủi ro và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy
mô sản xuất, tiềm lực về tài chính và nhân sự còn quá nhỏ; thêm vào đónhững doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiên về một loại sản phẩm, và cónhững sản phẩm mang tính mùa vụ vì vậy vị thế tín dụng thường bất lợi hơnnhững doanh nghiệp lớn Ngược lại, những doanh nghiệp này lại có những lợithế nhất định như cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, việc quản trị, tổ chức kinh doanhđơn giản hiệu quả
Quy mô doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí: nguồn vốn kinhdoanh, lao động, doanh thu thuần, và giá trị nộp ngân sách nhà nước
Tổng nguồn vốn kinh doanh: đây chính là tiêu chí cơ bản để xác định
quy mô của doanh nghiệp Tổng nguồn vốn bao gồm vốn vay và vốn chủ sở
Trang 29hữu Tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặcđiểm của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, nhưng độ lớn của nguồn vốn luôn tỷ
lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp Nhìn vào tổng nguồn vốn kinh doanh,cán bộ chấm điểm có thể đánh giá được doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ.Tổng số lao động của doanh nghiệp: đây là một trong những tiêu chíquan trọng được sử dụng để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Thôngthường, một doanh nghiệp lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, sản xuất nhiềuloại sản phẩm với khối lượng lớn Thêm vào đó, việc mở rộng sản xuất kinhdoanh, thành lập thêm các chi nhánh, đại lý ở các thị trường khác nhau đỏi hỏinhững doanh nghiệp này phải có nguồn nhân lực lớn Đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ, khả năng sản xuất quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm hay mởrộng thị trường vẫn còn là một khó khăn do thiếu vốn, khả năng tiếp cậnnguồn vốn vay khó khăn…vì vậy số lượng lao động cũng phải tương xứngvới quy mô doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng có ý nghĩa hơn khi áp dụng vớiViệt Nam, là một nước đang phát triển, trình độ tự động hoá trong sản xuất vàhoạt động kinh doanh còn rất hạn chế nên nguồn lao động con người, laođộng chân tay đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bán hàng, thành phẩm
dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ do chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại và các loại thuế Doanh thu thuần được trình bày trênbảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, doanhnghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ có doanh thu ít hơn doanh nghiệp có quy môlớn do khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá sản phẩm, khối lượng sản phẩmcung ứng và thị phần trên thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đểu íthơn Đây lại là chỉ tiêu các ngân hàng và các chủ nợ quan tâm trong quá trìnhchấm điểm quy mô doanh nghiệp, do chỉ tiêu này ảnh hưởng đến lợi nhuận
Trang 30của doanh nghiệp tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tươnglai.
Khối lượng nộp ngân sách nhà nước: Đây chính là các khoản thuế, phí,
lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Tuynhiên, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không phản ánh được chính xácquy mô doanh nghiệp, bởi vì các khoản phải nộp ngân sách nhà nước phụthuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp lớn, nhưnglàm ăn không hiệu quả thì khối lượng nộp ngân sách nhà nước cũng ít Mặtkhác chỉ tiêu này còn chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như ngànhnghề kinh doanh, loại hình sản phẩm…Một doanh nghiệp kinh doanh các mặthàng xuất nhập khẩu thì các khoản thuế phải đóng sẽ khác với doanh nghiệpchỉ kinh doanh trong nước, hay khối lượng nộp ngân sách nhà nước của mộtdoanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khácvới doanh nghiệp sản xuất mặt hàng được miễn giảm thuế Nhưng mặt khácchỉ tiêu khối lượng nộp ngân sách nhà nước được các chủ nợ và cơ quan quản
lý nhà nước quan tâm vì nó không những là cơ sở để chấm điểm quy môdoanh nghiệp mà còn là tiêu chí để xác định mức độ chấp hành các quy địnhcủa nhà nước thông qua khối lượng nộp ngân sách và hiệu quả trong kinhdoanh
1.5.4 Chấm điểm các chỉ số tài chính:
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề / lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, cán bộ chấm điểm các chỉ số tài chính của doanhnghiệp
Nhiều chỉ số được tính toán trong việc áp dụng phân tích chỉ số truyềnthống đối với tình hình tài chính doanh nghiệp Bảy loại chỉ số được chọn lànhững chỉ số được áp dụng rộng rãi nhất Tuy nhiên, trong việc phân tích mộtngành cụ thể, nên xét đến những chỉ số quan trọng khác
Trang 31Tỷ lệ trạng trái lợi nhuận trước thuế
Thông thường chỉ số đầu tiên được tính trong việc phân tích tình hình tàichính của công ty là trạng thái lợi nhuận trước thuế Chỉ số này đo khoảng lợitức gấp mấy lần lợi nhuận chưa trừ thuế Trang trải chi phí cố định tính bằngcách lấy thu nhập trước thuế cộng với lợi tức chia cho tổng lợi tức Mức trangtrải càng cao thì khả năng tín dụng càng an toàn Nếu mức trang trải thấpcông ty phải vay mượn hoặc sử dụng khoản tiền mặt hoặc phải bán tài sản đểtrả khoản lãi vay Thông thường, mức trang trải được tính bằng con số chưatrừ thuế, bởi vì khoản trả lãi vay là chi phí trước thuế
Đòn bẩy tài chính( đòn cân nợ)
Chỉ số này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo cáchthông thường nhất là khoản nợ dài hạn, một tỷ lệ trên tổng tài sản Mức nợcàng cao thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động càng cao, thường được dùng để chitrả các nghĩa vụ cố định Nếu một công ty có mức đòn bẩy cao, cán bộ chấmđiểm cũng nên xem xét khoản lợi nhuận an toàn Lợi nhuận an toàn được địnhnghĩa là một tỷ lệ mà khi thu nhập từ hoạt động có thể giảm, những vẫn đủ đểcho phép doanh nghiệp chi trả các nghĩa vụ cố định
Cách thông thường nhất để tính tỷ số đòn bẩy là dùng cấu trúc vốn huyđộng của doanh nghiệp trong bảng cân đối tài sản gần nhất Mức độ của đònbẩy là mức lợi nhuận an toàn giữa các ngành có khác biệt lớn Doanh nghiệptài chính, theo truyền thống, là một trong những doanh nghiệp có đòn bẩy cao
có tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần là 10:1 Mặc dù đòn bẩy này phù hợp với ngànhtài chính, nhưng đối với doanh nghiệp một ngành công nghiệp có cùng mứcđòn bẩy sẽ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn
Nhìn chung, một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ theo lãi suất thả nổi cao sẽkém được ưu tiên hơn một doanh nghiệp có đòn bẩy tương tự, nhưng có tỷ lệ
nợ theo lãi suất thả nổi thấp Cấu trúc kỳ hạn của khoản nợ cũng nên được
Trang 32đánh giá Bao nhiêu phần trăm của khoản nợ sẽ đến kỳ hạn trong vòng 5 nămtới? Khi khoản nợ này được thanh toán, chi phí về nợ của doanh nghiệp sẽthay đổi như thế nào? Tuy nhiên, khoản nợ phải thanh toán sẽ tăng lên hàngnăm, cán bộ chấm điểm nên xem xét toàn bộ giá trị khoản tín dụng theo mệnhgiá đến kỳ thanh toán, khi đánh giá cấu trúc kỳ hạn và kế hoạch tái đầu tư củadoanh nghiệp.
Luồng tiền mặt( dòng ngân lưu)
Luồn tiền mặt thường được định nghĩa như là tổng thu nhập từ hoạt độngkinh doanh + tiền được giảm thuế, tiền khấu hao và hoãn thuế Trong việctính toán luồng tiền mặt đối với phân tích, chấm điểm tín dụng cán bộ chấmđiểm nên lưu ý lượng tiền mặt có được từ hoạt động kinh doanh Bất kỳnguồn nào hoặc việc sử dụng bất cứ khoản quỹ bất thường nào cũng bị loạitrừ, khi xác định hệ số trang trải bằng tiền mặt Khi người vay đang trong tìnhtrạng sử dụng quá nhiều các khoản tín dụng thương mại( các khoản phải trả),hàng tồn kho gia tăng hoặc đang có khó khăn trong việc thu hồi các khoản tíndụng cấp cho bạn hàng( các khoản phải thu) thì khoản cho vay của ngân hàng
đã cấp cho khách hàng có thể sẽ có vấn đề
Tài sản ròng
Hệ số quan trọng thứ tư là tổng tài sản trên tổng nợ Khi phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp, nên xem xét giá trị thanh khoản của tài sản Giátrị thanh khoản thường rất khác biệt với giá trị ấn định trong bảng cân đối kếtoán Một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bằng tiền mặt và chứng khoáng khảmại cao sẽ cho vị thế về tài sản mạnh hơn nhiều so với một doanh nghiệp màtài sản chủ yếu là tài sản vô hình khó mua bán
Tài sản vô hình.
Tài sản vô hình thường chiếm một phần nhỏ trong cột tài sản của bảngcân đối kế toán Đôi khi, với phần lớn doanh nghiệp có hoặc vừa có kế hoạch
Trang 33sát nhập mang tính tích cực, tài sản vô hình có thể đại diện một phần đáng kểcủa bên tài sản Trong trường hợp này, cán bộ chấm điểm nên ước lượng giátrị thực của tài sản vô hình và xem xét giá trị này trong mối tương quan vớigiá trị trong bảng cân đối kế toán Giá trị thực hiện cao hơn thị giá một cách
đáng kể cho ta biết khả năng sẽ có ghi giảm giá trị của tài sản
Độ tuổi và tình trạng của máy móc thiết bị
Tuổi của máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng nên được đánh giá,nếu chỉ trong phạm vi tuổi của máy móc khác biệt lớn so với những tiêuchuẩn chung của ngành Một doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng có
độ tuổi máy móc trung bình cao hơn các đối thủ cạnh tranh, chắc chắn đangphải trả giá cho máy móc già cỗi qua việc hoạt động kém hiệu quả Tuynhiên, về lâu dài, độ tuổi thực sự của máy móc thiết bị là chỉ báo về chi phívốn trong tương lai đối với máy móc hiện đại hơn Hơn nữa, khấu hao máymóc chưa đúng mức sẽ làm giảm một cách đáng kể thu nhập đã điều chỉnhtheo mức lạm phát
Vốn lưu động
Vốn lưu động được xem là một đơn vị đo lường chủ yếu của tính linhđộng về tài chính của công ty Số đo tính thanh khoản của doanh nghiệp càngmạng thì khả năng khắc phục sự suy sụp trong kinh doanh và luồng tiền mặtcàng lớn
Đối với ngân hàng, mối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ của doanhnghiệp, nên khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, hệ thống ngânhàng thương mại sử dụng phổ biến 11 chỉ tiêu cụ thể, thuộc 4 nhóm:
* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chínhgiữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanhtoán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau:
Trang 34Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Các khoản nợ ngắn hạnTrong đó:
Tài sản lưu động gồm: tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu và
dự trữ( hàng trong kho, hàng đang đi đường, hàng trên quầy)
Nợ ngắn hạn gồm: phải trả nhà cung cấp, phải trả, phải nộp khác, vayngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trong kỳ
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổinhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, do
đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp Khi giá trị của hệ số nàythấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp và cũng là dấu hiệucảnh báo trước những khó khăn tài chính tiềm tang và ngược lại, khi giá trịcủa hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt Nếu hệ
số này quá cao nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động
do quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay quá nhiều nợ phải đòi…Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toánnếu hàng hoá tồn kho là những loại hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp khóbiến chúng thành tiền để trả nợ, vì vậy mà cần phải xem xét đến Hệ số thanhtoán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản có tính lỏng cao
Các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số này biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và đượctính toán dựa trên các tài sản có tính lỏng cao như tiền, vàng bạc, kim loạiquý, chứng khoán ngắn hạn…có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh trongngắn hạn
Trang 35* Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Hàng tồn kho bình quânĐối với loại hình kinh doanh dịch vụ thì không có chỉ tiêu giá vốn hàngbán nên tạm sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần để đánh giá Hệ số này đolường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hoá thànhphẩm, nguyên vật liệu Khối lượng hàng tồn kho phụ thuộc nhiều yếu tố nhưngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ…Chính vì hàng tồn khomang tính mùa vụ nên khi tính toán phải sử dụng mức tồn kho bình quânnăm Nếu hệ số này thấp chứng tỏ hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh sốbán.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuầnNếu kỳ thu tiền bình quân thấp nghĩa là doanh nghiệp không bị đọng vốntrong khâu thanh toán, hoặc có thể không gặp phải những khoản nợ khó đòi.Nếu hệ số này cao, có nghĩa là chính sách bán hàng có vấn đề gây ra việc tồnđọng nợ hoặc doanh nghiệp đang gặp vấn đề nào đó làm tăng cao các khoảnphải thu hay làm giảm đi tổng doanh thu Khi tính toán chỉ số này nên lưu ýđến tính mùa vụ của loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh; kếtquả chấm điểm có khi được đánh giá là rất tốt nhưng do kỹ thuật tính toánlàm che lấp đi những khuyết điểm trong việc quản lý các khoản phải thu, dovậy cần phải tiến hàng phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiệnnhững khoản nợ khó đòi.
Tổng tài sản bình quân
Trang 36Hệ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanhnghiệp, một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong mộtnăm.
* Nhóm chỉ tiêu cân nợ:
Tổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với tất
cả các chủ nợ trong việc góp vốn, 1 đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn củadoanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do chủ nợ tài trợ Thông thường chủ nợthích hệ số nợ vừa phải vì nếu quá cao thì rủi ro đối với chủ nợ Còn nếu chỉtiêu này quá thấp thì các khoản nợ được đảm bảo chắc chắn hơn bằng nguồnvốn chủ sở hữu dồi dào nhưng cơ hội cho vay để kiếm lợi nhuận của chủ nợlại bị hạn chế.
Nguồn vốn chủ sở hữuChỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêuđồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra Nó thể hiện khả năng độc lập về tàichính của doanh nghiệp.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Tổng thu nhập trước thuế
Doanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế Căn cứ vào đó, ngân hàng có thể đánh giá khả năng tăng trưởng
Trang 37doanh thu, lợi nhuận và khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệpnhư thế nào.
Doanh lợi tài sản (ROA) = Tổng thu nhập trước thuế
Tổng tài sản bình quânĐây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinhlợi của một đồng vốn đầu tư Bởi vì nguồn vốn của doanh nghiệp là do chủ sởhữu và các chủ nợ bỏ ra nên khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh( hình thànhnên các tài sản) thu được lợi nhuận thì phần lợi nhuận trước thuế và lãi thuộc
về chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp Sau khi trả lãi và nộp thuế phần cònlại( lợi nhuận sau thuế) mới thuộc về chủ sở hữu Do đó, các ngân hàngthường quan tâm đến ROA như là một chỉ tiêu sinh lợi để trả lãi vay củadoanh nghiệp Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp
có thể đạt được nhằm đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ,đúng hạn.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Tổng thu nhập trước thuế
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinhdoanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, thể hiện khả năng sinhlợi của vốn chủ sở hữu Việc phân tích chỉ tiêu này phải được kết hợp với việcđánh giá tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn( chỉ tiêu tựtài trợ) của doanh nghiệp Bởi nếu một doanh nghiệp có ROE cao là do lượngvốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu sử dụng vốn vay thìtức là phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn của các chủ
nợ, nghĩa là chủ sở hữu được lợi hơn( bỏ ít vốn mà vẫn giữ quyền kiểm soátdoanh nghiệp) còn các chủ nợ có thể gặp rủi ro mất vốn khi hoạt động kinhdoanh không thuận lợi, kể cả ngân hàng
Trang 381.5.5 Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính:
* Đánh giá chỉ tiêu về môi trường ngành:
Chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh của một ngành thường gắnliền với mức tăng trưởng GNP của một số quốc gia và một số yếu tố khác, nóichung tình hình hoạt động của nhiều ngành thường tương đồng với các chu kỳkinh tế Việc đánh giá thường được dựa trên một chu kỳ kinh doanh để đánhgiá
Triển vọng tăng trưởng của ngành: có liên hệ chặt chẽ với chu kỳkinh tế Một ngành có tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệptrong ngành những cơ hội thuận lợi Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng
mở rộng thị trường, khả năng cải tiến vị thế của các doanh nghiệp Tiêu chuẩnđánh giá căn cứ vào mức độ triển vọng tăng trưởng
Áp lực cạnh tranh trong ngành: tình hình cạnh tranh trong mộtngành liên quan trực tiếp đến cơ cấu thị trường, số lượng các đối thủ cạnhtranh của ngành đó và chính sách định giá linh hoạt…Đa số các ngành thườngchịu những áp lực từ thị trường và các doanh nghiệp thường phải định giá bánhàng hoá của họ trong mối liên hệ giữa cung và cầu đối với sản phẩm đó
Các nguồn cung ứng trong ngành: Cơ cấu thị trường và áp lực cạnhtranh trong ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của số lượng các nhà cung cấp cácloại nguyên liệu, bán thành phẩm cho ngành Khi đánh giá cần xem xét vị thếcủa doanh nghiệp với tư cách là khách hàng trong mối quan hệ với nhà cungcấp
Mức độ các quy định, luật lệ: Đặc điểm cũng như xu hướng thay đổitrong tương lai của các luật lệ hiện hành có thể trở thành những yếu tố ảnhhưởng mạnh mẽ đến vị thế cạnh tranh của công ty
* Điều kiện kinh doanh:
Trang 39 Sự đa dạng hoạt động kinh doanh và dòng doanh thu theo chu kỳđời sống của sản phẩm: việc bổ sung một lĩnh vực kinh doanh mới nào cũng
có ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận và việc chấm điểm tín dụng phải xem xéttập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng biệt mà lĩnh vực này có tính nhạycảm cao đối với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, sự thay đổi về kỹ thuậtcông nghệ nhanh chóng, việc nới lỏng luật lệ, sự dao động về tỷ giá hốiđoái…Việc đa dạng hoá kinh doanh cùng với những thay đổi khác có thể giúpcho doanh nghiệp chống lại việc suy giảm ở một lĩnh vực nào đó
Đánh giá chất lượng sản phẩm: Việc đánh giá chất lượng sản phẩmthường dựa vào 3 mức tiêu chuẩn sau: Mức 1: sản phẩm chưa nhận đượcchứng nhận ISO 9000/9002; Mức 2: sản phẩm đã nhận được chứng nhận ISO9000/9002; Mức 3: sau khi nhận được chứng nhận ISO 9000/9002 Về tiêuchuẩn, có thể căn cứ vào mức độ hoạt động nhằm loại bỏ chi phí ẩn và đạtđược chứng nhận ISO để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Quy mô thị trường: quy mô thị trường tiềm năng là tổng mức cầuđối với sản phẩm trong một giai đoạnh cụ thể hay chính là tổng doanh thu tối
đa mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành có thể đạt được
Đánh giá thị phần: Thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa doanh
số bán của doanh nghiệp và tổng doanh số bán của ngành Do đặc điểm củacác hoạt động điều tra thị trường nên thị phần của doanh nghiệp chỉ là giá trịchính xác tương đối
Thị phần của doanh nghiệp( %) = 100 * (Doanh số bán ước tính của
DN)/ ( Doanh số bán ước tính của ngành)
Đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển: các sản phẩm có thànhphần công nghệ cao có thể nhanh chóng bị lỗi thời và lạc hậu, vì vậy doanhnghiệp phải có nguồn tài chính để duy trì và phát triển công nghệ
Trang 40* Đánh giá chất lượng quản lý: Dù rất khó để đánh giá chất lượng quản
lý nhưng chất lượng quản lý lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất hỗtrợ cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp Việc đánh giá thường dựa vào một
số chỉ tiêu sau: đánh giá cơ cấu tổ chức; đánh giá về ban quản lý; đánh giá vềchính sách nhân sự; đánh giá về nét văn hoá và bản sắc của doanh nghiệp
Đánh giá cơ cấu tổ chức: thường dựa trên sự hiệu quả của mô hình
tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thể áp dụng cho một doanh nghiệpnhư tốc độ xử lý thông tin, ra quyết định và quản trị, ở đây có thể có các mức
độ như: rất hữu hiệu, hữu hiệu, trì trệ, rất trì trệ Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệpđều có đặc thù riêng về ngành nghề sản phẩm, chiến lược kinh doanh, trình độnhân viên…do đó, căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà doanh nghiệp đangtheo đuổi để xem xét tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu của doanh nghiệp đó
Đánh giá về ban quản lý: ban quản lý đóng vai trò hết sức quantrọng đối với doanh nghiệp Khi đánh giá về nhà lãnh đạo, tổ chức định mứctín nhiệm thường xét các yếu tố như uy tín, năng lực, đạo đức, khả năng đảmđương chức vụ, trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi tác…
Đánh giá về chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự của doanh nghiệpthể hiện ở các góc độ như: chính sách tuyển dụng, chính sách sử dụng, lươngbổng và đãi ngộ Các chính sách này thể hiện khả năng thu hút, giữ nhân tài vànâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động của doanh nghiệp
Đánh giá về văn hoá và bản sắc doanh nghiệp: văn hoá công ty là hệthống những giá trị chung, những niềm tin, những tập quán của doanh nghiệp.Chúng tác động qua lại với cơ cấu chính thức để hình thành những chuẩn mựchành động mà tất cả mọi thành viên công ty đều tự nguyện noi theo Bản sắccủa doanh nghiệp xuất phát từ triết lý kinh doanh và từ nền văn hoá doanhnghiệp Khi một doanh nghiệp có nền văn hoá vững mạnh với những giá trị