Giải pháp đối với Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 92 - 94)

3.2.1. Giải pháp đối với Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam: quốc doanh Việt Nam:

a. Về mặt thông tin:

- Tăng cường thu thập thông tin:

Thông tin là đầu vào quan trọng của quá trình phân tích tín dụng, trong đó có hoạt động chấm điểm tín dụng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu được. Thông tin càng đầy đủ thì càng có nhiều khả năng đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp.

o Mở rộng hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro.

o Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa CIC, tạo thói quen cho cán bộ tín dụng khai thác thường xuyên thông tin này vì mức độ tin cậy rất cao.

- Nâng cao độ tin cậy của thông tin:

o Tăng cường phỏng vấn, tiếp xúc với khách hàng:

o Hợp tác với các cơ quan chức năng để trao đổi thông tin hai chiều

b. Về chất lượng cán bộ tín dụng:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của hoạt động chấm điểm tín dụng: yêu cầu cán bộ tín dụng phải am hiểu thật sự chứ không tiến hành công việc một cách máy móc, phải hiểu được ý nghĩa cũng như nhược điểm của từng chỉ tiêu, lý giải được kết quả của những chỉ tiêu này so với chỉ tiêu trung bình ngành, đánh giá điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp và những bất hợp lý nếu có.

- Chú trọng đào tạo: tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được đi học để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá cán bộ tín dụng: mục đích chính là đánh giá mức độ tuân thủ các quy chế tín dụng và hạn chế những nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng phát dinh từ phía cán bộ tín dụng của ngân hàng, việc kiểm tra cần được tiến hành trước, trong và sau cho vay.

- Chế độ đãi ngộ: căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá cán bộ tín dụng mà có chế độ thưởng phạt phân minh, chẳng hạn như nếu cán bộ đạt loại xuất sắc thì sẽ có chế độ khen thưởng phù hợp, còn nếu cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn do lỗi chủ quan của bản thấn thì có thể bị kiểm điểm, trừ tiền lương, thưởng…Tuy nhiên, chế độ khen thưởng cần phải được sự đồng tình và hưởng ứng của tập thể cán bộ, sẽ tạo động lực cho các nhân viên, nếu không sẽ tạo tác động ngược lại.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm:

c. Hoàn thiện nội dung chấm điểm tín dụng:

- Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính: các tiêu chí phi tài chính là những tiêu chí định tính, rất khó cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá để cho điểm đồng thời khó kiểm tra độ chính xác của cán bộ tín dụng khi cho điểm là đến mức độ nào. Vì vậy, cần phải cụ thể hoá, lượng hoá nhiều hơn nữa các tiêu chí phi tài chính.

- Điểm thưởng phạt: ngân hàng có thể sử dụng điểm thưởng hoặc điểm phạt cho những thông tin tài chính hoặc phi tài chính( không có trong hệ thống chấm điểm) đem lại những thuận lợi, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ gốc hoặc lãi. Điểm thưởng sẽ được cộng vào tổng số điểm tín dụng sau khi đã đánh giá doanh nghiệp, điểm phạt trừ đi tổng số điểm tín dụng sau khi đánh giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w